Bồi dưỡng & Phụ đạo học sinh

11 605 0
Bồi dưỡng & Phụ đạo học sinh

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

PHÒNG GD& ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN VỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 02 /KH-CM , ngày 16 tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KHỐI TIỂU HỌC NĂM HỌC 2013-2014 Căn cứ vào CV số 46/PGDĐT-TH, ngày 27 tháng 8 năm 2013 về việc Hướng dẫn thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đối với GDTH của Phòng Giáo dục và Đào tạo ; Căn cứ vào Kế hoạch số 05/KH-HT ngày 15 tháng 9 năm 2013 của Hiệu trưởng trường về việc Chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014; Căn cứ vào kết quả khảo sát chất lượng học sinh đầu năm học 2013-2014, bộ phận Chuyên môn khối tiểu học trường , xây dựng Kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu như sau: I- TÌNH HÌNH CHUNG a)- Thuận lợi và khó khăn: * Thuận lợi: - Được sự quan tâm chỉ đạo kịp thời của cấp trên về việc thực hiện Chương trình Giáo dục phổ thông, phương pháp giảng dạy, hướng dẫn và cung cấp nhiều tài liệu tham khảo, tài liệu chuyên môn, phương tiện và thiết bị dạy học nhằm nâng cao chất lượng dạy và học. Phụ huynh học sinh nắm được thông tin về chương trình sách giáo khoa mới và về phương pháp giảng dạy nên có quan tâm nhiều hơn về việc phối kết hợp với nhà trường trong giáo dục thái độ học tập và đạo đức của học sinh. - Đội ngũ giáo viên có năng lực, quán triệt về chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc đổi mới phương pháp giảng dạy . - Học sinh giảm được việc bỏ học giữa chừng, dụng cụ học tập được phụ huynh mua sắm tương đối đầy đủ. *Khó khăn: - Địa bàn trường quản lí rộng, các lớp học nằm rải rác trên các tuyến kênh thuộc vùng , gồm 4 điểm trường với 20 lớp cấp tiểu học. - Đời sống của nhân dân trong địa bàn còn gặp nhiều khó khăn, thu nhập không ổn định, thường xuyên đi làm thuê mướn, ít có thời gian theo dõi việc học hành của con cái. - Vào mùa vụ, phụ huynh thường để học sinh nghỉ học ở nhà trông em, giữ nhà, hoặc đi làm đồng phụ giúp cha mẹ làm ảnh hưởng đến chất lượng học tập của học sinh. b)- Về nhân sự: Tổng số CBGV trực tiếp giảng dạy là 24/5 nữ, BGH 2, nhân viên 3, TPT 1, bảo vệ 1 (khối tiểu học). c)- Về trình độ chuyên môn: Tất cả giáo viên trực tiếp giảng dạy (24 giáo viên) đều đạt trình độ sư phạm từ chuẩn và trên chuẩn. Trong đó chia ra như sau: + Trình độ CĐSP: 4 + Trình độ ĐH: 20 d)- Về tình hình lớp – học sinh: Trong năm học 2013-2014, ngay từ đầu năm học, nhà trường đã tập trung vào công tác huy động học sinh, làm công tác tuyển sinh theo sự chỉ đạo của cấp trên (ngày tựu trường 01/8/2013, ngày thực học 12/8/2013, ngày khai giảng 05/9/2013) Hiện nay số học sinh tính đến thời điểm khảo sát đầu năm học 2013-2014 như sau: + Tổng số học sinh được khảo sát 2 môn Tiếng Việt và Toán là 451/451 HS/20 lớp (khối lớp Một 4 lớp, số học sinh 94/35 nữ, dân tộc 5/4 nữ: GVCN khảo sát định tính). Các khối lớp chia ra như sau: + Khối lớp Một: 4 lớp, số học sinh 94/35 nữ, dân tộc 5/4 nữ + Khối lớp Hai: 5 lớp, số học sinh 92/47 nữ, dân tộc 5/1 nữ + Khối lớp Ba: 4 lớp, số học sinh 87/35 nữ, dân tộc 2/1 nữ. + Khối lớp Bốn: 3 lớp, số học sinh 80/42 nữ, dân tộc 4/3 nữ. + Khối lớp Năm: 4 lớp, số học sinh 98/58 nữ, dân tộc 3/1 nữ 2 II. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU 1. Công tác bồi dưỡng học sinh giỏi: BGH nhà trường cùng giáo viên phụ trách lớp lập danh sách học sinh có điểm khảo sát đầu năm đạt từ 9 đến 10 điểm của môn Tiếng Việt và môn Toán để có kế hoạch bồi dưỡng hàng ngày trên lớp. Bảng thống kê kết quả học sinh giỏi qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2013-2014 1.1. Biện pháp thực hiện - Đưa nội dung bồi dưỡng vào kế hoạch dạy học, bố trí thời gian, kiểm tra việc thực hiện theo định kì. (giáo viên cần tham khảo tài liệu, sách bồi dưỡng học sinh giỏi, những nội dung dành cho HS khá, giỏi trong Chuẩn kiến thức, … 1.2. Đối với tổ khối: - Cần bàn bạc, thảo luận nội dung, phương pháp tổ chức bồi dưỡng nhằm đem lại hiệu quả cao nhất. - Thống kê diễn biến chất lượng từng môn/lớp qua mỗi lần kiểm tra, kiển tra hàng tháng. - Ra đề kiểm tra, đáp án (môn Tiếng Việt, Toán), tổ chức kiểm tra, lập danh sách và báo cáo thống kê cụ thể từng môn theo yêu cầu. 1.3. Đối với GV: - Có kế hoạch bồi dưỡng cụ thể, bài soạn, bài kiểm tra được lưu giữ cẩn thận. - Thường xuyên kiểm tra đánh giá, điều chỉnh kịp thời sự tiến bộ của HS. - Báo cáo về tình hình chuyên cần của HS trong quá trình giảng dạy. 1.4. Tổ chức thực hiện: 3 Đầu năm học GVCN phối hợp với phụ huynh học sinh, tiến hành phân loại HS (dựa vào kết quả khảo sát đầu năm đối với tất cả các lớp. Tuyển chọn HS giỏi và bồi dưỡng thường xuyên nhằm dự thi giao lưu Toán tuổi thơ- Văn hay chữ tốt do cấp huyện tổ chức. Phân công giáo viên bồi dưỡng từ tháng 10/2013. 2. Công tác phụ đạo học sinh yếu: 2.1. Nguyên nhân dẫn đến tình trạng học sinh yếu: - Trong thời gian nghỉ hè, việc xem lại sách vở của học sinh chưa được gia đình quan tâm nhắc nhở hoặc hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức đã học. - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học. - Học sinh không sống cùng cha mẹ; học sinh chậm tiến bộ. - Một số học sinh chưa nắm vững kiến thức, đọc, viết, tính toán còn chậm. 2.2. Kết quả khảo sát đầu năm học 2013-2014: Sau khi tổ chức khảo sát chất lượng đầu năm học 2013-2014, nhà trường đã thống kê chất lượng học sinh yếu kém ở 2 môn Tiếng Việt, Toán; việc chưa đọc thông, viết thạo và tính toán chậm theo bảng thống kê tổng hợp dưới đây: Bảng thống kê kết quả học sinh yếu qua khảo sát chất lượng đầu năm học 2.3. Nội dung phụ đạo cần đạt chuẩn kiến thức: Căn cứ vào chuẩn kiến thức kĩ năng của từng khối lớp, yêu cầu của việc rèn kĩ năng đọc, viết và tính toán cho từng lớp được rèn luyện như sau : * Đối với lớp 1 : a) Đọc : 4 - Thao tác đọc (tư thế, cách đặt sách, vở; cách đưa mắt đọc…) - Phát âm các âm, đánh vần các vần thông thường và một vài vần khó. - Đọc trơn tiếng, từ, cụm từ, câu. Nghỉ hơi ở chỗ có dấu câu. - Tìm hiểu nghĩa của từ, nội dung của câu và đoạn văn. - Đọc thuộc một số đoạn hoặc bài văn vần ngắn. b) Viết : - Thao tác viết (tư thế, cách cầm bút, đặt vở, … ). - Viết chứ thường cỡ vừa và nhỏ, tô chữ hoa cỡ lớn và vừa; viết từ ,câu, các chữ số đã học (từ 0 đến 9). - Viết chính tả khổ thơ, đoạn văn ngắn theo hình thức nhìn – viết, nghe – viết. c) Tính toán : - Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng , trừ (không nhớ) các số trong phạm vi 100. - Làm quen với các đơn vị đo: cm, ngày, tuần lễ, giờ và nhận biết một số hình đơn giản (điểm, đoạn thẳng, hình vuông, hình tam giác, hình tròn). - Biết giải các bài toán có một phép tính cộng hoặc trừ. * Đối với lớp 2: a) Đọc : - Đọc trơn từ, câu, đoạn văn, bài văn, bài thơ ngắn có nội dung đơn giản, đọc lời hội thoại (chú trọng đọc các từ có vần khó, từ dễ đọc sai do ảnh hưởng phương ngữ …). - Luyện đọc thầm. - Tìm hiểu nghĩa của từ, câu; nội dung, ý chính của đoạn văn; nội dung của bài văn, bài thơ ngắn và một số văn bản thông thường. - Đọc thuộc một số đoạn văn hoặc bài thơ ngắn. - Đọc một số văn bản thông thường: mục lục sách, thời khoá biểu, thông báo đơn giản. b) Viết : - Viết chữ thường cỡ nhỏ, chữ hoa cỡ vừa và nhỏ. - Viết chính tả đoạn văn xuôi, đoạn thơ theo các hình thức nhìn – viết, nghe – viết (chú trọng viết các chữ có vần khó, các từ dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương). 5 - Viết câu kể, câu hỏi đơn giản. - Viết đoạn văn kể chuyện, miêu tả đơn giản bằng cách trả lời câu hỏi. c) Tính toán : - Biết đếm, đọc, viết, so sánh, cộng , trừ các số trong phạm vi 1000. - Làm quen với phép nhân và phép chia dạng đơn giản. Bước đầu thực hành tính và đo lường với một số đơn vị đã học và với dm, m, mm, km, lít, tiền Việt Nam. Nhận biết một số hình đơn giản (đường thẳng, đường gấp khúc, hình tứ giác, hình chữ nhật). - Biết vẽ đoạn thẳng, tính chu vi hình tam giác, hình tứ giác. - Biết giải các bài toán có một phép tính cộng, trừ, nhân, chia. * Đối với lớp 3: a) Đọc : Đọc thành tiếng: - Đọc một số văn bản nghệ thuật, hành chính, báo chí, khoa học thường thức (chú trọng đọc tên riêng nước ngoài, từ dễ sai do ảnh hưởng của cách phát âm địa phương). Đọc thầm: - Tìm hiểu ý nghĩa của đoạn văn, nội dung của bài; nhận xét về nhân vật, hình ảnh, chi tiết; đặt đầu đề cho đoạn văn. - Đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn ngắn. - Ghi chép một vài thông tin đã học. b) Viết : - Viết chữ cái hoa cỡ nhỏ. - Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết. Viết tên riêng Việt Nam, tên riêng nước ngoài đơn giản. Phát hiện và sửa lỗi chính tả trong bài. - Viết câu trần thuật đơn. Dùng dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu phẩy khi viết. - Huy động vốn từ dễ diễn đạt ý kiến của bản thân. Bước đầu sử dụng các biện pháp tu từ so sánh, nhân hoá. - Viết đoạn văn kể, tả đơn giản theo gợi ý. 6 - Điền vào tờ khai in sẵn; viết đơn, viết báo cáo ngắn theo mẫu; viết bức thư ngắn, trình bày phong bì. c) Tính toán : - Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số trong phạm vi 100000. - Thực hành tính và đo lường với một số đơn vị đã học và với g, cm 2 , phút, ngày, tháng, năm. Nhận biết một số yếu tố của hình (góc, đỉnh và cạnh của góc, góc vuông, góc không vuông, tâm, bán kính, đường kính của hình tròn). - Biết tính chu vi và diện tích hình chữ nhật, hình vuông. Biết giải các bài toán có hai bước tính. * Đối với lớp 4: a) Đọc : - Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí. - Đọc thầm. - Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn. - Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật trong bài văn, bài thơ. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ trong bài văn, bài thơ. - Đọc thuộc một số bài thơ, đoạn văn. - Dùng từ điển học sinh hoặc các sách công cụ để tra cứu, ghi chép thông tin. b) Viết : - Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết (chú trọng các từ dễ sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương). Sửa lỗi chính tả trong bài viết. Lập sổ tay chính tả. - Lập dàn ý cho bài văn kể chuyện, miêu tả (tả đồ vật, tả cây cối, tả con vật). - Viết đoạn văn kể chuyện và miêu tả theo dàn ý. - Viết thư (thăm hỏi, cảm ơn, trao đổi công việc), giấy mời, điện báo,… c) Tính toán : 7 - Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, nhân, chia các số tự nhiên và các phân số đơn giản. - Biết sử dụng các đơn vị đã học về tấn, tạ, yến, giờ, phút, giây, thế kỉ trong tính toán và đo lường. - Nhận biết một số yéu tố của hình (góc nhọn, góc tù, góc bẹt, đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song, hình bình hành). - Biết tính diện tích của hình bình hành. Biết giải toán có nội dung thực tế có đến ba bước tính. * Đối với lớp 5: a) Đọc : - Đọc các văn bản nghệ thuật, khoa học, hành chính, báo chí. - Đọc thầm, đọc lướt để nắm thông tin. - Đọc diễn cảm đoạn văn, bài thơ, màn kịch ngắn. - Tìm hiểu ý nghĩa của bài văn, bài thơ và một số chi tiết có giá trị nghệ thuật. Nhận xét về nhân vật, hình ảnh và cách sử dụng từ ngữ và tình cảm,thái độ của tác giả. - Đọc thuộc một số đoạn văn, bài thơ. - Tra từ điển học sinh, sổ tay từ ngữ; ngữ pháp để tìm và ghi chép thông tin. Hiểu các kí hiệu, số liệu trên sơ đồ, biểu đồ,… b) Viết : - Viết chính tả đoạn văn, đoạn thơ theo các hình thức nghe – viết, nhớ – viết ( chú trọng các từ dễ sai do ảnh hưởng cách phát âm của địa phương). Sửa lỗi chính tả trong bài viết. Lập sổ tay chính tả. - Lập dàn ý cho bài văn miêu tả (tả người, tả cảnh). - Viết đoạn văn, bài văn miêu tả (tả người, tả cảnh) theo dàn ý. - Viết biên bản một cuộc họp, một vụ việc. - Viết tóm tắt văn bản (độ dài vừa phải). c) Tính toán : - Biết đọc, viết, so sánh, thực hành tính cộng, trừ, nhân , chia số thập phân. 8 - Biết sử dụng các đơn vị đo đã học về ha, cm 3 , dm 3 , m 3 trong thực hành tính và đo lường. - Biết tính chu vi, diện tích hình tam giác, hình thang và hình tròn; biết tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình hộp chữ nhật và hình lập phương, nhận biết và biết công thức tính diện tích xung quanh, diện tích toàn phần của hình trụ và hình cầu. - Biết giải các bài toán có nội dung thực tế có đến bốn bước tính. 3. Biện pháp thực hiện và hình thức phụ đạo a) Biện pháp thực hiện phụ đạo: Với tình hình học sinh yếu thực tế theo bảng thống kê nêu trên, bộ phận chuyên môn đề ra các biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở từng giai đoạn học tập: cuối kì I và cuối năm học nhằm đạt được chỉ tiêu theo kế hoạch chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ năm học 2013-2014 đề ra như sau: - Giáo viên chủ nhiệm lập danh sách học sinh yếu lớp mình phụ trách, lập kế hoạch phụ đạo cho từng đối tượng học sinh (hổng kiến thức nào thì phụ đạo thêm kiến thức đó) - Kiểm tra thường xuyên và uốn nắn về phương pháp giảng dạy cho phù hợp với đối tượng học sinh yếu, chú trọng đến việc thực hiện Chuẩn kiến thức, kĩ năng các môn học ở tiểu học, lưu ý công văn số 5841/BGDĐT-VP ngày 01/9/2011 Về việc Hướng dẫn điều chỉnh nội dung dạy học của Bộ Giáo dục và Đào tạo; - Nhắc nhở về ý thức và tinh thần trách nhiệm của giáo viên, nâng cao hiệu quả giảng dạy, tăng cường dự giờ chéo đồng nghiệp để rút kinh nghiệm về phương pháp giảng dạy, quan tâm giúp đỡ kịp thời đối tượng học sinh yếu. - Tăng cường dạy phụ đạo thêm trong buổi dạy hàng ngày, trước giờ học, sau giờ học hoặc các ngày thứ bảy, chủ nhật hàng tuần - Kiểm tra việc phụ đạo học sinh yếu của giáo viên thường xuyên, kiểm tra và đối chiếu sự tiến bộ của học sinh yếu ở từng giai đoạn học tập (GKI, CKI, GKII và cuối năm). b) Hình thức phụ đạo: Thời gian dạy phụ đạo học sinh yếu, theo kế hoạch bắt đầu thực hiện từ ngày 01 tháng 10 năm 2012 và thường xuyên kiểm tra sự tiến bộ của học sinh theo định kì 1 lần / 9 tháng, đối chiếu với chất lượng ở khảo sát đầu năm và kết quả kiểm tra GKI, CKI, GKII và cuối năm học 2013-2014 (căn cứ vào danh sách học sinh yếu kém, có điểm kiểm tra môn Tiếng Việt và Toán dưới 4 ở khảo sát đầu năm học 2013-2014). Cụ thể: - Lớp Một phụ đạo thêm 3 tiết/tuần (vào những ngày TKB học 4 tiết và kế họach phụ đạo HS yếu của GVCN lớp). Ngoài ra phụ đạo thêm 1 buổi/tuần theo nội dung trên. - Lớp Hai bồi dưỡng thêm 2 tiết/tuần (vào những ngày TKB học 4 tiết và kế họach phụ đạo HS yếu của GVCN lớp). Ngoài ra phụ đạo thêm 1 buổi/tuần theo nội dung trên. - Lớp Ba, lớp Bốn, lớp Năm: bồi dưỡng, phụ đạo hàng ngày trên lớp, trước giờ học, sau giờ học hoặc thêm 1 buổi vào các ngày nghỉ (do GVCN chủ động), thường xuyên, luyện đọc, luyện viết, hướng dẫn thực hiện các phép tính, bằng nhiều hình thức do GVCN đề ra, có kiểm tra hàng tuần) 4. Tổ chức thực hiện + Căn cứ vào kết quả kiểm tra chất lượng đầu năm, theo giai đoạn từng học kỳ, lập danh sách học sinh yếu về đọc, viết và tính toán. + Tổ chức cuộc họp với giáo viên chủ nhiệm lớp, triển khai yêu cầu cần khắc phục của đối tượng HS yếu; yêu cầu giáo viên lập kế hoạch phụ đạo học sinh yếu bằng nhiều biện pháp, nhiều hình thức để cuối học kỳ I; cuối kỳ II năm học 2013-2014 không còn học sinh yếu. + Họp, triển khai trong Ban đại diện cha, mẹ học sinh; kết hợp với phụ huynh học sinh để trao đổi về việc học tập nhằm kèm cặp, giúp đỡ, quan tâm thiết thực đến con em mình trong thời gian ở nhà. + Phối hợp với từng thành viên trong BGH, đoàn thể của nhà trường kiểm tra đôn đốc giáo viên chủ nhiệm lớp phụ đạo học sinh yếu, thường xuyên thăm gia đình học sinh để vận động sự quan tâm giúp đỡ, tạo mọi điều kiện để học sinh học tập tốt ở nhà. + Soạn nội dung kiểm tra và tiến hành kiểm tra từng đối tượng học sinh yếu ít nhất 1 lần/ tháng; đồng thời họp rút kinh nghiệm trong cuộc họp tổ khối để có hướng chỉ đạo tiếp theo. 10 [...]... pháp, biện pháp thực hiện nhiệm vụ bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu kém, nhằm nâng cao chất lượng học sinh ở từng giai đoạn học tập Bộ phận chuyên môn kết hợp với các đoàn thể trong nhà trường, tăng cường công tác quản lí, chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ dạy và học sâu sát hơn nhằm nâng dần mức chất lượng tối thiểu cho học sinh theo yêu cầu nhiệm vụ năm học 2013-2014 DUYỆT CỦA HIỆU TRƯỞNG . nhở hoặc hướng dẫn học sinh ôn lại kiến thức đã học. - Học sinh có hoàn cảnh khó khăn, có nguy cơ bỏ học. - Học sinh không sống cùng cha mẹ; học sinh chậm tiến bộ. - Một số học sinh chưa nắm vững. số học sinh 87/35 nữ, dân tộc 2/1 nữ. + Khối lớp Bốn: 3 lớp, số học sinh 80/42 nữ, dân tộc 4/3 nữ. + Khối lớp Năm: 4 lớp, số học sinh 98/58 nữ, dân tộc 3/1 nữ 2 II. BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ. GD& ĐT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM ĐƠN VỊ Độc lập – Tự do – Hạnh phúc Số: 02 /KH-CM , ngày 16 tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH BỒI DƯỠNG HỌC SINH GIỎI VÀ PHỤ ĐẠO HỌC SINH YẾU KHỐI TIỂU HỌC NĂM

Ngày đăng: 16/02/2015, 00:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan