Tạo nguồn vốn

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH NN MTV Dệt 195 (Trang 76)

rộng thị trường xuất khẩu. Do vậy, Công ty cần phải có giải pháp tạo nguồn vốn khi nguồn vốn tự có hạn hẹp.

Nguồn vốn tự có của Công ty là từ vốn góp của các cổ đông, từ lợi nhuận hàng năm. Công ty sẽ chủ động trong các khoản đầu tư theo chiều sâu. Nguồn vốn này có hạn, do vậy, Công ty phải có kế hoạch phân chia lợi nhuận hợp lý, bổ sung vào nguồn vốn kinh doanh sau mỗi kỳ kinh doanh. Đây là biện pháp tốt nhất, giúp Công ty chủ động nâng cao nguồn vốn tự có.

Nguồn vốn tự có không đủ để mở rộng hoạt động sản xuất, vì vậy, Công ty phải có các giải pháp để huy động nguồn vốn bên ngoài. Nguồn vốn bên ngoài được huy động từ các ngân hàng, Nhà nước cấp, các tổ chức tín dụng.

Đối với nguồn vốn từ Ngân hàng, tổ chức tín dụng : Nguồn vốn này có ưu điểm là có thể huy động được một lượng lớn vào mọi thời điểm. Tuy nhiên, để huy động được nguồn vốn từ ngân hàng, tổ chức tín dụng, Công ty cần phải chứng minh hoạt động kinh doanh có hiệu quả. Đây là cơ sở để các ngân hàng, các tổ chức thương mại đánh giá được khả năng hoàn trả vốn. Kinh doanh hiệu quả, đảm bảo tạo ra lợi nhuận hàng năm sẽ tạo uy tín cho Công ty, tạo niềm tin cho các nhà đầu tư vốn khi xuất vốn cho công ty vay. Để việc vay vốn dễ dàng, Công ty phải xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài với một số ngân hàng, tổ chức thương mại, đồng thời mở rộng mối quan hệ với các ngân hàng, tổ chức thương mại khác. Đây là giải pháp để Công ty có thể huy động vốn nhanh nhất khi cần.

Phát triển vùng nguyên liệu cho ngành dệt may

Thực trạng cho thấy Việt Nam chưa đảm bảo được nguồn nguyên liệu cho ngành dệt may. Diện tích các vùng nguyên liệu ngày càng giảm đi rõ rệt. Nguyên nhân là trồng bông, sợi không tạo ra được nhiều lợi nhuận cho người nông dân, hơn nữa, thời gian thu hoạch lâu hơn các nông sản khác. Hiện nay, Nhà nước chưa có chính sách hỗ trợ cho người nông dân duy trì trồng các loại bông, sợi…Do vậy, hiện tượng tự chuyển đổi cây trồng xảy ra ở nhiều vùng. Do vậy, sự phụ thuộc nguyên liệu của các doanh nghiệp Việt Nam vào bên ngoài ngày càng lớn.

Với thực trạng trên, Nhà nước cần phải có chiến lược quy hoạch vùng trồng cây nguyên liệu, tăng diện tích trồng bông, sợi…Để làm được điều này, Nhà nước phải có các chính sách tác động đến người nông dân như hỗ trợ về vốn, phát triển cơ sở hạ tầng, tạo điều kiện thu mua nguyên liệu ngay tại nơi sản xuất…

Để tăng sản lượng bông, sợi, Nhà nước mời các chuyên gia nước ngoài về tư vấn, chọn giống, phương thức trồng, chăm sóc cây đồng thời giám sát quá trình thực hiện kỹ thuật.

Đào tạo nguồn nhân lực

Hiện nay, nhân lực của Việt Nam trong lĩnh vực dệt may còn thiếu về cả số lượng lẫn trình độ. Vì vậy, Nhà nước cần có các chính sách đẩy mạnh công tác giáo dục, đào tạo đội ngũ lao động lành nghề, đội ngũ thiết kế, quản lý có trình độ

• Tổ chức các cuộc thi thời trang chuyên nghiệp, tạo cơ hội cho các nhà thiết kế thử sức.

• Đầu tư cho các trường đại học hoạt động trong lĩnh vực thời trang, kỹ thuật như khoa thiết kế thời trang của đại học kiến trúc... Đồng thời có các chương trình gắn với thực tiễn cho sinh viên thực hành.

• Mở các lớp đào tạo kiến thức, thao tác sử dụng máy móc ngành dệt may cho công nhân.

• Tạo điều kiện cho các sinh viên học các trường kinh tế, mỹ thuật có cơ hội tiếp xúc với thực tế để tích luỹ kinh nghiệm.

3.3.5. Rút ngắn thời gian làm thủ tục hải quan và mua bảo hiểm hàng hóa

a. Giúp đỡ các doanh nghiệp trong việc làm thủ tục để thông quan

Hiện nay, các thủ tục thông quan còn nhiều bất cập, gây khó khăn cho các doanh nghiệp; vẫn còn nhiều vụ doanh nghiệp Việt Nam phải bồi thường thiệt hại cho đối tác vì giao hàng chậm do thời gian làm thủ tục thông quan lâu, hay thiếu giấy tờ các loại giấy tờ. Vì vậy, để hỗ trợ các doanh nghiệp dệt may Việt Nam, Nhà

nước cần cắt giảm bớt các loại giấy tờ thông quan, giảm thời gian chờ đợi cấp giấy thông quan; giảm phí cảng vụ, lệ phí nâng hạ tại cảng, phí cầu đường, vận chuyển ...

b. Chính sách ưu đãi về thuế

Thuế quan là một trong những yếu tố có tác động đến giá cả của sản phẩm nhằm tăng khả năng cạnh tranh của sản phẩm..Chinh Vì vậy, Nhà nước cần có chính sách hỗ trợ về thuế đối với tất cả các ngành nhất là với ngành dệt may:

• Giảm thuế suất nhập khẩu nguyên liệu cũng như thuế VAT cho các hàng dệt may xuất khẩu.

• Hiện nay, quy định về thuế còn nhiều thủ tục hành chính. Vì vậy, để tạo điều kiện cho các nhà doanh nghiệp kinh doanh, Nhà nước cắt giảm các thủ tục khai thuế, nộp thuế…

• Xây dựng quỹ hỗ trợ cho doanh nghiệp xuất khẩu.

• Hoàn thiện các quy định về thuế giúp các doanh nghiệp dễ dàng khi khai thuế và nộp thuế.

• Cập nhật cho các doanh nghiệp Việt Nam các thông tin luật pháp, chính trị xã hội của Nhật bản đối với hàng dệt may.

LỜI KẾT

Qua thời gian thực tập tại Công ty Dệt 19-5, được trực tiếp tham gia công việc tại phòng Kế hoạch thị trường em đã nắm bắt được quy trình hoạt động cũng như các công việc đặc thù của Công ty. Nhận thấy Mảng xuất khẩu của công ty tuy đã đạt được những thành công nhất định nhưng vẫn có tiềm năng để phát triển mạnh hơn nên em đã đề xuất chọn đề tài: “ Hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH NN MTV Dệt 19/5” để viết Chuyên đề tốt nghiệp và đã được Công ty hết sức ủng hộ và giúp đỡ. Trong Chuyên đề tốt nghiệp này dựa vào việc bám sát tình hình hoạt động xuất khẩu của Công ty cũng như các biến động về kinh tế, xã hội em đã khái quát được thực trạng quy trình xuất khẩu của công ty, đánh giá và rút ra được các ưu điểm, hạn chế để từ đó đè nghị đưa ra các giải pháp khắc phục.

Để hoàn thành được chuyên đề thực tập này, em xin gửi lời cảm ơn tới cô giáo hướng dẫn Ts. Đỗ Thị Đông, và toàn thể các anh chị trong Công ty đã tận tình hướng dẫn em trong quá trình em thực tập, đặc biệt là chú Trần Hồng Tuy – Phó Giám đốc công ty, đã tạo điệu kiện cho em có thể tham gia thực tập, học hỏi tại công ty. Tuy nhiên do khả năng nhận thức còn hạn chế, nên bản Chuyên đề của em không thể tránh khỏi những thiếu sót. Do đó, em mong rằng thầy cô hướng dẫn cũng như quý bạn đọc sẽ góp ý, sửa chữa giúp em, để bản Báo cáo tổng hợp của em được hoàn chỉnh hơn. Em xin chân thành cảm ơn!

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Báo cáo tài chính công ty Dệt 19/5 giai đoạn từ 2007 đến 2011. 2. Cơ cấu tổ chức lao động công ty Dệt 19/5 giai đoạn 2007-2011

3. Báo cáo tổng kết tình hình sản xuất và tiêu thụ công ty Dệt 19/5 năm 2010, 2011

4. Nguyễn Thi Hường, Tạ Lợi ( đồng chủ biên) (2007) Nghiệp vụ ngoại thương Lý thuyết và thực hành, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

5. Đỗ Đức Bình, Nguyễn Thường Lạng ( đồng chủ biên) (2008) Kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội.

6. Anh Quân (2011) “ Xuất khẩu hàng dệt may Việt Nam: triển vọng qua các thị trường chính”, báo điện tử Hải quan Việt Nam, tháng 06/2011

7. Nguyễn Thị Hoàng Mai- Chuyên viên phân tích, “Báo cáo phân tích ngành Dệt may đến năm 2011” email: Mainth@hbbs.com.vn

8. Đinh Thị Thu Hương (2010) “Đẩy mạnh hoạt động xuất khẩu của Công ty Cổ phần Sản xuất Xuất nhập khẩu Dệt may sang thị trường Nhật Bản ”, Chuyên đề tốt nghiệp, Trường đại học Kinh tế quốc dân, Hà Nội

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN HƯỚNG DẪN ………. ……….. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. Hà Nội, ngày...tháng...năm 2012

NHẬN XÉT CỦA GIẢNG VIÊN PHẢN BIỆN ………. ……….. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. ………. Hà Nội, ngày...tháng...năm 2012

Một phần của tài liệu Hoàn thiện quy trình xuất khẩu tại Công ty TNHH NN MTV Dệt 195 (Trang 76)

w