Căn cứ khoa học Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoa học quan tâm, mỗi ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặc thù riêng về phương p
Trang 1
Bài Luận
Phân tích nhu câu sử dụng
điện thoại di động của người dân
trên địa bàn Thành phó
Cao Lãnh
Trang 2CHƯƠNG 1 GIOI THIEU TONG QUAN
I Đặt vấn đề nghiên cứu (lý do chọn đề tài)
Thời nghèo nàn, lạc hậu của nước Việt Nam đã qua đi và giờ đây nó nhường chỗ cho sự phát
triển dữ đội của đất nước đó chính là sự phát triển mạnh mẽ của kinh tế thị trường, sự thay đổi về
cải cách chính trị, về biện pháp và phương pháp giáo dục đời sống con người ngày càng được phát
triển và nâng cao, nhu cầu giao lưu hội nhập kinh tế, văn hoá ngày càng lớn, từ đó tạo ra sự đa dạng
và phong phú hơn cả về vật chất và tinh thần Bên cạnh đó là sự phát triển cải tiến về mặt khoa học
kỹ thuật được nâng cao và đưa vào thực tiễn ngày càng nhiều
Điện thoại di động là một công cụ di động nhằm giúp con người trao đổi thông tin nhanh và
tiện dụng, mọi đối tượng trong xã hội ngày nay đều có thể sử dụng điện thoại di động từ những
người nông dân đến những sinh viên, học sinh Điện thoại di động ngày càng trở nên phổ biến và gần gũi, gắn liền với đời sống hàng ngày của người dân và gần như không thể thiếu đối với lớp trẻ hiện nay
Với điều kiện kinh tế cũng như tính chất của công việc nên người dân thành thị sử dụng điện
thoại di động nhiều hơn người dân ở nông thôn
Với ý nghĩa đó nhóm mình quyết định chọn đề tài: “Phân tích nhu cầu sứ dụng điện thoại
di động cúa người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh” để làm đề tài nghiên cứu Chúng tôi
hy vọng rằng với những đóng góp nhỏ bé của mình sẽ giúp cho các doanh nghiệp, các nhà sản xuất trong nước cũng như nước ngoài tìm ra được những giải pháp nhằm phục vụ cho nhu cầu sử của người dân hiện nay đối với sản phâm điện thoại di động trên thị trường với mẫu mã, chất lượng, giá
cả phù hợp nhất
II Sự cần thiết nghiên cứu (căn cứ khoa học và thực tiễn)
2.1 Căn cứ khoa học
Nhu cầu sử dụng điện thoại di động là vấn đề đang được nhiều ngành khoa học quan tâm, mỗi
ngành tiếp cận theo một kiểu khác nhau dựa trên những đặc thù riêng về phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của ngành Với đề tài này chúng tôi tiếp cận theo hướng nghiên cứu tâm lý học kết
hợp với nghiên cứu kinh doanh Đó là sự vận dụng các lý thuyết tâm lý học đại cương, các kiến thức
tâm lý chuyên ngành và ngoài ra là một số ngành có liên quan đề phát triển lý thuyết về nhu cầu nói riêng, đồng thời tìm hiểu những nhân tó tác động đến sự thoả mãn nhu cầu này
Trang 32.2 Căn cứ thực tiễn
Thông qua các kết quả thu đựơc từ đề tài nghiên cứu chúng tôi mong muốn qua đó đưa ra được các giải pháp, kiến nghị giúp cho những người quản lý, những doanh nghiệp hiểu và nắm bắt
được nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh, trên cơ sở đó đưa ra
những chiến lược kinh doanh phù hợp nhằm thoả mãn nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người
dân ngày càng tốt hơn
CHƯƠNG 2 MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1 Mục tiêu chung
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh nhằm
làm sáng tỏ những vấn đề tâm lý của người dân thành thị và nhu cầu sử dụng sản phẩm điện thoại di
động của người dân thành phố Cao Lãnh Phân tích thực trạng sử dụng điện thoại di động của người
dân thành phố Cao Lãnh (các nguyên nhân tâm lý hình thành) đề từ đó đề xuất các giải pháp, kiến
nghị giúp các nhà sản xuất điện thoại di động đáp ứng nhu cầu sử dụng của người dân thành phố Cao Lãnh hiện nay ngày càng tốt hơn
II Mục tiêu cụ thể
2.1 Nghiên cứu lý luận
- Đọc, phân tích tài liệu để từ đó xây dựng cơ sở lý luận của dé tai
- Làm rõ các khái niệm của đề tài
- Làm rõ đặc điểm tâm lý của người dân thành thị
2.2 Nghiên cứu thực tiễn
Chúng tôi tập trung giải quyết ba nhiệm vụ chính sau:
- Tìm hiểu thực trạng người người dân thành phố Cao Lãnh sử dụng điện thoại di động ở
mức độ nào
- Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại di động
- Đưa ra những giải pháp trong việc phát triển, mở rộng thị trường và giúp người dân ngày càng hài lòng khi sử dụng điện thoại di động
- Đưa ra những kiến nghị cho các nhà sản xuất và phân phối điện thoại di động nhằm giúp cho họ hiểu và nắm bắt được nhu cầu và thị hiếu của người tiêu dùng đặc biệt là người dân trên địa
bàn thành phố Cao Lãnh Từ đó có những chiến lược phát triển để chiếm lĩnh được thị trường.
Trang 4CHƯƠNG 3 KIÊM ĐỊNH GIẢ THUYÉT VÀ CÂU HỎI NGHIÊN CỨU
I Kiểm định giá thuyết
Nhìn chung nhu cầu sử dụng điện thoại di động ngày càng nhiều do nền kinh tế phát triển, đời sống con người ngày càng được nâng cao Nhưng bên cạnh đó thì nhu cầu này lại chịu ảnh hưởng của những yếu tố khách quan như: nghề nghiệp, văn hoá, truyền thống, phong tục tập quán
và ngoài những yếu tố khách quan đó thì còn những yếu tố chủ quan như: lứa tuôi, sở thích, thói quen, động cơ, thái độ Song có ba yếu tố chỉ phối mạnh nhất đến nhu cầu sử dụng điện thoại di
động của người dân thành phó Cao Lãnh hiện nay là sự tiện lợi của điện thoại di động và do đặc
điểm của điều kiện sống, điều kiện kinh tế, mặc khác sử dụng điện thoại di động còn là thể hiện
đẳng cấp của người sử dụng
IL Câu hỏi nghiên cứu
TRƯỜNG ĐẠI HỌC ĐÒNG THÁP
KHOA KINH TẾ
BANG TRUNG CAU Ý KIÊN
Xin chào, chúng tôi là sinh viên nhóm 4 lớp ĐHKT2011A-L2 của Trường đại học Đồng Tháp Chúng tôi đang thực hiện đề tài “Phân tích nhu cầu sứ dụng điện thoại di động của người dân trên địa bàn Thành phố Cao Lãnh” Kết quả nghiên cứu này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào ý kiến đóng góp của các Anh (Chị) Xin Anh (Chị) hãy vui lòng dành chút thời gian trả lời một số câu hỏi dưới đây bằng cách đánh dấu (x) vào câu trả lời mà Anh (Chị) cho là phù hợp nhất với quan điểm của mình, hoặc đưa ra nhữmg ý kiến theo suy nghĩ chủ quan của mình
Chúng tôi rất hoan nghênh sự cộng tác và giúp đỡ của Anh (Chị), Những ý kiến của Anh (Chị) sẽ giúp chúng tôi rất nhiều trong quá trình nghiên cứu và sẽ được đảm bảo bí mật tuyệt đó Xin chân thành cảm ơn sự giúp đỡ của Anh (Chi)
Câu l: Sử dụng điện thoại di động có rất nhiều tiện lợi theo Anh (Ch)) sự tiện lợi nào là quan
trọng nhất?
a Để giao lưu kết bạn L]
b Tiện lợi khi hoà mạng L]
c Tiện lợi khi thanh toán L]
d Tiện lợi khi sử dụng oO
Câu 2: Anh (Chị) có thường xuyên sử dụng điện thoại đi động không?
a Thường xuyên sử dụng oO
Trang 5b ít sử dụng oO
c Không sử dụng bao giờ L]
Câu 3: Theo Anh (Chị) những yếu tố nào có ảnh hưởng đến nhu cầu sử dụng điện thoại di
động hiện nay?
a Dễ rơi, dễ vỡ Oo
b Phai nap dién L]
c Vùng phủ sóng chưa rộng L]
d Chi phi cao oO
Câu 4: Khi mua điện thoại di động Anh (Chị) thường dựa trên những tiêu chí nào?
a Chất lượng tốt oO
b Kiéu dang dep oO
c Gia ca hop ly oO
Câu 6: Trước khi mua điện thoại di động Anh (ChỊ) thường tìm kiếm thông tin ở những nơi nào?
a Bạn bè, gia đình, người quen
b Sách báo, đài truyền hình
c Xem tại các cửa hàng bày bán
d xem ở các cuộc triên lãm
b.Tiện lợi khi sử dụng oO
c Dé giao lưu két ban O
Trang 6b Nokia
c Sony Errissonericsson
d Motorola
Tai sao ban lai su dung hang d6 0 c cece cece cece cece eee ec eee eee eeeeneeeeeeeees
Câu 9: Khi sử dụng điện thoại di động Anh (Chi) có nhận thức gì về sản pham theo các mức độ sau?
Xin Anh (Chị) cho biết lý do 22+ 2222212222 c+szs
Câu 11: Nếu Anh (Chi) gặp cùng một lúc các san phẩm điện thoại di động 1 1a Nokia, 2 la Samsung, 3 1a Motorola, 4 1a Sony Errissonericsson Thi ban sé lua cho san pham nao?
a Sony Errissonericsson O
Tại sao Anh (Chị) lại lựa chọn sản phẩm 5
Câu 12: Theo Anh (Chị) là một nhà sản xuất các sản phẩm điện thoại di động thì cần phải
chú ý đến điểm nào nhất đề sản phẩm của mình có thể chiếm lĩnh được thị trường?
Trang 7Tuổi — Nghề nghiệp
Đã lập gia đình chưa hay còn độc thân
CHƯƠNG 4
PHẠM VI NGHIÊN CỨU
I Không gian nghiên cứu
Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành phố Cao Lãnh, trong đề
tài này nghiên cứu tập trung ở trung tâm thành phố Cao Lãnh (Phường 1, phường 2, phường 3) 4.2 Thời gian nghiên cứu: Nghiên cứu từ ngày 01/09/2011 đến ngày 30/09/2011
4.3 Nội dung nghiên cứu: Nghiên cứu nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân trên
- Cơ cầu mẫu theo độ tuổi
+ Nhỏ hơn 30 tuổi: 100 mẫu
+ Từ 31 - 60 tuổi: 100 mẫu
+ Trên 60 tuổi: 100 mẫu
Trang 8CHƯƠNG 5
CÁC NGHIÊN CỨU TRONG VÀ NGOÀI NƯỚC
I Các nghiên cứu ngoài nước về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng
Trong cuộc sống mỗi con người chúng ta luôn có những mong muốn rất mạnh mẽ, những thôi
thúc thường được thể hiện trong nhu cầu đề đạt được mục tiêu của chính mình Mọi hành vi của con
người đều do sự thúc đây của những nhu cầu nào đó và ở mỗi người khác nhau thì nhu cầu cũng khác nhau Tuy nhiên, không phải lúc nào người ta cũng đòi hỏi thỏa mãn tất cả các nhu cầu của mình mà
trái lại ở mỗi thời điểm nhất định của từng cá nhân thì có một số nhu cầu nào đó được nồi lên hàng
đầu, cấp thiết hơn cần được thỏa mãn, còn những nhu cầu khác lại lan chìm đi
Trên thực tế có rất nhiều tác giả đã nghiên cứu về nhu cầu của con người Từ đầu thế kỷ XX, Small (Mỹ) đã lay những hoạt động tâm lý của các cá nhân đều bắt nguồn từ những nhu cầu của họ như
về của cái, quyền lực về sự tán thành của người khác
Nhà dân tộc học Milinowski đã nghiên cứu và lý giải nhu cầu theo chủ nghĩa chức năng như sau: Cuộc sống xã hội bắt nguồn từ sự cần thiết đáp ứng những nhu cầu căn bản của các cá nhân (ăn uống, an toàn ) Do đó mỗi nền văn hóa đều được dựa trên nguyên tắc là mỗi tư tưởng, mỗi tập quán thực hiện một chức năng sống còn đối với các cá nhân dù đó là để thỏa mãn nhu cầu sinh lý hay nhu cầu văn hóa
A.Maslow coi nhu cầu là một hệ thống và ông chia ra năm thứ bậc nhu cầu, các nhu cầu
được xếp thứ tự từ thấp đến cao, từ các nhu cầu thiết yêu đến các nhu cầu thứ yếu hơn và sự thỏa mãn nhu cầu cũng tuân theo hệ bậc thang đó Khi nhu cầu cấp thiết được thỏa mãn thì sẽ tiến tới thỏa mãn nhu cầu ở cấp bậc cao hơn Maslow chia hệ thống nhu cầu của con người như sau:
- Nhu cầu sinh lý - Nhu cầu an toàn
- Nhu cầu xã hội - Nhu cầu được tôn trọng ( nhận biết)
- Nhu cầu tự khẳng định
Trong sự phân loại nhu cầu của con người có một cách phân chia được nhiều tác giả thừa
nhận, đó là: Sự phân loại nhu cầu của con người thành hai nhóm lớn là nhu cầu về vật chất và nhu
cầu về tinh thần Nếu xét về nguồn ngốc lịch sử thì nhu cầu về vật chất có trước còn nhu cầu về tỉnh
thần có sau Nếu xét về thứ bậc thì nhu cầu vật chất có thứ bậc thấp hơn nhu cầu tỉnh thần
A.G Covaliop chia nhu cầu xã hội thành ba loại:
- Nhu cầu về vật chất của con người: Đó là những nhu cầu về: ăn uống, ở, mặc, đi lại
- Nhu cầu về tỉnh thần của con người: Đó là những nhu cầu về lao động, nhận thức, thẩm
mĩ, giao lưu
Trang 9- Nhu cầu chính trị, đạo đức: Đó là những nhu cầu về sự tự do, an ninh, an toàn, hòa bình,
công bằng xã hội
Như vậy, các lý thuyết về nhu cầu đều dựa trên những quan điểm và cách tiếp cận khác nhau, nhưng đều có điểm chung, đó là chỉ dừng lại ở cấp lý luận, lý thuyết căn bản về nhu cầu Tuy nhiên các nhà nghiên cứu đều thống nhất ở quan điểm: Nhu cầu của một con người là một hệ thống, khi
hệ thống ấy bắt đầu phát huy tác dụng thì con người chuyền sang một trạng thái tích cực, năng động
nói chung cả về mặt sinh lý thần kinh và tâm lý, tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động nhận thức,
rung cảm và hoạt động thực tiễn được diễn ra Nhu cầu của con người không ngừng biến đổi theo sự phát triển của xã hội
II Các quan điểm công trình nghiên cứu cúa các nhà tâm lý học Việt Nam về nhu cầu và nhu cầu tiêu dùng
Ở Việt Nam nhu cầu là một vấn đề được nhiều ngành khoa học quan tâm nghiên cứu Đặc
biệt, đối với ngành tâm lý học thì nhu cầu luôn là vấn đề được quan tâm nghiên cứu nhiều nhất Bởi nhu cầu theo các nhà tâm lý học Mác xít được coi là nguồn gốc tích cực của nhân cách, là nguyên nhân mọi hoạt động của con người Đối với ngành kinh tế thì nhu cầu cũng là đề tài không thể thiếu, vì các nhà quản trị muốn biết được nhu cầu của người tiêu dùng để Doanh nghiệp sản xuất ra những thứ sản phẩm phù hợp và đáp ứng với nhu cầu đó
Nhu cầu là nhân tố quan trọng ảnh hưởng tới đời sống tình cảm, sự hình thành những kỹ xảo, thói quen của con người Trong những năm gần đây, ở nước ta đã có một số công trình không chỉ nghiên cứu nhu cầu nói chung, mà còn đi sâu nghiên cứu ở một số lĩnh vực cụ thể như:
- Những nghiên cứu về nhu cầu trong lĩnh vực kinh tế: Tác giả Lê Nhật Trường trong “Giao
tiếp nhân sự trong doanh nghiệp” đã nghiên cứu nhu cầu với tư cách là động lực thúc đây hoạt động của con người Theo ông muốn thúc đây người khác hành động một cách vui vẻ và thuận tình, thuận nghĩa là làm cho người đấy tự khởi phát cái ý muốn làm việc với ta thì trước tiên là tìm hiểu
nhu cầu và ước vọng căn bản của họ đề thoả mãn cho họ
- Tác giả Hoàng Toàn khi phân tích về tâm lý khách hàng đã nhắn mạnh rằng: “nhu cầu là
khởi đầu của một hoạt động mua hàng của khách, toàn bộ quá trình mua hàng luôn nằm trong mối
quan hệ giữa hoạt động có ý thức và quá trình thoả mãn nhu cầu ở người mua ”
- Nghiên cứu nhu cầu trong lĩnh vực quản lý và lãnh đạo: Tác giả Nguyễn Hải Khoát trong nghiên cứu về khía cạnh tâm lý của công tác cán bộ, đã đưa ra khái niệm về nhu cầu Ông cho rằng nhu câu là đòi hỏi của con người đôi với cái mà nó cân có đê sông và phát triên
Trang 10- Nghiên cứu của PGS-TS Đỗ Long khoa tâm lý học trường Đại học KHXH&NV trong công trình nghiên cứu “Tâm lý tiêu ding, quy luật và xu hướng phát triển” Nghiên cứu về xu thế của tâm
lý tiêu dùng trong giai đoạn hiện nay PGS-TS Đỗ Long cho rằng: Tâm lý tiêu dùng diễn ra theo 4
xu thế đó là: quốc tế hoá, dân tộc hoá, tự nhiên hoá và cá nhân hoá Từ những xu thế trên thì van dé
sản xuất và tiêu dùng phải lưu ý đến một số vấn đề sau: sản phẩm hàng hoá phải phù hợp với sở thích tiêu dùng, thị hiếu tiêu ding va thói quen tiêu dùng của mỗi cá nhân, đồng thời phải phù hợp với thói quen, phong tục, tập quán, truyền thống của một xã hội, một dân tộc, sản phâm phải đảm
bảo tính tự nhiên
- Nghiên cứu của TS Lê Thanh Hương - Viện tâm ly - Trung tâm KHXH&NVQG nghiên cứu “Nhu cầu tiêu dùng ở cư dân đô thị”
Tập trung khai thác các khía cạnh về đặc điểm tiêu dùng ở cư dân đô thị, sự khác biệt giữa
nhu cầu của cư dân đô thị và nông thôn, giữa nhu cầu của cư dân đô thị thời bao cấp và thời kinh tế
thị trường, những thay đổi trong hệ thống cơ cầu nhu cầu của cư dân đô thị khi chuyền sang nền
kinh tế thị trường, xu hướng phát triển hệ thống nhu cầu của cư dân đô thị
Nghiên cứu nội dung này tác giả cho rằng:
Người dân đô thị có xu hướng thoả mãn ngay một cách trực tiếp nhu cầu hiện có của mình
và sự đa dạng hoá nhu cầu cá nhân Đó là sự biền đổi chủ yếu trong hệ thống nhu cầu của cư dân đô thị Tác giả khăng định xu hướng nhu cầu tiêu dùng của cư dân đô thị trong tương lai tập trung vào nhu cầu tinh thần và nhu cau tinh thần có đều kiện phát triển mạnh Chăng hạn nhu cầu về thông tin
và hưởng thụ văn hoá, nhu cầu du lịch, dịch vụ, nhu cầu giảm nhẹ sự khó nhọc về sứ lực trong cuộc
sống đòi hỏi nhiều loại hình hàng hoá đề đáp ứng chúng như máy lạnh, tỉ vi, máy giặt
Như vậy nghiên cứu về “nhu cầu sử dụng điện thoại di động của người dân thành thị hiện
nay” là một lĩnh vực ít được nghiên cứu và khai thác
Vì vậy qua nghiên cứu đề tài này chúng tôi hy vọng sẽ cung cấp những kiến thức thực tiễn, đóng góp nhiều ý kiến bồ ích cho các nhà kinh doanh và các hãng sản xuất điện thoại di động cũng như cho người dân trên địa bàn thành phố Cao Lãnh hay tất cả những người có nhu cầu tiêu dùng
điện thoại di động hiện nay
10
Trang 11CHƯƠNG 6
PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
1 Phương pháp luận
1.1 Khái niệm nhu cầu
Có rất nhiều quan điểm khác nhau về khái niệm nhu cầu, nhưng đều đi đến sự thống nhất
chung đó là: Nhu cầu là nguyên nhân của hoạt động, là một thuộc tính của nhân cách, nhu cầu là một trong những cội nguồn sinh ra tính tích cực của con người Đó là một trạng thái xuất hiện khi
cá nhân cảm thấy cần có những điều kiện nhất định để đảm bảo sự tồn tại và phát triển của mình,
trạng thái tâm lý đó kích thích cho con người hoạt động nhằm đạt được những điều mình mong
muốn Nhu cầu là điều kiện cần thiết để đảm bảo tỒn tai va phát triển Được thoả mãn thì dễ chịu,
thiếu hụt thì căng thăng ấm ức, đó là những hướng định nghĩa tâm lý học về nhu cầu Nhu cầu của con người là muôn hình muôn vẻ, nhưng trên cơ sở đó có thể phân chia nhu cầu thành 2 loại đó là:
- Nhu cầu vật chất - Nhu cầu tỉnh thần
Ngoài ra còn có nhu cầu của cá nhân, nhu cầu chung của tập thê, trong đó nhu cầu của tập
thể có thể kích thích, thúc đầy và định hướng cho sự phát triển nhu cầu cá nhân, cá nhân có nhu cầu
của cá nhân và lại nuôi dưỡng nhu cầu xã hội, còn có cả nhu cầu cơ bản, nhu cầu thiết yếu
Tóm lại theo chúng tôi thì nhu cầu là động cơ thúc đây hoạt động, điều chỉnh hành vi của
từng cá nhân và tập thể trong xã hội nói chung Nhu cầu là sự đòi hỏi của cá nhân và các nhóm xã hội muốn có những điều kiện nhất định đề sống và phát triển Vì vậy nhu cầu là một yếu tố cần
thiết, tất yếu cho sự tồn tại và phát triển của cá nhân Nó định hướng và quyết định cho mọi hoạt
động của con người Bởi vậy nhu cầu là một cái gì đó khi thiếu sẽ gây ra những hạn chế cho sự phát triển nhân cách của cá nhân
1.2 Khái niệm nhu cầu tiêu dùng
Trước hết tiêu dùng được hiểu là ăn, uống, tiêu thụ Có hai khái niệm tương đối giống nhau
đó là khái niệm “khách hàng” và khái niệm “người tiêu dùng”
Người tiêu dùng là người sử dụng của cải vật chất và tinh thần dé thoả mãn các nhu cầu của
cá nhân và nhu cầu của sản xuất Thuật ngữ “người tiêu dùng” được dùng để mô tả hai loại đối tượng đó là người tiêu dùng cá thể và người tiêu dùng tập thể Người tiêu dùng cá thể có mua sắm hàng hoá phục vụ cho nhu cầu của bản thân Còn người tiêu dùng tập thể là những tô chức cơ quan
mua săm hàng hoá, dịch vụ cho tô chức, cơ quan của mình
11