Giáo dục đạo đức cho HS: Thực trạng, giải pháp, liên hệ * Mở bài: “ Tiên học lễ, hậu học văn”, lời dạy của Khổng Tử và dân nhân ta từ ngàn xưa đến nay vẫn còn nguyên giá trị. Bởi lẽ “lễ” ở đây là đạo đức, nhân cách, là cái gốc của con người. Chính vì lẽ đó vấn đề đặt ra cho các trường học nói chung và các trường THCS nói riêng là: Bên cạnh việc dạy chữ, dạy tri thức cho HS là nhiệm vụ trọng tâm, cơ bản thì việc giáo dục đạo đức học sinh cũng không kém phần quan trọng. Điều này đã được Luật giáo dục xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản nhằm hình thành nhân cách con người Việt Nam Xã hội Chủ nghĩa, xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân…”. * Thực trạng: - Đất nước bước vào thời kỳ đổi mới, hội nhập Quốc tế, ngoài những mặt tích cực nó còn làm phát sinh những vấn đề mà chúng ta cần quan tâm. Một số bộ phận thanh thiếu niên, học sinh có dấu hiệu sa sút nghiêm trọng về đạo đức, nhu cầu cá nhân phát triển lệch lạc, thiếu niềm tin trong cuộc sống, không có tính tự chủ dễ bị lôi cuốn vào những việc xấu, thích sống hưởng thụ, thích ăn chơi hoang phí, coi nặng giá trị vật chất, lười lao động và học tập - Trước những ảnh hưởng đó, trong những năm học qua, đơn vị trường tôi đang công tác đã có những việc làm thiết thực để giáo dục đạo đức cho các em học sinh - lứa tuổi THCS với những tâm lý phức tạp: Muốn khẳng định mình, muốn làm người lớn: + Việc giáo dục đạo đức cho HS được thực hiện qua các môn học, bài học cụ thể. Đặc biệt là môn Gáo dục Công dân và các môn KHXH nhân văn. + Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng chính tấm gương của các thầy cô giáo trong trường. + Giáo dục đạo đức cho HS thông qua các hoạt động tập thể: Hoạt động tổ chức câu lạc bộ Lịch Sử, ngoại khóa Văn học; Hoạt động NGLL; tổ chức cho học sinh có thành tích đi tham quan, học tập các di tích Lịch sử trong Tỉnh Nghệ An + Giáo dục bằng cách nêu gương tốt, việc tốt, biểu dương, phê bình trong các buổi chào cờ vào sáng thứ hai. + Kết hợp giáo dục giữa Nhà trường - Gia đình - Xã hội - Bên cạnh những việc làm đó, công tác giáo dục đạo đức cho học sinh ở trường tôi vẫn còn có những vấn đề cần quan tâm, phải bàn bạc: + Một số giáo viên chưa có ý thức thường xuyên trong việc giáo dục đạo đức học sinh qua các bài học. + Một số gia đình phụ huynh chưa có sự kết hợp trong công tác giáo dục đạo đức. Họ còn phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, cho Nhà trường, thiếu quan tâm đến con cái. + Sự vào cuộc của các tổ chức, đoàn thể ở địa phương có lúc, có khi chưa nhiệt tình, vẫn còn những quán bi a, quán Internet hoạt động không đúng nghĩa của nó. + Học sinh còn có một bộ phận nhỏ chưa ý thức được việc học tập, rèn luyện đạo đức tác phong trong nhà trường phổ thông. * Giải pháp: Trước những thực trạng đó, bản thân tôi là một giáo viên xin đưa ra những giải pháp như sau về giáo dục đạo đức cho HS: Một là, tiếp tục phát huy những việc mà Nhà trường, giáo viên lâu nay đã làm tốt như đã nêu ở trên. Hai là, Nhà trường tiếp tục tham mưu xây dựng cơ sở vật chất đầy đủ, khang trang để học sinh được học tập, rèn luyện trong môi trường cảnh qua sư phạm: Xanh - Sạch - Đẹp. Vì môi trường sống có ảnh hưởng rất lớn đến việc hình thành, phát triển nhân cách con người. Ba là, Nhà trường tiếp tục chỉ đạo có hiệu quả cuộc vận động “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, cuộc vận động “Mỗi thầy giáo cô giáo là tấm gương sáng về đạo đức, tự học, sáng tạo”, các giải pháp đột phá của Ngành GD&ĐT Anh Sơn đã đề ra điều đó có tác động trực tiếp đến việc rèn luyện, tu dưỡng đạo đức của học sinh. Bốn là, xác định giáo dục đạo đức cho HS là trách nhiệm của các thầy giáo, cô giáo, Nhà trường, phụ huynh HS và cả hệ thông chính trị của địa phương. Tất câ phải vào cuộc nhiệt tình, quyết liệt. Trước mắt địa phương cần kiểm soát được các ốt bi a, các quán Internet Nhà trường giao cho mỗi giáo viên hàng năm học giúp đỡ từ 1 đến 2 học sinh có biểu hiện sa sút về đạo đức. Năm là, Nhà trường chỉ đạo Đoàn Đội tổ chức nhiều hoạt động bổ ích để tạo sân chơi lành mạnh, thu hút học sinh tham gia. * Liên hệ: - Là một giáo viên vừa trực tiếp đứng lớp, vừa làm công tác chủ nhiệm bản thân tôi đã có những đóng góp vào công tác giáo dục đạo đức HS: + Bản thân tôi luôn gần gũi học sinh, tìm hiểu rõ hoàn cảnh của từng em học sinh, biết lắng nghe, chia sẻ với các em, tạo cho các em có niềm tin, có nghị lực vượt qua những khó khăn, những cám dỗ của cuộc sống. + Mạnh dạn giao cho những học sinh cá biệt những việc làm phù hợp với sở trường, năng lực của các em; kéo các em hòa nhập vào các hoạt động chung của lớp. Làm như thế học sinh thấy mình được mọi người tin yêu, khấn khởi và tự phát hiện ra những khả năng của mình. + Kịp thời tuyên dương, nêu gương những học sinh có ý thức phân đấu tốt trước lớp, trướng toàn thể học sinh trong các buổi lễ chào cờ. + Phản ánh quá trình rèn luyện đạo đức của HS qua sổ liên lạc, qua điện thoại để phối hợp giáo dục với gia đình đồng thời cũng phải nghiêm khắc với một số sai phạm của học sinh. + Bản thân luôn rèn luyện và giữ được các phẩm chất đạo đức của nhà giáo, trước con mắt của học trò, thầy cô là tấm gương sáng để trò học tập và noi theo. Tóm lại: Giáo dục đạo đức cho HS là việc làm thường xuyên liên tục, là nhiệm vụ trọng tâm cơ bản của các Nhà trường và những thầy giáo, cô giáo. Chúng ta cần làm công việc đó với tất cả lương tâm, nhiệt huyết của người giáo viên nhân dân. . người lớn: + Việc giáo dục đạo đức cho HS được thực hiện qua các môn học, bài học cụ thể. Đặc biệt là môn Gáo dục Công dân và các môn KHXH nhân văn. + Giáo dục đạo đức cho học sinh bằng chính. việc giáo dục đạo đức học sinh cũng không kém phần quan trọng. Điều này đã được Luật giáo dục xác định rõ: “Mục tiêu của giáo dục phổ thông là giúp cho học sinh phát triển toàn diện về đạo đức, . xuyên trong việc giáo dục đạo đức học sinh qua các bài học. + Một số gia đình phụ huynh chưa có sự kết hợp trong công tác giáo dục đạo đức. Họ còn phó mặc cho giáo viên chủ nhiệm, cho Nhà trường,