1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

skkn giảng dạy truyện ngắn từ việc khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn 11

30 1,5K 10

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 4,07 MB

Nội dung

Vì vậy, tôi đã chọn đề tài: “Giảng dạy truyện ngắn từ khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn lớp 11” qua một số tác phẩm: Chữ người tử tù Nguyễn Tuân, Vi hành Nguyễn Ái Quốc, Tinh thầ

Trang 1

SỞ GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI

TRƯỜNG THPT NGUYỄN ĐÌNH CHIỂU

SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ VIỆC KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN Ở MÔN NGỮ VĂN 11

Người thực hiện: NGUYỄN THỊ LAN

Trang 2

SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC

I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN

1 Họ và tên : NGUYỄN THỊ LAN

2 Ngày, tháng, năm sinh: 14/04/1983

8 Nhiệm vụ giảng dạy: giảng dạy môn văn lớp 12A7, 12A8, 11A1,11A2, Chủ nhiệm lớp 12A8.

II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO

- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cao nhất): CỬ NHÂN KHOA HỌC

- Năm nhận bằng: 2005.

- Chuyên ngành đào tạo: Ngữ văn.

III KINH NGHIỆM KHOA HỌC

- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Ngữ văn.

- Số năm kinh nghiệm: 07

- Các sáng kiến trong 5 năm gần đây: “Một số kinh nghiệm dạy tốt phần văn học nước

ngoài ngữ văn 10”

Trang 3

MỤC LỤC

Trang

I LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1

II TỔ CHỨC THỰC HIỆN ĐỀ TÀI 1

1 Cơ sở lý luận 1

1 1.Về khái niệm tình huống truyện 1

1.2 Về phân loại tình huống 2

1.3 Vai trò của tình huống 2

1.4 Cách tiếp cận tình huống… 3

2 Cơ sở thực tiễn 3

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP 4

1 Khai thác tình huống qua một số tác phẩm 5

1.1 Tình huống trong truyện ngắn Chữ người tử tù 5

1.1.1 Xác định tình huống…… 5

1.1.2 Phân tích tình huống 5

1.1.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng 6

1.2 Tình huống trong truyện ngắn Hai đứa trẻ 6

1.2.1 Xác định tình huống 6

1.2.2 Phân tích diễn biến tình huống 7

1.2.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 8

1.3 Tình huống trong truyện ngắn Vi hành 8

1.3.1 Xác định tình huống 8

1.3.2 Phân tích diễn biến tình huống 8

1.3.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 8

1.4 Tình huống trong truyện ngắn Tinh thần thể dục 9

1.4.1.Xác định tình huống 9

1.4.2 Phân tích diễn biến tình huống 9

1.4.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện 9

2 ÁP DỤNG THỰC NGHIỆM TRONG VĂN BẢN CỤ THỂ QUA TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ” (NGUYỄN TUÂN) 9

2.1 Giáo án chưa áp dụng giải pháp của đề tài 10-15 2.2 Giáo án áp dụng giải pháp của đề tài 15-21 IV HIỆU QUẢ CỦA ĐỀ TÀI 22

Trang 4

V ĐỀ XUẤT, KHUYẾN NGHỊ KHẢ NĂNG ÁP DỤNG 23

VI TÀI LIỆU THAM KHẢO 23 VII PHỤ LỤC……… 24

Trang 5

GIẢNG DẠY TRUYỆN NGẮN TỪ KHAI THÁC TÌNH HUỐNG TRUYỆN

Ở MÔN NGỮ VĂN LỚP 11

I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI

Nếu như cấu tứ, mạch cảm xúc là điểm tựa để người đọc khám phá và tìmhiểu một bài thơ thì tình huống truyện chính là yếu tố tạo những bất ngờ và làm

nên nét độc đáo cho câu chuyện Phần nhiều những truyện ngắn được trích giảng

trong chương trình Trung học phổ thông (THPT) là những tác phẩm có cốt truyệnđộc đáo, sâu sắc Thông qua cốt truyện các tác giả muốn chuyển tải tới người đọcnhững vấn đề về triết lí nhân sinh trong cuộc sống Khi phân tích những truyệnngắn này để phục vụ cho việc dạy và học của thầy và trò, giáo viên và học sinh còngặp nhiều khó khăn Bởi có nhiều cách để khai thác, tìm hiểu truyện ngắn như: cóthể đi từ bố cục, cốt truyện; khai thác các tình tiết quan trọng hoặc phân tích, tìmhiểu nhân vật

Theo tôi, ngoài việc tiếp cận tác phẩm truyện ngắn qua phân tích nhân vật,cốt truyện, kết cấu, ngôn ngữ , chúng ta còn có thể tiếp cận từ tình huống của

truyện để làm nổi bật được giá trị của tác phẩm “Vấn đề cơ bản của truyện ngắn

là tình huống của nó” (Nguyễn Viết Chữ, Phương pháp dạy học tác phẩm văn chương theo loại thể, Nxb Đại học sư phạm, Hà Nội, 2006) Vì vậy, tôi đã chọn đề

tài: “Giảng dạy truyện ngắn từ khai thác tình huống truyện ở môn ngữ văn lớp 11” qua một số tác phẩm: Chữ người tử tù (Nguyễn Tuân), Vi hành (Nguyễn Ái

Quốc), Tinh thần thể dục (Nguyễn Công Hoan), Hai đứa trẻ (Thạch Lam)

Qua đề tài này, tôi mong muốn sẽ góp những kinh nghiệm nhỏ của mình

trong việc giảng dạy truyện ngắn Ngữ văn 11, để giúp học sinh tiếp cận, nắm vữngnội dung, phân tích, tạo hứng thú trong quá trình lĩnh hội tri thức Đồng thời, đảmbảo được trọng tâm nội dung bài học với lượng thời gian nhất định Đó là lí do tôichọn đề tài này

II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN

1 Cơ sở lý luận

1 1 Về khái niệm tình huống truyện

Tình huống “là cái tình thế xảy ra truyện” là “một khoảng khắc mà trong

đó dự sống hiện ra rất đậm đặc”, là cái “khoảng khắc chứa đựng cả một đời người” (Nguyễn Minh Châu).

Theo Hêghen, nhà triết học, mỹ học lỗi lạc người Đức (1770- 1831) trong

tác phẩm nổi tiếng Mỹ học đã dành nhiều trang viết về tình huống: “Nói chung

tình huống là một trạng thái có tính chất riêng biệt và trở thành được quy định Ở trong thuộc tính này của nó, tình huống góp phần biểu lộ nội dung là cái phần có được một sự tồn tại bên ngoài bằng sự biểu hiện nghệ thuật”

Nhà văn Nguyễn Kiên đã hơn một lần nói về bản chất và vai trò của tình

huống: “Theo quan niệm của tôi, mỗi truyện ngắn chỉ tập trung vào một tình thế

nảy sinh trong cuộc sống Nếu truyện ngắn có đến hơn một tình thế thì truyện ngắn

Trang 6

đó lập tức bị phá vỡ” (Nhiều tác giả, Nghệ thuật viết truyện ngắn và ký, Nxb

Thanh niên, Hà Nội, 2000, tr 44)

Từ một số ý kiến trên, có thể khái quát về tình huống truyện như sau: Tìnhhuống truyện còn được hiểu là mối quan hệ đặc biệt giữa nhân vật này với nhân vậtkhác; giữa hoàn cảnh và môi trường sống, qua đó nhân vật bộc lộ rõ tâm trạng, tínhcách hay thân phận góp phần thể hiện sâu sắc tư tưởng của tác phẩm

1.2 Về phân loại tình huống

Tình huống tâm trạng: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà ở đó nhân vậtrơi vào một tình thế làm nảy sinh một biến động nào đó trong thế giới tình cảm

Tình huống này, thường dẫn tới một kiểu nhân vật là: Con người tình cảm Nghĩa

là kiểu nhân vật được hiện lên chủ yếu bằng thế giới nội cảm của nó, nhà văn tạodựng nên hình tượng nhân vật chủ yếu bằng một hệ thống chất liệu là cảm giác,cảm xúc với các phức hợp khác nhau của chúng Còn các khía cạnh khác (như

ngoại hình, hành động, lí tính…) ít được quan tâm Ví dụ như truyện ngắn: Hai

đứa trẻ của Thạch Lam.

Tình huống hành động: Là loại sự kiện đặc biệt mà trong đó nhân vật bị đẩytới một tình thế (thường là éo le) chỉ có thể giải quyết bằng hành động Tình huống

này thường hướng tới một kiểu nhân vật: Nhân vật hành động Nghĩa là nhân vật

chủ yếu được hiện lên bằng hệ thống hành vi, hành động của nó, các bình diện

khác ít được quan tâm Do đó, nó quyết định đến diện mạo của toàn truyện: truyện

ngắn giàu kịch tính Thậm chí mỗi thiên truyện, ở dạng rõ nét nhất, có thể coi như

một màn kịch, một vở kịch ngắn trong y phục văn xuôi (Truyện ngắn Nguyễn

Công Hoan là một trường hợp tiêu biểu) Ví dụ: Chữ người tử tù của Nguyễn Tuân, Tinh thần thể dục của Nguyễn Công Hoan.

Tình huống nhận thức: Đó là sự kiện đặc biệt của đời sống mà tại đó nhânvật được đẩy tới một tình thế bất thường: đối mặt với một bài học nhận thức, bậtlên một vấn đề (về nhân sinh, về nghệ thuật) cần phải vỡ lẽ, giác ngộ Kiểu nhân

vật của dạng tình huống này đương nhiên là: Nhân vật tư tưởng Nghĩa là kiểu

nhân vật được khai thác chủ yếu ở đời sống nhận thức lí tính của nó Chất liệu cơbản để dệt nên nhân vật là hệ thống những quan sát, phân tích, suy lí, đúc kết,chiêm nghiệm, toan tính v.v… Mà trường hợp đậm đặc nhất là mỗi nhân vậtgiống như một tư tưởng được nhân vật hoá Diện mạo của loại truyện ngắn này

cũng đương nhiên là nghiêng về triết luận (nhiều truyện ngắn của Nam Cao, và

của Nguyễn Khải ở giai đoạn sau này có lẽ nghiêng về kiểu ấy) Cần lưu ý, ở

những trường hợp cực đoan, nó có thể là truyện ngắn luận đề Ví dụ : Đôi

mắt của Nam Cao.

1.3 Vai trò của tình huống

Nếu đặt vào tình huống, tâm lí, tính cách nhân vật tự bộc lộ rõ nét, đồngthời chủ đề tác phẩm cũng thể hiện sâu sắc Ngoài ra, tình huống truyện còn cótác động tới kịch tính của tác phẩm, tạo nên sức hấp dẫn cho thiên truyện Do

đó, “tạo tình huống là phần lao động quan trọng nhất của qui trình sáng tạo

một truyện ngắn Người viết có được một tình huống đặc sắc là đã có một tiền

Trang 7

đề khá chắc chắn cho thành công của cả truyện ngắn Còn người đọc, nắm được tình huống thì xem như đã có một chìa khoá tin cậy để mở vào thế giới bí

ẩn của tác phẩm” (TS Chu Văn Sơn)

1.4 Cách tiếp cận tình huống

Khi phân tích tình huống cần theo các bước:

- Xác định tình huống

- Phân tích diễn biến tình huống

+ Diện mạo của tình huống (bình diện không gian)

+ Diễn biến của tình huống (bình diện thời gian)

+ Mối liên kết của tình huống với các khâu khác của tác phẩm (chi phối đến

tổ chức hình thức của văn bản nghệ thuật truyện ngắn)

- Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện

+ Về quan niệm: Toát lên quan niệm gì về nhân sinh, thẩm mĩ?

+ Về cảm xúc: Chứa đựng cảm xúc chủ đạo gì?

2 Cơ sở thực tiễn

Chúng ta thấy rằng việc tiếp cận truyện ngắn có nhiều phương pháp Tuynhiên, trong quá trình dạy và học môn Ngữ văn ở trường THPT chưa đạt đượcyêu cầu chất lượng và hiệu quả như mong muốn Có nhiều nguyên nhân dẫn đếntình trạng đó, cả chủ quan lẫn khách quan, có thể nêu ra đây những nguyên nhân

cơ bản:

2.1 Về phía giáo viên

Theo tôi, có rất nhiều nguyên nhân vì có nhiều cách tiếp cận tác phẩm Cáchdạy trước đây phần lớn nặng về lý thuyết thiếu thực hành đã gây nhàm chán vàlãng phí thời gian mà lại không phát huy sự tìm tòi khám phá những điều mới mẻcủa học sinh; Chính vì thế, dẫn đến việc dạy - học chay tràn lan, nặng về thuyếtgiảng một chiều, để trò ghi chép rồi học thuộc ý của thầy Cách học theo lối thụđộng đó không gây được sự hào hứng tìm tòi, khám phá những điều mới mẻ trongmỗi giờ học Vì thế, những kiến thức thu nhận được trở nên hời hợt, vay mượn,không thấm sâu vào trí tuệ, tâm hồn các em

Bên cạnh đó, tài liệu tham khảo phần truyện ngắn dành cho giáo viên trên thịtrường hiện nay quá nhiều, giáo viên gặp không ít khó khăn trong việc lựa chọnsách tham khảo

Trang 8

Riêng đối với Trường tôi, một trường có chất lượng đầu vào nhìn chung thấp

so với mặt bằng chung của các trường công khác trong địa bàn Hơn nữa, học sinhlại có thói quen thụ động, quen nghe, quen chép, ghi nhớ và tái hiện một cách máymóc những gì giáo viên truyền đạt Điều này đã thủ tiêu óc sáng tạo, suy nghĩ củangười học, biến học sinh thành những người quen suy nghĩ và diễn đạt bằng những

ý vay mượn, bằng những lời có sẵn của người khác Do đó, học sinh trở thànhnhững con người lệ thuộc vào sách vở, học sinh không hào hứng và không quenbộc lộ những suy nghĩ, tình cảm của cá nhân trước tập thể, cho nên khi nói và viếthọc sinh gặp rất nhiều khó khăn Chính vì vậy, học sinh bị hạn chế rất nhiều trongviệc tiếp thu và cảm thụ tác phẩm truyện ngắn

Theo kết quả điều tra của bản thân tôi vào đầu năm học bằng phiếu lấy ý kiến:

Câu 1 Trước khi học tác phẩm truyện em có hay đọc tác phẩm trước khi lên lớp:

- Khi học những tác phẩm này, hầu như học sinh phải đọc truyện ở nhà,

nắm được cốt truyện nên phải mất nhiều thời gian Có nhiều học sinh chưa đầu

tư, chưa có thái độ học tập đúng đắn; chưa có thói quen chuẩn bị bài trước khiđến lớp

- Khả năng tiếp thu và cảm nhận những tác phẩm truyện ngắn chưa cao

- Kỹ năng phân tích và cảm thụ những giá trị đặc sắc về nội dung các tácphẩm truyện ngắn còn hời hợt, chưa sâu sắc

Xuất phát từ thực trang học tập môn Ngữ văn Đặc biệt ở việc giảng dạy cáctác phẩm truyện ngắn hiện nay, từ thực tế giảng dạy của bản thân mình, tôi mongrằng đề tài này sẽ được sự đón nhận của đồng đồng nghiệp

III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP

Khi giảng dạy một tác phẩm truyện ngắn, sau phần Giới thiệu chung (giới

thiệu về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của tác giả; giới thiệu về hoàn cảnh ra đời

tác phẩm), trong phần Đọc – hiểu văn bản, tôi thường hướng dẫn học tìm hiểu về

tình huống truyện Xuất phát từ tình huống truyện, tôi khai thác tác phẩm về cáckhía cạnh: nhân vật, kết cấu, nghệ thuật trần thuật,… Từ đó, tôi hướng dẫn họcsinh rút ra được chủ đề tác phẩm

Trang 9

1 Khai thác tình huống truyện qua một số tác phẩm

1.1 Tình huống trong truyện ngắn “Chữ người tử tù”

1.1.1 Xác định tình huống

Trong Chữ người tử tù, Nguyễn Tuân đã xây dựng được một tình huốngtruyện độc đáo Hai nhân vật Huấn Cao và quản ngục, trên bình diện xã hội,hoàn toàn đối lập với nhau Một người tên “địa nghịch”, cầm đầu cuộc nổi loạnnay bị bắt giam, đang chờ ngày ra pháp trường để chịu tội: còn một người làquản ngục, kẻ đại diện cho cái trật tự xã hội đương thời Nhưng cả hai nhân đều

là những con người nghệ sĩ, trên bình diện nghệ thuật, họ là tri âm, tri kỉ vớinhau Nguyễn Tuân đã đặt những nhân vật của mình vào chốn ngục tù tối tăm,độc đáo: mối quan hệ đặc biệt éo le, đầy trớ trêu giữa những tâm hồn tri âm, tri

kỉ Tác giả đã đặt những nhân vật này trong một tình thế đối địch: tử tù và quảnngục Chính tình huống độc đáo này đã làm nổi bật vẻ đẹp của hình tượng HuấnCao, làm sáng tỏ tấm lòng biệt nhỡn liên tài của viên quản ngục, đồng thời cũngthể hiện sâu sắc chủ đề của tác phẩm

1.1.2 Phân tích tình huống

Không gian và thời gian diễn ra cuộc gặp gỡ Không gian là nhà tù việc chochữ vốn là một việc thanh cao, một sáng tạo nghệ thuật lại diễn ta trong một cănbuồng tối tăm, chật hẹp, ẩm ướt, hôi hám của nhà tù (tường đầy mạng nhện, đấtbừa bãi phân chuật, phân gián) Cái đẹp lại được sáng tạo giữa chốn hôi hám, nhơbẩn : Thiên lương cao cả lại tỏa sáng ở chính cái nơi mà bóng tối và cái ác đangngự trị Thời gian là những ngày cuối cùng trước khi ra pháp trường của HuấnCao Không gian và thời gian như thế đã góp phần tạo nên kịch tính cho tìnhhuống

Sự éo le trong thân phận hai nhân vật Trước hết, xét ở bình diện xã hội, họ

là hai kẻ đối địch: Huấn Cao là "giặc" của triều đình - Quản ngục lại là quan củatriều đình Nói một cách khác: Một người dám cầm đầu cuộc khởi nghĩa chống lạitriều đình mục nát - Một người lại là viên quan đại diện cho bộ máy cai trị củachính triều đình mục nát ấy

Xét ở bình diện nghệ thuật, họ lại là tri kỉ, trên cả hai chiều của quan hệ.Chiều đã hiện hình: Huấn Cao có tài hoa và khí phách còn Quản ngục lại ngưỡng

mộ khí phách và tài hoa Chiều tiềm năng: Huấn Cao chỉ cúi đầu trước Thiênlương cao khiết của con người, trong khi đó Quản ngục lại là "một tấm lòng trongthiên hạ" Người nào cũng có những phẩm chất cao quí mà người kia khát khaongưỡng mộ Sự éo le càng tăng gấp bội Bởi vì, về hành động, Quản ngục bị đẩyđến trước một lựa chọn nghiệt ngã đầy tính xung đột Ông ta chỉ được chọn mộttrong hai cách hành động, mà không thể dung hoà cả hai:

Cuộc đối mặt ngang trái Nhìn phía này, đó là cuộc giáp mặt giữa hai loại tù

nhân Huấn Cao là tử tù, theo nghĩa đen Còn Quản ngục là kẻ bị tù chung thân,không hoàn toàn theo nghĩa bóng Trước đến giờ, bề ngoài Quản Ngục vẫn là mộtviên quan của cái triều đình thối nát, nhưng bên trong lại tôn thờ những giá trị caoquí tương phản với triều đình ấy (thuộc về những người chống đối triều đình) Con

Trang 10

người chức phận trói buộc cầm tù con người khát vọng Quản Ngục vẫn sống theolối "xanh vỏ đỏ lòng" Không phải ngẫu nhiên Nguyễn Tuân đã chọn một so sánhrất đẹp để viết về Quản Ngục: "Giữa cái chốn người ta sống bằng lừa lọc phản trắc,thì tấm lòng biết giá người của viên quan cai tù là một thanh âm trong trẻo lạc vàogiữa một bản nhạc mà nhạc luật đã trở nên hỗn loạn xô bồ" Ông ta bị cầm tù chínhtrong môi trường sống của mình Nếu không gặp Huấn Cao chẳng phải ông ta cứ

bị cầm tù thế đến chung thân sao ? Nói cách khác, người này bị cầm tù về nhânthân nhưng luôn tự do về nhân cách, còn người kia tự do về nhân thân nhưng lại bị

cầm tù về nhân cách Nhìn phía kia, đó là cuộc đối chứng giữa hai thứ nhà tù.

Huấn Cao bị cầm tù trong cái nhà tù hữu hình Còn Quản ngục bị cầm tù trong cáinhà tù vô hình Điều này cũng dẫn đến một kết cục không kém phần oái oăm, thoátkhỏi cái nhà tù hữu hình đã khó, nhưng thoát khỏi cái nhà tù vô hình còn khó hơn;Quản Ngục không cứu được Huấn Cao và cũng không tự cứu được mình, cònHuấn Cao chẳng những không cần giải cứu, mà trước khi ra pháp trường lại còncứu được Quản Ngục

1.1.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng

Tình huống ấy chứa đựng một quan niệm sâu sắc: Cái đẹp là bất diệt Dù

thực tại có hắc ám đến đâu cũng không tiêu diệt được cái đẹp Nó mãi mãi là một lítưởng nhân văn cao cả của cõi người này

Tình huống như thế cũng chứa đựng một niềm tin mãnh liệt, rằng: Cái đẹp

sẽ thanh lọc cuộc đời này "Cái đẹp sẽ cứu vớt nhân loại", đó là tư tưởng của

Đôtxtôiepxki, người có ảnh hưởng rất lớn đến tư tưởng của người nghệ sĩ lãng mạnNguyễn Tuân

1.2 Tình huống trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ”

1.2.1 Xác định tình huống

Hai đứa trẻ là một truyện ngắn trữ tình Nội dung truyện chủ yếu diễn ratrong nội tâm thầm kín của nhân vật (Liên) Tình huống của truyện Hai đứa trẻ làmột tình huống trữ tình: Nhân vật truyện đối diện với chính mình trước cảnh tượngquẩn quanh, buồn chán của một phố huyện nghèo chìm trong bóng tối Tình huống

ấy khơi trong lòng Liên nỗi buồn chán khiến chị em cô chỉ khao khát chờ đợichuyến tàu đêm đi qua để trong giây lát được thoát ra khỏi cảnh phố huyện, thảhồn theo một thế giới khác do con tàu mang theo Truyện được kể với một giọngthầm thì, nhỏ nhẹ mà đầy xót thương cho những kiếp người nhỏ bé sống leo léttrong bóng tối và sự buồn chán của một phố huyện nghèo

1.2.2 Phân tích diễn biến tình huống

Cái tình thế nảy ra truyện là hai đứa trẻ trên một phố huyện nghèo Cái phố

huyện này có nguyên mẫu từ phố huyện Cẩm Giàng, nơi Thạch Lam từng sốngmột tuổi thơ buồn và không ít lận đận Đó là một miền quê xơ xác, tiêu điều, quẩnquanh, mòn mỏi Phố huyện dần vào màn đêm hoang vu thăm thẳm như chìmnghỉm vào hư vô; đồ vật có một cái chõng, thì ọp ẹp sắp gẫy; có một manh chiếu;

có một cây đàn, thì cũ kĩ; có những ngọn đèn dầu, thì đều tù mù leo lét Trên cáinền phông cảnh ấy, hiện ra những kiếp người tàn: Bác Xẩm, bà cụ Thi điên… về

Trang 11

khuya, ở chốn phố huyện kia chỉ còn có bóng tối và sự tịch mịch hoàn toàn ngự trị.Tất cả cái thế giới kia được mô tả một cách tự nhiên kín đáo và sinh động, chúngcộng hưởng với nhau góp phần tạo ra cái bầu không khí ảm đạm tàn héo vây phủlên toàn bộ câu chuyện

Hai đứa trẻ này có nguyên mẫu ngoài đời là chính chị em Thạch Lam trongnhững năm thiếu thời khi gia đình còn ở phố huyện Cẩm Giàng Phải cái đận sasút, hai chị em đã phải nghỉ học để trông coi một cửa hàng tạp hoá, phụ giúp vàoviệc sinh nhai của gia đình Vì lẽ ấy mà diễn biến của tình huống cũng hiện thành

và hiện trong diễn biến của tâm trạng hai đứa trẻ

Nhưng sự kiện chủ chốt qui tụ toàn bộ thiên truyện này lại là cuộc đợi tàucủa Liên và An Nói cách khác, tình huống bao trùm toàn bộ tác phẩm lại là cuộcđợi tàu của hai đứa trẻ trên phố huyện nghèo Đây là cuộc đợi tàu lạ lùng Lạ vìchúng đợi tàu chẳng phải vì một mục đích nào thiết thực Chừng như chưa đượcnhìn đoàn tàu thì chúng chưa được sống trọn vẹn một ngày vì:

- Đoàn tàu là hoạt động sống cuối cùng của phố huyện Tàu đến có làmkhuấy động bầu không khí hoang vắng của phố huyện lên một chút Phố huyện cóbừng tỉnh giây lát trong một không khí ồn ào Còn sau khi đoàn tàu đi khỏi, cả phốhuyện sẽ thu mình trong bóng tối như một miền đất chết, như chưa từng có phốhuyện trên đời Chúng cố đợi là để được hoà vào nhịp sống sôi động hiếm hoi đó.Nghĩa là từ sâu trong hồn hai đứa trẻ có một sự chối bỏ, không chịu thoả hiệp vớicuộc sống tẻ ngắt ở chốn này Nghĩa là chúng thèm sống biết bao! Nếu còn mộtđoàn tàu khác, hẳn chúng cũng sẽ cố đợi chờ thôi

- Đoàn tàu là niềm vui duy nhất trong ngày Sớm bị cuộc sống cướp mất tuổithơ, ném vào cuộc mưu sinh cùng với người lớn, nhưng chị em Liên vẫn cứ là “Haiđứa trẻ”, cái tên của tác phẩm nói với ta điều đó Nghĩa là trong chúng vẫn cònnguyên những nhu cầu của trẻ con : nhu cầu vui Trẻ con sống làm sao thiếu đượcnhững trò vui, trò chơi, đồ chơi Nhưng ở phố huyện này biết tìm đâu ra Nhữngthứ ấy cũng thành đồ xa xỉ như phở của bác Siêu rồi Chúng phải tự túc để bù vàothiếu hụt ấy Thế là đoàn tàu trở thành niềm vui duy nhất của chúng Với bé An, cóthể nói, đoàn tàu đã thành một thứ đồ chơi Chừng nào chưa được chơi cái trò nhìnđoàn tàu, chừng ấy chưa thể ngủ yên, chưa sống trọn vẹn một ngày Đoàn tàu củathiên hạ trở thành đồ chơi hờ trong chốc lát của An Chị em Liên muốn đến gần đểđược nhúng mình vào không khí đông vui, vào vùng sáng rực lấp lánh của đoàntàu Ngẫm ra thì đó chỉ là vui nhờ, vui ghé, vui lây thôi Tội nghiệp!

- Đoàn tàu là sứ giả của một cuộc sống khác Vị sứ giả vừa mời gọi vừa lạnh

lùng Thạch Lam viết : “Con tàu đã đem một chút thế giới khác đi qua Một thế

giới khác hẳn…” Nó hoàn toàn tương phản với phố huyện Vụt qua trời đêm của

phố huyện như một vệt sao băng, đoàn tàu cho chúng biết: đâu đó bên ngoài phốhuyện này vẫn có một thế giới khác, ở đó cuộc sống tươi vui hơn, sôi động hơn,đáng sống hơn Trong chúng lại nhen lên những mơ tưởng Chúng chưa kịp vui thì,cũng đúng như một vệt sao băng, đoàn tàu đã mất hút vào bóng tối, mang theo luônvào bóng tối những mơ tưởng của Liên Chạy đến từ Hà nội, chạy đến từ một tuổithơ đã mất, đoàn tàu đã là một tia hồi quang cho chúng được nhìn lại tuổi thơ tươi

Trang 12

vui trong chốc lát An ủi thì ít, xót xa thì nhiều Nhưng, cuộc sống phố huyện khácnào như cái ao tù vô hình đang muốn nhấn chìm cuộc sống của chị em Liên Đoàntàu với chúng cũng tựa hồ một cái phao tinh thần Cố gắng chờ đợi là một nỗ lựccủa chị em Liên Tiếc rằng, đoàn tàu cũng chỉ như một ảo ảnh thôi Vả chăng, đoàntàu hôm nay đã vừa kém đông lại vừa kém sáng đi nhiều rồi Buồn lại thêm buồn!

Hai đứa trẻ con ngồi đợi đoàn tàu, trong mắt người đời có lẽ chỉ là một việcbâng quơ không đâu, thậm chí vô nghĩa Thế mà Thạch Lam lại đã thấy trong đómột ý nghĩa không đùa, thấy nó chứa đựng một khát khao không chỉ của hai đứatrẻ, không chỉ của phố huyện ấy, mà là của cả cái thế giới này: khao khát đổi đời.Thông điệp nhà văn muốn nói qua đó là: hãy cứu lấy những đứa trẻ, cứu lấy tươnglai! cần phải thay đổi cái thế giới tăm tôi này đi! Hãy mang đến một cuộc sốngkhác xứng đáng với con người hơn, một cuộc sống mà con người có quyền sốngtrong hi vọng, chứ không phải đang tàn đi trong vô vọng thế kia Đó là thông điệpcủa một tấm lòng được chuyển tải bằng một tài năng

1.2.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện

Truyện ngắn Hai đứa trẻ thể hiện niềm cảm thương chân thành của Thạch

Lam đối với những kiếp sống nghèo khổ chìm khuất trong mỏi mòn, tăm tối, quẩnquanh nơi phố huyện trước cách mạng và sự trân trọng với những mong ước bénhỏ, bình dị mà tha thiết của họ

1.3 Tình huống trong truyện ngắn “Vi hành”

1.3.1 Xác định tình huống

Vi hành là một truyện ngắn có giá trị châm biếm sắc sảo Một tình huốngnhầm lẫn (tưởng người khách An Nam cùng trên một chuyến tàu điện ngầm là KhảiĐịnh như một kẻ có bộ dạng kì quái, lố lăng, hài hước và một tư cách tầm thường,đốn mạt…Nghệ thuật trần thuật rất độc đáo, luôn chuyển cảnh, chuyển giọng mộtcách linh hoạt bằng hình thức viết thư Cách xây dựng nhân vật cũng đặc sắc: Nhânvật chính không hề có mặt mà lại hiện lên rất cụ thể và đầy vẻ hài hước

1.3.2 Phân tích diễn biến tình huống

Vi hành là một truyện ngắn độc đáo của Nguyễn Ái Quốc – Hồ Chí Minh.Nét độc đáo hấp dẫn trước tiên của Vi hành là tác giả đã sáng tạo ra một tìnhhuống truyện rất độc đáo và lí thú Đó là tình huống nhầm lẫn: đôi trai gái trên tàuđiện ngầm nhầm tác giả với Khải Định Sự nhầm lẫn đó tuy có dụng ý nhưngkhông phải là vô lí Vì đối với người Pháp thật khó phân biệt được những bộ mặtkhác nhau của người da vàng Đối với họ vẫn cái mũi tẹt ấy, vẫn đôi mắt xếch ấy,vẫn cái mặt bủng như vỏ chanh ấy có khác gì đâu Sự nhầm lẫn ấy khiến cho tácgiả có thể nghe lỏm được cuộc trò chuyện thầm kín và tinh quái của đôi trai gáiPháp về Khải Định Vậy là Khải Định không xuất hiện trong tác phẩm mà chândung hắn lại được hiện ra hết sức sinh động và cụ thể Dưới đôi mắt của nhữngngười pháp thì Khải Định như một anh mũi tẹt, mặt bủng đội chụp đèn lên cái đầuquấn khăn, đeo lên người rất nhiều lụa và hạt cườm…Họ nhìn Khải Định

1.3.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện

Trang 13

“Vi hành” là truyện ngắn tiêu biểu cho bút pháp văn xuôi hiện đại Nguyễn

Ái Quốc, thể hiện tài châm biếm sâu sắc cảu tác giả về hoàng đế An Nam và triềuđình nhà Nguyễn, về thái độ của người dân và chính phủ “bảo hộ” đối với ViệtNam và vị hoàng đế này

1.4 Tình huống trong truyện ngắn “Tinh thần thể dục”

1.4.1 Xác định tình huống

Tinh thần thể dục là một truyện ngắn trào phúng Tình huống truyện đượcxây dựng trên một mâu thuẫn trào phúng: Đi xem đá bóng là chuyện giải trí lànhmạnh và rất vui, vậy mà lại tạo ra tai hoạ khủng khiếp cho người nghèo khiến họphải sợ hãi, tìm cách lẫn trốn, hoặc chạy chọt hối lộ để không phải đi…Đặc nhấtcủa truyện về nghệ thuật là ở cách trần thuật: phát hiện ra mâu thuẫn trào phúng rồiphóng đại nói lên để gây cười bằng cách dựng lên những hoạt cảnh với những chitiết sinh động và thủ pháp giễu nhại hóm hỉnh

1.4.2 Phân tích diễn biến tình huống

Có thể thấy tình huống chủ trương thể dục thể thao bịp bợm của chính quyền

thực dân qua phiến trát đòi đủ một trăm người, đúng 12h trưa đến xem, không

được khiếm diện, phiến trát lại còn chỉ rõ phải ăn mặc tử tế, đi đứng nghiêm chỉnh,

và phải vỗ tay luôn luôn; đã thế cuối phiến trát còn đe doạ các thầy không được coi thường, nếu không tuân lệnh sẽ bị cữu Hương Lí đi chiếu theo sổ đinh tìm lượt

cho đủ trăm người, nào bọn lính tuần đi lôi cổ những thằng định chuồn dám không

đi xem đá bóng, nào anh Mịch, bác Phô gái, bà cụ phó Bính, thằng Cò, van xinhoặc thẽ thọt, nhỏ to hoặc dấm dúi, xin xỏ hoặc trốn chui trốn lủi…

Truyện diễn ra theo thời gian tuyến tính: ban đầu Hương Lí nhận phiến trátcủa quan tri huyện X.X; sau đó là cuộc tróc nã người với 3 nhân vật đại diện; cuốicùng là cảnh tượng diễn ra ở sân đình làng Ngũ Vọng vào tờ mờ hôm 29

Như vậy, dù câu truyện rất ngắn diễn ra trong một không gian hẹp với thờigian ít ỏi song nhà văn đã dựng lên các tình huống mâu thuẫn sắc nét, thể hiệnthành công chủ đề của truyện Bởi vậy, truyện vừa giàu giá trị hiện thực vừa cótính chiến đấu và vừa thấm thía cảm hứng nhân đạo

1.4.3 Rút ra ý nghĩa tư tưởng của tình huống truyện

“Tinh thần thể dục” ta đã thấy rõ mâu thuẫn giữa mục đích bề ngoài có vẻrất vui, rất thoải mái của việc tổ chức đi xem đá bóng với thực chất của nó là cảmột tai hoạ ghê gớm đối với đời sống đầu tắt mặt tối của người dân cày khiến cho

kẻ thực thi quyền pháp phải dùng đến cả những biện pháp cưỡng bức quyết liệt vàhùng hổ nhất

3 GIÁO ÁN MINH HỌA CỤ THỂ QUA TRUYỆN NGẮN “CHỮ NGƯỜI

TỬ TÙ” (NGUYỄN TUÂN)

3.1 Giáo án chưa áp dụng giải pháp của đề tài

Tiết 41+42: Đọc văn CHỮ NGƯỜI TỬ TÙ

(Nguyễn Tuân)

Trang 14

Gv cho HS đọc tiểu dẫn SGK và cho

biết phần tiểu dẫn SGK trình bày

những nội dung chính nào?

Hs đọc và trả lời

Nhiều bút danh:

+ Thanh Hà (Thanh hoá- Hà Nội)

nơi khởi nghiệp sự nghiệp văn

chương của ông

- Ngòi bút phóng túng và có ý thức sâusắc về cái tôi cá nhân

Trang 15

Gv cho học sinh tóm tắt đoạn trích

* Hoạt động 2 Đọc hiểu văn bản

TT1: GV giới thiệu thú chơi chữ.

Chữ Hán (Chữ nho): Chữ tượng hình,

viết bằng bút lông, mực tàu Viết theo

khối vuông, tròn, nét thanh, nét đậm,

nét cứng, nét mềm khác nhau

Nghệ thuật chơi chữ nho, viết chữ

nho là thú chơi của các nhà nho mà

người xưa gọi là Thư pháp.

Thú chơi đài các, thanh tao, lịch sự

của những người có văn hoá và khiếu

thẩm mĩ, thường diễn ra ở thư phòng

sang trọng

Em thường nhìn thấy các kiểu viết chữ

nho ở đâu? Có hình dáng như thế

nào?

TT2: Tìm hiểu về Thầy thơ lại

Thầy Thơ lại là người như thế nào?

Lấy dẫn chứng minh hoạ?

in 1938 trên tạp chí Tao đàn, sau đó đổi tên thành: Chữ người tử tù và được in trong tập truyện :Vang bóng một thời.

- Tác phẩm tiêu biểu : Vang bóng một thời.

+ Được in lần đầu 1940 gồm 11 truyệnngắn viết về một thời đã xa nay chỉ còn

vang bóng

+ Nhân vật chính: Phần lớn là nho sĩcuối mùa - những con người tài hoa, bất

đắc chí, dùng cái tôi tài hoa ngông

nghênh và sự thiên lương để đối lập với

xã hội phàm tục

- Tóm tắt : HS tóm tắt theo cảnh, nội dungtruyện

II Đọc hiểu văn bản

1 Giới thiệu thú chơi chữ

- Có 4 kiểu viết:

+ Chân: Chân phương + Thảo: Viết thoáng + Triện: theo hình vuông

+ Lệ: Uốn lượn, hoa mĩ

2 Thầy thơ lại.

- Kẻ giúp việc giấy tờ cho ngục quan

- Là người biết yêu mến khí phách, biếttrọng người tài, nhiệt tình tận tâm với chủ

- Từ thái độ, cử chỉ, đến hành động y trởthành kẻ tâm phúc của ngục quan

Ngày đăng: 28/02/2015, 11:09

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
6. Hà Minh Đức (chủ biên), Lý luận văn học, Nxb Giáo dục, Hà Nội- 2006 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Lý luận văn học
Nhà XB: Nxb Giáo dục
7. Chu Văn Sơn, Chuyên đề Truyện ngắn (Tài liệu dạy lớp Cao học) Sách, tạp chí
Tiêu đề: Chuyên đề Truyện ngắn
1. Sách Ngữ Văn 11 và sách Ngữ Văn 11 nâng cao Khác
2. Sách giáo viên Ngữ Văn 11 và sách giáo viên Ngữ Văn 11 nâng cao Khác
3. Tài liệu bồi dưỡng giáo viên Ngữ Văn 11- Nxb Giáo dục, Hà Nội 2007 4. Sách Lý luận dạy học – Nxb Giáo dục Hà Nội Khác
5. Tài liệu chuẩn kiến thức kĩ năng ngữ văn 11 Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w