a. Nguồn lực vốn của Công ty
Vốn điều lệ của Công ty là 40 tỷ đồng. Qua quá trình hoạt động, tổng nguồn vốn cố định bình quân của Công ty đã lên tới 229.399 tỷ đồng và tổng Vốn lưu động là 430.348 tỷ đồng năm 2011 ; hoạt động kinh doanh sinh lợi nhuận hàng năm, tạo vốn quay vòng cho những năm sau. Cụ thể, tình hình nguồn vốn và sử dụng vốn của Công ty được thể hiện ở Bảng 2.4.
Bảng 1.3 Vốn và cơ cấu vốn năm 2010-2011
(Đvt: Tỷ đồng)
Chỉ tiêu Năm 2010 Năm 2011 Chênh lệch
Doanh thu thuần 303.428 341.547 38.343
Vốn cố định bình quân 216.414 229.399 12.885 Hiệu suất sử dụng vốn cố định 1.40 1.49 0.09 Vốn lưu động bình quân 334.752 430.348 95.596 Số vòng quay vốn lưu động 1.1 0.79 -0.31
(Nguồn: Phòng Kế toán tài chính)
Tổng nguồn vốn tăng hàng năm. Và hiệu suất sử dụng và quay vòng vốn ngày càng tăng. Ngoài nguồn vốn tự kinh doanh, Công ty còn có thêm các nguồn vốn đi vay khác như ngân hàng, Chính phủ...Do mối quan hệ tốt, mức độ tăng trường hàng năm của Công ty đã tạo uy tín, bảo đảm khả năng thanh toán. Nhờ đó, Công ty luôn duy trì được các nguồn vay. Vì vậy, Công ty luôn đảm bảo cho hoạt động kinh doanh.
Vốn cố định ngày càng tăng theo số liệu thống kê qua các năm 2010, 2011 lần lượt như sau: 216.414tỷ đồng, 229.399 tỷ đồng Thị trường nhập khẩu của Công ty chủ yếu là những thị trường lớn có yêu cầu cao về chất lượng, với các đối thủ cạnh tranh mạnh. Do vậy, để có sức cạnh tranh, Công ty đầu tư vào cơ sở vật chất, trang thiết bị máy móc để tạo ra các sản phẩm đạt tiêu chuẩn về chất lượng và mẫu mã.
Yêu cầu đặt ra đối với các nhà lãnh đạo của Công ty: sử dụng nguồn vốn hợp lý, luân chuyển nguồn vốn để duy trì hoạt động sản xuất và phát triển quy mô; Tạo quỹ dự phòng cho hoạt động kinh doanh, tạo mối quan hệ tốt với ngân hàng. Từ đó, Công ty có thể huy động vốn nhanh, nhằm nắm bắt cơ hội kinh doanh.
b. Cơ cấu tổ chức bộ máy
Nhìn vào cơ cấu tổ chức bộ máy, dễ nhận thấy, lĩnh vực kinh doanh của Công ty là chuyên sản xuất các mặt hàng dệt may. Công ty có 7 phòng ban, trong đó, có 4 phòng ban hoạt động liên quan đến xuất nhập khẩu :
Về thống kê, tìm hiểu các công tác thị trường, tìm hiểu khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại : Phòng Kế hoạch thị trường
Về lĩnh vực kinh doanh : Phòng Kế hoạch thị trường
Về thực hiện quy trình xuất khẩu: Phòng KHTT, Phòng Tài vụ, Phòng Quản lý chất lượng, Phòng Tổ chức lao động.
Mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng hoạt động trong một lĩnh vực riêng. Việc tách các mảng kinh doanh ra thành từng phòng riêng giúp công tác theo dõi, kiểm soát hoạt động kinh doanh xuất khẩu dễ dàng. Các mệnh lệnh, nhiệm vụ và thông báo từ lãnh đạo được truyền tới cấp cuối cùng kịp thời. Khi hoạt động kinh doanh của một phòng ban không hiệu quả, Công ty đưa ra các giải pháp thúc đẩy hoạt động mà không ảnh hưởng tới hoạt động xuất khẩu của các lĩnh vực khác.
Giữa các phòng ban có mối liên hệ: mức độ hiệu quả của các phòng kinh doanh còn phụ thuộc vào công tác tìm hiểu thị trường, tiếp xúc khách hàng, xúc tiến quan hệ đối ngoại… Sự phối hợp giữa các phòng ban cũng có tác động thúc đẩy hoạt động xuất khẩu của Công ty.
c. Nguồn nhân lực, trình độ
Lao động của Công ty bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý, cán bộ khoa học kỹ thuật và công nhân lao động. Tình hình sự dụng lao động của Công ty qua các năm có đặc điểm là cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật tăng lên còn công nhân lao động có xu hướng giảm.
• Công nhân lao động :
Người lao động ở độ tuổi từ 18, có trình độ lao động ở mức phổ thông.Vì hoạt động sản xuất được chuyên môn hóa nên yêu cầu của công việc không cao, làm việc theo ca, nên số lao động nữ lớn hơn lao động nam. Công ty đã sử dụng nguồn lao động dồi dào trong nước, không tốn chi phí xây dựng chỗ ăn, chỗ ở cho công nhân. Nhờ đó, Công ty giảm được chi phí sản xuất, hạ giá thành sản phẩm. Điều này làm tăng tính cạnh tranh cho sản phẩm xuất khẩu của Công ty trên trường quốc tế. Tuy nhiên do công nhân lao động có trình độ phổ thông tay nghề thấp nên việc đào tạo tốn thêm thời gian và việc nâng cao tay nghề để đáp ứng năng suất và chất lượng sản phẩm gặp nhiều khó khăn trong khi đó yêu cầu và đòi hỏi về chất lượng hàng xuất khaur ngày càng cao. Vì vậy phòng Tổ chức lao động đang đề nghị lên công ty tuyển lao động đã qua đào tạo tại các trường dạy nghề và có thi thử tay nghề khi tuyển công nhân.
•Cán bộ nhân viên bao gồm: cán bộ lãnh đạo quản lý và cán bộ khoa học kỹ thuật.
Công ty giảm số người lao động nhưng lại tiến hành tuyển thêm cán bộ quản lý và kỹ thuật với mục đích tăng số lượng nhân viên có trình độ cao đẩy mạnh hoạt động sản xuất kinh doanh và xuất khẩu. Công ty tuyển chọn những người có năng lực, có kinh nghiệm làm việc, và có tinh thần trách nhiệm cao. Trước khi bắt đầu vào công việc, nhân viên mới đều được đào tạo thêm về nghiệp vụ chuyên môn. Do vậy, đội ngũ nhân viên là cơ sở vững chắc cho hoạt động kinh doanh của Công ty.
d. . Kinh nghiệm kinh doanh xuất nhập khẩu
Xuất khẩu là một Lĩnh vực kinh doanh có từ lâu của Công ty. Do vậy, mọi biến động trong môi trường kinh doanh quốc tế như: về pháp luật, kinh tế, chính trị, văn hóa,…đều ảnh hưởng đến khả năng sản xuất và kinh doanh. Nhật Bản là một trong những thị trường đầu tiên mà Tổng công ty tiến hành xuất khẩu. Những kinh nghiệm ứng phó với các biến động trên thị trường này Công ty đã được tích lũy quan thời gian. Tính đến năm 2010, đội ngũ cán bộ đã có 10 năm kinh nghiệm trong hoạt động xuất khẩu. Do đó, Công ty vẫn tiếp tục kinh doanh các thị trường truyền thống như Nhật Bản, Mỹ, Eu. Năm 2010, Công ty thực hiện 50 hợp đồng giao dịch lớn và nhỏ. Công ty không xảy ra vi phạm lớn khiến đối tác phải huỷ hợp đồng. Hiện nay, Công ty được xuất sang 20 nước trên thế giới và không ngừng mở rộng thị trường xuất khẩu sang các quốc gia khác.
e. Cơ sở vật chất kỹ thuật
Cơ sở vật chất kỹ thuật bao gồm: cơ sở hạ tầng, máy móc, trang thiết bị, nhà xưởng, phòng thí nghiệm… Những yếu tố này thuộc về nội lực của công ty. Thị trường tiêu dùng trong nước vẫn chưa thực sự quan tâm đến chất lượng, mức tiêu dùng vẫn phụ thuộc vào yếu tố giá cả. Vì vậy, đáp ứng nhu cầu trong nước, các doanh nghiêp không phải tốn nhiều chi phí cho trang thiết bị cơ sở vật chất kỹ thuật. Nhưng, thị trường nhập khẩu hàng dệt may của Công ty có nhu cầu và thị yếu khác so với nhu cầu trong nước, yêu cầu về kiểu dáng, chất liệu cũng như chất lượng hàng dệt may cao hơn. Nhận thấy điều đó, Công ty trang bị cho mình cơ sở vật chất kỹ thuật hiện đại, tạo ra các sản phẩm khác biệt về chất liệu, đáp ứng được nhu cầu của các thị trường khó tính như thị trường Nhật Bản, EU, Mỹ.
Quy hoạch và phát triển hạ tầng khu công nghiệp, hạ tầng trồng nguyên liệu dệt, hạ tầng vận chuyển giao nhận.
Về thiết bị, nhà xưởng, dây chuyền sản xuất, Công ty mua của các công ty nước ngoài với giá cả hết sức cạnh tranh để tăng cường năng lực sản xuất của mình.
Quan tâm việc bảo vệ môi trường nơi sản xuất, xây dựng thêm các khu công nghiệp dệt nhuộm có hệ thống xử lý nước thải đạt tiêu chuẩn tại các nhà máy
Xây dựng phòng thí nghiệm sinh thái tại Viện dệt may, làm cơ sở cấp chứng chỉ an toàn cho hàng xuất khẩu và kiểm tra các loại hàng hóa, bảo đảm an toàn cho người sử dụng tại Việt Nam cũng như tại các thị trường nhập khẩu.
Công ty quan tâm đến hoạt động trước và sau sản xuất. Xây dựng các phòng thí nghiệm, kiểm tra chất lượng, đảm bảo độ an toàn cho người sử dụng. Điều này tạo được niềm tin cho người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu hàng dệt may của Công ty. Ngoài ra, Công ty còn đầu tư vào hệ thống xử lý nước thải. Hầu hết, các doanh nghiệp đều bỏ qua khâu này để cắt giảm chi phí. Vì vậy, Công ty được sự ủng hộ của người tiêu dùng tại các quốc gia nhập khẩu.
f. Nguồn cung ứng nguyên vật liệu
Hiện nay, Công ty phụ thuộc vào nhiều nhà cung ứng nguyên liệu trên thế giới. Bông, xơ sợi, thuốc nhuộm là những nguyên liệu chủ yếu Công ty nhập khẩu cho hoạt động sản xuất hàng dệt may.
Bông là nguyên liệu nhập khẩu lớn nhất của Công ty. Các nhà cung ứng nguyên liệu này là Mỹ, Ấn Độ, Pháp, Singapore. Tỷ lệ nhập khẩu năm 2009 từ các thị trường là 70%. Nguyên liệu trong nước mới chỉ đáp ứng được 30% cho hoạt động sản xuất kinh doanh xuất khẩu. Hơn nữa, diện tích các vùng nguyên liệu ngày càng bị thu hẹp do lợi nhuận các mặt hàng khác cao hơn và thời gian mùa vụ ngắn hơn. Điều này không chỉ gây khó khăn cho Công ty về nguồn nguyên liệu mà còn bị ép về giá.
Năm 2010 được xem là thời điểm phục hồi của ngành dệt may. Số lượng các đơn hàng của Công ty tăng từ 5-6% so với các năm trước. Nhưng, Công ty không chủ động được nguồn nguyên liệu, phải đặt trước nguồn hàng. Nhu cầu về nguyên liệu đột ngột tăng với số lượng lớn, trong khi cung không đáp ứng đủ cầu. Do đó, giá cả nguyên liệu cũng theo đó mà tăng lên. Giá bông tại New York, Mỹ tháng 10/2010 đã tăng lên hơn 1 USD/pound. Vì vậy, hoạt động xuất khẩu của Công ty bị
hạn chế, không cạnh tranh được về giá cả với các đối thủ. Đây là hạn chế lớn nhất của Công ty trong hoạt động xuất khẩu hàng dệt may.