0
Tải bản đầy đủ (.doc) (41 trang)

Bài học kinh nghiệm:

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 (Trang 34 -34 )

Các biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua môn Đạo đức lớp 3 bao gồm:

- Thống nhất giữa các lực lượng trong việc triển khai thực hiện nội dung giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy môn Đạo đức lớp 3 là gia đình và các lực lượng xã hội cần có sự phối hợp đắc lực với nhà trường trong việc giáo dục kỹ năng sống thông qua dạy học môn Đạo đức để giáo dục nhân cách cho học sinh. Trong đó giáo viên là lực lượng nòng cốt, vì vậy giáo viên phải là người mẫu mực về kỹ năng sống để học sinh học tập và noi theo.

- Tạo môi trường thuận lợi để học sinh có cơ hội rèn luyện kỹ năng sống là quá trình đảm bảo những điều kiện về cơ sở vật chất và tinh thần cần thiết phục vụ cho việc thực hiện các hoạt động của học sinh được diễn ra đạt hiệu quả cao nhất. Việc tạo lập môi trường hoạt động của học sinh cần có sự phối hợp chặt chẽ của các lực lượng giáo dục trong và ngoài nhà trường.

- Thiết kế bài tập thực hành kỹ năng sống trong quá trình dạy học môn Đạo đức để rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là loại bài tập do giáo viên thiết kế nhằm tạo môi trường, tạo cơ hội cho học sinh trải nghiệm, thể nghiệm thái độ, quan điểm và hành vi ứng xử của mình trước các vấn đề của cuộc sống hàng ngày.

- Đổi mới phương pháp dạy học môn Đạo đức theo hướng tăng cường rèn luyện kỹ năng sống cho học sinh là dạy học đạo đức cần đi từ quyền và bổn phận của trẻ em. Với cách tiếp cận đó đòi hỏi việc dạy đạo đức phải nhẹ nhàng, sinh động tránh áp đặt, thông tin một chiều hay cứng nhắc. nhàm chán. Dạy học đạo đức cần phải được tích hợp với giáo dục kỹ năng sống cho học sinh và được tiến hành với các phương pháp nhằm tăng cường tổ chức hoạt động cho học sinh và huy động được vốn sống, vốn kinh nghiệm, giúp học sinh tự khám phá tri thức, tự rèn luyện kỹ năng, hành vi.

- Đổi mới phương pháp điều tra, đánh giá kết quả học tập môn Đạo đức gắn liền với đánh giá kỹ năng sống của học sinh là một khâu trong quá trình

dạy học và quá trình giáo dục học sinh. Kiểm tra, đánh giá nếu làm tốt sẽ tạo động lực cho quá trình dạy học và quá trình giáo dục vận động phát triển không ngừng. Giữa nội dung dạy học đạo đức với phương pháp kiểm tra, đánh giá có quan hệ mật thiết với nhau, khi nội dung dạy học đạo đức đổi mới theo hướng tích hợp nội dung giáo dục giáo dục kỹ năng sống thì phương pháp kiểm tra, đánh giá cần có sự thay đổi theo hướng tích hợp nhằm tạo động lực cho học sinh, kích thích học sinh tích cực học tập rèn luyện để không ngừng rèn luyện hân cách.

Giữa các biện pháp giáo dục kỹ năng sống nêu trên có mối quan hệ mật thiết với nhau, nó bổ sung kết quả cho nhau và là điều kiện của nhau cùng thực hiện tốt mục tiêu giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ1. Kết luận: 1. Kết luận:

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học là một vấn đề vô cùng quan trọng nhằm giúp học sinh rèn luyện hành vi có trách nhiệm đối với bản thân, gia đình, cộng đồng; giúp các em có khả năng ứng phó tích cực, chủ động, an toàn, hài hòa, lành mạnh.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh thông qua dạy học môn Đạo đức là hoạt động hướng dẫn, chỉ đạo của giáo viên trong quá trình dạy học đạo đức tác động lên học sinh nhằm giúp học sinh lựa chọn hay tự đưa ra hàng loạt những quyết định, kết luận đứng trước những yêu cầu, nhiệm vụ đặt ra trong học tập hay trong cuộc sống.

Giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học không thể hình thành trong “ngày một, ngày hai” mà đòi hỏi phải có cả một quá trình: nhận thức - hình thành thái độ - thay đổi hành vi. Thay đổi hành vi, thái độ và giá trị ở từng con người là một quá trình khó khăn, do đó các nhà giáo dục cần kiên trì chờ đợi và tổ chức các hoạt động liên tục để học sinh duy trì hành vi mới và có thói quen mới. Giáo dục kĩ năng sống cho học sinh tiểu học cần thực hiện ở mọi lúc, mọi nơi và thực hiện càng sớm càng tốt đối với trẻ em. Môi trường giáo dục được tổ chức nhằm tạo cơ hội cho học sinh áp dụng kiến thức và kỹ năng vào các tình huống “thực” trong cuộc sống. Việc giáo dục kỹ năng sống cho học sinh một trong những nội dung cơ bản của phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” trong các nhà trường phổ thông giai đoạn 2008 - 2013 do Bộ Giáo dục và đào tạo chỉ đạo. Kỹ năng sống rất đa dạng và mang đặc trưng vùng miền đòi hỏi người giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo cho phù hợp với nhu cầu, trình độ của học sinh và đặc điểm, hoàn cảnh của nhà trường, địa phương. Giáo dục kỹ năng sống không phải chỉ là công việc của giáo viên, nhà trường mà là của cả xã hội, cộng đồng. Có như vậy mới đào tạo ra được những thế hệ trẻ phát triển toàn diện, chuẩn bị tốt cho việc thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập Quốc tế.

2. Khuyến nghị:

2.1. Đối với nhà trường:

Cần có những biện pháp chỉ đạo thống nhất các lực lượng giáo dục nhằm tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

Tổ chức các chuyên đề bồi dưỡng nâng cao năng lực cho giáo viên về nội dung phương pháp, hình thức giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Chỉ đạo đổi mới phương pháp và hình thức tổ chức dạy học môn Đạo đức lớp 3 theo hướng tăng cường giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Tăng cường cơ sở vật chất trường học tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình giáo dục kỹ năng sống của giáo viên đạt hiệu quả cao, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát hoạt động giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

2.2. Đối với giáo viên:

Giáo viên cần có nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của giáo dục kỹ năng sống, nội dung giáo dục, cách thức và biện pháp giáo dục kỹ năng sống cho học sinh.

Giáo viên cần phải có chuẩn mực về kỹ năng sống, phương pháp và kỹ năng giáo dục kỹ năng sống cho học sinh tiểu học.

3.3. Đối với học sinh:

Nhận thức đúng về tầm quan trọng của việc học tập và rèn luyện kỹ năng sống. Tự chủ trong rèn luyện kỹ năng sống, mạnh dạn hơn nữa trong việc xử lý tình huống và ra quyết định trong các giờ học và khi tham gia các hoạt động giáo dục do giáo viên và nhà trường tổ chức. Tích cực rèn luyện kỹ năng sống trong mọi mối quan hệ ở gia đình, nhà trương, xã hội.

1. Đặng Thành Hưng: Dạy học hiện đại, lí luận, biên pháp kĩ thuật, NXB Đại học quốc gia Hà Nội, 2002

2. Phan Trọng Ngọ: Dạy học và phương pháp dạy học trong nhà trường. Nhà xuất bản Đại học sư phạm, 2005

3. Nguyễn Thị Oanh: kỹ năng sống cho tuổi vị thành niên. NXB trẻ, 2005. 4. Phạm Hồng Quang: Môi trường giáo dục, Đề tài khoa học giáo dục, trường Đại học sư phạm - ĐH Thái Nguyên, 2005.

5. Nguyễn Tiến Đạt: Khái niệm ”kỹ năng” và khái niệm ”kỹ xảo trong đào tạo kỹ thuật và nghề nghiệp”, tạp chí phát triển Giáo dục, 2006

6. Lưu Thu Thủy (chủ biên): Giáo trình Đạo đức lớp 3, NXB Giáo dục, 2006. 7. Nguyễn Thanh Bình: Giáo trình Giáo dục kỹ năng sống, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, 2007.

8. Nguyễn Thị Tính: Giáo trình phương pháp dạy học Đạo đức trường Tiểu học, NXB Đại học Thái Nguyên, 2008.

9. Giáo dục kỹ năng sống trong các môn học ở tiểu học: NXB Giáo dục Việt Nam, 2010.

10. Lưu Thu Thủy (chủ biên): Bài tập thực hành kỹ năng sống lớp 3, NXB Đại học sư phạm, 2011

11. Tập san nghiên cứu giáo dục năm 2002 - 2003 - 2004 - 2005. Bộ giáo dục và đào tạo.

12. Trang www.moet.gov.vn của Bộ giáo dục và đào tạo.

Phấn Mễ, ngày 20 tháng 5 năm 2013

XÁC NHẬN ĐƠN VỊ NGƯỜI THỰC HIỆN

Nguyễn Thị Lương Nguyễn Thị Bình

PHÒNG GD&ĐT HUYỆN PHÚ LƯƠNG CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI SKKN

PHIẾU THẨM ĐỊNH ĐỀ TÀI, SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM GIÁO DỤCNĂM HỌC 2012 - 2013 NĂM HỌC 2012 - 2013

(Hội dồng thẩm định cấp trường)

- Tên đề tài: Một số biện pháp giáo dục kỹ năng sống trong môn Đạo đức lớp 3. - Tên tác giả: Nguyễn Thị Bình

- Chức vụ: Phó hiệu trưởng. Đơn vị: Trường tiểu học Phấn Mễ 1

Các yêu cầu Các tiêu chí chấm điểm Điểm tối đa Điểm chấm Những giải thích cơ bản Trong quá trình chấm Nội dung (90đ) 1. Tính mới 15 điểm

2. Tính hiệu quả 15 điểm 3. Tính khoa học 15 điểm 4. Tính ổn định 15 điểm 5. Tính ứng dụng 15 điểm 6. Tính tối ưu 15 điểm Tổng nội dung 90 điểm

Hình thức (10đ)

1. Bố cục theo yêu cầu, khoa học, văn phong trong sáng, đúng chính tả 5 điểm 2. Các yêu cầu bắt buộc về thể thức 5 điểm Tổng điểm 10 điểm

Một phần của tài liệu MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÁO DỤC KỸ NĂNG SỐNG TRONG MÔN ĐẠO ĐỨC LỚP 3 (Trang 34 -34 )

×