1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

sáng kiến KN hay

39 436 3

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 39
Dung lượng 3,36 MB

Nội dung

Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học MỤC LỤC ***    *** Số thứ tự Mục Trang 1 Hiện trạng 2 2 Giải pháp thay thế 4 3 Vấn đề nghiên cứu, giả thuyết nghiên cứu 5 4 Thiết kế 6 5 Đo lường 7 6 Phân tích dữ liệu và bàn luận 8 7 Kết luận và khuyến nghị. 9 8 Tài liệu tham khảo 10 9 Phụ lục 11 Trường THPT Lê Trung Đình Trang 1 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học HIỆN TRẠNG ***    *** Trong quá trình hội nhập nền kinh tế ngày nay, giáo dục được coi là một lĩnh vực rất quan trọng và luôn đi trước một bước trong sự phát triển kinh tế của mỗi quốc gia. Vì vậy vấn đề chất lượng dạy - học nói chung và dạy học Hóa học nói riêng ngày càng trở thành mối quan tâm chung của các nhà sư phạm cũng như các nhà quản lý giáo dục và xã hội. Đảng và nhà nước ta đã khẳng định: “Giáo dục là quốc sách hàng đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho phát triển”. Điều đó đã được thể hiện trong các Nghị quyết của Trung ương. Nghị quyết TW 4 khoá VII đã chỉ rõ phải “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học. Kết hợp học với hành, học tập với lao động sản xuất, thực nghiệm và nghiên cứu khoa học, gắn nhà trường với xã hội. áp dụng những phương pháp giáo dục hiện đại để bồi dưỡng cho học sinh năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề”. Nghị quyết TW2 khoá VIII tiếp tục khẳng định phải “Đổi mới phương pháp giáo dục đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thành nếp tư duy sáng tạo của người học. Từng bước áp dụng các phương pháp tiên tiến và phương tiện hiện đại vào quá trình dạy học, đảm bảo điều kiện và thời gian tự học, tự nghiên cứu cho học sinh”. Trong luật Giáo dục ban hành năm 2005 có quy định: - “Giáo dục trung học phổ thông nhằm giúp học sinh củng cố và phát triển những kết quả của giáo dục trung học cơ sở, hoàn thiện học vấn phổ thông và những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và hướng nghiệp để tiếp tục học đại học, cao đẳng, trung học chuyên nghiệp, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.”(mục 4 điều 27) - “Hoạt động giáo dục phải được thực hiện theo nguyên lý học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, lý luận gắn liền với thực tiễn, giáo dục nhà trường kết hợp với giáo dục gia đình và giáo dục xã hội.”(mục 2 điều 3) - “Phương pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh; phù hợp với từng đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh.”(mục 2 điều 28) Như vậy, giáo dục phổ thông không phải là truyền thụ kiến thức đơn thuần mà chú trọng hơn tới: - Bồi dưỡng năng lực tự học, học suốt đời, học để nâng cao trình độ chuyên môn, học để chuyển đổi nghề nghiệp…. - Rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức đã học để giải quyết các vấn đề nảy sinh trong đời sống, lao động và sản xuất. - Khích lệ học sinh phát huy tính chủ động trong việc chiếm lĩnh tri thức, phát huy tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức, kĩ năng phổ thông, cơ bản, hiện đại, thiết thực và gắn với đời sống. Nội dung chủ yếu bao gồm cấu tạo chất, sự biến đổi của các chất, những ứng dụng và tác hại của các chất trong đời sống, sản xuất, môi trường. Những nội dung này góp phần giúp học sinh có học vấn phổ thông tương đối toàn diện để có thể tiếp tục học lên đồng thời có thể giải quyết một số vấn đề có liên quan đến hoá học trong đời sống và sản xuất, mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trường THPT Lê Trung Đình Trang 2 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Trước tình hình học hoá học phải đổi mới phương pháp dạy đã và đang thực sự là yếu tố quyết định hiệu quả giờ dạy. Một trong những yếu tố để đạt giờ dạy có hiệu quả và tiến bộ là phải phát huy tính thực tế, giáo dục về môi trường, về tư tưởng vừa mang bản sắc dân tộc mà không mất đi tính cộng đồng trên toàn thế giới, những vấn đề cũ nhưng không cũ mà vẫn có tính chất cập nhật và mới mẻ, đảm bảo: Tính khoa học - hiện đại, cơ bản, tính thực tiễn và giáo dục kỹ thuật tổng hợp, tính hệ thống sư phạm. Tuy nhiên mỗi tiết học không nhất thiết phải hội tụ nhất thiết những quan điểm nêu trên, cần phải nghiên cứu kỹ lưỡng , đừng quá lạm dụng khi lượng kiến thức không thống nhất. Mặt khác tuỳ vào nội dung và đơn vị kiến thức trong tiết dạy mà ta lồng vào các vấn đề nêu trên sao cho hợp lí. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 3 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học GIẢI PHÁP THAY THẾ ***    *** Môn hoá học trong trường phổ thông là một môn học khó, nếu không có những bài giảng và phương pháp hợp lý phù hợp với thế hệ học trò dễ làm cho học sinh thụ động trong việc tiếp thu, cảm nhận. Đã có hiện tượng một số bộ phận học sinh không muốn học hoá học, ngày càng lạnh nhạt với giá trị thực tiễn của hoá học. Nhiều giáo viên chưa quan tâm đúng mức đến đối tượng giáo dục. Hiện tượng dùng đồng loạt cùng một cách dạy, một bài giảng cho nhiều lớp, nhiều thế hệ học trò là không ít. Với phương pháp giảng dạy này, nhiều khi người giáo viên đã trở thành người cảm nhận, truyền thụ tri thức một chiều. Để nâng cao hiệu quả trong giảng dạy, giáo viên nên là người hướng dẫn học sinh chủ động trong quá trình lĩnh hội tri thức hoá học. Hãy "thắp sáng ngọn lửa " chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh, đừng biến học sinh thành "cái bình đựng kiến thức" vô thức, xa rời thực tiễn. Để việc giảng dạy môn hóa học đạt hiệu quả cao hơn tôi đã mạnh dạn cải tiến nội dung, phương pháp trong các bài giảng hóa học THPT. Một trong những điểm tôi đã làm là "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" . Có những vấn đề hóa học có thể giúp học sinh giải thích các hiện tượng trong tự nhiên, tránh việc mê tín dị đoan, thậm chí hiểu được những dụng ý khoa học hóa học trong những câu ca dao – tục ngữ, mà thế hệ đi trước để lại và có thể ứng dụng trong thực tiễn đời sống thường ngày chỉ bằng những kiến thức rất phổ thông mà không gây nhàm chán, xa lạ, lại có tác dụng kích thích tính chủ động, sáng tạo, hứng thú trong môn học bên cạnh đó có một số kiến thức mà học sinh học không thể thuộc , dễ nhầm lẫn thì tôi bày cho học sinh cách nhớ bằng những câu đọc vui làm cho hóa học không khô khan, bớt đi tính đặc thù và phức tạp. Trong phạm vi đề tài tôi không có tham vọng giải quyết mọi vấn đề trong thực tiễn để có thể để nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học mà chỉ nêu lên một vài suy nghĩ, đề xuất của cá nhân coi đó là kinh nghiệm qua một số ví dụ minh họa, với mong muốn góp phần tạo ra và phát triển phương pháp dạy hóa học hiệu quả qua các bài giảng hóa học, góp phần cho học sinh học hóa dễ hiểu, thiết thực, gần gũi với đời sống và lôi cuốn học sinh khi học; để hoá học không còn mang tính đặc thù khó hiểu như một "thuật ngữ khoa học". Đề tài này nghiên cứu và áp dụng cho đối tượng học sinh tại các lớp tôi giảng dạy. Có thể áp dụng cho các tiết dạy Hóa học ở trường phổ thông. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 4 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU, GIẢ THUYẾT NGHIÊN CỨU ***    *** Mục tiêu của đề tài này là giúp cho học sinh hiểu đúng đắn và hoàn chỉnh hơn về những tri thức, hiểu biết về thế giới quan , các hiện tượng tự nhiên thông qua các bài học, giờ thực hành của hoá học trong chương trình phổ thông ,đồng thời là cơ sở phát huy tính sáng tạo đưa những ứng dụng phục vụ trong đời sống của con người. Hóa học góp phần giải tỏa , xoá bỏ hiểu biết sai lệch làm hại đến đời sống, tinh thần con người 1."Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" nhằm nâng cao hiệu quả dạy - học môn hóa học ở trường THPT bằng việc giải thích các hiện tượng thực tiễn có liên quan đến bài học, bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường sau khi đã kết thúc bài học. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hiện tượng ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng đó, học sinh sẽ suy nghĩ, ấp ủ câu hỏi vì sao lại có hiện tượng đó? hay những lúc đọc một số câu thơ vui trong hoá, học sinh sẽ suy nghỉ vì sao lại như vậy , điều đó có ý nghĩa như thế nào Tạo tiền đề thuận lợi khi học bài học mới tiếp theo. 2."Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường qua các phương trình phản ứng hóa học cụ thể trong bài học. Cách nêu vấn đề này có thể sẽ mang tính cập nhập, làm cho học sinh hiểu và thấy được ý nghĩa thực tiễn bài học. Giáo viên có thể giải thích để giải tỏa tính tò mò của học sinh mặc dù vấn đề được giải thích có tính chất rất phổ thông. 3. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thay cho lời giới thiệu bài giảng mới. Cách nêu vấn đề này có thể tạo cho học sinh bất ngờ, có thể là một câu hỏi rất khôi hài hay một vấn đề rất bình thường mà hàng ngày học sinh vẫn gặp nhưng lại tạo sự chú ý quan tâm của học sinh trong quá trình học tập. 4. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách nêu hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống ngày thường thông qua những câu chuyện ngắn có tính chất khôi hài, gây cười có thể xen vào bất cứ lúc nào trong suốt tiết học, hướng này có thể góp phần tạo không khí học tập thoải mái. Đó cũng là cách kích thích niềm đam mê học hóa. 5. "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" bằng cách tiến hành tự làm thí nghiệm qua các hiện tượng thực tiễn xung quanh đời sống hàng ngày ở địa phương, gia đình,… sau khi đã học bài giảng. Cách nêu vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp học sinh phát huy khả năng ứng dụng hóa học vào đời sống thực tiễn. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 5 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học THIẾT KẾ ***    *** Trong đề tài này tôi đã thực hiện thiết kế kiểm tra sau tác động với các nhóm ngẫu nhiên. + Nhóm 1 là các học sinh ở các lớp 11B 11 , 11B 13 : áp dụng thường xuyên trong bài học việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống”. + Nhóm 2 là các học sinh ở các lớp 11B4, 12C 8 :áp dụng không thường xuyên hoặc không áp dụng trong bài học việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống”. Kết quả được đo thông qua việc so sánh độ chênh lệch về kết quả tiếp thu kiến thức, kỹ năng, thái độ sôi nổi của học sinh trong giờ học. Thiết kế này giúp tôi so sánh hiệu quả của hai phương pháp dạy học khác nhau: một phương pháp áp dụng thường xuyên việc “vận dụng kiến thức Hóa học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống” trong các bài học Hóa học và một phương pháp không áp dụng hoặc ít áp dụng . Để tổ chức thực hiện được giáo viên có thể dùng nhiều phương tiện, nhiều cách như: Bằng lời giải thích, bằng hình ảnh, đoạn phim, bài hát,… có thể tiến hành dạy trong hoàn cảnh dùng máy chiếu hay không dùng máy chiếu… điều này cần phụ thuộc vào giáo viên ở mỗi trường THPT, căn cứ vào hoàn cảnh cụ thể và phong cách dạy khác nhau để huy động tối đa vì hiệu quả giáo dục với nội dung đề tài này, có những kinh nghiệm có thể áp dụng cho nhiều người, nhưng có những phong cách không thể áp dụng cho giáo viên khác. Vì phong cách dạy “nó như tính cách của mỗi con người không thể ai cũng giống ai” nhưng đảm bảo được nội dung dạy học theo yêu cầu của chương trình. Tôi nói như vậy không có nghĩa người giáo viên không đổi mới phương pháp giảng dạy mà mỗi giáo viên luôn phải tìm cách đổi mới trong phong cách dạy của mình theo yêu cầu của thực tiễn hiện hành. Có thể nói “người giáo viên như một đạo diễn cho tiết dạy của mình”. Trong quá trình viết kinh nghiệm này tôi đã vận dụng các phương pháp sau : - PP điều tra: Điều tra việc giảng dạy - học tập ở một số tiết dạy môn Hóa học. - PP đối chứng: So sánh kết quả trước và sau khi dạy học. - PP nghiên cứu tài liệu: Sưu tầm và nghiên cứu các tài liệu có liên quan - PP kiểm tra: Đưa một số bài tập yêu cầu học sinh làm để lấy kết quả. Trường THPT Lê Trung Đình Trang 6 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ĐO LƯỜNG ***    *** 1. Đo kiến thức, đo kỹ năng: Lớp Mức độ áp dụng đề tài Kết quả học tập Giỏi Khá TB Yếu Kém 11B 11 Thường xuyên 3% 36.4% 60.6% 0% 0% 11B 13 Thường xuyên 2% 33.5% 64.5% 0% 0% 11B 4 ít hoặc không thường xuyên 0% 26.3% 45% 25% 2.7% 12C 8 ít hoặc không thường xuyên 0% 20.9% 50,3% 26,5% 2.3% 2. Đo thái độ: 11B 11 Thường xuyên sôi nổi 11B 13 Thường xuyên sôi nổi 11B 4 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. 12C 8 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. Lưu ý: - Các lớp 11B 11 , 11B 13 là các lớp học tương đối được nên việc lĩnh hội kiến thức của các em nhanh cho nên có thời gian để liên hệ thực tế làm cho tiết dạy sôi nổi . - Lớp 11B 4 , 12C 8 đa số các em học chậm cho nên việc áp dụng chưa nhiều kết quả chưa cao. PHÂN TÍCH DỮ KIỆN VÀ BÀN LUẬN Trường THPT Lê Trung Đình Trang 7 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ***    *** Bản thân tôi nhờ vận dụng phương pháp dạy "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" kết hợp với nhiều phương pháp khác tôi đã đạt được một số kết quả nhất định : Học sinh trở nên thích học hóa hơn, thích những giờ dạy của tôi nhiều hơn, thậm chí có cả những học sinh đã về nhà tự quan sát và tái tạo lại hiện tượng thực tế, rồi lại đến hỏi tôi. Trong giờ học, tôi đã kết hợp hài hòa trong phong cách dạy của mình có thể làm cho giờ học mang không khí rất thoải mái, nhưng khả năng tiếp thu bài cũng rất tốt. Như tôi đã khẳng định : Thời gian dành cho vấn đề này là không nhiều, " nó như một thứ gia vị, không thể thay cho thức ăn nhưng thiếu nó thì kém đi hiệu quả ăn uống", ngoài ra thì còn phụ thuộc vào người chế biến cần phải linh hoạt và khéo léo. Bất cứ một vấn đề gì nếu chúng ta quá lạm dụng thì đều không tốt. Vì thế tôi vẫn luôn nghĩ: Dạy như thế nào cho tốt là đó điều không dễ. * Kết quả đạt được: - Thực tế giảng dạy cho thấy các lớp không hoặc ít áp dụng so với lớp áp dụng giải thích thường xuyên có sự khác nhau rõ rệt. Ví dụ gần đây nhất qua năm học từ 2009-2010 giảng dạy ở trường tôi đã có số liệu cụ thể theo bảng sau: Lớp Mức độ áp dụng đề tài Không khí lớp học Kết quả học tập Giỏi khá TB yếu Kém 11B 11 Thường xuyên sôi nổi 3% 36.4% 60.6% 0% 0% 11B 13 Thường xuyên sôi nổi 2% 33.5% 64.5% 0% 0% 11B 4 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. 0% 26.3% 45% 25% 2.7% 12C 8 ít hoặc không thường xuyên Trầm ít phát biểu. 0% 20.9% 50,3% 26,5% 2.3% Lưu ý: - Các lớp 11B 11 , 11B 13 là các lớp học tương đối được nên việc lĩnh hội kiến thức của các em nhanh cho nên có thời gian để liên hệ thực tế làm cho tiết dạy sôi nổi . - Lớp 11B 4 , 12C 8 đa số các em học chậm cho nên việc áp dụng chưa nhiều, kết quả chưa cao. KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ Trường THPT Lê Trung Đình Trang 8 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ***    *** Trong quá trình vận dụng đề tài, tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: Để có những tiết học đạt hiệu quả cao nhất luôn là niềm trăn trở, suy nghĩ là mục đích hướng tới của những giáo viên có lương tâm và trách nhiệm nghề nghiệp , nhưng đây không phải là điều đạt được dễ dàng. Người giáo viên phải nhận thức rõ vai trò là người "thắp sáng ngọn lửa" chủ động lĩnh hội tri thức trong từng học sinh. Trong nội dung đề tài: "Vận dụng kiến thức hoá học để giải thích các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống" tôi đã đề cập đến một số vấn đề xung quanh cuộc sống và có ý nghĩa thực tiễn, thậm chí có thể gặp, tiếp xúc hàng ngày. Tôi hy vọng đây là vấn đề gợi mở ra một quan niệm trong dạy - học hóa học, mặc dù trong đề tài này tôi không thể đề cập mọi hiện tượng có liên quan. Vấn đề đổi mới phương pháp trong giờ học trong trường phổ thông đang là vấn đề bức xúc. Để dạy hóa học trong nhà trường phổ thông có hiệu quả tôi đề nghị một số vấn đề sau: + Giáo viên phải kiên trì, đầu tư nhiều tâm, sức để tìm hiểu các vấn đề hóa học, vận dụng sáng tạo phương pháp dạy hoá học, để có bài giảng thu hút được học sinh. + Ngành giáo dục cần phải đầu tư trang thiết bị dạy và học tốt hơn cho tương xứng với thế hệ học trò và thời cuộc, nên đại trà chứ không thể chỉ dùng mẫu vài tiết rồi lại thôi. Đây cũng là điều góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho giáo viên, phát huy được tốt hiệu quả giờ dạy. Cũng như nên có sự qua tâm động viên kịp thời tương xứng. + Với thực trạng học hóa học và yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học, có thể coi đây là một quan điểm của tôi đóng góp ý kiến vào việc nâng cao chất lượng học hóa học trong thời kì mới. Nếu có điều kiện tôi rất mong được phát triển sâu hơn về đề tài này, xây dựng nhiều hơn nữa các dạng bài tập có liên quan đồng thời mở rộng cho tất cả các chương bài trong toàn bộ chương trình hóa học phổ thông theo nhiều hướng khác nhau như: + Xây dựng các bài tập thực tiễn theo các chương bài nhưng cụ thể cho từng vấn đề:giải thích hiện tượng tự nhiên, bài tập về môi trường, bài tập liên quan đến công nghiệp + Phát triển các đề tài về sử dụng bài tập thực tiễn trong giảng dạy hóa học nhằm đưa ra những phương pháp sử dụng hiệu quả nhất hệ thống bài tập đã được xây dựng; vừa đảm bảo nội dung sách giáo khoa, vừa tăng được hứng thú học tập cho học sinh và đạt được mục tiêu kết hợp lý thuyết với thực hành, giáo dục gắn liền với thực tiễn. + Xây dựng các hình thức tổ chức ngoại khóa về các vấn đề liên quan đến hóa học trong nhà trường. Trong quá trình thực hiện đề tài, mặc dù đã cố gắng hết sức nhưng vì thời gian đầu tư có hạn và kinh nghiệm nghiên cứu chưa nhiều nên không thể tránh khỏi những sai sót. Tôi kính mong thầy, cô giáo và các bạn thông cảm, đóng góp ý kiến để đề tài được hoàn thiện hơn để có thể ứng dụng rộng rãi trong công tác giảng dạy. Xin chân thành cảm ơn. TÀI LIỆU THAM KHẢO Trường THPT Lê Trung Đình Trang 9 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học ***    *** [1] 385 CÂU HỎI VÀ ĐÁP VỀ HÓA HỌC VỚI ĐỜI SỐNG Nguyễn Xuân Trường ( Nhà xuất bản Giáo dục, 2006) [2] BỘ SÁCH TRI THỨC TUỔI HOA NIÊN THẾ KỈ XXI HÓA HỌC ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Từ Thu Hằng; NXB Văn Hóa-Thông Tin 2001) [3] BỘ SÁCH 10 VẠN CÂU HỎI VÌ SAO ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB KHOA HỌC VÀ KỸ THUẬT 2000) [4] CHÌA KHÓA VÀNG HÓA HỌC ( Người dịch: Từ Văn Mặc và Trần Thị Ái; NXB Đại Học Quốc Gia Hà Nội 2002) [5] HÓA HỌC THẬT DIỆU KỲ ( Tập 1) Vũ Bội Tuyền ( Chủ biên); NXB Thanh Niên 2001 [6] PHÂN PHỐI CHƯƠNG TRÌNH HÓA HỌC 10,11,12 ( Vụ trung học phổ thông - Sở GD – ĐT Quảng Ngãi) [7] SÁCH GIÁO KHOA HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo Dục) [8] SÁCH GIÁO VIÊN HÓA HỌC 10,11,12 ( Nhà xuất bản Giáo dục) [9] THƯ VIỆN BÀI GIẢNG ĐIỆN TỬ - VIOLET PHỤ LỤC Trường THPT Lê Trung Đình Trang 10 [...]... khụng thờ dõp tt am chay cua cac kim loai manh: K, Na, Mg, bng khi CO2 Do cac kim loai trờn co tinh kh manh nờn võn chay c trong khi quyờn CO2 Thi du : t 2Mg + CO2 2MgO + C Cacbon sinh ra lai tiờp tuc chay: t C + O2 CO2 Ap dung: ờ dõp tt cac am chay thụng thng ngi ta thng dung khi CO 2 Tuy nhiờn mụt sụ am chay co cac kim loai manh thi CO 2 khụng nhng khụng dõp tt ma lam cho la chay thờm gõy thiờt... xenluloz, ban xenluloz, gụ, nha la nhng hp chõt hu c dờ chay va co thờ chay hờt Nhng trong gụ cũn co cac khoang võt Nhng khoang võt nay ờu khụng chay c.Vi võy sau khi ụt chay gụ se con lai va tao thanh tro Than a cung võy Trong thanh phõn than a ngoai cacbon va cac hp chõt hu c phc tap con co cac khoang la cac muụi silicat Nờn so vi gụ khi ụt chay than con cho nhiờu tro hn Ap dung: õy la cõu hoi nhm... 34: Vi sao ụt xng, cụn thi chay hờt sach, con khi ụt gụ, than a lai con tro? Bi vi so vi gụ va than a thi xng va cụn la nhng hp chõt hu c co ụ thuõn khiờt cao Khi ụt xng va cụn chung se chay hoan toan tao thanh CO 2 va hi H2O, tõt ca chung ờu bay vao khụng khi Xng tuy la hụn hp nhiờu hirocacbon, nhng chung la nhng chõt dờ chay Vi võy cho du trang thai hụn hp nhng khi ụt ờu chay hờt Vi than a va gụ thi... ụng võt chờt i, no se phõn huy mụt phõn thanh photphin PH3 va lõn mụt it iphotphin P2H4 Photphin khụng t bục chay nhiờt ụ thng Khi un nong ờn 150 oC thi no mi chay c Con iphotphin P2H4 thi t bục chay trong khụng khi va toa nhiờt Chinh lng nhiờt toa ra trong qua trinh nay lam cho photphin bục chay: 2PH3 + 4O2 P2O5 + 3H2O Qua trinh trờn xay ra ca ngay lõn ờm nhng do ban ngay co cac tia sang cua mt tri... cho sõu rng phat triờn Biờn phap tụt nhõt phong sõu rng la n thc n it chua, it ng va anh rng sau khi n Ngi ta thng trụn vao thuục anh rng NaF hay SnF 2, vi ion F- tao iờu kiờn cho phan ng sau xay ra: 5Ca2+ + 3PO43- + F- Ca5(PO4)3F Hp chõt Ca5(PO4)3F la men rng thay thờ mụt phõn Ca5(PO4)3OH nc ta, mụt sụ ngi co thoi quen n trõu, viờc nay rõt tụt cho viờc tao men rng theo phan ng (1), vi trong trõu co... khụng duy tri s chay cua khi CO2 phõn Cacbon ioxit - bi Hp cht ca Cacbon (Tiờt 24 lp 11CB; tit 30 lp 11NC) ờ hc sinh cú th võn dung trong thc tin cuục sụng Chun kin thc k nng cn t cho hc sinh thụng qua vn : * Chun kin thc: - Tớnh cht húa hc ca CO2 * Chun k nng: - ng dng kin thc húa hc gii quyt cỏc hin tng trong cuc sng VN ấ 22: Nc a khụ la gi va co cụng dung nh thờ nao ? Nc a khụ (hay con goi la tuyờt... bi Kim loi kim th v hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 43 45 12CB; hay bi Hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 48, 49 12NC) Chun kin thc k nng cn t cho hc sinh thụng qua vn : * Chun kin thc: Tớnh cht hoỏ hc c bn, ng dng ca CaCO3 * Chun k nng: Vit cỏc phng trỡnh hoỏ hc minh ho tớnh cht hoỏ hc VN ấ 25: Cõu tuc ng: Nc chay a mon mang y nghia hoa hoc gi? Thanh phõn chu yờu cua a la CaCO3 Trong... Thanh Huyn Sỏng kin kinh nghim mụn Húa hc CaCO3 + CO 2 + H 2O ơ Ca(HCO3 ) 2 (*) Khi nc chay cuụn theo Ca(HCO3)2, theo nguyờn li dich chuyờn cõn bng thi cõn bng (*) se chuyờn dich theo phia phai Kờt qua la sau mụt thi gian nc a lam cho a bi bao mon dõn Ap dung: Hiờn tng nay thng thõy nhng phiờn a co dong nc chay qua Do hiờn tng xay ra chõm nờn phai thõt s chu y chung ta mi nhõn ra iờu nay Hiờu c iờu... cho hoa hoc tr nờn rõt gõn gui hn trong cuục sụng i thng Giao viờn co thờ nờu võn ờ nay phõn Muụi cacbonat bi Hp cht ca Cacbon (Tiờt 24 lp 11CB; tit 30 lp 11NC) hay bi Kim loi kim th v hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 43 45 12CB; hay bi Hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 48,49 12NC) Chun kin thc k nng cn t cho hc sinh thụng qua vn : * Chun kin thc: Tớnh cht hoỏ hc c bn, ng dng ca CaCO3... tac tụt Ap dung: õy la mụt trong nhng meo nho trong thi õu thờ thao cung nh võn ờ an toan trong thi õu Khi day bi Hp cht ca Cacbon (Tiờt 24 lp 11CB; tit 30 lp 11NC) hay bi Kim loi kim th v hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 43 45 12CB; hay bi Hp cht quan trng ca kim loi kim th (tit 48,49 12NC) giao viờn co thờ kờ cho hoc sinh nghe ng dung cua muụi magie cacbonat thụng qua cõu chuyờn trờn Chun kin . vấn đề này có thể làm cho học sinh căn cứ vào những kiến thức đã học tìm cách giải thích hay tự tạo lại kiến thức qua các thí nghiệm ở nhà hay những lúc bắt gặp hiện tượng , tình huống đó. Giúp. tính sáng tạo trong việc vận dụng kiến thức để giải quyết tình huống có vấn đề nảy sinh trong học tập và trong thực tiễn. Môn hoá học trường phổ thông cung cấp cho học sinh hệ thống kiến thức,. mặt khác góp phần phát triển tư duy sáng tạo, năng lực giải quyết vấn đề cho học sinh Trường THPT Lê Trung Đình Trang 2 Giáo viên: Bùi Thanh Huyền Sáng kiến kinh nghiệm môn Hóa học Trước tình

Ngày đăng: 11/02/2015, 04:00

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w