Chọn phương án thiết kế

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ thống phanh khí nén xe tải (Link CAD: http://bit.ly/hethongphanh) (Trang 37 - 38)

3.1 Cơ cấu phanh

Ngày nay thường sử dụng cơ cấu phanh là: Cơ cấu phanh dạng đĩa và cơ cấu phanh dạng guốc. Cơ cấu phanh đĩa thường chỉ sử dụng đối với xe con. Còn trên xe tải do đặc điểm thường chạy qua nhiều loại địa hình đòi hỏi cơ cấu phanh phải được che kín. Do vậy đối với cơ cấu phanh cho xe thiết kế sử dụng cơ cấu phanh guốc là hợp lí nhất.

3.2 Dẫn động phanh

Ngày nay trên xe người ta thường dùng dẫn động thuỷ lực hoặc khí nén hoặc kết hợp thuỷ lực và khí nén hoặc kết hợp thuỷ lực và khí nén. Dẫn động thuỷ lực có nhược điểm là tỉ số truyền của dẫn động dầu không lớn nên không thể tăng lực điều khiển trên cơ cấu phanh. Vì vậy hệ thống phanh dẫn động thuỷ lực thường được sử dụng trên ôtô du lịch và ôtô tải nhỏ.

Dẫn động liên hợp khắc phục được nhược điểm của hai loại dẫn động là khí nén và thuỷ lực. Nhưng đòi hỏi kết cấu chi tiết phức tạp, giá thành đòi hỏi cao. Do vậy không phù hợp với xe tải trung bình.

Với những ưu điểm nổi bật của phương pháp dẫn động bằng khí nén là:

- Lực bàn đạp nhỏ, tác động của người lái lên bàn đạp phanh của hệ thống khí nén chỉ thực hiện nhiệm vụ đóng mở các dòng khí

- Thuận lợi trong việc chế tạo hàng loạt các linh kiện của hệ thống dẫn động.

- Thích hợp với các kết cấu dẫn động phanh đoàn xe. Bố trí phanh tay Do vậy ta sử dụng phương pháp dẫn động khí nén cho xe thiết kế.

CHƯƠNG III

Một phần của tài liệu Đồ án thiết kế hệ thống phanh khí nén xe tải (Link CAD: http://bit.ly/hethongphanh) (Trang 37 - 38)