GIÚP HỌC SINH TỰ KHẲNG ĐỊNH CHÍNH MÌNH QUA CÁCH SỐNG THÀNH THẬT Giáo viên: BÙI THỊ QUYÊN.. Trong giáo dục, nhà giáo cần rèn luyện cho các em biết cách thành thậtvới bản thân để từ đó các
Trang 1GIÚP HỌC SINH TỰ KHẲNG ĐỊNH CHÍNH MÌNH
QUA CÁCH SỐNG THÀNH THẬT
Giáo viên: BÙI THỊ QUYÊN
Đơn vị công tác: THCS Nguyễn Viết Xuân - tp TDM – BD
I TÓM TẮT
Thành thật với chính mình thật không dễ.
Một thực trạng cho thấy, hiện nay, trong xã hội nói chung và giới trẻ nóiriêng thì việc thành thật với chính bản thân mình là điều rất khó Ngày càng cónhiều người trẻ ngộ nhận về giá trị thật sự của bản thân, sa đà vào một cuộcsống ảo tưởng, không nhận biết được mình là ai, cần gì và phải làm gì Điều nàykhông chỉ là rào cản cho sự tiến bộ của bản thân mà còn làm ảnh hưởng tớinhững người xung quanh, lan nhanh thành các trào lưu tiêu cực
Trong giáo dục, nhà giáo cần rèn luyện cho các em biết cách thành thậtvới bản thân để từ đó các em biết sống thật với chính mình và những người xungquanh Mặt khác cũng góp phần hưởng ứng phong trào xây dựng trường họcthân thiện, học sinh tích cực
Do vậy, tôi đưa ra giải pháp là hướng học sinh từng bước khẳng định mìnhqua việc rèn luyện cách sống thành thật trong hoạt động học tập cũng như hoạtđộng giao tiếp hằng ngày; thay vì việc tìm sự khẳng định bản thân không địnhhướng, theo các khuôn mẫu mà các em cho là lý tưởng Từ đó, các em sẽ cónhững bước tiến vững chắc trong học tập cũng như cho tương lai về sau
Nghiên cứu được tiến hành trên 40 học sinh thuộc hai lớp tương đương là8.4 và 8.5 trường THCS Nguyễn Viết Xuân Lớp 8.4 là lớp thực nghiệm và lớp8.5 là lớp đối chứng Lớp thực nghiệm được hướng dẫn cách thức xây dựng vàcủng cố thái độ thành thật của học sinh với chính bản thân mình thông qua hoạtđộng học tập (kiểm tra), hoạt động giao tiếp (lời nói, ứng xử) Sau đó thực hiệnkiểm tra bằng phiếu đánh giá trước và sau tác động đối với hai nhóm tươngđương Qua số liệu điều tra cho thấy: việc giúp học sinh hình thành thái độ thànhthật trong cuộc sống mang lại nhiều lợi ích, giúp các em có thể tự tin khẳng định
Trang 2mình, mạnh dạn thể hiện những suy nghĩ, hành động đúng đắn, phù hợp khitrình bày ý kiến trước mọi người Mặt khác, cũng góp phần xây dựng một thế hệmới thật hơn về bản chất
- Quen bạn khác giới (mối quan hệ yêu đương giữa nam và nữ)
- Thành lập các băng nhóm, bè phái, lên mặt đàn anh, đàn chị, rạch tay…
Trang 3
- Học theo người lớn: sở hữu các tài sản có giá trị, hút thuốc, đến bar,…
- Khoe hình trên facebook, hiển thị các đường nét trưởng thành trên cơ thể
- Sửa soạn quần áo, đầu tóc, điệu bộ theo các ngôi sao lớn: sao Hàn,…
- Nhảy các điệu nhảy theo trào lưu mới: bài hát sexygirl, gangnam style,…
- Ra sức thể hiện mình trước đám đông, che dấu khuyết điểm của bản thân,luôn xem mình là người toàn diện
- Tự tin thể hiện bản thân trước tập thể (trong học tập, giải trí…)
Trang 4
Qua quan sát, tìm hiểu, tôi nhận thấy, học sinh THCS rất phong phú vềcách thức khẳng định bản thân Song, với vai trò của nhà giáo trực tiếp giảngdạy, mỗi giáo viên cần thực hiện tốt các mặt giáo dục khác nhau như vừa đảmbảo lượng kiến thức truyền thụ, vừa có thể giúp các em hình thành các kỹ năngsống, thái độ sống cần thiết
Chính vì vậy, tôi nhận thấy việc hướng các em hình thành thái độ sốngthành thật sẽ mang lại sự thoải mái hơn trong cuộc sống, giúp các em tự tin thểhiện và khắng định mình Từ đó, hình thành một nhân cách tốt - trung thực,thẳng thắn – thành thật ở mỗi học sinh như Bác đã nhắc đến trong điểu 5 của 5điều Bác Hồ dạy: “khiêm tốn, thật thà, dũng cảm”
2 Giải pháp thay thế:
Trao đổi với học sinh về việc chọn lựa cách thức thể hiện bản thân có tácdụng lâu dài – sống thật, tự tin thể hiện bản thân Sống thật với chính mìnhkhông có nghĩa là phá vỡ truyền thống gia đình, hay trở nên lập dị với ngườikhác Sống thật với chính mình nghĩa là chọn một cách sống phù hợp với chínhmình, tin tưởng vào khả năng của bản thân Điều này giúp các em trở nên điềmđạm hơn, vui tươi hơn, và ít căng thẳng hơn Thành thật với chính mình khôngchỉ là một bí quyết để thành công nhưng còn là một cách sống Sự thành thật vớichính mình giúp ta chấp nhận con người mình trong những giới hạn; có cả điều
dở lẫn điều hay Quan trọng hơn, nó còn giúp chúng ta biết chấp nhận ngườikhác
Trang 5Do vậy, nếu học sinh biết thành thật với chính mình ngay từ khi còn ngồitrên nghế nhà trường thì các em sẽ có một tương lai sáng ngời hơn khi biết đánhgiá đúng bản thân và đưa ra quyết định đúng đắn, thiết thực, phù hợp với nănglực.Và có lẽ đấy sẽ là bài học kỹ năng sống lớn nhất mà giáo viên cần trang bịcho học sinh, để các em có thể bước một bước vững chắc vào đời, có được sựtôn trọng và yêu thương của những người xung quanh.
3 Một số công trình nghiên cứu, sáng kiến kinh nghiệm ngần đây nhất.
Bài viết về đặc tính tâm lý lứa tuổi 13 -15 và phương pháp giáo dục trên blogPhillip Trần
(https://picasaweb.google.com/109091095741741821506/TAMLYLUATUOI1315#5773086693229624754)
Đế tài: “giáo dục đạo đức học sinh cá biệt và giảm nguy cơ bỏ học của họcsinh” (giáo viên Lê Văn Niệm)
Đề tài: “một số biện pháp giáo dục đạo đức học sinh ở trường THCS” củathày giáo Nguyễn Ánh Viễn
Có rất nhiều đề tài, công trình nghiên cứu về giáo dục đạo đức học sinh Tuynhiên, chưa có một đề tài nào đề cập cụ thể về việc giáo dục học sinh thể hiệnmình bằng cách sống thành thật Theo tôi, qua thực tế trải nghiệm cuộc sống củabản thân thấy rằng, việc sống thành thật sẽ mang lại nhiều lợi ích như tôi đã đềcập ở trên
4 Vấn đề nghiên cứu:
Việc xây dựng cách sống thành thật có giúp các em tự khẳng định bản thân không?
Giả thuyết nghiên cứu : Việc xây dựng cách sống thành thật có giúp các
em tự khẳng định bản thân hơn trước mọi người
III PHƯƠNG PHÁP
1 Khách thể nghiên cứu:
Trang 6Tôi chọn tiến hành nghiên cứu trên học sinh hai lớp 8 do tôi trực tiếp theodõi, giảng dạy qua hai năm học là 2011 – 2012 và 2012 – 2013 với nhiều néttương đồng về nội dung nghiên cứu như có biểu hiện thiếu trung thực trongkiểm tra và trong giao tiếp hằng ngày, bao che các việc làm chưa đúng, …
Nghiên cứu, đánh giá tác động đối với 40 học sinh thuộc 2 lớp 8.4 và 8.5 (mỗi lớp 20 học sinh) : (kết quả học lực, hạnh kiểm năm học 2011 – 2012)
Trang 7Nhóm đối chứng (20 học sinh lớp 8.5)
TT HỌ và Tên Nữ HL XẾP LOẠI HK
Sau đó thực hiện tác động với nhóm thực nghiệm (lớp 8.4)
Sử dụng lại phiếu điều tra mức độ thành thật của học sinh (phụ lục 3) để khảo sát, đánh giá lại sau tác động với nhóm nghiên cứu.
Nhóm Kiểm tra
trướctác động
Tác động
Kiểm trasautác độngThực nghiệm
(N=20) lớp 8.4 01
Giúp học sinh xây dựng cách sốngthành thật trong kiểm tra và trong 03
Trang 8giao tiếp hằng ngàyĐối chứng
01: Bài kiểm tra trước tác động dành cho lớp thực nghiệm
02: Bài kiểm tra trước tác động dành cho lớp đối chứng
03: Bài kiểm tra sau tác động dành cho lớp thực nghiệm
04: Bài kiểm tra sau tác động dành cho lớp đối chứng
Kết quả kiểm tra, khảo sát sau tác động ở hai lớp có sự khác biệt đáng kể.Lớp 8.4 có sự độc lập hơn khi kiểm tra Điều đó chứng tỏ có sự thay đổi về nhậnthức, các em giảm thiểu tình trạng thiếu trung thực trong kiểm tra, tự tin hơn khibày tỏ ý kiến, trong giao tiếp thể hiện sự thẳng thắn khi góp ý, thành thật nhìnnhận các vấn đề nảy sinh
3 Quy trình nghiên cứu:
Thực hiện kiểm tra, đánh giá trước tác động theo phụ lục 3 với cả hainhóm nghiên cứu
Thực hiện tác động với nhóm thực nghiệm (lớp 8.4) vào hoạt động họctập, hoạt động giao tiếp trong 4 tuần từ 5/11/2012 đến 1/12/2012 của học kì Inăm học 2012 – 2013 (Trong nghiên cứu, tôi hoàn toàn tuân theo kế hoạchgiảng dạy và thời khóa biểu của nhà trường để đảm bảo tính khách quan)
Quan sát học sinh nhóm nghiên cứu trong hoạt động học tập (kiểm tra),hoạt động giao tiếp (lời nói, ứng xử)
Tiếp xúc, trao đổi với học sinh nhóm nghiên cứu về lợi ích của việc thànhthật với bản thân trong kiểm tra, trong giao tiếp hàng ngày với thầy cô, bạn bè,người xung quanh,…
Giáo viên cùng học sinh phân tích: khi không sống thành thật thì mọingười sẽ mất lòng tin vào mình
Trên cơ sở đó, đưa ra câu trả lời nhằm hướng đến việc hình thành thái độđúng đắn: sống thành thật hơn với mình và với mọi người
Giới thiệu các bộ sách hướng dẫn mình sống thật với bản thân như: Bạntài giỏi, tôi cũng thế; Bí quyết để thành công,….(nhằm nêu gương cho học sinh)
Trang 9Khẳng định: dù kết quả của em như thế nào trong quá khứ thì thì cũng có thể cảithiện rất nhanh nếu em thực sự muốn thay đổi Khi có lỗi lầm, những lời trêtrách vừa mang tính phê phán vừa có tính nhắc nhở Nếu em để những lời trêtrách đó kéo chỉ số của lòng tự trọng và tự tin về không thì em đã tự hạ thấp bảnthân của mình
Thường xuyên nhắc nhở, uốn nắn các hành vi chưa tốt như:
+ Hiện tượng quay cóp trong giờ kiểm tra
+ Nghe nhắc bài khi đang được kiểm tra bài cũ
+ Cách thức xử lý các tình huống giao tiếp thường ngày…
Xây dựng thói quen sống thật với chính bản thân với bài học căn bản nhất đó
là giờ nào việc nấy, luôn có sự chuẩn bị kỹ lưỡng trước khi đến lớp, kiểm tra,nói hay ứng xử một tình huống nào đó trong giao tiếp theo nguyên tắc: nghĩtrước khi làm, cẩn trọng vô áy náy
Luôn suy nghĩ, quan tâm đến tâm tư, nguyện vọng của người khác trong khảnăng có thể của bản thân
Từ đó, giúp học sinh giải phóng con người thành công ẩn bên trong qua việcdạy học sinh biết:
+ Kìm chế
+ Tự tin giải quyết vấn để nảy sinh trong cuộc sống
+ Đưa ra những quyết định khôn ngoan trong việc xử lý tình huống.Củng cố thói quen, hình thành hành vi đạo đức
* Tuy nhiên, trong mọi trường hợp thì nên tuân thủ nguyên tắc: mỗi giáo viên
là tấm gương sáng cho học sinh noi theo
3.1 Học tập:
Thường xuyên nhắc nhở học sinh hình thành thói quen tìm hiểu nội dungbài trước khi đến lớp, tự trả lời câu hỏi sách giáo khoa, tham gia tóm tắt nộidung bài mới trước khi đi vào nội dung bài học mới Ví dụ như ở bộ môn sinhhọc 8 tôi đang trực tiếp giảng dạy, với nội dung là tìm hiểu về hệ tiêu hóa (cơ
Trang 10thể người), có thể đặt trước các câu hỏi đầu bài không chỉ là để mở bài mà còn
có thể dùng kiểm tra bài mới như:
+ Em hiểu như thế nào là tiêu hóa?
+ Các bộ phận nào tham gia vào quá trình tiêu hóa thức ăn?
+ Ở miệng, cần diễn ra những hoạt động gì để tiêu hóa thức ăn?
+ Tại sao bao tử còn có tên gọi là dạ dày?
+ Khi thấy một người nhậu xỉn nôn ói, em có nhận xét gì về đặc đểmcủa món”chè thập cẩm” này?
+ Dựa vào tên bài: Hấp thụ và thải phân, hãy nêu dự đoán về ý nghĩacủa hoạt động này đối với cơ thể?
Ngoài ra, cũng có thể đưa hình ảnh liên quan đến nội dung bài để gợi ý.Đan xen việc kết hợp lồng vào bài dạy các câu hỏi nâng dần độ khó, đòi hỏi tưduy cao và có tính chất liên kết, hệ thống kiến thức bằng hình thức treo hoađiểm mười hoặc dạng câu hỏi tương trợ nhằm cuốn hút học sinh không ngừng tựtìm hiểu kiến thức Đến cuối bài thực hiện việc yêu cầu học sinh tóm lược nộidung bài học bằng các câu ngắn ngọn, đầy đủ ý
Khuyến khích học sinh áp dụng tương tự cho các môn học khác Trên cơ
sở đó, giúp các em dễ dàng tập trung vào bài mới và có thêm cơ hội kiểm tralượng kiến thức thu được
3.2 Giao tiếp:
Theo dõi, tác động học sinh qua 4 tiết sinh hoạt lớp chủ nhiệm và 2 tiếtsinh hoạt ngoài giờ lên lớp Theo sát học sinh giờ ra chơi, lao động để tròchuyện và uốn nắn các lời nói, ứng xử chưa đúng Từ đó, hình thành nên thái độsống mới là thành thật với mình và với người
4 Đo lường và thu thập dữ liệu:
Thu thập các thông tin, dữ liệu liên quan đến vấn đề nghiên cứu Cụ thể làtrong quá trình học tập, rèn luyện, kiểm tra đối với bộ môn sinh học đang trực
Trang 11tiếp giảng dạy Thái độ ứng xử trong giờ sinh hoạt lớp chủ nhiệm, giờ hoạt độngngoài giờ lên lớp, giờ ra chơi, thời gian lao động.
4.1 Học tập:
Khi kiểm tra, thực hiện tách rời vị trí học sinh thuộc các nhóm nghiên cứu
ra khỏi vị trí ngồi bình thường trong lớp để đảm bảo tính khách quan
Sử dụng hình thức kiểm tra thường xuyên: miệng, 15 phút để quan sát,đánh giá việc thực hiện thái độ thành thật
Sau thời gian tác động liên tục cho thấy, kết quả học tập môn sinh học củacác em được cải thiện đáng kể:
HỌC SINH NHÓM
15 PHÚT
Trang 12Thực hiện kiểm tra sau tác động cũng bằng phụ lục 3 (có mục tiêu và nộidung câu hỏi giống nhau) nhằm đánh giá kết quả tác động đối với nhóm thựcnghiệm (lớp 8.4).
Phân loại bài kiểm tra để xây dựng thang đo thái độ thành thật của họcsinh
Tôi kiểm chứng độ tin cậy bằng cách sử dụng hệ số tương quan chẵn – lẻ
và phương pháp Spearman-Brown được kết quả như sau:
+ Hệ số tương quan chẵn – lẻ: rhh = 0.78979
+ Độ tin cậy Spearman-Brown: rsB = 0.882539 > 0.7 dữ liệu đáng tin cậy
IV PHÂN TÍCH DỮ LIỆU VÀ KẾT QUẢ
1 Phân tích dữ liệu:
Khảo sát trước và sau tác động:
Trang 13BẢNG SO SÁNH MỨC ĐỘ THÀNH THẬT CỦA HỌC SINH
Câu hỏi
Nhóm thực nghiệm (lớp 8.4)
Nhóm đối chứng (lớp 8.5)Trước
tácđộng
Sautácđộng
Trướctácđộng
Sautácđộng
1 Có bao giờ em dành thời gian để suy
nghĩ về việc có nên sống thành thật chưa?
3 Em có thường xuyên thể hiện sự thành
thật trong cuộc sống không?
4 Nếu phát hiện bạn chơi với mình có biểu
hiện gian dối, không trung thực trong tình
bạn, em cảm thấy thế nào?
A Cảm thấy điều đó là bình thường 6 4 11 9
B Thấy tức giận như bị bạn phản bội 12 7 8 9
C Điềm tĩnh xem lại giữa mình và bạn liệu
có vấn đề gì không?
5 Tâm trạng em như thế nào khi tiếp xúc
với thầy cô, bạn bè, người thân lúc đang
phải che dấu một bí mật như: điểm kém,
nói dối một điều gì đó, ….?
Trang 14và những người xung quanh, bình tĩnh phân tích, đánh giá vấn đề giúp học sinh
có thể khẳng định bản thân theo hướng tích cực Từ sự chuyển biến này sẽ tạođộng lực cho các em tiếp tục tự khẳng định bản thân mình, giảm dần việc thiếutrung thực trong kiểm tra, thi cử, trong giao tiếp ứng xử
2 Bàn luận kết quả:
Qua nghiên cứu, tìm hiểu cho thấy: để sống thành thật với bản thân làđiều có thể thực hiện được Song, đối với học sinh THCS - đặc điểm lứa tuổiđầy phức tạp với sự chuyển giao trong suy nghĩ giữa trẻ em và người lớn, các
em luôn tìm cách tự khẳng định mình trước mọi người, nhất là trước bạn bècùng trang lứa; các em rất cần sự quan tâm có chừng mực từ phía cha mẹ, thầycô
Từ sự quan tâm đó, các em sẽ dần học được các kỹ năng sống cơ bản nhất
đủ để miễn dịch với các tác nhân gây hại xuất phát từ môi trường tiếp xúc.Hướng các em biết khẳng định bản thân một cách đúng đắn trong từng giai đoạnphát triển Mặt khác đưa lại nguồn thông tin ngược báo cáo đánh giá mức độ.Tránh sự che dấu dẫn đến lỗi lầm không đáng có như việc học sinh đi tìm sựkhẳng định mình qua việc có nhiều bồ, trở thành game thủ xưng bá võ lâm trêninternet, …
Khi các em học được cách sống thành thật với chính mình thì sẽ khôngđưa ra những quyết định quá viễn vông, luôn sống tốt ngày hôm nay để ngàyhôm qua trở thành giấc mộng đẹp và ngày mai trở thành tương lai tốt cần vươntới
V KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
Trang 151 Kết luận:
Việc hình thành được thái độ sống thành thật có giúp các em biết tựkhẳng định mình một cách đúng đắn Tránh cách khẳng định mình chạy theo xuthế xấu, lệch lạc, đuổi theo các hình tượng lấp lánh ánh đèn, xa rời thực tế,…
2 Kiến nghị:
Trong giáo dục, nhà giáo dục cần quan tâm sâu sát hơn đến việc hìnhthành thái độ sống thành thật với bản thân cho học sinh bên cạnh việc dạy kiếnthức mới
Mỗi giáo viên cần phải:
+ Vào vai một diễn viên đa tài: vừa là người đi trước giàu kinhnghiệm, vừa là người truyền thụ kiến thức Mặt khác, lại phải là người bạn cóthể lắng nghe, chia sẻ, cùng chơi, cùng học, cùng khẳng định giá trị với các em.Tìm được tia sáng trong tâm hồn các em, kích thích chúng bùng cháy trong conngười, tạo động lực giúp các em vượt qua thử thách
+ Luôn biết động viên, khích lệ
+ Khéo léo, tế nhị, thẳng thắn trong việc tự phê binh và phê bình đểhọc sinh noi theo
+ Xây dựng và phối hợp tốt tác động của mối quan hệ giữa gia đình –nhà trường – xã hội
VI TÀI LIỆU THAM KHẢO
Các tư liệu tham khảo trên báo, mạng internet
Bộ sách bạn tài giỏi, tôi cũng thế
Bí quyết để thành công
Tài liệu: “tư vấn tâm lý học đường” của trường đại học giáo dục Hà Nội.Tài liệu tập huấn về tổ chức hoạt động nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng cho trường trung học cơ sở