Phanh là hệ thống an toàn chủ động hết sức quan trọng nên luôn được các nhà thiết kế ôtô quan tâm, không ngừng nghiên cứu hoàn thiện và nâng cao hiệu quả. Đến nay, hệ thống phanh đã trải qua rất nhiều cải tiến, thay đổi. Hệ thống chống bó cứng phanh ABS. Khởi đầu, hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực (phanh dầu) sử dụng trên các xe ôtô con chỉ là loại đơn giản, trong đó lực phanh các bánh xe tỷ lệ thuận với lực tác động lên bàn đạp phanh. Hệ thống phanh này đến nay gần như không còn được sử dụng vì hiệu quả kém, không bảo đảm đủ lực phanh. Để tăng lực phanh, người ta sử dụng các cơ cấu trợ lực. Phổ biến với các xe con là loại trợ lực bằng chân không, sử dụng độ chênh lệch giữa áp suất khí quyển và độ chân không trong đường nạp của động cơ để tạo ra lực bổ trợ phanh. Trợ lực chân không có thể tác động trực tiếp lên piston của xilanh phanh chính hoặc tác động gián tiếp (có thêm một xilanh phụ trợ để tăng áp suất dầu phanh). Tuy vậy, các dạng trợ lực chân không cũng chỉ tăng áp suất dầu phanh lên được khoảng gấp 2 lần. Phanh dầu còn có thể được trợ lực bằng khí nén giúp đạt được áp suất dầu phanh khá cao, nhưng do cấu tạo phức tạp, nên chủ yếu áp dụng cho các xe tải. Khi phanh sẽ xảy ra hiện tượng thay đổi trọng lượng xe đè lên các bánh trước và sau. Gia tốc phanh càng lớn (phanh càng gấp) thì theo quán tính, trọng lượng dồn lên cầu trước càng chiếm tỷ lệ cao (trên tổng trọng lượng xe). Vì thế, trước đây các nhà thiết kế đã tìm mọi cách để làm tăng lực phanh của các bánh xe trước (như tăng đường kính xilanh phanh của các bánh xe, cầu trước lớn hơn cầu sau), hoặc sử dụng phanh đĩa ở các bánh xe trước (phanh đĩa có ưu điểm là với kích thước tương đối nhỏ nhưng đạt hiệu quả phanh lớn hơn phanh tang trống vì có thể đạt lực ép của các piston lên đĩa phanh lớn hơn nhiều). Một phương pháp khác để tăng hiệu quả phanh bánh trước là lắp ở cơ cấu phanh bánh trước hai guốc phanh với xilanh phanh riêng, bố trí theo sơ đồ đạt hiệu quả phanh cao khi xe tiến (nhờ tác dụng trợ động).Xem thêm: Hệ thống phanh ôtô ngày nay, http:vietbao.vnOtoxemayHethongphanhotongaynay10881409351Tin nhanh Việt Nam ra thế giới vietbao.vn
ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP MỤC LỤC lời mở đầu Từ khi xã hội loài người bắt đầu bước vào thời kỳ hiện đại thì phương tiện di chuyển của con người ngày càng trở nên hiện đại hơn, đa dạng hơn về cả phương thức cũng như nguyên lý làm việc. Trên không thì có kinh khí cầu, tàu lượn, máy bay, tàu vũ trụ. trong môi trường nước thì có ca nô, tàu thủy, tàu ngầm. Trên bộ thì có tầu hỏa, tầu điện, ôtô xe máy. Trên đường bộ thì ôtô là phương tiện có rất nhiều ưu điểm nổi trội: đó là sự cơ động, tính an toàn tiện nghi. Năm 1860 chiếc ô tô đầu tiên sử dụng động cơ đốt trong đã ra đời. Sự ra đời của ô tô sử dụng động cơ đốt trong đã thách thức các phương tiện vận tải thô sơ thời bấy giờ và ngày càng thúc đẩy ngành vận tải đường bộ phát triển. Thông qua nhu cầu tiêu thụ, lưu lượng vận chuyển của hàng hóa của các phương tiện giao thông là có thể đánh giá mức độ phát triển về kinh tế của một đất nước. Trước vấn đề bức thiết đó, với sự tiến bộ của khoa học công nghệ, ngành sản xuất chế tạo ô tô trên thế giới cũng ngày càng phát triển và hoàn thiện hơn đáp ứng khả năng vận chuyển, tốc độ, an toàn cũng như đạt hiệu quả kinh tế cao Ngày nay ôtô không chỉ là phương tiện chủ yếu để chuyên chở hành khách hàng hóa, sự mạnh mẽ và vẻ đẹp của chiếc xe thể hiện sự lịch lãm tạo ra phong cách cho người chủ sử dụng. Tính tiện nghi cho người dùng và sự thân thiện với môi trường sống chung quanh là hai tiêu chí đặt ra hàng đầu mà tất cả các cường quốc về công nghiệp ôtô đều phải dựa vào đó để nghiên cứu phát minh để có thể tạo ra những sản phẩm tốt hơn. Tuy đất nước ta còn nghèo và nền kinh tế còn đang trên đà phát triển xong trong những năm gần Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 3 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP đây đảng và nhà nước ta cũng đã chú trọng phát triển nghành ôtô để theo kịp với sự phát triển của thế giới. Nhằm nâng cao khả năng tư duy cho sinh viên và khả năng hiểu biết về tính toán thiết kế mà em được giao nhiệm vụ “THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CHO XE TẢI ”. Em biết Hệ thống phanh là hệ thống quan trọng và rất phức tạp, đặc biệt do ngày nay hệ thống giao thông tốt, xe hiện đại có vận tốc chuyển động ngày càng cao cho nên việc đi sâu nghiên cứu để hoàn thiện sự làm việc của hệ thống phanh nhằm đảm bảo tính an toàn cao cho sự chuyển động của ô tô ngày càng cấp thiết. Trong phần tính toán và thiết kế này em dựa chủ yếu vào số liệu của xe tải Hino500 FM, các tài liệu tham khảo và hướng dẫn tính toán thiết kế. Do lần đầu làm quen với thiết kế với khối lượng kiến thức tổng hợp em còn có những mảng kiến thức em chưa được nắm vững nên mặc dù em đã cố gắng tham khảo tài liệu có liên quan song bài làm của em không thể tránh được những sai sót. Em rất mong được sự hướng dẫn và chỉ bảo thêm của các thầy trong bộ môn để em củng cố thêm kiến thức và hiểu sâu hơn, nắm vững kiến thức mà em đã học hỏi được. Cuối cùng em xin chân thành cảm ơn các thầy trong bộ môn, đặc biệt là thầy Võ Văn Hường đã trực tiếp hướng dẫn, chỉ bảo cho em hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao. Một lần nữa em xin chân thành cảm ơn ! Hà Nội, Ngày 01 tháng 06 năm 2010 Sinh viên thực hiện: Đoàn Hoàng Hà Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 4 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP CHƯƠNG I TỔNG QUAN VỀ HỆ THỐNG PHANH 1. Công dụng, phân loại, yêu cầu 1.1 Công dụng Hệ thống phanh có nhiệm vụ giảm tốc độ chuyển động, dừng hẳn xe ôtô hoặc giữ ôtô đứng yên trên đường có một độ dốc nhất định. 1.2 Phân loại 1.2.1 Theo công dụng Theo công dụng hệ thống phanh được chia thành các loại sau: - Hệ thống phanh chính (phanh chân) - Hệ thống phanh dừng (phanh tay) - Hệ thống phanh chậm dần (phanh bằng động cơ, thuỷ lực hoặc điện từ) 1.2.2 Theo kết cấu của cơ cấu phanh Theo kết cấu của cơ cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa 1.2.3 Theo dẫn động phanh Theo dẫn động phanh hệ thống phanh được chia ra - Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí - Hệ thống phanh dẫn động bằng thuỷ lực - Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén - Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén – thuỷ lực - Hệ thống phanh dẫn động có cường hoá 1.2.4 Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 5 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Theo khả năng điều chỉnh mômen phanh ở cơ cấu phanh chúng ta có hệ thống phanh có bộ điều hoà lực phanh. 1.2.5 Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh Theo khả năng chống bó cứng bánh xe khi phanh chúng ta có hệ thống phanh với bộ chống hãm cứng bánh xe ABS. 1.3. Yêu cầu Hệ thống phanh trên ôtô phải đảm bảo các yêu cầu sau: • Có hiệu quả phanh cao nhất ở tất cả các bánh xe nghĩa là đảm bảo quãng đường phanh là ngắn nhất khi phanh đột ngột trong trường hợp nguy hiểm. • Phanh êm dịu trong mọi trường hợp để đảm bảo sự ổn định chuyển động ôtô. • Điều khiển nhẹ nhàng, có nghĩa là lực tác dụng lên bàn đạp phanh hay đòn điều khiển không lớn. • Dẫn động phanh có độ nhạy cao. • Đảm bảo việc phân bố mômen phanh trên các bánh xe phải đảm bảo tận dụng hết khả năng bám của bánh xe khi phanh ở những cường độ khác nhau. • Không có hiện tượng tự xiết khi phanh. • Cơ cấu phanh thoát nhiệt tốt. • Có hệ số ma sát giữa trống phanh và các má phanh cao và ổn định trong điều kiện sử dụng. • Giữ được tỉ lệ thuận giữa trên bàn đạp với lực phanh trên bánh xe. • Có khả năng phanh ôtô khi ôtô đỗ trên dốc trong thời gian dài. Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 6 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1. Cấu tạo chung của hệ thống phanh Cấu tạo chung của hệ thống phanh trên ôtô được mô tả như sau: Hình1.1 Hệ thống phanh trên ôtô Qua sơ đồ cấu tạo cho chúng ta thấy trên hệ thống phanh bao gồm hai phần chính + Cơ cấu phanh: Là bộ phận trực tiếp tiêu hao động năng ôtô trong quá trình phanh. Cơ cấu phanh được bố trí ở các bánh xe nhằm tạo ra mô men hãm trên bánh xe khi phanh ôtô. Hiện nay thường dùng cơ cấu phanh dạng ma sát (khô hoặc ướt) tạo ra ma sát giữa hai phần: quay và không quay. + Dẫn động phanh: là tập hợp các chi tiết dùng để truyền năng lượng từ cơ cấu điều khiển đến các cơ cấu phanh và điều khiển quá trình truyền năng lượng này trong quá trình truyền với mục đích phanh bánh xe với các cường Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 7 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP độ khác nhau. Trên ôtô sử dụng các phương pháp điều khiển trực tiếp hay gián tiếp. Điều khiển trực tiếp là quá trình tạo tín hiệu điều khiển, đồng thời trực tiếp cung cấp năng lượng cần thiết cho hệ thống phanh để thực hiện sự phanh. Năng lượng này trong quá trình truyền với mục đích phanh xe với cường độ khác nhau. Điều khiển gián tiếp là quá trình tạo nên tín hiệu điều khiển còn năng lượng do cơ cấu khác đảm nhận. 2.1 Cơ cấu phanh Trên xe ôtô người ta thường sử dụng cơ cấu phanh dạng tang trống hoặc cơ cấu phanh đĩa. 2.1.1 Cơ cấu phanh tang trống Cơ cấu phanh tang trống được phân chia phụ thuộc vào - Theo dạng bố trí guốc phanh: đối xứng qua trục đối xứng, đối xứng qua tâm quay, các cơ cấu phanh tự lựa bơi, guốc phanh tự cường hoá. - Theo phương pháp truyền năng lượng điều khiển: phanh thuỷ lực, phanh khí nén, phanh tay. Cơ cấu phanh tang trống đối xứng qua trục Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 8 Hình 1.2 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng trục quatâtrục ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Cơ cấu phanh đối xứng qua trục có nghĩa là hai guốc phanh bố trí đối xứng qua đường trục thẳng đứng được thể hiện trên hình 1.2. Trong đó sơ đồ hình 1.2a là loại sử dụng cam ép để ép guốc phanh vào trống phanh: Sơ đồ 1.2b là loại sử dụng xi lanh thuỷ lực để ép guốc phanh vào trống phanh. Cấu tạo chung của cơ cấu phanh loại này là hai chốt cố định có bố trí bạc lệch tâm để điều chỉnh khe hở giữa mà phanh và trống phanh ở phía dưới, khe hở phía trên được điều chỉnh bằng trục cam ép. Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm Hình 1.3 Cơ cấu phanh tang trống đối xứng tâm 1: xylanh; 2: ốc xả khí; 3: cam lệch tâm; 4: ốc xả khí; 5: chốt định vị Cơ cấu phanh guốc đối xứng qua tâm được thể hiện trên hình 1.3 sự đối xứng qua tâm ở đây thể trên mâm phanh cùng bố trí hai chốt guốc phanh, hai xi lanh bánh xe, hai guốc phanh hoàn toàn giống nhau và chúng đối xứng nhau tâm. Mỗi guốc phanh được lắp thêm một chốt cố định ở mâm phanh và Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 9 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP cũng có bạch lệch tâm để điều chỉnh khe hở phía dưới của má phanh với trống phanh. Một phía của pittông luôn tì vào xi lanh bánh xe nhờ lò xo guốc phanh. Khe hở phía trên giữa má phanh và trống phanh được điều chỉnh bằng cơ cấu tự động điều chỉnh khe hở lắp trong pittông của xi lanh. Cơ cấu phanh loại đối xứng qua tâm thường được dẫn động bằng thuỷ lực và được bố trí ở cầu trước của ôtô du lịch hoặc ôtô tải nhỏ. Cơ cấu phanh guốc loại bơi Có nghĩa là guốc phanh không tựa trên một chốt quay cố định mà cả hai đều tựa trên mặt tựa di trượt. Có hai kiểu cơ cấu phanh loại bơi loại hai mặt tựa tác dụng đơn loại hai mặt tựa tác dụng kép. + Loại hai mặt tựa tác dụng đơn Ở loại này một đầu của guốc phanh được tựa trên mặt tựa di trượt trên phần vỏ xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt trên phần vỏ xi lanh, đầu còn lại tựa vào mặt tựa di trượt của pitông. Cơ cấu phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ. + Loại hai mặt tựa tác dụng kép Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 10 Hình 1.4 Cơ cấu phanh guốc loại bơi ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Ở loại này trong mỗi xi lanh bánh xe có hai pitông và cả hai đầu của mỗi guốc đều tựa trên hai mặt tựa di trượt của hai pitông cơ cấu phanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ. Cơ cấu phanh guốc tự cường hóa - Cơ cấu phanh guốc tự cường hoá có nghĩa là khi phanh bánh xe thì guốc phanh thứ nhất sẽ tăng cường lực tác dụng lên guốc phanh thứ hai Có hai loại cơ cấu phanh tự cường hoá: Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn (Hình 1.5 a) cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng kép (Hình 1.5 b). - Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng đơn có hai đầu của hai guốc phanh được liên kết với nhau qua hai mặt tựa di trượt của cơ cấu điều chỉnh di động. Hai đầu còn lại của hai guốc phanh hai đầu còn lại của hai guốc phanh thì một được tựa vào mặt tựa di trượt trên vỏ xi lanh bánh xe còn một đầu thì tựa vào mặt tựa di trượt của pittông xi lanh bánh xe. Cơ cấu điều chỉnh dùng để điều chỉnh khe hở giữa má phanh và trống phanh của cả hai guốc phanh. Cơ cấu Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 11 Hình 1.5 Cơ cấu phanh tự cường hóa ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP phanh loại này thường được bố trí ở các bánh xe trước của ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ đến trung bình. - Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng kép Cơ cấu phanh tự cường hoá tác dụng kép có hai đầu của hai guốc phanh được tựa lên hai mặt tựa di trượt của hai pitông trong một xi lanh bánh xe. Cơ cấu phanh loại này được sử dụng ở các bánh xe sau của ôtô tải nhỏ đến trung bình. 2.1.2 Cơ cấu phanh đĩa . Ngày nay cơ cấu phanh đĩa ngày càng được sử dụng rộng rãi phổ biến trên xe con và xe du lịch cỡ nhỏ thậm chí nó còn được sử dụng trên xe tải cỡ lớn. Cơ cấu phanh đĩa được thể hiện như sau: Các bộ phận chính của cơ cấu phanh đĩa bao gồm: - Một đĩa được được lắp với may ơ của bánh xe và quay cùng bánh xe - Một giá đỡ cố định trên dầm cầu trong đó có đặt các xi lanh bánh xe Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà Lớp: Ô tô A- K50 12 a) loại giá đỡ cố định b) loại giá đỡ di động Hình 1.6 Cơ cấu phanh đĩa [...]... lanh bánh xe Máy nén khí xi lanh bánh xe Trống phanh Guốc phanh Trống phanh Xi lanh chính Đường khí Guốc phanh Đường dầu Bánh xe sau Bánh xe trước Hình 1.10 Sơ đồ hệ thống dẫn động thuỷ khí kết hợp Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà 16 Lớp: Ô tô A- K50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP Sơ đồ cấu tạo chung của hệ thống phanh bao gồm hai phần dẫn động : - Dẫn động thuỷ lực: Có hai xi lanh chính dẫn hai dòng dẫn đến các xi lanh bánh... tô A- K50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 2 Hệ thống phanh trang bị trên xe Hino500 FM 2.1 Giới thiệu chung Xe được trang bị hệ thống phanh khí nén, dùng dẫn động hai dòng độc lập Cơ cấu phanh tang trống trên tất cả các bánh xe Hệ thống phanh bao gồm các thành phần chính sau đây: 1, Máy nén khí 2, Bộ điều chỉnh áp suất 3, Bộ lọc nước và làm khô khí 4, Bình chứa khí nén 5, Các đường ống dẫn 6, Van phân phối khí 7, Van... lanh bánh xe phía trước và phía sau - Dẫn động khí nén: bao gồm từ máy nén khí, bình chứa khí van phân phối khí và các xi lanh khí nén Phần máy nén khí và van phân phối hoàn toàn có cấu tạo và nguyên lí làm việc như trong hệ thống dẫn bằng khí nén Phần xi lanh chính loại đơn và các xi lanh bánh xe có kết cấu và nguyên lí làm việc như trong hệ thống dẫn động bằng thuỷ lực Đây là dẫn động thuỷ khí kết hợp... tại Nhật Động cơ lắp trên xe là động cơ đizen 4 kì Hệ thống treo của xe là hệ thống treo phụ thuộc và được bố trí trên các nhíp bao gồm cả nhíp chính và nhíp phụ Hệ thống treo trước có giảm chấn thuỷ lực ống lồng nhằm nâng cao độ êm dịu khi xe chạy trên các loại đường xấu Hệ thống phanh của xe là loại phanh dẫn động bằng khí nén Cơ cấu phanh kiểu tang trống Hình2.1 Xe tham khảo xe Hino500 FM Sinh viên:... tác dụng và lực phanh vẫn sinh ra ở hai bánh xe so le trước và sau 2.2.2 Dẫn động phanh chính bằng khí nén Trong dẫn động phanh chính bằng khí nén lực điều khiển trên bàn đạp chủ yếu dùng để điều khiển van phân phối còn lực tác dụng lên cơ cấu phanh do áp suất khí nén tác dụng lên bầu phanh thực hiện Dẫn động phanh chính bằng khí nén có ưu điểm giảm được lực điều khiển trên bàn đạp phanh Nhưng lại... nhạy kém (thời gian chậm tác dụng lớn ) do không khí bị nén khi chịu lực 2 3 1 5 4 6 Hình 1.9 Cấu tạo chung của dẫn động phanh khí nén Sinh viên: Đoàn Hoàng Hà 15 Lớp: Ô tô A- K50 ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP 1: Máy nén khí; 2: bầu lọc khí; 3: bình chứa khí 4: bàn đạp phanh; 5: van phân phối; 1.2.3 6: Cơ cấu phanh Dẫn động phanh chính bằng thuỷ khí kết hợp Dẫn động phanh chính bằng thuỷ lực có ưu điểm độ nhạy cao... của bánh xe trước gồm có: van bảo vệ ba nhánh 10, bình khí 22, phần dưới van phân phối 24, van hạn chế áp suất 25, hai bầu phanh trước 27, đồng hồ nanomét hai kim, các cơ cấu phanh trước và các ống dẫn Ngoài ra nhánh này còn có các ống dẫn nối phần dưới của van phân phối 24 với van 21 điều khiển rơ moóc Nhánh II: dẫn động phanh chân của bánh xe sau, gồm có van bảo vệ ba nhánh 10, bình khí nén 9, đồng... không khí trực tiếp qua van tăng tốc ra ngoài Hình 2.7: Sơ đồ nguyên lí van gia tốc * Nguyên lí hoạt động: Trong hệ thống dẫn động phanh khí nén, đối với mạch dẫn động phanh dừng và phanh dự phòng có lắp thêm van gia tốc thì van gia tốc có tác dụng giảm thời gian phản ứng của hệ thống phanh khi sử dụng năng lượng đàn hồi của phanh dừng và phanh dự phòng, bằng cách tăng tốc độ nạp và thải khí nén Khi... phòng, bằng cách tăng tốc độ nạp và thải khí nén Khi lắp van gia tốc vào hệ thống phanh dừng và phanh dự phòng, cửa A được nối với van phanh điều khiển bằng tay, cửa C được nối với bình khí nén, cửa B bầu dự phòng của bầu phanh kép Ở trạng thái bình thường, khi chưa sử dụng phanh dừng, khí nén từ bình khí của hệ thống phanh dừng và phanh dự phòng được cấp vào cửa A đẩy pittông 5 đi xuống, ép sát với đế... dưới, khí nén được dẫn từ cửa C đến cửa B vào các bầu phanh cầu sau, thực hiện việc phanh bánh xe Khi nhả phanh, khí cửa A thông với khí trời thông qua cửa xả khí của tổng van, áp suất khí nén ở cửa C đẩy pittông 5 đi lên vị trí trên cùng Dưới tác dụng của lò xo 9 đế van 2 đi lên tỳ sát vào mặt đế 6, đóng cửa van nạp lại, đồng thời mở cửa xả (do đế van 3 không tỳ vào pittông 5), xả khí nén từ các bầu phanh . ra - Hệ thống phanh dẫn động bằng cơ khí - Hệ thống phanh dẫn động bằng thuỷ lực - Hệ thống phanh dẫn động bằng khí nén - Hệ thống phanh dẫn động kết hợp khí nén – thuỷ lực - Hệ thống phanh. về tính toán thiết kế mà em được giao nhiệm vụ “THIẾT KẾ HỆ THỐNG PHANH KHÍ NÉN CHO XE TẢI ”. Em biết Hệ thống phanh là hệ thống quan trọng và rất phức tạp, đặc biệt do ngày nay hệ thống giao. cấu phanh hệ thống phanh được chia thành hai loại sau - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh guốc - Hệ thống phanh với cơ cấu phanh đĩa 1.2.3 Theo dẫn động phanh Theo dẫn động phanh hệ thống phanh