1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

đề tài sự tương đồng và khác biệt giữa triết học hy lạp cổ đại và triết học ấn độ cổ đại

25 767 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 25
Dung lượng 1,03 MB

Nội dung

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI HVTH : TRẦN HOÀNG TUẤN STT : 128 NHÓM : NHÓM 8 LỚP : CAO HỌC ĐÊM 1 - K20 GV : TS. BÙI VĂN MƯA TPHCM, Tháng 5/2011 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại LỜI MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Khi nhắc đến khởi nguyên tiềm tàng của nền triết học nhân loại chúng ta không thể không nói đến hai nền triết học lớn của thế giới, đó là triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại. Có thể nói Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại là những cái nôi của triết học thế giới, là khúc dạo đầu cho một bản nhạc giao hưởng, bản hợp xướng của triết học, làm nền tảng cho toàn bộ hệ thống triết học thế giới sau này. Nét nổi bật của triết học Hy Lạp cổ đại là đã đặt ra hầu hết các vấn đề cơ bản của triết học mà sau này các học thuyết triết học khác từng bước giải quyết theo nội dung của thời đại mình. Trong khi đó, triết học Ấn Độ cổ đại đã đặt ra và giải quyết những vấn đề của tư duy triết học. Việc tìm hiểu sự tương đồng và khác biệt của triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại giúp chúng ta có khái niệm gần như hoàn chỉnh về triết học phương Tây và triết học phương Đông, những ảnh hưởng của nó đến thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng, từ đó chúng ta biết cách vận dụng những tinh hoa của hai nền triết học này, nâng cao khả năng tư duy, nhận thức thế giới, con người và xã hội. 2. Mục đích nghiên cứu Bài viết không chỉ nêu lên hoàn cảnh ra đời, đặc điểm, những tư tưởng cùng những trường phái của hai nền triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại, mà mục đích chính của bài viết là làm rõ nét được những tương đồng và khác biệt giữa hai nền triết học cổ đại này. 3. Phương pháp nghiên cứu Bài viết hình thành trên cơ sở phương pháp nghiên cứu lịch sử, phương pháp phân tích tổng hợp và so sánh các nguồn tư liệu tham khảo với nhau để có được kết quả chính xác nhất, tránh cách nhìn phiến diện. i Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại MỤC LỤC CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 I.KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 1.Điều kiện ra đời 1 2.Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ 1 3.Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại 2 4.Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại 2 II.KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 3 1.Điều kiện lịch sử ra đời 3 2.Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại 4 3.Những đặc điểm cơ bản 4 4.Các tư tưởng, trường phái triết học 4 CHƯƠNG 2 - SO SÁNH TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 7 I.SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI 7 1.Tư tưởng triết học chịu sự tác động từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội 7 2.Tương đồng trong xem xét nguồn gốc thế giới tự nhiên, sự ra đời của vạn vật 8 3.Tương đồng trong tồn tại nhận thức, thế giới quan duy vật và vô thần có tính biện chứng sâu sắc 9 4.Tương đồng trong mối quan tâm về con người và đều tìm cách đem lại cho con người cuộc sống hạnh phúc 10 5.Tương đồng trong việc bảo vệ giai cấp thống trị 10 6.Tương đồng trong việc nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học 11 7.Tương đồng trong việc xem triết học là con đường dẫn dắt đến chân lí 11 II.SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI 11 1.Khác biệt ở các nhân tố cụ thể tác động đến triết học 11 2.Khác biệt ở sự phân chia giữa các trường phái 12 3.Khác biệt ở trình tự xem xét giữa nhân sinh quan và thế giới quan 14 ii Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại 4.Khác biệt ở phương thức xem xét mối quan hệ con người và vũ trụ 16 5.Khác biệt ở phương thức nhận thức 17 6.Khác biệt ở khuynh hướng phát triển 18 III.NHẬN XÉT 19 TÀI LIỆU THAM KHẢO 21 iii Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I. KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1. Điều kiện ra đời 1.1. Điều kiện kinh tế - xã hội Xã hội Ấn Độ cổ đại là xã hội mang tính chất công xã nông thôn, toàn bộ ruộng đất thuộc quyền sở hữu của Nhà nước, sự phân chia đẳng cấp hết sức khắc nghiệt. Xã hội có 4 đẳng cấp lớn: Tăng lữ (Bà la môn), đẳng cấp quý tộc, đẳng cấp bình dân tự do, đẳng cấp nô lệ. Xã hội Ấn Độ có nhiều tôn giáo: đạo Ấn (thờ bò) (HinDu), đạo Hồi (không ăn thịt heo), đạo Thiên chúa, đạo Cơ Đốc. 1.2. Điều kiện về khoa học và văn hóa Về tri thức khoa học, người Ấn Độ đã có những tri thức rất sớm và phong phú về nhiều lĩnh vực như: thiên văn, lịch pháp, toàn học, y học, nông nghiệp, kiến trúc. Nền văn hóa Ấn Độ mang đậm nét tín ngưỡng, tôn giáo, tâm linh có pha trộn sự thần bí. 2. Sự hình thành và phát triển của tư tưởng triết học Ấn Độ cổ Triết học thời kỳ Vêđa (khoảng thế kỷ XV đến VIII TCN): thời kỳ này tập trung phản ánh ước vọng của người dân thường như mong mưa thuận gió hòa, mong có thức ăn, có gia súc ; đồng thời phản ánh một tín ngưỡng ma thuật và đa thần giáo, chưa có những khái quát triết học. Tuy nhiên tác phẩm Vêđa đã thể hiện sự phát triển của tư duy trừu tượng trong đó người ta đã thừa nhận một nguyên lý vũ trụ với sức mạnh vô hạn, biểu hiện ra trong thiên nhiên, trong tinh thần và các nghi lễ. 1 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại Triết học thời kỳ cổ điển hay thời kỳ Bàlamôn – Phật giáo (khoảng thế kỷ VI TCN đến thế kỷ VI): được hình thành và phát triển trong truyền thống Vêđa nhưng các trường phái triết học Ấn Độ lại xung đột lẫn nhau. 3. Đặc điểm của triết học Ấn Độ cổ đại Thứ nhất, triết học Ấn Độ cổ đại phát triển rất phong phú nhưng không mang tính cách mạng; các nhà triết học thường kế tục mà không gạt bỏ hệ thống triết học có trước, không đặt cho mình nhiệm vụ phải sáng tạo ra một hệ thống triết học mới. Điều đó phản ánh sự trì trệ của xã hội Ấn Độ cổ đại. Thứ hai, triết học Ấn Độ cổ đại gắn bó chặt chẽ với tôn giáo, trên cơ sở tín ngưỡng tôn giáo hình thành nên các hệ thống triết học - tôn giáo. Thứ ba, các hệ thống triết học - tôn giáo ở Ấn Độ cổ đại đều quan tâm tới vấn đề nhân sinh quan, đặc biệt là vấn đề luân hồi, nghiệp báo. 4. Các trường phái triết học Ấn Độ cổ đại 4.1. Tư tưởng triết học trong Upanisát: Sự xuất hiện của Upanisat đánh dấu bước chuyển tiếp từ thế giới quan thần thoại tôn giáo sang tư duy triết học. Tư tưởng đó được thể hiện trong các vấn đề chủ yếu sau: Brátman (đại ngã), Átman (tiểu ngã), Giải thoát và thực trạng giải thoát. 4.2. Trường phái triết học chính thống: Trường phái Vêđanta. Samkhya, Yoga, Mimansa, Nyaya, Vaisêsika Nguyên nhân dẫn đến sự luân hồi của mỗi cá nhân là vì linh hồn cá biệt nơi mỗi người thường bị những ham muốn dục vọng che lấp, nên linh hồn rơi vào vòng ám muội của thế giới vật chất, thường biến, hữu hình, hữu hạn, không giữ được bản lai thanh tịnh của mình. Theo trường phái này, không thể giải thoát bằng cách lễ bái, tích lũy khổ hạnh hay tin tưởng vào sự cứu rõi của đấng tối cao. Đối với họ, phương pháp đưa đến sự giải thoát là phải chế dục theo pháp Yoga, diệt trừ nghiệp lực và phải thấu triệt sáu nguyên lý tạo thành vũ trụ. Nếu thực hiện được như thế thì linh hồn cá biệt mới đạt đến sự giải thoát hoàn toàn 2 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại 4.3. Hệ thống triết học không chính thống a. Triết phái Jaina (Kỳ na giáo): Trường phái này mang đượm màu sắc tôn giáo, ra đời vào khoảng thế kỷ VI trước công nguyên. b. Triết phái Lokayata (hay còn gọi là Carvaka): Triết học Lokayata mang tính duy vật chủ nghĩa và vô thần tương đối triệt để, nhưng chỉ tồn tại trong một thời gian tương đối ngắn. Nó được trình bày trong chính kinh Veda, trong các sử thi và cả trong kinh sách của Phật giáo. Thuyết ấy tuyên bố rằng chỉ có thể biết là hiện hữu những gì ta tri giác được. Không có thế giới bên kia, chết là hết. Niềm tin vào những điều như thế được xem là tưởng tượng kỳ quái. Không có bằng chứng hợp lý luận cho tính khả thi của cái không thể thấy; không thể dùng sự suy ra như một nguồn có giá trị của tri thức mới vì không thể chứng minh nó một cách vô điều kiện. c. Triết phái Budđhsam (Phật giáo): Là một trường phái triết học tôn giáo lớn của Ấn Độ cố đại. Những tư tưởng cơ bản của triết học Phật giáo Ấn độ cổ đại được thể hiện: thế giới quan (phản ánh trong ba pham trù: vô ngã, vô thường, duyên khởi ) và nhân sinh quan tập trung vào tứ diệu (4 chân lý tuyệt diệu): khổ đế, nhân đế, diệt đế, đạo đế. II. KHÁI QUÁT TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Điều kiện lịch sử ra đời Triết học Hy Lạp cổ đại ra đời trong bối cảnh diễn ra sự chuyển biến lâu dài và sâu sắc các quan hệ xã hội. Đó là sự ra đời của xã hội có giai cấp đầu tiên trong lịch sử - chế độ chiếm hữu nô lệ. Chế độ chiếm hữu nô lệ đã tạo ra cơ sở cho sự phân hóa lao động và đề cao lao động trí óc, coi thường lao động chân tay. Điều này thúc đẩy sự hình thành tầng lớp trí thức biết xây dựng và sử dụng hiệu quả tư duy lý luận để nghiên cứu triết học và khoa học. Như vậy, có thể thấy rằng sự ra đời của triết học Hy Lạp cổ đại là một tất yếu - đó là kết quả nội sinh của cả một dân tộc, một thời đại. 3 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại 2. Sự phát triển của triết học Hy Lạp cổ đại Triết học Hy Lạp cổ đại trải qua 3 giai đoạn: Giai đoạn hình thành, giai đọan cực thịnh và giai đọan suy tàn. Trong đó sự đấu tranh giữa hai khuynh hướng nhất nguyên duy vật và nhất nguyên duy tâm của giai đọan cực thịnh đã để lại dấu ấn sâu đậm nhất trong lịch sử triết học Hy Lạp cổ đại. 3. Những đặc điểm cơ bản Thứ nhất, triết học Hy Lạp cổ đại thể hiện thế giới quan, ý thức hệ và phương pháp luận của giai cấp chủ nô thống trị. Thứ hai, triết học Hy Lạp thời kì này có sự phân chia và sự đối lập rõ ràng giữa các trào lưu, trường phái duy vật - duy tâm, vô thần - hữu thần và gắn liền với cuộc đấu tranh chính trị - tư tưởng. Thứ ba, triết học Hy Lạp cổ đại đã xây dựng nên phép biện chứng chất phác. Các nhà triết học Hy Lạp cổ là “những nhà biện chứng bẩm sinh”. Họ nghiên cứu và sử dụng phép biện chứng để bảo vệ quan điểm triết học của mình, để tìm ra chân lý. Thứ tư, triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên để tổng hợp mọi hiểu biết về các lĩnh vực khác nhau, nhằm xây dựng một bức tranh về thế giới như một hình ảnh chỉnh thể thống nhất mọi sự vật, hiện lại xảy ra trong nó. Thứ năm, triết học Hy Lạp cổ đại coi trọng vấn đề về con người. Dù còn có nhiều bất đồng, song nhìn chung, các triết gia đều khẳng định con người là tinh hoa cao quý nhất của tạo hóa. 4. Các tư tưởng, trường phái triết học 4.1. Chủ nghĩa duy vật: a. Trường phái Milê: Đóng góp chính quan trọng nhất của trường phái Milet này là đã được đặt nền móng cho sự hình thành các khái niệm đó như khái niệm triết học để các triết gia sau này tiếp tục bổ sung và làm phong phú thêm những khái niệm đó như khái niệm chất, không gian, sự đấu tranh giữa các mặt đối lập 4 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại b. Trường phái Hêraclit: Héraclite là nhà triết học đã nêu lên các phán đoán thiên tài về quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập mà sau này Marx đã đề cập và đi sâu. Phép biện chứng duy vật chất phác là đóng góp của triết học Héraclite vào tư tưởng của nhân loại. c. Trường phái đa nguyên Empêđôc – Anaxago: Để giải thích tính đa dạng của vạn vật trong thế giới theo tinh thần duy vật, Empédocle và Anaxago cố vượt qua quan niệm đơn nguyên sự phát minh của các trường phái Milet, trường phái Héraclite, xây dựng quan niệm đa nguyên về bản chất của thế giới vật chất đa dạng. Tuy nhiên quan điểm của họ cũng còn mang tính sơ khai, còn hạn chế. d. Trường phái nguyên tử luận Lơxip – Đêmôcrit: là một hệ thống quan điểm duy vật đầy đủ, nhất quán, trường phái nguyên tử làm cho chủ nghĩa duy vật đạt được đỉnh cao. Nó xung đột mạnh với chủ nghĩa duy tâm của Xocrat Platông sau này. • Quan điểm về nhận thức- đạo đức: + Quy nạp là phương pháp nhận thức đúng đắn. + Hiểu biết là cơ sở của hành vi đạo đức. Sống có đạo đức là sống đúng mực, ôn hoà, không hại mình, không hại người. • Quan điểm về chính trị - xã hội: + XH tốt nhất được cai trị bởi nhà nước dân chủ chủ nô. + Quản lý nhà nước là một nghệ thuật mang lại hạnh phúc, vinh quang, tự do và dân chủ cho con người. 4.2. Chủ nghĩa duy tâm: a. Trường phái Pytago: Do ảnh hưởng của toán học ông cho rằng “con số” là bản nguyên của thế giới, là bản chất của vạn vật. Chính trường phái Pytago đã đặc nền móng ban đầu cho trào lưu duy tâm thời cổ đại của triết học Hy Lạp. b. Trường phái Êle: Do Xenophan thành lập trên tinh thần duy vật, nhưng sau đó được Pacmenit phát triển theo hướng duy lý ngả về duy tâm c. Trường phái duy tâm khách quan của Xôcrat – Platông: do Xôcrat đặt 5 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại nền móng và Platông, học trò của ông hoàn thiện. + Xôcrat: Xuất phát từ đạo đức học duy lý, ông cho rằng, hiểu biết là cơ sở của điều thiện, ngu dốt là cội nguồn của cái ác; chỉ có cái thiện mới là cơ sở của đạo đức, tiêu chuẩn của đức hạnh. + Platông: xây dựng chủ nghĩa duy tâm khách quan với nội dung chính là “thuyết ý niệm”, với giá trị bên trong là phép biện chứng của khái niệm và nhiều tư tưởng sâu sắc khác về đạo đức, chính trị, xã hội. Quan điểm chính trị - xã hội của Platông đầy mâu thuẫn và bảo thủ. Ông vừa đòi hỏi xóa bỏ tư hữu, lại vừa đòi bảo vệ chế độ đẳng cấp và sự bất bình đẳng trong xã hội; vừa kêu gọi xây dựng nhà nước cộng hòa lý tưởng, lại vừa bảo vệ địa vị và lợi ích của chủ nô quý tộc. d. Triết học nhị nguyên của Arixtốt: Arixtốt là người tổng kết Triết học Hy Lạp cổ đại, người đặt nền móng vững chắc cho chủ nghĩa duy lý, góp phần thúc đẩy lý trí Hy Lạp nẩy nở, khoa học, văn minh phương Tây phát triển. • Quan niệm về sinh thể, con người, linh hồn và nhận thức: + Sinh thể (cả con người) đều có thể xác và linh hồn + Con người là sinh thể có lý trí, luôn khát vọng nhận thức, bản chất con người sinh ra là để nhận thức. + Nhận thức là hoạt động bản tính của linh hồn, nhưng khi con người mới sinh ra, linh hồn như một tấm bảng trắng. • Quan điểm về đạo đức, chính trị - xã hội: + Xã hội tốt nhất phải dựa trên chế độ cộng hoà quý tộc, do chủ nô trung lưu lãnh đạo. + Công bằng trong trao đổi sản phẩm là nền tảng của công bằng XH và bình đẳng giữa các cá nhân. + Lý trí, lẽ phải là cơ sở của điều thiện, là nền tảng của phẩm hạnh. 6 [...].. .Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại CHƯƠNG 2 - SO SÁNH TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI 1 Tư tưởng triết học chịu sự tác động từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội Triết học Hy Lạp cổ đại và Ấn Độ cổ đại cùng ra đời dựa trên những thành tựu rực rỡ của các lĩnh vực văn hóa và khoa học tự nhiên, gắn... tâm giải quyết các vấn đề nhân sinh dưới gốc độ tâm linh tôn giáo với xu hướng “hướng nội” Có thể nói sự phản tỉnh nhân sinh là một nét trội và là ưu thế của nhiều học thuyết triết học Ấn Độ cổ đại 14 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại • Hy Lạp: đi từ thế giới quan, vũ trụ quan, bản thể luận từ đó xây dựng nhân sinh quan con người - Các nhà triết học Hy Lạp đầu tiên có khuynh... trường phái khác nhau 7 Tương đồng trong việc xem triết học là con đường dẫn dắt đến chân lí Người Ấn Độ xem triết học là con đường dẫn đến lẽ phải, đến những chân lí siêu nhiên, còn người Hy Lạp coi triết học là sự ham hiểu biết, yêu thích sự thông thái Triết học được coi là một phương thức hoạt động của lý trí đào sâu, mở rộng chính nó II SỰ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI 1 Khác biệt ở... đến sự giải thoát - Thế giới quan triết học “thiên nhân hợp nhất” là cơ sở quyết định nhiều đặc điểm khác của triết học Ấn Độ cổ đại như: lấy con người làm đối tượng nghiên cứu chủ yếu – tính chất hướng nội, hay nghiên cứu thế giới cũng để làm rõ con người • Hy Lạp: tách chủ thể với khách thể để nhận xét khách quan 16 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại - Các nhà triết học. .. giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại • Hy Lạp: Đêmôcrit, Platông, Arixtốt là những đại biểu của tầng lớp chủ nô quý tộc, luôn xuất phát từ quan niệm bảo vệ quyền lợi của tầng lớp mình, bảo vệ chế độ dân chủ chủ nô 6 Tương đồng trong việc nghiên cứu vấn đề cơ bản của triết học Cả hai nền triết học đều nghiên cứu hai mặt của vấn đề cơ bản của triết học, đi vào nghiên cứu bản thể luận, nhận thức luận, và. .. triết học thành "khoa học của các khoa học" Bên cạnh đó, cả hai nền Triết học này cùng ra đời trong bối cảnh xã hội có sự phân chia giai cấp rất khắc nghiệt, đặc biệt là sự đàn áp tàn khốc đối với tầng lớp nô lệ • Đúng như Ph.Ăngghen nhận xét: “Không có chế độ nô lệ thì không có quốc gia Hy Lạp, không có nghệ thuật và khoa học Hy Lạp, không có chế độ 7 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp. .. nhất của nhận thức • Hy Lạp: thiên về tư duy duy lý - Thế mạnh của Hy Lạp là khoa học, kỹ thuật và nhận thức luôn hướng đến nhận thức cái chân lý vô hạn cùng mãi đến chân lý qua hàng loạt những trừu tượng, khái niệm, quy luật của Triết học Hy Lạp, đi gần toàn thể vũ 17 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại trụ, liên tiếp đi từ cấp độ bản chất thấp đến mức độ bản chất cao hơn... vô thần có tính biện chứng sâu sắc • Ấn Độ: - Nhận thức luận của Nyaya thừa nhận đối tượng nhận thức tồn tại khách quan cần phải tìm tòi thông qua bốn phương thức là cảm giác, kết luận, tương tự và bằng chứng 9 Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại - Phái Nyaya và Vaisêsika đều xây dựng những phương thức logic học • Hy Lạp: - Đêmôcrit đề cao nhận thức lí tính, xuất phát từ... Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại bởi thân xác”, cần phải tu luyện máy móc theo giới luật của đạo Jaina để phát huy sức mạnh đó Phật giáo thì kế thừa tư tưởng truyền thống hình thành từ thời Vêda như nhân quả, nghiệp báo, tái sinh – luân hồi • Hy Lạp: triết học cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên Triết học Hy Lạp cổ đại gắn bó mật thiết với khoa học tự nhiên... kết luận triết học Các nhà triết học đồng thời cũng là các nhà Toán học, nhà Vật lý học như Talét, Pytago, Ácximét, Ơclít Từ các yếu tố đó có thể khẳng định rằng, triết học Hy Lạp cổ đại ngay từ khi ra đời đã có sự gắn bó với nhu cầu thực tiễn và gắn với khoa học 2 Khác biệt ở sự phân chia giữa các trường phái • Ấn Độ: triết học cổ đại không thể phân chia rõ ràng thành chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa . TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI I. SỰ TƯƠNG ĐỒNG CỦA TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ VÀ HY LẠP CỔ ĐẠI 1. Tư tưởng triết học chịu sự tác động từ điều kiện tự nhiên, lịch sử, xã hội Triết học Hy Lạp cổ đại. phiến diện. i Sự tương đồng và khác biệt giữa triết học Hy Lạp và Ấn Độ cổ đại MỤC LỤC CHƯƠNG 1- TỔNG QUAN VỀ TRIẾT HỌC HY LẠP VÀ ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 I.KHÁI QUÁT VỀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI 1 1.Điều. GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP.HCM KHOA ĐÀO TẠO SAU ĐẠI HỌC TIỂU LUẬN TRIẾT HỌC Đề tài: SỰ TƯƠNG ĐỒNG VÀ KHÁC BIỆT GIỮA TRIẾT HỌC HY LẠP CỔ ĐẠI VÀ TRIẾT HỌC ẤN ĐỘ CỔ ĐẠI HVTH

Ngày đăng: 27/02/2015, 13:54

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w