10 sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo

121 528 3
10 sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

Lời nói đầu Trong giai đoạn hiện nay, câu nói “Kinh nghiệm là thứ xa xỉ đối với người trẻ tuổi” có lẽ không còn đúng nữa. Quả vậy, nếu như trước kia con người thu thập kinh nghiệm cho bản thân thông qua những hành động, kết quả hành động của chính mình thì ngày nay, với sự tràn ngập thông tin và giao tiếp đa chiều, con người có thể thu thập kinh nghiệm cho mình qua nhiều kênh khác nhau. Từ đó, con người có thể tự điều chỉnh, tu dưỡng bản thân và làm giàu vốn tri thức mà không nhất thiết phải trải nghiệm qua. Với mục đích góp phần mang đến cho bạn đọc những kinh nghiệm quý báu trong lĩnh vực kinh doanh và quản lý doanh nghiệp, chúng tôi hân hạnh giới thiệu cuốn sách “Kinh nghiệm vàng và chiến lược kinh doanh trong cuộc sống hiện đại”. Được đúc rút từ nhiều nguồn kinh nghiệm của các nhà quản lý, kinh tế nổi tiếng, cuốn sách xứng đáng là vật gối đầu giường của các doanh nhân trẻ tuổi và những nhà quản lý muốn đạt đến nấc thang thành công mới. Cuộc sống vẫn tiếp diễn và những kinh nghiệm trong cuộc sống là không giới hạn. Do đó những kinh nghiệm được đúc rút, cô đọng. Hy vọng bạn đọc sẽ sử dụng chúng như một công cụ để phát triển những kinh nghiệm của mình - những kinh nghiệm mà chúng tôi hy vọng sẽ được xuất hiện trong những tập sách sau. Nhà xuất bản Văn hoá – Thông tin Phần I : Kinh nghiệm lãnh đạo và nghệ thuật quản lý doanh nghiệp Các kỹ năng cần thiết ở một nhà doanh nghiệp Để kinh doanh có lãi, công ty của bạn phải có khách hàng và để lôi kéo được khách hàng đến với công ty, bạn phải có khả năng lăng xê, giới thiệu doanh nghiệp của mình và phải biết cách đàm phán để ký kết hợp đồng. Các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người luôn chủ động trong mọi việc, có mục đích rõ ràng, đầy tự tin vào bản thân và luôn đầy ắp những ý tưởng. Để thành công trong kinh doanh, nhất là trong môi trường cạnh tranh khốc liệt ngày nay, bạn cần có một số kỹ năng cơ bản để có thể bắt đầu kinh doanh, phát triển và lăng xê công ty của mình. Có rất nhiều phẩm chất và kỹ năng mà một nhà doanh nghiệp thành công phải sở hữu như khả năng về điều hành, quản lý và tổ chức kinh doanh. Sau đây là 5 kỹ năng cơ bản cần có để có thể điều hành tốt việc kinh doanh của bạn. Tài bán hàng và marketing sản phẩm là 2 kỹ năng quan trọng nhất mà bất kỳ ai muốn khởi nghiệp phải có. Để kinh doanh có lãi, công ty của bạn phải có khách hàng và để lôi kéo được khách hàng đến với công ty, bạn phải có khả năng lăng xê, giới thiệu doanh nghiệp của mình và phải biết cách đàm phán để ký kết hợp đồng. Ngay khi lập kế hoạch cho công việc kinh doanh, bạn đã phải nghĩ đến việc làm sao thu hút được khách hàng mục tiêu và những khách hàng tiềm năng có thể sẽ tiêu dùng sản phẩm của công ty. Để làm được điều này, bạn phải hiểu sâu sắc về marketing, về cách sử dụng những công cụ trong phạm vi giới hạn ngân quỹ cho phép. Ngoài ra, năng khiếu hiểu được những gì người khác cần và khả năng lắng nghe nhu cầu của họ cũng là một lợi thế. Đặc biệt nếu bạn sở hữu các kỹ năng viết và giao tiếp, bạn sẽ gặp nhiều thuận lợi khi bán các sản phẩm và dịch vụ của công ty. Các kỹ năng này tỏ ra rất quan trọng nếu bạn là một nhà doanh nghiệp độc lập, không hợp tác kinh doanh với ai. Kỹ năng giao tiếp và khả năng viết lách sẽ giúp bạn rất nhiều trong việc giới thiệu với khách hàng về công ty, viết các tài liệu quảng cáo hay viết các báo cáo thường niên về công ty. Một kỹ năng cũng rất quan trọng đối với một nhà doanh nghiệp là khả năng quản lý tốt đồng tiền. Đó chính là khả năng mở rộng số vốn ít ỏi mà bạn có ban đầu, biết chi tiền cho những gì thật sự cần thiết và biết tận dụng những trang thiết bị, các nguồn cung cấp hiện có. Ngoài ra, bạn cũng cần có khả năng định giá cho các sản phẩm dịch vụ của công ty một cách hợp lý nhất để có thể có lãi. Thành công trong kinh doanh không chỉ giới hạn đối với những ai có được nhiều vốn đầu tư ngay từ đầu. Nếu biết cách quản lý tài chính tốt thì bạn vẫn có thể vượt qua mọi khó khăn để đi tới đỉnh cao của vinh quang. Do đó, trước khi chi tiêu một khoản nào đó, hãy nghĩ tới những lợi ích nó có thể mang lại. Khi đã là một nhà doanh nghiệp điều hành công ty của riêng mình, bạn sẽ phải tự mình làm tất cả, từ việc huy động vốn cho công ty, phát triển sản phẩm đến quyết định những phương pháp để tiếp cận khách hàng mục tiêu, quyết định các chiến lược phát triển cho công ty… Để làm tốt những việc này, bạn phải luôn tỉnh táo và không bao giờ được nản chí, có thế bạn mới biết được khi nào thì mình nên dừng lại, khi nào thì nên bắt đầu thay đổi. Các nhà doanh nghiệp thành công thường là những người luôn chủ động trong mọi việc, có mục đích rõ ràng, đầy tự tin vào bản thân và luôn đầy ắp những ý tưởng. Quan trọng hơn, họ luôn sẵn sàng tập trung sức lực và làm việc chăm chỉ, cẩn thận để đưa công ty tới thành công. Một tố chất nữa không thể thiếu là khả năng tự hâm nóng mình, khả năng tìm được động lực và không bao giờ chán nản trong công việc. Khả năng lập kế hoạch và kiểm soát thời gian có ý nghĩa vô cùng quan trọng cho những ai đang kinh doanh tại nhà. Bạn phải biết được khi nào thì nên bắt đầu công việc, khi nào thì nên dừng công việc đang làm để chuyển sang công việc khác và khi nào thì nên chấm dứt mọi việc để trở về với vai trò người mẹ, người cha, người vợ, người chồng. Điều quan trọng là không bao giờ được để công việc xen vào cuộc sống gia đình bạn. Ngoài ra, khả năng quản lý thời gian còn thể hiện ở khả năng lập kế hoạch làm việc cho từng ngày, khả năng hoàn thành công việc theo đúng thời hạn và khả năng thích ứng được với nhiều công việc. Các giám đốc khi mới khởi nghiệp không phải ai cũng có điều kiện thuê thư ký, trợ lý mà thường phải tự làm mọi việc. Do đó, ngoài các kỹ năng về quản lý, marketing và lập kế hoạch, chiến lược kinh doanh, bạn cũng cần có khả năng quản lý về mặt hành chính. Khả năng này bao gồm việc lưu trữ các biên lai, kê khai thuế thu nhập, in ấn hoá đơn, thu hồi nợ và quản lý lợi nhuận thu được. Thành lập công ty không hề là một chuyện đơn giản ngay cả khi bạn có đầy đủ kiến thức chuyên môn và các kỹ năng cần thiết. Những kỹ năng và phẩm chất cơ bản nói trên không đảm bảo cho sự thành công của bạn, nhưng ít nhất cũng sẽ giúp làm giảm bớt những khó khăn bạn có thể gặp phải khi khởi nghiệp. 6 phong cách lãnh đạo Những nhà lãnh đạo tài giỏi luôn rất thực tế, họ luôn biết điểm mạnh, điểm yếu của mình đồng thời rất cẩn trọng khi đưa ra quyết định về vấn đề nào đó. Phần lớn những người lãnh đạo đều mong muốn được nhìn nhận như một người đáng tin cậy và điều đó tốn không ít thời gian cũng như công sức của họ trong cả một quá trình cùng làm việc. Nhà lãnh đạo Tầm nhìn Một nhà lãnh đạo có tầm nhìn là người biết cách tập trung mọi người vào những mục tiêu lâu dài, có khả năng nhìn nhận được giá trị của mỗi cá nhân trong tập thể để từ đó hướng nhân viên đến mục tiêu của mình. Nhà lãnh đạo Hướng dẫn: Đây là phương thức lãnh đạo mà trong đó nhân viên có thể cảm thấy thoải mái vì được tạo điều kiện thuận lợi trong quá trình làm việc như trao đổi trực tiếp với sếp về công việc, được tự do tiến hành công việc trong phạm vi trách nhiệm của mình và nhất là được phát huy sáng kiến cũng như học hỏi từ quá trình làm việc. Nhà lãnh đạo Hòa nhập: Đây là phong cách của những nhà lãnh đạo luôn cố gắng tạo ra những thứ tốt nhất cho nhân viên nhất là về mặt tinh thần và các điều kiện làm việc. Tuy nhiên phong cách này cần có sự kết hợp hợp lý với phong cách tầm nhìn để tránh hiện tượng quá thiên về điều kiện mà bỏ qua những yếu tố cụ thể của công việc Nhà lãnh đạo Dân chủ: Những nhà lãnh đạo theo phong cách Dân chủ luôn lắng nghe mọi phản hồi từ các nhân viên để điều chỉnh kịp thời công việc hoặc các mối quan hệ trong công ty. Tuy nhiên cần chú ý đến tiến độ và hiệu quả công việc nếu như phải thực hiện quá nhiều điều chỉnh để phù hợp với tất cả các ý kiến. Nhà lãnh đạo Mục tiêu: Theo phong cách này mỗi mục tiêu lâu dài sẽ được chia thành nhiều giai đoạn cho phù hợp với năng lực nhân viên và hoàn cảnh cụ thể của công việc. Phong cách lãnh đạo này có điểm bất lợi là không tạo ra được sức ép công việc liên tục, hạn chế năng suất lao động và các sáng kiến trong công việc. Nhà lãnh đạo mệnh lệnh: Những người lãnh đạo theo phong cách này luôn yêu cầu nhân viên phải thực hiện theo đúng những gì họ đưa ra hoặc họ cho là đúng. Đây là phong cách lãnh đạo độc đoán có thể làm tiêu tan động lực làm việc của nhân viên, ảnh hưởng lâu dài đến năng suất lao động. Những tính cách của chủ doanh nghiệp thành đạt Một cuộc nghiên cứu quy mô do nhóm "Hệ thống quản lý quốc tế " tiến hành ở một số nước trên khắp thế giới đã xác định 10 tính cách cá nhân cơ bản của một chủ doanh nghiệp chỉ ra sự khác biệt giữa chủ doanh nghiệp không thành đạt và chủ doanh nghiệp thành đạt (Nguồn thông tin: Tài liệu của khoá học dành cho những người khởi sự doanh nghiệp CEFE). 10 tính cách thành công được tóm tắt lại trong 3 lĩnh vực: - Đạt được suy nghĩ: Tìm kiếm cơ hội Kiên trì Cam kết thực hiện đúng hợp đồng Đáp ứng chất lượng và hiệu quả - Chấp nhận rủi ro: Khả năng lập kế hoạch Xây dựng mục tiêu Giám sát và lập kế hoạch một cách có hệ thống Tìm kiếm thông tin - Khả năng quyền lực: Có khả năng thuyết phục và có mạng lưới công việc Tự tin Đạt được suy nghĩ: Tìm kiếm cơ hội Tìm kiếm và thực hiện các cơ hội kinh doanh mới, động não và xác định những giải pháp sáng tạo cho những vấn đề kinh doanh, suy nghĩ theo các cách khác nhau để tìm ra cách giải quyết, chủ động nắm bắt các cơ hội để thu lượm thông tin kinh doanh, nhân sự có kinh nghiệm, các trang thiết bị, thiết kế sản phẩm và dịch vụ, thị trường và tài chính, . . . Kiên trì Tiến hành các hoạt động khác nhau hoặc lặp lại để vượt qua những trở ngại trong kinh doanh. Không coi từ bỏ sau thất bại lần đầu là cách giải quyết vấn đề. Hy sinh cá nhân hoặc thực hiện các cố gắng phi thường để hoàn thành công việc. Tiếp tục giữ vững lập trường của mình trước đối thủ hoặc những dấu hiệu ít có thành công ở phút ban đầu. Cam kết thực hiện theo hợp đồng Chấp nhận trách nhiệm về các vấn đề để hoàn thành công việc cho khách hàng. Giúp công nhân để hoàn thành công việc. Thể hiện những quan tâm làm hài lòng khách hàng. Đáp ứng chất lượng và hiệu quả: Chấp nhận rủi ro Có khả năng chấp nhận những gì mà mình cho là những rủi ro vừa phải. Nên có một biện pháp thích ứng cho những tình huống có yếu tố rủi ro. Tính toán rủi ro trong các quyết định kinh doanh. Xây dựng mục tiêu Đặt ra các mục tiêu rõ ràng và cụ thể trước mắt. Xây dựng các mục tiêu lâu dài một cách tương đối rõ ràng. Giám sát và lập kế hoạch có hệ thống Phát triển và sử dụng hợp lý từng bước các kế hoạch để đạt được mục đích. Đánh giá các kế hoạch hành động khác có thể dùng để thay thế. Giám sát tiến trình và chuyển sang các chiến lược dự phòng khi cần thiết để đạt được mục đích. Tìm kiếm thông tin Đích thân tìm kiếm thông tin về các khách hàng, các nhà cung cấp và các đối thủ cạnh tranh. Sử dụng các quan hệ hoặc mạng thông tin để thu thập thông tin có lợi. Khả năng quyền lực Phát triển và sử dụng các chiến lược đã được cân nhắc cẩn thận để tác động hoặc thuyết phục người khác. Sử dụng quan hệ kinh doanh và cá nhân để hoàn thành mục tiêu kinh doanh của bạn. Tự tin Hiểu và tin tưởng chắc chắn vào bản thân và khả năng của chính mình. Thể hiện sự tự tin trong khả năng của bạn để hoàn thành các nhiệm vụ khó khăn hoặc đáp ứng những thử thách. Trách nhiệm của chủ doanh nghiệp Chủ doanh nghiệp thành đạt sẽ quản lý doanh nghiệp của họ theo các mục tiêu lâu dài. Có 4 trách nhiệm chính theo lẽ thông thường để lãnh đạo và quản lý doanh nghiệp. Chúng tôi không có ý định răn dạy ở điểm này. Nhưng trong thực tế, một doanh nghiệp có trách nhiệm với xã hội thì luôn có thiên hướng thành công lâu dài. Trách nhiệm đối với khách hàng của bạn Chào bán sản phẩm có chất lượng tốt với giá cả phải chăng. Phải trung thực với khách hàng của bạn, đảm bảo có các dịch vụ sau bán hàng, có khả năng bảo hành sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và bảo đảm mối quan hệ lâu dài với khách hàng . Trách nhiệm với nhân viên của bạn Những người làm việc tốt có thể là tài sản tốt nhất trong doanh nghiệp của bạn. Bạn có thể tăng cường sự đóng góp của người lao động bằng cách chăm sóc họ tốt hơn và đảm bảo sự bền vững cho gia đình của họ. Động cơ của người lao động là có việc làm đảm bảo, được đào tạo tay nghề trong công việc và được trả đầy đủ tiền công xứng đáng. Trách nhiệm đối với xã hội Xã hội phụ thuộc vào nền tảng kinh tế để nâng cao mức sống. Điều đó còn phụ thuộc vào sự đóng góp của bạn. Sự đóng góp đó sẽ cung cấp tài chính cho các trường học, nơi con cái bạn được giáo dục đầy đủ, cho các bệnh viện nơi chăm sóc sức khoẻ gia đình bạn, cho giao thông vận tải và cơ sở hạ tầng giao thông liên lạc, hệ thống cấp nước sạch và sự đảm bảo an ninh xã hội cho gia đình của bạn. Trách nhiệm đối với môi trường tự nhiên Môi trường tự nhiên không có khả năng tự bổ sung. Tất cả những gì chúng ta phá huỷ, tất cả những gì mà chúng ta lãng phí do thiếu hiểu biết hoặc không hiểu biết đã làm mất đi hàng trăm năm hoặc sẽ là mãi mãi. Mỗi một cây xanh góp thêm dưỡng khí cho chúng ta thở và trong bầu khí quyển mà thế hệ mai sau sẽ cùng hít thở. Chủ doanh nghiệp – giai thoại và thực tế Giai thoại: "Chủ doanh nghiệp là thiên bẩm - chứ không phải được chế tạo ra". Trong thực tế: Việc có các tính cách của một chủ doanh nghiệp không phải là điều cốt yếu để bạn trở thành chủ doanh nghiệp. Bởi vì, một là: bạn có thể không biết rằng bạn có những phẩm chất đó và trước tiên là cần phát hiện ra chúng; hai là: nhà doanh nghiệp có thể được hoàn thiện tốt hơn do có sự nghiên cứu, phát triển các kỹ năng kinh doanh của họ và do cả kinh nghiệm làm việc mà có. Giai thoại: "Chủ doanh nghiệp là người đánh bạc" Trong thực tế: Chủ doanh nghiệp không phải là người đánh bạc và thường không chấp nhận rủi ro cao trong ý thức. Các chủ doanh nghiệp thành công đã tính toán sự rủi ro và cố gắng để hạn chế rủi ro ở mức thấp nhất trong bất kỳ lúc nào họ có thể. Giai thoại: "Bắt đầu doanh nghiệp của chính bạn là cam kết sự nguy hiểm và rủi ro đó là khuynh hướng để thất bại". Trong thực tế: Đúng, Kinh doanh có thể là đóng cửa, các con số thống kê cho thấy về việc đóng cửa các doanh nghiệp vì gặp các thất bại khác nhau ở bất cứ một nước nào, trong bất kỳ lĩnh vực nào. Tại Đức, tỉ lệ các doanh nghiệp đóng cửa hiện nay của các nhà hàng mới mở chiếm 80% trong năm đầu. Thêm vào đó các nhà phân tích Dun & Bradstreet's có các nghiên cứu trong năm 1995 đưa ra một con số trong 800.000 những người khởi sự doanh nghiệp nhỏ (ở Mỹ) đã cho thấy 70% vẫn còn kinh doanh sau 8,5 năm. Chỉ có 1 trong 7 là đóng cửa doanh nghiệp của họ, thậm chí là thất bại - được phép không phải nộp nghĩa vụ. Trong những doanh nghiệp thất bại, 85% được phép làm như vậy trong 5 năm đầu. Nhưng điều đó không có nghĩa là 85% tất cả các doanh nghiệp nhỏ là thất bại! Đúng, các con số này được thống kê lại ở Mỹ. - Rất nhiều chủ doanh nghiệp đã thực sự thất bại 2 lần hoặc nhiều lần và sau đó họ đã rất thành công. Giai thoại: "Chủ doanh nghiệp nói chung có mức đào tạo thấp". Trong thực tế: Hầu hết mức đào tạo chung của chủ doanh nghiệp trong kinh doanh theo Luật Doanh nghiệp tư nhân là phải có bằng tốt nghiệp cử nhân. Giai thoại: " Tiền là yếu tố cơ bản để đạt được sự thành công". Trong thực tế: Tiền trở thành khía cạnh ít quan trọng nhất trong việc khởi sự một doanh nghiệp mới. Nếu những mặt khác được khai thác thích hợp và năng khiếu kinh doanh được tận dụng đúng chỗ thì tiền chỉ có thể được xem như là một yếu tố đứng sau. Mặt khác, tiền cũng sẽ không bảo vệ được bạn khi bạn thất bại trong kinh doanh. Giai thoại: "Khởi sự một doanh nghiệp chỉ dành cho những người trẻ tuổi và đầy sinh lực". Trong thực tế: Đương nhiên tuổi trẻ và sinh lực có thể giúp bạn, nhưng tuổi tác không phải là hàng rào ngăn cản việc khởi sự một doanh nghiệp của chính mình. Giới hạn tuổi đặc trưng cho việc khởi sự một doanh nghiệp có thể từ 25 đến 50 tuổi ở Châu Á, cũng có khi là sau khi nghỉ hưu. Giai thoại: "Tốt hơn cả, bạn sẽ là một chủ doanh nghiệp độc lập, duy nhất - và bạn cũng chính là ông chủ của bạn". Trong thực tế: Điều này sẽ thích hợp đối với một doanh nghiệp nhỏ. Khi kinh doanh phát triển thì đồng thời sẽ có nhiều phức tạp nảy sinh, lúc đó bạn cần phải thể hiện rõ trách nhiệm - nếu tiến hành các hoạt động kinh doanh mạo hiểm với khả năng tập trung vốn lớn mà thành công thì sẽ là kết quả hợp tác của nhiều người. Theo các phân tích tâm lý kinh doanh, nên lựa chọn các đối tác kinh doanh có những tính cách trái ngược với bạn. Dù sao đi nữa, một chủ doanh nghiệp không thực sự lúc nào cũng là ông chủ của anh, chị ta và không thể luôn luôn độc lập được. Bởi vì còn có khách hàng, các nhà cung cấp, những người cho vay tiền, những người làm công, vợ chồng, gia đình, những người hàng xóm, các quan chức chính quyền quan liêu Giai thoại : "Các chủ doanh nghiệp có nhiều lo lắng - Một giá cho cá nhân, quá đắt phải trả" Trong thực tế: Điều này là đúng vì họ chịu nhiều sức ép và sự căng thẳng. Tuy nhiên, là một chủ doanh nghiệp không nhất thiết phải quá căng thẳng hơn những đòi hỏi của công việc. Phần lớn chủ doanh nghiệp say mê với những gì họ làm, họ phát triển những suy nghĩ một cách linh hoạt và đổi mới theo yêu cầu. Giai thoại: "Các chủ doanh nghiệp là những người tìm kiếm quyền lực và tiền bạc". Trong thực tế: Trong khi có nhiều chủ doanh nghiệp bị cuốn theo cách này, thì phần lớn các chủ doanh nghiệp thành công và luôn có ý thức phát triển lại có động cơ hoàn toàn ngược lại. Họ nỗ lực vì trách nhiệm, mục tiêu và các kết quả hơn là đi tìm kiếm quyền lực và tiền bạc. Các chủ doanh nghiệp thành đạt bao giờ cũng có xu hướng suy nghĩ về mối quan hệ kinh doanh lâu dài và chiếm ưu thế trước khi nghĩ đến những lợi nhuận kiếm tiền trước mắt. Ai có quyền lực hơn ai? Bạn đang giữ một vị trí quản lý trong công ty? Có bao giờ bạn nhận thấy xung quanh bạn có những người dù đang giữ những chức vụ có vẻ "không cao" nhưng ai cũng phải "ngước nhìn". Tiếng nói của họ dường như rất có ảnh hưởng, rất có trọng lượng đối với mọi người, thậm chí cả với cấp trên Hình như cô thư ký của sếp là trông có vẻ như vậy nhất! Ngược lại, bạn đang là trưởng phòng, phó phòng vậy mà cấp trên không để tâm đến ý kiến của bạn, ý kiến của bạn đôi khi không được thực hiện trôi chảy Tại sao vậy? Phải chăng bạn không có quyền lực trong công ty? Hay những người ở các vị trí "không cao" đó đã xây dựng quyền lực bằng một cách nào đó? Hay bạn không nhận biết được quyền lực của mình và chưa sử dụng nó một cách đúng đắn để quản lý, để điều hành công việc ? Trước hết, hãy xét quyền lực là gì và quyền lực từ đâu mà có? Nói một cách khái quát, quyền lực là khả năng gây ảnh hưởng đến người khác, mà cụ thể là hành vi và thái độ của họ. Giới chuyên môn ngành quản lý đồng ý rằng trong một tổ chức, một doanh nghiệp quyền lực thường xuất phát từ yếu tố chức vụ và yếu tố cá nhân. Yếu tố chức vụ thường là do doanh nghiệp và cấu trúc của doanh nghiệp quy định (được gọi là quyền hạn - quyền lực do vị trí trong một tổ chức mang lại). Cô thư ký X chuyên truyền "ý chỉ" của sếp sẽ làm cho những người khác trong công ty luôn lắng nghe cô ấy, mặc dù có khi chưa chắc "khẩu lệnh" của cô ấy là ý của sếp. Yếu tố cá nhân là do những đặc điểm, những hoàn cảnh cá nhân của từng người quy định. Anh Y tuy chỉ là một chuyên viên nhưng là người ăn nói có duyên và thu hút mọi người. Anh lịch thiệp, hòa nhã, do vậy rất được mọi người quý mến. Công việc của phòng dù thuộc trách nhiệm của anh hay không đều được giải quyết một cách thấu đáo, trôi chảy. Vì vậy, mọi người trong phòng luôn lắng nghe, tôn trọng và làm theo ý kiến của anh ấy, dường như anh ấy có một sự ảnh hưởng đáng kể với mọi người, kể cả trưởng phòng và cấp trên. Vậy làm thế nào để xác định đâu là quyền lực của mình và làm thế nào để xác lập quyền lực đó? Hãy thử trả lời các câu hỏi trong trắc nghiệm nhỏ dưới đây. Nếu các câu trả lời là "có" cho các câu hỏi từ a đến d mà ít rơi vào các câu hỏi còn lại, quyền lực của bạn có nguồn gốc chủ yếu từ yếu tố cá nhân. Ngược lại, nếu các câu trả lời là "có" cho các câu hỏi từ e đến h và ít rơi vào các câu hỏi từ a đến d, quyền lực của bạn phần lớn là do doanh nghiệp và vị trí của bạn trong doanh nghiệp mang lại. Hiểu và xác định rõ nguồn gốc của quyền lực, sẽ dễ dàng suy ra cách để xác lập quyền lực của mình. Nếu nguồn gốc quyền lực là do tổ chức trao cho và quy định thì không còn gì để bàn bạc nữa. Nhưng nếu nguồn gốc quyền lực là do cá nhân, bạn có nên buồn không và làm sao đây? Bạn còn nhiều cơ hội để gây dựng quyền lực đấy vì những yếu tố còn lại, bạn có thể làm chúng thay đổi. Chẳng hạn ở yếu tố e, bạn nên bắt đầu chú ý đến việc thu thập thông tin quan trọng càng nhiều càng tốt; yếu tố f, bạn hãy lựa cơ hội thuận tiện, thích hợp để yêu cầu cấp trên giao quyền quyết định hoặc tăng thêm quyền. Nếu quyền lực được sử dụng vừa đủ thì hiệu quả quản lý sẽ là ở đỉnh parabol (cao nhất), còn ngược lại nếu quyền lực được sử dụng quá ít hay quá nhiều đều mang lại hiệu quả thấp. Nghệ thuật lãnh đạo, quản lý kinh doanh hiện đại Nghệ thuật kinh doanh cũng là một thành tố quan trọng trong văn hoá của bất kỳ công ty nào, nghệ thuật này phải luôn được gìn giữ và phát huy. Ngày nay, entrepreneurship đã mang một nghĩa rộng hơn để chỉ một phương thức quản lý điều hành công ty, một nghệ thuật kinh doanh và điều hành doanh nghiệp. Trong nửa cuối của thế kỷ XX, một loạt các công ty mới được ra đời trong các lĩnh vực khác nhau như công nghệ sinh học, máy tính, thời trang, bất động sản, đồ ăn đến dịch vụ phân phối. Các công ty lớn như Microsoft, American Online, Federal Express, Stabucks… đã trở thành các nhãn hiệu có tên tuổi và được ưa chuộng. Bên cạnh đó còn có rất nhiều công ty không mấy tiếng tăm nhưng cũng rất thành công trên thương trường. Thành công của những công ty kể trên phần lớn là nhờ người sáng lập có khả năng làm cho nhãn hiệu sản phẩm của mình và cả công ty khác biệt so với sản phẩm, nhãn hiệu của các công ty khác. Cũng có khi, các nhà doanh nghiệp thành công nhờ biết tạo ra một lĩnh vực kinh doanh hoàn toàn mới, nhưng cũng có các doanh nhân đạt được thành công trong những ngành nghề truyền thống. Ví dụ tiêu biểu cho nhận xét này là các công ty Starbucks, Nike và các hãng khác đã thành công nhờ biết tạo ra cách thức cung cấp các sản phẩm quen thuộc một cách hoàn toàn khác biệt. Nghệ thuật kinh doanh hiện đại là đòn bẩy quan trọng của nền kinh tế hiện nay. Theo đó, các công ty được quản lý bằng nghệ thuật kinh doanh hiện đại phải là những công ty thành công không chỉ bởi có được nhà quản lý và nhân viên giỏi mà còn phải tạo ra lợi ích cho xã hội và nền kinh tế nói chung. Nghệ thuật kinh doanh cũng là một thành tố quan trọng trong văn hoá của bất kỳ công ty nào, nghệ thuật này phải luôn được gìn giữ và phát huy. Nghệ thuật kinh doanh được thể hiện trong một công ty, một tổ chức ở khả năng và ý chí luôn tìm tòi cơ hội mới và luôn cải tổ, tự đổi mới mình cũng như đổi mới sản phẩm và cách thức hoạt động của mình. Tuy nhiên, trong từng giai đoạn phát triển nhất định, chỉ có nghệ thuật kinh doanh thôi thì chưa đủ, công ty còn phải biết tự thay đổi cơ cấu cũng như đổi mới những người điều hành công ty. Từ “nghệ thuật kinh doanh” hiện nay đã mang thêm một số ý nghĩa khác biệt đôi chút so với nghĩa gốc của nó. Trước kia, một doanh nhân là một người tự lập nên cơ [...]... tử lớn nhất của Mỹ, người ta thường nhắc tới Jack Welch, nguyên Chủ tịch tập đoàn Ông được cho là một trong những nhà quản trị tài ba nhất của Mỹ Cùng với vợ là Suzy Welch, ông vừa cho ra đời cuốn Winning (Chiến thắng) đúc kết các kinh nghiệm của ông khi lãnh đạo GE Dưới đây là 8 nguyên tắc lãnh đạo của người dẫn đầu tài ba này Đội bóng thường chiến thắng khi có các cầu thủ giỏi Do đó, khi ở vị trí lãnh. .. ngữ "lãnh đạo" đang được sử dụng ngày càng nhiều hơn khi nhắc đến vai trò của người quản lý vì chức năng của lãnh đạo là xử lý thay đổi Người quản lý cần phải lãnh đạo giỏi để thay đổi sản phẩm, hệ thống và con người một cách năng động Để đi tiên phong trong việc thay đổi, người quản lý cần có những kỹ năng để tạo ra một viễn cảnh tương lai hấp dẫn và làm cho viễn cảnh đó trở thành hiện thực Lãnh đạo. .. và đôi khi không thích hợp từ phía người lãnh đạo Trong những tình huống khó khăn, những nhà lãnh đạo giỏi có khả năng nhìn ra chiều hướng xấu nhất của vấn đề và nhờ vậy họ luôn giữ được mọi việc trong tầm kiểm soát Cũng giống như Tiến sỹ Jerry Bell, một nhà đào tạo quản lý có tài đã nói: “Một người lãnh đạo phải nhìn thấy tận cùng của vấn đề từ đó tìm ra bản chất của nó” Chỉ những ai thực sự có năng... ghi nhận vì họ hiểu rằng - chỉ một lần mất đi sự tin tưởng của mọi người, họ sẽ không bao giờ có thể gây dựng lại, mà dù được thì cũng sẽ vô cùng khó khăn Đôi khi con người vẫn phải mắc sai lầm, vấn đề là hãy biết rút kinh nghiệm và nhất là thừa nhận những sai sót của mình để người khác có thể thấy được sự chân thành của bạn Đó là điều khó khăn nhất trong 3 điều đã được đề cập trên đây Vậy chúng ta sẽ... ứng của con người, trong số đó phải tính đến năng lực lãnh đạo Tuy nhiên, bên cạnh những yếu tố bẩm sinh về thể chất và trí tuệ, khả năng lãnh đạo của mỗi người phụ thuộc nhiều vào kinh nghiệm, nhận thức và sự nhạy cảm của mỗi cá nhân Trong phần này, chúng tôi sẽ nhấn mạnh đến 3 yếu tố quan trọng mà nếu được sử dụng một cách hợp lý sẽ đem lại thành công cho bất cứ ai có tiềm năng trở thành nhà lãnh đạo. .. hay đóng cửa một nhà máy Những cuộc gọi phàn nàn của khách hàng cũng dễ làm bạn bực mình Nhưng nên nhớ, công việc của bạn là lắng nghe và giải thích quan điểm của mình một cách rõ ràng, không nhượng bộ Bạn là người phải lãnh đạo mọi người Đừng bao giờ rời bỏ nhiệm sở Ở vị trí lãnh đạo, bạn phải có được tất cả các câu trả lời Phải xem mình như là người ngu nhất trong phòng Trong các cuộc trao đổi về một... có nghĩa người lãnh đạo đã nhìn thấy vạch đích và họ hiểu cảm giác là người đầu tiên chạm đích sung sướng như thế nào Sự khác biệt giữa người lãnh đạo bình thường và người lãnh đạo thực sự tận tuỵ nằm ở chỗ, ai sẽ là người đứng sau nhân viên của mình, dạy họ cách vượt qua vạch đích ấy và cùng họ tận hưởng niềm vui, niềm tự hào của người chiến thắng như thể chính họ đã tự mình làm nên vinh quang đó vậy... tín nhiệm Họ không bao giờ lấy cắp ý tưởng của nhân viên để biến chúng thành của riêng Họ có đủ tự tin và chín chắn để nhận ra không sớm thì muộn, thành công của tập thể sẽ được công nhận Và chính người lãnh đạo cũng sẽ được công nhận Lúc khó khăn, nhà lãnh đạo phải chịu trách nhiệm về những gì đang xảy ra Lúc thành công, họ vui vẻ ca ngợi thành công của mọi người Có những lúc bạn phải ra những quyết... Nhưng đừng nhầm lẫn giữa đức tin và sự tin tưởng Trong lịch sử có các nhà lãnh đạo như Hitler, Stalin, Mao hay Musolini, họ có rất nhiều người đi theo nhưng đó chỉ vì theo một đức tin Tất cả những người lãnh đạo trên là những nhà lãnh đạo có đức tin mù quáng Còn đối với trường hợp của Ronald Reagan thì lại hoàn toàn khác Mọi người tin và đi theo ông vì những điều tốt đẹp ông làm cho họ và ông biết... tố chất lãnh đạo Đôi khi những tố chất để trở thành nhà lãnh đạo tài ba không thể có được qua sách báo Họ phải tự biết học hỏi, rút kinh nghiệm qua những người xung quanh Trưởng thành từ trong chính bản thân Năng lực lãnh đạo: Bí quyết dẫn đến thành công Các hành vi bên ngoài thường phản ánh được năng lực và niềm tin của con người Để đối phó với những tình huống trong cuộc sống thông thường, người ta . có nghĩa người lãnh đạo đã nhìn thấy vạch đích và họ hiểu cảm giác là người đầu tiên chạm đích sung sướng như thế nào. Sự khác biệt giữa người lãnh đạo bình thường và người lãnh đạo thực sự tận. nhiệm của mình và nhất là được phát huy sáng kiến cũng như học hỏi từ quá trình làm việc. Nhà lãnh đạo Hòa nhập: Đây là phong cách của những nhà lãnh đạo luôn cố gắng tạo ra những thứ tốt nhất cho. việc. Nhà lãnh đạo mệnh lệnh: Những người lãnh đạo theo phong cách này luôn yêu cầu nhân viên phải thực hiện theo đúng những gì họ đưa ra hoặc họ cho là đúng. Đây là phong cách lãnh đạo độc đoán

Ngày đăng: 27/02/2015, 11:43

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan