Nhận biết được tầm quan trọng của sự gắn kết với tập thể, là giáo viên phụ trách chủ nhiệm, tôi cố gắng áp dụng nhiều phương pháp dạy học, tổ chức nhiều hoạt động hợp tác nhóm để kết nối
Trang 1SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỒNG NAI
TRUNG TÂM NUÔI DẠY TRẺ KHUYẾT TẬT
Mã số:………
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ THAM GIA HỢP TÁC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở LỚP 2
Người thực hiện: ĐOÀN THỊ NGỌC TÂM Lĩnh vực / Môn nghiên cứu:
Giáo dục khuyết tật: Kĩ năng hợp tác nhóm
Sản phẩm đính kèm:
Mô hình Phần mềm Phim ảnh Hiện vật khác
Năm học: 2013 – 2014
Trang 2SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC
I THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN
1 Họ và tên: ĐOÀN THỊ NGỌC TÂM
2 Ngày tháng năm sinh: 07/11/1986
3 Nam, nữ: Nữ
4 Địa chỉ: 1549D, tổ 9, ấp 4, xã Thạnh Phú, huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai
5 Điện thoại: CQ: 0613954171 ; ĐTDĐ: 0978340971
7 Chức vụ: Giáo viên
8 Nhiệm vụ được giao: Giáo viên chủ nhiệm lớp 2 Chậm phát triển trí tuệ
9 Đơn vị công tác: Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật Đồng Nai
II TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO
- Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Cử nhân khoa học
- Năm nhận bằng: 2008
- Chuyên ngành đào tạo: Giáo dục đặc biệt
III KINH NGHIỆM KHOA HỌC
- Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Dạy học sinh Chậm phát triển trí tuệ
Số năm có kinh nghiệm: 06 năm
- Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây:
“Một số biện pháp giúp tăng khả năng tập trung chú ý cho trẻ CPTTT từ 6 –
8 tuổi ở lớp 1A tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm học 2010 – 2011)
“Một số biện pháp giúp tăng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho học sinh CPTTT lớp 1A tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm học 2011 – 2012)
“Một số biện pháp giúp cải thiện hành vi tăng động, giảm tập trung cho học sinh Chậm phát triển trí tuệ lớp 1C tại Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật” (Năm học 2012 – 2013)
Trang 3MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP HỌC SINH CHẬM PHÁT TRIỂN TRÍ TUỆ THAM GIA HỢP TÁC NHÓM CÓ HIỆU QUẢ Ở LỚP 2
I LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI
Trong cuộc sống, để tồn tại và phát triển, mỗi cá nhân không thể tách rời với tập thể Ngay từ thời nguyên thủy, tổ tiên loài người đã biết sống theo bầy đàn, cùng nhau săn bắt, hái lượm Và ngày nay, mối quan hệ cộng đồng càng được đề cao và tiếp nối để tiến tới một xã hội văn minh
Lúc mới sinh ra, trẻ em được lớn lên bên những người thân của mình, được nuôi dưỡng và học hỏi, học ăn, học nói, học gói, học mở … học làm người ở mọi lúc, mọi nơi, trong các tình huống của cuộc sống hàng ngày Đến tuổi đi học, những bước chân đầu tiên bước vào ngôi trường đã mở ra một thế giới rộng lớn hơn với trẻ Ở trường, trẻ được gắn bó với tập thể lớp học Tập thể mới này là một
xã hội thu nhỏ với những thành viên khác nhau về tính tình, trình độ, năng lực, sở thích … Mỗi cá nhân học sinh là một thành viên trong lớp học Các thành viên cùng nhau hoạt động, sinh hoạt, học tập, vui chơi trong khoảng thời gian dài của một ngày Để hòa nhập vào tập thể, mỗi học sinh phải có sự gắn bó tốt trong tập thể đó Môi trường tập thể giữa trẻ và bạn bè có vị trí quan trọng, góp phần không nhỏ trong việc hình thành nhân cách, những kĩ năng sống cần thiết giúp trẻ dễ dàng hòa nhập vào cộng đồng xã hội
Với trẻ Chậm phát triển trí tuệ (CPTTT), thông qua giao lưu với bạn bè, kĩ năng giao tiếp của trẻ phát triển nhanh, sớm hình thành tính độc lập trong sinh hoạt hàng ngày Nhận biết được tầm quan trọng của sự gắn kết với tập thể, là giáo viên phụ trách chủ nhiệm, tôi cố gắng áp dụng nhiều phương pháp dạy học, tổ chức nhiều hoạt động hợp tác nhóm để kết nối mỗi cá nhân trẻ vào tập thể lớp
Tuy nhiên, ở lớp chuyên biệt dành cho học sinh CPTTT, mỗi em học sinh là một cá thể riêng biệt về dạng khuyết tật trí tuệ, có sự chênh lệch nhiều về độ tuổi
và trình độ nhận thức Do bị ảnh hưởng của khuyết tật, trẻ gặp nhiều hạn chế trong các kĩ năng thích ứng với môi trường tập thể như: Giao tiếp kém, hay cô lập thu mình lại với các bạn, không tuân thủ các quy định, hiểu yêu cầu chậm, phối hợp lẫn nhau không đồng đều … Trong quá trình hợp tác nhóm, học sinh gặp nhiều khó khăn để hòa đồng với các bạn, khó kết hợp nhịp nhàng trong một hoạt động, sự hợp tác qua lại giữa các cá nhân còn kém, các phương pháp học tập theo nhóm không đạt hiệu quả cao về chất lượng
Tôi nhận thấy cần phải tìm hiểu thêm nhiều về đặc điểm của trẻ CPTTT, những hạn chế trẻ gặp phải trong hoạt động nhóm Từ đó, tôi bắt đầu tìm tòi, áp dụng và sáng tạo nhiều biện pháp, vận dụng nhiều phương pháp vào công tác chủ nhiệm và giảng dạy để giúp các em học sinh biết mở rộng mối quan hệ bạn bè, hòa đồng với tập thể, cùng hoạt động và hợp tác có hiệu quả Sau đây, tôi xin chia sẻ đến các bạn đồng nghiệp một vài kinh nghiệm nhỏ được đúc kết từ thực tế với đề
tài: “Một số biện pháp giúp học sinh Chậm phát triển trí tuệ tham gia hợp tác nhóm có hiệu quả ở lớp 2”.
Trang 4II CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1 Tiêu chí chẩn đoán trẻ Chậm phát triển trí tuệ
Định nghĩa theo DSM - IV (Tài liệu Chẩn đoán và Thống kê các bệnh về tâm thần, một hệ thống phân loại), đưa ra các tiêu chí chẩn đoán cho trẻ khuyết tật trí tuệ:
- Chức năng hoạt động của trí tuệ dưới mức trung bình đáng kể (chỉ số thông minh
IQ vào khoảng 70 hay thấp hơn dựa vào kiểm tra chỉ số thông minh)
- Thiếu hay khiếm khuyết trong hoạt động thích ứng, hạn chế ít nhất hai trong các lĩnh vực sau: giao tiếp, tự chăm sóc, sinh sống tại gia đình, kĩ năng xã hội và liên
cá nhân, sử dụng các tiện ích của cộng đồng, tự định hướng, kĩ năng học đường hiệu quả, công việc, giải trí, sức khỏe và sự an toàn
- Thời gian phát bệnh trước 18 tuổi Sau 18 tuổi, trẻ có vấn đề về suy giảm chức năng thần kinh thì đó không phải là trường hợp của Chậm phát triển trí tuệ
2 Vai trò của hợp tác nhóm đối với sự phát triển của trẻ CPTTT
Hoạt động nhóm không chỉ là một kĩ năng cần thiết tại trường học, mà còn
là yêu cầu quan trọng để trẻ hòa nhập tốt vào cộng đồng xã hội Lớp học chính là môi trường tập thể tuyệt vời để trẻ trau dồi kĩ năng này và ứng dụng nó ngoài thực
tế
Hoạt động nhóm đòi hỏi mọi trẻ hợp tác với nhau để cùng hướng tới một mục tiêu chung Để một nhóm làm việc với nhau một cách hiệu quả, tất cả các thành viên trong nhóm cần biết tôn trọng năng lực và ý kiến lẫn nhau Hoạt động nhóm là một hoạt động xã hội quan trọng, đòi hỏi rất nhiều sự tương tác, trao đổi ý kiến và cùng nhau hành động
Là một phần của hoạt động nhóm, trẻ được chuyển từ việc tập trung vào tư duy cá nhân chủ quan sang giao lưu, kết nối với bạn bè Hoạt động này giúp trẻ rất nhiều trong công việc học tập và trẻ sẽ có cảm giác hòa nhập hơn, mau chóng hòa đồng với cuộc sống bên ngoài lớp học
Hoạt động trong cùng một nhóm sẽ giúp trẻ tăng cường những kĩ năng xã hội, học cách nắm bắt và điều khiển cảm xúc, trau dồi năng lực giao tiếp, nâng cao
sự tự tin, mở rộng thêm nhiều mối quan hệ bạn bè để vui chơi, học tập, tình cảm bạn bè thêm khắng khít, đưa các thành viên trong lớp đến gần nhau hơn
3 Những hạn chế của trẻ CPTTT trong hợp tác nhóm
a) Trẻ gặp nhiều khó khăn trong giao tiếp
- Ngôn ngữ chậm hơn so với trẻ bình thường cùng lứa tuổi nên trẻ CPTTT có vốn từ ít, không đủ để trẻ hòa nhập với cuộc sống hàng ngày
- Trẻ gặp khó khăn khi hiểu lời nói, hành động của người khác
- Trẻ không có từ để diễn tả hoặc không biết cách diễn đạt ý kiến của mình
b) Trẻ ít có sự tương tác với người khác
- Trẻ có tính thụ động, không thích làm quen với các bạn
- Trẻ hay có biểu hiện thờ ơ với sự vật xung quanh
Trang 5- Trẻ phản ứng chậm khi trò chuyện với mọi người và không thích tham gia chơi cùng các bạn
- Trẻ nhút nhát trước tập thể
- Trẻ hay cáu giận, không biết kiềm chế cảm xúc bốc đồng khi chơi với bạn
c) Trình độ nhận thức của trẻ chậm hơn nhiều so với trẻ bình thường
- Tư duy mang tính trực quan – cụ thể: Trẻ CPTTT nhận biết sự vật chủ yếu bằng cách quan sát hình ảnh Trẻ khó hiểu một yêu cầu bằng lời nói
- Trẻ CPTTT gặp khó khăn khi tiếp thu kiến thức mới và dễ mất đi kiến thức đã được tiếp thu
- Trẻ có trí nhớ ngắn hạn và máy móc: Trí nhớ trẻ CPTTT có đặc điểm chậm nhớ, chóng quên và ghi nhớ bằng hình ảnh, khó ghi nhớ bằng lời nói
- Khả năng chú ý: Trẻ CPTTT có thời gian tập trung rất ngắn, dễ bị phân tâm, khó tham gia đến hết một hoạt động
- Khả năng khái quát kém: Trẻ CPTTT khó hiểu một yêu cầu, một quy luật đơn giản trong trò chơi hay trong hoạt động học tập
d) Trẻ dễ mất niềm tin vào bản thân
- Trẻ hay tự ti, mặc cảm với những hạn chế do khuyết tật của mình so với các bạn khác
- Trẻ không tự tin khi thực hiện một bài tập
- Tâm lý hay phụ thuộc vào giáo viên, bắt chước vào các bạn khác
III TỔ CHỨC THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP
Với vai trò quan trọng của hợp tác nhóm cùng những khó khăn trẻ CPTTT gặp phải khi tham gia vào kĩ năng này, việc tìm tòi, nghiên cứu nhiều biện pháp để giúp các em học sinh trong lớp học tập có hiệu quả hơn thông qua phương pháp làm việc nhóm là yêu cầu thiết thực cần phải thực hiện
Sau đây, tôi xin đưa ra một số biện pháp giúp trẻ chậm phát triển trí tuệ tham gia hợp tác nhóm có hiệu quả
1 Biện pháp 1: Lập kế hoạch cho một hoạt động hợp tác nhóm
Một hoạt động nhóm được tổ chức tốt đòi hỏi người giáo viên phải có sự chuẩn bị chu đáo, có kế hoạch rõ ràng, điều này được thể hiện qua các yêu cầu sau:
- Về soạn giảng: Giáo viên xác định được mục tiêu chung cho bài học về kiến thức, kĩ năng, thái độ để thiết kế hoạt động nhóm phục vụ cho mục tiêu trên
- Quy định thời gian cho hoạt động nhóm: Kinh nghiệm cho thấy, thời gian cho hợp tác nhóm nên kéo dài từ 3 – 7 phút tùy thuộc vào kĩ năng hợp tác nhóm của trẻ, yêu cầu của bài tập
- Xác định số lượng thành viên trong nhóm: Sau khi xác định được mục tiêu bài học, giáo viên cần xác định số lượng thành viên trong nhóm Mỗi nhóm chỉ nên có
từ 2 đến 5 thành viên là có hiệu quả nhất Nhóm có số lượng thành viên càng ít thì các thành viên càng gần nhau hơn, có trách nhiệm hơn, giáo viên quản lý và giúp
đỡ các nhóm được tốt hơn
Trang 6- Lựa chọn các thành viên vào một nhóm: Có nhiều cách để xếp các thành viên vào một nhóm Nhóm có thể do trẻ tự chọn, nhóm cùng trình độ, nhóm đa trình độ,nhóm các bạn nam, nhóm các bạn nữ … Qua kinh nghiệm, tôi nhận thấy nhóm hoạt động có hiệu quả là nhóm có các thành viên với các năng lực đa dạng
về trình độ nhận thức: Giỏi, khá, trung bình, yếu và đa dạng về thành phần xuất thân, điều kiện kinh tế, điều kiện môi trường sống… Với nhóm như vậy, mỗi thành viên được học tập lẫn nhau, hiểu nhau và tập thể lớp sẽ gắn kết nhau hơn
- Lựa chọn hình thức hợp tác nhóm: Tùy vào yêu cầu của hoạt động, mục tiêu bài học, rèn luyện kĩ năng cho trẻ, giáo viên có thể linh hoạt lựa chọn hình thức hợp tác nhóm cho trẻ tham gia Ngoài ra, để giúp trẻ hình thành kĩ năng học hợp tác nhóm, lúc đầu tôi tổ chức cho trẻ hợp tác theo nhóm đôi Khi trẻ đã có kinh nghiệm, kĩ năng nhất định sẽ tham gia vào hoạt động nhóm có số lượng thành viên nhiều hơn
2 Biện pháp 2: Tổ chức hợp tác nhóm chặt chẽ
Học hợp tác nhóm là một hoạt động phức tạp, gồm nhiều bước nhỏ Để tổ chức một hoạt động nhóm có hiệu quả, giáo viên cần nắm rõ các bước và đảm bảo trẻ hiểu thông ở từng bước
Qua kinh nghiệm thực tế dạy trẻ CPTTT học hợp tác nhóm, tôi nhận thấy một hoạt động nhóm muốn có hiệu quả phải gồm các bước sau đây:
Bước 1: Giới thiệu bài tập
Trẻ CPTTT rất dễ thiếu tự tin khi thực hiện bài tập Ở hoạt động nhóm, giáo viên không thể hướng dẫn trực tiếp từng em Vì thế, khi chọn bài tập cho hoạt động nhóm, tôi thường chọn những bài tập quen thuộc, đảm bảo mỗi em đã từng thực hiện qua, giúp trẻ tự tin thực hiện
Ví dụ: Môn Học vần, bài “an”, tôi giới thiệu bài tập “Nối từ với hình tương
ứng” Tôi đính lên bảng các thẻ hình: Nhà sàn, cái bàn, hoa lan Sau đó, tôi đính tiếp các thẻ từ: “Nhà sàn”, “cái bàn”, “hoa lan” Tôi yêu cầu học sinh quan sát và nêu bài tập: “Nối từ với hình tương ứng”
Bước 2: Làm mẫu bài tập
Đặc điểm nhận thức của trẻ CPTTT có nhiều hạn chế, khả năng suy nghĩ chậm, hay quên kiến thức cũ Do đó, để đảm bảo mỗi trẻ đều thực hiện được bài tập, giáo viên cần hướng dẫn lại cách làm bài, làm mẫu trực tiếp hoặc yêu cầu một
HS lên bảng thực hiện dưới sự hướng dẫn từ giáo viên và các em còn lại đều được theo dõi
Ví dụ: Với hoạt động trên, tôi chọn thẻ từ “hoa lan”, hướng dẫn học sinh đọc từ “hoa lan”, yêu cầu các em tìm thẻ hình “hoa lan” rồi dùng phấn nối thẻ từ
với thẻ hình vừa tìm được
Bước 3: Phân nhóm học sinh
Tiến hành phân chia học sinh trong lớp thành các nhóm nhỏ Số lượng các nhóm tùy theo hình thức tổ chức Việc lựa chọn các thành viên chung nhóm cũng cần dựa theo chủ đích từ trước của giáo viên
Trang 7Ví dụ: Tôi tiến hành chia học sinh thành hai nhóm đa trình độ, mỗi nhóm có
3 thành viên Hai nhóm xếp thành hai hàng dọc, đứng song song với nhau
Bước 4: Nêu yêu cầu cho mỗi nhóm
Giáo viên nêu nhiệm vụ của mỗi nhóm Chú ý sau khi giao nhiệm vụ, học sinh nắm được:
- Yêu cầu của bài tập
- Nhiệm vụ của từng thành viên
- Cách phối hợp nhau giữa các thành viên trong nhóm
- Thời gian cho hoạt động
- Phần thưởng cho nhóm có hoạt động tốt
Ví dụ: Tôi giao nhiệm vụ: “Mỗi thành viên trong nhóm lần lượt lên bảng
chọn một từ để nối với hình tương ứng Sau thời gian 3 phút, nhóm nào có nhiều kết quả đúng hơn sẽ chiến thắng, phần thưởng là một bông hoa cho mỗi bạn trong nhóm”
Bước 5: Tổ chức thực hiện hoạt động nhóm
Tổ chức cho các nhóm tiến hành thực hiện nhiệm vụ Do trẻ CPTTT có tính
tổ chức kém, giáo viên cần giám sát chặt chẽ, theo dõi để có sự giúp đỡ kịp thời cho từng nhóm, hướng dẫn các thành viên phối kết hợp nhịp nhàng, thực hiện đúng theo quy luật đề ra
Bước 6: Đánh giá kết quả hoạt động của nhóm
Sau khi các nhóm hoàn thành nhiệm vụ, giáo viên tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả của các nhóm Dưới đây là những gợi ý để giáo viên tổ chức đánh giá các nhóm:
- Hướng dẫn mỗi nhóm nhận ra những hạn chế để tự khắc phục
- Yêu cầu các nhóm nhận xét bài làm lẫn nhau
- Giáo viên và nhóm khác không nên có biểu hiện tiêu cực như chê bai, khiển trách với nhóm có kết quả kém
- Động viên nhóm kém hơn cố gắng cho lần sau
- Tuyên dương nhóm có kết quả tốt
- Khen thưởng hoặc ghi điểm số cho mỗi nhóm
Hình: Giới thiệu bài tập Hình: Giáo viên làm mẫu bài tập
Trang 8Hình: Học sinh chia thành hai nhóm Hình: Các nhóm thi đua nhau
3 Biện pháp 3: Luyện tập nhóm hoạt động theo quy luật
Trong một hoạt động nhóm, các thành viên trong nhóm phối hợp nhau theo một quy luật nhất định
Thông thường ở lớp CPTTT, tôi tổ chức học sinh tham gia hợp tác nhóm dựa trên hoạt động chơi luân phiên Hoạt động này đòi hỏi mỗi thành viên phải biết chờ đợi, phối hợp, ý thức trách nhiệm của mình trong đội
Cách tổ chức trò chơi luân phiên: Mỗi nhóm xếp thành một hàng, thành viên
đứng ở đầu hàng thực hiện nhiệm vụ trước tiên, sau đó về hàng đứng ở vị trí cuối cùng Thành viên thứ hai tiếp tục lên thực hiện, thành viên thứ ba tiến lên đứng ở
vị trí đầu hàng, các thành viên phía sau cùng dồn hàng lên Các bạn ở trong hàng cùng động viên, cổ vũ cho bạn đang cố gắng thực hiện nhiệm vụ phía trước
Để giúp học sinh dễ dàng làm quen các quy luật, giáo viên cần chú ý những vấn đề sau đây:
- Đảm bảo mọi thành viên đều nắm rõ yêu cầu đề ra để trẻ tự tin thực hiện bài tập
Ví dụ: Ở môn Học vần, hoạt động “Khoanh tròn vần ôi”, tôi hướng dẫn trẻ
thực hiện theo từng cá nhân ở tiết học trước rồi mới tổ chức cho các trẻ thi đua theo nhóm
- Giải thích nhiệm vụ: Đây là một kĩ năng của người giáo viên Khi giao nhiệm
vụ, giáo viên chú ý :
+ Dùng từ ngữ rõ ràng, ngắn gọn, lời nói dứt khoát, đủ nghe
+ Nêu yêu cầu bài tập kết hợp với giải thích bài tập
Ví dụ: Hoạt động “Khoanh tròn vần ôi”, tôi vừa nêu yêu cầu vừa dùng ngón
tay xoay tròn trong không khí
+ Vừa nêu luật chơi vừa làm mẫu Ví dụ: Để giải thích cho quy luật chơi luân phiên, giáo viên đến hàng của một nhóm và minh họa trực tiếp nhiệm vụ của các thành viên trong hàng
+ Đặt câu hỏi kiểm tra lại Ví dụ: Giáo viên yêu cầu học sinh trả lời câu hỏi:
“Các em phải khoanh tròn vần gì?” trước khi cho các nhóm thi đua
Trang 9- Thường xuyên luyện tập cho trẻ cách chơi luân phiên thông qua các trò chơi nhỏ như:
+ Điểm số từ 1 đến hết: Bạn ngồi đầu tiên hô lên “Một”, bạn thứ hai hô tiếp
“Hai” …, bạn cuối cùng hô “7, hết” (lớp học có 7 học sinh)
+ Đọc thơ nối tiếp nhau: Bạn thứ nhất đọc câu thứ nhất của bài thơ, bạn kế bên đọc tiếp câu thứ hai, …
+ Thi xếp hàng đều, ngay thẳng, theo thứ tự từ bạn thấp đến bạn cao
- Nhờ một giáo viên phụ hỗ trợ thêm: Trẻ CPTTT rất khó học nguyên tắc nên khi tổ chức hoạt động nhóm, đa số các trẻ dễ bị rối loạn, hay gặp tình trạng học sinh ra khỏi hàng, đứng im không biết đến nhiệm vụ của mình Bên cạnh đó, lớp học có nhiều học sinh, giáo viên khó quản lý triệt để Do đó, khi dạy trẻ hợp tác nhóm, tôi thường nhờ một giáo viên phụ để hỗ trợ, giám sát, theo dõi để giúp các nhóm kịp thời
Ví dụ: Hoạt động: “Luồn bóng qua chướng ngại vật”, trẻ phải biết quy luật:
+ Hai nhóm xếp thành hai hàng song song nhau
+ Xác định được chướng ngại vật của nhóm mình
+ Bạn đầu tiên của mỗi nhóm vào vị trí xuất phát, luồn bóng qua các chướng ngại vật, đến vạch về đích, rồi ôm bóng về đưa cho bạn thứ hai
+ Bạn thứ hai thực hiện tiếp tục
+ Mỗi lượt luồn bóng, nhóm nào có bạn thực hiện nhanh hơn sẽ được ghi một điểm
Hình: Hai nhóm thi luồn bóng
Trang 104 Biện pháp 4: Phát huy tinh thần tập thể các thành viên trong nhóm
Mục tiêu của hợp tác nhóm là giúp các thành viên trong tập thể được ngồi cạnh nhau, cùng nhau trao đổi, gắn bó, giúp đỡ, chia sẻ hiểu biết, kinh nghiệm, nâng cao ý thức học tập của từng thành viên Tuy nhiên, một số thành viên lại có biểu hiện không hợp tác vào hoạt động, không tham gia vào thực hiện nhiệm vụ hay có tính dựa dẫm vào các thành viên khác
Để giúp cho mỗi trẻ đều ý thức được vai trò của mình trong nhóm và trách nhiệm của mình với tập thể, giáo viên có thể sử dụng các gợi ý sau :
- Tìm hiểu khó khăn do khuyết tật gây ra của mỗi trẻ để có biện pháp giúp trẻ khắc phục
Ví dụ: Em Hân không nói được nên khi tổ chức thi hát giữa các nhóm, tôi
hướng dẫn em múa minh họa cho lời bài hát
- Phát huy sở trường của mỗi thành viên trong nhóm Mỗi trẻ đều có ít nhất một khả năng nổi trổi Để giúp trẻ tự tin với bản thân, để tập thể nhìn nhận vị trí của trẻ, tôi cố gắng tìm hiểu khả năng của mỗi trẻ và tạo cơ hội cho trẻ được bộc lộ khả năng ấy trước tập thể
Ví dụ: Em Tâm có hội chứng Tăng động, giảm tập trung nhưng có khả năng
ghi nhớ bài hát tốt Vì vậy, môn Âm nhạc, tôi thường cho các nhóm thi hát với nhau, các em trong lớp rất thích vào cùng nhóm với Tâm để được hát theo lời gợi
mở của em
- Giúp trẻ nhận biết được lợi ích của tinh thần tập thể Để dạy trẻ hiểu tầm quan trọng của làm việc nhóm, tôi sử dụng những câu chuyện kể nói về tinh thần đồng đội, sức mạnh của tập thể Giáo viên có thể lấy câu chuyện từ sách báo hay tự sáng tạo để phục vụ cho giảng dạy
Ví dụ: Khi nghe xong câu chuyện “Nhổ củ cải”, trẻ hiểu được củ cải to phải
có sự hợp sức của những thành viên gồm: Ông lão, bà lão, cô cháu gái, con chó, con mèo, con chuột thì mới nhổ được, còn nếu chỉ một mình ông lão thì củ cải khổng lồ ấy sẽ không bao giờ nhổ lên nổi
- Xác định biểu trưng của nhóm Các thành viên trong nhóm được gắn kết nhau thông qua những đặc điểm riêng của nhóm mình Để tạo những nét riêng cho mỗi nhóm, tôi giúp trẻ đặt tên cho nhóm mình, hay làm các mão đội, huy hiệu, vòng tay giống nhau cho mỗi thành viên trong nhóm
- Áp lực bên ngoài thúc đẩy mỗi thành viên phải hoạt động Ở các hoạt động nhóm, tôi thường lồng ghép vào đó là tính thi đua nhau giữa các nhóm Các nhóm được đánh giá tốt hơn về số lượng sản phẩm đạt được, tốc độ hoàn thành … Ngoài
ra, mỗi hoạt động tôi sẽ quy định thời gian hành động, hối thúc trẻ phải tham gia
để hoàn thành nhiệm vụ
Ví dụ: Sau mỗi giai điệu bài hát hay số phút đồng hồ đã quy định, các nhóm
phải ngưng thực hiện
- Tạo động lực cho trẻ tham gia Phần thưởng là động lực hấp dẫn để khen thưởng cho nhóm hoạt động hiệu quả Tất cả thành viên trong nhóm được nhận