Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002 Tìm hiểu nguyên nhân lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 đến 5 tháng tuổi tại bệnh viện thanh nhàn từ 11 2001 đến 8 2002
Trang 1
HA THU HIEN
TIM HIEU NGUYEN NHAN, LUA CHON KHANG SINH THICH HOP TRONG DIEU TRI VIEM PHO! 0 TRE EM TU 1 THANG DEN 5 TUỔI
TAI BENH VIEN THANH NHAN TU 11/2001 DEN 8/2002
LUAN VAN THAC SY DUGC HOC
Chuyên ngành: Duoc ly — Duoc lam sang
Ma sé: 03.02.02
Hướng dân khoa học:
PGS TS : Hoang Kim Huyền
TS + Tô Van Hai
Nơi thực hiện: Bệnh viện Thanh Nhàn Hà Nội Trường Đại học Dược Hà Nói
Trang 2Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn chán thành và sáu sắc tới:
- PGS TS Hoang Kùn Huyền - Chủ nhiệm bộ môn Dược lám sàng, Trường Đại học Dược Hà nội
- TS Tô Văn Hải - Phó giám đốc bệnh viên Thanh Nhàn
Là những người thầy đã trực tiếp hướng dân tôi rất tận tình trong quá trình thực hiện luận văn này
Tôi xin gửi lời cẩm ơn chán thành tới:
- = Ban giám hiệu, Phòng đào tạo sau đạt học, Bộ món Dược lâm sàng và các thầy cô giáo trường Đại học Dược Hà nội đđ dạy dô, truyền đạt
kiến thức cho tôi trong suốt những năm tháng học tập tại trường đại học
Dược Hà nội
- = Các bác sỹ, y tá, các cán bộ khoa Nhị, khoa Vi sinh, khoa Y vu bệnh viên Thanh Nhàn đã nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình thực hiện lưận văn tốt nghiệp này
Hà nột ngày 20 tháng 12 năm 2002
Trang 4Trang
Phản 1: Đại TẤN để se races ee Ä3403866051861/-6000053E ne 301.020) 1:71.07 7õ 3 2.1 Tĩnh Nình tịch !Ệ bệnh sim phÙÏneeeaeeearegiititiaidiidgdbiii20g8edinduae 3 2.2 Các phương pháp chẩn đoán căn nguyên vi khuẩn gây bệnh viêm phổi Š 2.3 Các loại vi khuẩn hay gây viêm phối ở trễ em sie-.ei 6
Ủ.4 Xiẩh để kháng khing sinh của vì KhUuẨU c-ccccsaeseiiiiiennAkiid48- is 10
3:5 Tre chứng của bệnh vi60ïi PHO cácoccoocnuotibboddtoty Xa gi x20 iQi6butodee 15
2.6 Một số thuốc kháng sinh thường dùng trong điều trị viêm phổi 18 Back EO BIO TREN aaeeaendgggk gi hà tho tidS)6330/8434Qui20100400480461088 26 Phan 3: Đối tượng và phương pháp nghiên cứu - « «<< << 28
7 8Ô ÔÔÓÔ|ÓÔS———ằằẶ-ẶằẶ——-ằằẽằẳẴẳẶằẶẳằẶẴẶẳằẳằẽ=e= 28 322 £ hương phân HĐĐIÊN GỮNescassesbivseivestasEioiCBAlkS6009100583386106830205004 180638 29
đ:5 Miệt số tiêu chuẩn ANH: ĐỂ ccsieeesiieniiiiiiiieoielAbeidboieaoioiuogetDodgi0.02g0002 35
3.4 Phương pháp thu thập và xử lý số liệu - c «+ tệ) tt 34
Kháng: Ki tonĩ nghĩ H GIỮN aaaggaaugdoanodieoioeasioiidsnoisssatscieinl 35 4.1 Một số đặc điểm của mẫu nghiên CỨUu : : ::::-:2-2-c22-c. c2 ec 35
4.2 Những nghiên cứu về tác nhân gây bệnh =5 5< << se 39
4.3 Đánh giá về lựa chọn kháng sinh trong điều trị viêm phổi - 45
018107 0.86 56
5.1 Một số nét đặc trưng liên quan đến bệnh viêm phổi .- 56 5:2 Về việc phân lập ví khuẩn và kháng sinh đồ e-.e- 58 5.3 Vấn đề sử dụng kháng sinh trong điều trị viêm phổi 64
5:4 Vẽ hiệu:qul điều trị viềm phối ở DỄ ĐTHsiccceseeiiiiiieiediodiiseseee 66 PHẩN 6: KẾ lIÊN coi ddtiouocdttoigdidd01GG1665450646403143514X8G401023q068 70
TẾ NIỆN dueereeerievskiievessseeoenoekeeireeA/690107996102400541310:00000310000082.0-800em 72
Trang 5Viêm phổi là bệnh thường gặp ở trẻ em và là một trong những nguyên
nhân chính gây tử vong ở trẻ nhỏ Mỗi năm trên thế giới có khoảng 10 triệu
trẻ em chết vì bệnh nhiễm khuẩn thì có tới 4 triệu là nạn nhân của bệnh viêm phổi Bệnh thường gặp ở các nước đang phát triển Theo báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn hô hấp cấp ở trẻ em tại Việt Nam, hàng năm có khoảng 800.000 — 1.000.000 trẻ em dưới § tuổi bị viêm phổi và
tử vong khoảng 25.000 em, chiếm 2,5% - 3,13% [22], [3ó]
Trong bệnh phẩm phân lập được từ dịch ty hầu trẻ em viêm phổi ở các nước đang phát triển, tỷ lệ phân lập được vi khuẩn vượt quá 6Š1%, cả nguyên
phát và thi phat, trong d6 Streptococcus pneumoniae va Haemophylus influenzae chiém ty lé cao nhat, ttr 30 — 60% Streptococcus pneumoniae va 15
— 30% Haemophylus influenzae [36], [42] Ngoai ra, nguyén nhan bénh do virus cũng rất phổ biến, cả ở nước đã va dang phat trién (50%), nhung kha
năng bội nhiễm vi khuẩn thì rất cao, nhất là ở các nước đang phát triển [2l] Vì vậy đối với các nước đang phát triển, trong đó có Việt Nam, kháng sinh
luôn đóng vai trò quan trọng trong điều trị viêm phối, dù cho nguyên nhân do
virus hay vi khuẩn Thế nhưng, ngày nay người ta đang đứng trước một nguy
cơ lớn, đó là việc vị khuẩn ngày càng kháng kháng sinh nhiều hơn Nhiều
công trình nghiên cứu trong và ngoài nước cho thấy tỷ lệ kháng thuốc của các loại vi khuẩn ngày một gia tăng Theo báo cáo của chương trình quốc gia giấm
sát tính kháng thuốc của các vi khuẩn gây bệnh tại Việt Nam, năm 1993 đã có
12,7% S.pneumoniae kháng Penicilin, 344% H.influenzae kháng
Trang 6kháng sinh đã gây nên tình trạng rất bức xúc và là một trone những nguyên nhân chủ yếu dẫn tới ngày càng nhiều trẻ em viêm phổi nặng và rất nặng do vi khuẩn kháng kháng sinh, Điều này cũng ảnh hưởng rất lớn đến việc phát hiện
nguyên nhân vi khuẩn gây bệnh của thầy thuốc
Để lựa chọn thuốc được đúng đãn, người thầy thuốc cần biết căn
nguyên vi khuẩn gây bệnh, mức độ đề kháng kháng sinh của mỗi loại vi khuẩn cũng như biết cách phối hợp thuốc hợp lý Lựa chọn thuốc đúng không những chữa được khỏi bệnh mà còn ngăn ngừa được sự phát triển và lan tràn của vi khuẩn kháng thuốc
Nhằm góp phần giải quyết vấn đề cấp thiết ấy, chúng tôi đã tiến hành
đề tài: “Tìm hiểu nguyên nhân, lựa chọn kháng sinh thích hợp trong điều
trị viêm phổi ở trẻ em từ 1 tháng đến 5 tuổi tại bệnh vién Thanh Nhàn từ 11/2001 đến 8/2002” với các mục tiêu sau:
- _ Xác định nguyên nhân gây bệnh viêm phổi ở trẻ em từ 1 tháng đến
Š tuổi vào điều trị tại khoa Nhi bệnh viện Thanh Nhàn
- Đánh giá mức độ nhạy cảm, tình trạng kháng kháng sinh của các vị
khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em
Trang 7TỔNG QUAN
2.1 TÌNH HÌNH DICH TE BENH VIEM PHOI
2.1.1 Tinh hinh dich té trén thé gidi
Viêm phổi là bệnh phổ biến trên thế giới Theo hội nghị Washington
năm 1991, số lần mắc viêm phổi hàng năm trong 100 trẻ ở Gadchiroli (Ấn Ðộ) la 13,0; 6 Bangkok (Thai Lan) la 7,0; G Maragua (Kenia) la 18,0; 6 Basse (Gambia) 1a 17,0; trong khi dé G Chapel Hill (My) ty lé nay là 3,6 và ở Seatle
(Mỹ) là 3,0 [26] [50]
Theo số liệu của Tổ chức Y tế thế giới, hàng năm trên thế giới có 4 - 5
triệu trẻ em chết vì viêm phổi và trên 90% là ở các nước đang phát triển [I6]
[35] Ở Mỹ, hàng năm có 2 - 2,5 triệu người bị viêm phối và 40.000 — 70.000
người chết, chủ yếu là viêm phổi mắc phải ở cộng đồng [27] Cũng tại Mỹ, tý
lệ viêm phổi ở trẻ em đưới 2 tuổi hay gặp nhất, 228 / 100.000 trẻ em từ 6 — 12
tháng Bệnh được xếp vào hàng thứ 6 trong các nguyên nhân gây tử vong và là
bệnh gây chết người phổ biến nhất mắc phải tại bệnh viện [44] Ở các nước
phát triển, nhiễm khuẩn cấp tính ở phối là nguyên nhân gây tử vong tr 10 -
15% ở trẻ em và người già, còn ở những nước đang phát triển thì tý lệ tử vong ở trẻ em cao gấp 30 lần hơn các nước phát triển Bệnh viêm phối do vi khuẩn
Xảy ra ở tất cả các mùa nhưng phổ biến nhất là mùa đông và mùa xuân Bệnh
thường xảy ra ở trẻ em và người già Kháng thể thu được ở trẻ sơ sinh chỉ bảo
vệ được cho trẻ tronø những tháng đầu tiên, sau đó nếu bị nhiễm khuẩn, trẻ
vẫn có thể bị bệnh Ở trẻ em, tuổi có liên quan đến tắc nhân gây bênh: với trẻ
dưới 6 tháng tuổi, tác nhân gây viêm phổi thudng gap la Chlamydia
Trang 8phế cầu thì ở mọi lứa tuổi nam đều mắc bệnh nhiều hơn nữ Hoàn cảnh
sống, nghề nghiệp, vật nuôi trong nhà, sự tiếp xúc với người bệnh, sự hiểu biết về dịch tễ bệnh đều có ảnh hưởng đến tình hình dịch té cua bệnh viêm phổi
[49], [50], [54], [58]
Hầu hết bệnh nhân mắc viêm phổi ở cộng đồng, chiếm 8Š — 90% Tác
nhân gây viêm phổi cộng đồng hay gặp nhất là Streptococcus pneumoniae, Haemophilus influenzae, Chlamydia pneumoniae, Legionella pneumoniae, Mycoplasma pneumoniae va mot số vi khuan ky khi va virus nhu Moraxella
catarrhalis, Pneumococystis carnii, influenzae virus chiém 10 - 15% tổng số bệnh nhân mắc phải viêm phổi trong bệnh viện Các tác nhân gây viêm
phối trong bệnh viện thường gặp la Pseudomonas aeruginosa, Staphylococcus
aureus, Vi khuan gram (-) nhu E.coli, Klebsiella tuy nhién, day thudng là
những trường hợp bệnh nang va cé ty lé ttt vong cao [50] [54], [58]
2.1.2 Tình hình dịch tế trong nước
Theo báo cáo của chương trình quốc gia phòng chống nhiễm khuẩn hô
hấp cấp trẻ em của Bộ y tế, hàng năm ở Việt Nam có khoảng 800.000 — I.000.000 trẻ dưới 5 tuổi bị viêm phổi và tử vong khoảng 25.000 em (2,5%) Tại bệnh viện Nhi đồng I, năm 1988, trên 7Š trẻ vào cấp cứu vì suy hô hấp do nhiễm khuẩn hô hấp cấp, có 86% trẻ dưới 3 tuổi, tỷ lệ tử vong 21,3%, chủ yếu
ở trẻ dưới 12 tháng tuổi (75%), 100% do viêm phế quản phối, bệnh nặng do
đến viên muộn (trên 7 ngày bệnh), và không được điều trị đúng trước khi nhập
viên (13% không được điều trị, 36% không có dùng kháng sinh, số còn lại trên 50% có dùng kháng sinh nhưng không hợp lý) [21] Bệnh viêm phối tại khoa Nhi, Bệnh viện đa khoa Thái Nguyên vẫn là bệnh hàng đầu: 45,95% so
Trang 9tổng số trẻ nhập viện Số trẻ tử vong do viêm phổi ở bệnh viện từ huyện đến
trung ương chiếm 30 — 50% trong số tử vong chung Tai cộng đồng, tỷ lệ tử
vong do viêm phổi là 3/1000 [201]
2.2 CÁC PHƯƠNG PHÁP CHẨN ĐOÁN CĂN NGUYÊN VI KHUẨN
GÂY BỆNH VIÊM PHOL
Xác định căn nguyên vi khuẩn gây bệnh viêm phối ở trẻ em là một vấn đề phức tạp vì việc lấy bệnh phẩm từ các ổ viêm nhiễm trong phổi bảng các kỹ
thuật thông dụng rất khó khăn Chẩn đốn ngun nhán khơng chỉ mang ý
nghĩa dịch tế mà còn là cơ sở cho việc điều trị tối ưu Gần đây, với sự tiến bộ của miễn dịch học và sinh học phân tử, các phương pháp chẩn đoán nhanh căn
nguyên vi khuẩn gây bệnh đã được áp dụng ở nhiều nước trên thế giới Việc chẩn đoán sớm vi khuẩn gây bệnh là một trong những điều kiện giúp cho việc ,
điều trị có hiệu quả vì hầu hết các bệnh nhiễm khuẩn đều có thể điều trị khỏi
nếu kháng sinh thích hợp với vi khuẩn gây bệnh Hiện nay, có thé chan đoán
nhanh vi khuẩn gây bệnh bằng các phương pháp miễn dịch học và phương pháp xác định DNA của vi khuẩn gây bệnh Tuy nhiên kỹ thuật thử nghiệm rất
phức tạp, chỉ có thể thực hiện được ở những labo trung tâm kỹ thuật cao Ngoài ra các phương pháp này không đưa ra được kết quả kháng sinh đồ nên
chan đoán bằng phương pháp phân lập vi khuẩn gây bệnh vẫn là những
phương pháp thông dụng
- Cấy máu là phương pháp chẩn đoán có độ chính xác cao Khi có mat v1 khuẩn gây bệnh trong máu thì có thể khẳng định được vi khuẩn chính là căn
nguyên gây bệnh (Tổ chức ŸY tế thế giới 1986) Việc lấy bệnh phẩm máu
không khó khăn nhưng tỷ lệ phân lập được vi khuẩn rất thấp
Trang 10có hiệu quả nhất, song kỹ thuật không đơn giản, kim chọc có thể không đúng
vị trí tổn thương, vì ở trẻ nhỏ tổn thương viêm thường rải rác ít khi khu trú Biến chứng nặng nề như tràn khí, tràn máu màng phổi có thể xảy ra Đến nay, Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo không nên sử dụng phương pháp này để chan đoán căn nguyên viêm phối ở trẻ em
- Cấy dịch hút khí phế quản qua ống nội khí quản không phải khi nào cũng có thể thực hiện được ở trẻ em viêm phổi Những kỹ thuật này cũng có thể gây tai biến cho trẻ, do đó phương pháp này chỉ có thể áp dụng được ở những trường hợp viêm phổi rất nặng cần phải thông khí hỗ trợ
- Cấy dịch tiết đường thở thu thập từ vùng họng mũi bằng quc mềm có bông thấm hoặc ống hút qua mũi là phương pháp đơn giản nhất, có thể thực hiện được ở mọi trẻ em viêm phổi Phương pháp này an toàn với trẻ tỷ lệ phân
lập được vi khuẩn khá cao, đạt 30 — 50% Vì thường khi bị viêm phổi thì bệnh nhân hát hơi và tống vi khuẩn từ hô hấp dưới lên dính vào họng mũi Phương pháp này được tiểu ban viêm phổi của Tổ chức Y tế thế giới khuyến cáo sử dụng [28], [33] [36] [43]
2.3 CÁC LOẠI VI KHUAN HAY GAY VIEM PHOI O TRE EM
2.3.1 Cơ cấu chung của các loai vi khuẩn hay gây viêm phổi trẻ em
Nhờ phương pháp cấy dịch chọc hút phổi và cấy máu, từ trước những
năm 1980 nguodi ta da xac dinh duoc S pneumoniae va H.influenzae la nhting
tác nhân gây bệnh chủ yếu, chiếm 2/3 đến 3/4 tổng số các vi khuẩn gây bệnh viêm phổi ở trẻ em Đứng hàng thứ 3 là Š.zureus và các vi khuẩn Gram am
khác
Từ những năm 1980 trở lại đây, mô hình vi khuẩn gây bệnh viêm phổi
Trang 11hang thit 3 sau S pneumoniae va H.influenzae [20], [36]
2.3.2 Các vi khuẩn hay gây bệnh viêm phổi
2.3.2.1 Viêm phổi do phé cau ( Streptococcus pneumoniae)
S pneumoniae 1a mot trong nhiing can nguyén vi khuan chfnh gây nên
viêm phối ở trẻ nhỏ Phế cầu được phân lập lần đầu bởi L.Pasteur ở Pháp năm 1880 Phế cầu là những cầu khuẩn Gram dương dạng ngọn nến, thường xếp thành đôi, ít khi đứng riêng rẽ nên còn được gọi là song cầu Trong môi trường nuôi cấy thường xếp thành chuỗi ngắn dễ lầm với liên cầu, hãn hữu có thể
đứng riêng rễ một mình, thường ở trong điều kiện không thuận lợi, môi trường dinh dưỡng kém hoặc có nồng độ thấp Mg"” Trong môi trường nhiều albumin
như môi trường thạch máu, vi khuẩn tạo vỏ, khuẩn lạc tròn, bề mặt sáng,
không sắc tố, đường kính 0,Š - 1,25 tim, không di động, không sinh nha bào HT 2L D11
Phế cầu thường cư trú ở vùng ty hầu của người lành với tỷ lệ khá cao (40 — 70%) Viêm phổi do phế cầu thường xảy ra sau khi đường hô hấp bị tốn
thương do nhiễm virus (như virus cúm) hoặc hoá chất Các typ thường gây
bệnh là 1, 2 và 3 (đối với người lớn) và I, 3, 6, 7, I4, 18, 19 (đối với trẻ em)
Ngoài ra, phế cầu còn gây viêm tai, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não Phế cầu là một trong những vi khuẩn gây bệnh thường gặp nhất Bệnh
viêm phổi do phế cầu thường nặng hơn so với các vi khuẩn khác và rải rác
quanh năm nhưng cũng có thể thành dịch vào mùa đông [48], [50], [61]
Phế cầu lây truyền từ người này sang người khác theo các giọt chất tiết
hô hấp Phế cầu có thể gây bệnh viêm phối trên mọi lứa tuổi, từ thanh niên,
người cao tuổi cũng như trẻ em dưới 5 tuổi Ở cộng đồng, tỷ lệ mắc viêm phổi
do phế cầu là 20 trường hợp / 100000 dân / năm (với người trẻ) và 280 trường
Trang 12của thập kỷ 90 Ví dụ năm 1991 chỉ có 187,7 / 100.000 người dân thì đến năm 1997 tăng lên 360,2 / 100.000 dan mắc bệnh viêm phổi Các tác giá nhấn mạnh rằng, tỷ lệ mắc viêm phổi ở New Zealand do phế cầu chiếm tới 36% Các nhân tố thuận lợi cho việc phát triển viêm phổi do phế cầu bao gồm: tuổi tác, thuốc lá, người mắc bệnh tâm thần phân liệt, tai biên mạch não, người bị
cắt bỏ lách ., nhóm nguy cơ cao nữa gồm những người mắc bệnh phổi mãn tính, bệnh nhân tiểu đường, nghiện rượu, người bệnh phải nằm lâu [18], [58]
[60]
2.3.2.2 Viêm phối do Haemophylus inƒluenzae (H.inƒTuenzae)
kH.influenzae là một trực khuẩn Gram âm, cũng giống như phế cầu là
lây bệnh trực tiếp qua đường hô hấp Đây là loài vi khuẩn cư trú ở họng trẻ em
với số lượng lớn, là căn nguyên phổ biến gây viêm phổi cũng như phế cầu Bệnh thường thứ phát sau nhiễm virus cúm H.imfiuenzae nhân lên ở hạ họng rồi vào máu gây nên những nhiễm trùng thứ phát lan toả như viêm phối, viêm
khớp, viêm xương, viêm màng não [ 17], [1§], [201
Nam 1892, Pfeifer là người đầu tiên phân lập được một trực khuẩn ưa máu ở trong đờm của những bệnh nhân bị dịch cúm Bởi vày mà ông đặt tên là Bacterium influenzae Nam 1917 Winslow chuyển chúng sang giống
Haemophylius Năm 1919 người ta đã công nhận kha năng gày bệnh của loài vi khuẩn này Mãi đến năm 1933, khi phát hiện ra virus cúm thì căn nguyên
của bệnh cúm cũng như cũng như vai trò gây bệnh của HưemophyÌus mới được làm sáng tỏ: H.influenzae chỉ là một vi khuẩn gây bội nhiễm hô hấp của những bệnh nhân bị dich ctim [18], [36]
Cũng như các vi khuẩn Gram âm khác, bản chất hoá học của nội độc tố
Trang 13H.influenzae la cau truc khuan nho bat mau Gram am, kích thước chiều
rong < lum, chiéu dai rat thay đổi Ở điều kiện nuôi cấy không chuẩn có thể
gặp các dạng dài và mảnh Không di động, không có nha bào, có thể có vỏ
hoặc không có vỏ Vỏ có liên quan mật thiết đến khả năng gây bệnh của vì
khuẩn, vì có khả năng chống thực bào và bảo vệ vi khuẩn khỏi bị tiêu diệt, sau
khi bị thực bào
H.influenzae là vì khuẩn hiếu khí, khó nuôi cấy, dễ bị chết nên sau khi
lấy bệnh phẩm cần được chuyển ngay đến phòng labo vi sinh để nuôi cấy thì
tỷ lệ dương tính sẽ cao hơn
H.infiuenzae gây bệnh ở mọi lứa tuổi, nhưng tỷ lệ cao hơn đối với trẻ nhỏ và người già Trước khi có vacxinn chống H/nfiuenzae typ b_ (Hib) thì nhiễm trùng Hib xảy ra ở mọi nước trên thế giới Ở Châu Âu tỷ lệ mắc bệnh la 25 — 90 trường hợp / 100000 trẻ em < § tuổi/năm Tỷ lệ này là 67 - 129
trường hợp / 100000 trẻ em < Š tuổi / năm ở Mỹ, còn ở những nước đang phát triển, nhiễm trùng Hib là một bệnh có tỷ lệ mắc và tỷ lệ tử vong cao ở trẻ bú me Nhưng từ khi có vacxin tiêm phòng, nhiễm trùng Hib đã giảm nhiều ở
Châu Âu và Mỹ, còn ở các nước đang phát triển, nhiễm trùng Hib vẫn luôn
luôn là vấn đề y tế nghiêm trọng bởi bệnh cảnh nang, chan đoán thường muộn
và điều trị khó khăn do Hib ngày một gia tăng tính đề kháng với các loại
kháng sinh [12], [17], [21], [57]
2.3.2.3 Viêm phối do tụ cầu vàng StaphyÌococcus aureus
Staphylococcus aureus thong thuong cu tré 6 hong miéng hoac trén da
Trang 14Tụ cầu vàng là những cầu khuẩn, có đường kính 0.8-] im và đứng thành
chùm nho, bắt màu Gram dương không có lông, không có nha bào và thường không có vỏ Tụ cầu là loài vi khuẩn có khả năng sinh nhiều loại độc tốvà cũng là loài có khả năng sinh enzym rất mạnh Độc tố của tụ cầu vàng gây li
giải hồng cầu, độc tố diệt bạch cầu, độc tố ruột, có gây nhiễm độc thức ăn và viêm ruột cấp Đặc biệt tụ cầu vàng sinh men Ä-lactamase làm mất tác dụng
của kháng sinh, gay khaéng khang sinh Tu cau thường gây những thương tổn mưng mủ, tiến triển cấp tính, bán cấp hoặc mãn tính Những bệnh thường gặp
là nhiễm trùng da, nhiễm trùng huyết, viêm màng ngoài tim, viêm phổi cấp
Viêm phổi do tụ cầu vàng ít gặp nó thường xảy ra sau viêm đường hô hấp do virus hoặc sau nhiễm khuẩn huyết Tỷ lệ viêm phổi do tụ cầu vàng chiếm từ 10 — 15% va da số là viêm phổi mắc phải ở bệnh viện, ít có trường hợp viêm
phối mắc phải ở cộng đồng là do tụ cầu vàng (2%), bệnh hay gặp ở trẻ dưới 12
tháng, nhất là dưới 3 tháng (30%) Mặc dù có sự can thiệp của kháng sinh
nhưng tỷ lệ tử vong ở viêm phổi do tụ cầu vàng vẫn rất cao (30 - 50%) S.aureus gay bệnh bằng cách tiết độc tố và enzym phá huỷ nhu mô phổi Tổn thương đặc trưng là những đám hoại tử chảy máu và có thể thành hang, hoặc
có thể rải rác khắp phổi với nhiều Ổ ápxe chứa S.aw,reus bạch cầu đa nhân,
hồng cầu và những tế bào hoại tử [6], [36], [50]
2.4 VẤN ĐỀ KHÁNG KHÁNG SINH CỦA VI KHUẨN
2.4.1 Van de khang khang sinh của Streptococcus pneumoniae
(S.pneumoniae)
Trước đây, do § pneumoniae rat nhay cam v6éi Penicilin nén hau nhu không ở đâu thực hiện test đánh giá độ nhạy cảm của phế cầu với thuốc Nhưng vào những năm cuối của thập kỷ 60, S$ pneuzzonlae khang với Penicilin G lần đầu tiên được ghi nhận ở Úc và Papua Tân Ghinê Kể từ đó
Trang 15cầu Những thông tin về vấn đề này nhiều khi còn chưa thống nhất tuy nhiên
nhìn tổng quát phế cầu kháng thuốc đang ngày một gia tăng không chỉ bề
ngang (lan rộng) mà cả về bề dọc (các chủng phế cầu còn kháng với nhiều
kháng sinh ngoài Penicilin) [18], [36], [41]
Chung S.pneumoniae dau tién giam nhay cam voi Penicilin, duoc thông
báo ở Hoa Kỳ năm 1965 Đến năm 1967, ở Úc người ta lại phát hiện được một chủng có nồng độ ức chế tối thiểu (MIC) trong đờm của một bệnh nhân viêm phế quản là 0,6wg/ml Giữa những năm 1970 những chung S.pneumoniae dé
khang cao voi Penicilin c6 MIC > 2Hhg/ml đã được phát hiện ở Nam Phi
(1974), Nhật (1975), Pháp (1979), đến nay sự kháng thuốc đã lan ra kháp thế giới [36], [5Š]
Theo nghiên cứu của trung tâm kiểm soát bệnh tật ở Mỹ (CDC) từ 10/1999 —
9/1992 có 6,6% của 544 mẫu phân lập từ $.pneumomiae đã kháng mức > 0,1irg/ml và 1,3% kháng ở mức > 2kig/ml Tuy nhiên ở một số nước khác, từ 1992 — 1993, 15% trong số 799 chủng phân lập đã kháng trung gian với
Penicilin, 7% kháng Penicilin Cũng theo CDC, 5.9% loài phân lập được đã
khang v6i Erythromycin (MIC > Ihg/ml) và khoảng 10 — 20% phế cầu phân lập ở một số trung tâm Mỹ đã kháng Erythromycin Các loài kháng Penicilin
thuoéng khang ludn ca Macrolid nhu Clarithromycin, Azithromycin [18], [33], [51], [56] Một nghiên cứu khác tại Mỹ cho thấy từ khi kháng sinh nhóm
Macrohd được sử dụng rộng rãi để điều trị viêm phổi trẻ em (từ 1993 đến 1999, số lượng thuốc được dùng tăng 320%) thì tý lệ Macrolid bị kháng bởi
S pneumoniae cung tang lên (từ 10,6% nam 1995 dén 20.4% năm 1999) [39]
Gần đây, những chủng S.pneumoniae dé kháng cao đã được thông báo ở khắp các nước trên thế giới Tỷ lệ này khác nhau giữa các nước, vượt quá 10%
& Mehico, Chilé, Nam Phi, Nhat Ban, Singapore, Dai Loan, Brazil.O Hungary,
Trang 16trẻ em viêm phổi Trong số các chủng khang Penicilin, 30% kháng Chloramphenicol, 70% kháng Tetracyclin và Erythromvcin Ở Pháp từ năm
1979 - 1988 chỉ có 5% S.pneumoniae kháng Penicilin nhưng đến năm 199] con số này là 16,9% [36]
Tại Việt Nam, theo nghiên cứu năm 2001 của chương trình giám sát
quốc gia về tính kháng thuốc của vi khuẩn gây bệnh thường gặp cho thấy: Các
chủng $.pneumomiae gây bệnh phân lập được ở các bệnh viện đã giảm nhạy cảm với kháng sinh rất cao Tỷ lệ các chủng phế cầu kháng Penicilin là 8,7%
Các kháng sinh bị kháng từ cao xuống là: Clindamycin (50%), Erythromycin
(48,8%), letracycln (45,9%), Co-trimoxazol (45%) Norfloxacin (20,9%), Cloramphenicol (18%), Cephalothin (11%) Chua có chủng nào kháng lại Ciprofloxacin, nhưng tỷ lệ giảm nhạy cảm đã tới 46,7% [3]
2.4.2 Vấn đề kháng kháng sinh của Haemophylus influenzae
Những năm 1945 — 1946, ky nguyén vang cua Penicilin, H influenzae
cũng vẫn được coi là vi khuẩn nhạy cảm với Penicilin và người ta đã sử dụng
kháng sinh này để điều trị các nhiễm khuan do H influenzae Tuy nhién,
Penicilin đã không được khuyến cáo để điều trị các nhiễm khuẩn do /ï
influenzae tt khi phat hién ra Cloramphenicol (1950) va Ampicilin (1963) Bằng các nghiên cứu thir nghiém invivo va invitro, ngudi ta thay H influenzae
nhạy cảm với Ampicilin và Cloramphenicol ở nồng độ thấp hơn nhiều so với Penicilin
Chung H influenzae khang Ampicilin dau tién được phát hiện vào năm 1974 và 2 năm sau, vào năm 1976 ở Anh, người ta thông báo đã phân lập được chung H influenzae khang Cloramphenicol c6 MIC > 41g/ml
Trang 17hiém c6 chung H influenzae nao khang Ampicilin lại không sinh B-lactamase
[36] |
e GO Mf va cdc nude phat trién
Theo Jacob va céng su, ty lệ HH influenzae khang thudc (Ampicilin) là
41% Tuong tu, Jones R.N thong ké hon 2000 chung H influenzae phan lap được ttr 187 trung tâm y tế Mỹ cũng nhận thấy tỷ lệ kháng xấp xi 36% Tỷ lệ ở Mỹ cũng tương đương với tỷ lệ các nước phát triển khác như Nhật Bản
(19%), Anh (21%), Pháp (23%), Úc (28%), Bỉ và Ý (35%), Tây Ban Nha
(37%)
e Ở Châu Á
Nghiên cứu dịch tễ học H, inffuenzae kháng thuốc ở Châu Á mới được chú ý trong những năm gan day Ty lé H influenzae khang thude nam 1997 ở một số nước Châu Á cho thấy: Hàn Quốc (56%), Singapore (47%), Hồng Kông (33,8%) là những nước có tỷ lệ kháng thuốc cao tương tự như một số
vùng của Mỹ và Châu Âu Các nước còn lại dao động trong khoảng 10 — 20% Ở các nước Châu Á H influenzae không chỉ kháng lại Ampicilin mà còn
kháng với nhiều kháng sinh khác như Cloramphenicol, Tetracyclin, Co-
trimoxazol [18]
e Ở Việt Nam
Theo nghiên cứu của chương trình giám sát quốc gia về tính kháng kháng sinh của các vi khuẩn gây bệnh thì ở Việt Nam I/in/Ïinenzae luôn gia
tăng tính kháng kháng sinh Để minh hoạ, chúng tôi lập bảng so sánh về tính kháng thuốc kháng sinh của chương trình giám sát quốc gia từ những năm
Trang 18
Thuốc khang Ty lệ % kháng thuốc
sinh ASTS 1997-1998 | ASTS 1998-1999 | ASTS 2000 | ASTS 2001 | Ampicilin 14,30 41,70 69,80 6270 7 Co-trimoxazol 68,10 71,20 76,00 Tetracyclin 79,10 83.70 32,10 | Cloramphenicol 28,60 38,30 66.60) 31,80 | Cephalothin 17,20 23,80 28,20 - Cefuroxim 14,00 20.00 44.80 | Cefotaxim | 11,30 | Ceftazidim 27,60 | Erythromycin 25,50 Ceftriaxon 15,10 Norfloxacin 3,20 4.00 1890 | Ciprofloxacin 14,00 | Gentamicin 5,40 27,50 50,80 Nhu vay, tir 1997 dén 2001, H.influenzae liên tục gia tang tinh kháng khang sinh, nhất là đối với Ampicllin, Gentamicin, Co-tromoxazol và các
Cephalosporin là những kháng sinh thông dụng, hiện đang được dùng rất phổ
biến Chỉ duy có 2 kháng sinh Cloramphenicol và Tetracyclin là có giảm mức
độ kháng thuốc do không được khuyến cáo dùng rộng rãi
2.4.3 Van de khang khang sinh cua Staphylococcus aureus (S.aureus)
Sự dé kháng kháng sinh của S.aureus di được phát hiện hơn nửa thế ký
dén nay, S.aureus vẫn chứng tỏ khả năng đề kháng mạnh mẽ của chúng với
nhiều thế hệ kháng sinh mới Năm 1946, người ta ước tính khoảng 90%
Trang 19cảm với Penicilin
S.awrews lần đầu tiên kháng với Methicilin được phát hiện ở Úc năm
1965 Từ đó đến nay, sự kháng thuốc này đã trở nên rất phổ biến, tuy nhiên tỷ
lệ thay đổi tuỳ khu vực Ở Úc tỷ lệ này từ 1,7% năm 1986 đã tăng tới 36%
năm 1996 Ở Anh, theo Speller cho thấy 12,8% S.aureus khang Methicilin va
nhiều kháng sinh khác Tỷ lệ này hơn 30% ở Pháp, Ý, Tây Ban Nha Ở Hoa
Kỳ, theo số liệu của các nghiên cứu ở bệnh viện năm 1975 chỉ có 2,4% S.aureus khang Methicilin, nhung dén nam 1991, con s6 nay la 29% [36]
2.5 TRIEU CHUNG CUA BENH VIEM PHOI 6 TRE EM
Triệu chứng của bệnh viêm phổi ở trẻ em có thể thay đối tuỳ thuộc vào
tác nhân gây bệnh, tuổi của bệnh nhân, mức độ nặng của viêm phổi Một số loại vi khuẩn gây ra triệu chứng khá đặc trưng như viêm phổi thuỳ do S pneumonia hay viém phối có ấp xe, viêm mủ màng phối, bướu khí do
S.aureus Tuy nhiên, những đấu hiệu trên cũng có thể được gây ra bởi những
tác nhân vi khuẩn khác Ở trẻ nhỏ, dấu hiệu lâm sàng có thể không điển hình
2.5.1 Triệu chứng lâm sàng bệnh viêm phổi trẻ em
- Hội chứng nhiễm trùng, nhiễm độc bao gồm: sối kích thích thần kinh (quấy khóc, khó chịu, bồn chồn, rùng mình .), rối loạn tiêu hóa Trong đó sốt là triệu chứng thường gặp :
+ Thông thường sốt cao hoặc sốt vừa trong Š - 7 nuày
+ Trẻ yếu, suy dinh dưỡng: có thể chỉ sốt nhẹ, không sốt hoạc hạ nhiệt - Viêm long đường hô hấp: ho, hắt hơi, xuất tiết mũi họng, thở khò khè:
Trang 20+ Xuat tiét d6m rai 6 miéng, mii: Dom chuyén mau từ trong sang đục - Khó thở: Nhịp thở nhanh nông, co rút lồng ngực và các cơ hô hấp
- Tím tái: Môi lưỡi, đầu chi, toàn thân, nổi vân tím dưới da
- Nghe phổi: là triệu chứng thực thể có giá trị nhất để chẩn đoán viêm + Chủ yếu thấy ran ẩm nhỏ hạt đều, lan toả hoặc khu trú 2 phối
+ Kèm theo: ít ran ngáy, ran rít, ran ẩm to hạt, tiếng thở thô ráp
- Nhiễm khuẩn ngoài phổi gồm: viêm da, viêm cơ, viêm mũi họng
cấp có thể xảy ra trước hoặc đồng thời với viêm phổi [21] [26], [50], [51],
[56]
- Một số trường viêm phổi có biến chứng: Viêm hoặc tràn dịch — tran
khí màng phổi, màng ngoài tim, viêm màng não, áp xe não
2.5.2 Triệu chứng cận lâm sàng bệnh viêm phổi trẻ em
- X quang :
+ Mờ xung huyết 2 rốn phổi và hệ thống phế quản
+ Nhiều nốt mờ không đồng đều về kích thước, mật độ, ranh giới không rõ ràng Thường tập trung nhiều nhu mô phổi vùng cạnh tim 2 bên nhiều hơn
ở bên phải
- Công thức máu:
+ Số lượng bạch cầu tăng
+ Ti lé bạch cầu đa nhân trung tính tăng
+ Tốc độ máu lắng tăng cao
Trang 21+ Thường phát hiện nhiều nhất là vi khuẩn Gram dương: phế cầu,
Haemophilus influenzae, tu cau , Moraxella catarrhalis
+ C6 thé gap vi khuén Gram am: Klebsiella pneumonia, Pseudomonas
aeruginosa thông thường gây những diễn biến rất nặng
2.5.3 Tiêu chuẩn phân loại viêm phổi
Mức độ nặng nhẹ của viêm phổi được phân loại như sau: [8], [14], [24], [50], [S6] [Š7] Chia làm ba 3 mức độ : Đặc điểm Viêm phổi Viêm phổi nặng Viêm phổi rất nặng Sốt Ho Nhịp thở Co rút lông ngực Tím tái Tinh thần Tim mạch Cao, vừa Từng tiếng Nhanh nông, đều Kích thích nhẹ Nhanh đều rõ Cao Cơn ngắn Nhanh,không đều Rõ, nhiều Có Kích thích nhiều Nhanh yếu Cao, ha nhiệt Yếu Cơn ngừng thở Yếu Nhiều, vân tím L¡ bì, hôn mê Truy, loạn
Tuỳ theo lứa tuổi mắc bệnh viêm phổi, có các mức độ mắc bệnh viêm phổi như sau:
Trẻ từ 2 tháng đến 5 tuổi
- Viêm phổi: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi nhưng chưa có
suy hô hấp Thở nhanh là dấu hiệu của viêm phổi + Trẻ 2 — 12 tháng tuổi: > 50 lần / phút + Trẻ I — 5 tuổi: > 50 lần / phút
- Viêm phổi nặng: có đủ tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi và có suy hô
Trang 22- Viêm phổi rất nặng: Trẻ viêm phổi có suy hô hấp độ 2, có một trong
những dấu hiệu nguy kịch sau đây được xếp vào loại bệnh rất nặng: + Trẻ không uống được
+ Co giật, ngủ l¡ bì khó đánh thức + Thở rít khi nảm yên
+ Suy định dưỡng năng Trẻ dưới 2 tháng tuổi
Nhóm tuổi này trẻ thường bệnh nặng, diễn biến nhanh và tử vong cao do các bệnh nhiễm trùng nặng, các dấu hiệu cũng khác so với nhóm trẻ lớn
hơn:
- Viêm phổi nặng: trường hợp viêm phổi ở trẻ nhỏ đều là nặng vì bệnh diễn biễn nhanh và dễ tử vong Viêm phối nặng có các dấu hiệu sau:
+ Rút lõm lồng ngực nặng
+ Thở nhanh từ 60 lần / phút trở lên
- Viêm phổi rất nặng: Nếu trẻ có một trong các dấu hiệu nguy
kịch dưới đây thì xếp vào loại bệnh rất nặng:
+ Co giật, ngủ l¡ bì khó đánh thức + Thở rít lúc nằm yên
+ Bú kém
+ Tho kho khè
+ Sốt hoặc hạ thân nhiệt
2.6 MỘT SỐ THUỐC KHÁNG SINH THƯỜNG ĐỪNG TRONG ĐIỀU TRỊ VIÊM PHỔI
2.6.1 Nhóm B-lactam:
Cơ chế tác dụng: Vách vi khuẩn Gram dương là mạng lưới dày đặc của các
peptidoglycan noi voi nhau Xuc tac cho su noi peptidoglycan la cac enzym
Trang 23Khi gặp kháng sinh nhóm -lactam, thì transpeptidase tạo phức nhầm
với -lactam, tạo phức bền và không hồi phục, rút cuộc vi khuẩn không tạo
được vách
2.6.1.1 Các Penicilin
Penicilin G (Benzyl Penicilin) va Penicilin V
Tác dụng kháng khuẩn:
Phổ tác dụng của Penicilin G (Benzyl Penicilin) và Peniciin V đối với
các vi khuẩn hiếu khí tương tự nhau Tuy nhiên, Penicilin G có tác dụng tốt
hơn gấp 5 — 10 lần đối với Veisseria và một vài vi khuẩn ky khí khác
Pcnicilin có tác dụng với các loại cầu khuẩn Gram (+) và Gram (-) mặc
dù nhiều loại nay đã trở nên kháng Hầu hết các loài Streptococci ( uit Enmterococet) rất nhạy cảm với thuốc ở nồng độ ức chế tối thiểu < 0,01 ug/ml Tuy nhiên, sự kháng thuốc của S.pneumoniae véi Peniclilin đã trở nên phổ
biến, đặc biệt là ở trẻ em nằm viên dài ngày Một số loài phế cầu kháng
Penicilin cũng đã kháng với Cephalosporin thế hệ 3 Khi mới ra đời, Penicilin
có tác dụng rất tốt với Staphylococcus aureus, nhung hién nay hon 90% các loài của tụ cầu đã kháng với Penicilin Hầu hết các loài của Staphylococcus
epidermidis cing da khang Penicilin Dược động học:
Sau khi uống 400.000 UI Penicilin G (khoảng 250 mg) nồng độ đỉnh
đạt được xấp xi 0,5 Ul/ml (0,31g/ml) sau 30 — 60 phút Tuy nhiên, chỉ khoảng
1/3 liều Penicilin G được hấp thu và dịch vị da dầy sẽ nhanh chóng phá huỷ
Trang 24Penicilin V có ưu điểm hơn Penicilin G ở chỗ bền vung hơn trong môi
trường acid nên có thể dùng đường uống Thuốc hấp thu tốt khi uống và đạt nồng độ trong máu khoảng 3Iig/ml với liều 500 mg
Sau khi tiêm bắp, Penicilin G hấp thu tốt, đạt nông độ đỉnh sau 15 — 30 phút, tiêm tĩnh mạch thì hấp thu ngay Gắn 60% vào Protein huyết tương Phân phối vào tất cả các mô, qua được rau thai, qua sữa, nhưng rất ít vào dịch não tuỷ và thần kinh trung ương Thời gian bán thải ở người trưởng thành là 30
phút, ở trẻ sơ sinh dưới 1 tuần tuổi là 3 giờ, ở trẻ I4 ngày tuổi là 1.4 giờ còn ở
trẻ nhỏ có chức năng thận hoàn chỉnh thì thời gian bán thải ngắn hơn cả người lớn Thuốc thải trừ qua nước tiểu (60 — 90%) (khoảng 10% thải qua cầu thận và 90% thải qua ống thận)
Liều dung:
Penicilin G thường được dùng với liều 50.000 UI/kg mỗi 6 giờ Có thể
tiêm bắp hoặc tiêm tĩnh mạch Trẻ dưới 7 ngày tuổi dùng liều thấp hơn :
50.000 UI/kg môi l2 giờ Tác dụng bất lợi:
Những phản ứng tăng mẫn cảm nhẹ xảy ra sau khi tiêm gặp ở Š — 10%
số bệnh nhân điều trị bảng Penicilin Tai biến nặng nhất có thể gặp là sốc phản vệ (tần số gặp 4 — 1Š /100.000 bệnh nhân trong đó có thể có l - 2 trường hợp
tử vong) Phản ứng muộn xảy ra ở khoảng 2% bệnh nhân như sốt, may day, đau khớp và phù Các biểu hiện này thường mất đi khi ngừng thuốc
Các Penicilin bền vững với Penicilinase (Penicilin nhóm M): Meticilin,
Oxacilin, Cloxacilin, Dicloxacilin
Đặc tính kháng khuẩn:
Thuốc đầu tiên được sử dụng trong nhóm này là Meticilin Ngày nay do
Meticilin cố độc tính cao trên thận và có thuốc khác thay thế nên không dùng nữa Ba thuốc bán tổng hợp từ Penicilin sau này có tính chất được lý tương tự
Trang 25thuốc này không thể thay thế được Penicilin G trong việc điều trị các trường
hợp nhiễm khuẩn mãn cảm với Penicilin
Các Isoxazolyl Peniclin có tác dụng tốt với các tụ cầu sinh
Penicilinase Dicloxacilin có tác dụng tốt nhất, hầu hết các loài tụ cầu vàng
đều bị ức chế ở nồng độ 0,05 — 0,8 g/ml Néng do tuong tmg cua Cloxacilin
va Oxacilin 1a 0,1 — 3 ug/ml va 0,4 - 6ug/ml Cac thudc nay it c6 tac dung véi
những vi khuẩn nhạy cảm với Penicilin, cũng như không có tác dung với vi
khuẩn Gram (-)
Dược động học:
Thuốc hấp thu nhanh qua đường tiêu hoá, sinh khả dụng từ 30 — 80%
Thuốc được hấp thu tốt hơn khi uống lúc đói, vì vậy nên uống trước bữa ăn | giờ hoặc sau khi ăn 2 giờ Nồng độ thuốc cao nhất trone huyết thanh xấp xi Š
— IÖ Hg/ml sau khi uống thuốc I giờ với liều lg Oxactlin (hay Cloxacilin)
Riêng Dicloxacilin, nồng độ thuốc cao nhất đạt được là 15Itg/ml huyết tương Các thuốc liên kết 90 — 95% voi albumin huyết tương Cả đường uống và đường tiêm bắp nồng độ thuốc trong huyết thanh giảm về 0 trong vòng 4 giờ Thời gian bán thải khoảng 30 — 60 phút
Cloxacilin thải trừ chủ yếu qua đường thận bằng cả hai con đường, lọc Ở
cầu thận và bài tiết qua ống thận Ở trẻ sơ sinh, bài tiết thuốc qua ống thận cũng ít hơn do đó phải dùng liều thấp hơn từ 1/3 — 1/2 so với liều của trẻ lớn Liều dùng và cách dùng:
Trang 26(Penicilin là sự lựa chọn trong trường hợp nhiễm khuẩn do phế cầu tuy nhiên hiện nay, sự kháng Penicllin của Ÿ.pnewmoniưe đã được tìm thấy ở
nhiều nước trong đó có Mỹ) Tác dụng bát lợi:
Có thể gặp các phản ứng tăng mẫn cảm với thuốc giống như khi dùng Penicilin Đôi khi có rối loạn tiêu hoá, nôn, thay đổi chức năng gan hoặc giảm
bạch cầu nhẹ Các rối loạn này sẽ mất đi khi ngừng thuốc
Ampicilin và Amoxicilin
Các thuốc này có hoạt tính kháng khuẩn tương tự các thuốc trên nhưng phổ rộng hơn Chúng cũng bị phá huỷ bởi B-lactamase, do đó không có tác
dụng đối với hầu hết các loài tụ cầu
Đặc tính kháng khuẩn:
Thuốc có tác dụng tốt với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm, đặc
biét cd tac dung tot doi voi H.influenzae Tuy nhién, loai H.influenzae typ b da
kháng nhiều với Ampicilin, Đầu những năm 1960, khi mới được sử dụng,
Ampicilin c6 tac dụng tốt với hầu hết các loài M.gouorrhoede, E.coli
P.mtrabilis, Salmonella va Shigella Dén nay, 30 — 50% E.coli da khang
thudc, P.mirabilis, Salmonella cũng đã kháng Đặc biệt, hầu hết các loài Enterobacter va Shigella, Pseudomonas, Klebsiella, Acinetobacter, Proteus
cũng kháng với Ampicilin và Amoxicilin
Dược động học:
Ampicilin it bi pha huy bdi dich vị nên có thể dùng đường uống Tuy
nhiên sinh khả dụng đường uống chỉ đạt khoảng 30% Nồng độ đính trong huyết tương đạt duoc 3 pg/ml sau 2 giờ khi uống 0,5 g Không nèẻn uống thuốc khi ăn vì thức ăn làm giảm sự hấp thu của thuốc Sau khi tiêm bap 0,5 — | g Ampicilin 1 giờ, nồng độ tối đa đạt tới 7 — 10 3 ng/ml Thời gian bán thải
Trang 27nhau chính giữa 2 thuốc Nồng độ đỉnh trong huyết tương của Amoxicilin cao gấp 2 — 2,5 lần so với Ampicilin, đạt 43 ng/ml khi uống 250 mg Amoxicilin Thức ăn không ảnh hưởng đến sự hấp thu thuốc Thuốc thải trừ chủ yếu qua
thận
Liêu dùng và cách dùng: Liêu dùng của Amoxicilin đường uống là 15 mg/kg
mỗi 8 giờ Liều của Ampicilin thay đổi tuỳ theo mức độ nặng của bệnh, chức năng thận, tuổi
Trẻ sơ sinh (dưới [ tuần tuổi): 25 — 50 mg/kg mdi 12 gid
Trẻ sơ sinh (1 — 4 tuần tuổi): 100 — 200 mg/kg/neày chia 3 lần
Trẻ lớn: 100 — 200 mg/kg/ngày chia 4 lần
Người lớn: I — 4 g/ngay chia 4 lần - trường hợp bệnh nhẹ và vừa 6 — l2 g/ngày - trường hợp bệnh nặng
Tác dụng bất lợi:
Cả Ampicilin và Amoxicilin đều có phản ứng dị ứng chéo với các Penicilin khác Nổi mày đay, ban đỏ thường gặp nhiều hơn so với Penicilin và
thường xuất hiện từ ngày thứ 4 trở đi sau khi ngừng thuốc
Các rối loạn tiêu hoá như ja chảy, đôi khi là buồn nên hoặc nôn có thể xảy ra khi dùng thuốc đường uống do loạn khuẩn thường sặp khi uống Ampicilin nhiều hơn là Amoxicilin
2.6.1.2 Các Cephalosporin
Phản loạt:
Sự ra đời ngày càng nhiều hoạt chất mới trong nhóm này đã đòi hỏi phải có một hệ thống phân loại Mạc dù Cephalosporin có thé được phân loại theo
cấu trúc hoá học, dược lý lâm sàng, sự kháng với -lactamase hay phổ kháng khuẩn, nhưng cách phân loại dựa vào “thế hệ '“ được chấp nhận và su dung, mặc đù phải thừa nhận cách phân loại này có phần tuỳ tiện
Trang 28tốt đối với các vi khuẩn Gram dương va một phần các vi khuẩn Gram âm Đa
số các cầu khuan Gram duong (trir Enterococci, S.aureus khang Methicillin, S.epidermidis), d@u nhay cam Hau hét cac vi khuẩn ky khí trong khoang
miệng (trừ B.fragilis) cting nhay cam Tac dung t6t v6i Moraxella catarrhalis,
E.coli, K.pneumoniae, P.mirabilis
Cephalosporn thế hệ 2 mở rộng phổ tác dụng tới vi khuẩn Gram âm
hơn Cephalosporin thế hệ 1, nhưng kém hon Cephalosporin thé hé 3 Các thuốc này cũng bền vững với j-lactamase hơn Một số kháng sinh (Cefoxitin, Cefotetan, Cefmetazol) có tác dụng tốt với nhóm B,fagilis
Cephalosporin thế hệ 3 tác dụng với các cầu khuẩn Gram dương yếu hon Cephalosporin thé hé 1, nhưng lại có hoạt tính mạnh hơn với
Enierobacteriacede, bao gồm cả những loài sinh B-lactamase Một số kháng
sinh (Ceftazidime, Cefoperazone) có tác dụng với P.aeruginosa
Cephalosporin thé hé 4 (Cefepim) có hoạt phổ mở rộng như
Cephalosporin thế hệ 3 nhưng có tác dụng tốt hơn đối với các vi khuẩn Gram
âm hiếu khí đã kháng với Cephalosporin thế hệ 3
Đặc điển chung của các Cephalosporin
Cac Cephalosporin: Cefalexin, Cephradine, Cefaclor, Cefpodoxim proxetil, Ceftibuten, Cefadroxil, Loracarbef, Cefprozil, Cefixim va Cefuroxim axetil đều được hấp thu khi dùng đường uống Cephalothin và Cefapirin có thể
gây đau khi tiêm báp nên thường dùng tiêm tĩnh mạch Những thuốc khác có
thể dùng cả đường uống, đường tiêm bắp hay tiêm tĩnh mạch
Cac Cephalosporin bài tiết chủ yếu qua thận, liều dùng có thể thay đổi ở
bệnh nhân suy thận, trừ Cefoperazon và Cefpiramid chủ yếu thải qua mật Một số Cephalosporin có thể thấm qua hàng rào máu não với nồng độ đủ để điều trị viêm màng não, đó là Cefuroxim, Cefotaxim, Ceftriaxon, Cefepim, Ceftizoxim Cephalosporin cũng có thể thấm vào rau thai màng hoạt dịch và
Trang 29khá tốt, nhưng ngấm qua thuy tinh thé kém Nồng độ tập trung ở mật khá cao,
nhất là khi dùng Cefoperazon và Cefpiramid
Một số kháng sinh cụ thể:
Cefalexin: |a khang sinh dùng đường uống có phổ tác dụng giống
Cephalosporin thé hé 1, tuy nhién ít có tác dụng với Staphylococcus sinh Penicilinase Thuốc đạt nồng độ tối đa trong huyết tương là 16Hg/ml sau khi uống 0,Sg Thuốc thải 70% - I00% qua thận dưới dạng nguyên ven
Ceƒfotaxim: Là kháng sinh đầu tiên của thế hệ 3 sản có ở Mỹ Thuốc có tác
dụng tốt với các vi khuẩn Gram dương và Gram âm hiếu khí, tác dụng kém với
B fragilis Thoi gian bán thải của thuốc là I giờ, trên Imnvivo thuốc chuyển hoá
thành desacetylcefotaxim là đạng ít có hoạt tính Cefotaxim được sử dụng có hiệu quả trong điều trị viêm màng não do H.influenzae, phé cau nhay cam với Penicilin và )znmeningrndis (Landesman và cộng sự.,I981; Cheurbin và cộng su.,1982; Mullaney va John, 1983)
2.6.2 Khang sinh nhom Aminoglycosid Gentamicin:
Đặc tính kháng khuẩn:
Thuốc có tác dụng tốt với hầu hết các trực khuẩn Gram àm đường ruột như:
E.coli, Enterobacter, Klebsiella, Proteus, Citrobacter, Serratia va Yersinia
Các vi khuẩn Gram am khác cũng nhạy cảm tuy nhiên sự kháng thuốc nghiêm trọng của các vị khuẩn Gram âm hiếu khí đối với Gentamicin có thể
sẽ làm hạn chế việc sử dụng thuốc này trong tương lai Đối với các vi khuẩn Gram dương thì chỉ có tụ cầu vàng và S.epidermidis la nhay cam voi thuốc,
Dược động học:
Trang 30giảm xuống còn IIig/ml Thuốc được thải trừ hầu hết qua đường thận thông
qua việc lọc ở cầu thận và ở dạng còn hoạt tính Liều dùng và cách dùng:
Trẻ đưới 5 tuổi tiêm bắp hoặc tĩnh mạch 2 — 2,5 mg/kg mỗi 8 giờ Trẻ
dưới 7 ngày tuổi giảm liều đến 2,5 mg/kg mỗi 12 giờ
Các nghiên cứu thực nghiệm cho thấy rằng dùng tổng liều của một ngày
bảng một lần tiêm duy nhất cho hiệu quả tương đương và ít độc hơn Hiện nay, Gentamicin cũng như các Aminosid khác đều được chỉ định tiêm l lần trong ngày, tiêm bắp hoặc nh mạch chậm hoặc truyền quãng ngắn
Tác dụng bất lợi:
Cũng như các thuốc thuộc nhóm Aminosid khác, thuốc gây độc với tai, gây rối loạn tiền đình hoặc điếc, độc với thận Nhưng các tai biến này thường ít øặp Ở trẻ em và ít xảy ra khi chỉ dùng môi liệu trình điều trị ngắn đơn thuần
với liều lượng đúng và hợp lý [22], [40] [47], [53]
2.7 DIEU TRI VIEM PHOI TRE EM
Viêm phổi ở trẻ em do nhiều nguyên nhân gây ra Việc điều trị kháng
sinh tốt nhất là sau khi có kết quả chẩn đoán nguyên nhân gây bệnh và kết quả
kháng sinh đồ Tuy nhiên phương pháp để xác định nguyên nhân cũng như
làm kháng sinh đồ mất nhiều thời gian, hơn nữa cũng chỉ có khoảng một nửa số trường hợp cho kết quả đương tính trên những bệnh nhàn chưa dùng kháng
sinh trước đó Vì vậy, điều trị viêm phổi bằng kháng sinh theo kinh nghiệm là một thực tế được chấp nhận trên thế giới
Để điều trị có hiệu quả viêm phổi ở trẻ em cần phải phát hiện sớm và
điều trị kịp thời ngay từ y tế cơ sở theo phác đồ chẩn đoán và xử trí của Tổ
chức Y tế thế giới
Chương trình nhiễm khuẩn hô hấp cấp tính của Tổ chức Y tế thế giới đã khuyến cáo một danh mục kháng sinh điều trị ban đầu cho viêm phổi bao
Trang 31kháng sinh dùng điều trị cho trẻ nằm viện nặng hoặc rất nặng gồm có:
Penicilin G, Cloramphenicol, Oxacilin, Gentamicin, Cephalosporin [8], [22],
[26]
Trường hợp nặng phải được điều trị tại bệnh viện theo nguyên tac: - Chống nhiễm khuẩn
- Chống suy hô hấp
- - Điều trị các rối loạn khác, các biến chứng khác (nếu có )
Trong đó 2 nguyên tắc cơ bản là chống nhiễm khuẩn và chống suy hô hấp
Trường hợp viêm phổi do vi khuẩn kháng kháng sinh có một số nguyên
tac điều trị sau [9], [25], [36]:
- - Tăng liều kháng sinh để nồng độ kháng sinh tối đa đạt được trong mau
cao hơn nhiều lần nồng độ ức chế tối thiểu của vi khuẩn gây hệnh
- Su dung cdc kháng sinh bền vững với -lactamase để chống lại hiện
tượng kháng sinh bị thuỷ phân bởi các {3-lactamase của vi khuẩn
Trang 32PHẦN 3
ĐỐI TƯƠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
3.1 ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU
Tất cả các bệnh nhân từ 1 tháng đến 5 tuổi được chan đoán là viêm phổi
vào điều trị tại khoa Nhi, bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 11/2001 đến 8/2002 được chọn là đối tượng nghiên cứu
Tống số bệnh nhân nghiên cứu: 151 bệnh nhân
s« _ Tiêu chuẩn chọn đối tượng nghiên cứu
Trẻ em từ 1 tháng đến Š tuổi được chẩn đoán viêm phổi Tiêu chuẩn chẩn đoán viêm phổi dựa trên:
- Triệu chứng lâm sàng: Sốt, ho, xuất tiết mũi họng, khó thở, tím da, niêm mạc, nghe phổi có ran ẩm nhỏ hạt
- _ Xét nghiệm máu: số lượng bạch cầu tăng, tốc độ máu lang tang
- Chup X quang phối: có những nốt mờ hai bên nhu mô phối
- _ Xét nghiệm vi sinh: cay dịch ty hầu xác định nguyên nhân
e_ Tiêu chuẩn loại trừ ra khỏi đối tượng nghiên cứu - Trẻ dưới 1 tháng tuổi
- Trẻ trên 5 tuổi
Trẻ viêm phổi từ 1 tháng đến 5 tuổi nhưng không lấy dịch ty hầu để
cấy vi khuẩn và làm kháng sinh đồ
e Phan nhóm nghiên cứu:
-_ Nhóm I1: Số lượng bệnh nhân viêm phổi có cấy dịch ty hầu dương
tính
Trang 333.2 PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
Là phương pháp nghiên cứu tiến cứu theo dõi trực tiếp trên bệnh nhân: Mỗi bệnh nhân khi vào viện đều được khai thác tiền sử bệnh, tiểu sử ban than
(tuổi, giới, cân nặng ) để lập hồ sơ bệnh án, đồng thời được lấy dịch ty hầu
để phân lập vi khuẩn, làm kháng sinh đồ cũng như làm các xét nghiệm cần
thiết khác
3.2.1 Vật liệu nghiên cứu
Dụng cụ lấy bệnh phẩm:
- Tam bông mềm, hấp sấy vô khuẩn
Ong nghiệm có nút bông, hấp sấy vô khuẩn Môi trường nuôi cấy và xác định vì khuẩn:
- Môi trường thạch máu 5% có 5 Hg /ml Gcntamicin để phân lập phế cầu: thạch máu cơ sở hấp ướt I121°C trong 30 phút Để nhiệt độ bình thạch hạ xuống 5ÚC cho máu cừu vào trộn nhẹ nhàng, sau đó cho Gentamicin để đạt
nồng độ 5i ml Đổ thạch ra đĩa petri đường kính 9 em, mồi đĩa khoảng 20ml
- Môi trường thạch chocolate có 300 ug/ml Bacitracin để phân lap H.influenzae: thạch máu cơ sở hấp ướt 121°C trong 30 phút Để nhiệt độ
bình thạch hạ xuống §0PC rồi cho máu cừu vào Cho bình thạch vào nồi đun cách thuỷ, duy trì nhiệt độ 80” C trong 10 phút Khi nhiệt độ hạ xuống còn
50°C, cho 150 mg bacitracin vao lắc đều, đổ thạch ra đĩa petr
- Môi trường thạch Mec Conkey cho các vi khuẩn khác : Hòa tan
thạch bột trong nước cất, hấp ướt 121°C trong 1Š phút Khi nhiệt độ hạ xuống
50C, đổ thạch ra đĩa petri [20]
Môi trường xác định độ nhạy của vì khuản với kháng sinh:
- Môi trường thach Mueller Hinton: 19 ¢ thach Mueller Hinton bột hồ
với 500 mÌ nước cất
Trang 34- Nước muối sinh lý: đóng ống Lml, hap vô trùng - Que cay - Cac khoanh gidy khang sinh - Khoanh giay XV - C&c chung chuan quốc tế: + H.influenzae: ATCC 49247 + S.pneumoniae: ATCC 49619 3.2.2 Kỹ thuật tiến hành 3.2.2.1 Lấy bệnh phẩm:
Lấy bệnh phẩm dịch ty hầu theo phương pháp ngody hong bang tam
bông mềm Cụ thể như sau [13], [14]:
- Lấy bệnh phẩm bảng que tăm bông kim loại mềm và đàn hồi, dài khoảng 20 cm, một đầu quấn tăm bông that chac to hon hạt gao Que tam bông đựng trong cấc lọ thuỷ tính sạch và hấp sấy vô trùng
- Bệnh nhân ngồi yên, mặt hơi ngửa, há miệng Nếu là rẻ nhỏ thì được bế ngồi lên đùi, hai chân bé được kẹp chặt vào đùi người bế, một tay giữ hai
tay trẻ, tay kia ôm lấy trấn và ghì chặt vào ngực mình
- Người lấy bệnh phẩm một tay dùng đề lưỡi vô khuẩn đè lưỡi bệnh
nhân, tay kia cầm tăm bơng ngốy họng bệnh nhân
- Tăm bông được cho vào ống nghiệm vô trùng (có ghi ký hiệu bệnh
phẩm) và chuyển đến phòng thí nghiệm càng sớm càng tốt 3.2.2.2 Nuôi cấy, phân lập và xác định vì khuẩn
Bệnh phẩm được cấy phân vùng lần lượt lên các môi trường:
- - Thạch máu thường
- - Thạch mau co gentamicin 5 mcg/ml
Trang 35Sau khi cấy, lật ngược đĩa thạch, để tủ ấm 37C, trong môi trường có
5% CO, và để 18 — 24 giờ
Phân lập và xác định S.pneuinoniae:
¢ Hinh thai: Trén dia thach mau cé gentamicin 5 ug/ml, sau 24 giờ
khuẩn lạc S.pneumoniae nhỏ, hơi lồi, mầu xám nhạt, có chóp hình định ghim
xung quanh có vòng tan máu màu xanh Nếu đọc muộn (sau 48 giờ), khuẩn lac det, ở giữa lốm xuống, điều này không xảy ra voi S.viridans
Nhuộm Gram: S.pneumoniae hình cầu, thường đứng thành đôi, bất màu Gram
dương
e_ Xác định tính chất vỉ khuẩn:
Thử nghiệm Optochin: Mục đích của thử nghiệm này là để phân biệt
phế cầu với liên cầu (S.viriđans) Phế cầu nhạy cảm có đường kính vòng vô
khuẩn > 14 mm, còn liên cầu thì không nhạy cảm nên vòng vô khuẩn bé hơn hoặc không có vòng vô khuẩn
Cách làm thử nghiệm này giống như làm kháng sinh đồ khoanh giấy nhưng khoanh giấy Optochin thay cho giấy kháng sinh [12], [19]
Phân lập và xác định A.influenzae:
e Hình thái: Tiên địa thach chocolate có bacitracin 300 wg / ml,
khuẩn lac H.influenzae nho, det bs déu, dudng kinh khoang Imm, mau xém
nhạt, không làm đổi màu môi trường Nhuộm Gram thấy trực khuẩn nhỏ, bắt
mau Gram am
se Xác định tính chát của vi khuẩn: Iinfluenzae chỉ mọc trên môi
trường có 2 yếu tố X và V Môi trường chocolate có 2 yếu tố này, còn môi trường thạch máu chỉ có yếu tố X Để xác định Z/in/luenzứe ta làm thử nghiệm X, V,
Trang 36khoanh giấy trên 2 cm Để tủ ấm 37C, có 5% CO; qua đêm Sau 24 giờ nếu thấy vi khuẩn chỉ mọc xung quanh khoanh giấy XV và ở khoảng giữa 2
khoanh giấy X và V thì đó là H.influenzae [12], [19]
3.2.2.3 Thứ nghiệm tính nhạy cảm của vì khuẩn với kháng sinh bang kỹ thuật định tính
Ap dung phương pháp khoanh giấy kháng sinh khuyếch tán trên thạch của Kirby-Bauer: Đây là phương pháp có thể tiến hành ở các phòng thí nghiệm hàng ngày, không cần nhiều trang thiết bị và máy móc [I2] [19],
[36]
Nguyên lý: Dùng khoanh giấy vô trùng có đường kính và độ dày nhất
định tẩm sản kháng sinh ở nồng độ quy định (dựa vào hiệu lực của từng kháng sinh), đặt lên một đĩa môi trường đã nuôi cấy vi khuẩn Nồng đô vi khuẩn
cũng đã được quy định trước Để tủ ấm cho vi khuẩn mọc và đo đường kính
vòng vô khuẩn xung quanh khoanh giấy kháng sinh, dựa vào đó xác định độ
nhạy cảm của vi khuẩn được thử với kháng sinh đó ˆ
Các bước tiến hành:
e Pha huyền dịch vi khuẩn: Từ một đĩa nuôi cấy vi khuẩn thuần chủng mọc qua đềm trên các môi trường không có chất ức chế, dùng quc cấy vô
trùng lấy 5-10 khuẩn lạc trên đĩa petri, nghiền vào một ống nước muối vô
trùng rồi lắc đều bằng máy lắc, so sánh với độ đục chuẩn Me Farland 0.5 (nếu
đục quá cho thêm nước muối sinh lý, nếu không đủ đục thì cho thêm vi
khuẩn), ta được hỗn dịch vi khuẩn z 103 CEU / ml (Colony Forming Unit -
Đơn vị hình thành khuẩn lạc) Dùng tăm bông võ trùng nhúng vào hỗn dich vi
khuẩn đó, ria đều khắp với những đường bắt chéo nhau 120” lên mặt thạch đã được để tủ ấm cho khô
e Pat cdc khoanh giấy tẩm kháng sinh đã chọn lựa với vi khuẩn được
Trang 37khoanh kia khoảng 2 cm Để 30 phút ở nhiệt độ phòng, sau đó để trong tủ ấm 37C qua đêm Các đĩa thử nghiệm với các chung //influenzae va
S,pneunoniae phải để trong tủ ấm có 5 — 10% CO
e Đọc kết quả: Do đường kính vòng vô khuẩn từ phía sau mặt đĩa bằng thước tính ra mm
e Đánh giá kết quả: căn cứ vào đường kính vòng vô khuẩn, dựa vào tiêuchuẩn quy định sẵn có để xác định mức độ vi khuẩn nhay cảm trung gian
hay kháng kháng sinh
3.3 MỘT SỐ TIÊU CHUẨN ĐÁNH GIÁ
3.3.1 Tiêu chuẩn phân loại mức độ nặng của bệnh:
- Viêm phổi (VP): có đầy đủ các triệu chứng của viêm phối nhưng chưa có suy hô hấp hoặc chỉ có suy hô hấp độ Il (suy hô hấp nhẹ khi trẻ gẵng sức:
khóc, khi bú )
- Viêm phối nang (VPN): tré viêm phổi có suy hô hấp độ 1 (khó thở, tím da và niêm mạc, đầu chi )
- Viêm phối rất nặng (VPRN): trẻ viêm phổi có suy hô hấp độ 3 (khó thở
nhiều, có cơn ngừng thở, nổi vân tím toàn thân ) [14] [24] [36]
3.3.2 Tiêu chuẩn đánh giá hiệu quả điều trị:
- Khỏi: bệnh nhân hết hoàn toàn các triệu chứng bệnh: hết ho, hết sốt,
phối hết ral, các triệu chứng lâm sàng hoàn toàn bình thường
- Đỡ: bệnh nhân giảm các triệu chứng bệnh: tỉnh táo đỡ ho, phổi ít
ral, đỡ hoặc hết sốt
- Không khỏi: bệnh nhân vẫn sốt, tình hình không cải thiện mà có chiều hướng xấu di
- Không đánh giá được: bệnh nhân trốn viện, xin ra viện khi mới bát
Trang 383.3.3 Đánh gia tinh hop ly trong lua chon khang sinh:
Dựa trên những mẫu có kết quả cấy vi khuẩn dịch ty hầu dương tính va
kết quả kháng sinh đồ, căn cứ vào kết quả điều trị thực tế của bệnh nhân, đánh
giá các phác đồ đã điều trị để rút kinh nghiệm và lựa chọn ra các phác đồ
nhằm nâng cao hiệu qủa điều trị
3.4 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP VÀ XỬ LÝ SỐ LIÊU
Số liệu thu được được xử lý theo phương pháp toán thống kê y học trên
Trang 39PHAN 4
KET QUA NGHIEN CUU
151 trẻ viêm phổi từ 1 thang đến dưới 5 tuổi vào điều trị tại khoa Nhi
bệnh viện Thanh Nhàn từ tháng 11/2001 đến 8/2002 được lấy dịch tiết đường
thở từ vùng ty hầu để phân lập vi khuẩn gây bệnh
4.1 MOT SO DAC DIEM CUA MAU NGHIEN CUU
4.1.1 Tỷ lệ trẻ viêm phổi phan theo tuổi và giới tính
Nhiều nghiên cứu đã cho thấy giữa khả năng mắc bệnh viêm phổi với
tuổi, giới tính có những mối quan hệ với nhau Nghiên cứu của chúng tôi có dé cập đến vấn đề này và được trình bày ở bảng | va hinh 1
Trang 40Ty lem A 25 20- 154 Nam Nữ 104 5 0+ KG Hà tớ ch maces cy = 9 2 ie 3 3 - 4 3 - 4) - 60 z ae Ith-I2th >12th- 24th >34th- 36th >36th- 48th >48th- 60th Lớp tuổi
Hình I: Tỷ lệ bệnh nhân phản bố theo tuổi và giới
Bang I và hình 1 cho thấy: số trẻ viêm phổi nhiều nhất là ở lứa tuổi từ I
tháng đến 2 tuổi, nhất là trẻ từ l — 2 tuổi, chiếm tới 60/l51 trường hợp (39,74%), trẻ từ I tháng đến I tuổi chiếm 24,5% Từ sau 24 tháng đến 60 tháng, tỷ lệ mắc viêm phổi giảm dần Với mọi lứa tuổi, tỷ lệ mác bệnh của trẻ
trai đều cao hơn trẻ gái Kết luận này có ý nghĩa thống kê (P < 0,01)
4.1.2 Mức độ nặng của bệnh viêm phổi gặp trong mẫu nghiên cứu
Tất cả các bệnh nhân viêm phổi vào viện điều trị đều được các bác sỹ phân loại mức độ nặng của bệnh dựa trên tiêu chuẩn phân loại bệnh đã trình
bày ở mục 2.2.4 Kết quả phân loại mức độ năng của bênh được biểu thị ở