1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

kế hoạch dạy học Địa 9

5 505 0

Đang tải... (xem toàn văn)

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 5
Dung lượng 100 KB

Nội dung

Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ PHÒNG GIÁO DỤC - ĐÀO TẠO ĐỨC PHỔ Trường THCS Nguyễn Nghiêm KẾ HOẠCH MÔN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 Năm học 2009 - 2010 Giáo viên: HUỲNH TẤN LINH Tấn Linh/ Địa 9 1 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản cần thiết phổ thông về dân cư, các ngành kinh tế, sự phân hóa lãnh thổ kinh tế- xã hội của nước ta và những hiểu biết về địa phương tỉnh Quảng Ngãi nơi các em đang sống và học tập. 2/Kĩ năng: Rèn luyện các kĩ năng địa lí cho học sinh đồng thời cũng cố các kĩ năng đã có và hình thành ở mức độ cao hơn. - Kĩ năng phân tích văn bản. - Kĩ năng đọc và phân tích, khai thác kiến thức từ lược đồ, bản đồ. - Kĩ năng xữ lí số liệu thống kê theo các yêu cầu cho trước. - Kĩ năng vẽ biểu đồ các dạng khác nhau và rút ra nhận xét từ biểu đồ. - Kĩ năng sưu tầm và phân tích tài liệu từ các nguồn khác nhau ( báo chí, bài viết, tranh ảnh ) bao gồm cả tài liệu in trên giấy và tài liệu điện tử. - Kĩ năng xây dựng sơ đồ cấu trúc và sơ đồ thể hiện mối quan hệ qua lại giữa các hiện tượng tự nhiên – kinh tế xã hội. - Kĩ năng viết và trình bày các báo cáo ngắn. - Kĩ năng liên hệ thực tiễn địa phương, đất nước. 3/ Thái độ tình cảm: Giáo dục tình yêu quê hương đất nước, ý thức công dân và sự định hướng nghề nghiệp phục vụ tổ quốc sau này cho mỗi học sinh. II/ CẤU TRÚC SGK- NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH: 1/ Cấu trúc sách giáo khoa: SGK Địa lí lớp 9gồm 44 bài chía làm 4 phần: - Địa lí dân cư. - Địa lí kinh tế. - Sự phân hóa lãnh thổ. - Địa địa phương. Cấu trúc SGK gồm có các bài lí thuyết, và các bài thực hành. Toàn bộ các bài này được bố trí hợp lí và hổ trợ lẫn nhau. Các bài lí thuyết có nhiệm vụ trọng tâm là trang bị kiến thức mới đồng cũng góp phần rèn luyện kĩ năng địa lí cho học sinh. Các bài thực hành có nhiệm vụ chủ yếu là rèn luyện kĩ năng đồng thời còn góp phần cũng cố bổ sung kiến thức. 2/ Nội dung chương trình địa lí lớp 9: Thời lượng là 1,5 tiết / tuần x 35 tuần = 52 tiết Đây là chương trình dành hoàn cho địa lí Kinh tế - Xã hội Việt Nam, nối tiếp chương trình địa lí lớp 8 về Địa lí Tự nhiên Việt Nam. Tấn Linh/ Địa 9 2 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ Nội dung chương trình gồm các phần sau đây: - Địa lí dân cư: 5 tiết ( 04 lí thuyết – 1 thực hành) - Địa lí kinh tế : 11 tiết ( 09 lí thuyết – 2 thực hành) - Sự phân hóa lãnh thổ: 24 tiết ( 17 lí thuyết – 7 thực hành) - Địa lí Địa phương : 5 tiết ( 03 lí thuyết – 1 thực hành) - Ôn tập và kiểm tra : ( 08 tiết ) III/ KẾ HOẠCH CỤ THỂ : Được phân chia theo học kì và các tháng như sau: Tháng HK I Nội dung Mục tiêu Phương pháp Phương tiện 9 HK I ĐỊA LÍ DÂN CƯ Kiến thức: Trình bày được một số vấn đề về dân tộc; hiểu, trình bày đặc điểm về dân số. Trình bày giải thích một số nguyên nhân của sự phân bố dân cư không đều , đặc điểm các loại hình quần cư, hiểu trình bày đặc điểm quá trình đô thị hóa ở nước ta, hậu quả của đô thị hóa, ảnh hưởng đến lao động việc làm, đặc điểm nguồn lao động, chất lượng cuộc sống. Kĩ năng: Xác định vùng phân bố, phân tích biểu đồ, bảng số liệu, bản đồ dân cư. -Vấn đáp, thu thập thông tin từ SGK, tài liệu khác. -Phân tích bảng số liệu , biểu đồ, bản đồ. -Thảo luận nhóm. -Bản đồ dân cư Việt Nam. -Tranh ảnh các dân tộc Việt Nam. ĐỊA LÍ KINH TẾ Kiến thức: Nắm quá trình phát triển kinh tế. Hiểu trình bày được sự thay đổi cơ cấu kinh tế theo ngành. Phân tích các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển phân hóa lãnh thổ. Hiểu trình bày thực trạng tài nguyên rừng, biển. Phân bố các ngành công nghiệp trọng điểm. Vai trò, phân bố công nghiệp, dịch vụ giao thông vận tải, bưu chính viễn thông. Kĩ năng: Phân tích bảng số liệu, sữ dụng bản đồ. -Vẩn đáp, làm việc với SGK, phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ. -Làm việc theo nhóm. Bản đồ: Hành chính VN. Địa lí TNVN. Khí hậu VN. Nông nghiệpVN Kinh tế chung VN. Địa chất-khoáng sản VN. Dân cư VN. GTVT V N. Các biểu đồ, bảng số liệu thống kê tự làm. SỰ PHÂN HÓA LÃNH THỔ Kiến thức: Phân tích được sự tác động của vị trí địa lí đến việc phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. - Điều kiện tự nhiên của từng vùng. - Đánh giá được những thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế - xã hội từng vùng. - Tình hình phát triển kinh tế - xã hội của từng vùng. - Các trung tâm kinh tế lớn của Việt Nam. - Vấn đáp, thảo luận, làm việc với SGK. -Phân tích bảng số liệu, lược đồ, bản đồ, trảnh, biểu đồ. -Các lược đồ các vùng kinh tế. -Máy tính bỏ túi. - Tranh ảnh về các vùng kinh tế. Tấn Linh/ Địa 9 3 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ Kĩ năng: Xác định vị trí giới hạn, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, bản đồ. ĐỊA LÍ Địa Phương ĐỊA LÍ Địa phương Kiến thức: Phân tích ý nghĩa của vị tí địa lí đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Quảng Ngãi. Nêu diện tích, giới hạn, các đơn vị hành chính của tỉnh. Đặc điểm cơ bản của địa hình, khí hậu, thủy văn, đất, sinh vật, khoáng sản, các đơn vị hành chính của tỉnh. Thuận lợi và khó khăn của tự nhiên đối với sự phát triển kinh tế – xã hội của tỉnh. Số dân, gia tăng dân số, dân tộc, phân bố dân cư, chất lượng cuộc sống. Thuận lợi – khó khăn của dân cư đối với kinh tế - xã hội. trình bày giải thích được đặc điểm kinh tế chủ yếu của tỉnh. Kĩ năng: Xác định vị trí địa lí của tỉnh ta. Phân tích bảng số liệu thống kê, biểu đồ. - Vấn đáp, thảo luận nhóm, phân tích bảng số liệu , lược đồ, biểu đồ trên các phương tiện dạy học. - Làm việc với SGK. Bản đồ: -Hành chính VN. -Tự nhiên VN. -Bản đồ: Tỉnh Quảng Ngãi. -Các tài liệu về tỉnh Quảng Ngãi liên quan đến bài học. IV/ THỰC TRẠNG VÀ PHƯƠNG PHÁP THỰC HIỆN: 1/Khảo sát chất lượng đầu năm của các lớp: LỚP Số HS 0 – 3,4 3,5 – 4,9 5,0 – 6,4 6,5 – 7,9 8,0 – 10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 36 9B 44 9C 36 9D 33 9E 38 K9 187 2/Biện pháp thực hiện: Để thực tốt các yêu cầu về nội dung và phương pháp giáo viên và học phải đảm bảo các yêu cầu sau: a/ Đối với giáo viên: - Nghiên cứu để nắm vững nội dung một cách chính xác. - Nghiên cứu để cập nhật các kiến thức có liên quan đến chương trình. Ví dụ: số liệu về cơ cấu các ngành sản xuất; tỉ trọng GDP các ngành sản xuất; GDP bình quân đầu người; - Trong tình hình chưa có đầy đủ các đồ dùng dạy học, cần tận dụng các đồ dùng dạy học hiện có, tìm thêm các mẫu vật thật, các phương tiện khác để phục vụ cho bài giảng tốt hơn. - Phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học trên cơ sở phương pháp “ Lấy học sinh làm trung tâm” hướng dẫn học sinh tìm hiểu phát hiện kiến thức mới. - Bám sát theo kế hoạch chung và PPCT để nắm được những thay đổi để có kế hoạch hàng tuần và từng tiết. b/ Đối với học sinh: Tấn Linh/ Địa 9 4 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ - Chuẩn bị đầy đủ các thiết bị học tập như : sách giáo khoa, vở, bút và vở soạn, vở bài tập, Atlat địa lí, - Nắm vững các kiến thức đã học một cách đầy đủ để sẵn sàng tìm hiểu, tiếp nhận kiến thức mới. - Có lòng say mê nghiên cứu, tìm hiểu, từ đó thấy được vai trò, ý nghĩa của bộ môn mà yêu thích môn học. - Học bài, vẽ hình, làm bài tập, nghiên cứu bài mới trước khi đến lớp. - Thực hiện nghiêm túc các yêu cầu của giáo viên. Giúp đỡ nhau trong học tập, nghiên cứu nhất là ở các tiết thực hành. 3/ Phương thức đánh giá: a/ Để dánh giá được quá trình học tập của học sinh cần thu nhập đầy đủ các thông tin về trình độ, khả năng và thái độ học tập của học sinh, vì vậy các hình thức kiểm tra đánh giá phải đa dạng. Kết quả kiểm tra đánh giá của học sinh không chỉ thông qua các lần kiểm tra miệng, 15 phút, 45 phút, học kì mà còn đánh giá học sinh thông qua các hoạt động của học sinh ở trên lớp học. Dựa vào: - Các hoạt động học tập ở trên lớp như làm việc với các phương tiện dạy học ( bản đồ, mô hình, tranh ảnh, ) - Quan sát học sinh khi thực hành, thảo luận nhóm. - Các báo cáo ngắn của học sinh về một vấn đề được tìm hiẻu. b/ Phương pháp kiểm tra đánh giá, gồm có: - Trắc nghiệm vấn đáp (dùng để kiểm tra miệng). - Trắc nghiệm viết. Gồm có: + Trắc nghiệm khách quan; + Trắc nghiệm tự luận. Giáo viên cần kết hợp hợp lí các phương pháp, không quá thiên về phương pháp này hay phương pháp kia. V/ CHỈ TIÊU: LỚP Số HS 0 – 3,4 3,5 – 4,9 5,0 – 6,4 6,5 – 7,9 8,0 – 10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 36 9B 44 9C 36 9D 33 9E 38 K9 187 Đức Phổ, ngày 15 tháng 09 năm 2009 GV bộ môn HUỲNH TẤN LINH Tấn Linh/ Địa 9 5 . Nghiêm KẾ HOẠCH MÔN MÔN ĐỊA LÍ LỚP 9 Năm học 20 09 - 2010 Giáo viên: HUỲNH TẤN LINH Tấn Linh/ Địa 9 1 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ I/ MỤC TIÊU: 1/ Kiến thức : Trang bị cho học sinh. – 10 SL TL SL TL SL TL SL TL SL TL 9A 36 9B 44 9C 36 9D 33 9E 38 K9 187 Đức Phổ, ngày 15 tháng 09 năm 20 09 GV bộ môn HUỲNH TẤN LINH Tấn Linh/ Địa 9 5 . kinh tế. Tấn Linh/ Địa 9 3 Trường THCS Nguyễn Nghiêm-Đức Phổ Kĩ năng: Xác định vị trí giới hạn, phân tích biểu đồ, số liệu thống kê, bản đồ. ĐỊA LÍ Địa Phương ĐỊA LÍ Địa phương Kiến thức:

Ngày đăng: 12/02/2015, 02:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w