Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp
Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị MỤC LỤC LỜI MỞ ĐẦU 5 NỘI DUNG TIỂU LUẬN 7 Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp 7 1. Rủi Ro Từ Thảm Họa: 7 1.1. Thảm Họa Động Đất: 8 1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa: 9 1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt: 9 1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn: 10 1.5. Thảm Họa Do Chiến Tranh: 11 1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố: 11 2. Rủi Ro Tác Nghiệp: 12 2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng Nguyên Liệu: 12 2.2. Rủi Ro Trong Tổ Chức Doanh Nghiệp: 14 3. Rủi Ro Thương Mại: 19 3.1. Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: 19 3.2. Rủi Ro Từ Các Vụ Kiện Bán Phá Giá: 20 3.3. Rủi Ro Từ Toàn Cầu Hóa: 22 3.4. Đầu Tư Quốc Tế : 25 Chương 2: Các Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro 28 1. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Từ Thảm Họa: 29 2. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp: 30 3. Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Thương Mại: 31 KẾT LUẬN 34 Page 1 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị LỜI MỞ ĐẦU { Trên thế giới, Quản trị doanh nghiệp trở nên phổ biến từ đầu thập kỷ 90 của thế kỷ trước. Đặc biệt đối với các nước Châu Á sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 1997, các doanh nghiệp đã nhận thức được tầm quan trọng và giảm thiểu rủi ro trong quá trình vận hành khi áp dụng nguyên tắc Quản trị công ty tốt, trong đó quản lý rủi ro là trọng tâm. Đồng thời xu thế hội nhập kinh tế làm cho hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp không còn bó hẹp trong phạm vi mỗi nước mà đã vượt qua biên giới quốc gia để hòa vào dòng chảy kinh tế khu vực và thế giới, bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế một mặt đã mang đến cho doanh nghiệp thêm nhiều cơ hội nhưng bên cạnh đó cũng phải thường xuyên đối mặt với những rủi ro trong hoạt động sản xuất. Đặc biệt quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất ngày càng trở nên quan trọng đối với từng doanh nghiệp. Một trong những vấn đề là khi doanh nghiệp tham gia thương trường phải luôn luôn chấp nhận và đối mặt với rất nhiều nguy cơ rủi ro, tổn thất về tinh thần, tài sản, sự nghiệp,… Vậy câu hỏi đặt ra là: Doanh nghiệp có thể hạn chế được rủi ro để nâng cao hiệu quả sản xuất và duy trì sự phát triển bền vững hay không? Trong quá trình sản xuất doanh nghiệp gặp phải những rủi ro gì? Ứng xử của doanh nghiệp trước những rủi ro đó ra sao? Đã có chiến lược điều hành kiểm soát rủi ro đó như thế nào? Còn những tồn tại gì trong quá trình thực hiện?. Do đó cách tốt nhất cho doanh nghiệp để tồn tại và phát triển là thực hiện chức năng quản trị chung, phát triển chức năng quản trị đồng bộ rủi ro bằng cách tăng cường nhận dạng, kiểm soát rủi ro và tài trợ phục hồi trong quá trình sản xuất khi rủi ro xảy ra. Xuất phát từ thực tiễn trên chúng tôi tiến hành nghiên cứu đề tài: “Phân tích các rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp và Page 2 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị biện pháp quản trị”. Trong quá trình nghiên cứu nhóm không tránh khỏi những thiếu xót mong thầy cùng các bạn thông cảm và đóng góp ý kiến cho bài tiểu luận được hoàn chỉnh hơn. Nhóm thành thật cảm ơn! Page 3 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị NỘI DUNG TIỂU LUẬN { Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp 1. Rủi Ro Từ Thảm Họa: Trong sản xuất kinh doanh và hoạt động sản xuất nông nghiệp nói chung thì nguy cơ gặp các rủi ro từ thảm họa là rất lớn chẳng hạn như: động đất, sự phun trào của núi lửa, lũ lụt, hỏa hoạn, chiến tranh, khủng bố . . . gây thiệt hại về tài sản của quốc gia như: cơ sở hạ tầng bị phá hủy…và thiệt hại cho các doanh nghiệp và người dân chẳng hạn như: nhà xưởng, máy móc thiết bị hư hỏng nặng hoặc bị phá hủy, không thực hiện được các hợp đồng kinh tế đã ký; lương thực, hoa màu bị hư hỏng hoặc mất trắng…. đó là chưa kể đến những thiệt hại về người nếu có và việc khắc phục hậu quả và ổn định việc làm sau thảm họa. Ngoài ra thì thảm họa cũng sẽ gây hoang mang, lo sợ, mất ổn định trong một bộ phận công nhân viên đang làm việc tại công ty làm cho năng suất lao động kém; còn người dân thì không còn đủ vốn để tái sản xuất . . . Mặt khác, các thảm họa xảy ra trong sản xuất cũng làm ảnh hưởng rất lớn đến nền kinh tế vĩ mô của đất nước như là làm cho lạm phát tăng cao do thiếu lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu . . . và tốc độ tăng trưởng GDP có thể sẽ bị giảm mạnh làm ảnh hưởng đến nền kinh tế của Quốc gia. Sau đây là một vài ví dụ cho thấy ảnh hưởng của rủi ro do thảm họa gây ra đối với nền kinh tế của các nước: Page 4 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị 1.1. Thảm Họa Động Đất: Doanh nghiệp sản xuất thiết bị phát điện lớn nhất Trung Quốc là Công ty Tập đoàn Điện khí Đông phương, tỉnh Tứ Xuyên, đang đứng trước tình hình khó khăn chưa từng thấy do động đất gây ra. Ước tính riêng thiệt hại tài sản cố định của công ty là 600 triệu nhân dân tệ. Tứ Xuyên lại là một tỉnh nông nghiệp lớn, chiếm 8,2% tổng diện tích trồng trọt cả nước, sản lượng lương thực chiếm 9,2%, nhất là gạo chiếm 9,2% sản lượng gạo TQ. Động đất làm nông nghiệp bị thiệt hại nặng về trang thiết bị, tư liệu sản xuất và công cụ sản xuất, do đó sản lượng lương thực sẽ bị giảm. Tứ Xuyên còn là vùng sản xuất thịt heo lớn nhất TQ. Động đất gây khó khăn cho giao thông vận tải nên việc chuyên chở heo sống sang tỉnh khác bị hạn chế, làm giá thịt tăng lên. Bản báo cáo trên cho thấy lượng thịt heo do Tứ Xuyên cung cấp ra tỉnh ngoài chiếm 4% tổng lượng tiêu thụ thịt heo của TQ. Động đất làm giảm một nửa lượng thịt heo xuất ra ngoài tỉnh, do đó sẽ làm giá thịt heo tăng khoảng 6%. Công ty Trung Tín cho rằng động đất sẽ làm chỉ số giá tiêu dùng CPI cả năm tăng 0,3%. Tứ Xuyên cũng là tỉnh sản xuất khí đốt lớn nhất TQ, chiếm 27% sản lượng khí đốt cả nước. Báo cáo trên cho biết, giả thiết động đất làm giảm một nửa sản lượng khí đốt của tỉnh này thì cuối cùng sẽ làm chỉ số giá xuất xưởng của hàng hóa công nghiệp PPI tăng 0,4%. Theo báo cáo của Cục Thống kê Nhà nước, giá tiêu dùng tăng 8,5%. Công ty Trung Tín cho rằng sau hai vụ thiên tai bão tuyết và động đất vừa rồi, Chính phủ Trung Quốc hầu như không thể thực hiện được mục tiêu kiềm chế lạm phát ở mức 4,5% nữa. “Sơ bộ ước tính trận động đất Vấn Xuyên sẽ làm tốc độ tăng trưởng GDP hạ thấp 0,2%” nhà phân tích vĩ mô hàng đầu của Công ty Chứng khoán Trung Tín Chư Kiến Phương nói. Động đất làm cho sản xuất ở vùng chịu tác hại bị gián đoạn khoảng 1 tháng. Vùng này chiếm 50% GDP tỉnh Tứ Xuyên hoặc 2% GDP cả nước Page 5 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị cho nên tốc độ tăng trưởng sản xuất công nghiệp toàn quốc sẽ giảm 0,3%. Do thiệt hại lớn về người và tài sản nên tốc độ tăng tiêu dùng của vùng thiên tai sẽ giảm 30%, dẫn đến tiêu dùng của cả nước giảm 0,6%. Báo cáo của Công ty Trung Tín cho rằng huyện Vấn Xuyên ở tâm chấn là vùng núi, chiếm 0,3% sản lượng công-nông nghiệp Tứ Xuyên. Các tỉnh, thành phố bị rung chuyển tương đối nặng như Cam Túc, Thiểm Tây, Trùng Khánh, Vân Nam, Sơn Tây, Quý Châu và Hồ Bắc chỉ chiếm 18% GDP cả nước và về cơ bản sản xuất không bị phá hoại. 1.2. Thảm Họa Do Núi Lửa: Đám mây bụi núi lửa đang hoạt động từ Iceland lan rộng khắp châu Âu, gây ra những tình huống chưa từng có tiền lệ trong lịch sử và ảnh hưởng đến hàng loạt lĩnh vực tại châu lục này, sau gần một tuần vận tải hàng không bị tê liệt. Hoạt động kinh doanh nói chung cũng bị thiệt hại do phải huỷ hàng loạt các cuộc họp, nhiều nhân viên bị mắc kẹt ở nước ngoài và sự chậm trễ của hoạt động thư tín bằng đường không. Khả năng sản xuất ở một số nước như Anh có thể chịu ảnh hưởng vì công nhân không thể quay lại làm việc đúng kế hoạch. Nhiều công ty chuyển phát nhanh có quy mô lớn như FedEx, DHL và TNT đã thông báo về việc chậm trễ hoặc gián đoạn trong dịch vụ của mình. 1.3. Thảm Họa Do Lũ Lụt: Tại Việt Nam, chỉ tính riêng năm 2007, thiên tai đã làm 435 người chết và mất tích, 7.800 ngôi nhà bị sập đổ, 113.800 ha lúa bị hư hại, phá hủy và làm hư hỏng nặng 1.300 công trình đập, cầu, cống, làm sạt lở 1.500 km đê, thiệt hại ước tính 11.600 tỷ đồng, tương đương 1% GDP. Đầu tháng 8/2008 và đầu tháng 7/2009, mưa lũ và sạt lở ở các tỉnh miền núi phía Bắc đã gây thiệt hại lớn về người và của Page 6 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị cải. Đầu năm 2008, trận rét lịch sử kéo dài 40 ngày đã làm hơn 150.000 hec ta lúa, 9.600 héc ta mạ bị chết. Tại các tỉnh miền núi phía Bắc, chỉ tính riêng về giống, thiệt hại đã lên tới khoảng 180 tỷ đồng, gia súc bị chết thiệt hại khoảng 200 tỷ đồng. Các ngành công nghiệp sản xuất trong vùng cũng bị đình trệ do hệ thống giao thông bị ách tắc, thiếu lao động, nhà xưởng và máy móc bị hư hỏng nặng, các nguồn cung cấp nguyên liệu từ nông nghiệp có xu hướng bị di chuyển, . . . 1.4. Thảm Họa Do Hỏa Hoạn: Theo cơ quan chức năng, chỉ trong 6 ngày cuối năm 2009 và đầu năm 2010, trên địa bàn TP.HCM xảy ra ít nhất 13 vụ cháy. Trong đó chiếm hơn một nửa cơ sở sản xuất, nhà xưởng của doanh nghiệp, hộ kinh doanh như vụ cháy xảy ra tại các công ty Pouyen, Tân Nghĩa Phát, Cty CP bột mì Bình An . . . Gần đây nhất là vụ hỏa hoạn xảy ra vào khoảng 9h ngày 4/1/2010, tại một nhà xưởng của cơ sở sản xuất sợi vải thuộc ấp Vân Hàn, xã Trung Lập Thượng, huyện Củ Chi. Nguyên nhân vụ cháy được xác định là do độ ma sát từ mô tơ máy đánh tơi sợi bông dẫn đến bắn ra các tia lửa điện rồi cháy bén vào nguyên vật liệu sản xuất sợi vải dẫn đến phát hỏa, thiêu hủy một diện tích lớn của nhà xưởng. Hay vụ hỏa hoạn ở Công ty Cheer Hope Việt Nam - Khu công nghiệp Biên Hòa 1 (Đồng Nai). Theo cơ quan điều tra thì nguyên nhân xảy ra hỏa hoạn là do chập điện ở khu vực phun sơn. Ông Chu Văn Liên- Phó trưởng phòng Cảnh sát PCCC Công an tỉnh Đồng Nai cho biết, thống kê ban đầu của phía Công ty không có thiệt hại về người, riêng tài sản thiệt hại từ phía Công ty Cheer Hope Việt Nam là 100%, gồm 6 nhà xưởng với diện tích khoảng 22.000m 2 , 20 xe gắn máy của công nhân và hàng trăm xe đạp đã bị thiêu rụi. Tổng giá trị thiệt hại ước tính là 2 triệu USD. Công ty Great Veca nằm cạnh bên cũng bị ảnh hưởng, tuy nhiên, thiệt hại không đáng kể, do lực lượng chữa cháy đã ngăn chặn kịp thời. Page 7 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Ban Giám đốc Công ty đã thông báo chính thức cho hơn 1.000 công nhân đang làm tại đây về tình hình hiện tại của Công ty. Theo đó, nếu công nhân nào không muốn đi làm thì Công ty sẽ xắp sếp giải quyết tiền lương và chế độ nghỉ việc thỏa đáng. Đối với công nhân vẫn muốn làm việc thì liên hệ trực tiếp với Công ty để có thể sắp xếp chỗ làm mới. Theo Lãnh đạo Công ty, trước mắt, một số công nhân vẫn làm việc tại nhà xưởng 1. Số còn lại sẽ được chuyển tới làm việc tạm thời tại Khu công nghiệp Tam Phước, huyện Long Thành. 1.5. Thảm Họa Do Chiến Tranh: Nhìn lại 3 thập kỷ qua, thế giới đã trải qua 4 cú sốc dầu lửa: năm 1973, sau khi OPEC thực hiện cấm vận; năm 1979; năm 1990 và năm 1999-2000, OPEC giảm sản lượng. Thống kê cho thấy, mỗi lần giá dầu thường tăng gấp hơn 3 lần, góp phần đẩy nền kinh tế thế giới vào tình trạng suy thoái sâu hơn. Giá dầu cao tác động đến nền kinh tế theo 2 cách. Một là, tăng gánh nặng chi phí doanh nghiệp và kéo theo là tăng giá thành sản phẩm. Hai là, giảm bớt nguồn thu của các nước nhập khẩu, buộc các nước này phải hạn chế chi tiêu. Ngoài ra, việc tăng giá dầu còn tạo ra tâm lý hoang mang, xáo trộn trên thị trường chứng khoán, thay đổi trong chính sách tài chính tiền tệ của từng quốc gia. Xét về mức độ phụ thuộc của các nước vào nguồn dầu của vùng Vịnh, việc nền kinh tế phải chịu ảnh hưởng lớn từ cuộc chiến tại Iraq là điều hoàn toàn không thể tránh khỏi. 1.6. Thảm Họa Do Khủng Bố: Ngay sau các vụ đánh bom , cổ phiếu trên khắp châu Âu đã rớt giá. Cụ thể, chỉ số FTSE trên thị trường Anh lập tức giảm 4% trong khi ở Pháp, Đức, Hà Lan và Tây Ban Nha giá cổ phiếu giảm khoảng 3%. Đồng bảng Anh cũng trượt giá do các nhà đầu tư nhanh chóng tìm đến giải pháp an toàn ở đồng franc Thụy Sĩ hoặc vàng. Page 8 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Cơn chấn động lan đến tận Mỹ và thậm chí cả Nam Phi. Bên cạnh đó, sức công phá của các vụ khủng bố cũng tác động mạnh nhất đến các công ty du lịch và bảo hiểm trên toàn cầu. 2. Rủi Ro Tác Nghiệp: 2.1. Rủi Ro Về Nguyên Vật Liệu Trong Đầu Tư Vùng Nguyên Liệu: Trong giai đoạn từ năm 2003 trở về trước, hầu hết các nhà máy đường ở Việt Nam chịu tình trạng thua lỗ và gánh những khoản nợ lớn do chủ yếu ảnh hưởng bởi sự thiếu hụt trầm trọng của nguồn nguyên liệu. Đại đa số các nhà máy đường hoạt động cầm chừng, dưới công suất thiết kế. Việc thiếu hụt nguồn nguyên liệu cho Ngành đường Việt Nam có thể nói do nhiều nguyên nhân khách quan tác động. • Thứ nhất, ngay từ ban đầu, với sự quản lý lỏng lẻo trong việc lập kế hoạch phát triển ngành đường, tổng công suất thiết kế của tất cả các nhà máy đường được cấp phép thành lập vượt xa so với nguồn cung ứng nguyên liệu mía ở tại các địa phương. • Thứ hai, sự biến động về giá đường trong nước cũng như quốc tế cũng đã có những ảnh hưởng không nhỏ đến việc duy trì việc trồng mía để cung cấp cho các nhà máy đường trong nước và đã có sự canh tranh gay gắt giữa cây mía và các loại cây trồng khác như cây cao su, cây sắn, cây điều . . . làm giảm diện tích trồng mía. • Thứ ba, sự cạnh tranh không lành mạnh giữa các nhà máy đường với nhau trong việc thu gom mía nguyên liệu trong giai đoạn thiếu hụt nguyên liệu làm cho giá mía tăng kỷ lục. Thí dụ như, tại các tỉnh đồng bằng sông Cửu long vào cuối vụ sản xuất đường 2005/2006, giá mía đang từ 400.000 đồng/tấn tăng lên đến 600.000 đồng – 700.000 đồng/tấn đã làm cho đại đa số các nhà máy sản xuất đường trong khu vực phải chịu lỗ do chi phí giá thành nguyên vật liệu quá cao. Page 9 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Chịu ảnh hưởng chung tình trạng của Ngành, trong giai đoạn đầu doanh nghiệp cũng đã gặp không ít khó khăn trong việc thu mua nguyên liệu cho nhà máy. Công ty đã nghiên cứu và vận dụng nhiều biện pháp nhằm đảm bảo ổn định nguồn nguyên liệu bao gồm đầu tư về tài chính cho các hộ nông dân để mua cây giống, phân bón, thuê đất trồng trọt, xây dựng hệ thống tưới tiêu, triển khai công tác khuyến nông để hỗ trợ cho nông dân trồng mía về kỹ thuật canh tác và trồng trọt. Từng bước như vậy, đến nay, Công ty đã xây dựng được diện tích trồng mía trên 16.000 hecta, cung cấp trung bình khoảng 800.000 tấn đến 900.000 tấn mía nguyên liệu/năm. Như vậy, về cơ bản đến nay, nguồn nguyên liệu đầu vào đã được ổn định, đảm bảo cho việc sản xuất của Nhà máy. Với đặc thù của Công ty trong việc để đảm bảo nguồn mía nguyên liệu cho sản xuất, Công ty đã phải hợp tác và cho người nông dân vay để mua cây giống, phân bón, hệ thống tưới tiêu hoặc thuê đất . . . Song song với việc ổn định nguồn nguyên liệu, phương thức này cũng đã làm Doanh nghiệp phải đương đầu với một số khó khăn trong việc thu hồi các khoản đầu tư từ các người nông dân. Trước đây đã có một số trường hợp việc thu hồi các khoản đầu tư cho các hộ nông dân đã phải kéo dài trong nhiều năm, một số đã bị thất thoát và cũng có một số trường hợp không còn khả năng chi trả nữa. Hiện nay, tổng giá trị đầu tư cho người trồng mía của Công ty vào khoảng 150 tỷ đồng, chiếm khoảng 9,2% tổng tài sản. Công ty đã thực hiện trích lập các khoản dự phòng phải thu khó đòi đối với những khoản cho nông dân vay với thời hạn từ 1 năm trở lên. Tỷ lệ này của SBT chiếm trung bình khoảng 3% trên tổng giá trị đầu tư. Đến nay, chất lượng của các khoản cho nông dân vay từng bước đã được cải thiện qua sự đánh giá và sàng lọc hàng năm. Công ty đang nỗ lực giảm tối đa tỷ lệ khoản thu khó đòi này trong tương lai.Tháng 03/2007, Công ty đã ký Hợp đồng liên kết phát hành thư bảo lãnh số 93/2007/HĐLK ngày 16/03/2007 với Ngân hàng Thương mại cổ phần Sài Gòn Thương Tín (Sacombank). Theo đó, Sacombank sẽ phát hành thư bảo lãnh nợ của nông dân đối với Công ty trên cơ sở giá trị tài sản đảm bảo của Nông dân tại Ngân hàng và Hợp đồng đầu tư Page 10 [...]... trong kinh doanh của một doanh nghiệp thì rủi ro có thể nói là rất nhiều và đa dạng Các rủi ro trong quá trình này được chia ra hai phần để dễ dàng hơn trong việc nhận biết, phân tích, đo lường và khắc phục chúng khi gặp phải Đó chính là quản trị rủi ro các yếu tố đầu vào của qui trình sản xuất và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất Hoạt động quản trị rủi ro này giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán... Ro Thương Mại Rủi ro thương mại và quản trị rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp: 3.1 Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: Page 15 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Hiệp định về các hàng rào kỹ thuật đối với thương mại ( TBT ) và Hiệp định về các biện pháp kiểm dịch động thực vật ( SPS ) của WTO cho phép các quốc gia áp đặt một hệ thống quy định về các. .. vệ trong nhập khẩu hàng hoá nước ngoài vào Việt Nam Page 29 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị KẾT LUẬN { Trong mọi lĩnh vực hoạt động như: kinh doanh, đời sống, khoa học - kỹ thuật, môi trường, văn hóa - xã hội,… thì rủi ro luôn luôn tồn tại và theo suốt cả quá trình hoạt động của từng lĩnh vực trên Nếu xét riêng về quá trình sản xuất trong kinh doanh của. .. việc trong ngành Page 18 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Qua các ví dụ trên ta thấy được việc các nước nhập khẩu dùng biện pháp phòng vệ thương mại như chống bán phá giá có ảnh hưởng lớn đến doanh nghiêp cũng như gián tiếp tác động đến quá trình sản xuất của doanh nghiệp vì áp lực từ các mức thuế sẽ làm cho doanh nghiệp khó sản xuất được hàng hóa xuất. .. lý rủi ro Page 24 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị Tránh rủi ro: Tránh rủi ro là việc không thực hiện các hành vi có thể gây ra rủi ro Phương pháp này có ưu điểm là có thể tránh được tất cả các rủi ro Nhưng chính việc không thực hiện các hành vi để tránh rủi ro lại đồng nghĩa với việc đánh mất cơ hội tìm kiếm lợi nhuận Ví dụ khi anh có ý tưởng kinh doanh. .. động quản trị rủi ro này giúp cho doanh nghiệp có thể dự đoán phòng ngừa tốt nhất các rủi ro trong quá trình sản xuất nhằm khắc phục những chi phí tổn thất cho doanh nghiệp Đề tài này xoay quanh vấn đề rủi ro và quản trị rủi ro đồng thời đề ra giải pháp nhằm đem lại cho doanh nghiệp mức rủi ro thấp nhất trong quá trình sản xuất Page 30 ... việc xây dựng các vị trí neo đậu tàu thuyền tránh trú bão theo quy hoạch được phê duyệt 2 Biện Pháp Quản Trị Rủi Ro Tác Nghiệp: Page 26 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị • Đối với rủi ro do người xuất khẩu không cung cấp hàng hóa - Tìm hiểu bạn hàng kỹ lưỡng - Tham khảo ý kiến ngân hàng về quá trình kinh doanh của người xuất khẩu - Quy định trong hợp đồng... Trị Rủi Ro Thương Mại: Trong thời hội nhập, doanh nghiệp phải đối mặt với rất nhiều rủi ro, nhất là khi Việt Nam vừa gia nhập WTO, môi trường pháp lý và môi trường kinh doanh chưa thật hoàn thiện và đang trong quá trình vừa làm vừa sửa Đây là điều khó tránh khỏi Chính vì thế, nhận ra các rủi ro có thể xảy đến với mình để đứng vững rồi phát triển là một cuộc cách mạng một mất một còn của các doanh nghiệp. .. lại lo ngại các quy định của pháp luật về ngành nghề đó quá nhiêu khê và không rõ ràng nên đã từ bỏ ý tưởng kinh doanh đó và đánh mất cơ hội kiếm lời Giảm nhẹ rủi ro: Giảm thiểu rủi ro là việc làm giảm các tác hại do rủi ro tác động đến doanh nghiệp Khi xảy ra rủi ro người ta tìm mọi cách để giảm bớt các tác hại của chúng Phương pháp này thường được sử dụng để ứng phó với các loại rủi ro không thể... tránh điều kiện bất lợi của thiên tai Page 25 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị • Nâng cao chất lượng của công tác dự báo biến động của thời tiết khí hậu, động đất… để chủ động trong việc phòng chóng các rủi ro do thảm họa, tránh những điều kiện bất lợi nhất • Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp để né tránh tác động của biến đổi khí hậu, . trị rủi ro trong quá trình sản xuất của doanh nghiệp: 3.1. Rủi Ro Từ Việc Gia Nhập WTO: Page 15 Đề tài: Phân tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp. tích rủi ro trong sản xuất của Doanh nghiệp và biện pháp quản trị NỘI DUNG TIỂU LUẬN { Chương 1: Các Rủi Ro Trong Quá Trình Sản Xuất Của Doanh Nghiệp