Tố chất cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh

Một phần của tài liệu 10 sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo (Trang 44)

Bạn có đủ những tố chất cần thiết của một doanh nhân? Những doanh nhân thành công là những người luôn tận tuỵ với hoạt động kinh doanh của mình. Các chuyên gia Canada đã tóm gọn những đặc trưng mà doanh nhân cần có bởi "mẫu người 4 D" (4 tố chất bắt đầu bằng chữ D trong tiếng Anh); bao gồm: Khát vọng (Desire), Động lực (Drive), Kỷ luật (Discipline) và Quyết tâm (Determination).

Bạn cần có không chỉ ý tưởng kinh doanh, mà cả khả năng thực hiện những ý tưởng đó. Những doanh nhân thành công là những người có quyết tâm cao để vượt qua những trở ngại, thậm chí thất bại trong thời gian ngắn.

Khát vọng và Động lực là điều kiện cần song chưa đủ để khởi nghiệp kinh doanh. Kỷ luật và Quyết tâm là những yếu tố đảm bảo để các doanh nhân đi theo và phát triển các ý tưởng kinh doanh, bất luận quá trình này suôn sẻ hay phải đối mặt với nhiều trở ngại.

Bạn có đủ những kiến thức cần thiết về kinh doanh? Nhiều người cố mở doanh nghiệp trong khi còn thiếu những kiến thức cơ bản. Đây là nguyên nhân chính làm nhiều công ty "chết yểu".

Để mở doanh nghiệp, bạn cần trang bị cho mình kiến thức về nhiều khía cạnh kinh doanh khác nhau và phải có những kỹ năng nhất định hoặc có nghiên cứu để tìm thuê những người đảm nhận các công việc mà bạn thấy mình thiếu kỹ năng.

Kỹ năng không thể thiếu đối với doanh nghiệp là việc quản lý con người. Ngoài ra, bạn cũng cần trang bị kiến thức về bán hàng và marketing. Cần nhận ra đâu là những đối thủ cạnh tranh của mình? Đâu là những cạm bẫy trên thương trường? Chính sách khách hàng như thế nào?

Bạn có huy động đủ nguồn vốn cho việc mở và vận hành kinh doanh? Chỉ một số ít người có vốn để mở doanh nghiệp, còn đa phần phải huy động vốn bên ngoài khi khởi sự kinh doanh. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần phải xác định rõ sẽ huy động vốn ở đâu. Đây là nhân tố quan trọng nhất trong kế hoạch kinh doanh của bạn.

Việc huy động đủ lượng vốn cần thiết để khởi nghiệp kinh doanh có ý nghĩa đặc biệt quan trọng, bởi không có gì đảm bảo rằng kinh doanh của bạn sẽ đem lại ngay nguồn thu cho bạn như dự kiến và không có gì đảm bảo rằng, doanh nghiệp của bạn sẽ đem lại đủ tiền để duy trì cuộc sống cho cả gia đình bạn. Như vậy, vốn cần thiết không chỉ gồm vốn để mở doanh nghiệp mà còn để duy trì hoạt động của doanh nghiệp cho đến khi đem lại lợi nhuận.

Bạn có được những nguồn lực hỗ trợ kinh doanh cần thiết? Gia đình là mắt xích quan trọng nhất trong hệ thống hỗ trợ kinh doanh. Không phải ngẫu nhiên mà hầu hết các nhà kinh doanh thành đạt đều là những người đã xây dựng gia đình. Gia đình không chỉ là nguồn hỗ trợ về tài chính, mà còn là nguồn động viên về tinh thần cùng những nguồn ý tưởng và lời khuyên đáng quý đối với hoạt động kinh doanh của bạn.

Nguồn hỗ trợ kinh doanh quý giá khác là các doanh nhân. Trước khi mở doanh nghiệp, bạn cần tiếp xúc và trao đổi với các doanh nhân đã từng thành công trong hoạt động này để có được những thông tin cần thiết và có thể là những lời khuyên hữu ích.

Bất cứ doanh nghiệp nào cũng muốn xây dựng một thương hiệu đẹp. Nhưng để có một cái tên doanh nghiệp hay thì cũng cần phải cân nhắc kỹ lưỡng giữa khoa học và nghệ thuật.

Chọn một cái tên hay trong ngữ cảnh quảng cáo toàn cầu không những là điều cần thiết mà còn là sự kết hợp giữa tính hợp pháp và khả năng ngôn ngữ. Dưới đây là vài lời khuyên của các nhà quản lý trong quá trình đặt tên cho doanh nghiệp.

Những lời khuyên:

Đặt tên cho doanh nghiệp cũng giống như đặt nền móng cho một tòa nhà vậy. Tên gọi của doanh nghiệp sẽ là cơ sở, nền tảng cho mọi hoạt động kinh doanh lâu dài của doanh nghiệp sau này. Đây không phải là một việc làm đơn giản và thực tế đã có rất nhiều sai lầm trong chuyện đặt tên, làm ảnh hưởng đến sự phát triển của doanh nghiệp. Sau đây là một số sai lầm chính trong quá trình đặt tên cho doanh nghiệp.

Khi nghĩ đến chuyện đặt tên cho doanh nghiệp, bạn thường có thói quen tham khảo ý kiến của bạn bè, gia đình, nhân viên và khách hàng. Tuy nhiên, cách làm này sẽ dẫn một số vấn đề.

Thứ nhất, bạn chỉ có thể chọn một tên gọi cuối cùng nên bạn sẽ làm phật ý chính những người đã góp ý cho bạn.

Thứ hai, để mọi người đều hài lòng, bạn thường phải chọn ra một cái tên được mọi người nhất trí nhưng nghe có vẻ rất "kêu" và không phù hợp lắm với thực tế. Để khắc phục điều này, khi muốn đặt tên cho doanh nghiệp, bạn chỉ nên bàn bạc với những người quan trọng nhất, càng ít người càng tốt. Tốt nhất đó phải là những người tâm huyết và có quyền lợi gắn liền với doanh nghiệp. Đồng thời, họ phải là những người khách quan, không xem chuyện đặt tên cho doanh nghiệp là cách để thể hiện "cái tôi".

Đây là cách đặt tên bằng cách nối ghép nhiều từ thành một chữ viết tắt sau khi đã lược bỏ nhiều vần của một từ. Ví dụ như "kinh doanh tổng hợp" sẽ được ghép thành “kidotoho", hoặc từ tiếng Anh "Quality Service” (dịch vụ chất lượng cao) sẽ được ghép thành "QualiService".

Theo các chuyên gia, đây là một cách làm vụng về và nó thể hiện "đẳng cấp thấp” của doanh nghiệp, gây phản cảm cho công chúng.

Chỉ có những công ty thật sự lớn và đi đầu trong một ngành nào đó mới không cần phải tuân theo nguyên tắc này. Đó là trường hợp của General Motors hay General Electric... Nhưng nếu bạn phải đặt tên cho doanh nghiệp của mình trong bối cảnh có quá nhiều đối thủ cạnh tranh, bạn cần làm cho mình trở nên khác biệt và độc đáo.

Hãy tưởng tượng xem nếu như Yahoo! cũng ăn theo các “đại gia” đi trước và đặt tên cho mình là General Internet Directory.com thì nó có gây được ấn tượng như tên gọi hiện nay hay không? Tên gọi này có thể khiến người ta hiểu ngay nhưng nó chẳng dễ nhớ chút nào.

Đây là kiểu đặt tên bằng cách ghép nhiều danh từ chỉ chức năng, nhiệm vụ, ngành nghề kinh doanh, địa bàn hoạt động, loại hình pháp nhân... Thường thì các công ty ở châu Á hay mắc phải sai lầm này. Điều này có thể giúp khách hàng nhớ tên doanh nghiệp lúc đầu nhưng nó lại cản trở sự phát triển lâu dài của doanh nghiệp, nhất là khi công ty bạn phải mở rộng ngành nghề, địa bàn hoạt động, vì chẳng lẽ mỗi lần như thế lại phải đổi tên.

Vì lý do này, nhiều công ty đã phải tìm cách đổi tên một cách thông minh. Chẳng hạn, Minnesota Manufacturing and Mining khi đã phát triển ra khỏi phạm vi của bang Minnesota và ngành kinh doanh ban đầu đã được đổi tên thành 3M. Tương tự,

Kentucky Fried Chicken được đổi thành KFC. Nhưng không phải công ty nào cũng có thể dễ dàng làm được điều đó.

Nhiều công ty nghĩ rằng họ là "top" trong ngành nghề của mình nên có khuynh hướng sử dụng những từ ngữ ám chỉ ý nghĩa này như "Apex", "Summit", "Pinnacle" hay “Peak" để đặt tên. Điều này nghe có vẻ cường điệu và cũng sẽ gây phản cảm cho khách hàng.

Thay cho cách đặt tên này, hãy sử dụng những từ mang nghĩa tích cực và các từ ẩn dụ. Chẳng hạn, một công ty lưu trữ dữ liệu có thể được đặt tên là "Iron Mountain" (núi sắt) - một cái tên gợi ra sự chắc chắn, an toàn và tin cậy mà không quá "kêu".

Điều này sẽ khiến khách hàng chẳng biết doanh nghiệp bạn là ai, đang làm gì. Tốt nhất, tên gọi của doanh nghiệp mang một ý nghĩa đặc biệt nào đó, gắn liền với một câu chuyện làm nên tên tuổi của doanh nghiệp trên thương trường hoặc chuyên chở một thông điệp chính mà doanh nghiệp muốn gửi đến khách hàng.

Hàng năm, có hàng chục ngàn doanh nghiệp mới được thành lập. Mỗi ngày, có nhiều người đang trăn trở với các ý tưởng của mình và ấp ủ ước mơ một ngày nào đó sẽ triển khai được chúng. Vậy đâu là mấu chốt để biến ý tưởng thành hiện thực?

Có một nghịch lý mà lại không hề nghịch lý là phần lớn các cự phú trên đời bắt đầu sự nghiệp từ hai bàn tay trắng chứ không phải có tiền ngay khi khởi sự. Các trường

đại học và giáo trình trên toàn cầu thường chỉ dạy cách làm ông chủ, tức là phải điều hành kinh doanh như thế nào. Tiếc rằng họ không và không thể dạy bạn khi còn là một người bình thường thì phải làm sao để trở thành ông chủ.

Nếu bạn có trình độ cao, làm cho một công ty lớn, lương thừa sống và dùng tiền tích lũy được để thành lập một công ty, trong khi vẫn muốn giữ chỗ làm cũ, thì chắc chắn rằng công ty ấy sẽ chẳng đi tới đâu. Thực tế không có công ty nào thành công và trụ vững được theo kiểu này. (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Huy động vốn bằng cách vẽ ra những viễn cảnh tươi đẹp cũng đưa rất nhiều người tới thảm bại. Bắt đầu nhỏ để lớn dần lên không thể áp dụng cho mọi ngành hàng và khó trụ vững trong môi trường cạnh tranh ngày một khốc liệt. Vậy phải làm sao khi chưa có cơ sở tài chính vững chắc cho việc thành lập doanh nghiệp?

Có lẽ đây chính là nguyên nhân khiến những người có gan thì mới có thể làm giàu. Người có gan có thể có hoặc không có đủ những câu trả lời cho các câu hỏi trên nhưng chắc là những câu hỏi về tài chính không đủ mạnh để ngăn họ hành động.

Một trực giác bén nhạy sẽ dẫn dắt người ta trong những bước đầu tiên nhiều hơn rất nhiều những kiến thức chuyên môn sách vở hoặc số tiền mà họ đang có trong tay. Trực giác này đương nhiên không phải là tất cả và cũng sẽ chẳng đi đến đâu nếu không được kết hợp với một phẩm chất rất quan trọng - lòng dũng cảm.

Cái này đôi khi biểu hiện ra ngoài như một thứ "máu liều", điều này cũng khiến nhiều người nhận lầm nguyên nhân thành công của nhiều doanh nhân: "Ấy là do hắn có máu liều và may mắn gặp thời".

Nếu chúng ta chỉ muốn hoặc có khát vọng chứ không phải bị bức trở thành ông chủ thì có lẽ phải chấp nhận một quan điểm: "Thất bại là điều bình thường và cần chuẩn bị đón nhận" vì thực ra, những doanh nghiệp lớn nhất thế giới cũng đã không dưới một lần đứng trước bờ vực phá sản. Bạn có thể tạo vốn cho mình bằng nhiều cách nhưng phải dựa trên một niềm tin rằng thử thách về tiền là do chính mình (chứ không phải hoàn cảnh khách quan) tạo ra và chúng được tạo ra với mục đích là để vượt qua.

Khi người ta nghĩ đến một thương hiệu nào đó, hình ảnh đầu tiên thường chính là logo (biểu trưng). Logo là đòn bẩy hữu hiệu trong việc giới thiệu các sản phẩm, dịch vụ của bạn đến với khách hàng qua các phương tiện thông tin đại chúng.

Nhìn thấy một người mặc áo thun hoặc sơ mi có hình con ngựa nhỏ xíu trên ngực, chúng ta sẽ liên tưởng ngay đến thương hiệu Polo Ralph Lauren. Từ đó cho thấy, biểu trưng ấy đã quá quen thuộc và thương hiệu này được khẳng định. Nó cũng đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển thương hiệu.

Logo là biểu tượng của sáng tạo, tuy nhiên, bạn cũng đừng đưa ra hình ảnh quá lệch pha và phản cảm. Ví dụ: Bạn kinh doanh seafood (đồ ăn biển), không thể lấy logo là chiếc váy.

Vì đây là hình ảnh gắn bó lâu dài với thương hiệu, nên bạn không thể thích trong chốc lát. Sự đam mê và tâm đắc mãnh liệt dồn hết vào logo sẽ làm sáng bừng sức mạnh thương hiệu.

Một biểu trưng cầu kỳ không nói lên điều gì. Hãy đưa ra một hình ảnh đơn giản nhưng ấn tượng và dễ nhớ. Ví dụ, nhãn hiệu Samsung có biểu tượng là hình elip xanh.

Màu sắc phải gây ấn tượng mạnh, luôn giữ được bản gốc. Kích thước của logo có thể dễ dàng phóng to, thu nhỏ. Đặc biết, hãy tạo ra một hình ảnh ấn tượng trong mọi bối cảnh xuất hiện: quảng cáo báo đài, quà khuyến mại, website...

Đừng ngại đưa logo cho bạn bè, người thân xem để họ cho bạn ý kiến. Những phản hồi sẽ giúp bạn sáng suốt nhìn lại tác phẩm “cưng” của thương hiệu.

Một logo đơn giản, có ý nghĩa vẫn hay hơn rườm rà, vô nghĩa. Vì thế, không nên quá lãng phí thời gian và tiền bạc vào việc này.

Nếu bạn không tự tin thiết kế logo, hãy tìm người chuyên nghiệp. Tuy nhiên, bạn nên đưa ra ý tưởng riêng của mình để logo mang đậm phong cách và ấn tượng của bạn.

Nếu như các công ty không thể nắm rõ các hoạt động sáng tạo cụ thể từ đâu tới hoặc chúng là gì thì họ có thể tiến hành một số biện pháp nhằm tăng thêm tần số xuất hiện của những hoạt động sáng tạo này.

Chúng tôi tin rằng 6 yếu tố sau đây sẽ đóng phần quan trọng trong việc đẩy mạnh tính sáng tạo của công ty:

Tính liên kết đảm bảo mọi hoạt động cũng như sự quan tâm của các nhân viên đều hướng tới mục tiêu của công ty.

Qua đó mọi nhân viên đều nhận thức được và hưởng ứng một cách tích cực với các ý tưởng tiềm năng hữu ích. Nếu sự liên kết tương đối kém, công ty vẫn có thể hoạt động được nhưng nó không thể sáng tạo một cách hài hoà được. Vì mơ hồ và khó nắm bắt, tính liên kết hay bị coi nhẹ. Ở chừng mực tính sáng tạo công ty chịu ảnh hưởng thì tác động của sự liên kết không khó khăn gì để nhận ra trừ khi công ty đó có sự liên kết chặt chẽ đến lạ thường lẫn không có sự liên kết.

Một trong các lý do tại sao số liệu về các hoạt động tự đề xướng luôn chiếm ưu thế trong tính sáng tạo của công ty đó là việc nó tạo cơ hội cho các nhân viên được lựa chọn các vấn đề mà họ quan tâm và thấy mình có khả năng giải quyết. Điều này có nghĩa là động cơ thúc đẩy làm việc bên trong của họ sẽ cao hơn rất nhiều khi dự án đã được phác thảo hay người khác giao cho họ.

Các hoạt động này xuất hiện khi thiếu sự ủng hộ chính thức và trực tiếp với mục đích tạo ra một cái gì đó mới mẻ, hữu ích. Khi trong công ty xuất hiện một ý tưởng mới, nó thường bị phản đối.

Hoạt động này sẽ tạo cho ý tưởng một nơi trú ẩn vững chắc để phát triển cho đến khi nó đủ sức thuyết phục và vượt qua mọi sự cản trở.

Nói một cách không chính thức thì các nhân viên được tự do để thử nghiệm, thậm chí cả những thứ vượt xa phạm vi công việc của họ

Tính sáng tạo thường có gắn với việc nhận ra mối liên quan giữa các sự việc trông có vẻ không hề có sự liên quan. Dù sự liên quan này có được nhận thấy hay không thì khả năng phát hiện sự may mắn và bất ngờ đều hiện diện trong mọi hoạt động sáng tạo. Chỉ khi nó được thực sự nắm rõ thì công ty mới có thể hành động để phát huy nó.

Động lực có thể thổi sinh khí mới vào những gì mà một người đã từng làm hay đẩy họ vào những thứ hoàn toàn mới, tuy nhiên việc tiên đoán việc một cá nhân phản ứng như nào trước một động lực cụ thể là bất khả thi. Không chỉ có vậy, có thể động lực này có khả năng kích thích cá nhân này nhưng với người khác, nó là vô nghĩa. Song song với việc tạo ra mọi động lực có thể cho nhân viên của mình, các công ty cũng phải nhận thức một điều rằng - việc này có thể có tác động hạn chế. Việc công ty tạo

Một phần của tài liệu 10 sai lầm lớn nhất của người lãnh đạo (Trang 44)