Đồ án thiết kế hộp số cơ khí trên xe con (Link cad: http://bit.ly/hopsocokhi)

92 1.3K 13
Đồ án thiết kế hộp số cơ khí trên xe con (Link cad: http://bit.ly/hopsocokhi)

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Hộp số tự động được sử dụng rất phổ biến ở khu vực Bắc Mỹ, có đến 90% các dòng xe mới sử dụng số tự động. Vì thế công nghệ này được tập trung phát triển nhằm tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường.Các tin liên quanNguyên lý hoạt động của hộp số sànMặc dù hộp số tự động thống trị thị trường, nhưng chúng không phải đồng bộ thống nhất mà trong nội bộ chúng cũng chia thành nhiều loại. Trong đó có một loại hộp số khác biệt so với bất kỳ chủng loại nào khác, từ việc sử dụng các bánh răng hành tinh truyền thống đến tỷ số truyền hay các mô hình ly hợp kép. Nó có tên là CVT, được viết tắt của cụm từ “truyền tải biến thiên liên tục”.CVT là một xu hướng khá mới mẻ trên thị trường. Chúng hứa hẹn một khả năng tiết kiệm nhiên liệu tuyệt vời và cảm giác lái xe mượt mà hơn. Nhưng chúng thực sự làm việc như thế nào? Tại sao chúng có thể thay đổi tỷ số truyền mà không sử dụng các bánh răng truyền thống? Liệu có phép màu nào trong loại hộp số mới này hay đơn giản nó là sản phẩm của công nghệ cao?Cận cảnh công nghệĐáng ngạc nhiên là nếu bạn tìm trên mạng sẽ thấy có rất nhiều thiết kế của hộp số CVT, nhưng có nhiều thiết kế trong số đó là không thực tế để áp dụng cho ôtô. Theo ý kiến của chuyên gia lập kế hoạch và chiến lược tiên tiến của Mitsubishi tại Bắc Mỹ cho biết về cơ bản thì hộp số CVT là một hệ thống, gồm nhiều kích cỡ khác nhau, nó giúp gắn kết các thiết bị theo một phương ngang.Hộp số tự động thông thường sử dụng một bộ bánh răng để cung cấp một tỷ số truyền (hoặc tốc độ) nhất định. Việc truyền tải và sử dụng các bánh răng sẽ đưa đến các tỷ số truyền thích hợp nhất trong từng trường hợp cụ thể. Ví dụ bánh răng bé nhất dùng để cho quá trình khởi động, bánh răng cỡ trung để dùng khi tăng tốc hoặc vượt chướng ngại và bánh răng lớn nhất để giúp tiết kiệm nhiên liệu khi xe đang đi tốc độ cao.

MỤC LỤC Trang LỜI NÓI ĐẦU 4 CHƯƠNG I: TỔNG QUAN 5 1. Công dụng, yêu cầu, phân loại 5 1.1. Công dụng 5 1.2. Yêu cầu 5 1.3. Phân loại 6 2. Đặc điểm cấu tạo hộp số cơ khí 8 2.1. Hộp số 3 trục 8 2.2. Hộp số 2 trục 10 3. Các bộ phận chính của hộp số 12 CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 19 1. Các phương án lựa chọn 19 1.1. Hộp số 2 trục 5 số tiến 19 1.2. Hộp số 3 trục 5 số tiến 21 1.3. Hộp số 3 trục 4 số tiến 22 2. Chọn phương án thiết kế 24 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TÍNH TOÁN HỘP SỐ 25 1. Tính toán tỉ số truyền 27 1.1. Xác định tỉ số truyền của truyền lực chính 27 1.2. Xác định tỉ số truyền tay số 1 27 1.3. Xác định tỉ số truyền các tay số trung gian 28 2. Tính toán các thông số cơ bản của bánh răng 29 2.1. Xác định khoảng cách giữa các trục 29 2.2. Chọn các thông số modun của bánh răng 29 2.3. Xác định số răng 30 1 2.4. Xác định lại tỷ số truyền và khoảng cách trục 32 2.5. Tính bề rộng răng 35 2.6. Dịch chỉnh bánh răng 35 3. Chế độ tải trọng tính toán hộp số 37 4.Tính bền bánh răng 40 5. Tính toán trục hộp số 40 5.1. Tính sơ bộ kích thước trục hộp số 41 5.2. Tính bền trục hộp số 41 5.2.1. Trục thứ cấp 43 5.2.2. Trục trung gian 46 5.2.3. Trục sơ cấp 50 6. Tính toán ổ lăn 52 6.1.Trục thứ cấp 57 6.2. Trục trung gian 57 6.3. Trục sơ cấp 58 CHƯƠNG IV: ỨNG DỤNG CATIA THIẾT KẾ 3D 58 1.Tổng quan về CATIA 58 2 .Các thanh công cụ sử dụng thiết kế 3D 58 2.Phương pháp thiết kế bánh răng 61 3.Thiết kế trục 70 4.Ráp bánh răng vào trục 71 CHƯƠNG V:ĐÁNG GIÁ BỀN CHI TIẾT BẰNGCOSMOS 72 1.Giới thiệu phần mềm COSMOS 72 2. Quy trình tính bền trong COSMOS 72 3.Tính bền cho trục trung gian 72 3.1. Đưa chi tiết đã thiết kế vào COSMOS 72 3.2. Chọn vật liệu cho chi tiết 73 2 3.3. Chia lưới cho chi tiết 74 3.4. Tạo ràng buộc cho chi tiết 75 3.5. Đặt lực lên chi tiết 76 3.6. Chạy chương trình tính toán 77 2.7. Xem kết quả tính toán 77 3. Kết quả tính bền trục trung gian 78 Chương VI: QUY TRÌNH CÔNG NGHỆ GIA CÔNG TRỤC THỨ CẤP 82 1. Cắt phôi, tiện mặt đầu và khoan chống tâm 82 2. Tiện thô các bậc trục 82 3. Tiện tinh 83 4. Gia công then hoa 83 5. Gia công ren ở đầu trục 83 6. Nhiệt luyện 85 7. Mà mặt trụ ngoài 85 8. Gia công tinh lần cuối mặt trụ ngoài 86 9. Mài siêu tinh lần cuối mặt trụ ngoài 87 10. Kiêm tra trục 87 KẾT LUẬN 89 TÀI LIỆU THAM KHẢO 90 3 LỜI NÓI ĐẦU Ngày nay ô tô đã trở thành phương tiện giao thông hết sức quan trọng trong đời sống hàng ngày.ngành công nghiệp ô tô phát triển rất lâu trên thế giới.Tuy nhiên tại Việt Nam công nghiệp ôtô chủ yếu vẫn còn mang tính chất sản xuất nhỏ lẻ, lắp ráp và nhập khẩu xe đã qua sử dụng, để có thể phát triển bền vững trong quá trình hội nhập, ngành công nghiệp ôtô cần có mục tiêu, định hướng, qui hoạch chiến lược cụ thể. Đối với ngành ôtô nói riêng và ngành cơ khí nói chung, khối lượng công việc thiết kế tính toán cho các chi tiết là rất lớn. Việc áp dụng những tiến bộ về khoa học kỹ thuật sẽ giúp quá trình thiết kế rút ngắn thời gian, kết quả tối ưu, tăng năng suất lao động, tăng hiệu quả kinh tế,… Sau 5 năm được đào tạo chuyên ngành ô tô tại trường đại học Bách Khoa Hà Nội bản thân em cũng đã có những kiến thức nhất định về ô tô tuy còn rất nhiều hạn chế. Em được giao đề tài “Tính toán thiết kế hộp số cơ khí trên xe con có ứng dụng thiết kế 3D trên CATIA và đánh giá độ bền các chi tiết bằng COSMOS”. Với những kiến thức đã tich lũy được trong 5 năm học tại trường và ứng dụng một số phần mềm mới em đã cố gắng hết sức mình để hoàn thành công việc được giao. Em xin cảm ơn thầy giáo Nguyễn Trọng Hoan và thầy Hoàng Thăng Bình cùng với các thầy giáo trong bộ môn Ô tô và xe chuyên dụng-ĐHBKHN đã chỉ dạy tận tình trong quá trình thực hiện đồ án này. Tuy nhiên vì thời gian và trình độ có hạn, chắc chắn đề tài còn nhiều thiếu sót, rất mong nhận được ý kiến phê bình của thầy giáo và bạn bè. Sinh viên thực hiện Nguyễn Tiến Nam 4 CHƯƠNG I TỔNG QUAN 1.Công dụng yêu cầu, phân loại của hộp số ô tô. 1.1 Công dụng - Thay đổi tỷ số truyền của hệ thống truyền lực để tạo được lực kéo tại các bánh xe chủ động phù hợp với điều kiện chuyển động. - Tạo chuyển động lùi cho ô tô. - Có thể ngắt dòng truyền lực trong thời gian dài. Trên một số ô tô, chức năng thay đổi mômen truyền có thể được đảm nhận nhờ một số cụm khác (hộp phân phối, cụm cầu xe) nhằm tăng khả năng biến đổi mô men đáp ứng mở rộng điều kiện làm việc của ô tô. 1.2. Yêu cầu Cấu tạo của ô tô cần đáp ứng một số yêu cầu cơ bản sau: - Có số tay số và dải tỷ số truyền thích hợp để đảm bảo được tính năng động lực học và tính kinh tế nhiên liệu của xe. - Phải có hiệu suất truyền lực cao. - Việc chuyển số phải được thực hiện dễ dàng, tiện lợi (lực tác động và hành trình cần gạt không quá lớn), nhanh chóng và không gây tiếng ồn. - Có cơ cấu định vị chống nhảy số và cơ cấu chống gài đồng thời hai số. - Có vị trí trung gian để có thể ngắt động cơ ra khỏi hệ thống truyền lực trong thời gian dài. - Có cơ cấu báo hiệu khi gài số lùi. - Kết cấu nhỏ, gọn, dễ điều khiển, bảo dưỡng và sửa chữa Có khả năng bố trí cụm trích công suất để dẫn động các thiết bị phụ khác. 1.3. Phân loại 5 Tùy theo những yếu tố căn cứ để phân loại, hộp số được phân loại như sau: 1.3.1.Theo trạng thái của trục hộp số trong quá trình làm việc -Hộp số có tất cả các trục cố định. -Hộp số có trục di động (hộp số hành tinh): Hộp số hành tinh và biến mô men là một cụm có chung vỏ làm thành cụm hộp số tự động được lắp liền sau động cơ. Cụm hộp số tự động có hệ thống điều khiển điện từ thủy lực làm việc theo chương trình lập sẵn, thực hiện tự động đóng ngắt thay đổi các tỷ số truyền bên trong hộp số chính.Cấu tạo của hộp số hành tinh dùng trên ô tô và các phương tiện giao thông khá phức tạp. Hộp số hành tinh được tổ hợp từ các cơ cấu hành tinh cơ bản hoặc từ các cơ cấu hành tinh tổ hợp. 1.3.2. Theo số trục của hộp số (không kể trục số lùi) Trên ô tô con thường sử dụng hộp số chính ba trục hoặc hai trục. -Hộp số ba trục có trục chủ động (trục sơ cấp) và trục bị động (trục thứ cấp) được thiết kế đồng trục. Phần lớn các số truyền đều thông qua hai cặp bánh răng ăn khớp, nếu nối trực tiếp trục chủ động và trục bị động có thể tạo ra số truyền thẳng. Cấu trúc này thường gặp trên ô tô có cầu sau chủ động. -Hộp số hai trục : tất cả các số truyền truyền qua một cặp bánh răng ăn khớp. Trong một số trường hợp số truyền cao nhất có thể truyền qua nhiều cặp bánh răng. Cấu trúc này thường gặp trên ô tô có động cơ đặt trước, cầu trước chủ động. 1.3.3. Theo số tỷ số truyền chung của hộp số chính. Theo số lượng số tiến là 3,4,5… 1.3.4. Theo đặc điểm thay đổi tỷ số truyền: hộp số vô cấp và hộp số có cấp. - Hộp số vô cấp được dùng để tạo thành HTTL vô cấp, trong đó hộp số có tỷ số truyền biến đổi liên tục, trong khoảng tỷ số truyền (R) định sẵn, từ thấp đến cao và ngược lại. Trên ô tô bộ truyền vô cấp thường gặp: biến mô men thủy lực, bộ truyền 6 đai đặt biệt, Nếu mô men động cơ làm việc ở giá trị nhất định, sự biến đổi mô men sau hộp số vô cấp là đường liên tục, do vậy các bộ truyền này còn được gọi là bộ truyền liên tục trong khoảng tỷ số truyền R cho trước. Ví dụ: trên biến mô men thủy lực, khoảng R có thể đạt tới 2,7, trên bộ truyền đai đặc biệt có thể R = 4,5. - Hộp số có cấp, tạo thành HTTL có cấp, được dùng phổ biến trên ô tô. Tỷ số truyền trong hộp số thay đổi với các giá trị cố định khác nhau, do vậy còn được gọi là bộ truyền gián đoạn. Mức độ gián đoạn phụ thuộc vào số lượng tỷ số truyền bên trong hộp số. Ở đây bộ truyền vô cấp có dạng bao các điểm ngoài của hộp số có cấp, do vậy cho phép thay đổi mô men và tốc độ đều đặn hơn, tận dụng tốt công suất của động cơ.Trong HTTL có thể tập hợp bởi các bộ truyển vô cấp với hộp số có cấp. 1.3.5. Theo phương pháp điều khiển chuyển số của hộp số. Điều khiển bằng tay, điều khiển tự động, và điều khiển bán tự động. Trong thời gian gần đây đã xuất hiện các hộp số cho phép làm việc theo phương pháp điều khiển bằng tay và điều khiển tự động tùy chọn bằng các nút chọn trên bảng điều khiển (hộp số có hai li hợp trên một số ô tô con). Với tính chất đa dạng của hộp số, trong tài liệu sẽ trình bày với hai dạng hộp số thường gặp trên ô tô: hộp số đơn giản có cấp và hộp số tự động chuyển số 2. Đặc điểm cấu tạo của hộp số cơ khí có cấp Hộp số cơ khí trên ô tô tải hiện nay thường có 2 loại hộp số: hộp số 2 trục, và hộp số 3 trục. 2.1 Hộp số ba trục Hộp số 3 trục có các bộ phận chính sau đây: Bánh răng, trục sơ cấp, trục thứ cấp, trục số lùi Cơ cấu điều khiển gồm có: cơ cấu định vị trục trượt, khóa hãm, bộ đồng tốc, tay số. 7 Hộp số này có ưu điểm sau: Khi cùng kích thước bên ngoài như nhau hộp số này cho tỉ số truyền lớn. Đặc điểm rất quan trọng là hiện nay động cơ cao tốc được dùng nhiều trên ô tô. Như thế nghĩa là nếu cần đảm bảo một tỉ số truyền như nhau thì loại hộp số này có kích thước bé, trọng lượng cũng bé hơn, do đó giảm được trọng lượng toàn bộ ôtô Hình 1.1: Hộp số 3 trục Trục sơ cấp và trục thứ cấp đặt đồng tâm cho nên tạo ra được tỉ số truyền thẳng nghĩa là gài cứng trục sơ cấp và trục thứ cấp lại với nhau. Trong trường hợp này hiệu suất sẽ rất cao, coi như bằng 1, bởi vì truyền động không qua một cặp bánh răng nào cả. Đối với ô tô rất quan trọng bởi thời gian làm việc ở số truyền thẳng chiếm tỉ lệ 50%-80% .Trên các đoạn đường bằng phẳng có thể gài số truyền thẳng, do đó thời gian sử dụng các tay số trung gian sẽ ít đi, cho nên bánh răng và ổ bi ở các tay số này có kích thước Nhược điểm: - Hộp số có số truyền thẳng có khuyết điểm là ổ bi đằng trước (theo chiều chuyển động của ôtô) của trục thứ cấp được đặt vào lỗ đằng sau của trục sơ cấp. Do điều kiện kết cấu của hộp số (kích thước trục sơ cấp, ổ bi này không thể làm to được, cho nên khi làm việc có lực tác dụng thì ổ bi này sẽ ở tình trạng căng thẳng. Trong 8 hộp số các bánh răng có nhiệm vụ truyền động giữa các trục. Để truyền động được các bánh răng trên các trục phải ăn khớp với nhau. - - Hình 1.2 Đường truyền công suất Bánh răng trong hộp số được lắp cố định trên trục bằng then bán nguyệt, then bằng (hoặc liền khối với trục), bánh răng lắp lồng không trên trục nhờ bạc lót. - Bánh răng: trong hộp số 3 trục thường sử dụng bánh răng di trượt để gài số, lên trong quá trình gài số quá trình va đập cũng thường dẫn đến mòn, vỡ răng. - Khi dùng phương pháp di trượt để gài số thì buộc phải dùng bánh răng thẳng để lắp trên các then hoa, cho lên như vậy sẽ dẫn đến chất lượng của ăn khớp bánh 9 răng không bằng bánh răng nghiêng. Nếu muốn dùng bánh răng nghiêng thì các then hoa phải được chế tạo trên công nghệ xoắn rất phức tạp 2.2. Hộp số 2 trục Hay còn gọi là loại trục cố định không đồng tâm, loại hộp số này không có số truyền thẳng. Ở tất cả các số truyền chỉ có một cặp bánh răng ăn khớp. Hộp số này có ưu điểm là: - Có hiệu suất cao, bởi vì ở tất cả các số truyền làm việc sự ăn khớp chỉ qua một cặp bánh răng. - Có thể tăng nhiều độ cứng vững và độ bền của các chi tiết, bởi vì trong hộp số này không có cụm nào bị nào bị hạn chế bởi điều kiện kích thước. - Kết cấu đơn giản tiện lợi khi sử dụng. Khuyết điểm của hộ số này là có kích thước lớn, vì tỷ số truyền của hộp số chỉ do một cặp bánh răng ăn khớp nên trọng lượng sẽ lớn. Về mặt cấu tạo và nguyên lý làm việc của các cơ cấu điều khiển tương tự hộp số 3 trục. Nó chỉ khác hộp số 3 trục về sự bố trí các trục và số lượng các trục mà thôi. Hộp số này thường dùng cho xe du lịch với cầu trước chủ động Hình 1.3 Kết cấu hộp số 2 trục đặt ngang 1- Trục thứ cấp. 10 [...]... phương án thiết kế 23 Xét trên yêu cầu thiết kế của bài toán và theo xe tham khảo ta trọn hộp số 3 trục 4 số tiến: A B B Hình 2.5 Kết cấu hộp số 3 trục 4 số tiến 24 Ø72H7 Ø33k6 Ø35 H7/k6 Ø25 H7/k6 Ø35 g6 Ø64H7 Ø35 H7/k6 Ø35 Ø35 H7/k6 Ø33 Ø80H7 Ø21 D8/k6 Ø21k6 A CHƯƠNG III THIẾT KẾ TÍNH TOÁN HỘP SỐ Thiết kế hộp số xe con với xe tham khảo 1998 Nissan Skyline GT Bảng 3.1.Thông số xe tham khảo Thông số xe. .. của bánh răng số Khi đó, việc chuyển số sẽ kết thúc - Hình 1.11 Kết thúc đồng tốc Cơ cấu đồng tốc kiểu có 2 ,3 mặt côn: để tăng khả năng ăn khớp đồng tốc, các kiểu xe gần đây đã ứng dụng cơ cấu ăn khớp đồng tốc kiểu này, đặc biệt cho bánh răng số 2 và số 3 Cơ cấu đồng tốc kiểu không có khóa: 1 cơ cấu đồng tốc không có khóa có lò xo khóa đóng vai trò của khóa chuyển số và dùng cho bánh răng số 5 hộp số. .. trơn trên trục thông qua các ổ con lăn (được chế tạo từ 2 nửa) Các bánh răng số 1 và số 2 chỉ liên kết với 21 trục nhờ khớp gài đồng tốc G3 Khớp gài G3 bố trí trên trục bị động có kết cấu rãnh chứa nạng gạt và 1 bánh răng số lùi L2 Bánh răng L2 trên khớp gài G3 không liên kết với bánh răng số lùi L trên trục chủ động, do vậy không ảnh hưởng tới việc chuyển số 1 và số 2 Trên trục biij động của hộp số. .. Các bánh răng cấp số 4 3- Trục sơ cấp 4- Các bánh răng cấp số 5-Các bánh răng cấp số 3 6- Bánh răng 7- Các bánh răng số lùi 8- Các bánh răng cấp số 1 9- Bán trục bên phải và trái 10- Phớt ch ặn d ầu b ộ vi sai 11- Vành răng bộ vi sai 12- Bộ đồng tốc cấp số một- hai 13- Bộ đồng tốc cấp số ba- bốn 15- Bánh răng chủ động trục thứ cấp Ngày nay, hộp số hai trục được dùng rất phổ biến trên ôtô du lịch( xe. .. trí trên trục bị động có kết cấu rãnh chứa nạng gạt và 1 bánh răng số lùi L2 Bánh răng L2 trên khớp gài G3 không liên kết với bánh răng số lùi L trên trục chủ động, do vậy không ảnh hưởng tới việc chuyển số 1 và số 2 Trên trục biij động của hộp số bố trí 1 cặp bánh răng trụ răng nghiêng C1,C2 có tỉ số truyền lớn đóng vai trò như bánh răng truyền lực chính trong các cầu xe thông thường Trong lòng bánh... cua, cơ cấu định vị khoá hãm, cơ cấu định vị số lùi, ống gài số, bộ đồng tốc Nó có nhiệm vụ dịch chuyển các bánh răng tương ứng với các ống gài số hoặc bộ đồng tốc ở trong hộp số khi gài và nhả số Đòn điều khiển phải bố trí thuận lợi cho người điều khiển 11 Hình 1.5: cơ cấu gài số Tuỳ theo sự bố trí đòn điều khiển có hai loại: Loại đặt trực tiếp trên nắp hộp số và loại đặt riêng rẽ đối với hộp số. Dạng... hai số một lúc Chốt định vị có loại bi, cốc, thanh, loại khoá Khoá hãm có loại bi,thanh, tấm khía rãnh 12 Hình 1.6: Kết cấu đòn điều khiển đặt trực tiếp trên hộp số ôtô Hình 1.7 Bộ đồng tốc Trên hầu hết các hộp số ôtô ( có cấp) hiện nay, người ta sử dụng bộ đồng tốc quán tính để nối ghép trục với bánh răng quay trơn mỗi khi gài số nhằm tránh sự va chạm do các bánh răng Bộ đồng tốc có nhiệm vụ làm đồng... kiện không gian gầm xe chặt hẹp Kiểu hộp số này gồm hai cụm bộ phận cùng lắp đặt chung trong một vỏ hộp: Cụm hộp số sang số bằng tay và bộ vi sai Công suất động cơ được truyền đến trục sơ cấp rồi đến trục thứ cấp hộp số Bánh răng chủ động của trục thứ cấp truyền mômen cho bộ vi sai làm quay các bán trục 3.Các bộ phận chính của hộp số Cơ cấu điều khiển là bộ phận quan trọng của hộp số, nó bao gồm các... răng trên trục trung gian ' ' z1' =15 z2 =18 z3 =21 Xác định số lượng răng của bánh răng bị động trên trục thứ cấp: zk = zk' ik Bảng 3.4 .Số răng của các bánh răng trên trục thứ cấp Các tay số Tỷ số truyềnik 1 2,08 2 1,54 3 1,15 Số răng zk' 14,99 31,18 18,18 27,99 21,48 24,70 Số răng zk = zk' ik 4 - Vậy số răng các bánh răng trên trục thứ cấp: z1 =31 z2 =28 z3= 25 -Xác định số răng của bánh răng tay số. .. 19 Hộp số 2 trục được sử dụng rộng rãi trên ô tô con có động cơ nằm ngang, cầu trước chủ động nhờ các ưu điểm nhờ kết cấu gọn, ít chi tiết, độ cứng vững của các trục cao Hộp số có thể được bố trí 4,5 hay nhiều cấp số truyền Trục chủ động (trục sơ cấp) đồng thời là trục bị động của li hợp đặt trên 2 ổ lăn Trên trục bố trí 2 bộ khớp gài dạng đồng tốc, gắn then hoa trên trục Các bánh răng chủ động số . và hộp số tự động chuyển số 2. Đặc điểm cấu tạo của hộp số cơ khí có cấp Hộp số cơ khí trên ô tô tải hiện nay thường có 2 loại hộp số: hộp số 2 trục, và hộp số 3 trục. 2.1 Hộp số ba trục Hộp. 1.2. Hộp số 3 trục 5 số tiến 21 1.3. Hộp số 3 trục 4 số tiến 22 2. Chọn phương án thiết kế 24 CHƯƠNG III: THIẾT KẾ TÍNH TOÁN HỘP SỐ 25 1. Tính toán tỉ số truyền 27 1.1. Xác định tỉ số truyền. tạo hộp số cơ khí 8 2.1. Hộp số 3 trục 8 2.2. Hộp số 2 trục 10 3. Các bộ phận chính của hộp số 12 CHƯƠNG II: LỰA CHỌN PHƯƠNG ÁN THIẾT KẾ 19 1. Các phương án lựa chọn 19 1.1. Hộp số 2 trục 5 số

Ngày đăng: 27/02/2015, 16:41

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan