1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

41 2,8K 25
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 41
Dung lượng 365,94 KB

Nội dung

Mét sè biÖn ph¸p GI¸O DôC Kü N¡NG SèNG TRONG M¤N §¹O §øc líp 3 PHẦN I: MỞ ĐẦU1. Lý do chọn đề tài:Hiện nay, nội dung giáo dục kỹ năng sống đã được nhiều quốc gia trên thế giới đưa vào dạy cho học sinh trong các trường phổ thông dưới nhiều hình thức khác nhau. Chương trình hành động Dakar về Giáo dục cho mọi người đã đặt ra trách nhiệm cho mỗi quốc gia phải đảm bảo cho người học được tiếp cận với chương trình giáo dục kỹ năng sống phù hợp và kỹ năng sống cần được coi như một nội dung của chất lượng giáo dục.Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứng nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổ thông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: “Học để biết Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống”. Mục tiêu giáo dục toàn diện thế hệ trẻ là trang bị kiến thức, trang bị những năng lực cần thiết cho các em học sinh làm cho các em: Giỏi về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú về tâm hồn, trong sáng về đạo đức.Nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong một số môn học và hoạt động giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự án như: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIVAIDS, giáo dục phòng chống ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích,...Đặc biệt, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các trường phổ thông, giai đoạn 2008 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo.Học sinh Tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đang hình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố. Do đó việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em có thể sống một cách an toàn, mạnh khỏe là việc làm cần thiết. Môn Đạo đức là môn học có thế mạnh trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đây là nội dung môn học chiếm ưu thế giúp các nhà giáo có thể tích hợp một cách hoàn toàn hoặc từng phần nội dung bài học Đạo đức với nội dung giáo dục kỹ năng sống. Đạo đức là môn học dược dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểu học nhằm giáo dục cho học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với các chuẩn mực xã hội. Đó là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh. Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các em biết sồng và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với người thân, bạn bè, xã hội,...giúp các em biết sống có khoa học, có mục đích để trở thành người con ngoan, trò giỏi và là người công dân tốt của xã hội.Do đặc trưng của môn học nên môn Đạo đức lớp 3 có khả năng giáo dục nhiều kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự nhận thức; kỹ năng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duy phê phán, kỹ năng từ chối; kỹ năng hợp tác; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng tìm kiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liên quan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học. Chương trình môn Đạo đức lớp 3 bao gồm 14 bài được thiết kế theo các chủ đề: Gia đình, nhà trường, bản thân và môi trường. Trong mỗi chủ đề có những nội dung bài học cụ thể gắn liền với mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với các chuẩn mực đạo đức, với việc giáo dục quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội. Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3” tại trường Tiểu học Phấn Mễ 1.2. Mục đích nghiên cứu:

Trang 1

Mét sè biÖn ph¸p GI¸O DôC Kü N¡NG SèNG

Ở Việt Nam, để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện thế hệ trẻ, đáp ứngnguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp cộng nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, đápứng yêu cầu hội nhập quốc tế và nhu cầu phát triển của người học, giáo dục phổthông đã và đang được đổi mới mạnh mẽ theo bốn trụ cột của giáo dục thế kỷ

XXI, mà thực chất là cách tiếp cận kỹ năng sống đó là: “Học để biết Học để làm, Học để tự khẳng định mình và Học để cùng chung sống” Mục tiêu giáo dục toàn

diện thế hệ trẻ là trang bị kiến thức, trang bị những năng lực cần thiết cho các emhọc sinh làm cho các em: Giỏi về trí tuệ, cường tráng về thể chất, phong phú vềtâm hồn, trong sáng về đạo đức

Nội dung giáo dục kỹ năng sống được tích hợp trong một số môn học và hoạtđộng giáo dục có tiềm năng trong trường phổ thông Việc giáo dục kỹ năng sốngcho học sinh phổ thông còn được thực hiện thông qua nhiều chương trình, dự ánnhư: Giáo dục bảo vệ môi trường, giáo dục phòng chống HIV/AIDS, giáo dụcphòng chống ma túy, giáo dục phòng tránh tai nạn thương tích, Đặc biệt, rèn luyện

kỹ năng sống cho học sinh được xác định là một trong những nội dung cơ bản của

phong trào thi đua: “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các

trường phổ thông, giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ giáo dục và đào tạo chỉ đạo

Học sinh Tiểu học là những học sinh ở lứa tuổi nhi đồng, các em mới đanghình thành và phát triển các phẩm chất nhân cách, những thói quen cơ bản chưa

có tính ổn định mà đang được hình thành và củng cố Do đó việc giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Tiểu học nhằm giúp các em có thể sống một cách antoàn, mạnh khỏe là việc làm cần thiết Môn Đạo đức là môn học có thế mạnh

Trang 2

trong việc tích hợp và lồng ghép với giáo dục kỹ năng sống, đây là nội dung mônhọc chiếm ưu thế giúp các nhà giáo có thể tích hợp một cách hoàn toàn hoặctừng phần nội dung bài học Đạo đức với nội dung giáo dục kỹ năng sống.

Đạo đức là môn học dược dạy xuyên suốt từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường Tiểuhọc nhằm giáo dục cho học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp vớicác chuẩn mực xã hội Đó là môn học có tiềm năng to lớn trong việc giáo dục kỹnăng sống cho học sinh Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằmbước đầu trang bị cho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổitiểu học, giúp các em biết sồng và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ vớingười thân, bạn bè, xã hội, giúp các em biết sống có khoa học, có mục đích đểtrở thành người con ngoan, trò giỏi và là người công dân tốt của xã hội

Do đặc trưng của môn học nên môn Đạo đức lớp 3 có khả năng giáo dụcnhiều kỹ năng cho học sinh như: Kỹ năng giao tiếp; kỹ năng tự nhận thức; kỹnăng xác định giá trị; kỹ năng ra quyết định và giải quyết vấn đề; kỹ năng tư duyphê phán, kỹ năng từ chối; kỹ năng hợp tác; kỹ năng đặt mục tiêu; kỹ năng tìmkiếm và xử lí thông tin về các vấn đề, hiện tượng trong đời sống thực tiễn có liênquan đến các chuẩn mực đạo đức, pháp luật đã học Chương trình môn Đạo đứclớp 3 bao gồm 14 bài được thiết kế theo các chủ đề: Gia đình, nhà trường, bảnthân và môi trường Trong mỗi chủ đề có những nội dung bài học cụ thể gắn liềnvới mẫu và quy tắc hành vi, gắn liền với các chuẩn mực đạo đức, với việc giáodục quyền và bổn phận của trẻ em trong gia đình, nhà trường, xã hội

Với những lý do trên, tôi chọn nghiên cứu đề tài: “Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3” tại trường Tiểu học Phấn Mễ 1.

2 Mục đích nghiên cứu:

Nghiên cứu lý luận và thực trạng giáo dục kỹ năng sống thông qua daykhọc môn Đạo đức lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1 Từ đó đề xuất các biện phápgiáo dục kỹ năng sống giúp học sinh ý thức được giá trị của bản thân trong trongmối quan hệ xã hội, giúp học sinh hiểu biết thể chất, tinh thần mình, có hành vi,thói quen ứng xử có văn hóa, hiểu biết và chấp hành pháp luật Giúp học sinh có

đủ khả năng tự thích ứng với môi trường xung quanh, tự chủ, độc lập, tự tin khigiải quyết công việc

3 Phạm vi nghiên cứu:

Trang 3

- Phạm vi về quy mô: Là vấn đề giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đứclớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1.

- Phạm vi về không gian: Toàn bộ học sinh lớp 3 trường Tiểu học Phấn Mễ 1

- Phạm vi về thời gian: Từ tháng 8 năm 2012 đến tháng 5 năm 2013

4 Nhiệm vụ nghiên cứu:

- Nghiên cứu cơ sở lý luận của giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thôngqua môn Đạo đức lớp 3

- Nghiên cứu thực trạng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3trường Tiểu học Phấn Mễ 1

- Đề xuất một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3trường Tiểu học Phấn Mễ 1

5 Phương pháp nghiên cứu:

- Phương pháp phân tích, tổng hợp lý thuyết: Thông qua đọc tài liệu, sáchbáo, tạp chí và các tài liệu khác có liên quan đến đề tài

- Phương pháp quan sát:

+ Quan sát học sinh: Thông qua các giờ học môn Đạo đức (lời nói, hànhđộng, nét mặt, cử chỉ, )

+ Quan sát giáo viên: Dự giờ và quan sát giờ dạy Đạo đức của giáo viên

- Phương pháp đàm thoại: Trực tiếp trò chuyện với giáo viên, học sinh đểtìm hiểu nhận thức như thế nào về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống, việc thựchiện các kỹ năng sống như thế nào trong môn Đạo đức lớp 3

- Phương pháp điều tra: Lấy ý kiến của giáo viên, học sinh để thu thậpthông tin cần nghiên cứu

- Phương pháp lấy ý kiến chuyên gia: Gặp các giáo viên có kinh nghiệm,các nhà quản lý giỏi xin ý kiến, trao đổi về những vấn đề có liên quan đến đề tài

- Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Để kiểm nghiệm tính khoa học, tínhkhả thi của các biện pháp đã đề xuất

- Phương pháp thống kê toán học

6 Đóng góp mới của đề tài:

Giáo dục ký năng sống cho học sinh Tiểu học nhằm: Trang bị cho csc emnhững kiến thức hiểu biết về một chuẩn mực về hành vi Đạo đức và pháp luậttrong mối qua hệ của các em với những tình huống cụ thể, những lời nói, việc làmcủa bản thân với những người thân trong gia đình, bạn bè và công việc của lớp, của

Trang 4

trường; với Bác Hồ và những người có công với đất nước, với dân tộc ; với hàngxóm láng giềng với bạn bè quốc tế với cây trồng vật nuôi và nguồn nước.

Giúp các em học tập, rèn luyện những kỹ năng nói, nhận xét, đứng trướctập thể, lựa chọn, thực hiện hành vi ứng xử và quyết đoán

Giúp các em có thái độ trách nhiệm đối với những lời nói, việc làm củabản thân, tự tin vào khả năng của bản thân, yêu thương ông bà, cha mẹ, anh chị

em, bạn bè, biết ơn Bác Hồ, các thương binh liệt sĩ, biết đoàn kết với bạn bè, biếtbảo vệ môi trường

Giúp các em phát triển kỹ năng cá nhân, kỹ năng nhóm, kỹ năng tập thể,xác định rõ giá trị của bản thân và tập thể, sống tự tin, có trách nhiệm với chínhmình và xã hội Giúp các em có thể giải quyết tốt các nhiệm vụ học tập, rèn luyệnđặt ra trong cuộc sống hằng ngày, giúp các em tự chủ, tự tin trong cuộc sống, các

em có thể sống an toàn, khỏe mạnh trong một xã hội luôn biến đổi

7 Kế hoạch nghiên cứu:

* Từ tháng 8/2012 đến tháng 11/2012: Giai đoạn chuẩn bị nghiên cứu đề tài.+ Đăng ký tên đề tài sáng kiến kinh ngiệm;

+ Lập đề cương, lập kế hoạch triển khai nghiên cứu

* Từ tháng 12/2012 đến tháng 01/2013: Giai đoạn nghiên cứu đề tài

+ Sưu tài liệu, số liệu để xây dựng cơ sở lý luận cho đề tài;

+ Sử lý số liệu qua điều tra, nghiên cứu thực tế,

+ Bảo vệ ở hội đồng khoa học trường

+ Hoàn chỉnh văn bản sau khi tiếp thu ý kiến của hội đồng khoa trường

PHẦN II: NỘI DUNG

Trang 5

Chương 1

CƠ SỞ LÝ LUẬN CỦA VIỆC GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

I Lịch sử của vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Tiểu học:

Kỹ năng sống và vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho con người đã xuất hiện

và được nhiều người quan tâm từ xa xưa như học ăn, học nói, học gói, học mở,học dăm ba chữ để làm người, học để đối nhân xử thế, học để đối phó với thiênnhiên Đó là những kỹ năng đơn giản nhất mang tính chất kinh nghiệm, phù hợpvới đời sống và giai cấp của xã hội ở những thời điểm khác nhau

Kỹ năng sống có chủ yếu trong các chương trình hành động của UNESCO(Tổ chức văn hóa, khoa học và giáo dục của Liên hợp quốc), WHO (tổ chức y tếthế giới), UNICEF (quỹ Nhi đồng Liên Hiệp quốc) cũng như trong các chươngtrình hành động của các tổ chức xã hội trong và ngoài nước Trong tài liệu giáodục kỹ năng sống, các tác giả chủ yếu xây dựng hệ thống các kỹ năng của từngloại hoạt động, mô tả chân dung các kỹ năng cụ thể và các điều kiện, quy trìnhhình thành và phát triển hệ thống các kỹ năng đó

Giáo dục kỹ năng sống ở Lào được bắt đầu quan tâm từ năm 1997 với cáchtiếp cận nội dung quan tâm đến giáo dục phòng chống HIV/AIDS được tích hợptrong chương trình giáo dục chính quy Năm 2001 giáo dục kỹ năng sống ở Làođược mở rộng sang các lĩnh vực như giáo dục dân số, giới tính, sức khỏe sinhsản, vệ sinh cá nhân, giáo dục môi trường, v.v…

Giáo dục kỹ năng sống ở Campuchia được xem xét dưới góc độ năng lựcsống của con người, kỹ năng làm việc vì vậy giáo dục kỹ năng sống được triểnkhai theo hướng là giáo dục các kỹ năng cơ bản cho con người trong cuộc sốnghàng ngày và kỹ năng nghề nghiệp

Giáo dục kỹ năng sống ở Malaysia được xem xét và nghiên cứu dưới bagóc độ: các kỹ năng thao tác bằng tay, kỹ năng thương mại và đấu thầu, kỹ năngsống trong đời sống gia đình

Ở Ấn Độ: Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh được xem xét dưới góc độgiúp cho con người sống một cách lành mạnh về thể chất và tinh thần, nhằm phát

Trang 6

năng: Giải quyết vấn đề, tư duy phê phán, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng ra quyếtđịnh, kỹ năng quan hệ lien nhân cách, v.v…

Từ năm học 2002 - 2003 ở Việt Nam đã được thực hiện đổi mới giáo dục phổthông (từ tiểu học đến trung học cơ sở) trong cả nước Trong chương trình Tiểu họcđổi mới đã hướng đến giáo dục kỹ năng sống thông qua lồng ghép một số môn học cótiềm năng như: Đạo đức, Tự nhiên và Xã hội (lớp 1,2,3) và môn Khoa học (lớp 4,5)

Kỹ năng sống được giáo dục thông qua một số chủ đề: “Con người và sức khỏe” - Đề

tài cấp bộ Ts Nguyễn Thanh Bình nghiên cứu về thực trạng kỹ năng sống cho họcsinh và đề xuất một số giải pháp về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Nhìn chung, giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đã được các nước trên thếgiới và Việt Nam quan tâm khai thác, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau,nhưng với vấn đề giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nói chung và giáo dục kỹnăng sống cho học sinh lớp 3 thông qua môn Đạo đức ở trường Tiểu học nóiriêng là vấn đề cần thiết cho các em trong quá trình học tập

II Quan niệm về kỹ năng sống:

Khi quan niệm về kỹ năng sống có rất nhiều quan niệm khác nhau, một số

tổ chức quốc tế đã định nghĩa khái niệm kỹ năng sống như sau:

- Theo tổ chức Y tế thế giới, kỹ năng sống là khả năng để có hành vi thíchứng, tích cực, giúp các cá nhân có thể ứng xử hiệu quả trước các nhu cầu vàthách thức của cuộc sống hang ngày Đó là những kỹ năng mang tính tâm lý xãhội và kỹ năng giáo tiệp được vận dụng trong những tình huống hang ngày đểtương tác một cách hiệu quả với người khác và giải quyết có hiệu quả những vấn

đề, những tình huống trong cuộc sống

- Theo chương trình giáo dục kỹ năng sống của Quỹ nhi đồng Liên hiệpquốc (UNIEF, 1996), kỹ năng sống là cách tiếp cận giúp thay đổi hoặc hình thànhhành vi mới Cách tiếp cận này lưu ý đến sự cân bằng về tiếp thu kiến thức, hìnhthành thái độ kỹ năng

- Theo tổ chức giáo dục, khoa học và văn hóa Liên Hợp Quốc (UNESCO), kỹ

năng sống gắn với bốn trụ cột của giáo dục, đó là: “Học để biết” gồm các kỹ năng

tư duy (tư duy phê phán, tư duy sáng tạo, ra quyết định, giải quyết vấn đề, nhận thức

Trang 7

được hậu quả); “Học để làm người” gồm các kỹ năng cá nhân (ứng phó với căng thẳng, kiểm soát cảm xúc, tự nhận thức, tự tin,…); “Học để sống với người khác”

gồm các kỹ năng xã hội (giáo tiếp, thương lượng, tự khẳng định, hợp tác, làm việc

theo nhóm, thể hiện sự cảm thông); “Học để làm” gồm kỹ năng thực hiện công việc

và các nhiệm vụ (kỹ năng đặt mục tiêu, kỹ năng đảm nhận trách nhiệm,…)

- Các nhà giáo dục Thái Lan xem kỹ năng sống là thực tính hay năng lựctâm lý xã hội giúp cá nhân đương đầu với tất cả tình huống hang ngày một cách

có hiệu quả và có thể đáp ứng với hoàn cảnh tương lai để có thể sống hạnh phúc

- Người Ấn Độ hiểu kỹ năng sống là những khả năng tăng cường sự lànhmạnh về tinh thần và năng lực của con người, gồm có: Kỹ năng giải quyết vấn

đề, tư duy phê phán, tư duy sang tạo, kỹ năng giao tiếp, kỹ năng đàm phán, kỹnăng đối phó với tình trạng căng thẳng, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, hàihòa và kỹ năng ra quyết định

Từ những quan niệm trên, có thể thấy kỹ năng sống bao gồm một loạt các

kỹ năng cụ thể, cần thiết cho cuộc sống hàng ngày của con người Bản chất của

kỹ năng sống là kỹ năng tự quản lý bản than và kỹ năng xã hội cần thiết để cánhân tự lực trong cuộc sống, học tập, làm việc hiệu quả Nói cách khác, kỹ năngsống là khả năng làm chủ bản thân của mỗi người, khả năng ứng xử phù hợp vớinhững người khác và với xã hội, khả năng ứng phó tich cực trước các tình huốngcủa cuộc sống

* Phân loại kỹ năng sống:

Kỹ năng sống được chia thành hai loại: Kỹ năng cơ bản và kỹ năng nângcao Kỹ năng cơ bản gồm kỹ năng nghe, nói, đọc, viết, múa hát, đi, đứng,nhảy,v.v…Kỹ năng nâng cao là sự kế thừa và phát triển các kỹ năng cơ bản dướimột dạng thức mới hơn Nó bao gồm các kỹ năng tư duy logic, sáng tạo, suy nghĩnhiều chiều, phân tích, tổng hợp, so sánh, nêu khái niệm, đặt câu hỏi, v.v…ỞTiểu học, đối với các lớp đầu cấp, kỹ năng cơ bản được xem trọng, còn các lớpcuối cấp nâng dần cho các em về kỹ năng nâng cao Theo đó, chúng ta cần tậptrung rèn luyện cho các em hai nhóm kỹ năng sống sau:

- Nhóm kỹ năng giao tiếp - hòa nhập cuộc sống:

Trang 8

+ Các em biết giới thiệu về bản than, gia đình, về trường lớp và bạn bè,thầy cô giáo.

+ Biết chào hỏi lễ phép trong nhà trường, ở gia đình và nơi công cộng;+ Biết nói lời cảm ơn, xin lỗi Thực tế trong nhà trường, thông qua mônĐạo đức, các hoạt động tập thể học sinh được dạy cách lễ phép nhưng khi đi vàothực tế, nhiều em thiếu kỹ năng giao tiếp, không có thói quen chào hỏi, tự giớithiệu mình với người khác, thậm chí có nhiều em còn không dám nói hoặc khôngbiết nói lời xin lỗi khi các em làm sai;

+ Biết phân biệt hành vi đúng sai, phòng tránh tai nạn Đây là kỹ năngquan trọng mà không phải em nào cũng xử lỹ được nếu chúng ta không rèn luyệnthường ngày

- Nhóm kỹ năng trong học tập, lao động - vui chơi giải trí:

+ Các kỹ năng nghe, đọc, nói, viết, kỹ năng quan sát, kỹ năng đưa ra ý kiếnchia sẻ trong nhóm;

+ Kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, vệ sinh nơi công cộng;

+ Kỹ năng kiểm soát tình cảm, kỹ năng kìm chế thói hư tật xấu sở thích cánhân có hại cho bản thân và người khác;

+ Kỹ năng hoạt động nhóm trong học tập, vui chơi và lao động

Tuy nhiên, trên thực tế, các kỹ năng sống thường không hoàn toàn tách rờinhau mà có liên quan chặt chẽ đến nhau

III Tầm quan trọng của việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong nhà trường:

3.1.Kỹ năng sống thúc đẩy sự phát triển cá nhân và xã hội:

Thực tế cho thấy, có khoảng cách giữa nhận thức và hành vi của conngười, có nhận thức đúng chưa chắc đã có hành vi đúng

Ví dụ: Nhiều người biết hút thuốc lá là có hại cho sức khỏe, có thể dẫn đếnung thư vòm họng, ung thư phổi,…nhưng họ vẫn hút thuốc; có những người làluật sư, công an, thẩm phán,…có hiểu biết rất rõ về pháp luật nhưng vẫn vi phạmpháp luật;…Đó chính là vì họ thiếu kỹ năng sống

Trang 9

Có thể nói kỹ năng sống chính là những nhịp cầu giúp con người biến kiếnthức thành thái độ, hành vi và thói quen tích cự, lành mạnh Người có kỹ năngsống phù hợp sẽ luôn vững vàng trước những khó khăn, thử thách; biết ứng xử,giải quyết vấn đề một cách tích cực và phù hợp; họ thường thành công hơn trongcuộc sống, luôn yêu đời và làm chủ cuộc sống của chính mình Ngược lại, ngườithiếu kỹ năng sống thường bị vấp váp, dễ bị thất bại trong cuộc sống Ví dụ:Người không có kỹ năng ra quyết định sẽ dễ mắc sai lầm hoặc chậm trễ trongviệc đưa ra quyết định và phải trả giá cho quyết định sai lầm của mình; ngườikhông có kỹ năng ứng phó với căng thẳng sẽ hay bị căng thẳng hơn những ngườikhác và thường có cách ứng phó tiêu cực, làm ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe,học tập, công việc của bản thân Hoặc người không có kỹ năng giao tiếp sẽ khókhăn hơn trong xây dựng các mối quan hệ tốt đẹp với mọi người xung quanh, sẽkhó khăn hơn trong hợp tác cùng làm việc, giải quyết những nhiệm vụ chung.

Không những thúc đẩy sự phát triển cá nhân, kỹ năng sống còn góp phầnthúc đẩy sự phát triển của xã hội, gúp ngăn ngừa các vấn đề xã hội và bảo vệquyền con người Việc thiếu kỹ năng sống của cá nhân là một nguyên nhân làmnảy sinh nhiều vấn đề xã hội khác như: nghiện rượu, nghiện ma túy, mại dâm, cờbạc…Việc giáo dục kỹ năng sống sẽ thúc đẩy những hành vi mang tính xã hộitích cực, giúp nâng cao chất lượng cuộc sống xã hội Giáo dục kỹ năng sống còngiải quyết một cách tích cực nhu cầu và quyền con người, quyền công dân đượcghi trong luật pháp Việt Nam và quốc tế

3.2 Giáo dục kỹ năng sống là yêu cầu cấp thiết đối với thế hệ trẻ:

Giáo dục kỹ năng sống càng trở nên cấp thiết đối với thế hệ trẻ, bởi vì:

- Các em chính là những chủ nhân tương lai của đất nước, là những người

sẽ quyết định sự phát triển của đất nước trong những năm tới Nếu không có kỹnăng sống, các em sẽ không thể thực hiện tốt trách nhiệm đối với bản thân, giađình, cộng đồng và đất nước

- Lứa tuổi học sinh là lứa tuổi đang hình thành những giá trị nhân cách,giàu ước mơ, ham hiểu biết, thích tìm tòi, khám phá song còn thiếu hiểu biết sâusắc về xã hội, còn thiếu kinh nghiệm sống, dễ bị lôi kéo, kích động…Đặc biệt là

Trang 10

trong bối cảnh hội nhập quốc tế và cơ chế thị trường hiện nay, thế hệ trẻ thườngxuyên chịu tác động đan xen của những yếu tố tích cực và tiêu cực, luôn được đặtvào hoàn cảnh phải lựa chọn những giá trị, phải đương đầu với những khó khăn,thách thức, những áp lực tiêu cực Nếu không được giáo dục kỹ năng sống, nếuthiếu kỹ năng sống, các em sẽ dễ bị lôi kéo vào những hành vi tiêu cực, bạo lực,vào lối sống ích kỷ, lai căng, thực dụng, dễ bị phát triển lệch lạc về nhân cách.Một trong các nguyên nhân dẫn đến các hiện tượng tiêu cực của một bộ phận họcsinh phổ thông trong thời gian vừa qua như: nghiện hút, bạo lực học đường, đua

xe máy, ăn chơi sa đọa,…chính là do các em thiếu những kỹ năng sống cần thiếtnhư: kỹ năng xác định giá trị, kỹ năng từ chối, kỹ năng kiên định, kỹ năng raquyết định, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng thương lượng, kỹ năng giao tiếp…

Vì vậy, việc giáo dục kỹ năng sống cho thế hệ trẻ là rất cần thiết, giúp các

em rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng, Tổquốc; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực trước các tình huống của cuộcsống, xây dựng mối quan hệ tốt đẹp với gia đình, bạn bè, sống tích cực, chủ động,

an toàn, hài hòa, lành mạnh

3.3 Khả năng giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức ở tiểu học:

Là môn học được dạy từ lớp 1 đến lớp 5 ở trường tiểu học, môn Đạo đứcnhằm giáo dục học sinh bước đầu biết cách sống và ứng xử phù hợp với cácchuẩn mực xã hội Dạy học môn Đạo đức kết hợp hài hòa giữa việc trang bị kiếnthức với bồi dưỡng tình cảm, niềm tin và hình thành kỹ năng, hành vi cho họcsinh Chương trình môn Đạo đức bao gồm một hệ thống các chuẩn mực hành viđạo đức và pháp luật cơ bản, phù hợp với bản thân, với người khác, với côngviệc, với cộng đồng, đất nước, nhân loại, với môi trường tự nhiên

Bản thân nội dung môn Đạo đức đã chứa đựng nhiều nội dung liên quan đến

kỹ năng sống như: kỹ năng giao tiếp, ứng xử (với ông bà, cha mẹ, anh chị em, bạn

bè, thầy cô giáo và mọi người xung quanh); kỹ năng bày tỏ ý kiến của bản thân, kỹnăng ra quyết định và giải quyết vấn đề phù hợp với lứa tuổi (trong các tình huống ởgia đình, nhà trường, xã hội); kỹ năng giữ gìn vệ sinh cá nhân, kỹ năng tự phục vụ

Trang 11

và tự quản lý thời gian, kỹ năng xử lý thông tin về các vấn đề trong thực tiễn đờisống ở nhà trường, cộng đồng có liên quan đến chuẩn mực hành vi đạo đức.

Khả năng giáo dục kỹ năng sống của môn Đạo đức không những thể hiện ởnội dung môn học mà còn được thể hiện ở phương pháp dạy học đặc trưng củamôn học Để các chuẩn mực đạo đức, pháp luật xã hội trở thành tình cảm, niềmtin, hành vi và thói quen của học sinh, phương pháp dạy học môn Đạo đức đã đượcđổi mới theo hướng phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh Quảtrình dạy học tiết đạo đức là quá trình tổ chức cho học sinh thực hiện các hoạt độnghọc tập phong phú, đa dạng như: kể chuyện theo tranh; quan sát tranh ảnh, bănghình, tiểu phẩm; phân tích, xử lý tình huống; chơi trò chơi, đóng tiểu phẩm, múahát, đọc thơ, vẽ tranh, tô màu tranh,…Thông qua các hoạt động đó, sự tương tácgiữa giáo viên - học sinh, học sinh - giáo viên được tăng cường và học sinh có thể

tự phát hiện và chiếm lĩnh tri thức mới Các phương pháp, kỹ thuật dạy học tíchcực như: theo nhóm, theo dự án, nghiên cứu trường hợp điển hình, giải quyết vấn

đề, đóng vai, trò chơi, động não, hỏi chuyên gia,…và chính thông qua việc sử dụngcác phương pháp, kỹ thuật dạy học tích cực đó, học sinh đã được tạo cơ hội đểthực hành, trải nghiệm nhiều kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi

3.4 Mục tiêu giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo Đức

Việc giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức nhằm bước đầu trang bịcho học sinh các kỹ năng sống cần thiết, phù hợp với lứa tuổi tiểu học, giúp các

em biết sống và ứng xử phù hợp trong các mối quan hệ với những người thântrong gia đình, với thầy cô giáo, bạn bè và những người xung quanh; với cộngđộng, quê hương, đất nước, với môi trường tự nhiên; giúp các em bước đầu biếtsống tích cực, chủ động, có mục đích, có kế hoạch, tự trọng, tự tin, có kỷ luật,biết hợp tác, giản dị, tiết kiệm, gọn gang, ngăn nắp, vệ sinh,…để trở thành conngoan trong gia đình, học sinh tích cực của nhà trường, công dân tốt của xã hội

Trang 12

Chương 2

THỰC TRẠNG GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG CHO HỌC SINH

THÔNG QUA MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3

I Vài nét về khách thể điều tra:

Để khảo sát thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh của nhà trương,tôi tiến hành khảo sát khối lớp 3 đó là:

*Lớp 3A: Do nhà giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh làm chủ nhiệm có 30 học sinh.Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:

- Lớp tiên tiến xuất sắc

- Có 1 học sinh đạt giải cấp tỉnh;

- Có 3 học sinh đạt giải cấp huyện;

- Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 8 học sinh tiên tiến

*Lớp 3B: Do nhà giáo Phạm Thị Kim Oanh làm chủ nhiệm có 30 học sinh.Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:

- Lớp tiên tiến xuất sắc

- Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện;

- Có 17 học sinh giỏi cấp trường; 7 học sinh tiên tiến

*Lớp 3C: Do nhà giáo Đỗ Thị Thúy làm chủ nhiệm có 29 học sinh

Những thành tích nổi bật trong năm học vừa qua là:

- Lớp tiên tiến xuất sắc

- Có 1 học sinh đạt giải cấp huyện;

- Có 12 học sinh giỏi cấp trường; 10 học sinh tiên tiến

Với những thành tích nổi bật trên, đội ngũ giáo viên của khối 3 đều thườngxuyên quan tâm đến chất lượng dạy và chất lượng giáo dục toàn diện học sinh, đặcbiệt quan tâm đến việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh Đây là một trong nhữngyếu tố thuận lợi cho việc triển khai chương trình giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

II Thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh trong môn Đạo đức lớp 3:

2.1 Nhận thức của giáo viên trong việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Gặp trực tiếp 3 giáo viên chủ nhiệm của 3 lớp nêu trên tôi nhận thấy cả 3nhà giáo đều có ý kiến rằng: giáo dục kỹ năng sống cho học sinh là việc làm rất

Trang 13

cần thiết trong xã hội hiện nay, nhằm giúp học sinh có thể thích ứng với cuộcsống không ngừng biến đổi và chủ động sáng tạo trước những thay đổi của môitrường sống.

Trong cuộc sống hàng ngày mỗi chúng ta phải đối mặt với rất nhiều tìnhhuống, có những tình huống rất đơn giản nhưng ngược lại có những tình huống lạirất phức tạp đòi hỏi con người ta phải có một kỹ năng sống tối thiểu Qua điều tranghiên cứu nhận thức của giáo viên về vai trò, ý nghĩa của kỹ năng sống có 100%giáo viên đều đánh giá kỹ năng sống có vai trò, ỹ nghĩa rất quan trọng cho mỗi cánhân học sinh Khi tôi tiến hành phỏng vấn cô giáo Bàng Thị Hoàng Hạnh - Khốitrưởng khối lớp 3 cô trả lời rằng: Trong hoàn cảnh hội nhập hiện nay và hướng tớithực hiện 4 mục tiêu lớn mà giáo dục đề ra đó là:

- Học để biết, đòi hỏi người học phải giỏi về tri thức

- Học để làm, đòi hổi người học không những chỉ giỏi về tri thức mà cònthành thạo về kỹ năng thực hành

- Học để chung sống, đòi hỏi người học phải có kỹ năng sống, kỹ năng hòanhập, kỹ năng hợp tác

- Học để làm người, đòi hỏi người học phải có sự hội tụ của tất cả các mụctiêu nêu trên

Do việc trang bị cho học sinh vốn tri thức về kỹ năng sống là vấn đề rất quantrọng cần được quan tâm ngay từ khi trẻ mới sinh và thường xuyên phát triển trongsuốt cuộc đời con người, đối với học sinh tiểu học lại càng cần thiết vì nó góp phầnhình thành những giá trị nhân cách gốc cho học sinh

2.2 Nhận thức của học sinh về kỹ năng sống

Tôi tiến hành hỏi một số học sinh của khối 3 về kỹ năng sống như:

Em có được nghe thấy kỹ năng sống không?

Em có biết kỹ năng sống là gì không?

Em có quan tâm đến việc rèn luyện kỹ năng sống cho mình không? v.v

Thông qua trò chuyện với các em tôi nhận thấy các em đều đã có những nhậnthức cơ bản về kỹ năng sống như em Trần Xuân Hiển lớp 3A nói rằng: Em đã đượcnghe các cô giáo nói nhiều về kỹ năng sống, em hiểu kỹ năng sống là kỹ năng giao

Trang 14

tiếp, kỹ năng xử lý tình huống, kỹ năng đặt vấn đề, kỹ năng ra quyết định, kỹ năngnói trước đông người, v.v

Khi tôi tiến hành khảo sát thực trạng thái độ của học sinh lớp 3 về việc thamgia xử lý tình huống qua môn Đạo đức, kết quả thu được như sau:

Thái độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3

Nhìn vào bảng số liệu tôi thấy 57 học sinh (chiếm 64.1%) các em rất thích thamgia xử lý những tình huống trong bài học đạo đức, có 20.2% các em thích tham gia xử

lý tình huống, như vậy có thể khẳng định phần lớn học sinh lớp 3 đều thích và rất thíchtham gia xử lý tình huống Đây là một thông tin rất quan trọng bởi hiệu quả của việcgiáo dục kỹ năng sống nói chung, kỹ năng xử lý tình huống nói riêng phụ thuộc khôngnhỏ vào hứng thú tập luyện và rèn luyện của học sinh đặc biệt lớp 3A có 86.7% họcsinh thích và rất thích tham gia xử ký tình huống chiếm tỉ lệ cao nhất trong lớp 3 Tuynhiên bên cạnh đó vẫn còn tỉ lệ học sinh có thái độ không thích còn chiếm tỉ lệ 3.4%,như vậy hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho họ sinh chưa được các em tham gia mộtcách triệt để với thái độ tích cực và tự giác Khi được hỏi vì sao mà các em có nhậnthức như vậy? Các em trả lời rằng: Chúng em rất thích tham gia xử lý tình huống trongcác bài học đạo đức nhưng do lớp em tương đối đông nên chúng em ít được trực tiếptham gia nên chỉ thấy bình thường thôi Bên cạnh đó còn có một số nguyên nhân họcsinh không có thái độ tích cực tham gia xr lý tình huống là do thái độ ngại tham gia,biết nhưng không dám nói, nhút nhát khi đứng trước đông người

Để hiểu sâu về thái độ của các em tôi đã tiến hành khảo sát câu hỏi: Mức độtham gia xử lý tình huống thông qua dạy học môn Đạo đức được thực hiện như thếnào? Kết quả thu được như sau:

Mức độ Số lượngLớp 3A Lớp 3B Lớp 3C Tổng cộng

Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ Số lượng Tỉ lệ

Trang 15

Không thường

Mức độ tham gia xử lý tình huống trong môn Đạo đức lớp 3

Qua bảng số liệu ta thấy, thực trạng học sinh được trực tiếp tham gia xử lýtình huống là không được thường xuyên chiếm tỉ lệ 68.5% do vậy đây cũng là mộttrong những nguyên nhân dẫn tới học sinh bị yếu về kỹ năng xử lý tình huống Mớichỉ có 24.7% học sinh được tham gia xử lý tình huống một cách thường xuyên Mứckhông thường xuyên chiếm tỉ lệ khá cao

Qua kết quả khảo sát trên tôi có nhận xét: môi trường tập luyện, rèn luyện kỹnăng sống của học sinh chưa tốt, giáo viên chưa thu hút được học sinh tham gia vào cáchoạt động rèn luyện kỹ năng sống Tỉ lệ học sinh thường xuyên tham gia rèn luyện kỹnăng sống là thấp (chiếm 24.7%) Đặc biệt vẫn còn có số lượng học sinh chưa bao giờtham gia xử lý tình huống chiếm tỉ lệ 6.7% Từ đó tôi khẳng định vấn đề đặt ra trongcác giờ học chiếm ưu thế trong giáo dục kỹ năng sống, các buổi sinh hoạt ngoại khóa,hoặc tổ chức hoạt động giáo dục ngoài giờ lên lớp ở trường, giáo viên cần có nhữngbiện pháp đổi mới phương pháp dạy học, phương pháp giáo dục, các hình thức tổ chứcgiáo dục để tạo môi trường tập luyện, rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

2.3 Thực trạng về nội dung giáo dục kỹ năng sống qua môn Đạo đức lớp 3

Trong quá trình dạy môn Đạo đức giáo viên đã quan tâm đến việc giúp họcsinh biết đề xuất cách giải quyết, xử lý tình huống đã đặt ra, biết phân tích cái lợi,cái hại của từng cách xử lí, biết kiên định với cách lựa chọn mà các em cho là đúng.Như vậy, trong quá trình dạy học môn Đạo đức lớp 3, nội dung giáo dục kỹ năngsống cho học sinh đã được giáo viên quan tâm và thực hiện Để tìm hiểu sâu về vấn

đề này tôi đã xây dựng phiếu điều tra như sau:

Môn Đạo đức có thể tích hợp với nội dung giáo dục kỹ năng sống vì:

a Nội dung môn Đạo đức gắn liền với giáo dục kỹ năng sống

b Mục tiêu, nội dung môn Đạo đức gắn liền với mục tiêu giáo dục kỹ năng sống

c Nội dung bài học Đạo đức có thể rút ra những kết luận về giáo dục kỹ năngsống cho học sinh

d Các lí do khác

Trang 16

Tóm lại, qua tìm hiểu thực trạng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh lớp 3thông qua môn Đạo tôi có nhận xét như sau:

- Phần lớn giáo viên đều nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc giáo dục

kỹ năng sống cho học sinh, đa số giáo viên đều cho rằng cần thiết phải giáo dục kỹnăng sống cho học sinh một cách thường xuyên

- Giáo viên đã quan tâm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh nhưng phươngpháp, hình thức thực hiện còn hạn chế, đặc biệt là môi trường rèn luyện kỹ năngsống cho học sinh chưa được quan tâm

- Tính tự chủ trong việc xử lý tình huống chưa cao, học sinh còn thiếu tự tin,nhút nhát khi xử lý tình huống, vì vậy phần lớn các em không tự quyết định mà phụthuộc vào ý kiến của bạn, nhóm bạn

- Có nhiều nguyên nhân dẫn đến việc thực hiện kỹ năng sống của học sinhchưa cao, thiếu tự tin do chưa có sự kết hợp giữa nhà trường - Gia đình trong việcgiáo dục kỹ năng sống Gia đình phải đóng vai trò nền tảng để tiến hành giáo dục kỹnăng sống cho học sinh, nhưng thực tế cho thấy hầu hết các gia đình hiện nay chưaquan tâm đến điều đó là ảnh hưởng đến chất lượng giáo dục kỹ năng sống cho họcsinh trong nhà trường Do giáo viên chưa có thói quen rèn kỹ năng sống cho họcsinh trong các giờ lên lớp mà chủ yếu quan tâm tới việc trang bị kiến thức và một số

kỹ năng thực hành của nội dung chương trình dạy học đã xây dựng Các hoạt độngngoại khóa theo môn học nhằm giáo dục kỹ năng sống cho học sinh ít được nhàtrường và giáo viên quan tâm

Chương 3 MỘT SỐ BIỆN PHÁP VÀ KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC

I Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3:

Trang 17

1.1 Thống nhất giữa các lực lượng trong việc thực hiện nội dung giáo dục

Bồi dưỡng năng lực giáo dục kỹ năng cho giáo viên thông qua các cuộc hộithảo, sinh hoạt chuyên đề nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh

Hướng dẫn chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục kỹ năng sống qua các hìnhthức cụ thể sau:

- Tích hợp hoàn toàn nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống

- Tích hợp từng phần nội dung bài học với nội dung giáo dục kỹ năng sống

- Rút ra kết luận về giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua nộidung bài học

Giáo viên cần phải có nhận thức đúng về ý nghĩa, tầm quan trọng của giáodục kỹ năng sống trên cơ sở đó có biện pháp và phương pháp cũng như hình thứcphù hợp nhằm tích hợp nội dung giáo dục kỹ năng sống một cách hiệu quả

Gia đình và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trườngtrong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để giáo dụcnhân cách cho học sinh Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt, vì vậy giáo viênphải là người mẫu mực về kỹ năng sống để cho học sinh học tập và làm theo

1.2 Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống.

Môi trường hoạt động là toàn bộ những điều kiện vật chất và tinh thần diễn raxung quanh, là nơi diễn ra hoạt động học tập và rèn luyện của học sinh Môi trườnghoạt động tốt là môi trường mà ở đó, học sinh được thoải mái, tự tin thực hiện cáchoạt động của mình, được tôn trọng, được bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình,được nghe, được làm và xem người khác cùng làm với đầy đủ các điều kiện hỗ trợ.Môi trường hoạt động bao gồm cả môi trường vật chất và môi trường tinh thần

Trang 18

Môi trường vật chất bao gồm tổng thể những yếu tố vật chất đảm bảo chocác hoạt động được diễn ra một cách thuận lợi, như cấu trúc không gian, sự sắpxếp, bố trí các đồ dung, trang thiết bị, phương tiện, tài liệu phục vụ cho các hoạtđộng phong phú của học sinh trong quá trình học tập.

Môi trường tinh thần là những mối quan hệ, những tương tác xảy ra giữa cácchủ thể trong quả trình thực hiện các hoạt động học tập và rèn luyện bao gồm mốiquan hệ giữa giáo viên và học sinh, giữa học sinh với học sinh và giữa học sinh vớinhiệm vụ của hoạt động Môi trường góp phần tạo nên động cơ, mục đích, hứngthú, phương tiện thực hiện hoạt động cho học sinh, tạo điều kiện thuận lợi cho việctiến hành các hoạt động hình thành và phát triển kỹ năng sống cho học sinh

Tạo môi trường hoạt động cho học sinh thực chất là quá trình đảm bảonhững điều kiện về vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện cáchoạt động của học sinh được diễn ra đat hiệu quả cao nhất Việc tạo lập môitrường hoạt động cho học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượnggiáo dục trong và ngoài nhà trường Trong quá trình dạy học trên lớp, giáo viên

có thể tiến hành các kỹ thuật sau để tạo lập môi trường hoạt động cho học sinh:

- Thông báo cho học sinh kế hoạch của bài học, chương trình học, tiết học

- Thiết lập các định hướng bài học, chương học, tiết học, mục tiêu rènluyện kỹ năng sống cho học sinh

- Thông báo đề cương bài học một cách rõ ràng, cách thức tiến hành,những nội dung sẽ được đề cập, những biện pháp cần tiến hành và các quy tắc cơbản cần tuân theo

- Sử dụng phương pháp “Phá vỡ tảng băng”, hoặc “làm nóng” bằng cách cung

cấp những thông tin cho học sinh, đưa ra những tình huống giả định cho học sinh

- Sử dụng các biện pháp như “tấn công não”, giải quyết các bài tập tình

huống hoặc sử dụng một mẩu chuyện hay một đoạn video, một hệ thống nhữngcâu hỏi mang tính vấn đề,…nhằm kích thích hứng thú học tập của học sinh

Trong các hoạt động dạy học môn Đạo đức cần phối hợp giữa các lựclượng giáo dục, giữa nhà trường - gia đình - xã hội để tạo lập môi trường hoạtđộng cho học sinh thông qua các biện pháp sau:

Trang 19

- Giáo viên cần quan tâm tới mọi mặt của đời sống các thành viên trong lớp.

- Giáo viên cần tạo lập được một đội ngũ tự quản có phẩm chất và năng lựctốt, có khả năng kết nối các thành viên trong lớp với các hoạt động chung

- Xây dựng các phong trào hoạt động chung phù hợp với sở thích, nguyệnvọng của học sinh phù hợp với lứa tuổi, phù hợp với thực tiễn; Tạo điều kiện đểcác em vận dụng kiến thức đã được lĩnh hội vào việc giải quyết các tình huống cụthể trong bài học để từ đó có những quyết định đúng

- Trang bị đầy đủ các phương tiện, cơ sở vật chất cho các hoạt động củahọc sinh như phòng học có các trang thiết bị dạy học hiện đại, các điều kiện vềsân chơi, các phòng chức năng để tổ chức các hoạt động tập thể

- Có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trườngtrong việc tổ chức các hoạt động cho học sinh, các hoạt động phải đa dạng và liên tục

- Học sinh cần tự giác, tích cực tham gia các hoạt động không chỉ để giảitrí mà còn để phát triển những kỹ năng cần thiết cho bản thân

Giáo viên cần có biện pháp nhằm khuyến khích học sinh thay đổi thói quenhành vi theo chiều hướng tích cực, giúp các em chấp nhận sự thay đổi và sẵnsang thực hiện sự thay đổi theo định hướng của giáo viên và nội dung rèn luyện

1.3 Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh

Bài tập thực hành kỹ năng sống là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằmtạo lập môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quanđiểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống

Bài tập thực hành kỹ năng sống được thực hành trong quá trình học mônĐạo đức là thông qua mục tiêu nội dung bài học giáo viên tích hợp nội dung giáodục kỹ năng sống trên cơ sở đó thiết kế các bài tập vận dụng tri thức học sinh đãhọc để xử lí các tình huống thường gặp hàng ngày Bài tập thực hành kỹ năngsống có thể tồn tại dưới nhiều hình thức khác nhau như:

- Bài tập dưới dạng một trò chơi đóng vai;

- Bài tập dưới dạng một tình huống cần xử lí;

Trang 20

- Bài tập dưới dạng một câu chuyện chưa có hồi kết đòi hỏi người đọc,người nghe phải quyết định hay cách ứng xử của mình;

- Cũng có thể bài tập là một bài khảo sát xâm nhập thực tế hay viết một bàiluận sau khi quan sát thực tế

Quy trình xây dựng bài tập thực hành và sử dụng bài tập thực hành:

Bước 1: Nghiên cứu mục tiêu, nôi dung bài học đạo đức để lựa chọn kỹ

- Xác định những nội dung cơ bản cho bài học cần thực hành nhằm củng

cố, vận dụng kiến thức để rèn luyện kỹ năng sống

Bước 2: Lựa chọn hình thức để thực hiện bài tập thực hành.

Giáo viên căn cứ vào nội dung kiến thức của bài đạo đức để lựa chọn dạngbài tập cho phù hợp Các dạng bài tập giáo viên có thể lựa chọn là các bài tậpsau:

- Bài tập dưới dạng trò chơi đóng vai;

- Bài tập dưới dạng xử lí tình huống;

- Bài tập dưới dạng viết tiếp câu chuyện chưa có hồi kết,…

Bước 3: Thiết kế câu chuyện có chứa đựng nội dung rèn luyện kỹ năng

sống phù hợp với nội dung bài học đạo đức

Bài tập được lựa chọn phải có khả năng củng cố kiến thức bài học đạo đứcđồng thời phải rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh Nội dung bài tập phải phù hợpvới đặc điểm trình độ nhận thức của học sinh, phù hợp với thời gian dành cho bài học

Bước 4: Thực hiện tích hợp với nội dung của bài học trong phần tiết 2 của

bài học đạo đức là rèn kỹ năng, hành vi

Bước 5: Đánh giá nhận xét kết quả tham gia thực hành kỹ năng hành vi của

học sinh và nhóm học sinh

Điều kiện để thực hiện các bước trên là:

Ngày đăng: 28/02/2015, 09:41

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.Phấn Mễ, ngày 20 tháng 5 năm 2013 XÁC NHẬN ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phấn Mễ, ngày 20 tháng 5 năm 2013
1. Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại, lí luận, biên pháp kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002 Khác
2. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005 Khác
3. Nguyễn Thị Oanh: kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. NXB trẻ, 2005 Khác
4. Phạm Hồng Quang: Môi trường giáo dục, Đề tài khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2005 Khác
5. Nguyễn Tiến Đạt: Khái niệm ”kỹ năng” và khái niệm ”kỹ xảo trong đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp”, tạp chí phát triển Giáo dục, 2006 Khác
6. Lưu Thu Thủy (chủ biên): Giáo trình Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục, 2006 Khác
7. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007 Khác
8. Nguyễn Thị Tính: Giáo trình phương pháp dạy học Đạo đức trường Tiểu học, NXB Đại học Thái Nguyên, 2008 Khác
9. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học: NXB Giáo dục Việt Nam, 2010 Khác
10. Lưu Thu Thủy (chủ biên): Bài tập thực hành kỹ năng sống lớp 3, NXB Đại học sư phạm, 2011 Khác
11. Tập san nghiên cứu giáo dục năm 2002 - 2003 - 2004 - 2005. Bộ giáo dục và đào tạo Khác

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w