Nhận thức được vai trò của chất lượng sản phẩm trong việc phát triển thương hiệu củaCông ty, kết hợp với những kiến thức đã học ở Nhà trường và qua thời gian thực tập ở Công ty TNHH Tập
Trang 1Trong quá trình hội nhập và phát triển, môi trường kinh doanh sẽ càng ngày càngvượt qua khuôn khổ nền kinh tế quốc dân hoà nhập vào môi trường khu vực và môitrường quốc tế Không gian càng rộng bao nhiêu thì các yếu tố môi trường càng dễ biếnđộng bấy nhiêu Doanh nghiệp phải vận động và phát triển trong môi trường kinh doanhbiến động không ngừng.
Việc tăng trưởng mức đầu tư cũng đồng nghĩa với nhịp độ xây dựng cơ bản tănglên, công trình giao thông và cơ sở hạ tầng được mở rộng, nhiều khu công nghiệp, đô thịmới sẽ thu hút và tạo nhiều việc làm cho ngành xây dựng
Các doanh nghiệp xây dựng đã có sự chuẩn bị tiềm năng để đón nhận những vậnhội mới nhưng không phải không có những khó khăn, bởi cùng với nhịp độ tăng trưởngnhanh về đầu tư xây dựng, ngày càng xuất hiện nhiều tập đoàn Liên doanh, Tổng công
ty, Công ty xây dựng trong nước và quốc tế với những lợi thế về tiền vốn, thiết bị côngnghệ tiên tiến, trình độ kỹ thuật thi công cao Do vậy sự cạnh tranh ngày càng trở lêngay gắt và quyết liệt hơn
Nhận thức được vai trò của chất lượng sản phẩm trong việc phát triển thương hiệu củaCông ty, kết hợp với những kiến thức đã học ở Nhà trường và qua thời gian thực tập ở Công
ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát, em đã chọn đề tài: “Xây dựng kế hoạch chuyển đổi
hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2015 nhằm phát triển thương hiệu của Công
ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát” làm khóa luận tốt nghiệp của mình.
Trong bài khóa luận em trình bày những nội dung cơ bản sau:
- Những cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9000:2015 tại các công ty kinh doanh
- Khóa luận đi sâu vào nghiên cứu thực trạng duy trì hệ thống quản trị chất lượngtheo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
- Sau khi nghiên cứu thực trạng duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêuchuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty em đã tìm ra những kết quả đã đạt được và những mặtcòn hạn chế của Công ty trong việc duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩnISO 9001:2008 tại Công ty Từ đó, đưa ra kế hoạch và giải pháp chuyển đổi thành công
hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Trang 2Sau thời gian học tập tại khoa Marketing, trường Đại học Thương mại, được sựgiúp đỡ tận tình, quý báu của Thầy cô cùng với đơn vị thực tập, em đã hoàn thành khóa
luận tốt nghiệp với đề tài: “Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2015 nhằm phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát”
Lời đầu tiên, cho phép em được bày tỏ lời cảm ơn tới PGS.TS Đỗ Thị Ngọc, người
đã tận tình hướng dẫn, giúp đỡ em trong suốt quá trình hoàn thành khóa luận, đồng thờicảm ơn các Thầy cô giáo trong khoa đã giúp đỡ em định hướng và hoàn thành đề tài này.Xin chân thành cảm ơn Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát đã cho phép
em thực tập tại Công ty
Xin chân thành cảm ơn các cô chú, anh chị trong phòng kinh doanh đã tạo điềukiện giúp đỡ em trong quá trình thực tập tại Công ty Mặc dù, đã có nhiều cố gắng họctập nghiên cứu, song do hạn chế về năng lực cũng như thời gian nên nội dung khóa luậnnày không tránh khỏi những khiếm khuyết, thiếu sót Vì vậy, em rất mong nhận đượcnhững ý kiến đóng góp của các Thầy cô và những ai quan tâm tới đề tài này, để khóaluận được hoàn thiện và nâng cao hơn nữa
Em xin chân thành cảm ơn!
Trang 3TÓM LƯỢC
LỜI CẢM ƠN
MỤC LỤC
DANH MỤC BẢNG BIỂU
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH VẼ
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
PHẦN MỞ ĐẦU 1
1 Lý do chọn đề tài 1
2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài 1
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài 2
4 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3
5 Phương pháp nghiên cứu 3
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp 3
CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH 4
1.1 Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ 4
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản 4
1.1.2 Một số thuật ngữ có liên quan 6
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại các công ty kinh doanh 7
1.2.1 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đối với việc duy trì và phát triển thương hiệu của công ty kinh doanh 7
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000 7
1.3 Bối cảnh và điều kiện để chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 8
1.3.1 Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn của ISO đối với các tổ chức 8
1.3.2 Quá trình soạn thảo và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 và những quy định về việc áp dụng chuyển đổi hệ thống phù hợp với phiên bản mới của ISO 9
1.3.3 Những điều kiện chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp Việt Nam 12
Trang 4TƯ HOÀNG PHÁT 13
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 13
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển 13
2.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát 16
2.2 Thực trạng áp dụng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo các tiêu chuẩn ISO tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 17
2.2.1 Thực trạng áp dụng và duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 17
2.2.2 Kết quả duy trì hiệu lực hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty 28
2.3 Đánh giá thực trạng duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo ISO tại Công ty 29
2.3.1 Một số kết quả đạt được 29
2.3.2 Những hạn chế, tồn tại chủ yếu và nguyên nhân cơ bản 30
CHƯƠNG 3 KẾ HOẠCH VÀ GIẢI PHÁP CHUYỂN ĐỔI THÀNH CÔNG 32
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015 32 3.1 Phương hướng hoạt động và phát triển hệ thống quản lý chất lượng của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 32
3.1.1 Định hướng hoạt động của Công ty 32
3.1.2 Phương hướng duy trì và phát triển hệ thống quản lý chất lượng hiện đại để duy trì và phát triển thương hiệu tại Công ty 32
3.2 Đề xuất kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 33
Nội dung kế hoạch, các bước triển khai kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 33
3.3 Một số giải pháp nhằm chuyển đổi thành công hệ thống quản trị chất lượng theo sang ISO 9001:2015 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 36
3.3.1 Giải pháp từ phía Công ty 36
3.3.2 Một số kiến nghị 37
KÊT LUẬN 39
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 40
Trang 5Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tập đoànđầu tư Hoàng Phát giai đoạn 2014 – 2016 16 Bảng 2.2 Danh sách cán bộ ban ISO của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 20
Bảng 2.3 Kết quả các cuộc đánh giá nội bộ hệ thống quản lý chất lượng theo ISO9001:2008 tại Công ty Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 28 Biểu đồ 2.1 Tổng doanh thu của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát giai đoạn
2014 – 2016 16 Biểu đồ 2.2 Lợi nhuận sau thuế của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát giaiđoạn 2014 – 2016 17
Trang 6Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 15
Sơ đồ 2.2 Mô hình quản trị chất lượng theo ISO 9001:2008 của Công ty TNHH Tậpđoàn đầu tư Hoàng Phát 18
Sơ đồ 2.3 Mô hình các quá trình thuộc hệ thống quản lý chất lượng 9001:2008 củaCông ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát 23
Trang 7TNHH : Trách nhiệm hữu hạnQT
QĐ
:
:
Quy trìnhQuyết địnhTCVN : Tiêu chuẩn Việt NamNXB : Nhà xuất bản
Trang 8PHẦN MỞ ĐẦU
1 Lý do chọn đề tài
Kinh tế thị trường càng phát triển thì cạnh tranh trên thị trường càng trở nên gaygắt, quyết liệt hơn Cạnh tranh vừa là công cụ để lựa chọn nhưng cũng vừa là công cụđào thải các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh trên thị trường Các doanh nghiệp hoạtđộng trong môi trường kinh doanh luôn biến động cùng nhiều cơ hội và nguy cơ tiềm ẩnvới mức độ cạnh tranh khốc liệt Vì thế để giữ vững và nâng cao vị thế của doanhnghiệp trên thị trường, để hình ảnh của doanh nghiệp có thể lưu giữ trong tâm trí kháchhàng trong một thị trường lớn như hiện nay là một bài toán khó đối với nhiều doanhnghiệp Đòi hỏi doanh nghiệp phải luôn có biện pháp tiếp cận thị trường một cách chủđộng, tăng cường truyền thông thương hiệu vì tài sản thương hiệu là một tài sản hết sức
to lớn, là phương tiện ghi nhận, bảo vệ thành quả của doanh nghiệp, thu hút nhiều kháchhàng, tạo lòng tin nơi khách hàng để có thể sẵn sàng đối phó với mọi nguy cơ, đe dọacũng như áp lực cạnh tranh trên thị trường, và các doanh nghiệp phải luôn luôn tăngcường và nâng cao hình ảnh thương hiệu của mình trong thị trường Công ty TNHH Tậpđoàn đầu tư Hoàng Phát là một trong số các công ty đang phải đối mặt với những tháchthức đó
Hiện nay với chính sách mở cửa của Nhà nước ta thì sẽ có nhiều thương hiệu củacác công ty nước ngoài xâm nhập vào thị trường Việt Nam, đặc biệt là ngành xây dựng,một thị trường đầy tiềm năng, thu hút nhiều nhà đầu tư Vấn đề đặc biệt cần quan tâmđối với Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát chuyên thi công, đầu tư, sản xuất,kinh doanh trong lĩnh vực xây dựng đó là cần phải tạo cho mình điểm khác biệt so vớicác đối thủ trong cùng lĩnh vực, nhằm gia tăng khả năng cạnh tranh của Công ty trên thịtrường Điều này đồng nghĩa với việc phát triển thương hiệu, cụ thể ở đây là hoạt độngtruyền thông thương hiệu có vai trò quan trọng trong việc xây dựng và củng cố hình ảnhtrong tâm trí khách hàng
Với mục đích xây dựng hệ thống chất lượng theo tiêu chuẩn ISO nhằm phát triển
thương hiệu của Công ty, em đã chọn chủ đề “Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo ISO 9001:2015 nhằm phát triển thương hiệu của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát” làm đề tài cho chuyên đề tốt nghiệp của mình.
2 Tổng quan nghiên cứu có liên quan đến đề tài
Quản trị chất lượng đã được nhiều tác giả quan tâm và làm rõ Tiêu biểu có một sốcông trình nghiên cứu như:
- “Đảm bảo chất lượng dịch vụ bảo hiểm xe cơ giới nhằm duy trì và phát triểnthương hiệu của Công ty bảo hiểm MIC Thăng Long” của sinh viên Nguyễn Thị Thanh
Trang 9- Trường Đại học Thương Mại năm 2015 Đề tài này đã khái quát được cơ sở lý thuyết
về chất lượng, thương hiệu, vai trò của hệ thống quản lý chất lượng trong việc duy trì vàphát triển thương hiệu Phân tích được thực trạng chất lượng dịch vụ bảo hiểu xe cơgiới, từ đó đưa ra một số giải pháp như: ra mắt nhiều sản phẩm dịch vụ bảo hiểm mới,
mở rộng mạng lưới kinh doanh tại hầu hết các Tỉnh, Thành phố trên cả nước, thườngxuyên tư vấn cho khách hàng các biện pháp đề phòng rủi ro, hạn chế tổn thất, áp dụngcông nghệ thông tin để quản lý khách hàng, thu phí…
- “Giải pháp duy trì hệ thống quản trị tích hợp: ISO 9001:2000, HACCP tại công
ty cổ phần thực phẩm Đức Việt” của sinh viên Tạ Thị Thu Hằng - Trường Đại họcThương Mại năm 2010 Đề tài này đã khái quát được cơ sở lý luận về chất lượng, quảntrị chất lượng, hệ thống quản trị chất lượng ISO 9001:2000 và HACCP, hệ thống quảntrị tích hợp Đồng thời, đề tài đã phân tích thực trạng áp dụng và duy trì các hệ thốngquản trị chất lượng tại Công ty cổ phần thực phẩm Đức Việt để nâng cao năng suất laođộng và đảm bảo chất lượng, từ đó đề xuất giải pháp hoàn thiện và duy trì các hệ thốngquản trị, hướng tới thiết lập hệ thống quản lý tích hợp
- “Giải pháp hoàn thiện công tác quản trị chất lượng tại Công ty cổ phần dệt kim
Hà Nội” của sinh viên Nguyễn Thị Ngọc Ánh - Trường Đại học Thương Mại năm 2010
Đề tài này khái quát một số lý luận cơ bản về hoàn thiện quản trị chất lượng tại Công ty,đưa ra kết quả phân tích thực trạng kiểm soát chất lượng sản phẩm của Công ty, từ đóđưa ra số giải pháp như: tiếp tục đào tạo các kiến thức về quản trị chất lượng cho cán bộcông nhân viên trong Công ty; thực hiện chính sách khuyến khích vật chất, tinh thần chonhân viên; đổi mới trang thiết bị, đồng bộ hóa dây chuyền sản xuất…
3 Mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
3.1 Mục tiêu nghiên cứu
Mục tiêu nghiên cứu chính của đề tài là xây dựng kế hoạch và đề xuất những giảipháp có cơ sở khoa học để thực hiện thành công việc chuyển đổi hệ thống quản trị chấtlượng theo ISO 9001:2015 của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
3.2 Nhiệm vụ nghiên cứu của đề tài
Để đạt được mục tiêu nghiên cứu, đề tài thực hiện những nhiệm vụ chủ yếu sau:
- Hệ thống hóa những cơ sở khoa học để thiết lập và duy trì hệ thống quản lý chấtlượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 đối với tổ chức kinh doanh
- Phân tích, đánh giá thực trạng hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát.
- Xây dựng kế hoạch và đề xuất giải pháp chuyển đổi thành công hệ thống quản lýchất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 nhằm phát triển thương hiệu tại Công
ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
Trang 104 Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Đối tượng nghiên cứu: Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng duy trì hệ thống
quản trị chất lượng theo ISO 9001:2008 tại Công ty, cụ thể là chính sách, mục tiêu chấtlượng, hệ thống tài liệu, hồ sơ quản lý chất lượng tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tưHoàng Phát
Phạm vi: Xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu
chuẩn ISO 9001:2015, áp dụng trong toàn Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
5 Phương pháp nghiên cứu
5.1 Phương pháp thu thập dữ liệu
Thu thập dữ liệu thứ cấp
Các nguồn dữ liệu thứ cấp phục vụ nghiên cứu đề tài bao gồm:
- Các báo cáo kết quả triển khai hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát;
- Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh;
- Những thông tin từ các cơ quan, các tổ chức năng suất chất lượng quốc gia vàquốc tế liên quan tới chuyển đổi, cập nhật hệ thống quản lý chất lượng theo ISO 9001qua các thời kỳ
Thu thập dữ liệu sơ cấp
- Nghiên cứu hệ thống tài liệu, hồ sơ chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tạiCông ty;
- Phỏng vấn trực tiếp lãnh đạo, nhân viên và khách hàng của Công ty;
- Quan sát môi trường làm việc tại Công ty
5.2 Phương pháp phân tích dữ liệu
Phương pháp phân tích dữ liệu được sử dụng trong đề tài chủ yếu là phương phápthủ công Trong khi phân tích dữ liệu, bảng tính excel, bảng biểu, đồ thị, hình vẽ được
sử dụng để tính toán, trình bày dữ liệu, làm cơ sở để tổng hợp hóa, khái quát hóa, sosánh, phân tích để rút ra kết luận nghiên cứu phù hợp của đề tài
6 Kết cấu của khóa luận tốt nghiệp
Ngoài phần mở đầu và kết luận, nội dung khóa luận tốt nghiệp của em được chialàm 3 chương:
Chương 1: Những cơ sở khoa học để xây dựng kế hoạch chuyển đổi hệ thống
quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 tại các công ty kinh doanh
Chương 2: Thực trạng duy trì hệ thống quản trị chất lượng theo tiêu chuẩn ISO
9001:2008 tại Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
Chương 3: Kế hoạch và giải pháp chuyển đổi thành công hệ thống quản trị chất
lượng theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015
Trang 11CHƯƠNG 1 NHỮNG CƠ SỞ KHOA HỌC ĐỂ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH CHUYỂN ĐỔI
HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2015
TẠI CÁC CÔNG TY KINH DOANH
1.1 Một số khái niệm cơ bản và thuật ngữ
1.1.1 Một số khái niệm cơ bản
Chất lượng
Chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu Nếu một sản phẩm vì lý do nào đó
mà không được nhu cầu chấp nhận thì phải bị coi là có chất lượng kém, cho dù trình độcông nghệ để chế tạo ra sản phẩm đó có thể rất hiện đại Đây là một kết luận then chốt
và là cơ sở để các nhà chất lượng định ra chính sách, chiến lược kinh doanh của mình.Như vậy nói đến từ chất lượng không còn ý nghĩa “tốt”, “bền” mà nó có thể là “kém”,
“tồi”, “tuyệt hảo”
Do chất lượng được đo bởi sự thỏa mãn nhu cầu, mà nhu cầu luôn luôn biến độngnên chất lượng cũng luôn luôn biến động theo thời gian, không gian, điều kiện sử dụng.Trong cùng một thời điểm, cùng một sản phẩm/dịch vụ với các điều kiện hoàn toàn giốngnhau thì chất lượng chưa chắc giống nhau, vì nhu cầu của mỗi khách hàng, của bên quantâm chưa chắc giống nhau Như vậy khi nhắc đến chất lượng sản phẩm, người ta không chỉnghĩ sản phẩm đó có nhiều tính năng tốt, vật liệu bền, sử dụng lâu dài, giá cả phải chăng màcòn là thời gian giao hàng đúng hẹn, thái độ phục vụ tốt, bảo hành chu đáo…
Khi đánh giá chất lượng của một đối tượng, ta phải xét và chỉ xét đến mọi đặc tínhcủa đối tượng có liên quan đến sự thỏa mãn những nhu cầu cụ thể Các nhu cầu nàykhông chỉ từ phía khách hàng mà còn từ các bên có liên quan, ví dụ như các yêu cầumang tính pháp chế, nhu cầu của cộng đồng xã hội
Nhu cầu có thể được công bố rõ ràng dưới dạng các quy định, tiêu chuẩn nhưngcũng có những nhu cầu không thể miêu tả rõ ràng, người sử dụng chỉ có thể cảm nhậnchúng, hoặc có khi chỉ phát hiện được trong quá trình sử dụng
Chất lượng không chỉ là thuộc tính của sản phẩm, hàng hóa mà ta vẫn hiểu hàngngày Chất lượng có thể áp dụng cho một hệ thống, một quá trình
Theo Philips Crosby, một trong những chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lượng
cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp với yêu cầu”
Tiến sĩ Juran – Nhà thống kê học, chuyên gia hàng đầu về quản trị chất lượng
người Mỹ cho rằng “Chất lượng là sự phù hợp của sản phẩm đối với nhu cầu của người tiêu dùng” Ông cũng khẳng định rằng, đó là nhu cầu chính đáng, nhu cầu có khả năng
thanh toán [10]
Trang 12Giáo sư Ishikawa – một chuyên gia quản trị chất lượng hàng đầu của Nhật Bản cho
rằng “Chất lượng là sự thỏa mãn nhu cầu của thị trường với chi phí thấp [8]
Dựa trên cách tiếp cận khoa học và có sự đúc kết kinh nghiệm thực tiễn về quản trị
chất lượng trên thế giới, Tổ chức Quốc tế về Tiêu chuẩn ISO 9000:2005 là “Chất lượng
là mức độ của một tập các đặc tính vốn có đáp ứng các yêu cầu” [6].Đây là khái niệm
đã được cập nhật, thay thế định nghĩa về chất lượng trong tiêu chuẩn của phiên bản 1987
và năm 1994 của ISO Có thể xem đây là một khái niệm tổng hợp và hiện hành, dùng đểgiải thích thuật ngữ “chất lượng” của bất kỳ một thực tế nào, miễn là nó phải đáp ứngcác yêu cầu của khách hàng và các bên quan tâm Từ “thực tế” có thể là sản phẩm, dịch
vụ, quá trình, hệ thống hay các đối tượng phù hợp khác
Hệ thống quản trị chất lượng
Có nhiều khái niệm về hệ thống quản trị chất lượng:
- Hệ thống quản lý chất lượng là một tập hợp các yếu tố liên quan và tương tác để
lập chính sách và mục tiêu chất lượng và đạt được các mục tiêu đó
- Hệ thống quản lý chất lượng giúp các doanh nghiệp phân tích yêu cầu của khách
hàng, xác định các quá trình sản sinh ra sản phẩm được khách hàng chấp nhận và suy trìđược các quá trình đó trong điều kiện được kiểm soát
- Hệ thống quản lý chất lượng hài hòa mọi nỗ lực để doanh nghiệp hướng toàn bộ
nỗ lực của doanh nghiệp để thực hiện mục tiêu chung đã đặt ra Đó chính là phươngpháp hệ thống quản lý
Trong xu thế toàn cầu, các công ty thuộc mọi quốc gia trên toàn thế giới muốn tồntại, phát triển và để thu hút khách hàng ngày càng đòi hỏi cao về chất lượng và đảm bảochất lượng sản phẩm trong quá trình sản xuất kinh doanh, các doanh nghiệp phải chấpnhận cạnh tranh lẫn nhau và đưa chất lượng sản phẩm vào nội dung quản lý
Thương hiệu
Thương hiệu là thuật ngữ được dùng phổ biến ở Việt Nam cũng như trên thế giới,
đã xuất hiện cách đây hàng thế kỷ với ý nghĩa để phân biệt hàng hóa của nhà sản xuấtnày với hàng hóa của nhà sản xuất khác… Có nhiều quan điểm về thương hiệu:
- Theo Tổ chức sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO): “Thương hiệu là một dấu hiệu (hữuhình và vô hình) đặc biệt để nhận biết một sản phẩm hàng hóa hay một dịch vụ nào đó đượcsản xuất hay được cung câp bởi một cá nhân hay tổ chức Đối với doanh nghiệp, thươnghiệu là khái niệm trong người tiêu dùng về sản phẩm, dịch vụ với dấu hiệu của doanhnghiệp gắn lên bề mặt sản phẩm dịch vụ nhằm khẳng định chất lượng và xuất xứ Thươnghiệu là một tài sản vô hình quan trọng và đối với các doanh nghiệp lớn, giá trị thương hiệucủa doanh nghiệp chiếm một phần đáng kể trong tổng giá trị của doanh nghiệp”
Trang 13- Theo Hiệp hội nhãn hiệu thương mại quốc tế ITA (International TrademarkAssociation): “Thương hiệu bao gồm những từ ngữ, tên gọi, biểu tượng hay bất kì sự kếthợp nào giữa các yếu tố trên được dùng trong thương mại để xác định và phân biệt hànghóa của các nhà sản xuất hoặc người bán với nhau và để xác định nguồn gốc của hànghóa đó”.
- Theo định nghĩa của Hiệp hội Marketing Hoa Kỳ: “Thương hiệu là một cái tên,một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng thể các yếu tố kể trênnhằm xác định một sản phẩm hay một dịch vụ của một (hay một nhóm) sản phẩm ngườibán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với đối thủ cạnh tranh”
Trên cơ sở tìm hiểu, đánh giá và phân tích nhiều quan điểm khác nhau về thươnghiệu, tác giả lựa chọn phân tích quan điểm theo cách hiểu trong tài liệu “Thương hiệuvới nhà quản lý – Nguyễn Quốc Thịnh, Nguyễn Thành Trung”:
Thương hiệu được hiểu trước hết là một thuật ngữ dùng nhiều trong Marketing, là
tập hợp các dấu hiệu phân biệt hàng hóa, dịch vụ của cơ sở sản xuất kinh doanh (gọichung là doanh nghiệp) này với hàng hóa, dịch vụ cùng loại của doanh nghiệp khác; làhình tượng về một loại hàng hóa, một nhóm hàng hóa, dịch vụ hoặc về doanh nghiệptrong tâm trí khách hàng
1.1.2 Một số thuật ngữ có liên quan
Chính sách chất lượng là ý đồ và định hướng của một tổ chức có liên quan đến
chất lượng được lãnh đạo cao nhất công bố chính thức Chính sách chất lượng cần nêu
rõ sự cam kết của tổ chức đối với chất lượng và các chiến lược, nguyên tắc, phươngpháp, hoạt động để đạt, duy trì và cải tiến chất lượng
Hoạch định chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào việc lập
mục tiêu chất lượng và quy định các quá trình tác nghiệp cần thiết và các nguồn lực cóliên quan để thực hiện mục tiêu chất lượng
Kiểm soát chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào thực hiện
các yêu cầu chất lượng
Cải tiến chất lượng là một phần của quản lý chất lượng tập trung vào nâng cao khả
năng thực hiện các yêu cầu chất lượng
Tên thương hiệu thường là phần phát âm được của thương hiệu (Từ hoặc cụm từ,
tập hợp các chữ cái )
Biểu trưng và biểu tượng:
- Biểu trưng (logo) và biểu tượng (symbol) là những dấu hiệu hỗ trợ nhận biết
thương hiệu
- Logo là hình đồ họa hoặc hình, dấu hiệu bất kỳ để phân biệt thương hiệu
Trang 14- Symbol là hình ảnh đặc trưng, có cá tính, mang triết lý và thông điệp mạnh củathương hiệu Có thể là các nhân vật nổi tiếng.
Khẩu hiệu, nhạc hiệu:
- Khẩu hiệu (slogan) là một câu, cụm từ mang một thông điệp nhất định mà doanh
nghiệp muốn truyền tải (Thông điệp định vị; Định hướng hoạt động; Lợi ích cho ngườitiêu dùng)
- Nhạc hiệu (Symphony) là đoạn nhạc (giai điệu) gắn với thương hiệu trong cáchoạt động truyền thông
1.2 Sự cần thiết phải xây dựng và duy trì hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn ISO 9000 tại các công ty kinh doanh
1.2.1 Vai trò của hệ thống quản lý chất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 đối với việc duy trì và phát triển thương hiệu của công ty kinh doanh
Một hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9000 sẽ giúpdoanh nghiệp quản lý hoạt động sản xuất kinh doanh một cách có hệ thống, kế hoạch vàđảm bảo thương hiệu của công ty kinh doanh đồng thời giảm thiểu và loại trừ các chiphí phát sinh sau khi kiểm tra, chi phí bảo hành và làm lại Cải tiến liên tục hệ thốngchất lượng theo tiêu chuẩn quốc tế sẽ dẫn đến cải tiến liên tục chất lượng sản phẩm
Hệ thống quản lý chất lượng có vai trò rất quan trọng trong giai đoạn hiện nay bởi
vì một mặt làm cho chất lượng sản phẩm hoặc dịch vụ thoả mãn tốt hơn nhu cầu kháchhàng mặt khác duy trì và phát triển thương hiệu kinh doanh, nâng cao hiệu quả của hoạtđộng quản lý và khả năng cạnh tranh của doanh nghiệp Đó là cơ sở để chiếm lĩnh, mởrộng thị trường, tăng cường vị thế, uy tín trên thị trường Quản lý chất lượng cho phépdoanh nghiệp xác định đúng hướng sản phẩm cần cải tiến, thích hợp với những mongđợi của khách hàng cả về tính hữu ích và giá cả
1.2.2 Quá trình hình thành và phát triển của bộ tiêu chuẩn ISO 9000
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO là Tổ chức Quốc Tế Về Tiêu chuẩn hóa (The International Organization ForStandardization)
Tổ chức phi chính phủ ISO được thành lập ngày 23-2-1947 có trụ sở tại Geneva –Thụy Sĩ Việt Nam là thành viên chính thức từ năm 1977 và đã được bầu vào ban chấphành ISO năm 1996
Bộ tiêu chuẩn ISO - 9000 do tổ chức quốc tế về tiêu chuẩn hoá (ISO) ban hành lầnđầu tiên vào năm 1987 nhằm đưa ra một mô hình được chấp nhận ở cấp quốc tế về hệthống đảm bảo chất lượng và có thể áp dụng rộng rãi trong các lĩnh vực sản xuất, kinhdoanh và dịch vụ Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 được đưa ra nhằm:
Trang 15- Đưa ra các nguyên tắc về quản lý của tổ chức;
- Tập trung vào việc phòng ngừa/cải tiến;
- Chỉ đưa ra các yêu cầu cần đáp ứng;
- Áp dụng cho tất cả các loại hình tổ chức không phân biệt quy mô hay loại hìnhsản xuất/dịch vụ
Lịch sử hình thành và phát triển bộ tiêu chuẩn ISO 9000
ISO 9000 là sự thừa kế của các tiêu chuẩn đã tồn tại và được sử dụng rộng rãitrước tiên là trong lĩnh vực quốc phòng
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 đề cập đến các lĩnh vực chủ yếu trong Quản lý chất lượngnhư chính sách chất lượng, thiết kế triển khai sản xuất và quá trình cung ứng, kiểm soát,quá trình bao gói, phân phối, kiểm soát tài liệu, đào tạo… ISO 9000 là tập hợp kinhnghiệm quản lý tốt nhất đã được các quốc gia trên thế giới và khu vực chấp nhận thànhtiêu chuẩn quốc tế
Bộ tiêu chuẩn ISO 9000 phiên bản 2015 bao gồm các tiêu chuẩn cốt lõi:
ISO 9000:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Cơ sở và từ vựng
ISO 9001:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Các yêu cầu
ISO 9004:2015: Hệ thống quản lý chất lượng - Hướng dẫn cải tiến hiệu quả
ISO 19011:2011:2015: Hướng dẫn đánh giá hệ thống quản lý chất lượng và môitrường, chứng nhận và đào tạo
1.3 Bối cảnh và điều kiện để chuyển đổi hệ thống quản lý chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015
1.3.1 Nguyên tắc áp dụng các tiêu chuẩn của ISO đối với các tổ chức
Nguyên tắc 1: Hướng vào khách hàng
Mọi tổ chức (doanh nghiệp) đều phụ thuộc khách hàng của mình và vì thế cần hiểunhu cầu hiện tại và tương lai của khách hàng, cần đáp ứng các yêu cầu của khách hàng
và cố gắng vượt hơn sự mong đợi của họ
Nguyên tắc 2: Sự lãnh đạo
Lãnh đạo thiết lập sự thống nhất giữa mục đích và phương hướng của tổ chức, lãnhđạo cần tạo ra và duy trì môi trường nội bộ để có thể hoàn toàn lôi cuốn mọi người thamgia đạt được các mục tiêu của tổ chức
Nguyên tắc 3: Sự tham gia của mọi thành viên
Mọi người ở tất cả các cấp là yếu tố của một tổ chức và việc huy động họ tham giađầy đủ sẽ giúp cho việc sử dụng năng lực của họ vì lợi ích tổ chức
Nguyên tắc 4: Cách tiếp cận theo quá trình
Kết quả mong muốn sẽ đạt được một cách hiệu quả khi các nguồn lực và các hoạtđộng có liên quan được quản lý như một quá trình
Trang 16Nguyên tắc 5: Tiếp cận quản lý hệ thống
Tiêu chuẩn quốc tế này khuyến khích việc vận dụng cách tiếp cận theo quá trìnhkhi triển khai, thực hiện và cải tiến tính hiệu lực của hệ thống quản lý chất lượng, nângcao sự hài lòng của khách hàng thông qua đáp ứng các yêu cầu của khách hàng Yêu cầu
cụ thể được xem là thiết yếu cho việc áp dụng cách tiếp cận theo quá trình
Việc hiểu rõ và quản lý các quá trình có mối tương tác với nhau như một hệ thốnggóp phần vào tính hiệu lực và hiệu quả của tổ chức trong việc đạt được các kết quảmong đợi Cách tiếp cận này cho phép tổ chức kiểm soát các mối quan hệ và sự phụthuộc lẫn nhau giữa các quá trình trong hệ thống, do đó kết quả hoạt động tổng thể của
tổ chức có thể được nâng cao
Cách tiếp cận theo quá trình bao gồm việc xác định và quản lý một cách có hệthống các quá trình, và các mối tương tác của chúng, để đạt được kết quả dự định phùhợp với các chính sách chất lượng và định hướng chiến lược của tổ chức Quản lý cácquá trình và hệ thống như một tổng thể có thể đạt được bằng cách sử dụng chu trìnhPDCA (Plan-Do-Check-Act cycle) với tập trung tổng thể vào tư duy dựa trên rủi ronhằm tận dụng cơ hội và ngăn ngừa các kết quả không mong muốn
Nguyên tắc 6: Cải tiến liên tục
Cải tiến liên tục các kết quả thực hiện phải là mục tiêu thường trực của tổ chức.Nghĩa là sự cải tiến, phát triển sẽ giúp doanh nghiệp tồn tại và tiến xa hơn, đây cũng làqui luật cơ bản của sinh tồn
Nguyên tắc 7: Ra quyết định dựa trên dữ kiện
Mọi quyết định có hiệu quả được dựa trên việc phân tích dữ liệu và thông tin
Nguyên tắc 8: Quan hệ cùng có lợi với nhà cung ứng
Tổ chức và người cung ứng phụ thuộc lẫn nhau và mối quan hệ cùng có lợi sẽ nângcao năng lực của cả hai bên để tạo ra giá trị
1.3.2 Quá trình soạn thảo và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015 và những quy định về việc áp dụng chuyển đổi hệ thống phù hợp với phiên bản mới của ISO
Quá trình soạn thảo và ban hành bộ tiêu chuẩn ISO 9000:2015
Phiên bản mới nhất của ISO 9001, tiêu chuẩn tiên phong về hệ thống quản lý chấtlượng vừa được ban hành vào ngày 23 tháng 9 năm 2015 Đây là kết quả hơn 3 năm ràsoát của các chuyên gia từ gần 95 quốc gia thành viên và quan sát viên để cập nhật tiêuchuẩn cho phù hợp với các nhu cầu hiện tại
ISO 9001:2015 thay thế các phiên bản trước và các tổ chức chứng nhận sẽ có tối
đa 3 năm để chuyển đổi chứng chỉ sang phiên bản mới Tiêu chuẩn ISO 9000:2015, baogồm các khái niệm và thuật ngữ sử dụng trong bộ tiêu chuẩn ISO 9000 cũng đã đượcchỉnh sửa và ban hành phiên bản mới
Trang 17 Những quy định về việc áp dụng chuyển đổi hệ thống phù hợp với phiên bản mới của ISO 9000:2015
Nhằm giúp cho các tổ chức, công ty áp dụng thuận tiện và vận hành đồng bộ các
hệ thống quản lý, tiêu chuẩn ISO 9001:2015 và các tiêu chuẩn hệ thống quản lý đượcsửa đổi sau này sẽ có một cấu trúc giống nhau, bao gồm 10 điều khoản chính, cụ thể:
1 Phạm vi (Scope)
2 Tài liệu viện dẫn (Normative references)
3 Thuật ngữ và định nghĩa (Terms and definitions)
4 Bối cảnh của tổ chức (Context of the organization and its context)
5 Vai trò của lãnh đạo (Leadership)
6 Hoạch định (Planning)
7 Hỗ trợ (Support)
8 Vận hành (Operation)
9 Đánh giá kết quả thực hiện (Performance evaluation)
10 Cải tiến (Improvement)
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 có một số thay đổi cơ bản về thuật ngữ Cụm từ “sảnphẩm và dịch vụ” thay thế cho cụm từ “sản phẩm” giúp cho hệ thống quản lý chất lượng
áp dụng dễ dàng hơn đối với các ngành dịch vụ Cụm từ “thông tin dạng văn bản” đềcập đến các yêu cầu về tài liệu, hồ sơ Các điều khoản nào trong tiêu chuẩn có yêu cầu
“duy trì thông tin dạng văn bản” có nghĩa là điều khoản đó yêu cầu có “tài liệu”, “thủtục dạng văn bản” như tiêu chuẩn cũ Điều khoản nào yêu cầu “lưu giữ thông tin dạngvăn bản” có nghĩa là yêu cầu có “hồ sơ” cung cấp bằng chứng cho sự phù hợp với cácyêu cầu Khái niệm “nhà cung cấp bên ngoài” thay thế cho các khái niệm “nhà cungcấp”, “đối tác” hay “người bán”, tương ứng là khái niệm “sản phẩm và dịch vụ do bênngoài cung cấp” thay thế cho “sản phẩm mua vào”
Tiêu chuẩn ISO 9001:2015 cũng đưa ra nhiều khái niệm, yêu cầu mới nhằm giúp
hệ thống quản lý chất lượng chặt chẽ, hiệu quả và góp phần quản trị doanh nghiệp tốthơn Bối cảnh của tổ chức là một yêu cầu mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015, giúp cho
tổ chức, doanh nghiệp hiểu rõ hơn bối cảnh của mình trước khi thiết lập hệ thống quản
lý chất lượng Để đáp ứng yêu cầu này, tổ chức, doanh nghiệp phải xem xét các vấn đềbên ngoài và bên trong có liên quan đến mục đích, định hướng chiến lược có ảnh hưởngđến khả năng đạt được các kết quả mà tổ chức dự kiến sẽ đạt được Tổ chức, doanhnghiệp cần phải hiểu rõ các bối cảnh bên ngoài phát sinh từ môi trường pháp lý, côngnghệ, thị trường, kinh tế, xã hội các bối cảnh nội bộ phát sinh từ văn hóa, kiến thức vàkết quả hoạt động Khi hiểu được tất cả những vấn đề trên, tổ chức, doanh nghiệp sẽ sửdụng những hiểu biết đó để phát triển hệ thống quản lý chất lượng một cách thực tế và
Trang 18hiệu quả Bên cạnh việc nắm rõ bối cảnh của đơn vị mình, tiêu chuẩn cũng yêu cầu tổchức, doanh nghiệp hiểu biết nhu cầu và mong đợi của các bên quan tâm – là các bên cóliên quan đến hệ thống quản lý chất lượng như chủ sở hữu, người lao động, cơ quanquản lý Nhà nước, khách hàng, nhà cung cấp Đây cũng là một ưu việt của tiêu chuẩnISO 9001:2015 nhằm tiếp cận và quản lý doanh nghiệp hiệu quả thông qua việc nắm bắtnhu cầu và mong đợi của các bên liên quan, qua đó giúp tổ chức, doanh nghiệp có thểđảm bảo sự phát triển bền vững cho hoạt động kinh doanh lâu dài của mình.
Thời điểm bắt buộc chuyển đổi
Theo hướng dẫn của Diễn đàn các tổ chức công nhận quốc tế (IAF), các tổ chức,doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 có 03 năm kể từ ngày15/9/2015 - ngày ban hành tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Điều này có nghĩa là giấy chứngnhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2015 chỉ được cấp kể từ ngày 15/9/2015 và mọi giấychứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sẽ hết hiệu lực sau ngày 14/9/2018
Tổ chức, doanh nghiệp phải làm gì?
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp đã được chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 trước ngày 15/9/2015 thì:
- Giấy chứng nhận vẫn còn nguyên giá trị hiệu lực cho tới hết thời hạn ghi trêngiấy chứng nhận
- Trong thời hạn hiệu lực nêu trên, các tổ chức, doanh nghiệp có thể đăng ký để đượcchứng nhận chuyển đổi sang tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vào bất kỳ thời điểm nào Các tổchức, doanh nghiệp có thể lựa chọn để được đánh giá chuyển đổi trong lần đánh giá giámsát, đánh giá chứng nhận lại hoặc thông qua một cuộc đánh giá chuyển đổi riêng
Đối với các tổ chức, doanh nghiệp được chứng nhận trong khoảng thời gianchuyển đổi từ 15/9/2015 đến hết 14/9/2018:
- Các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO9001:2008 hoặc tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Tuy nhiên, nếu lựa chọn chứng nhận theotiêu chuẩn ISO 9008 thì giấy chứng nhận sẽ chỉ có hiệu lực tối đa đến hết ngày14/9/2018
- Trong thời gian chuyển đổi nêu trên, sau khi đã được chứng nhận theo tiêu chuẩnISO 9001:2008, các tổ chức, doanh nghiệp có thể lựa chọn để chuyển đổi sang tiêuchuẩn ISO 9001:2015 như hướng dẫn
Đối với các tổ chức được chứng nhận sau ngày 14/9/2018:
- Mọi hoạt động đánh giá chứng nhận sau thời điểm này đều phải theo tiêu chuẩnISO 9001:2015
- Mọi giấy chứng nhận theo tiêu chuẩn ISO 9001:2008 sau thời điểm này đều bịhủy bỏ
Trang 191.3.3 Những điều kiện chuyển đổi hệ thống quản trị chất lượng phù hợp với tiêu chuẩn ISO 9001:2015 của các doanh nghiệp Việt Nam
Ngày 31/12/2015, Bộ Khoa học và Công nghệ đã công bố tiêu chuẩn quốc giaTCVN ISO 9001:2015 và TCVN ISO 14001:2015 Các tiêu chuẩn này được chấp nhận
và hoàn toàn tương đương với tiêu chuẩn quốc tế ISO 9001:2015 và ISO 14001:2015
Để đảm bảo ổn định hoạt động sản xuất, kinh doanh và tạo thuận lợi cho các cơ quan, tổchức đã và đang áp dụng TCVN ISO 9001:2008 và TCVN ISO 14001:2010, trên cơ sởtham khảo Hướng dẫn chung về việc chuyển đổi áp dụng tiêu chuẩn ISO 9001:2015 vàISO 14001:2015 của Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế ISO và Diễn đàn công nhận quốc
tế (IAF), Bộ Khoa học và Công nghệ hướng dẫn:
- Các tổ chức, cá nhân doanh nghiệp được phép tiếp tục áp dụng tự nguyện tiêuchuẩn quốc gia TCVN ISO 9001:2008 đến thời hạn là 30/9/2018 và TCVN ISO14001:2010 đến 14/9/2018 Ngoài ra khuyến khích các tổ chức, cá nhân, doanh nghiệpchuyển đổi áp dụng TCVN ISO 9001:2015 và TCVN ISO 14001:2015 nếu có nhu cầu
và đáp ứng đủ các điều kiện cần thiết
- Đối với các cơ quan, tổ chức thuộc hệ thống hành chính nhà nước thì việc ápdụng phiên bản phù hợp với TCVN ISO 9001 được thực hiện theo Quyết định 19/2014/QĐ-TTg ngày 5/3/2014 của Thủ tướng Chính phủ
Các doanh nghiệp Việt Nam khi chuyển đổi sang hệ thống tiêu chuẩn ISO9001:2015 cần đảm bảo các điều kiện sau:
- Đào tạo nhân sự cho doanh nghiệp, tập trung vào nhóm chuyên gia đánh giá nội
bộ và các nhân viên chịu trách nhiệm duy trì, thực hiện và phát triển ISO 9001:2015
- Phân tích kỹ lưỡng những điểm mới của tiêu chuẩn ISO 9001:2015 Rà soát lạicấu trúc của hệ thống tài liệu Bổ sung/duy trì các thông tin dạng văn bản (các tài liệumới) phù hợp với quy mô và mức độ áp dụng Phê duyệt hệ thống tài liệu theo ISO9001:2015
- Đào tạo, phổ biến về tiêu chuẩn ISO 9001:2015, về hệ thống quản lý chất lượng,
về chính sách chất lượng cho toàn bộ cán bộ trong tổ chức, doanh nghiệp
- Cập nhật hệ thống quản lý chất lượng của tổ chức để đáp ứng các yêu cầu củaISO 9001:2015
- Đào tạo đánh giá viên nội bộ theo ISO 9001:2015 Thực hiện đánh giá nội bộtheo phiên bản ISO 9001:2015
- Rà soát, khắc phục và cải tiến hệ thống quản lý chất lượng theo các yêu cầu củatiêu chuẩn mới
- Liên hệ đăng ký chứng nhận với các Tổ chức chứng nhận (nếu cần)
Trang 20CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG DUY TRÌ HỆ THỐNG QUẢN TRỊ CHẤT LƯỢNG THEO TIÊU CHUẨN ISO 9001:2008 TẠI CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN ĐẦU TƯ
HOÀNG PHÁT
2.1 Giới thiệu khái quát về Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
2.1.1 Quá trình hình thành và phát triển
Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát được thành lập ngày 26/3/2009
Tên gọi chung là: Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
Tên giao dịch: HOANG PHAT GROUP COMPANY LIMITED
Trụ sở chính: Tầng 4, Số 23, Nguyễn Xiển, Phường Hạ Đình, Quận Thanh Xuân,
Giai đoạn 2012 - nay: Với tầm nhìn dài hạn và quan điểm phát triển bền vững,Công ty đã tập trung đầu tư vào các lĩnh vực xây dựng và bất động sản Bằng những nỗlực không ngừng, đến nay, Công ty đã thực hiện thành công nhiều dự án với chất lượng
và có giá trị sử dụng cao
Bằng những nỗ lực và quyết tâm của lãnh đạo Công ty và toàn thể cán bộ côngnhân viên, Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát đang ngày càng vững mạnh và khẳngđịnh thương hiệu trên các lĩnh vực kinh doanh mà Công ty thực hiện
Trang 21Mục tiêu
Trở thành Tập đoàn hàng đầu Việt Nam trong lĩnh vực kinh doanh đa ngành nghề,mang lại những giá trị thiết thực cho khách hàng, các đối tác, nhân sự Công ty cũng nhưcộng đồng
Chiến lược
Tập trung phát triển mạnh mẽ các ngành bất động sản, công nghiệp, xây dựng, dịch vụ
và kinh doanh thương mại Tăng cường đầu tư nghiên cứu và áp dụng công nghệ trong cáclĩnh vực hoạt động, không ngừng tạo ra hệ thống giá trị gia tăng phục vụ cộng đồng Pháttriển đội ngũ nhân sự có năng lực với tinh thần đam mê sáng tạo và đổi mới
Lĩnh vực kinh doanh
Lĩnh vực kinh doanh chủ yếu của Công ty là: Xây dựng các công trình côngnghiệp, các công trình dân dụng, các khu chế xuất; Tư vấn xây dựng; Xây dựng cáccông trình hạ tầng giao thông, thủy lợi, thủy điện, lắp đặt các trạm biến áp trung, caothế, công trình cấp thoát nước, khu đô thị; Đầu tư hạ tầng khu công nghiệp, khu đô thị,khách sạn resort; Tư vấn đầu tư (không bao gồm tư vấn pháp luật và tư vấn tài chính),đấu thầu, quản lý dự án đầu tư và kinh doanh bất động sản
Ngoài ra, Công ty còn kinh doanh trong các lĩnh vực như: Kinh doanh vận tảihành khách đường bộ, vận tải hàng hóa đường bộ; Kinh doanh vật tư, thiết bị, xe, máycông trình và xe, máy có động cơ các loại; Khai thác, chế biến và kinh doanh quặng vàvật liệu phi quặng; Khai thác đá, cát sỏi đóng ép cọc công trình xây dựng; Mua bánnguyên vật liệu phi nông nghiệp, phế liệu và đồ phế thải; Sản xuất, kinh doanh vật liệuxây dựng, sơn và phụ gia các loại; Đại lý kinh doanh xăng dầu; Gia công cơ khí, sơn mạcao cấp, chế tạo lắp đặt thiết bị máy dân dụng và công nghiệp
Các dự án
- Dự án Hoàng Phát Tower
- Dự án chợ Phố Hiến - Hưng Yên
- Dự án cụm làng nghề truyền thống Phú Xuyên - Hà Nội
- Dự án khu chế xuất Sóc Sơn - Hà Nội
- Dự án bến thủy nội địa Phú Cường - Hưng Yên
- Dự án khu đô thị Mê Linh Hà Nội
Trang 22Cơ cấu tổ chức
Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Công ty được thể hiện dưới đây:
Sơ đồ 2.1 Cơ cấu tổ chức của Công ty TNHH Tập đoàn đầu tư Hoàng Phát
Nguồn: Phòng Tổ chức hành chính Công ty
Ban giám đốc gồm 03 người, Giám đốc và 02 Phó giám đốc Ban giám đốc điềuhành quản lý tất cả các phòng, ban, đơn vị trực thuộc Công ty Ban giám đốc quyết địnhtoàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty
Các phòng chức năng bao gồm:
- Phòng tổ chức hành chính: Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban giám đốc về tổ chứcquản lý, nhân sự, lao động tiền lương và chế độ, khen thưởng và kỷ luật, bảo quản hồ sơcán bộ công nhân viên
- Phòng tài chính kế toán: Có chức năng nhiệm vụ giúp Ban giám đốc về công tác
kế toán tài chính của Công ty, quản lý nguồn vốn, hàng hóa, tài sản của Công ty, thựchiện các công tác tín dụng, cân đối thu chi, thanh quyết toán đối với khách hàng Thamgia xây dựng giá bán hàng thực hiện đầy đủ chế độ báo cáo tài chính theo chế độ củaluật kế toán
- Ban quản lý dự án: Có chức năng tham mưu cho Ban giám đốc Công ty trongviệc thiết lập đầu tư dự án sản xuất kinh doanh, tìm kiếm đối tác kinh doanh
- Phòng kinh doanh:
Chịu trách nhiệm tiếp nhận và xử lý các đơn đặt hàng
Duy trì khách hàng hiện tại và tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Xây dựng chiến lược kinh doanh và marketing đề xuất lên Ban giám đốc
- Phòng kĩ thuật: Có chức năng tham mưu cho ban giám đốc Công ty về việc triểnkhai đôn đốc, chỉ đạo và chịu trách nhiệm về công tác kỹ thuật, đầu tư công nghệ mới,đảm bảo an toàn lao động
- Đội công trình: Thực hiện thi công, giám sát công trình xây dựng của Công ty
Đội công trình
Ban Quản lý
dự án
BAN GIÁM ĐỐC CÔNG TY
Phòng Tài chính
Trang 232.1.2 Kết quả hoạt động kinh doanh của Công ty TNHH Tập đoàn Hoàng Phát
Kết quả hoạt động sản xuất của Công ty được thể hiện trong bảng dưới đây:
Bảng 2.1 Báo cáo kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty TNHH Tập
đoàn đầu tư Hoàng Phát giai đoạn 2014 – 2016
7 Tổng lợi nhuận trước thuế 2.581.219.211 5.204.971.992 7.799.156.536
8 Thuế thu nhập doanh
9 Lợi nhuận sau thuế 2.013.350.985 4.059.878.154 6.083.342.098
Nguồn: Phòng Tài chính - Kế toán Công ty
20,000,000,000 40,000,000,000 60,000,000,000 80,000,000,000 100,000,000,000 120,000,000,000 140,000,000,000
-NĂM 2014 NĂM 2015 NĂM 2016