1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Tiểu luận môn Quan hệ công chúng CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM

27 652 1

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 143,74 KB

Nội dung

Như vậy, để có thươnghiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thànhsau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì chất lượng của hàng

Trang 1

TRƯỜNG ĐẠI HỌC NGOẠI THƯƠNG

KHOA SAU ĐẠI HỌC

- -Môn: Quan hệ công chúng

Đề tài:

CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM

Giảng viên hướng dẫn : PGS.TS Đỗ Thị Loan Sinh viên thực hiện : Lê Thị Hồng Vân

Hà Nội – 10/ 2014

MỞ ĐẦU

Trang 2

1 Sự cần thiết của đề tài

Ngân hàng được biết đến như là một định chế tài chính với hoạt động tiền thân là làmđại lý thanh toán, nhận, giữ hộ và cho vay Cho tới nay, chúng vẫn được xem là những hoạtđộng xương sống ngân hàng Điều đó có nghĩa là một ngân hàng chỉ có thể hoạt động đượcnếu như có những khách hàng tin tưởng gửi tiền vào các ngân hàng và tạo lập các quan hệgiao dịch

Từ đó người ta đặt ra một câu hỏi là tại sao khách hàng lại chọn ngân hàng này màkhông chọn ngân hàng kia để gửi tiền và đặt quan hệ giao dịch? Câu trả lời ở đây chính làthương hiệu sẽ quyết định sự lựa chọn Một thương hiệu ngân hàng tốt là một thương hiệu

có uy tín, được sự tin cậy của nhóm khách hàng mục tiêu

Thực tế đã chứng minh rằng thương hiệu tốt sẽ là bảo bối bất ly thân của các tổ chứchoạt động trong lĩnh vực cung cấp dịch vụ tài chính Đây là một trong những khía cạnhquan trọng trong công tác quan hệ công chúng của các doanh nghiệp nói chung và lĩnh vựcngân hàng nói riêng Đặc biệt khi thị trường tài chính phát triển và cạnh tranh khốc liệt nhưhiện nay thì thương hiệu sẽ là nhân tố mang tính quyết định trong việc lựa chọn ngân hàng

để gắn bó đối với bất kỳ một cá nhân, tổ chức nào trong nền kinh tế Như vậy, để có thươnghiệu tốt, không phải chỉ ngày một ngày hai đạt được mà thương hiệu chỉ được hình thànhsau một thời gian trải nghiệm nhất định về tất cả những gì (chất lượng của hàng hóa, dịch

vụ, tiềm lực tài chính,…) mà một ngân hàng hứa hẹn với thị trường

Xuất phát từ thực tế đó, bài tiểu luận sẽ trình bày về “CHIẾN LƯỢC THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM”.

Trang 3

CHƯƠNG 1:CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ THƯƠNG HIỆU NGÂN HÀNG VÀ

CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA

NGÂN HÀNG 1.1 Khái quát chung về thương hiệu

Theo quan niệm cũ của hiệp hội Marketing Hoa Kì, “Thương hiệu là một cái tên, một từ ngữ, một dấu hiệu, một biểu tượng, một hình vẽ hay tổng hợp tất cả các yếu tố kể trên nhằm xác định các sản phẩm hay dịch vụ của một (hay một nhóm) người bán và phân biệt các sản phẩm (dịch vụ) đó với các đối thử cạnh tranh” Theo định nghĩa này, ta thấy

thương hiệu mang tính hữu hình, vật chất và thật khó để phân biệt thương hiệu với nhãnhiệu

Trích bài “Giá trị thương hiệu là gì” của tác giả Kevin Keller, thương hiệu được định nghĩa rộng hơn Thương hiệu là “một tập hợp những liên tưởng trong tâm trí người tiêu dùng, làm tăng giá trị nhận thức của một sản phẩm hoặc dịch vụ” Những liên kết này phải

độc đáo (sự khác biệt), mạnh (nổi bật) và tích cực (đáng mong muốn) Một thương hiệu làmột sản phẩm, được thêm vào những yếu tố để phân biệt nó với những sản phẩm khác đượcthiết kế để thỏa mãn cùng một nhu cầu

Định nghĩa này nhấn mạnh đến đặc tính vô hình của thương hiệu - yếu tố quan trọng

đem lại giá trị cho tổ chức Theo đó thì nội hàm của thương hiệu là đối tượng rộng Nó cóthể là nhãn hiệu hàng hóa, cũng có thể bao hàm các yếu tố khác nhau của sở hữu trí tuệ.Thuật ngữ thương hiệu dùng không chỉ đơn thuần là chỉ các dấu hiệu phân biệt hàng hóa,dịch vụ mà cao hơn nhiều đó là hình ảnh về hàng hóa hoặc hình tượng về doanh nghiệptrong tâm trí của khách hàng, nó gắn liền với chất lượng hàng hóa và phong cách kinhdoanh, phục vụ của doanh nghiệp Keller coi sản phẩm là yếu tố cốt lõi của thương hiệu.Một thương hiệu thành công luôn đi đôi với một sản phẩm thành công

Mỗi thương hiệu muốn có khách hàng phải chiếm lĩnh được một vị trí nhất địnhtrong nhận thức của họ Hay nói theo một cách khác, các thương hiệu cạnh tranh với nhaukhông phải trên thị trường mà là trong nhận thức của người tiêu dùng

Trang 4

1.2 Thương hiệu Ngân hàng Thương Mại

1.2.1 Khái niệm thương hiệu ngân hàng.

Ngân hàng cũng là một doanh nghiệp, sản phẩm và dịch vụ ngân hàng là những tiệních của chính ngân hàng cung ứng cho khách hàng trong môi trường có cạnh tranh giữa các

tổ chức tín dụng cho nên khái niệm về thương hiệu ngân hàng cũng có thể được hiểu nhưsau:

Thương hiệu ngân hàng chính là tên giao dịch của ngân hàng đó, được gắn liền với

uy tín, chất lượng dịch vụ tài chính, tạo hình ảnh gây dấu ấn sâu đậm với khách hàng vàphân biệt với các ngân hàng khác

Nói cách khác, thương hiệu của một ngân hàng chính là nhận thức của khách hàng vềngân hàng Khách hàng có thể không cần biết ý nghĩa của một tên gọi, một biểu tượng củamột ngân hàng nào đó nhưng nếu khi họ có nhu cầu về tài chính và họ đến ngân hàng mộtcách vô thức thì ngân hàng đó đã xây dựng được cho mình một thương hiệu vững chắctrong tâm trí khách hàng

1.2.2 Đặc điểm của thương hiệu Ngân hàng.

Thương hiệu là yếu tố đầu tiên và quan trọng nhất tạo nên khả năng nhận biết, gợinhớ, phân biệt và định hướng cho khách hàng sử dụng sản phẩm, dịch vụ Tuy nhiên,thương hiệu ngân hàng có những đặc điểm cơ bản sau:

+ Là loại sản phẩm vô hình, giá trị của nó được hình thành do sự đầu tư vào chấtlượng sản phẩm và các phương tiện quảng cáo

Hầu hết các ngân hàng đều hoạt động trong các lĩnh vực giống nhau như huy độngvốn, tín dụng, dịch vụ thanh toán, chuyển tiền, Điều các ngân hàng hơn nhau chính là chấtlượng sản phẩm, dịch vụ cung ứng cho khách hàng Chính chất lượng sản phẩm dịch vụ mớitạo nên thương hiệu cho mỗi ngân hàng Mặt khác, thông qua các phương tiện quảng cáo,khách hàng mới biết đến ngân hàng, các loại sản phẩm dịch vụ mà ngân hàng cung cấp Dovậy, đầu tư nâng cao chất lượng sản phẩm cũng như các phương tiện quảng cáo chính làbước đầu tiên để nâng cao giá trị thương hiệu trong lòng khách hàng

+ Thương hiệu là tài sản của ngân hàng nhưng lại nằm ngoài phạm vi của ngân hàng

và tồn tại trong tâm trí khách hàng

Trang 5

Bất kỳ một ngân hàng khi xây dựng thương hiệu đều sử dụng mọi biện pháp nhằmquảng bá thương hiệu đến với khách hàng, tạo sự nhận biết và đọng lại trong tâm trí kháchhàng Tuy nhiên, khách hàng có ưa thích và lựa chọn thương hiệu đó hay không nằm ngoàiphạm vi của ngân hàng mà do sự cảm nhận, đánh giá của mỗi khách hàng về thương hiệucủa ngân hàng so với thương hiệu của các đối thủ cạnh tranh.

+ Thương hiệu ngân hàng được hình thành dần dần qua thời gian nhờ nhận thức củakhách hàng khi họ sử dụng sản phẩm của ngân hàng và quá trình tiếp nhận thông tin về sảnphẩm dịch vụ

Nói đến thương hiệu là nói đến tài sản vô hình, nhưng nó là tài sản vô cùng quý giá vàkhông thể đánh giá trong một sớm một chiều Khi ngân hàng cung cấp các thông tin về sảnphẩm, dịch vụ một cách chi tiết, dễ hiểu và khách hàng được trực tiếp sử dụng sản phẩm, dịch

vụ đó thì họ mới có sự trải nghiệm và đánh giá Nếu khách hàng cảm nhận là tốt, thì họ sẽnhớ đến ngân hàng và dần dần, thương hiệu của ngân hàng hình thành trong tâm trí kháchhàng

+ Thương hiệu ngân hàng là tài sản có giá trị về tiềm năng nhưng không bị mất đicùng với sự thua lỗ của ngân hàng

Như vậy, thương hiệu là một phương tiện để các NHTM mài giũa hình ảnh của chínhmình và làm lu mờ đối thủ cạnh tranh khác Một khi đã có thương hiệu mạnh thì sẽ mở ratiềm năng lớn về cơ hội chuyển nhượng thương hiệu cũng như giúp NHTM thành côngtrong việc đưa ra sản phẩm mới, đồng thời mở rộng thị trường trong và ngoài nước

( http://brand.hoo.vn/thuong-hieu-ngan-hang-la-gi.xml )

1.2.3 Vai trò của thương hiệu Ngân hàng.

Thương hiệu của ngân hàng có ảnh hưởng lớn đến tình hình hoạt động kinh doanhcủa ngân hàng hơn là các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm hàng hóa hay một số ngành dịch

vụ khác

Một thương hiệu ngân hàng mạnh có tác dụng :

Thứ nhất , thương hiệu giúp ngân hàng có thêm nhiều khách hàng Như đã phân tích

ở phần đặc thù sản phẩm của ngân hàng, do tính vô hình của dịch vụ ngân hàng, khách hàngthường dựa vào danh tiếng, uy tín của ngân hàng để đưa ra quyết định sử dụng dịch vụ Với

Trang 6

một ngân hàng có năng lực tài chính hùng mạnh, khách hàng thường yên tâm hơn khi gửitiền vào vì họ tin tưởng số tiền của mình sẽ an toàn, khách hàng vay tiền sẽ yên tâm hơn vì

họ tin rằng ngân hàng đó có thể tài trợ cho họ những khoản vay lớn và sẽ không bị ngânhàng đòi lại khoản vay trước hạn, khách hàng chuyển tiền, thanh toán quốc tế…

Thứ hai là giúp ngân hàng giảm thiểu các rủi ro về thanh khoản Rủi ro thanh khoản

thường xảy ra khi các ngân hàng phải đối mặt với tình trạng khách hàng rút tiền đồng loạt

do những biểu hiện xấu về tình hình tài chính hoặc những tin đồn thất thiệt Một ngân hàng

có thương hiệu mạnh đồng nghĩa với việc họ đã gây dựng được vị thế vững chắc và sự tintưởng của khách hàng Do đó, khả năng gặp rủi ro về thanh khoản của các ngân hàng này sẽgiảm đi đáng kể

Thứ ba, thương hiệu giúp ngân hàng giảm sự lãng phí nguồn lực Một ngân hàng có

thương hiệu mạnh và bền vững sẽ có lượng khách hàng đông đảo và ổn định, ít chịu tácđộng bởi những biến cố của môi trường xung quanh hơn, do đó nguồn lực sẽ được sử dụngvới hiệu suất cao hơn, giảm thiểu tình trạng lãng phí nguồn lực của ngân hàng

Thứ tư, giúp ngân hàng đứng vững trước những biến động của môi trường kinh

doanh Những thay đổi trong chính sách tài khóa tiền tệ, những biến động về tình hình kinh

tế của đất nước sẽ tác động trước hết là đến tình hình kinh doanh của các ngân hàng bởingân hàng chính là thủ quỹ của nền kinh tế, sau đó mới đến các doanh nghiệp khác Tuynhiên các ngân hàng có thương hiệu mạnh, bền vững sẽ bị ảnh hưởng ít hơn, đảm bảo sự ổnđịnh trong hoạt động và phát triển

Thứ năm, giúp ngân hàng thu hút nhân tài từ đó cải thiện trình độ năng lực chung.

Nhân tài thường mong muốn được làm việc trong một ngân hàng danh tiếng, môi trườngchuyên nghiệp, mức lương cao… Đặc biệt trong ngành ngân hàng, yếu tố con người quantrọng hơn nhiều so với các ngành khác Vì vậy đây là một lợi thế không hề nhỏ của nhữngthương hiệu ngân hàng mạnh

Tóm lại, thương hiệu mạnh là một lợi thế cạnh tranh lớn cho ngân hàng, giúp ngânhàng đối phó với những biến động thị trường, biến động chính sách và đối phó với các đốithủ cạnh tranh

Trang 7

1.2.4 Những yếu tố ảnh hưởng đến chiến lược thương hiệu của ngân hàng.

1.2.4.1 Yếu tố chủ quan.

a Triết lý, văn hóa kinh doanh.

Triết lý kinh doanh là tư tưởng chủ đạo cơ bản của mỗi doanh nghiệp dẫn dắt toàn bộhoạt động của doanh nghiệp để bảo đảm doanh nghiệp kinh doanh có hiệu quả, phát triển vàtrường tồn Doanh nghiệp có thể thay đổi rất nhiều kế hoạch, chiến thuật, chính sách khácnhau thậm chí là cả chiến lược trong dài hạn Tuy nhiên triết lý kinh doanh là thứ còn lạiduy nhất khi tất cả những thứ khác đã thay đổi Vì vậy, CLTH cần phải tuân theo đúng triết

lý kinh doanh của doanh nghiệp để đảm bảo có sự thống nhất và cộng hưởng lẫn nhau

b Mục tiêu, kế hoạch kinh doanh.

CLTH là một bộ phận của chiến lược kinh doanh Do đó mà CLTH tất yếu chịu ảnhhưởng từ mục tiêu và kế hoạch kinh doanh tổng thể của doanh nghiệp Những mục tiêu vàphương hướng của kế hoạch kinh doanh sẽ là căn cứ để phát triển CLTH Bởi lẽ phát triểnthương hiệu cũng là một công cụ để thực hiện các mục tiêu kinh doanh

c Năng lực hiện tại của ngân hàng.

Các ngân hàng xây dựng CLTH không chỉ căn cứ trên những tham vọng của mình

mà còn phải căn cứ trên năng lực hiện có của ngân hàng Xuất phát điểm đó sẽ quyết địnhxem mục tiêu mà CLTH đặt ra có hợp lý, có khả thi hay không Với những nguồn lực hiện

có thì lộ trình mà CLTH đề ra có thể thực hiện được không…

d Đặc điểm khách hàng của ngân hàng.

Không phải ngân hàng nào cũng thay đổi chiến lược định vị, thay đổi thị trường mụctiêu Và lại càng không có ngân hàng nào vứt bỏ toàn bộ thị trường truyền thống mình đang

có để phát triển sang một thị trường hoàn toàn mới Bất cứ CLTH nào cũng cần phải giữchân khách hàng cũ Vì vậy nó phụ thuộc rất nhiều vào đặc điểm khách hàng của ngân hàng

1.2.4.2 Yếu tố khách quan.

a Chính sách vĩ mô của chính phủ.

Ngân hàng là thủ quỹ của nền kinh tế, là công cụ để Chính phủ điều tiết nền kinh tế.Bởi vậy hoạt động của các ngân hàng chịu tác động đầu tiên và mạnh mẽ nhất từ các chínhsách vĩ mô của chính phủ, đặc biệt là các chính sách tài khóa, tiền tệ Khi chính phủ thi hànhchính sách tài khóa thắt chặt, đồng nghĩa với việc các ngân hàng sẽ phải giảm dư nợ, tăng

Trang 8

dự trữ bắt buộc, tăng lãi suất… và ngược lại Một CLTH của ngân hàng cần phải tiên liệutrước những biến động về chính sách vĩ mô của chính phủ trong dài hạn, trên cơ sở đó xâydựng chiến lược phù hợp với đường lối, chính sách của chính phủ

b Xu hướng phát triển chung của toàn ngành.

Sự phát triển chung của toàn ngành có tác động lớn đến sự phát triển của mỗi doanhnghiệp, đặc biệt trong ngành ngân hàng thì sự tác động này càng mạnh Trong khi xu hướngphát triển chung của ngành là hướng tới đơn giản hóa về thủ tục, quy trình nghiệp vụ thìmột ngân hàng không thể đưa ra một chiến lược thắt chặt về quy trình xét duyệt thủ tục vay.Khi các mặt bằng lãi suất chung của các ngân hàng giảm thì một ngân hàng không thể độtngột tăng mức lãi suất lên cao Hay nhận thấy khả năng suy thoái hoặc phát triển nhảy vọtcủa toàn ngành trong tương lai, ngân hàng phải có những CLTH thích hợp

c Mức độ cạnh tranh hiện tại và tương lai.

Trong chiến lược của mình, các ngân hàng cần quan tâm đến mức độ cạnh tranh củathị trường Ngân hàng cần thu thập thông tin để đánh giá năng lực cạnh tranh của các đốithủ cạnh tranh hiện có, từ đó xác định mức độ cạnh tranh trên thị trường, và xác định đượccho mình lợi thế cạnh tranh thích hợp, lựa chọn những phân khúc thị trường có nhiều thuậnlợi Không chỉ có vậy, khả năng sao chép sản phẩm dịch vụ trong ngành ngân hàng rấtnhanh, các ngân hàng lại không được giữ bản quyền về các dịch vụ sản phẩm nên càng phảichú ý đến yếu tố cạnh tranh và khả năng sản phẩm của mình bị sao chép

d Các yếu tố về văn hóa, xã hội, dân số, địa lý…

Để đo lường cầu thị trường trong dài hạn, ngân hàng cần căn cứ trên những biếnđộng về dân số, tỉ lệ dân số theo độ tuổi, theo giới, theo địa lý… hay những thay đổi trongnhận thức cũng như tư tưởng, hành vi tiêu dùng của thị trường trong dài hạn để căn cứ vào

đó, phân khúc và lựa chọn được thị trường tiềm năng Ví dụ nhiều ngân hàng nhận thấy dân

số Việt Nam là dân số trẻ, độ tuổi từ 22-35 là độ tuổi rất nhanh chóng tiếp thu được nhữngcông nghệ mới, lối sống mới và cởi mở với những loại hình dịch vụ ngân hàng, do đó họ đãlựa chọn tập trung khai thác nhóm thị trường này…

Trang 9

CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CHIẾN LƯỢC XÂY DỰNG THƯƠNG HIỆU CỦA NGÂN HÀNG VIỆT NAM THỊNH VƯỢNG HIỆN NAY 2.1 Tổng quan về Ngân hàng Việt Nam Thịnh Vượng.

Ngân Hàng Việt Nam Thịnh Vượng (tiền thân là Ngân hàng Thương mại Cổ phầncác Doanh nghiệp Ngoài quốc doanh Việt Nam (VPBANK) được thành lập theo Giấy phéphoạt động số 0042/NH-GP của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam cấp ngày 12tháng 8 năm 1993 với thời gian hoạt động 99 năm

Trụ sở chính: Số 8 Lê Thái Tổ, Quận Hoàn Kiếm, Hà Nội

ra gần 160 điểm giao dịch trên toàn quốc

Các sự kiện đáng chú ý năm 2010

13/7/2010 Khai trương PGD Xuân La, Hà Nội

23/7/2010 Khai trương PGD Yên Hòa, Hà Nội

Trang 10

27/7/2010 Thống đốc NHNN chấp thuận cho VPBank đổi tên thành Ngân Hàng Việt

Nam Thịnh Vượng

30/7/2010 Khai trương PGD Cửa Đông, Nghệ An

12/8/2010 VPBank chính thức sử dụng thương hiệu mới

2.1.2 Sản phẩm dịch vụ của ngân hàng

Kể từ khi thành lập, VPBank đang từng bước đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ củangân hàng, cố gắng đáp ứng mọi nhu cầu của khách hàng trong và ngoài nước Có thể kểđến một số sản phẩm dịch vụ cơ bản sau :

- Huy động vốn (nhận tiền gửi của khách hàng) bằng VNĐ, ngoại tệ và vàng

- Sử dụng vốn ( cung cấp tín dụng, hùn vốn, liên doanh) bằng VNĐ và ngoại tệ

- Các dịch vụ trung gian (thực hiện thanh toán trong và ngoài nước, thực hiện dịch vụngân quỹ, chuyển tiền kiều hối và chuyển tiền nhanh qua ngân hàng

- Kinh doanh ngoại tệ

- Phát hành và thanh toán thẻ tín dụng, thẻ ghi nợ

2.2 Hoạt động Quan hệ công chúng của Ngân hàng.

Đa dạng hóa các loại hình dịch vụ

Ngân hàng VPBank đã thực hiện khá thành công chương trình đa dạng hoá sản phẩm

và các sản phẩm dịch vụ của VPBank đều hướng đến mục tiêu đảm bảo lợi ích và đáp ứngtối đa nhu cầu của người tiêu dùng VPBank được xem là ngân hàng khá năng động trongviệc đưa ra các sản phẩm huy động vốn độc đáo, hấp dẫn, đánh trúng tâm lý người dân Haisản phẩm được coi là sản phẩm đặc trưng của VPBank là gửi tiết kiệm VNĐ được bù đắptrượt giá USD và gửi tiết kiệm VNĐ đảm bảo bằng USD Hai sản phẩm này nhằm giải toảtâm lý khách hàng lo ngại VNĐ mất giá, đồng thời tạo cho khách hàng sự yên tâm khi giữtiền VNĐ ngay cả khi tỉ giá USD/VNĐ biến động mà vẫn đảm bảo lợi ích cho người gửitiền Vì thế nó rất được người dân ủng hộ Bên cạnh đó là hệ thống thẻ thanh toán, phonebanking, internet banking… và máy ATM công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu ngày càng khắtkhe của mọi đối tượng khách hàng sử dụng dịch vụ của ngân hàng

Trang 11

Công nghệ

VPBank đang áp dụng công nghệ tiên tiến nhất thế giới cho các sản phẩm thẻ củamình Là ngân hàng đi sau trong việc phát hành thẻ nhưng VPBank lại là ngân hàng dẫn đầutrong việc ứng dụng công nghệ hiện đại để mã hoá bảo mật thông tin chủ thẻ Tại Việt Nam,VPBank hiện là ngân hàng đầu tiên ứng dụng công nghệ thẻ chip tiêu chuẩn EMV cho cácsản phẩm thẻ thanh toán quốc tế

Văn hóa doanh nghiệp

Cho đến ngày hôm nay, VPBank đã hiện diện ở hầu khắp các tỉnh thành phố lớntrong cả nước, các sản phẩm, dịch vụ của VPBank đang ngày càng phong phú, đa dạng.Bằng mọi cách thức tiếp cận, VPBank đã đến được gần hơn với người dân, các doanhnghiệp, các tổ chức , và trở thành người bạn thân thiết, một địa chỉ tin cậy của cá nhân, củadoanh nghiệp khi có nhu cầu sử dụng các dịch vụ ngân hàng

Đạt được những kết quả đáng khích lệ nêu trên là nhờ VPBank có một tập thể Banlãnh đạo, Hội đồng Quản trị và cán bộ nhận viên đoàn kết, một lòng phấn đấu và cống hiến

vì sự phát triển của VPBank; Quan trọng hơn, VPBank nhận được sự ủng hộ của NHNN

TW và NHNN chi nhánh các tỉnh thành phố, của các cơ quan ban ngành hữu quan, củađông đảo cổ đông ở khắp ba miền đất nước và đặc biệt là của khách hàng thuộc mọi thànhphần kinh tế, mọi tầng lớp dân cư trong và ngoài nước

Có rất nhiều con người tài năng gắn bó lâu dài với VPBank cho đến tận thời điểmhiện nay, những con người đồng tâm, góp sức giúp VPBank “vượt cạn” thành công tronggiai đọan khủng hoảng, đã tâm sự rằng: nguyên nhân để họ không bỏ VPBank trong thời kỳkhó khăn tưởng chừng không vực dậy nổi, có 1 phần lớn chính là niềm tin vào ban lãnh đạongân hàng - những con người có lúc chỉ có thể dùng lời nói từ trái tim để thuyết phục nhânviên tin vào sự hồi sinh của ngân hàng, tin vào môi trường làm việc của VPBank trongtương lai

Một nhân tố khác rất quan trọng và không thể thiếu khi nói đến sự tạo dựng môitrường làm việc của VPBank như hiện nay chính là đôi ngũ nhân viên Số lượng nhân viêncủa VPBank trên toàn hệ thống tính đến nay là trên 3000 người, trong đó phần lớn là cáccán bộ nhân viên có trình độ đại học và trên đại học (chiếm 80%) Dù là nhân viên mới hay

Trang 12

cũ, đi đâu trong khắp ngân hàng mọi nguời đều có thể bắt gặp những khuôn mặt rất tươi tắn,cởi mở, phong cách năng động và đầy nhiệt tình cống hiến Môi trường VPBank, văn hoáVPBank đã và đang góp phần không nhỏ trong việc giữ lại cho ngân hàng những con ngườitài năng và chủ chốt.

Liên kết, hợp tác với các tổ chức trong và ngoài nước

VPBank chọn OCBC là đối tác chiến lược của mình trong phương hướng phát triểnthời gian tới Trở thành cổ đông chiến lược của VPBank, OCBC sẽ hỗ trợ VPBank về mặt

kỹ thuật, công nghệ, đào tạo quản trị rủi ro và công nghệ thông tin… Ngân hàng này sẽ giúpVPBank mở rộng hợp tác với ngân hàng nước ngoài, nhanh chóng tiếp cận công nghệ hiệnđại Đây sẽ là môi trường tốt cho cán bộ điều hành của VPBank bắt nhịp được với côngnghệ quản trị ngân hàng tiên tiến trên thế giới, giúp VPBank nhanh chóng nâng cao nănglực cạnh tranh khi hội nhập

VPBank được các thành viên của “Sàn giao dịch vàng SJC” uỷ quyền là đơn vị lưu

ký và ngân hàng thanh toán của sàn VPBank hội tụ tất cả những điều kiện tốt nhất để hỗ trợcho hoạt động giao dịch của sàn Vì vậy, VPBank sẽ có thêm 1 lượng khách hàng mới lànhững nhà đầu tư vàng chuyên nghiệp

2.3 Đánh giá thực trạng chiến lược thương hiệu của Ngân hàng Việt Nam ThịnhVượng thông qua mô hình SWOT

2.3.1 Mô hình SWOT.

- VPBank có nền tảng thương hiệu

tốt dựa trên tiềm lực tài chính hùng

hậu ( tài sản, vốn lớn xếp thứ 2 toàn

ngành) và tốc độ tăng trưởng ổn định

và bền vững, lợi nhuận liên tục tăng

ngay cả trong thời kỳ khủng hoảng,

có hệ số an toàn vốn cao

- VPBank có mạng lưới phân phối

thương hiệu rộng khắp ( chỉ sau

- VPBank chưa xác định và chuẩn hóacác nền tảng thương hiệu Công tácđịnh vị thương hiệu chưa được triểnkhai tốt, chưa có bản sắc thương hiệu,

Bộ nhận diện thương hiệu củaVPBank thiếu trẻ trung và hiện đại vàthiếu thống nhất trên toàn hệ thống

- VPBank xây dựng và phát triểnthương hiệu còn thiếu quy hoạch và

Trang 13

Vietinbank và Agribank)

- Thương hiệu VPBank có thâm niên

trong ngành Ngân hàng, đã tồn tại rất

lâu và có truyền thống

- Thương hiệu có uy tín lớn đối với

toàn ngành, với khách hàng doanh

nghiệp và với các cơ quan, ban

ngành, chính phủ

- Thương hiệu VPBank đã được đăng

ký bảo hộ

- Thương hiệu VPBank được báo

giới và công chúng biết đến như là

một “Mạnh Thường Quân” trong

công tác từ thiện, đúng với châm

ngôn của” chia sẻ” của VPBank

- VPBank đã khẳng định vị thế dẫn

đầu bằng những biểu hiện của Ngân

hàng trong thời kỳ khủng hoảng

2009

đồng bộ VPBank chưa có chiến lượcphát triển thương hiệu, các kế hoạchphát triển thương hiệu được xây dựngthiếu cơ sở định lượng

- Công tác quảng bá thương hiệu chưatoàn diện, chưa khai thác tốt nhiềukênh quảng bá, sử dụng các công cụcòn thiên lệch về PR, đánh giá cáchoạt động XD&PT TH còn nhiều hạnchế,

- Tác phong phục vụ của nhân viêncòn chưa chuyên nghiệp, thái độ phục

vụ chưa mấy niềm nở

- Công nghệ ngân hàng của VPBankvẫn còn lạc hậu so với các ngân hàngkhác Các dịch vụ ngân hàng hiện đạinhư:Ebanking,SMSbanking,Phonebanking,Homebanking… còn chưa đượcđẩy mạnh

- VPBank chưa có uy tín đối với lĩnhvực bán lẻ, thậm chí còn bị thành kiến

về tác phong làm việc và chất lượngphục vụ trì trệ cửa quyền Thị phần tàikhoản cá nhân và thẻ của VPBank cònthấp, mức độ nhận biết thương hiệuđối với mảng bán lẻ còn kém

Ngày đăng: 25/02/2015, 11:17

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w