2.2.1 Nội dung, kết cấu tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam.

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam (Trang 27)

THỰC TRẠNG HIỆU QUẢ SỬ DỤNG TÀI SẢN NGẮN HẠN TẠI CÔNG TY TNHH NIPPON CONVEYOR VIỆT NAM

2.32.2.1 Nội dung, kết cấu tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam.

Conveyor Việt Nam.

2.3 2.2.1 Nội dung, kết cấu tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH NipponConveyor Việt Nam. Conveyor Việt Nam.

Bảng 2.2 Cơ cấu tài sản ngắn hạn của công ty năm 2009-2011 ĐVT: Đồng

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009 Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % TSNH 2,569,565,358 100 4,063,156,176 100 4,476,458,688 100 1,493,590,818 58.13 413,302,512 10.17 1.Tiền 319,910,887 12.45 518,458,728 12.76 406,462,449 9.08 198,547,841 62.06 -111,996,279 -21.60 2.ĐTTC 0 0.00 0 0.00 0 0.00 0 0 3.KPT ngắn hạn 1,538,141,823 59.86 2,827,550,383 69.59 3,138,892,832 70.12 1,289,408,560 83.83 311,342,449 11.01 4.HTK 686,844,820 26.73 676,921,819 16.66 872,014,152 19.48 -9,923,001 -1.44 195,092,334 28.82 5.TSNH khác 24,667,827 0.96 40,225,246 0.99 59,089,255 1.32 15,557,419 63.07 18,864,009 46.90

Qua bảng 2.2 nhìn chung năm 2009- 2011 kết cấu tài sản ngắn hạn có nhiều đã có nhiều thay đổi. Cụ thể:

Khoản mục tiền và tương đương tiền tại thời điểm cuối năm 2009 chiếm 12,45% trong tổng tài sản ngắn hạn thì đến năm 2010 chiếm 12,76%; đến năm 2011 vốn bằng tiền chiếm 9,08% trong tổng giá trị của tài sản ngắn hạn của công ty. Xét về xu hướng thay đổi của tiền mặt ta thấy năm 2010 tiền và tương đương tiền tăng mạnh 53,13%. Điều này là do trong năm doanh thu bán hàng của công ty tăng khá cao nên lượng tiền mặt cũng nhiều hơn. Tuy nhiên, sang năm 2011 thì vốn bằng tiền lại có xu hướng giảm, cụ thể giảm 10,17% so với năm 2010, mặc dù doanh thu năm 2011 của công ty vẫn tăng rất cao nhưng công ty chưa thu được tiền ngay mà vốn tồn đọng do bị khách hàng chiếm dụng là khá cao.

Đối với các khoản phải thu tại thời điểm cuối năm 2009 chiếm 59,86% tổng tài sản ngắn hạn; năm 2010 tỷ trọng là 69,59% tổng tài sản ngắn hạn; và chiếm 70,12% tổng tài sản ngắn hạn năm 2011. So với năm 2009 thì các khoản phải thu năm 2010 tăng 83,83% cao hơn tốc độ tăng của năm 2011 (11,01%). Việc các khoản phải thu mà chủ yếu là các khoản phải thu của khách hàng tăng mạnh như vậy là do công ty mở rộng quy mô và đang thực hiện lới lỏng thời hạn bán chịu cho khách hàng. Với biện pháp này công ty có thể tăng được lượng hàng tiêu thụ; tuy nhiên do để khách hàng chiếm dụng quá nhiều làm cho công ty gặp khó khăn về vốn để tiếp tục kinh doanh.

Hàng tồn kho năm 2009 chiếm 26,73% tổng tài sản ngắn hạn, đến năm 2010 tỷ trọng hàng tồn kho giảm xuống còn 16,66% và đến cuối năm 2011 chiếm 19,48% giá trị tài sản ngắn hạn. Về xu hướng thay đổi, năm 2010 hàng tồn kho giảm 1,44% so với năm 2009. Đến năm 2011 hàng tồn kho lại tăng trở lại với tốc độ tăng 28,08% so với năm 2010. Trong cả ba năm hàng tồn kho chiếm tỷ trọng thứ hai sau các khoản phải thu ngắn hạn trong cơ cấu tài sản ngắn hạn, do đặc thù ngành nghề hoạt động của công chuyên về các sản phẩm tiêu dùng là mặt hàng dễ biến chất, cũng như hao mòn vô hình lớn. Vì vậy, nếu tồn đọng quá nhiều sản phẩm sẽ bị hư hỏng và không thể tiêu thụ được gây ứ đọng vốn và thất thoát vốn cho công ty.

Ngoài ra, tài sản ngắn hạn khác của công ty trong cả ba năm đều chiếm một tỷ trọng rất nhỏ trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn. Năm 2009 chiếm 0,96%, năm

2010 chiếm 0,99% và đến năm 2011 chiếm 1,32% trong tổng tài sản ngắn hạn của công ty.

Nhìn chung, tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng tăng lên trong các năm 2010 và 2011; tuy các khoản mục có sự thay đổi, tăng giảm theo mỗi năm là khác nhau. Đối với một doanh nghiệp thương mại hoạt động trong lĩnh vực hàng tiêu dùng nhanh thì cơ cấu tài sản ngắn hạn như vậy là khá phù hợp. Để cụ thể tình hình quản lý tài sản ngắn hạn tại công ty, chúng ta tiếp tục xem xét các chỉ tiêu đánh giá sau:

Bảng 2.3 Năng lực hoạt động của TSNH 2009-2011

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

1.Doanh thu thuần Đồng 5,639,536,496 7,163,339,257 8,027,237,972 2.TSNH bình quân Đồng 2,473,480,919 3,316,360,767 4,269,807,432 a.Hiệu suất sử dụng

TSNH (1:2) Lần 2.28 2.16 1.88

b.Mức đảm nhiệm

TSNH (2:1) % 43.86% 46.30% 53.19%

( Nguồn: BCTC của công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam)

Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn nói lên rằng cứ bình quân sử dụng một đồng tài sản ngắn hạn trong kỳ sẽ tạo ra bao nhiêu đồng doanh thu thuần. Chỉ số này càng lớn thì hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn càng cao và ngược lại. Hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn của công ty có xu hướng giảm dần. So với năm 2009 hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn năm 2010 giảm 0,12 đồng, năm 2011 giảm 0,28 đồng. Như vậy có nghĩa là để đạt được một đồng doanh thu thuần công ty phải sử dụng nhiều hơn đồng tài sản ngắn hạn. Nguyên nhân khiến hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn giảm đi là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn bình quân lớn hơn tốc độ tăng của doanh thu thuần. Năm 2010, tốc độ tăng của doanh thu thuần là 27,02% nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 58,13%; năm 2011 mức tăng của tài sản ngắn hạn bình quân là 10,17% lớn hơn mức tăng bình quân của doanh thu thuần là 12,12%. Doanh thu bán hàng tăng là do công ty đã thực hiện nới lỏng tín dụng cho khách hàng nên không những hoàn thành kế hoạch tiêu thụ mà còn tăng vượt mức. Tuy nhiên, cũng do chính sách bán hàng mà giá trị của khoản mục phải thu ngắn

hạn tăng nhanh, do đó làm tổng giá trị tài sản ngắn hạn của công ty cũng tăng lên đáng kể. Vì vậy, công ty cần thực hiện các biện pháp để tăng tốc độ thu hồi các khoản phải thu từ khách hàng, tránh để vốn ứ đọng quá lâu làm ảnh hưởng tới hoạt động kinh doanh của công ty.

Mức đảm nhiệm tài sản ngắn hạn là chỉ tiêu ngược của chỉ tiêu hiệu suất sử dụng tài sản ngắn hạn. Chỉ tiêu này có xu hướng tăng dần qua các năm, điều này là do tốc độ tăng của doanh thu thuần nhỏ hơn tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn như đã phân tích ở trên.

Tóm lại, thông qua phân tích khái quát tình hình sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty ta thấy kết cấu tài sản ngắn hạn của công ty là khá hợp lý và đặc trưng cho các doanh nghiệp thương mại hoạt động kinh doanh các sản phẩm tiêu dùng nhanh. Trong tổng giá trị tài sản ngắn hạn thì chủ yếu vẫn là khoản phải thu ngắn hạn và hàng tồn kho.

2.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam.

Tài sản ngắn hạn của công ty bao gồm các khoản mục: Tiền và các khoản tương đương tiền; các khoản phải thu ngắn hạn; hàng tồn kho và tài sản ngắn hạn khác. Chúng ta sẽ đi đánh giá cho từng khoản muc.

2.2.2.1Thực trạng quản lý sử dụng vốn bằng tiền của công ty.

Quản trị vốn bằng tiền bằng việc xác định mức tồn quỹ hợp lý và dự đoán các nguồn nhập, xuất quỹ. Động lực dự trữ tiền mặt cho các hoạt động là để doanh nghiệp có thể mua sắm hàng hóa, vật tư, thanh toán cho các chi phí cần thiết cho những hoạt động bình thường của công ty… Chúng ta sẽ đi xem xét việc quản lý sử dụng tiền mặt của công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam.

Qua bảng vốn bằng tiền của công ty hoàn toàn là tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, công ty không tham gia vào thị trường tài chính ngắn hạn. Năm 2010 vốn bằng tiền của công ty tăng với tốc độ là 62,06% so với năm 2009; đến năm 2011 vốn bằng tiền giảm 21,60% so với năm 2010. Cụ thể:

Bảng 2.4 Cơ cấu vốn bằng tiền của công ty 2009-2011 (ĐVT: VNĐ)

Chỉ tiêu

Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010 Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Tiền 319,910,88 7 100 518,458,72 8 100 406,462,44 9 100 198,547,84 1 62.06 - 111,996,27 9 -21.60 1.tiền mặt 42,164,255 13.18 40,699,010 7.85 21,095,401 5.19 -1,465,245 -3.48 -19,603,609 -48.17 2.tiền gửi ngân hàng 277,746,63 2 86.82 477,759,71 8 92.15 385,367,04 8 94.81 200,013,08 6 72.01 -92,392,670 -19.34 3.ĐTTC ngắn hạn 0 0 0 0 0 0 0 0 0 0

Năm 2009 cứ 100 đồng vốn bằng tiền thì có 13,18 đồng tiền mặt và 86,82 đồng tiền gửi ngân hàng và đầu tư tài chính ngắn hạn là không có. Đến năm 2010, cơ cấu vốn bằng tiền của đã có sự thay đổi, giảm tỷ lệ nắm giữ tiền mặt và tăng tỷ lệ tiền gửi ngân hàng và công ty vẫn không tham gia đầu tư tài chính ngắn hạn. Như vậy, trong cả ba năm công ty đều không tham gia đầu tư tài chính ngắn hạn mà chỉ để dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng. Sở dĩ có điều này là do một phần chính sách quản trị vốn bằng tiền của công ty không trú trọng vào đầu tư tài chính ngắn hạn mà chịu đánh đổi phần lợi tức thu được từ các khoản đầu tư ngắn hạn này với chi phí để có thể chuyển hóa chúng thành tiền mặt. Mặt khác, trong những năm qua thị trường tài chính Việt Nam có nhiều biến động thất thường với chiều hướng bất lợi cho các nhà đầu tư, vì e ngại trước những rủi ro tác động tới khả năng thanh khoản cho các công cụ tài chính này nên công ty quyết định không tham gia đầu tư mà chỉ để vốn bằng tiền tồn tại dưới dạng tiền mặt và tiền gửi ngân hàng, phần khác cũng là vì để nhanh chóng tận dụng được các cơ hội ưu đãi từ nhà cung cấp. Mức tiền mặt dự trữ công ty xác định dựa trên kinh nghiệm dự đoán lượng tiền vào chủ yếu là doanh thu từ việc bán hàng thông qua các đơn đặt hàng và các dự báo về doanh số bán hàng trong kỳ, và dự đoán lượng tiền chi ra thông qua kế hoạch chi tiêu, đặt hàng… đã được dự toán trong kỳ. Đối với việc quản trị các khoản thu chi bằng tiền công ty xác định mọi khoản chi đều phải thực hiện qua quỹ và có sự phân định trách nhiệm rõ ràng giữa thủ quỹ và kế toán tiền mặt.

Đối với tiền mặt, tỷ trọng cơ cấu tài sản ngắn hạn có xu hướng giảm. Cụ thể, năm 2009 tiền mặt chiếm tỷ lệ là 13,18%, đến năm 2011 chỉ chiếm 5,19% trong tổng vốn bằng tiền của công ty. Bên cạnh sự giảm về tỷ trọng thì số lượng tiền mặt cũng có xu hướng giảm qua các năm. Điều này là do chính sách thanh toán của công ty thanh toán bằng chuyển khoản ngân hàng nên hầu như vốn bằng tiền của công ty ở dạng tiền gửi ngân hàng, khoản tiền mặt công ty chỉ để một phần thanh toán cho những khoản nhỏ, thường xuyên.

Đối với tiền gửi ngân hàng: năm 2010 tăng 70,01% so với năm 2009; nguyên nhân là do được bổ sung từ việc tăng doanh thu bán hàng sau khi thanh toán những

khoản phải trả, phải nộp công ty bổ sung vào vốn tiền gửi ngân hàng. Điều này thể hiện uy tín của công ty đối với bạn hàng cũng như đối với ngân hàng, tạo lợi thế cạnh tranh cho công ty. Nhưng đến năm 2011 tiền gửi ngân hàng giảm 19,34% so với năm 2010, nguyên nhân là vì tuy doanh thu bán hàng của công ty tăng nhưng doanh thu bán chịu cũng tăng mạnh, công ty chưa thu được tiền ngay mà tồn đọng ở các khoản mục phải thu ngắn hạn.

Chúng ta sẽ tiến hành xem xét chỉ tiêu phản ánh khả năng thanh toán ngắn hạn để có thể hiểu thêm về tình hình sử dụng vốn bằng tiền của công ty.

Chỉ tiêu ĐVT Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011

I.Tài sản ngắn hạn Đồng 2,569,565,358 4,063,156,176 4,476,458,688

1.Tiền Đồng 319,910,887 518,458,728 406,462,449

2.Các khoản phải thu Đồng 1,538,141,823 2,827,550,383 3,138,892,832

3.Hàng tồn kho Đồng 686,844,820 676,921,819 872,014,152

4.TSNH khác Đồng 24,667,827 40,225,246 59,089,255

II.Nợ ngắn hạn Đồng 1,443,576,044 2,116,227,175 2,152,143,600

a.Hệ số thanh toán

ngắn hạn (I:II) 1.78 1.92 2.08

b.Hệ số thanh toán nhanh tương đối ((1+2):II)

1.29 1.58 1.65

c.Hệ số thanh toán tức

thời (1:II) 0.22 0.24 0.19

( Nguồn: BCTC của công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam) Qua bảng hệ số khả năng thanh toán của công ty Nippon Conveyor Việt Nam cho thấy:

Khả năng thanh toán nợ ngắn hạn của cả ba năm đều lớn hơn 1 chứng tỏ công ty có khả năng thanh toán được các khoản nợ ngắn hạn và hệ số này có xu hướng tăng ở năm 2011 so với hai năm trước đó. Năm 2010, hệ số thanh toán ngắn

hạn tăng là do tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 58,13% lớn hơn tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn là 46,60%. Sang đến năm 2011, tốc độ tăng của các khoản nợ ngắn hạn là 1,70% nhỏ hơn nhiều so với tốc độ tăng của tài sản ngắn hạn là 10,17% dẫn đến hệ số khả năng thanh toán ngắn hạn tăng nhanh. Đây có thể được đánh giá là cố gắng chủ quan của công ty trong việc giảm nợ ngắn hạn, giảm sự phụ thuộc vào nguồn vốn bên ngoài tăng sự độc lập về tài chính do vốn kinh doanh được bổ sung từ lợi nhuận để lại qua các năm. Song hệ số này vẫn ở mức thấp hơn trung bình ngành là 2,5 do nợ ngắn hạn nhiều, chủ yếu là khoản vay ngắn hạn và khoản phải trả người bán. Vì vậy, để đảm bảo an toàn lâu dài cần nâng cao hệ số này.

Khả năng thanh toán nhanh của công ty khá tốt và có xu hướng tăng lên khiến cho các chủ nợ yên tâm về khả năng thanh toán nhanh của công ty. Trong số tài sản ngắn hạn có thể chuyển hóa nhanh thành tiền thì các khoản phải thu chiếm tỷ trọng lớn nhất. Đây là việc công ty phải xem xét vì khi công ty thanh toán các khoản nợ đến hạn mà các khoản phải thu này không được thu hồi được ngay thì công ty sẽ gặp khó khăn trong việc thanh toán.

Khả năng thanh toán tức thời của công ty rất thấp. Năm 2010 hệ số thanh toán tức thời tăng so với năm 2009 và năm 2011 lại giảm so với năm 2010. Điều này là do tiền mặt của công ty chiếm tỷ trọng rất thấp trong tổng tài sản ngắn hạn. Do đặc thù của công ty là kinh doanh các mặt hàng tiêu dùng nhanh là mặt hàng có khả năng chuyển hóa thành tiền không cao, nên với cơ cấu tiền mặt như trên thì công ty dễ gặp khó khăn trong việc thanh toán tức thì các khoản nợ đến hạn.

Tóm lại, ta thấy công tác quản trị khoản mục tiền và tương đương tiền của công ty chưa tốt. Hệ số thanh toán nhanh ở mức thấp sẽ gây ra tình trạng căng thẳng về tài chính cho công ty nếu có các khoản nợ đến hạn. Từ đó sẽ ảnh hưởng tới uy tín của công ty. Bên cạnh đó việc để vốn bằng tiền chỉ dưới dạng tiền mặt tại quỹ và tiền gửi ngân hàng là không tốt vì tiền mặt không có khả năng sinh lời và tiền gửi ngân hàng thì có khả năng sinh lời thấp.

2.2.2.2 Thực trạng quản lý và sử dụng các khoản phải thu ngắn hạn.

tác quản trị doanh nghiệp. Vì vậy khó khăn đặt ra cho công ty là làm thế nào để quản lý các khoản phải thu có hiệu quả. Ta sẽ đi xem xét cụ thể tại công ty Nippon Conveyor Việt Nam.

Bảng 2.5 Cơ cấu khoản phải thu ngắn hạn của công ty 2009-2011

(ĐVT: Đồng)

Chỉ tiêu Năm 2009 Năm 2010 Năm 2011 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Chênh lệch 2010/2009

Chênh lệch 2011/2010

Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền % Số tiền %

Khoản phải thu 1,538,141,823 100 2,827,550,383 100 3,138,892,832 100 1,289,408,560 83.83 311,342,449 11.01 1.Phải thu khách hàng 1,061,625,486 69.02 2,164,772,573 76.56 2,524,297,615 80.42 1,103,147,087 103.91 359,525,042 16.61 2.Trả trước người bán 438,524,234 28.51 424,698,068 15.02 548,050,688 17.46 -13,826,166 -3.15 123,352,621 29.04 3.Các KPT khác 37,992,103 2.47 238,079,742 8.42 66,544,528 2.12 200,087,639 526.66 -171,535,214 -72.05

Một phần của tài liệu Nâng cao hiệu quả sử dụng tài sản ngắn hạn tại công ty TNHH Nippon Conveyor Việt Nam (Trang 27)