1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

SKKN : Phương pháp dạy học dạng toán đếm hình cho học sinh Tiểu học

14 2,6K 73

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 14
Dung lượng 94,5 KB

Nội dung

Trong thực tế, không ít giáo viên đã coi nhẹ việc dạy các yếu tố hình học trong dạy toán, khi dạy về các yếu tố hình học thờng chỉ giới thiệu qua về nhận dạng hình thông qua đồ dùng trự

Trang 1

Phần mở đầu

i lý do chọn đề tài:

1 Xuất phát từ thực tiễn dạy học :

Trong chơng trình toán học bậc Tiểu học, ngoài nội dung chính là nghiên cứu về số học, các em còn đợc cung cấp một số kiến thức về hình học Tuy mới chỉ mang tính giới thiệu ban đầu, cha đa ra những địng nghĩa, tính chất, … nhng

đối với học sinh tiểu học, việc học phần hình học là một vấn đề khó, ngay cả đối vơí học sinh khá, giỏi

Trong phần hình học ở bậc Tiểu học có một dạng toán đợc giới thiệu, mang tính củng cố, nâng cao đó là: Xác định trong một hình vẽ cho trớc có bao nhiêu hình tam giác, tứ giác - đọc tên các hình tam giác và tứ giác đó Tôi gọi

đó là dạng toán: " đếm hình"

Việc nhận dạng các hình và đếm số hình trong một hình cho trớc gồm nhiều hình ghép lại đã gây không ít khó khăn cho học sinh mà có những lúc còn gây khó khăn cho cả một số giáo viên Mà đây chính là một điều kiện quan trọng, là yếu tố mang tính nền tảng, cơ sở cho sự hình thành kỹ năng vẽ hình, nhìn hình và chứng minh hình phục vụ cho việc học hình học của các em sau này

Yêu cầu của dạng toán là các em phải đếm đủ, đúng và đọc tên chính xác các hình theo yêu cầu Đây là vấn đề phức tạp đối với học sinh do các em trong quá trình học về các hình các em đợc giới thiệu một cách cụ thể, đơn lẻ và rời rạc với thời lợng không nhiều, kết hợp cùng khả năng phân tích, tổng hợp của các em còn cha cao nên khi gặp các hình mang tính phức hợp, các em thờng rất lúng túng, bỏ xót hình trong khi đếm, viết nhầm tên các hình đã đếm đợc thậm trí bị lẫn hình trong khi đếm ( một hình đợc đếm nhiều lần)

Trong thực tế, không ít giáo viên đã coi nhẹ việc dạy các yếu tố hình học trong dạy toán, khi dạy về các yếu tố hình học thờng chỉ giới thiệu qua về nhận dạng hình ( thông qua đồ dùng trực quan ), phơng pháp tính chu vi, diện tích theo đơn vị kiến thức sách giáo khoa, khi gặp dạng toán “ đếm hình ” thờng cho học sinh tự làm hoặc giới thiệu những phơng pháp thủ công đếm hình riêng lẻ

mà cha có những phơng pháp chung đơn giản, dễ hiểu áp dụng vào để giải dạng toán một cách nhanh gọn, dễ hiểu, chính xác và khoa học

2 Xuất phát từ nghiên cứu lý luận :

Việc dạy toán ở Tiểu học nhằm giúp các em biết vận dụng kiến thức toán

từ lý thuyết vào thực hành, rèn luyện kỹ năng thực hành với những yêu cầu hết sức đa dạng và phong phú Mặt khác, thông qua việc giải toán, học sinh xác lập

Trang 2

lại đợc kiến thức lý thuyết đã học từ đó tạo khả năng tìm ra nhiều cách giải mớí

có tính thực tiễn cao hơn

Trong dạng toán “đếm hình” chứa đựng trong nó là mối quan hệ giữa : Điểm - Đoạn thẳng - Hình hình học ( Điểm và đoạn thẳng là gốc rễ của hình học trong chơng trình phổ thông) Nh vậy dạng toán trên có thể xây dựng phơng pháp giải thông qua việc xác định số điểm và số đoạn thẳng trong hình

Với những lý do đã nêu, bài tập nghiên cứu nghiệp vụ s phạm này xin đợc

đề cập đến vấn đề : " Phơng pháp dạy học dạng toán đếm hình cho học sinh Tiểu

học"

ii mục đích nghiên cứu

1 Thực trạng liên quan đến đề tài :

Trong thực tiễn dạy học hiện nay, việc dạy học những yếu tố hình học

trong trờng Tiểu học thờng bị xem nhẹ, mảng kiến thức về giới thiệu hình, đếm hình thừng bị coi là kiến thức “ phụ” , là thứ yếu Đối với học sinh thì đó dờng

nh là những phần kiến thức “ không phải của mình” hoặc không thì cũng là những phần kiến thức khó hiểu, dối dắm, khó nhìn và hay gây chán nản Điều này một phần do dạng toán không đợc đa thành một phần cụ thể mà chỉ đợc cài vào trong một số tiết dới dạng bài tập dời dạc, đơn lẻ, không thể hiện rõ tính hệ thống về kiến thức cũng nh tính liên tục về thời gian

Với phạm vi sáng kiến kinh nghiệm này, tôi mạnh dạn nghiên cứu về

ph-ơng pháp dạy dạng toán: “ Đếm hình” cho học sinh Tiểu học nhằm giúp học sinh giải đợc dạng toán nhanh hơn, chính xác hơn và đơn giản hơn

iii nhiệm vụ nghiên cứu

Khi tiến hành thực hiện đề tài này, tôi đề ra những nhiệm vụ cụ thể nh sau:

- Tìm hiểu quan điểm khi dạy và học những yếu tố hình học nói chung và dạng toán “ đếm hình” nói riêng trong các thầy cô giáo cùng học sinh bậc Tiểu học

- Tìm hiểu hệ thống các bài tập thuộc dạng toán “ đếm hình” trong chơng trình bậc Tiểu học hiện hành đối với lớp 4 và lớp5 ( không phải chơng trình 2000 ) Nghiên cứu, phân loại từ đó tìm phơng pháp giải cho dạng toán

- Điều tra kết quả học tập của học sinh về dạng toán “ đếm hình”

iv phơng pháp nghiên cứu

Để tiến hành nghiên cứu đề tài này tôi đã lựa chọn những phơng pháp sau:

- Phơng pháp phỏng vấn ( giáo viên và học sinh )

- Phơng pháp nghiên cứu tài liệu

- Phơng pháp điều tra, khảo sát..

Trang 3

- Phơng pháp thực nghiệm.



phần thứ hai

nội dung đề tài

I Cơ sở lý luận và thực tiễn :

Giải toán có yếu tố hình học nói chung và dạng toán “ đếm hình” nói riêng là cơ sở, là tiền đề cho các em học tập môn hình học sau này ; là cầu nối giữa lý thuyết hình học và hình học thực tiễn

Giải toán “ đếm hình” có vai trò đặc biệt quan trọng trong việc rèn luyện

và phát triển t duy cho học sinh, đặc biệt là t duy không gian - một dạng t duy hết sức quan trọng trong việc hình thành và phát triển trí tuệ cũng nh nhân cách của học sinh tiểu học

Giải toán “ đếm hình” chính là thực hiện phép t duy nhằm gắn kết những yếu tố rời dạc ( điểm, đoạn thẳng, ) để tạo ra những hình có tính liên kết nhất

định từ những yếu tố rời dạc trên ( hình tam giác, tứ giác, ), từ những hình đơn

lẻ để tạo những hình tổng hợp hơn

Để giải tốt dạng toán “đếm hình” học sinh phải nắm vững các kiến thức cơ bản sau:

- Hiểu đợc các ngôn ngữ hình học nh: điểm, đoạn thẳng,

- Nắm đợc các kí hiệu hình học : kí hiệu điểm, đoạn thẳng, tam giác,

- Các hình học cơ bản nh: hình đoạn thẳng, hình tam giác, tứ giác,

- Nắm đợc những đặc điểm riêng biệt của từng loại hình

- Thấy rõ mối quan hệ giữa hình - đoạn thẳng - điểm và ngợc lại

II Phân tích các vấn đề về lý luận và thực tiễn liên quan đến đề tài , những kết luận cần thiết

1/ Phân tích các vấn đề lý luận và thực tiễn:

Dạng toán “ đếm hình” đợc giới thiệu trong chơng trình Tiểu học nói chung và trong chơng trình lớp 4, 5 nói riêng chỉ yêu cầu các em xác định số hình tam giác và tứ giác trong một hình phức hợp, thực chất hình tam giác và tứ giác chính là một hình đợc tạo bởi các đoạn thẳng nối giữa 3 hoặc 4 điểm không thẳng hàng trong mặt phẳng do vậy ta có thể gải dạng toán theo phơng pháp xác

định số điểm hoặc số đoạn thẳng trong hình vẽ Qua nghiên cứu tôi nhận thấy về cơ bản có thể chia dạng toán “ đếm hình” thành ba dạng sau:

- Dạng 1: Một điểm đợc nối với tất cả các điểm thẳng hàng khác

- Dạng 2: Hình phức hợp

- Dạng 3: Đếm hình theo quy luật của hình sing ra trong quá trình vẽ hình

Trang 4

Với mỗi một dạng toán ta có thể đa ra những phơng pháp giải khác nhau,

ta tiến hành xét từng dạng toán

Dạng 1 : Một điểm đợc nối với tất cả các điểm thẳng hàng khác:

Đây là dạng toán mang tính cơ sở, thờng đợc coi là dễ nhất với dạng đề

nh sau:

Ví dụ : (Bài 6 trang 60 - Toán 4)

a) Đoạn thẳng BC là cạnh của những tam giác nào ?

b) Điểm B là đỉnh của những tam giác nào ?

B C

Khi học sinh đã giải đợc bài toán trên, cách em sẽ nhận biết tơng đối tốt hình vẽ và đa ra kết quả kha nhanh:

a) Đoạn thẳng BC là cạnh của những tam giác: EBC, DBC, ABC ( các

điểm cò lại khác B)

b) Điểm B là đỉnh của những tam giác: BCE, BCD, BCA, BED, BEA, BDA

* Nhận xét phân tích dạng toán - Phơng pháp giải chung :

- Đây là dạng toán hay, dễ tìm ra phơng pháp giải chung và có tính liên hệ với kiến thức phần số học tốt, Đảm bảo tính logic giữa các phân môn trong toán học ( Tuy ở Tiểu học cha chia toán thành các phân môn)

- Sự phát triển của dạng toán phù hợp với quy luật phát triển t duy

- Gắn chặt đợc yếu tố cơ sở của hình học là điển và đoạn thẳng với các hình hình học mà cụ thể là tam giác và tứ giác

- Dễ gây hứng thú học tập hình học cho học sinh, tạo điều kiện tốt và thúc đẩy mạnh tính độc lập, sáng tạo cho học sinh

- Đa ra đợc nhữg phơng pháp giải chung đơn giản, dễ hiểu và có tính thực tiễn cao

- Tuy nhiên, khi giải dạng toán này học sinh thờng chỉ dựa vào cách giải chung để tìm ra đáp số ( đặc biệt là đối với những bài toán có số hình

t-ơng đối lớn) do đó khi dạy dạng toán này cần thật chú ý đến việc chỉ rõ

số hình trên hình vẽ ( Khi dã có đáp số về số hình học sinh rất hứng thú khi đi tìm đủ số hình đã tìm đợc qua cách giải chung)

A

D

E

Trang 5

- Phơng pháp chung : Xác định số đoạn thẳng có trên đờng thẳng chứa các điểm thẳng hàng ( cạnh đáy ) theo công thức: Nếu có n điểm thẳng hàng thì có n.(n - 1):2 đoạn thẳng Số đoạn thẳng này chính bằng số hình tam giác trong hình Khi viết tên các tam giác thì viết theo thứ tự nhất định ( lấy đỉnh chung rồi kết hợp với lần lợt các cặp điểm trên cạnh đáy)

Dạng 2: Hình phức hợp:

Dựa vào tính phức tạp của hình vẽ, sự kết hợp giữa yếu tố “ điểm” và đoạn thẳng không có quy luật cụ thể liên quan đến việc đếm hình tôi đã tách riêng loại toán này nhằm giúp học sinh dễ nhận biết dạng để lựa chọn phơng pháp giải hợp

lý hơn

Ví dụ :(Bài 5 trang 53- Toán 4)

Gọi tên các hình tam giác có trong

hình vẽ bên 1

2 Sau khi giải bài toán trên, học sinh sẽ giải tơng đối chính xác ví dụ 2 bằng phơng pháp " đánh số ":

Hình tên có các tamgiác: ADC, BDM, BMC, DBC, ABC

* Nhận xét dạng toán – Phơng pháp giải chung:

- Đây là dạng toán hay, tơng đối phức tạp nhng có vai trò rất lớn trong việc

rèn luyện khả năng nhìn hình, phân tích hình cho học sinh Đối với dạng toán này buộc học sinh phải nhìn vào hình, căn cứ trực tiếp những yếu tố có trên hình

vẽ để làm bài nên trong quá trình hớng dẫn học sinh cần chú ý đến khả năng tập trung của từng em, phải chữa nhiều bài tập ở những hình ít tính phức hợp trớc

- Đối với dạng toán phức hợp này rất khó tìm ra một công thức chung để tính số hình tạo thành mà theo tôi phơng pháp tối u nhất là đánh số vào các hình

đơn trong hình vẽ sau đó xác định những hình đơn, hình ghép 2, ghép 3, cho

đến khi đợc hình tạo do ghép số hình đơn lớn nhất

D ạ ng 3: Đếm hình theo quy luật:

Đây là dạng toán chỉ gặp trong phần toán bồi dỡng học sinh giỏi, dạng toán yêu cầu học sinh phải tìm ra đợc quy luật của sự tạo hình từ đó xác định đợc

số hình theo yêu cầu của đề

Ví dụ :

Nối điểm giữa các cạnh của hình

vuông thứ nhất ta đợc hình vuông thứ

A

3

Trang 6

hai Nối điểm giữa các cạnh hình

vuông thứ hai ta đợc hình vuông thứ

ba và tiếp tục vẽ nh vậy mãi (xem

hình)

Hãy tìm số tam giác có trong hình khi

vẽ đến hình vuông thứ 100

Phân tích tơng tự nh đối với ví dụ 1 ta có:

- Vẽ hình vuông tứ nhất thì số tam giác có là : 0

- Vẽ hình vuông thứ hai thì số tam giác có là : 4

- Vẽ hình vuông thứ ba thì số tam giác có là : 8 ( 8 = 2.4)

- Vẽ hình vuông thứ t thì số tam giác có là : 12 (16 = 3.4)

(Hớng dần học sinh phát hiện ra quy luật: Số hình tam giác đợc tạo ra bằng tích của số lần vẽ trừ 1 với 4)

- Vậy vẽ hình vuông thứ 100 thì số tam giác có là:

(100 - 1) 4 = 396 (hình tam giác trên hình)

*- Mở rộng dạng toán: Nếu vẽ đến hình vuông thứ n thì số tam giác tạo thành là:

(n - 1).4 (Tam giác)

Nhận xét dạng toán - phơng pháp giải:

Đây là một dạng toán hình học khó đối với học sinh Tiểu học bởi tính khái quát của nó Một yêu cầu bắt buộc để giải đợc loại toán này đó chính là phải tìm

ra qui luật tạo hình của hình vẽ trong quá trình vẽ hình Sẽ không giải đợc loại toán này nếu những ngôn ngữ hình học hiểu không đúng, kỹ năng vẽ hình yếu

Để học sinh dễ hiểu, nắm bắt nhanh đợc dạng toán cần hớng dẫn học sinh

vẽ hình theo từng bớc yêu cầu của đề bài, vẽ đến đâu xác định luôn số hình cần tìm trên hình vẽ tới đó sau đó so sánh số lợng hình tìm đợc qua các bớc tính để tìm ra quy luật tạo hình ( chú ý phân tích số hình theo tích hoặc tổng có liên quan tới số bớc vẽ)

2 Những kết luận :

Để tiến hành dạy và học dạng toán “đếm hình” đạt kết quả tốt theo tôi cần chú ý đến một số vấn đề trọng tâm sau:

- Hớng dẫn và giải thích cụ thể, chính xác (theo ngỡng kiến thức của bậc Tiểu học) về những khái niện hình học :Điểm, đoạn thẳng, thẳng hàng,

điểm giữa,

- Giúp học sinh thấy rõ các hình hình học đợc tạo nên nhờ các đoạn thẳng (Thông qua các điểm)

Trang 7

- Trong dạng toán “đếm hình” một bài có thể có nhiều cách giải, phải luôn động viên các em tìm tòi các cách giải khác nhau

- Học sinh đợc thực hiện vẽ hình hiều lần, quan sát trên hình nhiều lần

đối với mỗi bài

- Trong giải toán hình học luôn cần sự hỗ trợ của kiến thức số học do vậy không nên để học sinh hiêủ rằng hình học là một vấn đề hoàn toàn riêng biệt, không liên quan tới số học mà ngợc lại các em phải huy

động những kiến thức, những phơng pháp t duy của số học vào hình

III đề xuất giải pháp s phạm:

- Nhắc lại khái niệm về điểm, đoạn thẳng, lấy đó làm cơ sở để giải toán hình học

- Phân tích các hình trong mối quan hệ với các điểm, đoạn thẳng để học sinh nhận biết đợc dấu hiệu của các dạng hình dần dần xác định đợc những hình

là hợp của một số hình

- Cần làm và thực hiện sử dụng đồ dùng trực quan một cách khoa học, tránh thái quá để học sinh có cảm giác hình học chỉ là những hình đơn lẻ, dời dạc Chỉ thực hiện đồ dùng để gợi mở t duy ban đầu sau đó cần đa học sinh tiếp cận một cách khoa học với các hình hình học dới dạng thuật ngữ toán học theo con đờng :

Vật thật Mô hình Thuật ngữ hình học

- Thực sự quan tâm đến việc rèn kỹ năng vẽ hình cho học sinh - Đây là một yêu cầu hết sức quan trọng trong việc học hình của học sinh

IV thực nghiệm:

1 Mục đích của thực nghiệm:

Trong quá trình nghiên cứu đề tài tôi tiến hành nhờ đồng nghiệp cùng tôi tiến hành dạy thực nghiệm ở hai lớp khác nhau, một lớp dạy theo quan điểm bình thờng của đồng nghiêp và một lớp dạy theo phơng pháp, quan điểm đã đa ra trong đề tài, sau khi dạy tiến hành kiểm tra đánh giá kết quả học tập của từng lớp

để đối chiếu, so sánh nhằm kiểm định hiệu quả của các phơng pháp, quan điểm trong việc dạy dạng toán : “ đếm hình” đối với học sinh Tiểu học

2 Nội dung thực nghiệm :

Do dạng toán không đợc đa vào chơng trình thành một tiết cụ thể nên tôi tiến hành thực nghiệm ở hai đối tợng học sinh:

- Hai lớp học đại trà (bình thờng)

- Hai lớp học sinh giỏi

Trang 8

Tôi nhờ hai đồng nghiêp, một ngời soạn giảng ở lớp đại trà, một ngời soạn giảng

ở lớp học sinh giỏi theo quan điểm của cá nhân họ còn tôi soạn hai giáo án đối với hai lớp và trực tiếp dạy hai tiết ở hai lớp đối chứng

3 Kết quả thực nghiệm :

a) Kiểm tra chất lợng trớc khi thực nghiệm :

a.1) Lớp đại trà:

Lớp Sĩ số Yếu % Chất lợng T.B % Khá

giỏi %

a.2) Lớp học sinh khá giỏi khối 5:

Lớp Sĩ số Yếu % Chất lợng T.B % Khá

giỏi %

Đối chứng

(Trờng TH Nam

Hồng)

Thực nghiệm

(Trờng TH Hồng

Phong )

* Phân tích số liệu:

Để tiến hành thực nghiệm tôi đã chọn hai lớp đại trà có số học sinh nh nhau ( cùng là 32 học sinh), có chất lợng tơng đối bằng nhau đối với lớp đại trà cũng nh lớp học sinh giỏi của hai trờng

- Đối với lớp đại trà, lớp thực nghiệm tuy có số học sinh đạt điểm khá, giỏi cao hơn nhng số học sinh có điểm dới 5 năm cũng cao hơn Điều này chứng tỏ học sinh của lớp thực nghiệm học lệch hơn so với lớp đối chứng

- Đối với lớp học sinh giỏi, lớp thực nghiệm có tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi cao hơn điều đó chứng tỏ học sinh lớp thực nghiện nắm những yếu tố hình học cơ bản tơng đối tốt, khả năng nhận dạng hình khá hơn b) Kiểm tra sau khi giảng thực nghiệm:

b.1) Lớp đại trà:

Lớp Sĩ số Yếu % Chất lợng T.B % Khá

giỏi %

b.2) Lớp học sinh giỏi:

Trang 9

Lớp Sĩ số Yếu % Chất lợng T.B % Khá

giỏi %

Đối chứng

(Trờng TH Nam

Hòng)

Thực nghiệm

(Trờng TH Hồng

Phong)

* Phân tích số liệu:

+ Đối với lớp đại trà:

So sánh chất lợng qua hai lần kiểm tra ta thấy:

- Đối với lớp đối chứng, chất lợng có tăng cả về tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi lẫn học sinh đạt điểm trung bình và số học sinh yếu đã giảm Tuy các

em vẫn đợc dạy theo phơng pháp cũ song do trong một tuần, các em đợc tiếp cận liên tiếp các dạng toán “ đếm hình” nên khả năng t duy hình học có tăng, điều đó

có thể lý giải đợc (Tỷ lệ tăng ít)

- Đối với lớp thực nghiệm, chất lợng tăng khá cao so với trớc khi áp dụng phơng pháp, quan điểm mới Điều đó chứng tỏ tác dụng tốt của quan điểm dạy học đợc đề cập đến trong các phần trên Đặc biệt là số học sinh đạt điểm khá, giỏi tăng nhiều và số học sinh điểm yếu kém giảm khá nhiều

+ Đối với lớp học sinh khá giỏi kết quả rất rõ rệt, Tỷ lệ học sinh đạt điểm khá giỏi tăng cao hơn rất nhiều so với trớc khi thực nghiệm cũng nh so với lớp đối chứng

Phần thứ ba

đề xuất và kết luận

1 Những đề xuất:

- Về nội dung: Nội dung của các bài tập thuộc dạng toán “ đếm hình” trong chơng trình toán Tiểu học tơng đối đa dạng và phong phú nhng cha mang tính liên tục, điều này có ảnh hởng rất lớn tới chất lợng học dạng toán của học sinh

do khả năng ghi nhớ của các em ở lứa tuổi này tuy nhanh nhng cha bền vững Thời gian giành cho yếu tố hình học của các tiết còn ít (chỉ là chữa bài tập cuối bài học và bài tập về nhà) Vì vậy cần tăng thêm số lợng bài tập cũng nh các bài tập cần đợc bố trí một cách hợp lý hơn, liên tục hơn trong chơng trình

- Về phơng pháp: Những tài liệu giành cho giáo viên tham khảo về phần hình học đặc biệt là phơng pháp dạy hình trong trờng Tiểu học còn ít Theo tôi nên quan tâm hơn nữa đến những yếu tố hình học trong chơng trình, cần có những chuyên dề về hình học trong chơng trình một cách hợp lý hơn (Hiện nay các chuyên đề về hình học chủ yếu giành cho bồi dỡng học sinh giỏi), điều đó không

Trang 10

chỉ giúp giáo viên và học sinh tiếp cận tốt hơn nữa với các yếu tố hình học mà con giúp thay đổi quan điểm của một phần không nhỏ giáo viên cho rằng yếu tố hình học trong chơng trình Tiểu học là thứ yếu, là không cần thiết,

- Về cơ sở vật chất : Các trờng hầu nh chỉ có những đồ dùng nhằm giới thiệu những hình đơn lẻ mà cha có những bộ lắp ghép hình (nh môn Tiếng Việt hoặc môn Kĩ thuật) do vậy sự tiếp cận với hình học của học sinh Tiểu học gặp rất nhiều khó khăn Theo tôi song song với việc sắp xếp, bố sung chơng trình, hoàn chỉnh về phơng pháp thì một việc hết sức quan trọng đó là nghiên cớu những bộ

đồ dùng hoàn chỉnh giành cho việc dạy các yếu tố hình học trong trờng Tiểu học

2 Kết luận:

Cũng nh phần mở đầu đã nêu, việc dậy và học các yếu tố hình học cho học sinh bậc Tiểu học là rất cần thiết và quan trọng Trong nội dung các yếu tố hình học đợc đề cập đến trong chơng trình toán Tiểu học thì dạng toán “ đếm hình” có vai trò đặc biệt quan trọng Nó không chỉ là những kiến thức cơ sở bản đầu mà còn có tính chất định hớng tâm lý, hứng thú cho việc học hình sau này (Dạng toán này không đợc nhắc lại ở bậc THCS) Với khả năng và thời gian có hạn, trong bài tập nghiên cứu nghiệp vụ s phạm này tôi mới chỉ thực hiện đợc một số vấn đề sau:

- Nghiên cứu và chỉ rõ bản chất của dạng toán : “đến hình” trong

ch-ơngtrình toán bậc Tiểu học

- Tìm hiểu đợc quan điểm của một số giáo viên và học sinh đối với việc dạy và học các yếu tố hình học nói chung và dạng toán “đếm hình” nói riêng

- Nghiên cứu, phân loại và đa ra một số phơng pháp giải toán thuộc dạng

đã nêu

- Nghiên cứu về trang thiết bị, đồ dùng dạy học phục vụ cho việc dạy các yếu tố hình học nói chung và dạng toán “đếm hình” nói riêng

Tóm lại: Việc dạy và học các yếu tố hình học nói chung và dạng toán “ đếm hình” nói riêng là một vấn đề hết sức quan trọng, nó quan trọng không chỉ về kiến thức của môn hình học, về tác động của nó trong việc hình thành và phát triển năng lực t duy cho học sinh mà nó còn trở nên quan trọng do không ít giáo viên xem nhẹ nó trong quá trình giáo dục

Với sáng kiến kinh nghiệm này, tôi không có tham vọng lột tả hết tầm quan trọng của các yếu tố hình học cũng nh nội dung, phơng pháp của dạng toán

“ đếm hình” mà chỉ trình bày quan điểm cũng nh kết quả nghiên cứu của mình

về vấn đề “ dạy học dạng toán đếm hình cho học sinh Tiểu học” Với khả năng

Ngày đăng: 06/06/2015, 16:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w