1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam

30 3,4K 13
Tài liệu đã được kiểm tra trùng lặp

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 30
Dung lượng 172 KB

Nội dung

vấn đề vô cùng nan giải bởi vì hầu hết các loại rác thải công nghiệp đều rất khó phân huỷ thậm chí độc hại làm ô nhiễm môi trường.

Trang 1

LỜI MỞ ĐẦU

Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,giữ vai trò chủ đạo trong nên kinh tế quốc dân Sản phẩm của công nghiệpkhông những đáp ứng nhu cầu phong phú đa dạng của người tiêu dùng màcòn đóng vai trò tư liệu lao động của các ngành kinh tế khác Tuy nhiên,ngoài những sản phẩm có ích, hoạt động sản xuất công nghiệp còn thải ra

tự nhiên một lượng rác khổng lồ gây ô nhiễm môi trường Mặt khác, sảnphẩm công nghiệp sau một thời gian sử dụng, bị hư hỏng, cũng trở thànhrác thải Hậu quả là những hiện tượng bất thường của thiên nhiên như:mưa axit, hiệu ứng nhà kính do tầng ôzôn bị phá vỡ xuất hiện ngày càngphổ biến, đe doạ sự sống trên trái đất Đây là vấn đề mang tính toàn cầu,được tất cả các quốc gia trên thế giới quan tâm và tất nhiên, Việt Namkhông phải là ngoại lệ

Ở nước ta, chất thải công nghiệp đã và đang gây ô nhiễm không khí,đất và nguồn nước nhiều khu vực, ảnh hưởng nghiêm trọng đời sống củangười dân Trong đó, công nghiệp hoá chất, với đặc thù của ngành, đượccoi là một trong những ngành công nghiệp gây ô nhiễm nhiều nhất Đây làngành công nghiệp mà hầu hết các loại chất thải đều rất độc hại, gây nguyhiểm cho môi trường tự nhiên và con người không chỉ trong hiện tại màảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài Cũng như những ngành côngnghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chất sau khi được sử dụng còn tồn

dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đến môi trường Điều này càng nguyhại khi ở Việt Nam, ý thức của người sử dụng chưa cao dẫn đến việc lạmdụng các hoá chất Do đó, việc tìm ra các giải pháp nhằm giảm thiểu ônhiễm trong công nghiệp nói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng lànhiệm vụ rất cấp thiết, đòi hỏi sự nỗ lực không chỉ của ngành chuyên môn

Trang 2

mà còn của các cơ quan Nhà Nước Đây chính là một trong những mục tiêucủa phát triển bền vững của nước ta: phát triển gắn với bảo vệ môi trường.

Do giới hạn về thời gian và khuôn khổ của đề tài, người viết chỉ nêunhững nét chung nhất về vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp thếgiới và Việt Nam, sau đó tập trung tìm hiểu thực trạng ô nhiễm chất thảirắn trong ngành hoá chất ở Việt Nam; đưa ra một số giải pháp mà NhàNước cũng như ngành hoá chất đã và đang thực hiện để khắc phục tìnhtrạng ô nhiễm môi trường và một số khuyến nghị

Kết cấu đề tài bao gồm:

Phần mở đầu

I/ Công nghiệp đối với vấn đề ô nhiễm môi trường

I.1 Ô nhiễm môi trường trong hoạt động công nghiệp

I.2 Công nghiệp Việt Nam với vấn đề ô nhiễm môi trường

II/ Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam những năm gần đây

II.1 Vai trò của công nghiệp hoá chất trong nền kinh tế quốc dân

II.2 Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở nước ta II.3 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quátrình sản xuất của công nghiệp hoá chất

III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.

III.1 Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnhhưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường

III.2 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt động sảnxuất của công nghiệp hoá chất

III.3 Một số đề xuất nhằm nâng cao hơn nữa hiệu quả công tác bảo vệ môitrường của ngành hoá chất

Kết luận

Trang 3

I/ Công nghiệp và vấn đề ô nhiễm môi trường

I.1 Vấn đề ô nhiễm môi trường trong công nghiệp

Công nghiệp là ngành kinh tế to lớn thuộc lĩnh vực sản xuất vật chất,

là hoạt động sản xuất duy nhất mà sản phẩm của nó đóng vai trò tư liệu sảnxuất trong các ngành kinh tế Do vậy, vai trò chủ đạo trong nên kinh tếquốc dân của công nghiệp là một tất yếu khách quan Cùng với sự pháttriển của xã hội loài người, công nghiệp cũng phát triển không ngừng cả vềquy mô, phạm vi, tốc độ và cơ cấu Nó không ngừng khai thác sử dụng cácnguồn tài nguyên thiên nhiên để phục vụ lợi ích của con người và đồng thờicũng làm biến đổi mạnh mẽ môi trường tự nhiên Nhưng không phải tất cảtài nguyên khai thác được đều biến thành sản phẩm có ích, một phần trong

số đó trở lại môi trường dưới dạng chất thải công nghiệp Đây là vấn đề vôcùng nan giải bởi vì hầu hết các loại rác thải công nghiệp đều rất khó phânhuỷ thậm chí độc hại làm ô nhiễm môi trường ( Xem bảng 1 )

Do giới hạn về công nghệ cũng như ý thức của con người, chất thảicông nghiệp đã và đang gây ô nhiễm môi trường đất, nước, không khí dẫn đến những hậu quả to lớn như:

- Lượng ôxy và nguồn nước giảm, trong khi các loại khí độc như

CO2 , SO2 tăng lên nhanh chóng

- Mưa axit do nhiên liệu sử dụng trong công nghiệp thải vào khôngkhí gây tác động xấu tới nông nghiệp và sức khoẻ của con người

- Hiệu ứng nhà kính do các chất CFC thải ra trong công nghiệp lamthủng tầng ozon và làm cho trái đất nóng lên- nguyên nhân của

Trang 4

việc băng tan nhanh trên các cực của trái đất, các hiện tượngelnino, danila, và nhiều hiện tượng thiên nhiên bất thường khác

Bảng 1: Phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( nghìn tấn/ năm ) ở

Trang 5

nghiệp sạch, thân thiện với môi trường, đảm bảo sự phát triển bền vững cho

cả con người và môi trường

I.2 Công nghiêp Việt Nam và vấn đề ô nhiễm môi trường.

Công nghiệp Việt Nam là một bộ phận của công nghiệp thế giới, vìvậy đặc trưng và sự phát triển của công nghiệp nước ta tuân theo quy luậtchung của thế giới Những vấn đề môi trường do hoạt động công nghiệp

mà các nước trên thế giới gặp phải đồng thời cũng là những khó khăn củanước ta Việt Nam là một nước đang phát triển, công nghiệp Việt Nam sovới khu vực và thế giới còn nhỏ bé và lạc hậu Tuy nhiên, không vì vậy màvấn đề ô nhiễm môi trường do chất thải công nghiệp ở nước ta không trởnên nóng bỏng Ngược lại, đây là một trong những thách thức khó khăn màchúng ta đang phải đối mặt

Hàng năm, ở nước ta, có tới 2.638.000 tấn chất thải công nghiệp thảivào môi trường, trong đó có tới 128.400 tấn là chất thải nguy hại(2) Côngnghiệp có thể được coi là nguồn phát sinh chất thải lớn thứ hai sau chất thảisinh hoạt ( chất thải sinh hoạt chiếm 80%, chất thải công nghiệp chiếm17% tổng lượng chât thải rắn phát sinh.(3)) Các ngành công nghiệp ở thànhphố Hồ Chí Minh và các thành phố miền Đông Nam Bộ phát sinh gần mộtphần hai lượng chất thải công nghiệp cả nước, tiếp đến là các cơ sở côngnghiệp đồng bằng sông Hồng và Bắc Trung Bộ Theo báo cáo của cục môitrường năm 2002, tổng lượng chất thải nguy hại phát sinh mỗi năm của bavùng kinh tế trọng điểm khoảng 113.118 tấn. (4) Trong đó lượng chất thảinguy hại phát sinh từ vùng kinh tế trọng điểm phía Nam gấp ba lần phíaBắc và gấp hai mươi lần miền Trung ( xem bảng 2 ) Với trình độ côngnghệ lạc hậu hiện nay và khả năng giới hạn về tài chính, giải quyếtlượng chất thải công nghiệp ngày càng tăng như trên qủa là một vấn đề nangiải đối với Việt Nam, tuy nhiên vì sự phát triển lâu dài của đất nước,

Trang 6

chúng ta không thể làm ngơ trước nguy cơ này Đây cũng là một vấn đềquan trọng đặt ra trong sự nghiệp công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước:cần phát triển công nghiệp đi đôi với bảo vệ môi trường.

Bảng 2: lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của ba vùng kinh tế trọng điểm(5)

Vùng kinh tế trọng điểm Khối lượng ( tấn/năm )

Hoá chất là ngành công nghiệp có vai trò quan trọng trong nền kinh

tế quốc dân Đặc biệt là từ khi thực hiện công cuộc đổi mới (1986), công

Trang 7

nghiệp hoá chất nước ta đã có những bước phát triển nhảy vọt cả về sốlượng và chất lượng

Về cơ cấu ngành, trong công nghiệp hoá chất đã hình thành một sốchuyên ngành quan trọng đối với nền kinh tế quốc dân: công nghiệp hoáchất phục vụ nông nghiệp ( phân bón, thuốc bảo vệ thực vật ), công nghiệp

mỏ hoá chất, công nghiệp cao su, công nghiệp hoá chất cơ bản, côngnghiệp các sản phẩm điện hoá, công nghiệp chất giặt rửa và các chuyênngành này có tỷ trọng tương đối cao trong giá trị tổng sản lượng côngnghiệp

Sản phẩm của ngành công nghiệp hoá chất không chỉ là nguyên liệucho nhiều ngành công nghiệp mà còn phục vụ cho sản xuất nông nghiệp vàđời sống hàng ngày của người dân Trong số hàng trăm sản phẩm mà ngànhhoá chất đang sản xuất và cung cấp cho thị trường, phải kể đến các loạiphân bón và hoá chất bảo vệ thực vật Hiện nay, tổng công ty hoá chất ViệtNam đang sản xuất và cung cấp cho thị trường 1,4 triệu tấn phân chứa lân (supe phốt phát và phân lân nung chảy ), đáp ứng 100% nhu cầu cả nước;khoảng 1,4 đến 1,6 triệu tấn phân NPK và 150 nghìn tấn phân đạm,(6) thoảmãn hầu hết nhu cầu thuốc bảo vệ thực vật của cả nước Đối với một nướcnông nghiệp như Việt Nam, những số liệu trên đây thể hiện rõ nhất tầmquan trọng của ngành hoá chất đối với nền kinh tế: góp phần to lớn vàoviệc tăng năng suất trong hoạt đông sản xuất nông nghiệp và hơn nữa,những sản phẩm này có liên quan đến vấn đề an ninh lương thực quốc gia Ngoài ra, ngành hoá chất còn sản xuất thoả mãn hầu hết nhu cầu về săm lốp

xe đạp, ô tô, xe máy; bột giặt; pin điện; ắc quy Nhiều loại sản phẩm trongngành có thương hiệu nổi tiếng, được bình chọn là hàng Việt Nam chấtlượng cao và nhiều mặt hàng đã được xuất khẩu sang thị trường khu vực vàthế giới, được người tiêu dùng đánh gía cao

Có thể nói, hoá chất là ngành công nghiệp quan trọng có ảnh hưởng

to lớn đối với sự phát triển của công nghiệp, nông nghiệp và đời sống nhân

Trang 8

dân Vì vậy, ngành công nghiệp này cần nhận được sự quan tâm thích đángcủa Nhà Nước và các cơ quan hữu quan, tạo điều kiện cho ngành phát triểntoàn diện, thực hiện tốt vai trò của mình

II.2 Vấn đề ô nhiễm chất thải rắn đặt ra cho ngành hoá chất ở

nước ta

Tuy đóng vai trò vô cùng quan trọng như đã trình bày ở trên, nhưngcông nghiệp hoá chất lại là ngành công nghiệp có mức gây ô nhiễm lớnnhất Ngành hoá chất sử dụng nhiều loại vật tư nguyên liệu độc hại (chì,clo, SO2 ) nếu không được quan tâm đúng mức, hoạt động sản xuất, kinhdoanh và tiêu thụ các sản phẩm hoá chất có khả năng gây ô nhiễm môitrường nghiêm trọng Hầu hết các loại chất thải trong quá trình sản xuấthoá chất đều rất độc hại, gây nguy hiểm cho môi trường tự nhiên và conngười không chỉ trong hiện tại mà ảnh hưởng của nó còn tồn tại rất lâu dài.Cũng như những ngành công nghiệp khác, sản phẩm của ngành hoá chấtsau khi được sử dụng còn tồn dư trong tự nhiên ảnh hưởng tiêu cực đếnmôi trường Điều này càng nguy hại khi ở Việt Nam, ý thức của người sửdụng chưa cao dẫn đến việc lạm dụng các sản phẩm hoá chất

Một số vấn đề môi trường gặp phải trong quá trình sản xuất và tiêuthụ sản phẩm hoá chất là: ô nhiễm môi trường do chất thải rắn, ô nhiễmkhông khí, ô nhiễm do hoá chất tồn dư trong môi trường trong khuônkhổ đề tài, chỉ đề cập tới ô nhiễm môi trường do chất thải rắn

Trong quá trình sản xuất, công nghiệp hoá chất đã thải vào môitrường những loại chất thải rắn như:

- Xỉ than: hình thành từ quá trình đốt than để thu khí sản xuất NH3

và sản xuất điện Thành phần chủ yếu của xỉ than là silic oxit, sắtoxit, CaO và than chưa cháy

Trang 9

- Xỉ lò: được hình thành từ quá trình dản xuất phốt pho vàng có

thành phần chủ yếu là silic oxit, nhôm oxit, CaO và flo

- Photphogip: là chất thải của quá trình sản xuất axit photphoric

theo phương pháp ướt ở nhà máy DAP Cứ sản xuất một tấn axitphotphoric thì tạo ra năm tấn photphogip Thành phần chủ yếucủa photphogip là CaSO4 và các tạp chất

- Đá thải: là chất thải của quá trình khai thác quặng phốt phát và

quặng bô xít Đá thải nói chung có hình dạng thô, hoặc được đậpnhỏ ở các kích thước khác nhau

- Bùn thải: là chất thải của quá trình tuyển quặng apatit và quặng

bô xít ( bùn phốt phát, bùn nhôm ), chất thải này ở dạng huyềnphù, có hàm lượng chất rắn thấp, được lắng trong các hồ tuầnhoàn thành phần chủ yếu của bùn photphat là silic oxit, sắt oxit,còn trong bùn nhôm là nhôm oxit, sắt oxit, silic oxit

Dự kiến đến năm 2010 lượng chất thải rắn được sinh ra trong các quátrình sản xuất hoá chất như sau: ( bảng 3 )(7)

và ảnh hưởng đến nguồn nước ngầm

Trang 10

II.3 Một số nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễm trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất.

Trong quá trình đẩy mạnh công nghiệp hoá hiện đại hoá đất nước,vấn đề ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất công nghiệp nóichung và hoạt động sản xuất hoá chất nói riêng là một thách thức rất lớn

mà chúng ta phải vượt qua Có rất nhiêu nguyên nhân dẫn đến tình trạngtrên bao gồm những nguyên nhân chung và do đặc điểm của ngành hoáchất

- Trình độ công nghệ sử dụng trong quá trình sản xuất công nghiệpnói chung và công nghiệp hoá chất nói riêng và trình độ côngnghệ xử lý chất thải ở nước ta còn rất lạc hậu, gây lãng phí tàinguyên và ô nhiễm môi trường, lượng chất thải chưa được xử lýtốt

- Sự chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu công nghiệp từ cácngành truyền thống sang các ngành công nghiệp nặng, côngnghiệp hoá chất làm tăng lượng chất thải độc hại vào môi trường

- Bộ máy quản lý và năng lực quản lý môi trường chưa đáp ứngnhu cầu, vừa thiếu về lực lượng, vừa yếu về năng lực

- Kết cấu hạ tầng kỹ thuật bảo vệ môi trường lạc hậu, nguồn lựccủa Nhà Nước và các doanh nghiệp đều bị hạn chế

- Mâu thuẫn giữa tăng trưởng kinh tế và giải quyết việc làm vớiyêu cầu bảo vệ môi trường chưa được xử lý đang là thách thứclớn trong bảo vệ môi trường

- Đặc điểm nổi bật của ngành hoá chất là sử dụng nhiều loại vật tưnguyên liệu độc hại ( chì, axit, clo, SO2 ) vì vậy, mức độ ô

Trang 11

nhiễm trong quá trình sản xuất hoá chất cao hơn nhiều so vớinhiều ngành công nghiệp khác.

- Do việc phân bố các nhà máy hoá chất chưa hợp lý, nhiều nhàmaý được xây dựng gần khu dân cư nên chất thải hoá chất ảnhhưởng trực tiếp đến đời sống người dân

- Do ý thức bảo vệ môi trường của nhiều doanh nghiệp hoá chấtchưa cao, chưa quan tâm đầu tư thích đáng cho công nghệ xử lýchất thải

Trên đây là những nguyên nhân cơ bản dẫn đến tình trạng ô nhiễmmôi trường trong công nghiệp hoá chất Muốn giải quyết triệt để và hiệuquả vấn đề môi trường, cần phải tập trung từ những nguyên nhân cơ bảnnêu trên

III/ Một số giải pháp giảm thiểu ô nhiễm môi trường trong hoạt động sản xuất của công nghiệp hoá chất.

III.1 Những giải pháp vĩ mô bảo vệ môi trường và giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực của công nghiệp đến môi trường.

Để bảo vệ môi trường, giảm thiểu những ảnh hưởng tiêu cực củachất thải công nghiệp, đặc biệt là chất thải công nghiệp hoá chất đến môitrường, cần phải có một hệ thống các giải pháp bao gồm chính sách, luậtpháp, thể chế, và phải xác định những mục tiêu cụ thể cần phấn đấu đạtđược trong những khoảng thời gian nhất định Những giải pháp này cầnđược thực hiện đồng bộ để đem lại hiệu quả cao nhất, đạt được những mụctiêu đã đề ra

- Chính sách: Nghị quyết Đại hội IX của Đảng đã nêu rõ: “ Phát triển

nhanh, hiệu quả và bền vững, tăng trưởng kinh tế đi đôi với bảo đảm

Trang 12

tiến bộ, công bằng xã hội và bảo vệ môi trường.” trên tinh thần đó,Nghị quyết số 41- NQ/TW của Bộ chính trị đã khẳng định quan điểmchỉ đạo xuyên suốt về bảo vệ môi trường, theo đó, bảo vệ môi trườngphải được gắn kết chặt chẽ, hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảmcông bằng xã hội.

- Luật pháp: Các quan điểm của Đảng về bảo vệ môi trường trong

phát triển bền vững đã được thể chế hoá bằng các công cụ chínhsách và pháp luật cụ thể Từ năm 1991, kế hoạch quốc gia về môitrường phát triển lâu bền ( 1991- 2000 ) đã được thông qua vàthực hiện Hệ thống pháp luật về bảo vệ môi trường đã được pháttriển khi luật Bảo vệ môi trường được thông qua năm 1993 Dựthảo luật Bảo vệ môi trường sửa đổi đang trình Quốc Hội thôngqua đã đưa vào các quy định mới về gỉam thiểu, tái sử dụng, táichế chất thải rắn đô thị và công nghiệp nhằm cải thiện tình hìnhquản lý chất thải ở nứơc ta

- Thể chế: Hệ thống quản lý Nhà Nước về bảo vệ môi trường bắt

đầu được thànhlập từ năm 1992 với Bộ Khoa Học, Công nghệ vàMôi trường chịu trách nhiệm quản lý về Nhà Nước về bảo vệmôi trường cấp trung ương,và các sở Khoa Học, Công nghệ vàmôi trường ở cấp tỉnh, thành phố Năm 2002, cùng với việc thànhlập Bộ Tài nguyên và Môi trường, hệ thông quản lý Nhà Nước vềbảo vệ môi trường được phát triển đến cấp huyện và cấp xã ở một

số địa phương Các bộ ngành cũng đã hình thành các đơn vịchuyên trách quản lý môi trường của ngành mình Một số tổngcông ty lớn cũng đã thành lập các phòng, ban hay bộ phận chuyêntrách về quản lý môi trường

- Giao quyền sở hữu khu vực thải ( thuyết Coase ): phương pháp

này cho rằng, bằng cách xác định quyền sở hữu rõ ràng khu vực

Trang 13

thải, dù người bị ô nhiễm hoặc người gây ô nhiễm có quyền sởhữu khu vực thải cũng sẽ bàn bạc giải quyết vấn đề ônh nhiễmmột cách hiệu quả nhất trên góc độ kinh tế môi trường.

- Thuế ô nhiễm ( thuế Pigou ): Được dùng khi cơ chế thị trường

hoạt động tương đối tốt Thuế ô nhiễm sẽ dần đi vào giá cả hànghoá

- Chuẩn mức thải: Đây là công cụ thường được sử dụng để quản lý

ô nhiễm, đặc biệt với những chất thải độc hại Nó khuyến khíchcác cơ sở nghiên cứu các công nghệ giảm thải hiệu qủa hơn

- Giấy phép xả thải có thể chuyển nhượng: hình thành một thị

trường giấy phép, các cơ sở có lượng chất thải lớn có thể mua lạigiấy phép xả thải của những cơ sở có lượng chất thải ít hơn Nhưvậy, tổng lượng chất thải ra môi trường được kiểm soát Trongdài hạn các doanh nghiệp muốn giảm chi phí phải đầu tư nghiêncứu công nghệ sử lý chất thải hiệu quả hơn

- Chính sách trợ cấp giảm thải cho các hãng gây ô nhiễm: Các

hãng nhận trợ cấp sẽ giảm lượng chất thải theo quy định để nhậnlợi do trợ cấp đem lại, chính sách này chỉ có tác dụng trong ngắnhạn

Những công cụ kinh tế trên đây đều có những mặt tích cực và hạnchế riêng, và chỉ phù hợp trong từng trường hợp cụ thể, vì vậy việc áp dụngchúng cần có sự cân nhắc kỹ càng cả hai mặt đó sao cho hiệu quả mang lạicho môi trường là cao nhất và lâu dài nhất

Mục tiêu bảo vệ môi trường trong công nghiệp được thể hiện rõthông qua chiến lược quốc gia bảo vệ môi trường giai đoạn 2001- 2010được Chính phủ thông qua, trong đó mục tiêu cao nhất của chiến lược là

“Giảm thiểu tác động tiêu cực tới môi trường của ngành công nghiệp” Mụctiêu tổng thể của chiến lược bảo vệ môi trường của ngành công nghiệp là:đến năm 2020 tạo dựng được năng lực và thể chế cần thiết cho phép tự

Trang 14

kiểm soát và thực hiện phòng ngừa chủ động, tăng cường hiệu quả khaithác và sử dụgn tài nguyên đạt các tiêu chuẩn môi trường đề ra.

xu hướng phát triển bền vững

- Thực hiện sản xuất sạch hơn tại 79% số cơ sở sản xuất côngnghiệp chủ chốt, gắn sản xuất sạch hơn với nâng cao năng lựccạnh tranh theo hướng thận thiện và hội nhập

- Đến năm 2010, 50% các cơ sở sản xuất công nghiệp được cấpchứng chỉ ISO 14000, SA8000, HACCP

- Thực hiện việc di dời 100% các cơ sở gây ô nhiễm môi trườngnghiêm trọng, thuộc danh sách theo quyết định 64 của Thủ TướngChính phủ Đến năm 2020 xử lý về cơ bản các cơ sở gây ô nhiễmmôi trường nghiêm trọng

- Phấn đấu 100% các khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thảitập trung

Mục tiêu đến 2020:

- Hoàn thiện thể chế quản lý và bảo vệ môi trường, đặc biệt là thểchế tài chính nhằm đưa hạch toán môi trường vào chi phí sảnxuất

- Đến năm 2020, 100% sản phẩm công nghiệp xuất khẩu và 50%tiêu dùng trong nước đạt nhãn hiệu xanh

Trang 15

- 100% cơ sở sản xuất công nghiệp áp dụng sản xuất sạch hơn;100% các cụm công nghiệpcó hệ thống sử lý nước thải và quản lýthống nhất; phục hồi trên 50% các khu vực khai thác khoáng sản.

- Đến năm 2020, 80% các cơ sở công nghiệp đạt chứng chỉ ISO14000; cải thiện đáng kể mức tiêu thụ năng lượng và nguyên liệutính trên đầu sản phẩm; điều chỉnh cơ cấu công nghiệp theohướng thân thiện và hội nhập

Để thực hiện được các chiến lược nêu trên, cần có các giải phápnhư:

- giải pháp quy hoạch: xây dựng và điều chỉnh các quyhoạch vềphân bố công nghiệp theo vùng nhằm phát huy lợi thế môitrường Định hướng theo ba khu vực chủ đạo: Đồng bằng châuthổ sông Hồng, miền Trung và các tỉnh đồng bằng sông CửuLong và Tây Nguyên

- Giải pháp tăng cường sức ép đối với các doanh nghiệp bằngnhững chế tài

- Giải pháp thông tin

- Các chính sách hỗ trợ về tài chính, nghiên cứu công nghệ, môitrường, chuyển giao và hỗ trợ công nghệ

- Phát triển dịch vụ tư vấn nghiên cứu

III.2 Các giải pháp giảm thiểu ô nhiễm chât thải rắn trong hoạt

động sản xuất của công nghiệp hoá chất.

Với những đặc trưng riêng của ngành, công nghiệp hoá chất khôngchỉ chấp hành những quy định của Nhà Nước về bảo vệ môi trường, màcòn nghiên cứu những giải pháp phù hợp với ngành để giảm thiểu ô nhiễmtrong quá trình hoạt động sản xuất của mình Từ những mục tiêu chiến lược

Ngày đăng: 28/04/2013, 04:55

HÌNH ẢNH LIÊN QUAN

Bảng 1: Phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( nghìn tấn/ năm ) ở một - Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam
Bảng 1 Phát sinh chất thải rắn công nghiệp ( nghìn tấn/ năm ) ở một (Trang 4)
Bảng 2: lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của ba vùng kinh - Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam
Bảng 2 lượng chất thải công nghiệp phát sinh năm 2002 của ba vùng kinh (Trang 6)
Bảng 4: tiêu chuẩn chôn lấp của Nhật Bản ( 13 ) - Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam
Bảng 4 tiêu chuẩn chôn lấp của Nhật Bản ( 13 ) (Trang 21)
Bảng 4 ( tiếp ) - Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam
Bảng 4 ( tiếp ) (Trang 22)
Bảng 6: Thực trạng công tác hướng dẫn sử dụng HCBVTV (n = 124) - Thực trạng về ô nhiễm môi trường trong quá trình sản xuất của công nghiệp hoá chất ở Việt Nam
Bảng 6 Thực trạng công tác hướng dẫn sử dụng HCBVTV (n = 124) (Trang 27)

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w