Là một nhà quản lý, hàng ngày bạn phải tiếp cận và xử lý vô vàn những vấn đề trong công việc, trong gia đình và ngoài xã hội. Có bao giờ bạn thấy mệt mỏi và bị stress vì cứ phải gặp những vấn đề lặp đi lặp lại, từ những vụ việc đơn giản đến phức tạp?
Nếu bạn đã và đang trong hoàn cảnh vừa nêu, thì đã đến lúc bạn phải nhìn lại mình và hãy trang bị cho mình kỹ năng giải quyết vấn đề cần thiết của một nhà quản lý.
Trong thời buổi hội nhập kinh tế hiện nay, thị trường không ngừng thay đổi, tạo ra một áp lực cho nhà quản lý là phải đối phó với các vấn đề muôn hình vạn trạng và thường xuyên ở trong tình thế khẩn trương. Chính tình thế này làm cho nhà quản lý nhiều khi đưa ra những quyết định thiếu sáng suốt.
Điều này không những ảnh hưởng lớn đến quá trình kinh doanh mà còn kéo theo sự lo lắng của nhiều người khác, thậm chí làm nảy sinh hàng loạt vấn đề mà hậu quả của nó thì khó ai có thể lường trước được.
Nhằm giúp nhà quản lý tháo gỡ vấn đề này, chúng tôi xin giới thiệu 6 bước căn bản trong việc giải quyết vấn đề dưới đây:
Trước khi bạn cố tìm hướng giải quyết vấn đề, bạn nên xem xét kỹ đó có thật sự là vấn đề đúng nghĩa hay không, bằng cách tự hỏi: Chuyện gì sẽ xảy ra nếu...?; hoặc: Giả sử như việc này không thực hiện được thì...? Bạn không nên lãng phí thời gian và sức lực vào giải quyết nếu nó có khả năng tự biến mất hoặc không quan trọng.
Không phải tất cả các vấn đề có ảnh hưởng đến bạn đều do chính bạn giải quyết. Nếu bạn không có quyền hạn hay năng lực để giải quyết nó, cách tốt nhất là chuyển vấn đề đó sang cho người nào có thể giải quyết.
Có một câu nói nửa đùa nửa thật nhưng cũng đáng để bạn lưu ý: “Nhiệt tình cộng với thiếu hiểu biết đôi khi thành phá hoại”.
Chưa hiểu rõ nguồn gốc của vấn đề sẽ dễ dẫn đến cách giải quyết sai lệch, hoặc vấn đề cứ lặp đi lặp lại. Nếu nói theo ngôn ngữ của y khoa, việc “bắt không đúng bệnh” thì chỉ trị triệu chứng, chứ không trị được bệnh, đôi khi “tiền mất, tật mang”. Bạn nên dành thời gian để lấy những thông tin cần thiết liên quan vấn đề cần giải quyết, theo gợi ý sau: Mô tả ngắn gọn vấn đề; nó đã gây ra ảnh hưởng gì?; Vấn đề xảy ra ở đâu?; Lần đầu tiên nó được phát hiện ra là khi nào?; Có gì đặc biệt hay khác biệt trong vấn đề này không?
Sau khi đã tìm hiểu được cội rễ của vấn đề, nhà quản lý sẽ đưa ra được rất nhiều giải pháp để lựa chọn. Yếu tố sáng tạo sẽ giúp nhà quản lý tìm được giải pháp đôi khi hơn cả mong đợi. Cần lưu ý là một giải pháp tối ưu phải đáp ứng được ba yếu tố: Có tác dụng khắc phục giải quyết vấn đề dài lâu, có tính khả thi và có tính hiệu quả.
Khi bạn tin rằng mình đã hiểu được vấn đề và biết cách giải quyết nó, bạn có thể bắt tay vào hành động. Để đảm bảo các giải pháp được thực thi hiệu quả, nhà quản lý cần phải xác định ai là người có liên quan, ai là người chịu trách nhiệm chính trong việc thực thi giải pháp, thời gian để thực hiện là bao lâu, những nguồn lực sẵn có khác.v.v...
Sau khi đã đưa vào thực hiện một giải pháp, bạn cần kiểm tra xem cách giải quyết đó có tốt không và có đưa tới những ảnh hưởng không mong đợi nào không. Những bài học rút ra được ở khâu đánh giá này sẽ giúp bạn giảm được rất nhiều “calori chất xám” và nguồn lực ở những vấn đề khác lần sau.
Có thể bạn sẽ cảm thấy hơi rườm rà nếu làm theo các bước trên. Vạn sự khởi đầu nan. Lần đầu tiên áp dụng một kỹ năng mới bao giờ cũng đòi hỏi sự kiên nhẫn và quyết tâm của bạn. Nếu bạn thường xuyên rèn luyện thì dần dần kỹ năng giải quyết vấn đề sẽ trở thành phản xạ vô điều kiện.
Đừng quên hướng dẫn cho nhân viên của bạn về kỹ năng này, vì họ chính là cánh tay phải giải quyết vấn đề khi bạn vắng mặt đấy!
Phần II Kinh nghiệm sáng tạo, thành lập và phát triển công ty Làm thế nào để tìm đượcý tưởng kinh doanh tốt
Làm thế nào để tìm được ý tưởng kinh doanh tốt Một ý tưởng kinh doanh tốt có hai phần sau : - Cơ hội kinh doanh.
- Các kỹ năng và nguồn lực để tận dụng cơ hội Có những cơ hội nào quanh bạn ?
Để có thể tồn tại được, doanh nghiệp phải cung cấp các dịch vụ và hàng hoá phù hợp với nhu cầu của con người và giải quyết được các vấn đề của họ. Xin nêu một phương pháp hữu hiệu để tìm ý tưởng kinh doanh mới là suy nghĩ về những khó khăn mà mọi người đã gặp phải khi giải quyết nhu cầu hoặc các vấn đề của họ.
Bạn có thể đạt được mục đích này nếu sử dụng các cách sau :
- Những khó khăn mà chính bạn đã gặp phải - Hãy xem bạn gặp phải những vấn đề gì khi đi mua các sản phẩm hoặc dịch vụ tại địa phương.
- Khó khăn trong công việc - Khi làm việc cho một cơ quan khác, bạn có thể nhận thấy để hoàn thành công việc có nhiều vấn đề khó khăn do dịch vụ tồi hoặc thiếu nguyên vật liệu.
- Các vấn đề mà những người khác gặp phải - Nên lắng nghe những người khác phàn nàn để tìm hiểu xem họ có những nhu cầu và khó khăn gì.
- Những gì còn thiếu trong cộng đồng của bạn - Hãy nghiên cứu cộng đồng của bạn để tìm ra những dịch vụ còn thiếu.
- Các vấn đề của người dân và những nhu cầu chưa được đáp ứng là đầu mối cho những cơ hội kinh doanh mới. Các chủ doanh nghiệp nhìn ra các cơ hội trong vấn đề của người khác.
- Nếu có nhu cầu mà chưa có hàng hoá và dịch vụ để đáp ứng thì rõ ràng là có cơ hội cho các chủ doanh nghiệp.
- Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động chỉ có thể cung cấp dịch vụ chất lượng kém thì đây là cơ hội cho một công việc kinh doanh mới mang tính canh tranh để cung cấp dịch vụ tốt hơn.
- Nếu giá cả tăng nhanh đến mức mọi người thấy khó có thể chấp nhận được thì sẽ xuất hiện cơ hội tìm ra một nơi cung cấp rẻ hơn, một sản phẩm thay thế đỡ tốn kém hoặc một hệ thống phân phối chi phí thấp và hiệu quả hơn.
Khi lựa chọn một ý tưởng kinh doanh, bước đầu tiên là phải xác định các cơ hội ngay tại nơi mình sinh sống. Sau đó, bạn phải quyết định xem mình có các kỹ năng để nắm bắt cơ hội hay không. Biết được kỹ năng và mối quan tâm của mình sẽ giúp bạn quyết định nên bắt đầu tiến hành loại hình kinh doanh nào. Chắc có lẽ bạn sẽ không kinh doanh sản xuất bánh nướng nếu bạn không biết làm bánh. Hãy xem lại phần tay nghề kỹ thuật ở bước 1. Hãy quay lại bước 1 và kiểm tra lại các kỹ năng của bạn. Bạn có thể dùng những kỹ năng này để tận dụng các cơ hội trong cộng đồng của bạn hay không?
Trước khi ý tưởng kinh doanh của bạn trở thành hiện thực bạn phải thu nhập thông tin và lập kế hoạch để tìm hiểu xem công việc kinh doanh của bạn có thành đạt hay không.
Giống như một kỹ sư chuẩn bị kế hoạch trước lúc xây cầu, một người chủ kinh doanh phải chuẩn bị kế hoạch kinh doanh.
Bản Kế hoạch kinh doanh là bản mô tả chi tiết tất cả mảng công việc trong kinh doanh của bạn. Chuẩn bị kế hoạch kinh doanh sẽ giúp bạn suy nghĩ cẩn trọng và đánh giá đủ bất kì điểm yếu nào trong ý tưởng kinh doanh. Quan trọng nhất là bản Kế hoạch kinh doanh tạo cho bạn cơ hội thử nghiệm các ý tưởng kinh doanh trên giấy trước khi biến nó trở thành hiện thực. Lập một bản kế hoạch kinh doanh rồi phát hiện rằng ý tưởng đó không hợp lý có lẽ còn tốt hơn là bắt tay vào kinh doanh rồi bị thất bại.
Việc chuẩn bị bản kế hoạch kinh doanh của bạn phải rất mạch lạc. Nếu bạn có nhiều ý tưởng kinh doanh thì nên lập mỗi ý tưởng một bản rồi đánh giá xem cái nào có nhiều khả năng thành công nhất. Bạn sẽ có thể xem lại kế hoạch kinh doanh của mình vài lần trước khi quyết định.
Với chương trình “Lập kế hoạch kinh doanh” trong học phần Khởi sự Kinh doanh bạn sẽ học được cách làm thế nào để có thể lập một bản kế hoạch kinh doanh.
Trước khi thành lập doanh nghiệp:
Tại sao bạn muốn thành lập doanh nghiệp riêng? Bạn đã sẵn sàng trở thành một nhà doanh nghiệp thực sự chưa?
Đánh giá bản thân?
Những trách nhiệm của 1 chủ doanh nghiệp?
Những tính cách của một chủ doanh nghiệp thành đạt? Bắt đầu lập nghiệp:
Tìm hiểu thông tin về địa điểm bạn lựa chọn để kinh doanh: Xem xét những mặt thuận lợi và khó khăn của từng địa điểm kinh doanh.
Chẳng hạn:
Thuận lợi Khó khăn Nhà bạn - Chi phí thấp
- Thuận tiện - Có thể cần làm thủ tục xin phép - Phản đối từ hàng xóm
- Điều khoản thuê nhà không cho phép sử dụng vì mục đích kinh doanh - Cuộc sống gia đình bị ảnh hường
- Không gần thị trường
Khu trung tâm - Lượng giao dịch lớn - Doanh nghiệp có hình ảnh đẹp hơn
- Gần các doanh nghiệp khác nên ở đó có thị trường - Tiền thuê cao - Có nhiều sự cạnh tranh
Khu công nghiệp - Dễ tìm chỗ
- Có hình ảnh đẹp với tiền thuê rẻ hơn
- Có cơ hội tăng trưởng rẻ hơn nếu không thay đổi địa điểm - Có chi phí hành chính phát sinh
- Tốn thời gian và chi phí đi lại - Khó sử dụng một số dịch vụ khác Kế hoạch kinh doanh
Làm kinh doanh, đặc biệt là kinh doanh thành công, nên được thực hiện trên cơ sở đã tính toán đến rủi ro trong kinh doanh. Vì vậy bạn nên có một kế hoạch kinh doanh. Một kế hoạch kinh doanh thực tế giúp cho bạn nhìn rõ hơn các cơ hội và yếu kém-rủi ro-của bạn một cách rõ ràng. Trong phần tài chính, bạn phải tính rủi ro vào phần thu được lợi nhuận hoặc phần lỗ.
Một kế hoạch kinh doanh là gì?
Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị bằng tài liệu viết tay do cá nhân chủ doanh nghiệp mô tả một cách thực tế về mục đích và các mục tiêu kinh doanh, cùng các bước và tài chính cần thiết để đạt được mục đích đó. Đồng thời kế hoạch này cũng được xem như là một "đề xuất", một "quảng cáo" hoặc "kế hoạch của một trò chơi".
Kế hoạch kinh doanh thường được sắp xếp theo 4 chức năng chính trong kinh doanh như Marketing, sản xuất hoặc dịch vụ, tổ chức, tài chính. Đặt ý tưởng kinh doanh của bạn hoặc việc kinh doanh hiện nay của bạn trên giấy dưới hình thức một kế hoạch kinh doanh, chấp nhận sự cam kết, nghiên cứu và một loạt các công việc nặng nhọc.
Các mục tiêu của một kế hoạch kinh doanh
Kế hoạch kinh doanh của bạn có thể chứng minh tính khả thi của ý tưởng kinh doanh trong việc khởi sự doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện có của bạn. Nếu kế hoạch kinh doanh của bạn không được chuẩn bị kỹ càng trên giấy thì chắc chắn nó không thể trở thành hiện thực nơi thương trường. Một kế hoạch kinh doanh được chuẩn bị tốt có thể giúp bạn quyết định khởi sự một doanh nghiệp mới hoặc mở rộng doanh nghiệp hiện tại của bạn. Mặt khác nó có thể giúp bạn nên biết khi nào dừng hoặc tiếp tục công việc kinh doanh không có tính hiện thực cao.
Chủ doanh nghiệp thường sử dụng kế hoạch kinh doanh của họ như một kế hoạch hành động, đó là một kế hoạch trực tiếp thực hiện các việc kinh doanh của họ. Giống như thiết kế một ngôi nhà, kế hoạch của bạn nói cho bạn rõ cái gì bạn nên chuẩn bị và khi nào thực hiện. Rất nhiều chủ doanh nghiệp sử dụng kế hoạch kinh doanh cho việc bắt đầu hoạt động và giai đoạn mở rộng các hoạt động. Nhờ đó họ sẽ tiếp tục theo đuổi các mục tiêu và ngân sách tài chính đã định.
Kế hoạch kinh doanh của bạn là một tài liệu đầy thuyết phục cho việc xây dựng ngân sách. Một kế hoạch kinh doanh là một điều kiện tiên quyết để đàm phán với một đối tác kinh doanh tiềm năng hoặc các nhà đầu tư khác. Nó là một tài liệu tác động mạnh nhất tới ngân hàng khi bạn đề nghị vay tiền. Nếu bạn muốn gia tăng hoặc vay càng nhiều tiền hơn thì kế hoạch kinh doanh của bạn càng phải cẩn thận, kỹ càng hơn.
Chủ đề và cơ cấu của một kế hoạch kinh doanh
Có rất nhiều sự lựa chọn khác nhau trong việc hình thành cơ cấu kế hoạch kinh doanh. Tất cả sự lựa chọn sẽ bao gồm 4 lĩnh vực cơ bản của kinh doanh - Marketing, sản xuất, tổ chức, tài chính. Đây là một ví dụ:
Tóm tắt thực thi - Đối tượng - Nhiệm vụ
- Mấu chốt cơ bản để thành công Tóm tắt kinh doanh
Mô tả lịch sử của dự án - sản phẩm, thị trường, địa điểm, hình thức pháp lý, kế hoạch thực hiện và kế hoạch tài chính.
Địa điểm của doanh nghiệp là yếu tố cần thiết để giảm chi phí hoặc tăng cơ hội các khách hàng dừng chân tại doanh nghiệp để xem các sản phẩm hoặc yêu cầu các dịch vụ của bạn. Địa điểm phụ thuộc vào các loại hình kinh doanh như bán lẻ, định hướng dịch vụ hoặc quan hệ sản xuất. Có một số yếu tố quan trọng để xem xét địa điểm cũng như tiếp cận nguồn nguyên liệu thô, tiếp cận thị trường và các kênh phân phối, các phương tiện sẵn có để vận chuyển, hiệu quả và giá lao động lành nghề rẻ...
Các sản phẩm và các dịch vụ
Mô tả vắn tắt về sản phẩm, kích cỡ, màu sắc, hình dáng và hàng loạt các sản phẩm được chào bán hoặc đặc điểm của dịch vụ được cung cấp. Giới thiệu công dụng, những lợi ích, dù đó là một sản phẩm/dịch vụ mới hoặc đã có.
Xác định cái gì sẽ làm cho sản phẩm/dịch vụ trở thành độc nhất trên thị trường. Liệu đó sẽ là một sản phẩm có chất lượng tốt hơn những sản phẩm đang có mặt hiện nay hay giá cả sẽ là một khác biệt đáng kể làm cho sản phẩm bán ra được dễ dàng hơn? Những đặc điểm sẽ làm cho sản phẩm này khác với sản phẩm của các đối thủ cạnh tranh có thể là gì ?
Xác định các nguồn khác nhau về nguyên liệu thô, nhân công và khả năng sẵn có trong năm nhằm mục đích bảo đảm cho sự sản xuất liên tục. Dự tính những vấn đề có thể xảy ra với các nguồn và tìm kiếm các giải pháp.
Xác định trang thiết bị máy móc cần thiết để sản xuất và dự tính những chi phí chính xác. Nhìn chung việc này sẽ tốt hơn nhiều nếu bắt đầu xây dựng với quy mô vừa phải, bắt đầu từ một toà nhà nhỏ hoặc thậm chí thuê địa điểm và có trang thiết bị máy móc cần thiết tối thiểu. Chu kỳ sử dụng có ích của máy móc và các trang thiết bị phải được xem xét trong phần này, có tính đến khấu hao.
Phân tích thị trường 0 Tóm tắt
Mô tả toàn cảnh địa lý (đó là nơi mà hầu hết các sản phẩm được bán ra) và nhóm mục tiêu cụ thể trong dân số thuộc khu vực đó.