Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 24 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
24
Dung lượng
260 KB
Nội dung
SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN: 1. Họ và tên: NGUYỄN THỤY PHỤNG KHÁNH 2. Ngày tháng năm sinh: 13 tháng 3 năm 1980 3. Giới tính: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp Xây Dựng - Xã Giang Điền - Huyện Trảng Bom - Đồng Nai 5. Điện thoại: 01687110028 6. Chức vụ: Giáo viên 7. Đơn vị công tác: Trường THPT Thống Nhất A II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO: - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn nghiệp vụ) cao nhất: Đại học - Năm nhận bằng: 2003 - Chuyên môn đào tạo: bộ môn Lịch sử III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC: - Lĩnh vực chuyên môn: dạy học môn Lịch sử - Số năm kinh nghiệm: hơn 10 năm 1 MỤC LỤC Trang I. Lý do chọn đề tài. 3 II. Thực trạng trước khi chọn đề tài. 4 1. Thuận lợi 2. Khó khăn III. Cơ sở lý luận. 4 IV. Giới hạn đề tài nghiên cứu. 5 V. Nội dung đề tài. 5 1. Một số công tác chuẩn bị cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi. 5 a. Tìm nguồn cho đội tuyển. 5 b. Thời gian bồi dưỡng đội tuyển. 5 c. Chương trình bồi dưỡng. 6 2. Ôn luyện. 8 a. Phương pháp ôn luyện 8 b. Hướng dẫn học sinh cách học và cách nhận biết đề thi. 9 3. Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi, bài tập. 15 VI. Kết quả đạt được: 20 VII. Bài học kinh nghiệm. 21 VIII. Kết luận. 21 IX. Tài liệu tham khảo./. 22 2 I. Lý do chọn đề tài: 1. Lý do khách quan: “Hiền tài là nguyên khí của quốc gia, nguyên khí mạnh thì đất nước mạnh và ngày càng lớn, nguyên khí suy thì thế nước yếu và ngày càng xuống cấp”. Câu nói trích trong bài văn bia “ Đại Bảo tam niên Nhâm Tuất khoa tiến sĩ đề danh kí” do tiến sĩ Thân Nhân Trung soạn vào năm 1484 theo lệnh của vua Lê Thánh Tông, được người đời đánh giá là “Nhất ngôn hưng bang”, khẳng định vai trò nhân tài trong việc hưng thịnh đất nước. Vì vậy, từ bao đời nay, dưới các triều đại nhà Lý, nhà Trần rồi đến nhà Lê sơ, các bậc đế vương đều rất coi trọng việc bồi dưỡng nhân tài, kén chọn kẻ sĩ, vun trồng nguyên khí luôn là việc làm đầu tiên. Tiếp nối truyền thống ấy, ngày nay Đảng và Nhà nước ta luôn xác định mục tiêu “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng nhân tài”, và coi “Giáo dục là quốc sách hàng đầu”. Như vậy, ở thời đại nào người tài cũng có vị trí rất quan trọng đối với sự phát triển của một đất nước. Đặc biệt là trong giai đoạn hiện nay, nhân tài có vai trò quan trọng trong công cuộc xây dựng xã hội văn minh. Bộ giáo dục và đào tạo cũng đã có nhiều chủ trương mới về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Mục đích nhằm khuyến khích và tôn vinh các em học sinh có thành tích cao trong học tập. Chính vì thế mà có thể coi công tác bồi dưỡng học sinh giỏi là công tác mũi nhọn và trọng tâm, nó có tác dụng thiết thực để nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ của đội ngũ các thầy cô giáo, đồng thời góp phần tạo khí thế hăng say vươn lên học tập của học sinh. 2. Lý do chủ quan: Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi là một trong những hoạt động vất vả, khó khăn và thử thách đối với những người làm nghề dạy học, là một công việc cực kỳ quan trọng giúp cho ngành giáo dục phát triển nhân tài, lựa chọn những mầm giống tương lai cho đất nước trong sự nghiệp trồng người. Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi lại càng khó khăn hơn đối với những môn khoa học xã hội, đặc biệt là bộ môn Lịch sử. Trong những năm gần đây, học sinh trung học phổ thông ít chịu học Lịch sử, có rất ít học sinh học giỏi môn này. Điều đó thể hiện rõ ngay trong các bài kiểm tra định kỳ, kiểm tra học kỳ, thi tốt nghiệp… , theo tôi có rất nhiều nguyên nhân nhưng nguyên nhân chủ yếu là do học sinh chưa phát huy hết khả năng sức học của mình cũng như chưa nắm bắt được phương pháp để học và làm bài thi môn Lịch sử. Việc dạy và học lịch sử hiện nay đang là một vấn đề nóng bỏng được xã hội đặc biệt quan tâm. Những lỗ hổng lớn về kiến thức lịch sử của giới trẻ đang rung lên những hồi chuông cảnh báo, nguy cơ lịch sử vẻ vang của một dân tộc sẽ bị quên lãng trong làn sóng kinh tế thị trường. Để giúp cho học sinh có sự yêu thích, học tốt và làm bài thi tốt môn học Lịch sử. Đặc biệt là góp phần bồi dưỡng, nâng dần số lượng giải học sinh giỏi của bộ môn học này. Sau đây tôi xin đưa ra một sáng kiến kinh nghiệm, coi như là một kinh nghiệm nhỏ, hy vọng sẽ giúp ích cho bản thân tôi và cho học sinh trong quá trình giảng dạy và học tập thi tốt nghiệp cũng như các kỳ thi học sinh giỏi cấp tỉnh. Sau cùng, trong quá trình thực hiện sáng kiến không tránh khỏi những thiếu sót, rất mong nhận được sự đóng góp của quý thầy cô, đồng nghiệp để bản thân tôi 3 có được những bài học kinh nghiệm quý báu cho mình, hỗ trợ trong quá trình giảng dạy cũng như để xây dựng đề tài đầy đủ, hoàn chỉnh, hướng dẫn học sinh học tập thi cử có hiệu quả hơn. II. Thực trạng trước khi chọn đề tài: 1. Thuận lợi: - Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi luôn được sự quan tâm, chỉ đạo sâu sát của Ban giám hiệu nhà trường, của cô tổ trưởng chuyên môn. Luôn được sự giúp đỡ và tạo điều kiện thuận lợi của quý thầy cô giáo, đồng nghiệp trong nhà trường. - Bản thân là một giáo viên trẻ có lòng yêu nghề, nhiều tâm huyết với nghề, luôn tìm tòi sáng tạo và có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. - Về phía học sinh của trường: So với các trường khác ở trong huyện thì đầu vào của trường tôi có cao hơn các trường khác. Do đó khả năng tiếp cận các nguồn thông tin tri thức của học sinh cũng nhanh nhạy hơn. Hơn nữa, học sinh trường Thống Nhất A vốn có tinh thần hiếu học và chịu khó. - Thời gian ôn luyện, bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 chủ yếu tập trung ở thời gian hè, do đó cũng được thoải mái hơn, không bị áp lực nhiều như bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 10. 2. Khó khăn: - Đa số giáo viên dạy bồi dưỡng vừa phải đảm bảo chất lượng đại trà, vừa phải hoàn thành chỉ tiêu chất lượng mũi nhọn và công tác kiêm nhiệm. Do đó cường độ làm việc quá tải và việc đầu tư cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng có phần bị hạn chế. - Giáo viên dạy bồi dưỡng đều phải tự soạn chương trình theo kinh nghiệm hoặc theo ý tưởng riêng của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. - Học sinh học chương trình chính khóa quá nhiều môn, cộng thêm chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi… nên rất hạn chế về thời gian tự học, do đó kết quả mang lại không nhiều như mong muốn. - Một số học sinh tham gia học bồi dưỡng chưa cố gắng nhiều nên kết quả thi học sinh giỏi vẫn còn hạn chế. - Tâm lí của học sinh và xã hội coi môn Lịch sử là môn phụ nên ít quan tâm, không theo. Do đó, việc tìm đội tuyển cho môn học này gặp không ít khó khăn. III. Cơ sở lí luận: Từ thực tế của việc dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 qua hai năm áp dụng đề tài, tôi thấy học sinh phần nào có hứng thú hơn trong việc học và tìm hiểu kiến thức lịch sử của dân tộc cũng như của thế giới. Đặc biệt, học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử trong hai năm tôi bồi dưỡng tăng dần về chất lượng giải (Giải ba). Tôi chọn đề tài này vì đây là một nhiệm vụ quan trọng trong việc nâng cao chất lượng giáo dục, bồi dưỡng nhân tài cho nhà trường nói riêng và cho địa phương nói chung. Đồng thời, giúp cho ngành giáo dục đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn diện, có đạo đức, tri thức, năng lực, đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, góp phần tăng thêm chất lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh, trang bị kiến thức cần thiết và kĩ năng làm bài Lịch sử cho học sinh, hình thành phong cách tự học, tự nghiên cứu sâu một vấn đề lịch sử, phát huy tính năng động, sáng tạo của học sinh. Tạo hứng thú cho học sinh khi tìm hiểu về lịch sử của dân tộc mình và của thế giới. 4 IV. Giới hạn đề tài: Trong phạm vi đề tài này, tôi xin trình bày một số kinh nghiệm trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử lớp 12 ở một số khâu như: - Tìm nguồn cho đội tuyển. - Thời gian bồi dưỡng đội tuyển. - Chương trình bồi dưỡng. - Phương pháp ôn luyện. - Hướng dẫn học sinh cách học và cách nhận biết đề thi. - Hướng dẫn trả lời một số câu hỏi, bài tập. V. Nội dung đề tài: 1. Một số công tác chuẩn bị cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi: Qua một thời gian tham gia công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi nhận thấy để nâng cao chất lượng trong công tác này cần thực hiện tốt những công việc sau đây: a. Bước 1: Tìm nguồn cho đội tuyển. Ôn luyện học sinh giỏi không giống như tiết dạy ở lớp học bình thường. Vì ở lớp ta dạy cho học sinh phù hợp với ba đối tượng (khá giỏi, trung bình và yếu kém). Còn dạy cho học sinh đi thi học sinh giỏi, đối tượng dự thi đều ngang tầm nhau về mặt học lực, nhận thức. Do đó, việc tìm chọn đội tuyển luôn là khâu đầu tiên và là công việc khá quan trọng vì nếu ta chọn đối tượng không tốt sẽ dẫn đến kết quả không cao. Đối với môn Lịch sử, việc tìm đội tuyển thật sự khó, thường bị lép vế so với các môn học khác, phải lựa chọn đối tượng sau cùng. Như quý thầy cô đã biết, những em có năng khiếu đặc biệt thường thích ôn luyện các môn học tự nhiên, vì có kiến thức cơ bản vững vàng, các em cần nắm rõ các công thức, quy tắc, định nghĩa, định lí rồi linh hoạt, nhạy bén áp dụng để làm bài. Còn các môn học ít tiết như Lịch sử cần phải học bài, bài học vừa dài, vừa nhiều, vừa khó nhớ thời gian, sự kiện lịch sử nên phần đông các em rất sợ học môn này. Bởi vậy, giáo viên cần động viên, khuyến khích thì các em mới chịu đi ôn. Để tạo thuận lợi cho việc bồi dưỡng học sinh giỏi, việc chọn đối tượng bồi dưỡng theo tôi dựa vào những cơ sở sau: - Thứ nhất, căn cứ vào các thành tích đạt được của học sinh trong năm học trước. Giáo viên có thể tham khảo qua học bạ của học sinh, sổ điểm hay giáo viên dạy của năm học trước để biết thông tin về học sinh đó. Từ đó có thể tìm được đối tượng tham gia có đủ điều kiện dự thi như mong muốn. - Thứ hai, đối tượng được bồi dưỡng mà tôi chọn trước hết phải là những em tích cực, có sở thích ham muốn vào đội tuyển, có năng khiếu, có khả năng viết tốt, có lòng đam mê đối với môn học, có tư chất, trí tuệ, siêng năng, chăm chỉ, chịu khó và tôi nghĩ học sinh học giỏi Văn ắt sẽ học tốt môn Lịch sử vì học sinh giỏi Văn có khả năng viết bài tốt. Từ thực tế đó giúp tôi dễ dàng hơn trong khâu tuyển chọn. - Giáo viên dạy Lịch sử cũng phải biết khơi dậy ở học sinh niềm tự hào, hãnh diện khi đỗ đạt. Đã là học sinh giỏi cấp tỉnh có giải thì đương nhiên bất cứ môn học nào cũng được hưởng chế độ ưu tiên ngang nhau và vinh quang như nhau. b. Bước 2: Thời gian bồi dưỡng đội tuyển. Sau khi lựa chọn được học sinh, bước tiếp theo là lên kế hoạch bồi dưỡng đội tuyển. Việc chọn thời điểm bồi dưỡng cũng rất quan trọng, theo tôi: 5 Bồi dưỡng đội tuyển bắt đầu vào dịp hè, khoảng từ tháng bảy, tháng tám và rải rác cho đến khi các em đi thi (giữa tháng mười). Không nên dạy dồn vào đầu năm học (tức tháng chín, tháng mười) vì các em còn học các môn chính khóa ở trường. Do đó khâu chọn đội tuyển, giáo viên nên chọn trước khi học sinh nghỉ hè để công tác bồi dưỡng được thuận lợi và đạt hiệu quả cao. Theo tôi, cũng không nên dạy vào tháng sáu vì để các em được nghỉ ngơi thư giãn, thoải mái đầu óc sau chín tháng miệt mài học tập và chuẩn bị tâm thế tốt nhất cho công việc mới là dự thi học sinh giỏi tỉnh. Trong đợt bồi dưỡng, giáo viên phải xác định được có bao nhiêu thời gian để thực hiện việc ôn tập. Căn cứ vào lượng thời gian đó để chia kiến thức cho mỗi tiết, mỗi tuần, mỗi đợt cho phù hợp để thực hiện. c. Chương trình bồi dưỡng. - Trên cơ sở giới hạn chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 do Sở giáo dục và Đào tạo quy định, từ đó giáo viên lên chương trình cụ thể đầy đủ: + Lịch sử Việt Nam: Từ thế kỷ X đến năm 1954 (vòng 1), (vòng 2 đến 1975). + Lịch sử thế giới: Tập trung ở chương trình lớp 12. - Soạn giáo án bồi dưỡng: + Giáo viên dạy bồi dưỡng học sinh giỏi đều phải tự soạn chương trình theo kinh nghiệm hoặc theo ý tưởng riêng của bản thân, tự nghiên cứu, tự sưu tầm tài liệu. Tuy nhiên, khi soạn chương trình bồi dưỡng phải tuân thủ theo quy trình từ thấp đến cao, từ dễ đến khó để các em bắt nhịp dần. + Xác định rõ trọng tâm kiến thức giảng dạy để tránh trùng lặp. + Giáo viên phải có kế hoạch cụ thể nội dung chuẩn bị cho việc bồi dưỡng đội tuyển. Sau khi đã lên kế hoạch cụ thể, giáo viên bắt tay vào công việc bồi dưỡng như đã định, trước hết dạy và cung cấp kiến thức cơ bản cho học sinh trong vài buổi đầu (Giáo viên nên dạy theo bài hoặc nhóm bài). Sau đó dành một ít thời gian cho các em làm thử một số đề thi có liên quan đến phần mới được học. Việc thường xuyên kiểm tra việc học của học sinh là rất quan trọng. Cuối mỗi tuần, mỗi đợt có thể cho học sinh bốc thăm và trả lời câu hỏi bất kỳ trong số các câu hỏi mà giáo viên đã dạy. Có thể cho học sinh trình bày miệng hoặc viết trên bảng, sau đó giáo viên chấm, nhận xét, nhắc nhở để học sinh tránh mắc lỗi khi làm bài. Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi của tôi dự định như sau: * Phần lịch sử Việt Nam lớp 10 (từ năm 938 đến 1858), tôi bố trí thành một số buổi học sau: Buổi học Nội dung bồi dưỡng Buổi học 1 Các cuộc kháng chiếnchống ngoại xâm. * Quá trình giữ nước: 1. Lê Hoàn và cuộc kháng chiến chống Tống (981). 2. Lý Thường Kiệt và cuộc kháng chiến chống Tống (1075- 1077). 3. Ba lần kháng chiến chống quân Mông- Nguyên (1258, 1285, 1288). 4. Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn (1418- 1427). 5. Khởi nghĩa Tây Sơn và kháng chiến chống Mãn Thanh cuối thế kỷ XVIII. Buổi học 2 Luyện đề 6 Buổi học 3 Các lĩnh vực: - Chính trị. - Kinh tế. - Văn hóa. * Quá trình dựng nước: Những thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực qua các triều đại: - Thời Đinh- Tiền Lê. - Thời Lý. - Thời Trần. - Thời Lê sơ. - Thời Tây Sơn. - Thời Nguyễn. Buổi học 4 Luyện đề * Phần lịch sử Việt Nam lớp 11 (từ 1858 đến 1918), tôi bố trí thành một số buổi học sau: Buổi học Nội dung bồi dưỡng Buổi học 5 Các cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1858- 1896) - Trên mặt trận Đà Nẵng. - Tại Nam Kỳ: Khởi nghĩa của Trương Định, Nguyễn Trung Trực. - Tại Bắc Kỳ: Trận Cầu Giấy lần thứ nhất (1873), lần thứ hai (1883). - Phong trào Cần Vương (1885- 1896) như khởi nghĩa Ba Đình, Bãi Sậy, Hương Khê… Buổi học 6 Luyện đề Buổi học 7 Cuộc vận động giải phóng dân tộc đầu tkỷ XX. - Những hoạt động của hai xu hướng vận động giải phóng dân tộc Phan Bội Châu và Phan Châu trinh. - Sự khủng hoảng về đường lối cứu nước. Buổi học 8 Luyện đề * Phần lịch sử Việt Nam lớp 12 (từ 1919 đến 1975) và lịch sử thế giới (1945- 2000), tôi bố trí thành một số buổi học sau: Buổi học Nội dung bồi dưỡng Buổi học 9 1. Hội nghị Iannta. 2. Liên Hợp Quốc. 3. Đường lối cải cách ở Trung Quốc 1978. Buổi học 10 1. Nguyễn Ái Quốc. 2. Ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. 3. Đảng cộng sản Việt Nam 1930. Buổi học 11 Luyện đề 1. Liên Hợp Quốc 2. Nguyễn Ái Quốc. 3. Sự ra đời ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam 1929. Buổi học 12 1. Nước Mĩ từ năm 1945- 1973. 2. Liên minh Châu Âu (EU). 3. Nhật Bản từ 1952- 1973. 7 Buổi học 13 Luyện đề 1. Chính sách đối ngoại của Mĩ từ năm 1991 đến nay. 2. Công cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc từ năm 1978. 3. Quá trình hình thành ba tổ chức cộng sản ở Việt Nam năm 1929. 4. Cương lĩnh chính trị đầu tiên của Đảng cộng sản Việt Nam. Buổi học 14 1. ASEAN. 2. Xu thế toàn cầu hóa. 3. Cách mạng khoa học- công nghệ. Buổi học 15 1. Hội nghị Trung ương Đảng lần thứ VIII (5/ 1941). 2. Mặt trận Việt Minh. 3. Kháng Nhật cứu nước. Buổi học 16 1. Cách mạng tháng Tám 1945. 2. Việt Nam (1945- 1946) Buổi học 17 Luyện đề 1. Cách mạng khoa học- công nghệ. 2. Thế giới sau chiến tranh lạnh. 3. Sách lược của Đảng và Chính phủ đối với Pháp- Tưởng. Buổi học 18 Luyện đề 1. Quan hệ quốc tế từ 1945- 2000. 2. Tầng lớp tiểu tư sản. 3. Cách mạng tháng Tám 1945. Buổi học 19 Các chiến dịch (1945- 1954): 1.Việt Bắc thu- đông năm 1947. 2. Biên Giới thu- đông năm 1950. 3. Chiến lược Đông – Xuân (1953- 1954). 4. Điện Biên Phủ 1954. Buổi học 20 Các chiến lược (1954- 1975): 1. Chiến tranh Đặc Biệt (1961- 1965). 2. Chiến tranh Cục Bộ (1965- 1968). 3. Việt Nam hóa chiến tranh (1969- 1972) Buổi học 21 Luyện đề 2. Ôn luyện. a. Phương pháp ôn luyện: - Trong quá trình bồi dưỡng, giáo viên phải lập kế hoạch một cách cụ thể, tránh tình trạng thích đâu dạy đó. - Bồi dưỡng thường xuyên, liên tục, tăng cường kiểm tra, đánh giá thi cử để điều chỉnh uốn nắn kiến thức, kĩ năng một cách kịp thời và hiệu quả. - Mỗi môn học trong trường THPT đều có những đặc trưng riêng về phương pháp cũng như kĩ năng làm bài. Qua thực tiễn bồi dưỡng đội tuyển học sinh giỏi lớp 12, tôi đã rút ra một số phương pháp sau: + Nắm vững phương châm: Dạy chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Thông qua những bài luyện cụ thể để dạy phương pháp tư duy. + Các bài cơ bản đối với học sinh giỏi có thể làm nhanh hoặc tự cho làm nhưng phải kiểm tra biết chắc chắn là chắc cơ bản rồi mới nâng cao. Nếu bỏ qua bước này trình độ học sinh sẽ không ổn định và không vững chắc. Sau đó mới nâng 8 cao đưa dần những bài tổng hợp nhiều loại kiến thức, học sinh đã nắm vững từng loại sẽ dễ dàng nhận ra và giải quyết được. + Mỗi chuyên đề cần chọn một hoặc hai bài điển hình, quan trọng là phải rút ra phương pháp rồi cho thêm một số bài cho học sinh tự vận dụng cho thành thạo phương pháp, cần kiểm tra thẩm định xem học sinh đã nắm chắc chưa, nếu chưa cần củng cố đến khi được mới thôi. - Nên tránh: Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên dạy không nên nôn nóng bỏ qua bước làm chắc cơ bản, cho ngay bài khó, học sinh mới đầu đã gặp ngay một mớ “ bòng bong”, không nhận ra và ghi nhớ được từng đơn vị kiến thức kĩ năng. Kết quả là không định hình được phương pháp từ đơn giản đến phức tạp, càng học càng thấy hoang mang. b. Hướng dẫn học sinh cách học và cách nhận biết đề thi. b.1 Hướng dẫn cách học: Căn cứ vào giới hạn chương trình bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 12 do Sở giáo dục và Đào tạo quy định, theo tôi có thể hướng dẫn học sinh nắm kiến thức theo những cách sau. Chẳng hạn như: * Khối 10: Căn cứ vào đặc điểm của môn học lịch sử Việt Nam lớp 10, tôi chia như sau: - Quá trình giữ nước: thể hiện ở các cuộc kháng chiến chống quân xâm lược. - Quá trình dựng nước: nắm thành tựu nổi bật trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa qua các triều đại. Thấy được những bước tiến, chuyển biến- củng cố và phát triển có tính chất tự chủ và toàn diện, với những thành tựu tiêu biểu về xây dựng nền chính trị, luật pháp, quân sự, giáo dục gắn với những nhân vật nổi danh trong từng triều đại. - Khi tìm hiểu về các cuộc kháng chiến trong phần lịch sử lớp 10, ta cần nắm được: + Bối cảnh lịch sử của từng cuộc kháng chiến. + Âm mưu, thủ đoạn xâm lược của các triều đại phong kiến phương Bắc. + Chủ trương đường lối kháng chiến của vua tôi các triều đại phong kiến nước ta. + Rút ra những đặc điểm của từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa. Chú ý những trận quyết định, những nhân vật lịch sử tiêu biểu. + Nguyên nhân thắng lợi, ý nghĩa lịch sử của từng cuộc kháng chiến, khởi nghĩa * Khối 11: Căn cứ vào đặc điểm của môn học lịch sử Việt Nam lớp 11, học sinh cần nắm được những nét tiêu biểu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (từ năm 1858 đến đầu thế kỷ XX): - Bối cảnh lịch sử. - Tóm tắt những hoạt động chính của phong trào. - Nguyên nhân thất bại, tính chất, ý nghĩa của phong trào. - Sự khủng hoảng bế tắc vế đường lối cứu nước. * Khối 12: Căn cứ vào đặc điểm của môn học lịch sử Việt Nam lớp 12, tôi chia như sau: - Chia kiến thức thành các giai đoạn: + Giai đoạn 1: Tình hình Việt Nam từ năm 1919- 1930 + Giai đoạn 2: Tình hình Việt Nam từ năm 1930- 1945 + Giai đoạn 3: Tình hình Việt Nam từ năm 1945- 1954 + Giai đoạn 4: Tình hình Việt Nam từ năm 1954- 1975 9 + Giai đoạn 5: Tình hình Việt Nam từ năm 1975- 1986 + Giai đoạn 6: Tình hình Việt Nam từ năm 1986- 2000 - Mỗi một giai đoạn, học sinh phải nắm được hoàn cảnh lịch sử và nhiệm vụ cơ bản của mỗi giai đoạn đó. - Nắm chắc và ghi nhớ những mốc thời gian gắn liền với sự kiện lịch sử. Sau đây là vài cách để ghi nhớ trong phần lịch sử Việt Nam lớp 12: Nhớ những sự kiện lớn trước, lấy một sự kiện làm mốc mở đầu rồi nhớ những sự kiện cách nhau 5 năm, 10 năm… Ví dụ: + Năm 1920: Nguyễn Ái Quốc đọc luận cương của Lê Nin, xác định con đường cách mạng vô sản là con đường giải phóng dân tộc Việt Nam. + Năm 1925: Nguyễn Ái Quốc thành lập “Hội Việt Nam cách mạng thanh niên”, chuẩn bị về mặt tổ chức cho sự ra đời của Đảng Cộng sản Việt Nam. + Năm 1930: Đảng Cộng sản Việt Nam được thành lập. + Năm 1935: Đại hội đại biểu lần thứ nhất của Đảng, đánh dấu Đảng đã phục hồi sau thời gian bị Pháp đàn áp, khủng bố. + Năm 1940: Phát xít Nhật vào Đông Dương, câu kết với thực dân Pháp, nhân dân ta sống trong cảnh “1 cổ 2 tròng”. + Năm 1945: Tổng khởi nghĩa tháng Tám thành công, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời. + Năm 1950: Chiến dịch Biên Giới thu đông diễn ra và giành thắng lợi, tạo ra 1 bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Pháp. + Năm 1955(-1=1954): Chiến dịch Điện Biên Phủ thắng lợi, hiệp định Giơnevơ được kí, cuộc kháng chiến chống Pháp kết thúc thắng lợi, Pháp rút quân khỏi nước ta. Mĩ can thiệp sâu vào nước ta. + Năm 1960: Phong trào Đồng Khởi ở miền Nam thắng lợi, đánh dấu một bước ngoặt trong cuộc kháng chiến chống Mĩ, từ thế gìn giữ lực lượng sang thế tiến công, kết hợp đấu tranh chính trị với khởi nghĩa vũ trang. + Năm 1965: “Chiến tranh Đặc Biệt” của Mĩ ở miền Nam thất bại, Mĩ mở rộng chiến tranh phá hoại miền Bắc lần 1. + Năm 1970: Mĩ mở rộng chiến tranh xâm lược Campuchia, hội nghị cấp cao 3 nước Đông Dương họp thể hiện quyết tâm đoàn kết chống Mĩ của nhân dân Đông Dương. + Năm 1975: Cuộc tổng tấn công và nổi dậy của quân dân miền Nam, chiến dịch Hồ Chí Minh toàn thắng. Kháng chiến chống Mĩ cứu nước thắng lợi. Liên hệ và nhớ sự kiện lịch sử với những ngày tháng mà bản thân thường hay nhớ: ngày sinh nhật (của mình, người thân, bạn bè), ngày mà gắn liền với những kỷ niệm không quên rồi tính sự kiện lịch sử cách ngày đáng nhớ đó bao lâu. * Phân loại các dạng câu hỏi, mỗi dạng câu hỏi phải tạo cách ghi nhớ riêng qua cách lập dàn ý: Trong nội dung kiến thức lịch sử Việt Nam lớp 12, tôi thấy có nhiều dạng câu hỏi mà nội dung trả lời có những điểm chung. Do đó, tôi sẽ tạo thành những gói câu hỏi. Mỗi gói câu hỏi, tôi sẽ đưa ra cách lập dàn ý cụ thể. Học sinh học và nắm theo dàn ý đó. Khi nào gặp trúng câu hỏi nằm trong gói câu hỏi này thì cứ trình bày theo dàn ý đó. Cụ thể tôi có những gói câu hỏi sau: ** Những hoạt động cứu nước của Nguyễn Ái Quốc từ năm 1917- 1930: 10 [...]... em cách làm 12 - Về nội dung kiến thức, trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi, tôi luôn tập trung vào ba cấp độ: cấp độ nhớ, cấp độ hiểu và cấp độ vận dụng Trong cấp độ nhớ, tôi hướng dẫn học sinh biết nêu, liệt kê, trình bày, kể tên Cấp độ hiểu, hướng dẫn học sinh kĩ năng giải thích, phân biệt, trả lời vì sao? Tại sao? Lí giải Cấp độ vận dụng, bồi dưỡng kĩ năng phân tích, so sánh, bình luận, nhận... bồi dưỡng, giáo viên phải kết hợp rèn luyện kĩ năng luyện trí nhớ với các hoạt động độc lập, sáng tạo Tích cực bồi dưỡng khả năng tự học cho học sinh - Kiểm tra thường xuyên kết hợp với việc chấm trả bài: Kiểm tra thường xuyên sự chuyên cần học tập của học sinh, giáo viên nên có và yêu cầu học sinh làm bài, chấm trả bài, chữa lỗi câu, lỗi chính tả, lỗi kiến thức một cách nghiêm túc Từ đó giúp học sinh. .. kinh nghiệm, luôn xứng đáng là “ Người dẫn đường tin cậy” cho học sinh noi theo - Cổ vũ, động viên tinh thần các em trong đội tuyển - Trong quá trình dạy, lời nói của giáo viên phải sinh động, gây hứng thú cho học sinh ngay từ phần mở đầu của bài học - Chữ viết và cách trình bày của giáo viên phải gọn, đẹp tăng thêm sự cuốn hút và để học sinh học tập theo - Khi trình bày vấn đề lịch sử: sử dụng tư liệu,... quan trọng trong việc bồi dưỡng học sinh, còn học sinh có vai trò quyết định trực tiếp đến kết quả cuối cùng của mình Do đó, để có kết quả tốt nhất, giáo viên phụ trách phải biết phát triển tài năng vừa phải là người biết nhen nhóm, hun đúc, phát triển tài năng của các em VII Bài học kinh nghiệm: - Giáo viên cần thực hiện giờ giấc nghiêm túc khi lên lớp bồi dưỡng, tránh để học sinh ngồi chờ đợi làm... hơn về việc học, viết, trình bày để làm bài thi đạt điểm cao Đó cũng là cách học cẩn thận khoa học, chính xác VIII Kết luận: Ôn tập cho học sinh trước những kỳ thi là công việc rất vất vả đối với giáo viên Để có kết quả như mong muốn, đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị trước Những nội dung, phương pháp trên phải thực hiện trong suốt quá trình học để học sinh làm quen - Đối với học sinh lớp 12,... X đến thế kỷ XV Ở cấp độ nhớ, yêu cầu học sinh nêu tên các Triều đại phong kiến ở nước ta, thời gian, kinh đô, quốc hiệu, vị vua đầu tiên? Sang cấp độ hiểu, yêu cầu học sinh giải thích vì sao thời Lý- Trần, Phật giáo phát triển? nhưng sang thời Lê sơ lại không phát triển? Cấp độ vận dụng, học sinh phải biết so sánh văn hóa thời Lý- Trần với thời Lê sơ Cụ thể tôi làm như sau: * Ở cấp độ nhớ: Triều Niên... chăm bón đúng kĩ thuật nữa Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cũng đòi hỏi người dạy phải biết lựa chọn đúng đối tượng học sinh, giáo viên có tâm huyết với nghề và không ngừng trau dồi chuyên môn nghiệp vụ để luôn tự hoàn thiện mình, biết xác định kiến thức trọng tâm, biết làm chủ điều mình dạy và biết dạy học sinh cách học Biết cách phát huy tích cực, sáng tạo của học sinh Vì vậy, khi ứng dụng đòi hỏi... đóng góp ý kiến của quý thầy cô giáo và các bạn đồng nghiệp để quá trình dạy học sinh giỏi cũng như tự bồi dưỡng chuyên môn của tôi được tốt hơn Những đề xuất kiến nghị: Để hỗ trợ cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, các bộ phận gián tiếp như Ban giám hiệu, công đoàn, giáo viên chủ nhiệm…cần quan tâm đặc biệt và có những biện pháp hỗ trợ đúng mức như: tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh. .. cao Đồng thời còn biết hướng học sinh nắm được các sự kiện chính, các thuật ngữ, những trang cuối của sách giáo khoa Đề tài này đã được ứng dụng trong hai năm bồi dưỡng của tôi và thực tiễn đã có sự kiểm chứng rõ ràng Kết quả của học sinh giỏi môn Lịch sử có sự đi lên một cách rõ rệt Năm 2011- 2012 có hai em đạt giải (một giải ba và một khuyến khích) Năm 2012- 2013 đạt hai giải ba Do thời gian làm đề... kiện cho giáo viên và học sinh tham gia bồi dưỡng Ví dụ như giảm bớt tiết, bớt công tác kiêm nhiệm, bồi dưỡng thỏa đáng cho giáo viên, có chế độ ưu đãi khuyến khích đối với học sinh đoạt giải, tuyên dương khen thưởng kịp thời đối với các giáo viên và học sinh đạt thành tích, quan tâm theo dõi và đáp ứng các yêu cầu chính đáng của giáo viên và học sinh về phòng học, điện nước Phải xem đây là một nhiệm . đáp ứng yêu cầu xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Nhận thức được nhiệm vụ quan trọng đó, tôi đã xây dựng kế hoạch bồi dưỡng, góp phần tăng thêm chất lượng giải học sinh giỏi cấp tỉnh, trang bị kiến. trường. Để giúp cho học sinh có sự yêu thích, học tốt và làm bài thi tốt môn học Lịch sử. Đặc biệt là góp phần bồi dưỡng, nâng dần số lượng giải học sinh giỏi của bộ môn học này. Sau đây tôi. trong việc học và tìm hiểu kiến thức lịch sử của dân tộc cũng như của thế giới. Đặc biệt, học sinh giỏi cấp tỉnh môn Lịch sử trong hai năm tôi bồi dưỡng tăng dần về chất lượng giải (Giải ba).