Trong sự đổi mới này, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đô thị là vấn đề khá mới mẻ nhưng rất cần được triển khai nghiên cứu và vận dụng trong điều kiện cụ thể của nước ta, do vậy
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC CẦN THƠ KHOA MÔI TRƯỜNG & TÀI NGUYÊN THIÊN NHIÊN
BỘ MÔN TÀI NGUYÊN ĐẤT ĐAI
-oOo-O
TIỂU LUẬN QUẢN LÝ ĐÔ THỊ VÀ KHU DÂN CƯ NÔNG THÔN
ĐỀ TÀI: QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ CÓ SỰ THAM
GIA CỦA CỘNG ĐỒNG
TS LÊ NGỌC THẠCH NHÓM 3
Cần Thơ - 2012
Trang 2DANH SÁCH NHÓM
1 Hà Vũ Đức M000540
2 Nguyễn Như Ngọc M000554
3 Lê Thị Nương M000559
4 Mã Phụng M000561
5 Nguyễn Nhựt Sáng M000564 Nhóm trưởng
6 Lê Thị Thanh Tâm M000566
7 Đặng Thị Thoa M000570
8 Nguyễn Thị Cẩm Tú M000574
9 Lê Văn Vũ M000576
Trang 3MỤC LỤC
MỞ ĐẦU 1
I CÁC KHÁI NIỆM CHUNG 2
1.1 Khái niệm đô thị 2
1.2 Khái niệm cộng đồng 2
1.3 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng 2
1.4 Khái niệm về quản lý đô thị 3
1.5 Các lĩnh vực của quản lý đô thị 4
II VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ 5 2.1 Công tác quản lý đô thị Việt Nam 5
2.2 Vai trò cộng đồng dân cư đô thị trong quá trình phát triển đô thị 5
2.3 Những trở ngại trong quá trình tham gia của cộng đồng 9
2.4 Những khó khăn trong công tác quản lý đô thị hiện nay 11
III KẾT LUẬN 12
Trang 4MỞ ĐẦU
Đô thị hóa với tốc độ ngày càng cao là xu thế tất yếu của các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng Quá trình đô thị hóa diễn ra nhanh và ồ ạt đã mang đến nhiều khó khăn và thách thức cho các quốc gia Tuy đô thị Việt Nam còn nhỏ bé so với đô thị các nước trên thế giới nhưng có rất nhiều vấn đề phức tạp như các nước phát triển khác Yêu cầu trước mắt đặt ra cho phát triển đô thị Việt Nam là phải có chiến lược quản lý đô thị tốt Nước ta đang trong thời kỳ hiện đại hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng Các đô thị trong cả nước đang phát triển với tốc độ cao và cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị Trong
sự đổi mới này, sự tham gia của cộng đồng trong quản lý đô thị là vấn đề khá mới
mẻ nhưng rất cần được triển khai nghiên cứu và vận dụng trong điều kiện cụ thể
của nước ta, do vậy đề tài “Quản lý và phát triển đô thị có sự tham của cộng
đồng” được thực hiện với mục tiêu:
Tìm hiểu vai trò của cộng đồng khi tham gia công tác quản lý và phát triển
đô thị; và
Nhận định những khó khăn của cộng đồng trong công tác quản lý và phát triển đô thị
Trang 5I CÁC KHÁI NIỆM CHUNG
1.1 Khái niệm đô thị
Đô thị là điểm tập trung dân cư với mật độ cao, chủ yếu là lao động phi nông nghiệp, có hạ tầng cơ sở thích hợp, là trung tâm tổng hợp hay trung tâm chuyên ngành, có vai trò thúc đẩy sự phát triển kinh tế - xã hội của cả nước, của một miền lãnh thổ, của một tỉnh, của một huyện hoặc một vùng trong tỉnh, trong huyện(Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn, 2003)
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2001), đô thị là nơi dân cư tập trung đông đúc, chủ yếu bằng lao động phi nông nghiệp, họ sống và làm việc theo phong cách và lối sống thành thị Lối sống này mang những đặc trưng như: nhu cầu về tinh thần cao, có khả năng tiếp thu nhanh chóng nền văn minh của nhân loại, có hệ thống cơ sở kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội đầy đủ và rất thuận tiện
1.2 Khái niệm cộng đồng
Cộng đồng là một thực thể xã hội có cơ cấu tổ chức (chặt chẽ hoặc không chặt chẽ), là một nhóm người cùng chia sẻ và chịu sự ràng buộc bởi các đặc điểm và lợi ích chung được thiết lập thông qua tương tác và trao đổi giữa các thành viên(Trương Văn Tuyển, 2007)
Theo Tô Duy Hợp và ctv (2000), Cộng đồng là một khái niệm cơ bản của các khoa học xã hội và nhân văn, với nhiều tuyến nghĩa khác nhau Có hai cách hiểu về cộng đồng: một là cộng đồng tính và hai là cộng đồng thể Cộng đồng tính là thuộc tính hay là quan hệ xã hội có những đặc trưng như tình cảm cộng đồng, tinh thần cộng đồng, ý thức cộng đồng… Cộng đồng thể tức là những nhóm người, nhóm xã hội có tính cộng đồng với rất nhiều thể có quy mô khác nhau, đó là các thể nhỏ, thể vừa, thể lớn và thể cực lớn, kể từ gia đình đến quốc gia và nhân loại
1.3 Khái niệm về sự tham gia của cộng đồng
Trong xã hội hiện đại, tầm ảnh hưởng của nhà nước trong xã hội đã được mở rộng một cách to lớn Nhà nước ngày nay là người cung cấp chính yếu các dịch vụ phát triển xã hội Với tư cách là cơ quan hoạch định chính sách, Nhà nước xác định một cách rộng rãi chương trình phát triển xã hội sẽ được điều khiển như thế nào Nhà nước cũng có quyền lực hình thành và xác định bản chất của các hoạt động tham gia cộng đồng Nhà nước là người hợp tác, một lực lượng quan trọng trong phát triển cộng đồng Vai trò của Nhà nước trong tham gia cộng đồng gồm: là cơ quan có thẩm quyền cho phép các hoạt động phát triển tại cộng đồng và là một trong các lực lượng có tiềm lực tham gia vào quá trình này (Tô Duy Hợp và ctv, 2000)
Tuy nhiên theo Trương Văn Tuyển (2007), Sự tham gia có nghĩa là cùng thực hiện
Trang 6một hoạt động nào đó Hàng ngày con người tham gia vào sự phát triển ở địa phương thông qua hoạt động sống của cá nhân và gia đình, các hoạt động sinh kế và trách nhiệm đối với cộng đồng Theo nghĩa chung nhất, sự tham gia là sự gắn kết một cách lâu dài, chủ động và có vai trò ngày càng cao vào quá trình phát triển, từ việc xác định vấn đề đến việc lập kế hoạch, thực hiện, giám sát, đánh giá các hoạt động nhằm nâng cao đời sống cộng đồng và bảo đảm sự phân chia công bằng lợi ích của sự phát triển Gia tăng sự tham gia của cộng đồng là để đảm bảo cho hoạt động phát triển thực tế hơn và không bị thụ động do áp đặt từ bên ngoài
Như vậy, sự tham gia là một quá trình cho phép người dân tự tổ chức để xác định nhu cầu và cùng nhau thiết kế, tổ chức thực hiện, đánh giá hoạt động và cùng nhau hưởng lợi từ các hoạt động đó Các hoạt động được triển khai từ các nguồn lực mà người dân tiếp cận được thông qua sự hỗ trợ của Chính phủ hoặc các cơ quan khác nhau Không có năng lực và sức mạnh thực sự, người dân không thể ra các quyết định có ý nghĩa thiết thực với đời sống của
họ Ý nghĩa thực tiễn của sự tham gia không chỉ ẩn chứa ở mức độ
ra quyết định của người dân mà còn ở việc thực hiện các quyết định đó Vì vậy, trao quyền hay tạo quyền lực là yếu tố quan trọng đối với sự tham gia (Trương Văn Tuyển, 2007)
1.4 Khái niệm về quản lý đô thị
Theo Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2003), quản lý đô thị là quá trình tác động bằng các cơ chế, chính sách của chủ thể quản lý đô thị (các cấp chính quyền, các tổ chức xã hội, các sở, ban ngành chức năng) vào các hoạt động đô thị nhằm thay đổi hoặc duy trì hoạt động đó
Theo Nguyễn Ngọc Châu (2001), Quản lý đô thị là một hệ thống bao gồm nhiều tổ chức công, các tổ chức này không tồn tại, hoạt động riêng lẻ mà có mối quan hệ tương tác với nhau, tập trung vào một khu đô thị nhất định do kết quả của việc thực hiện các chức năng quan trọng
Một quan điểm khác thì quản lý đô thị là một khoa học tổng hợp được xây dựng trên cơ sở của nhiều khoa học chuyên ngành, bao gồm hệ thống các chính sách, cơ chế, biện pháp và phương tiện được chính quyền Nhà nước các cấp sử dụng để tạo điều kiện và kiểm soát quá trình tăng trưởng, phát triển đô thị, nhằm thực hiện một cách có hiệu quả các mục tiêu dự kiến (Nguyễn Thế Bá, 2004)
Nói tóm lại mục tiêu chung của quản lý đô thị là nâng cao hiệu quả và tính hợp lý trong quá trình sử dụng các nguồn lực của đô thị (con người, kỹ thuật, vật liệu, thông tin, dịch vụ cơ sở hạ tầng và hệ thống kinh tế của sản xuất) Cụ thể là:
Nâng cao chất lượng và sự hoạt động một cách tổng thể của đô thị;
Đảm bảo sự phát triển và tái tạo bền vững của các khu vực đô thị;
Cung cấp các dịch vụ đô thị và cơ sở hạ tầng cơ bản để đáp ứng các nhu cầu chức năng của đô thị và các cư dân sống và làm việc trong đô thị đó, nhằm cải thiện
Trang 7chất lượng sống khỏe của cư dân đô thị.
Như vậy quản lý đô thị là quản lý về điều kiện sống và phát triển của dân cư đô thị Điều này liên quan trực tiếp đến quyền lợi và nghĩa vụ cộng đồng dân cư đô thị Nghĩa vụ là phải thực hiện theo đúng cơ chế và chính sách của chủ thể quản lý đô thị Quyền lợi của họ là được hưởng cuộc sống chất lượng tốt đẹp hơn
1.5 Các lĩnh vực của quản lý đô thị
Theo Nguyễn Đình Hương và Nguyễn Hữu Đoàn (2003), trong công tác quản lý đô thị có rất nhiều vấn đề cần giải quyết nhưng người ta thường nghiên cứu quản lý theo các lĩnh vực hoạt động đô thị:
Quản lý đất đai đô thị: quản lý thông tin đất đai; sở hữu đất đai; đăng ký đất đai; chính sách phát triển đất đai; quy hoạch không gian đô thị; luật sử dụng đất đai; các hoạt động mang tính tổ chức và pháp lý của phát triển đất đai; phân tích thị trường nhà đất
Quản lý kinh tế đô thị: hoạt động kinh tế là cơ sở đời sống của đô thị, là nguồn gốc của mọi vấn đề đô thị Kinh tế phát triển, xã hội văn minh, khả năng cạnh tranh cao của đô thị là mục tiêu chung của các đô thị Quản lý kinh tế đô thị là công tác xây dựng kế hoạch và các chính sách, biện pháp phát triển kinh tế khai thác tiềm năng về lao động, lợi thế về kinh tế-chính trị của các đô thị
Quản lý dân số, lao động và việc làm: đô thị muốn có nguồn lao động dồi dào, chất lượng cao nhưng không muốn quá tải về dân số, chính vì thế người ta cố gắng tìm kiếm một quy mô dân số tối ưu cho mỗi đô thị Lao động, việc làm ở đô thị liên quan chặt chẽ đến phát triển kinh tế đô thị và các vấn đề xã hội
Quản lý hệ thống cơ sở hạ tầng: xác định những thiếu hụt của hệ thống cơ sở hạ tầng; quy hoạch cơ sở hạ tầng; chiến lược vận hành và bảo dưỡng; kỹ thuật, công nghệ, chọn công nghệ; tiêu chuẩn thiết kế và lưu trữ các hồ sơ
Quản lý giao thông và thông tin đô thị: hệ thống giao thông và thông tin là huyết quản và mạch máu của các đô thị Không có hệ thống giao thông và thông tin hiệu quả các đô thị sẽ mất dần tính cạnh tranh và sự thu hút đầu tư Các yếu tố trong quản lý vấn đề này bao gồm: hệ thống giao thông; dịch vụ giao thông; cơ sở hạ tầng của hệ thống thông tin liên lạc; quản lý môi trường đô thị
Quản lý môi trường xây dựng: thiết kế đô thị; quản lý các công trình di sản văn hóa; chất lượng và số lượng nhà ở; vật liệu xây dựng
Quản lý tài chính Nhà nước: Nhà Nước có hàng loạt cách thu khác nhau cho ngân sách thông qua thuế và lệ phí, khoản cho vay và chuyển dịch tiền tệ trong các tổ chức Nhà Nước Những khoảng ngân sách này được dùng vào việc hỗ trợ cho các chi phí lặp lại của việc vận hành và bảo dưỡng các công trình dịch vụ đô thị, phát triển cơ sở hạ tầng và các dịch vụ cần thiết khác Vấn đề cần xem xét cẩn thận trong quản lý tài chính: thu thuế; cung cấp tài chính cho cơ sở hạ tầng; tài chính giữa các
tổ chức Nhà Nước; quản lý nguồn lực đô thị
Trang 8II VAI TRÒ CỦA CỘNG ĐỒNG TRONG QUẢN LÝ VÀ PHÁT TRIỂN ĐÔ THỊ
2.1 Công tác quản lý đô thị Việt Nam
Quản lý đô thị trước hết là sự thực thi quyền lực công, nhân danh Nhà nước trên địa bàn đô thị Giai đoạn hiện đại, ngoài cơ quan Nhà nước, quản lý đô thị đã có sự tham gia của các tổ chức xã hội nghề nghiệp, các tổ chức phi chính phủ và cộng đồng Tuy nhiên, quản lý đô thị vẫn thể hiện bản chất và vai trò chủ đạo của Nhà nước đối với khu vực lãnh thổ đặc biệt quan trọng là đô thị (Nguyễn Ngọc Châu, 2001)
Để công tác quản lý đô thị ngày được nâng cao hiệu quả, xây dựng một đô thị văn minh hiện đại cũng như mang đậm tính nhân văn, bên cạnh tính chuyên nghiệp, đòi hỏi người làm công tác quản lý cần phải có cái tâm Về lâu dài, cần đẩy mạnh công tác nghiên cứu xây dựng khoa học tâm lý quản lý, nghiên cứu tâm lý thị dân, nghiên cứu tâm lý cán bộ quản lý, thu hút quần chúng tham gia quản lý đô thị và xây dựng
cơ chế, lắng nghe trong dư luận quần chúng để biết tâm tư nguyện vọng của họ Bên cạnh đó, cần đào tạo tâm lý quản lý cho cán bộ quản lý đô thị các cấp, nhất là cán
bộ trẻ, kế cận, từ đó tạo nên văn hóa quản lý đô thị theo chiều sâu (Nguyễn Ngọc Châu, 2001)
Theo trung tâm nghiên cứu đô thị và phát triển (2012), bên cạnh những thành tựu đạt được, thực tế phát triển đô thị ở Việt Nam vẫn còn một số vấn đề tồn tại làm ảnh hưởng xấu đến sự phát triển các đô thị nói riêng, kinh tế - xã hội nói chung Nguyên nhân chủ yếu là do bộ máy quản lý đô thị còn nhiều hạn chế, hoạt động kém hiệu quả Hiện, số cán bộ quản lý đô thị không có chuyên môn khá lớn Hầu hết được thuyên chuyển hoặc tuyển dụng từ cán bộ chuyên môn kỹ thuật và không được trang bị kỹ năng quản lý nói chung và kỹ năng trong quản lý đô thị nói riêng, đặc biệt là đội ngũ cán bộ quản lý đô thị cấp phường, thị trấn, thị xã
2.2 Vai trò cộng đồng dân cư đô thị trong quá trình phát triển đô thị
Theo Trần Hùng (2010), nước ta đang trong thời kỳ hiện đại hoá và công nghiệp hoá nhanh chóng Các đô thị trong cả nước đang phát triển với tốc độ cao và cùng với việc chuyển đổi nền kinh tế từ bao cấp sang cơ chế thị trường có sự đổi mới mạnh mẽ trong lĩnh vực quy hoạch và quản lý đô thị Trong sự đổi mới này, sự tham gia của cộng đồng trong quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị là vấn đề khá mới mẻ nhưng rất cần được triển khai nghiên cứu và vận dụng trong điều kiện cụ thể của nước ta Sự tham gia của cộng đồng vào quá trình phát triển đô thị có thể
Trang 9diễn ra dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú Vai trò của cộng đồng được thể hiện xuyên suốt trong toàn bộ quá trình quy hoạch, xây dựng và quản lý đô thị, bao gồm 4 giai đoạn chính sau:
Định hướng vĩ mô về các chiến lược phát triển kinh tế - xã hội và phát triển không gian đô thị;
Khảo sát, lập quy hoạch, thiết kế, đầu tư và xây dựng;
Chuyển giao sử dụng và duy trì bảo dưỡng;
Quá trình quản lý và tiếp tục phát triển đô thị
Như vậy cộng đồng có vai trò rất quan trọng trong quá trình phát triển đô thị, ở mỗi lĩnh vực hoạt động đô thị đều cần vai trò của cộng đồng như :
Lĩnh vực đất đô thị: Toàn bộ quá trình quy hoạch và quản lý phát triển đô thị cần được coi là một diễn đàn mở để người dân thảo luận các vấn đề sử dụng và quản
lý nguồn tài nguyên đất trong cộng đồng một cách hiệu quả và bền vững Người dân phải được biết, được tham gia, thảo luận và thực hiện các hoạt động của quy hoạch và giao đất, họ cần được tuyên truyền giải thích về những lợi ích chính đáng theo quy định của pháp luật mà quá trình phát triển đô thị và quy hoạch sử dụng đất mang lại Đặc biệt là căn cứ pháp lý để giao đất, thu hồi đất, cho thuê đất, chuyển đổi mục đích sử dụng đất, thay đổi cơ cấu (Tạ Thị Thu Hương, 2012)
Dân số và lao động: Không thể phủ nhận quá trình đô thị hóa đã tập trung dân số cao, điều đó đã góp phần cung ứng nguồn nhân lực có chất lượng (cán bộ được đào tạo về khoa học kỹ thuật, quản lý…) cho các ngành kinh tế - xã hội; góp phần thúc đẩy phát triển ngành dịch vụ, cung cấp các dịch vụ thuận tiện cho dân cư đô thị; góp phần hình thành thị trường lao động phù hợp đối với một số ngành nghề đặc thù (vệ sinh, xây dựng ); góp phần thúc đẩy sự trao đổi về kinh tế, văn hoá, kỹ thuật giữa vùng đô thị (nơi đến) và nông thôn (nơi đi); góp phần thúc đẩy việc hình thành các khu đô thị mới (Nguyễn Thị Kim Nhã, 2007)
Lĩnh vực môi trường đô thị: Hiện nay, công tác bảo vệ môi trường đang đứng trước thách thức to lớn, khi mà nhu cầu về một môi trường sống trong lành và an toàn luôn mâu thuẫn với nhu cầu hưởng thụ một đời sống vật chất sung túc Nói cách khác, công tác bảo vệ môi trường đang phải đối mặt với các mẫu thuẫn trong suy nghĩ, thái độ, hành vi về môi trường giữa các nhóm người khác nhau trong xã hội, giữa người này với người khác và ngay cả trong bản thân một con người Để quản lý môi trường có hiệu quả, trước hết cần dựa vào các cộng đồng Các mục tiêu kinh tế, xã hội và môi trường phải là thể thống nhất, hài hoà và có sự tham gia của tất cả các cá nhân cũng như các tổ chức trong việc chăm sóc môi trường ở
cơ sở để đáp ứng nhu cầu của cuộc sống Bảo vệ môi trường ở cơ sở xã, phường, thị trấn là một vấn đề còn mới mẻ, nhưng rất bức bách và gắn liền với lợi ích của cộng đồng Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường là một trong những giải pháp quan trọng của công tác quản lý, bảo vệ môi trường ở địa phương, vì qua các cấp quản lý hành chính (từ Trung ương đến cơ sở) thì càng xuống cấp
Trang 10thấp hơn vai trò của người dân càng trở nên quan trọng Sự tham gia của cộng đồng vào bảo vệ môi trường không chỉ tạo thêm nguồn lực tại chỗ cho sự nghiệp bảo vệ môi trường, mà còn là lực lượng giám sát môi trường nhanh và hiệu quả, giúp cho các cơ quan quản lý môi trường giải quyết kịp thời sự ô nhiễm môi trường ngay từ khi mới xuất hiện Tóm lại vai trò của cộng đồng trong quá trình giám sát và cưỡng chế tuân thủ Luật bảo vệ môi trường gồm: ngăn ngừa các hành
vi vi phạm, phát hiện sự cố môi trường và các vi phạm, đấu tranh với các hành vi
vi phạm (Sở Tài nguyên và môi trường Bến Tre, 2009)
Lĩnh vực xã hội: Mỗi người đều có những khả năng, năng lực sống Chúng được hình thành, củng cố, phát triển do tác động của nhiều yếu tố: những tiềm năng vốn có như tài sản, trình độ, các quan hệ xã hội; các đặc trưng cá nhân như sức khoẻ, giới tính; những cơ hội về mặt xã hội Các khả năng, năng lực hạn chế hoặc
bị phá vỡ gây khó khăn cho việc cải thiện cuộc sống và tái đầu tư để củng cố, phát triển năng lực cá nhân, gia đình, cộng đồng Chất lượng nguồn nhân lực thấp lại cản trở sự phát triển bền vững của xã hội Vậy, để phát triển xã hội bền vững, trước hết cần phát triển con người một cách bền vững, hay làm tăng năng lực và phạm vi lựa chọn của con người để họ có một cuộc sống đầy đủ và hạnh phúc (Phạm Thị Oanh, 2011) Để phát triển con người một cách bền vững theo Nguyễn Hữu Nhân (2004), cần tiến hành theo nguyên tắc:
Phát triển cộng đồng phải đồng bộ dựa trên mọi khía cạnh của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội… chúng phải cùng được nâng lên, vì nếu chỉ chú ý vào một khía cạnh thì không thể nào phá vỡ được đói nghèo, dốt nát và bệnh tật
Phát triển cộng đồng phải chú ý về tạo sự chuyển biến, đó là sự thay đổi nhận thức, hành vi của người dân nhằm mục đích phát triển; tạo được sự chuyển biến trong cơ cấu tổ chức và các mối tương quan lực lượng trong chính cộng đồng
Việc tạo công bằng là rất quan trọng và phải thể hiện bằng những hành động cụ thể như sự tái phân phối tài nguyên bao gồm tiền của, đất đai, tiện nghi, quyền lực…ở các cấp Nếu không sẽ tạo thêm sự tách biệt giàu nghèo
Dân chủ là một nguyên tắc mà mọi chương trình phát triển cộng đồng cần đề cao và hướng tới để đảm bảo rằng lợi ích chung sẽ được tôn trọng, tuy nhiên việc áp dụng sự dân chủ phải có quá trình vì không phải người dân đã quen ngay, đồng thời dân chủ phải được đặt trong tính kỷ luật cao
Cần có sự thức tỉnh cộng đồng bởi vì thường những người dân trong cộng đồng không am hiểu ngay chính họ và cuộc sống của họ nên việc thức tỉnh cộng đồng giúp người dân trong cộng đồng hiểu về chính mình thông qua các hoạt động trao đổi, thảo luận, điều tra những vấn đề khó khăn và các nhu cầu của họ, từ đó xác định những nhu cầu ưu tiên, xây dựng các dự án để giải quyết…là việc làm cần thiết
Tăng cường năng lực cho cộng đồng: cần tăng cường năng lực cho họ về việc nhận biết các nguồn lực vốn có, những khả năng tiềm tàng của họ, nâng cao năng lực trong khai thác và sử dụng nguồn lực này và hỗ trợ thêm nguồn lực