Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 55 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
55
Dung lượng
1,1 MB
Nội dung
Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. PHỤ LỤC A. PHẦN MỞ ĐẦU: I. Lý do chọn đề tài. II. Mục đích nghiên cứu. III. Khách thể và đối tượng nghiên cứu. IV. Giả thuyết nghiên cứu V. Mục đích nghiên cứu VI. Phương pháp nghiên cứu 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận 2. Phương pháp thực tiễn B. PHẦN NỘI DUNG: CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5-6 TUỔI. I. Một số khái niệm cơ bản: 1. Khái niệm về biểu tượng và … 2. Khái niệm về kích thước và … II. Cơ sở lý luận 1. Đặc điểm phát triển các quá trình nhận thức… 2. Đặc điểm phát triển biểu tượng về… III. Cơ sở thực tiễn 1.Thực trạng của chương trình hình thành 2.Thực trạng nhận thức của giáo viên 3.Thực trạng nắm kiến thức biểu tượng Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 1 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. CHƯƠNG II: XÂY DỰNG MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN. I. Khái niệm về phương pháp dạy học – phương pháp dạy học mầm non II. Biện pháp dạy học CHƯƠNG III: THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM 1. Vài nét về khách thể 2. Mục đích của thực nghiệm 3. Nội dung của thực nghiệm 4. Các thông số biểu hiện mức độ phát triển những biểu tượng kích thước ở trẻ mẫu giáo lớn. 5. Cách tiến hành thực nghiệm 6. Phân tích đánh giá kết quả thực nghiệm B. KẾT LUẬN KHÓA HỌC: I. Kết luận khoa học II. Một số ý kiến đề xuất Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 2 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Chúng ta đang ở thập kỷ đầu tiên của thế kỷ XXI với sự thay đổi cơ bản cơ cấu xã hội để tiếp thu một nền văn minh phát triển cao, đó là nền văn minh trí tuệ, trong đó con người đứng ở vị trí trung tâm. Trong nền văn minh ấy trình độ khoa học phát triển cao cùng với sự bùng nổ thông tin, đòi hỏi con người phải có những phẩm chất nhân cách phù hợp, đặc biệt phải tích cực nhận thức để cải tạo thế giới, cải tạo chính mình. Giáo dục mầm non là khâu đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc dân. Đây là khâu quan trọng đặt nền mống cho sự phát triển nhân cách toàn diện của trẻ và cho trẻ bước vào học phổ thông. Việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non có một vai trò to lớn. Dạy toán cho trẻ không nhằm đào tạo cho trẻ những nhà toán học, mà nhằm phát triển ở trẻ khả năng nhanh nhậy, trí thông minh, sự phán đoán phân tích, so sánh tổng hợp. Giúp trẻ có được những kiến thức sơ đẳng về tập hợp con số, phép đếm, về kích thước hình dạng, khả năng định hướng không gian. Đặc biệt hơn đối với trẻ 5 tuổi việc hình thành biểu tượng kích thước là một trong những nội dung quan trọng bổ xung vào hành trang cho trẻ khi bước vào tuổi học trò và góp phần quan trọng vào việc hình thành và phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ. Môn toán là môn học rất khô khan và cứng nhắc. Các tiết học toán đặc biệt là tiết học hình thành các biểu tượng về kích thước thường lặp đi lặp lại nhiều lần các tiết học có nội dung giống nhau. Cho nên nếu ta chỉ tập chung vào kiến thức dạy trẻ theo đúng các bước, nếu lặp đi lặp lại khi học trẻ thường rất nhanh chán sẽ không thu hút được sự chú ý của trẻ. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng kích thước cho trẻ mầm non, không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học toán” cho trẻ ở trường mầm non. Làm thế nào để cho trẻ tiếp thu kiến thức một cách tự nhiên không bị gò ép phù hợp với sự nhận thức và đặc điểm tâm sinh lý của trẻ ở lứa tuổi này là: “Học mà chơi, chơi mà học”. Chính vì thế nên tôi mạnh Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 3 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. dạn lựa chọn đề tài: “Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi”. Để hoàn thành bài tập nghiên cứu này tôi đã nhận được sự giúp đỡ tận tình của cô giáo hướng dẫn PGS.TS Đỗ Thị Minh Liên, các thầy cô tham gia giảng dạy cho lớp MN 5C hệ ĐHTX của Long An. Cùng các cô giáo, Ban giám hiệu và các bé trường Mẫu giáo Hoa Sen. TX Kiến Tường. Qua trang viết mở đầu tôi xin gửi đến các thầy, cô giáo tham gia giảng dạy cho lớp MN 5C , đặc biệt là cô giáo PGS.TS. Đỗ Thị Minh Liên lời cảm ơn chân thành nhất. Kính chúc cô cùng tất cả các thầy cô luôn mạnh khỏe và thành công hơn nữa trên con đường sự nghiệp của mình. Kiến Tường, ngày 20 tháng 11 năm 2013 Người viết DƯƠNG THỊ ANH HOA Lớp MN 5C hệ ĐHTX - Long An Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 4 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. A. PHẦN MỞ ĐẦU I. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI 1. Về mặt lý luận. Hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng hệ thống các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ mà còn phụ thuộc vào phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là tiết học toán cho trẻ ở trường mầm non. Những biểu tượng toán học sơ đẳng được hình thành ở trẻ em là kết quả của việc trẻ nắm những kiến thức qua các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày và là kết quả của việc dạy học có định hướng trên hệ thống các tiết học toán với trẻ. Chính những kiến thức, kỹ năng toán học sơ đẳng mà trẻ nắm được là phương tiện để phát triển tư duy toán học cho trẻ và góp phần thực hiện giáo dục toàn diện nhân cách trẻ. Trong quá trình dạy học cho trẻ ở trường mầm non chúng ta phát triển ở trẻ khả năng nhận biết thế giới xung quanh, khả năng phân tách các dấu hiệu, nhận biết các tính chất, các mối quan hệ của các sự vật, hiện tượng xung quanh trẻ, phát triển ở trẻ hứng thú quan sát, hình thành các thao tác trí tuệ, các biện pháp của hoạt động tư duy, qua đó tạo ra những điều kiện bên trong để dẫn dắt trẻ tới những hình thức mới của trí nhớ, của tư duy và tưởng tượng. Trong quá trình hình thành các biểu tượng kích thước cho trẻ, giáo viên giữ vai trò chủ đạo, là người tổ chức, hướng dẫn, điều khiển hoạt động có mục đích học tập của trẻ. Việc tổ chức dạy trẻ đúng lúc và phù hợp với đặc điểm, lứa tuổi cho trẻ đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển trí tuệ cho trẻ mầm non. Thông qua quá trình dạy học như vậy, trẻ sẽ nắm được những kiến thức sơ đẳng về về kích thước: dài hơn, ngắn hơn, cao hơn, thấp hơn… Các “tiết học toán” với trẻ còn có vai trò đặc biệt trong sự phát triển hứng thú và những kỹ năng nhận biết cho trẻ. Sự hứng thú của trẻ chính là thái độ tích cực với thế giới xung quanh của những hiện tượng. Có cố gắng vượt qua giới hạn của những điều đã biết. Nó còn thể hiện ở sự Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 5 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. luôn cố gắng mở rộng sự hiểu biết và ứng dụng nó một cách sáng tạo vào những mục đích mang tính lý luận và thực hành. Sự hứng thú của trẻ thể hiện ở sự thích thú tích cực nhận thức, thực hiện các nhiệm vụ khác nhau, nhiệm vụ của nhà sư phạm trước tiên là tạo sự hứng thú cho trẻ để phát huy một cách cao nhất tính tích cực nhận thức cho trẻ. Hình thành biểu tượng toán học cho trẻ và chuẩn bị cho trẻ học toán ở trường phổ thông. Có thể nói, xung quanh trẻ tồn tại một thế giới đồ vật muôn màu muôn vẻ với sự đa dạng về màu sắc, hình dạng, kích thước,… kích thước là một trong những dấu hiệu đặc trưng của vật thể dựa vào kích thước của vật thể đó. Mọi vật đo được theo 3 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Cho trẻ làm quen với kích thước, vật thể có tác dụng phát triển ổn định của tri giác và kích thước vật thể của trẻ nhỏ. Sự nhận biết kích thước được thực hiện với sự tham gia của tư duy và ngôn ngữ. Tức là sự tri giác kích thước phụ thuộc vào kinh nghiệm thao tác thực tiễn với các vật thể và sự phát triển của tri giác, sự tham gia của lời nói vào quá trình tư duy như: so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát… vào trong quá trình tri giác. Chính vì vậy, hình thành biểu tượng về kích thước có ý nghĩa về nhiều mặt như phát triển tính ổn định, sự tri giác kích thước, hình thành kỹ xảo phân biệt kích thước như một tính chất của vật thể phát triển tư duy, ngôn ngữ, hình thành nhu cầu nhận biết… tạo cơ sở cho việc nắm vững kích thước như một khái niệm toán học sau này. Đồng thời hình thành ở trẻ kiến thức đầy đủ về hiện thực xung quanh trẻ, giúp trẻ làm chủ cuộc sống của mình, là hành trang đầu tiên để trẻ bước vào kho tàng tri thức khổng lồ của nhân loại. 2.Về mặt thực tiễn: Toán học là môn học được áp dụng rộng rãi trong thực tế cuộc sống, nó chính là chìa khóa vạn năng cho sự phát triển nhiều ngành khoa học. cùng với toán học nói chung thì việc cho trẻ làm quen với kích thước đóng vai trò quan trọng với sự phát triển trí tuệ, phát triển nhân cách của trẻ mầm non và chuẩn bị cho thấy rằng: việc tổ chức hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ ở các trường mẫu giáo chưa thật đạt yêu cầu, giáo viên chưa biết sử dụng các phương pháp, biện pháp để dạy trẻ. Trong quá trình dạy, giáo viên chỉ chú trọng tới việc trang bị các biện pháp của hoạt động Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 6 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. trí tuệ. Việc dạy trẻ chỉ dừng lại ở sự bắt chước, nhiều giáo viên còn truyền đạt sai kiến thức cơ bản. Do mâu thuẫn giữa yêu cầu của ngành học để nâng cao biểu tượng của kích thước cho trẻ. Một bên là thực trạng sử dụng các biện pháp của giáo viên mầm non. Để giải quyết vấn đề này tôi đã mạnh dạn chọn đề tài: “ Một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo bé 5-6 tuổi” nhằm tìm những biện pháp dạy học phù hợp để nâng cao hiệu quả của quá trình này. II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: Nhằm xây dựng một số biện pháp và cách sử dụng chúng vào quá trình dạy học cho trẻ để nâng cao hiệu quả của quá trình hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo bé. III. KHÁCH THỂ VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: 1./ Khách thể nghiên cứu: Quá trình hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo lớn 5-6 tuổi. 2./ Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp dạy học nhằm hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. IV./ GIẢ THUYẾT KHOA HỌC: Mức độ nhận thức về biểu tượng kích thước còn thấp, chưa phong phú nhưng mức độ này được nâng cao lên nếu ta xây dựng được một số biện pháp như: biện pháp sử dụng một số bài tập, hệ thống trò chơi học tập phù hợp với đặc điểm lứa tuổi trong quá trình hình thành biểu tượng về kích thước và phối hợp sử dụng chúng một cách hợp lí thì mức độ hình thành biệu tượng kích thước của trẻ mẫu giáo lớn sẽ đầy đủ và phong phú hơn. V./ NHIỆM VỤ NGHIÊN CỨU: 1. Nghiên cứu những cơ sở lý luận và thực tiễn của một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo. 2. Nghiên cứu thực trạng của một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. 3. Tiến hành thực nghiệm sư phạm một số biện pháp hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mẫu giáo lớn đã xây dựng. Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 7 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. VI./ CÁC PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU: 1. Phương pháp nghiên cứu lý luận: - Đọc sách báo, tài liệu có liên quan đến đề tài nghiên cứu. - Xây dựng lý luận cơ sở cho đề tài. - Định hướng cho đề tài nghiên cứu. 2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: 2.1. Phương pháp quan sát sư phạm: Quan sát các hoạt động dạy kích thước cho trẻ tại trường mẫu giáo nhằm tìm hiểu thực trạng của việc dạy trẻ kích thước vật thể hiện nay. 2.2. Phương pháp điều tra bằng An- két: Chúng tôi tiến hành điều tra bằng An-két với một số giáo viên trường và ngoài trường nhằm mục đích tìm hiểu nhận thức của giáo viên mầm non về vấn đề dạy trẻ mẫu giáo lớn với “Phương pháp hình thành biểu tượng về kích thước vật thể với hệ thống câu hỏi đã chuẩn bị sẵn và yêu cầu giáo viên trả lời”. 2.3. Trao đổi với giáo viên và trẻ. 2.4. Phương pháp tổng kết kinh nghiệm. Chúng tôi khai thác và tổng kết một số kinh nghiệm của giáo viên liên quan đến đề tài. 2.5. Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Nhằm kiểm nghiệm những phương pháp chúng tôi đã đưa là đúng. Thực nghiệm được tiến hành với 40 trẻ. + 20 trẻ làm thực nghiệm. + 20 trẻ làm đối chứng. 2.6. Phương pháp thống kê toán học: 3. Để thu nhập, đánh giá và so sánh giữa những nhóm trẻ làm thực nghiệm với nhóm trẻ làm đối chứng. 4. Để xử lí những thông tin thu thập được. B. PHẦN NỘI DUNG Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 8 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA CÁC BIỆN PHÁP HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO 5 - 6 TUỔI. I. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. 1. Khái niệm về biểu tượng và biểu tượng về kích thước: a/. Khái niệm về biểu tượng: Biểu tượng là hình ảnh về khách thể đã được tri giác còn lưu lại trong bộ óc con người và do một tác động nào đấy được tái hiện và nhớ lại. Như vậy, biểu tượng cũng có cảm giác và tri giác là hình ảnh “Chủ quan của thế giới khách quan”. Nhưng khác với cảm giác, tri giác biểu tượng phản ánh khách thể một cách gián tiếp, là hình ảnh của hình ảnh. Ngoài ra, bằng biểu tượng con người từ những biểu tượng cũ có thể sáng tạo ra những biểu tượng mới. Là sản phẩm của những tri giác cảm tính trước đó, biểu tượng có vai trò là khâu trung gian giữa trực quan sinh động và tư duy trừu tượng. Như vậy theo quan điểm triết học của Mác-Lênin thì cảm giác, tri giác và biểu tượng là hình thức khác nhau của giai đoạn này. Song chỉ bằng trực quan sinh động, con người không thể nhận thức được bằng mối quan hệ bản chất và các quy luật chi phối sự vận động phát triển của khách thể. Để nắm bắt được bản chất và quy luật khách thể nhận thức phải chuyển sang giai đoạn cao hơn. Đó là tư duy trừu tượng. Tóm lại: “Từ những tri giác nhận thức cảm tính chuyển sang nhận thức cao hơn đó là biểu tượng” b./ Biểu tượng về kích thước: Biểu tượng về kích thước là hình ảnh kích thước của vật thể đã được tri giác ghi lại trong bộ óc của con người và do một tác động nào đấy tái hiện và nhớ lại. Biểu tượng về kích thước vật thể được hình thành trên cơ sở tác động tương hỗ của cùng một số giác quan, nhưng ở trẻ nhỏ thị giác và giác quan vận động đóng vai trò chính trong việc hình thành biểu tượng về kích thước ở trẻ mầm non. 2. Khái niệm về kích thước và những tính chất cơ bản của kích thước sự đo lường. a./ Khái niệm về kích thước. Kích thước là một khái niệm cơ bản của toán học xuất hiện từ thời cổ đại và hoàn thiện trong quá trình rất dài. Tìm hiểu về khái niệm kích thước chúng tôi cần có một số các khái niệm sau: Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 9 Một số biện pháp hình thành biểu tượng kích thước cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi. Kích thước là một trong những dấu hiệu đặc trưng của vật thể có thể đo theo 3 chiều: chiều dài, chiều rộng, chiều cao. Tùy theo kích thước của vật mà người ta nói vật cao hay thấp, rộng hay hẹp, dài hay ngắn. b./ Những tính chất cơ bản của kích thước. / Tính so sánh: Kích thước được đặt trưng bởi tính so sánh. Nhờ so sánh mà chúng ta hiểu được mối liên hệ về kích thước của các sự vật và các khái niệm như: “To hơn, nhỏ hơn, dài hơn, ngắn hơn, rộng hơn, hẹp hơn” và nó đã xác định được tính chất cơ bản như chiều dài, chiều rộng, chiều cao và thể tích của vật. Tuy nhiên không phải kích thước nào cũng có thể so sánh trực tiếp được mà chúng ta thường so sánh kích thước của vật đó với những biểu tượng chung về kích thước của vật đã quen biết. / Tính thay đổi. Các thông số kích thước của vật thể như: chiều dài, chiều rộng, chiều cao, có thể tăng lên, giảm đi, có thể thay đổi được nhưng sự thay đổi này không dẫn đến sự thay đổi nội dung, tính chất của khách thể. Ví dụ: Ta có thể làm chiều cao của cái bàn thấp đi bằng cách cưa ngắn 4 chân, nhưng nó vẫn là cái bàn. Hoặc chiều dài của một sợi dây có thể thay đổi nếu ta cắt ngắn đi hay nối dài ra, nhưng sợi dây vẫn là sợi dây. / Tính tương đối: Tính tương đối của kích thước nghĩa là cùng một vật thể nó có thể to hay nhỏ, dài hay ngắn, rộng hay hẹp. Điều đó phụ thuộc vào các kích thước của vật thể mà nó so sánh với. Ví dụ: Một cái cốc khi nó đặt cạnh một cái cốc to thì nó là cái cốc bé hơn, nhưng khi đặt cạnh một cái cốc bé hơn thì nó là cái cốc to hơn. Việc nắm chắc tính tương đối của kích thước có ý nghĩa rất lớn trong quá trình hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mầm non. Có được biểu tượng chính xác. Tóm lại: Tất cả những tính chất cơ bản của kích thước nói lên được trẻ mầm non tự nhận biết được một cách cụ thể nhất qua các thao tác với vật thể đa dạng trong quá trình phân tích, so sánh, đối chiếu, chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật. Nhờ đó trẻ nhận ra kích thước đặc trưng của vật và có biểu tượng chính xác về kích thước. / Sự đo lường : Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 10 [...]... dạy học cho trẻ, trò chơi học tập có những vị trí khác nhau Trò chơi học tập đã sử dụng như là một biện pháp dạy học cho trẻ, cũng có khi nó thực hiện chức năng như bài luyện tập hoặc như một hoạt động vui chơi độc lập của trẻ, hoặc như một hình thức dạy học khi toàn bộ tiết học lồng vào trong trò chơi Với vị trí là một biện pháp chơi, trong quá trình dạy học cho trẻ, trò chơi học tập nhiệm vụ phục vụ. .. thể loại bài tập đòi hỏi ở trẻ mức độ tích cực, độc lập khác nhau Những bài tập đó được quy định chung vào hai dạng bài tập Đó là bài tập tái tạo và bài tập sáng tạo o Với bài tập tái tạo: Là bài tập có tính sao chép, giáo viên đặt ra nhiệm vụ và chỉ ra biện pháp giải quyết nhiệm vụ đó một cách trực tiếp dựa trên những điều kiện đã biết hoặc các thao tác mẫu của giáo viên, trẻ có thể giải bài tập một... non- Đào Thanh Âm – NXB ĐHQG 1997) Để quá trình dạy học mầm non đạt hiệu quả thì việc xem xét các yếu tố cấu thành nên nó đóng vai trò vô cùng quan trọng Một trong những yếu tố đó là phương pháp và biện pháp dạy học mầm non Phương pháp dạy học: Kết quả nghiên cứu sư phạm và tâm lí cho thấy để giải quyết tốt các nhiệm vụ theo mục đích đã đặt ra thì con người cần tổ chức sắp xếp công việc thật khoa học. .. trẻ bất cứ nội dung toán học nào người giáo viên cũng phải vận dụng linh hoạt các phương pháp dạy học Phương pháp dạy học là những kiến thức toán học sơ đẳng trong trường mầm non là cách thức làm việc của giáo viên mầm non đối với trẻ nhằm trang bị cho trẻ những kiến thức, kỹ năng, năng lực nhận biết, năng lực học tập, hình thành cho trẻ thái độ Tuy nhiên để cho quá trình dạy học trở nên hấp dẫn Giáo... phương pháp dạy học là con đường, là cách thức mà giáo viên đã sử dụng để thực hiện nhiệm vụ dạy học đạt hiệu quả cao nhất Phương pháp dạy học mầm non: “Là cách làm việc của giáo viên và của trẻ em được giáo viên hướng dẫn nhằm tiếp thu những tri thức, kỹ năng và thói quen mới, hình thành thế giới quan và phát triển năng lực” ( Trang 20 – Giáo dục mầm non III – NXB ĐHQG 19) Phương pháp dạy học không phải... thức, kỹ năng của nội dung toán học kích thước để bước vào lớp 1 b./ Biện pháp sử dụng trò chơi học tập: Đặc trưng của quá trình dạy học cho trẻ mầm non là sự kết hợp giữa các yếu tố học tập và vui chơi A.P.U Sô Va đã nói: “… Qua trò chơi học tập, chúng ta không thấy bóng dáng của giáo dục sư phạm ở đây, nhưng chúng ta lại mang tính chất sư phạm rất cao…” Trẻ chơi trò chơi học tập có vai trò quan trọng... giáo dục xây dựng chương trình hình thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non theo hướng dạy học phát triển nhằm hình thành những biểu tượng toán học và bước đầu hình thành ở trẻ những khái niệm toán học cơ bản, tạo điều kiện cho trẻ sau này học tốt môn toán ở trường phổ thông b./ Đặc điểm phát triển biểu tượng về kích thước của trẻ mầm non: Người thực hiện : Dương Thị Anh Hoa Trang 13 Một số... trò chơi học tập nhiệm vụ phục vụ cho nội dung của tiết học này hay tiết học khác và nó là một bộ phận cơ bản của tiết học Sử dụng biện pháp chơi của tiết học, giúp trẻ củng cố nội dung những kiến thức mà trẻ học được, đồng thời làm tăng tính tích cực của quá trình tư duy này hay quá trình tư duy khác “Trò chơi học thư giãn” nó làm cho hoạt động học tập diễn ra nhẹ nhàng, sinh động Biện pháp chơi còn... tác động dạy học, trẻ mẫu giáo lớn thực hiện đúng nhiệm vụ phân tích đúng chiều dài, chiều rộng, chiều cao của vật II THỰC TRẠNG CỦA VIỆC HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN (5-6 TUỔI) a./ Vài nét về thực trạng dạy học nhằm hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ mầm non: Để tìm hiểu thực trạng dạy học nhằm hình thành biểu tượng về kích thước cho trẻ ở trường mầm non Tôi đã tiến... việc giáo dục trí tuệ và dạy học cho trẻ Trò chơi học tập không chỉ đơn giản là sự giải trí N.K.Krupxhaia đã viết: “ Đối với trẻ mẫu giáo, trò chơi đối với trẻ là sự học tập, sự lao động và nó là hình thức giáo dục nghiêm túc” Bởi trò chơi học tập đòi hỏi sự hoạt động trí tuệ rất phức tạp, vì vậy mà nó tạo ra điều kiện thực hiện nhiệm vụ giáo dục trẻ Ngoài ra trò chơi học tập còn góp phần thúc đẩy . MỘT SỐ BIỆN PHÁP DẠY HỌC NHẰM HÌNH THÀNH BIỂU TƯỢNG VỀ KÍCH THƯỚC CHO TRẺ MẪU GIÁO LỚN. I. Khái niệm về phương pháp dạy học – phương pháp dạy học mầm non II. Biện pháp dạy học CHƯƠNG III: THỰC. tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không chỉ. thành biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non theo hướng dạy học phát triển nhằm hình thành những biểu tượng toán học và bước đầu hình thành ở trẻ những khái niệm toán học cơ bản, tạo điều