a. Đặc điểm của thị trường xuất khẩu
Thị trường Mỹ
Thị trường Mỹ vẫn là khách hàng nhập khẩu lớn nhất cho các hàng hóa của Việt Nam nói chung và các sản phẩm Dệt may nói riêng. Bình quân giai đoạn 2006- 2010, giá trị xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Mỹ chiếm trên 55% tổng giá trị xuất khẩu của ngành ra thị trường thế giới. Đồng thời, ngành hàng Dệt may là ngành hàng chiếm tỷ trọng lớn nhất trong tổng gía trị xuất khẩu của Việt Nam sang Mỹ, chiếm bình quân trên 40% giá trị xuất khẩu của Việt Nam sang thị trường này trong các năm 2005-2010. Với những khó khăn vĩ mô chung và chính sách thắt chặt chi tiêu của Chính phủ Mỹ sau khi gỡ bỏ trần nợ công hồi đầu tháng 8/2011, các đơn hàng từ Mỹ có xu hướng sụt giảm. Đồng thời, ngành Dệt may Việt Nam cũng chủ động đẩy mạnh xuất khẩu sang các thị trường gần hơn như Hàn Quốc và giảm phụ thuộc vào thị trường khắt khe này. Do đó, trong 9 tháng đầu năm 2011, xuất khẩu Dệt may của Việt Nam sang Mỹ cũng tăng trưởng chậm hơn tốc độ tăng trưởng xuất khẩu sang các thị trường hủ yếu khác (15,25%) trong khi tăng trưởng xuất khẩu vào Hàn Quốc tăng gần 142%. Tỷ trọng kim ngạch xuất khẩu sang Mỹ giảm từ 55% xuống còn gần 50% giai đoạn này.
Thị trường EU
EU là thị trường lớn thứ hai cho các sản phẩm Dệt may xuất khẩu của Việt Nam với doanh thu gần 1,9 tỷ USD, chiếm trên 18% tổng kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam trong 9 tháng năm 2011. Tốc độ tăng trưởng giá trị xuất khẩu Dệt may sang thị trường EU đạt trên 2 con số trong năm 2007-2008, nhưng ở mức thấp hơn so với xuất khẩu sang thị trường Mỹ, và sụt giảm mạnh hơn trong năm 2009 (-3,11%) trong điều kiện kinh tế khủng hoảng trước khi tăng trưởng
trở lại (17,5%) trong năm 2010. Trong 9 tháng đầu năm 2011, kim ngạch xuất khẩu hàng Dệt may sang thị trường EU tăng mạnh (trên 40%) với các khách hàng lớn nhất của Việt Nam tại khu vực này là Đức (42,35%), Anh (47,67%), Tây Ban Nha (34,6%), Hà Lan (49,74%) và Pháp (49,43%).
Thị trường Nhật Bản và Hàn Quốc
Nhật Bản và Hàn Quốc là hai khách hàng lớn thứ 3 và thứ 4 của ngành Dệt may xuất khẩu Việt Nam trong 9 tháng năm 2011 với tỷ trọng trong tổng kim ngạch lần lượt là 11,7% và trên 6%. Theo Hiệp định đối tác kinh tế song phương Việt Nam – Nhật Bản, sản phẩm dệt may là một trong các mặt hàng có mức cam kết tự do hóa mạnh mẽ nhất và năm 2010 là năm đầu tiên Việt Nam được hưởng ưu đãi thuế cho mặt hàng này. Chính vì vậy, tăng trưởng xuất khẩu hàng Dệt may của Việt Nam sang Nhật Bản đang trong giai đoạn đầu tăng trưởng mạnh dù Nhật Bản vừa chịu tác động kinh tế mạnh mẽ từ thảm họa sóng thần đầu năm 2011. Việt Nam cũng đang được hưởng lợi từ những thay đổi cơ cấu sản xuất ngành Dệt may của Hàn Quốc theo hướng tập trung vào phân khúc thị trường cao cấp, tạo nhiều cơ hội cạnh tranh hơn cho sản phẩm của Việt Nam trên phân khúc thị trường sản phẩm trung cấp. Đồng thời, theo cam kết Hiệp định thương mại tự do ASEAN5-Hàn Quốc, dệt may là một trong những sản phẩm mà Việt Nam được hưởng thuế suất rất thấp.
b. Quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa
Hầu hết các sản phẩm nhập khẩu của Thị trường nước ngoài đều phải chịu kiểm tra hàng hoá và không thể tiêu thụ tại thị trường này nếu không được cấp những giấy chứng nhận sản phẩm đã tuân theo những tiêu chuẩn.
Các chính sách nhập khẩu về hàng dệt may tương đối khắt khe, nhất là với các nước đang phát triển. Những quy định về nhãn mác và xuất xứ hàng hóa được ghi rõ trong điều luật. Hàng hóa lưu thông tại cácnthị trường này phải được gắn nhãn mác và ghi rõ các thông tin sau: loại sợi dệt, tỷ lệ sợi pha; cách giặt và sử dụng; loại da được sử dụng; ghi rõ tên quốc gia sản xuất hay gia công, số điện thoại, địa chỉ để
liên hệ. Ngoài ra, luật cũng quy định chi tiết về nhãn hàng hoá, cách thức gắn vị trí của nhãn hàng hoá trên sản phẩm và bao bì.
Các doanh nghiệp Việt Nam muốn xuất khẩu sang thị trường quốc tế phải có chứng nhận xuất xứ hàng hóa (C/O), đáp ứng được hai yêu cầu là hàng hóa phải được sản xuất, gia công tại Việt Nam và nguồn gốc xuất xứ nguyên vật liệu phải từ Việt Nam, Nhật, ASEAN, trừ 3 nước Indonesia, Philippine, Campuchia.Quy định này tạo ra cơ hội và thách thức cho hoạt động xuất khẩu của Công ty..
c. Quy định về giấy phép nhập khẩu và hạn ngạch
Hầu hết các hàng hoá muốn xuất khẩu sang thị trường quốc tế yêu cầu phải có giấy phép nhập khẩu. Bà một số thị trường khó tính như Mỹ Và EU còn đặt ra hạn ngạch xuất khẩu đối với hàng dệt may.
Hàng thuộc 66 mặt hàng liệt kê trong thông báo nhập khẩu thuộc diện có hạn ngạch nhập khẩu.
Hàng hoá sản xuất hay vận chuyển từ các quốc gia, khu vực qui định trong thông báo nhập khẩu đòi hỏi phải có giấy phép nhập khẩu.
Hàng hoá đòi hỏi phương thức thanh toán đặc biệt.
d. Cơ chế, chính sách của Việt Nam
Đánh giá xuất khẩu hàng dệ may là một trong những mặt hàng mũi nhọn của nước ta. Chính vì vậy Nhà nước đang ngày càng hoàn thiện cơ chế và đưa ra những chính sách ưu đãi để thúc đẩy xuất khẩu hàng dệt may như:
Tập trung đổi mới, sắp xếp doanh nghiệp, thực hiện cổ phần hoá nhằm kêu gọi vốn đầu tư từ nước ngoài, từ khu vực tư nhân để tăng cường nguồn lực cho các doanh nghiệp dệt may trong nước
Tập trung vốn vào các doanh nghiệp hoạt động có hiệu quả, đúng ngành nghề cốt lõi. Thực hiện đầu tư phát triển theo chủ trương: với ngành dệt, nguyên liệu tập trung, gần các khu công nghiệp sản xuất sợi-dệt-nhuộm. Còn đối với ngành may,
thực hiện đầu tư phân tán, ưu tiên khu vực miền Trung và các vùng kinh tế còn nhiều khó khăn.
Nâng cao chất lượng dự báo và đánh giá thị trường; theo dõi sát sao tình hình tại các thị trường dệt may chính là Mỹ, EU và Nhật Bản; tìm kiếm và khai thác cơ hội tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Canada, Thổ Nhĩ Kỳ, Trung Đông, Nga, Đông Âu, Nam Mỹ… nhằm hạn chế sự phụ thuộc vào các thị trường dệt may chính và gia tăng kim ngạch xuất khẩu.
Chuyển dần phương thức sản xuất gia công sang hình thức FOB và ODM, phấn đấu đến năm 2015 tăng tỷ lệ FOB từ 38% lên khoảng 50% và ODM từ 5% lên 10%.
Hạn chế sự phụ thuộc vào nguồn nguyên phụ liệu nhập khẩu thông qua tăng cường sử dụng xơ PE từ các doanh nghiệp trong nước, mở rộng diện tích trồng bông và các loại cây có sợi khác.
Sắp xếp kế hoạch sản xuất hợp lý để tăng cường sản xuất và chất lượng sản phẩm. Áp dụng các phương pháp quản lý tiên tiến như quản lý tinh gọn, quản lý chuỗi cung ứng để nâng cao hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp về mọi mặt.
Phân định trách nhiệm từng đối tượng tham gia thực hiện mục tiêu tăng trưởng xuất khẩu.