1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

sinh kế hiện nay của người dao thanh y ở xã xuân vân, huyện yên sơn, tỉnh tuyên quang

106 1,2K 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 106
Dung lượng 657,5 KB

Nội dung

Mục tiêu nghiên cứu Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố, nhất là nguồn tư liệu điền dã dântộc học nguồn tư liệu chính mà bản tôi thân thu thập được tại địa bàn đượcchọn, mục tiêu ngh

Trang 1

SINH KẾ HIỆN NAY CỦA NGƯỜI DAO THANH Y

Ở XÃ XUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH

TUYÊN QUANG

Người hướng dẫn: TS Lý Hành Sơn Người thực hiện: Lê Thị Thỏa

Hà Nội, 2011

Trang 2

1 Tính cấp thiết của đề tài

Trong những năm qua Việt Nam không ngừng có những chuyển biến tích

cực, đạt được những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực kinh tế văn hóa

-xã hội Điều đó đã chứng minh và khẳng định dù trải qua thăng trầm lịch sử,qua nhiều cuộc chiến tranh ác liệt mà dân tộc ta vẫn đứng vững và vươn lên, đó

là vì truyền thống yêu nước cộng hưởng với sức mạnh đoàn kết của 54 dân tộcanh em đang từng ngày, từng giờ cùng chung tay xây dựng đất nước giàu mạnh,vươn cao cùng bạn bè trong khu vực và trên thế giới

Thực tế cho thấy, trong công cuộc xây dựng đất nước, mục tiêu của Đảng

ta là phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội ở tất cả các vùng miền trong cả nước.

Cụ thể là Đảng và Nhà nước đã chỉ đạo thực hiện nhiều chương trình để pháttriển toàn diện các địa bàn miền núi và biên giới là nơi có nhiều dân tộc thiểu sốsinh sống, đặc biệt quan tâm tới những vùng còn nhiều khó khăn, để cho miềnnúi cũng như đồng bằng, dân tộc đa số hay thiểu số đều có điều kiện phát triểnnhư nhau, đời sống được nâng cao cả về vật chất và tinh thần

Để thực hiện mục tiêu đó, Đảng và Nhà nước ta đã và đang áp dụng nhiềuchính sách nhất quán và mang tầm chiến lược đối với tất cả các vùng miền vàcác dân tộc thiểu số trên cả nước Trong các chính sách đó, vấn đề sinh kế tộcngười luôn được đặt lên hàng đầu Ngay từ Đại hội VIII của Đảng, chương trìnhxóa đói giảm nghèo đã được triển khai trên toàn quốc, tập trung lớn ở các tỉnhmiền núi, ven biển, hải đảo và biên giới với các chương trình 133, 134, 135 và

chương trình 135 giai đoạn 2 (2006 - 2010) Cuối năm 2008 lại có thêm Nghị

quyết 30a (hỗ trợ cho 61 huyện nghèo) với hàng loạt kế hoạch về định canh,định cư và xây dựng khu kinh tế mới, phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội,khuyến khích các doanh nghiệp nông - lâm - ngư trợ giúp đồng bào dân tộcthiểu số ở vùng khó khăn và đặc biệt khó khăn

Trang 3

Tuy nhiên, tùy từng vùng miền, việc thực thi các chính sách hay chươngtrình hỗ trợ xóa đói giảm nghèo có thể ứng biến một cách linh hoạt, phù hợp vớihoàn cảnh và môi trường nơi đó Nước ta có thành phần dân tộc đa dạng gồm 54dân tộc anh em, các hoạt động sinh kế của họ cũng rất phong phú và đều tácđộng vào môi trường tự nhiên để tạo ra của cải vật chất đảm bảo cuộc sống mưusinh Sinh kế các tộc người đều không hoàn toàn giống nhau Bên cạnh bức

tranh sinh kế truyền thống - phương thức sản xuất mang tính đặc trưng tộc

người, trong bối cảnh hội nhập và xu hướng mở rộng kinh tế thị trường, các tộcngười không ngừng tìm kiếm, nắm bắt những cơ hội để xác lập thêm nhiều sinh

kế mới, nhằm cải thiện, nâng cao hơn về đời sống, tích cực vươn lên đẩy lùi đóinghèo Thực trạng hoạt động sinh kế hiện nay ở người Dao nói chung và ngườiDao Thanh y nói riêng là một ví dụ điển hình cho trường hợp này

Mặt khác, vấn đề sinh kế tộc người hiện vẫn đang được quan tâm đặc biệtcủa rất nhiều lĩnh vực nghiên cứu, của các cấp các ngành, trong đó vấn đề đặt ra

để làm sao đảm bảo sinh kế bền vững là yêu cầu bức thiết phải đạt được Song,mấu chốt vẫn phải nắm bắt được đặc điểm sinh kế của con người và tộc người ởmỗi vùng, mỗi khu vực, từ đó mới có thể định hướng và hoạch định chính sách

phát triển sinh kế bền vững Bởi những lí do trên, tôi chọn đề tài: Sinh kế hiện

nay của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang làm đề tài nghiên cứu cho Báo cáo tập sự của mình.

2 Mục tiêu nghiên cứu

Trên cơ sở các tài liệu đã được công bố, nhất là nguồn tư liệu điền dã dântộc học (nguồn tư liệu chính) mà bản tôi thân thu thập được tại địa bàn đượcchọn, mục tiêu nghiên cứu của đề tài tập sự này như sau:

- Trình bày một cách tổng quan về bức tranh sinh kế của người Dao

Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang;

Trang 4

- Nêu lên những hoạt động sinh kế của người Dao Thanh y ở xã Xuân

Vân trong bối cảnh hiện nay;

- Khuyến nghị một số giải pháp cho việc phát triển sinh kế bền vững hơn

trong khung cảnh mới đối với người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện YênSơn, tinh Tuyên Quang

Kết quả thực hiện mục tiêu nghiên cứu của đề tài đã được thể hiện rõtrong bản báo cáo tập sự Cụ thể là nội dung của bản báo cáo này đã trả lời đượccác câu hỏi như sau:

Thứ nhất: Sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân

trước đây bao gồm những hoạt động như thế nào? Câu hỏi này được thể hiện ở

Chương 2 của báo cáo với 2 nội dung chính: Một số khái niệm về sinh kế - sinh

kế tộc người; các hoạt động sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y.

Thứ hai: Trong bối cảnh hiện nay, sinh kế của người Dao Thanh y thay

đổi như thế nào? Dưới tác động của yếu tố nào? Đây là nội dung của Chương 3

trong báo cáo, cụ thể là đã giải quyết 2 vấn đề lớn: Bức tranh sinh kế của người

Dao Thanh y hiện nay và yếu tố tác động tới sự biến đổi sinh kế.

Thứ ba: Những giải pháp gì có thể đặt ra để các cấp các ngành trợ giúp

người Dao Thanh y phát huy được các thế mạnh của mình cũng như biết nắmbắt cơ hội, đối mặt với thử thách mà tộc người sẽ phải lựa chọn?

Qua đó, kết quả nghiên cứu của đề tài cũng muốn cung cấp thêm một số

tư liệu nhằm góp phần cho việc hiểu biết và nghiên cứu về người Dao nói chung

và người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân nói riêng Từ đó, có những chính sáchgiúp họ phát huy được thế mạnh sẵn có, tận dụng được nhiều hơn cơ hội làmgiàu cho chính tộc người mình và làm giàu cho xã hội

3 Lịch sử nghiên cứu vấn đề

Người Dao ở nước ta có số lượng tương đối đông, đứng hàng thứ 9 saucác dân tộc Kinh, Tày, Thái, Mường, Khơ me, Hoa, Nùng và Hmông Tính đến

Trang 5

tháng 4 năm 2009, dân số người Dao ở nước ta là 751.067 người, trong đó nam377.185 người, nữ 373.882 người, được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hmông - Daothuộc ngữ hệ Nam Á Ngoài tên gọi chung là Dao, còn có tên gọi khác là: Mán,

Động, Trại, Dìu miền, Kiềm miền, Kìm mùn được phân bố ở hầu hết các tỉnh

miền núi và trung du phía Bắc như: Tuyên Quang, Lào Cai, Yên Bái, QuảngNinh, Cao Bằng Trong đó Tuyên Quang có số lượng người Dao khá đông.Ngoài ra, người Dao còn có mặt ở một số tỉnh phía Nam và Tây Nguyên nhưĐắc Lắc, Lâm Đồng, Đồng Nai, Bình Phước Bởi vậy, người Dao ở nước ta đã

từ lâu luôn là đối tượng được quan tâm của nhiều ngành khoa học và nhiều nhànghiên cứu ở trong và ngoài nước

Người đầu tiên ở nước ta viết về người Dao là Lê Quý Đôn với tác phẩm

Kiến văn tiểu lục đã phác họa một vài nét khái quát về đặc điểm hoạt động sinh

kế, phong tục của người Dao xứ Tuyên Quang Sau đó, các tác giả Hoàng Bình

Chính với Hưng Hóa phong thổ lục, Phạm Thận Duật trong tác phẩm Hưng

Hóa kí lược cũng đã đề cập tới một số nhóm người Mán như Mán Sừng (Dao

Đỏ), Mán Đạn Tiên (Dao Làn Tiẻn), kể cả nhóm người Sơn Tạng và nhóm Mán

ở châu Thủy Vĩ Văn Bàn (Lào Cai)

Năm 1959, nhà dân tộc học Mạc Đường trong cuốn Các dân tộc thiểu số

ở Việt Nam (1959) đã tổng hợp rất nhiều tư liệu và thông tin về Người Dao trên

lãnh thổ Việt Nam, từ khu vực cư trú, tên gọi, đặc điểm văn hóa - xã hội, phongtục tập quán cũng như hoạt động kinh tế tộc người Năm 1968 Phan Hữu Dật

viết chung với Hoàng Hoa Toàn Về vấn đề xác minh và phân loại nhóm Dao ở

Tuyên Quang in trong cuốn “Một số vấn đề Dân tộc học” đã trình bày các cơ sở

khoa học phân loại các nhóm Dao ở Tuyên Quang nói chung, về sau phươngpháp phân loại này cũng đã được nhiều công trình nghiên cứu tiếp thu

Trong lĩnh vực văn hóa vật chất không thể không kể tới Nguyễn KhắcTụng đã có không ít công trình nghiên cứu về đặc điểm cư trú và nhà ở củangười Dao ở Việt Nam Đặc biệt, Ông là người đầu tiên tìm ra những tiêu chí

Trang 6

khá thuyết phục để phân chia tộc người Dao ở nước ta thành nhiều ngành nhómđịa phương khác nhau Bên cạnh đó, Nguyễn Khắc Tụng cùng với tập thể tácgiả Bế Viết Đẳng, Nông Trung và Nguyễn Nam Tiến đã viết và cho xuất bản

cuốn sách Người Dao ở Việt Nam (1971) Cuốn sách này được coi như cẩm

nang cho những ai bước đầu tìm hiểu và nghiên cứu về người Dao ở nước ta.Ngoài các vấn đề liên quan đến nguồn gốc lịch sử, địa vực cư trú, phong tục tậpquán và sinh hoạt văn hóa của người Dao, cuốn sách đó còn đề cập khá sâu vềhoạt động sinh kế của người Dao ở cả 3 vùng sinh thái trong những năm trướcnăm 1970, trong đó có tỉnh Tuyên Quang và huyện Yên Sơn

Đặc biệt, vào năm 1972, hai tác giả Hà Văn Viễn và Hà Văn Phụng đã

cho ra mắt cuốn sách chuyên khảo với tiêu đề Các dân tộc thiểu số ở Tuyên

Quang (1972) Trong đó, nội dung cuốn sách này cũng đã có nhiều tư liệu viết

về tập quán hoạt động sinh kế của người Dao ở tỉnh Tuyên Quang nói chung, ởhuyện Yên Sơn nói riêng

Một trong những tài liệu không thể không nhắc tới là cuốn Sự phát triển

văn hóa xã hội người Dao: Hiện tại và tương lai do Trung tâm Khoa học Xã

hội và Nhân văn Quốc gia xuất bản tại Hà Nội 1998 Đây là công trình tập hợpcác bài viết, các bài nghiên cứu của các học giả trong nước và quốc tế trình bàytại Hội nghị Quốc tế lần thứ 7 về người Dao (tổ chức tại thành phố Thái Nguyênvào tháng 12 năm 1995) Nội dung các bài viết về người Dao trong công trìnhnày đã thể hiện trên tất cả các khía cạnh từ nguồn gốc lịch sử, trang phục, phongtục tập quán đến sự phát triển kinh tế xã hội của người Dao ở nước ta thời kỳtrước và sau đổi mới Trong đó, nổi bật lên là các vấn đề về nhân học ứng dụng,nhân học phát triển như nghiên cứu về tri thức của người Dao với việc quản lítài nguyên thiên nhiên Hay như vấn đề phát triển nông thôn miền núi và dân tộctrong thời kì chuyển đổi kinh tế

Riêng các công trình và nghiên cứu đã được công bố viết về người Dao ở

tỉnh Tuyên Quang, ngoài các cuốn sách như Các dân tộc thiểu số ở Tuyên

Trang 7

Quang (1972), Các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang (2003) trong

nhiều năm trước đây cho đến nay cũng đã có nhiều luận văn, luận án, kể cảkhóa luận tốt nghiệp của sinh viên các trường Đại học Tổng hợp Hà Nội, Đạihọc văn hóa Hà Nội viết về người Dao ở Tuyên Quang dưới nhiều góc độ.Trong đó có một số đáng chú ý sau đây:

+ Những biến đổi của dân tộc Dao ở Tuyên Quang trong quá trình hợp

tác hóa nông nghiệp (Luận văn tốt nghiệp Đại học của Nguyễn Văn Huy,

1967) Nội dung luận văn này đã đề cập đến các hoạt động sinh kế của ngườiDao ở Tuyên Quang trong thời kỳ làm ăn theo cơ chế hợp tác xã

+ Vai trò phụ nữ dân tộc Dao ở xã Mỹ Bằng, huyện Yên Sơn, tỉnh

Tuyên Quang (Luận văn tốt nghiệp của Lý Thị Thanh Hà, 1999).

+ Văn hóa truyền thống người Dao Đỏ với dự án di dân tái định cư ở

xã Hoàng Khai, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang (Khóa luận tốt nghiệp cử

nhân văn hóa, 2008 của Triệu Thị Nhất)

+ Trang phục cổ truyền người Dao Đỏ ở Na Hang, Tuyên Quang (Luận

văn thạc sĩ khoa học văn hóa, 2000 của Đặng Thị Quang)

Những nghiên cứu trên đã ghi lại những phong tục tập quán cũng như đặcđiểm sinh kế của người Dao ở Tuyên Quang nói chung, có cả đối tượng làngười Dao Thanh y Tuy nhiên, các nghiên cứu này chủ yếu tập trung mô tả các

yếu tố truyền thống như phong tục tập quán, trang phục, nghi lễ vòng đời của người Dao trên cơ sở nhìn nhận dưới góc độ dân tộc học Còn về khía cạnh sinh

kế tộc người thì cũng đã thuộc thời kỳ trước đổi mới đất nước, sinh kế trong bối

cảnh hiện nay của người Dao Thanh y thì chưa có nghiên cứu cụ thể Đặc biệt,cho đến nay, hầu như chưa có nghiên cứu riêng và chuyên sâu về nhóm DaoThanh y nói chung, ở Tuyên Quang và huyện Yên Sơn nói riêng Vì vậy, rất cầnnhững nghiên cứu tìm hiểu về sinh kế của nhóm người Dao này trong bối cảnhchuyển đổi kinh tế hiện nay, để thấy được sự biến đổi, thích ứng với hoàn cảnh

Trang 8

môi trường, tinh thần vươn lên làm giàu cho bản thân người Dao Thanh y và tộcngười Dao Tuy nhiên, các nghiên cứu trên là những tư liệu quý giá để giúp tôi

hoàn thành tốt đề tài tập sự: Sinh kế hiện nay của người Dao Thanh y ở xã

Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

4 Đối tượng, phạm vi và địa bàn nghiên cứu

- Đối tượng nghiên cứu: Người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân thuộc huyện

Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

- Phạm vi nội dung nghiên cứu: Sinh kế của người Dao Thanh y trong

giai đoạn hiện nay Trong đó, có đề cập đến truyền thống và hiện tại dưới tácđộng của các yếu tố phát triển hiện nay

- Địa bàn nghiên cứu: Xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang.

5 Cơ sở lí luận và phương pháp nghiên cứu

Cơ sở lí luận

- Cơ sở lý luận:

Cơ sở lí luận của Luận văn chủ yếu dựa trên quan điểm của chủ nghĩaMác-Lênin, Đảng cộng sản Việt Nam và tư tưởng Hồ Chí Minh về vấn đề dântộc và chính sách dân tộc trong một quốc gia đa dân tộc

- Cách tiếp cận:

+ Tiếp cận từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học: Dân tộc là chủ thể của cáchoạt động kinh tế - văn hóa - xã hội và các vấn đề đó đều mang tính tộc người.Trong đó, một trong những nghiên cứu quan trọng của nghành Dân tộchọc/Nhân học là xem xét sự vật như nó vốn có từ con mắt của chủ thể, ngườitrong cuộc, bởi vậy càng không được tìm cách áp đặt những đánh giá chủ quancủa nhà khoa học Có nghĩa là, mọi hoạt động sản xuất kinh tế cần được traoquyền và tiếng nói để người dân tộc thiểu số nói lên tâm sự, nguyện vọng củamình, đây cũng là lí do để người dân tộc thiểu số được lên tiếng Ngoài ra, nhà

Trang 9

nghiên cứu cũng cần đặt các hoạt động sinh kế tộc người trong mối quan hệbiện chứng của chủ nghĩa duy vật lịch sử để thấy được quy luật của sự phát triển

và mâu thuẫn là động lực của nó Từ đó đưa ra những nhận xét chính xác và cụthể về bức tranh sinh kế tộc người Trong quá trình nghiên cứu về sinh kế củangười Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, chúng tôi luôn quán triệt quan điểm này,tức tiếp cận từ góc nhìn Dân tộc học/Nhân học

+ Tiếp cận từ góc nhìn thực tiễn ở địa phương: Đó là việc tiến hành khảosát và trực tiếp nghiên cứu các hình thức hoạt động sinh kế của người DaoThanh y tại địa bàn được chọn là xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh TuyênQuang Trên cơ sở đó, đưa ra những nhận xét, kết luận từ kết quả nghiên cứu đãthu thập được tại địa phương

+ Tiếp cận từ góc độ hệ thống: Trong quá trình nghiên cứu các hình thứchoạt động sinh kế của người Dao Thanh y, được xem xét mối quan hệ giữa cáchình thức sinh kế với nhau và trong mối liên quan với các tộc người láng giềngnhư Tày, Kinh Đồng thời, đặt trong bối cảnh vùng sinh thái của xã Xuân Vân

và huyện Yên Sơn

Phương pháp nghiên cứu

- Phương pháp luận:

Luận văn quan tâm áp dụng phương pháp luận duy vật biện chứng củachủ nghĩa Mác-Lênin để xem xét bức tranh hoạt động sinh kế truyền thống vàbiến đổi hiện nay của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn Vớiphương pháp luận này, cần xem xét các hoạt động sinh kế của người Dao Thanh

y nơi đây trong tương quan với các điều kiện cụ thể ở địa phương xã và huyệncũng như với các tộc người láng giềng

- Phương pháp nghiên cứu cụ thể:

+ Điền dã dân tộc học, trong đó sử dụng các công cụ: Khảo sát thu thậpthông tin về hộ gia đình từ nguồn tài liệu thứ cấp như sổ hộ khẩu, sổ thống kê

Trang 10

diện tích đất đai, gia súc, gia cầm, số lượng hộ giàu nghèo, các chính sách đầu

tư hỗ trợ mà xã Xuân Vân nhận được Phỏng vấn sâu các đối tượng như trưởngthôn, chủ tịch xã, chủ tịch hội phụ nữ, người già để có được những thông tincần thiết và cụ thể nhất về hoạt động kinh tế trước kia và hiện nay của ngườiDao Thanh y Quan sát tham dự: Được sử dụng tối đa kết hợp với chụp ảnh, ghichép hàng ngày, nhất là thảo luận trực tiếp với người dân Dao Thanh y tại cácxóm thuộc xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn

+ Phương pháp chuyên gia: Tranh thủ ý kiến đóng góp của các chuyêngia và đồng nghiệp nghiên cứu về người Dao

+ Phương pháp hệ thống, phân tích, so sánh đối chiếu: Hệ thống, phântích, so sánh các tư liệu, tài liệu thu thập được khi viết Luận văn

6 Nguồn tài liệu

Nguồn tài liệu chính của Luận văn là các tư liệu điền dã thu thập đượcqua các đợt khảo sát nghiên cứu từ tháng 9 năm 2010 đến tháng 4 năm 2011 tại

xã Xuân Vân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Ngoài ra, việc tham khảo cáccông trình nghiên cứu đã được công bố, các bài viết đăng trên tạp chí chuyênngành, khóa luận tốt nghiệp, các cuốn sách viết về người Dao và nguồn tàiliệu thứ cấp của địa phương cũng được xử lý tối đa nhằm đem lại những thôngtin cần thiết và cụ thể nhất cho Luận văn

7 Đóng góp của Luận văn

- Đây là công trình đầu tiên phản ánh một cách rõ nét và chuyên sâu về

các hình thức hoạt động sinh kế (Bức tranh sinh kế) của người Dao thanh y

- Cho thấy được những tích cực trong sự vươn lên cũng như những hạn

chế của chính bản thân tộc người thiểu số trong xu thế hội nhập và phát triểnbền vững như hiện nay

- Cung cấp luận cứ khoa học làm cơ sở cho việc đề xuất kiến nghị và giải

pháp nhằm hỗ trợ và thúc đẩy phát huy thế mạnh tộc người tạo sinh kế bền vững

Trang 11

góp phần phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội của người Dao nói chung và ngườiDao Thanh y ở Tuyên Quang nói riêng.

- Đóng góp thêm tư liệu cho sự hiểu biết về người Dao nói chung, người

Dao Thanh y nói riêng

8 Bố cục của Luận văn

Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Phụ lục, nội dung chính của Luận vănđược bố cục thành 3 chương:

Chương 1: Khái quát về người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân, huyện Yên

Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Chương 2: Bức tranh sinh kế truyền thống của người Dao Thanh y ở xã

Xuân Vân

Chương 3: Hoạt động sinh kế của người DaoThanh y ở xã Xuân Vân

trong bối cảnh hiện nay

Đây chỉ là Luận văn nặng về mô tả bức tranh sinh kế và sự biến đổi củangười Dao Thanh y tại một địa phương cụ thể Tôi hy vọng bản Luận văn này sẽcung cấp những tư liệu thiết thực về sinh kế của người Dao Thanh y Trong điềukiện thời gian có hạn, cùng với năng lực bản thân còn nhiều hạn chế, Luận vănkhông tránh khỏi những thiếu sót Tôi rất mong nhận được sự góp ý, chỉ bảo củacác nhà nghiên cứu đi trước cùng các bạn đồng nghiệp

Trong quá trình thực hiện bản luận văn này, bản thân tôi đã nhận được sựhướng dẫn chỉ bảo tận tình của cán bộ hướng dẫn khoa học TS Lý Hành Sơn;

sự ủng hộ khuyến khích của lãnh đạo Viện Dân tộc học và tập thể cán bộ PhòngNghiên cứu các dân tộc thuộc ngôn ngữ Hmông-Dao và Hán-Tạng; cùng với sựcộng tác, giúp đỡ nhiệt tình của lãnh đạo và nhân dân Dao Thanh y ở xã XuânVân, huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang Nhân đây, tôi xin trân trọng cảm ơnnhững sự giúp đỡ nhiệt tình và quý báu đó

Trang 12

CHƯƠNG 1

KHÁI QUÁT VỀ NGƯỜI DAO THANH Y

Ở XÃ XUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN, TỈNH TUYÊN QUANG

1.1 TỔNG QUAN VỀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

1.1.1 Huyện Yên Sơn, tỉnh Tuyên Quang

Đôi nét về Tuyên Quang

Tuyên Quang nằm trong vùng Đông Bắc nước ta, trở lại lịch sử xa xôithì trước đây Tuyên Quang thuộc khu vực cư trú của bộ lạc Mê Linh thời HùngVương và bộ lạc Tây Vu thời Thục Phán Trấn Tuyên Quang có từ thời Trần và

Hồ, tỉnh Tuyên Quang có từ thời Nguyễn Trong cách mạng tháng Tám, TuyênQuang thuộc căn cứ địa Việt Bắc, là hình ảnh thu nhỏ của nước Việt Nam dânchủ cộng hòa, nhắc tới Tuyên Quang thì mọi người dân Việt Nam ai cũng biết,bởi nơi đây là quê hương cách mạng với mái đình Hồng Thái, cây đa Tân Trào

đã đi vào lịch sử Năm 1976, Hà Giang sáp nhập với Tuyên Quang thành tỉnh

Hà Tuyên; đến năm 1991, Hà Giang và Tuyên Quang tách thành hai đơn vịhành chính riêng Do vậy, tỉnh lỵ Tuyên Quang thời đó bao gồm 5 huyện thị:Chiêm Hóa, Hàm Yên, Na Hang, Sơn Dương, Yên Sơn và thị xã Tuyên Quang.Tới năm 2008, theo Nghị định số 99/2008/NĐ-CP của Thủ tướng Chính phủ vềviệc điều chỉnh địa giới hành chính huyện Yên Sơn, mở rộng thị xã TuyênQuang, thành lập một số phường thuộc thị xã Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang

Và Nghị định số 27/NQ-CP ngày 2/7/2010 của Thủ tướng Chính phủ về Quyếtđịnh thành lập thành phố Tuyên Quang thuộc tỉnh Tuyên Quang Do đó, đơn vịhành chính hiện nay của tỉnh Tuyên Quang gồm 1 thành phố và 5 huyện: thànhphố Tuyên Quang, gồm có 7 phường, 6 xã; Chiêm Hóa, có 1 thị trấn và 28 xã;

Trang 13

Hàm Yên với 1 thị trấn, 17 xã; Na Hang có 1 thị trấn, 16 xã; Sơn Dương, gồm 1thị trấn, 32 xã; Yên Sơn có 1 thị trấn, 30 xã.

Diện tích toàn tỉnh Tuyên Quang là 5.868 km2; dân số có 724.821 người,trong đó 363.108 người là nam, 361.713 người là nữ, số người trong độ tuổi laođộng là 377.314 người (chiếm 55,80% dân số toàn tỉnh, mật độ dân số 124người/km2 Tuyên Quang hiện nay có 22 dân tộc anh em, trong đó dân tộc Kinhchiếm 48,22%, dân tộc Tày chiếm 25,45%, các dân tộc khác chiếm 16,33%

Nằm trong tọa độ địa lí 21030’ - 22020’ vĩ độ bắc, 104053’- 105040’ kinh

độ đông, Tuyên Quang cách thủ đô Hà Nội 165km về phía Nam Phía BắcTuyên Quang giáp tỉnh Hà Giang; phía Đông Bắc tiếp giáp tỉnh Cao Bằng; phíaĐông giáp ranh với tỉnh Bắc Kạn và Thái Nguyên; phía Nam giáp tỉnh VĩnhPhúc; phía Tây Nam giáp tỉnh Phú Thọ; và phía Tây giáp với tỉnh Yên Bái

Địa hình Tuyên Quang nhiều sông suối, đồi núi trùng điệp, thung lũngsâu, nơi cao nhất là 600m so với mực nước biển Sông ngòi cũng dày đặc, vớicác sông lớn như sông Lô và sông Gâm, sông nhỏ có sông Năng (Na Hang),sông Phó Đáy (Sơn Dương) cùng với hàng trăm ngòi lạch lớn nhỏ Sông ngòi

ở đây có giá trị kinh tế cao, là bộ phận quan trọng của hệ thống giao thông, cungcấp nước thủy sản, phục vụ đời sống sản xuất, chứa đựng tiềm năng lớn về thủyđiện Năm 2002, thủy điện Tuyên Quang được khởi công xây dựng trên hệthống sông Gâm tại huyện Na Hang với tổng vốn đầu tư 7.500 tỉ đồng Đây lànhà máy công suất lớn thứ 3 miền Bắc sau nhà máy thủy điện Sơn La và HòaBình, đã khánh thành năm 2007 với 3 tổ máy hoạt động công suất lên tới343mw, sản lượng điện hàng năm 1.295 triệu kw/h, dung tích hồ chứa 1.500triệu m3 nước có tác dụng chống lũ cho thành phố Tuyên Quang, nhất là phân lũcung cấp nước mùa kiệt cho vùng trung du và hạ lưu đồng bằng Sông Hồng

Cùng với hệ thống sông ngòi, đồi núi ở Tuyên Quang chiếm 72,3% diệntích toàn tỉnh, với dãy núi cao như Tam Đảo ở phía nam, Cao Khánh ở phía bắc

Trang 14

và dãy Ba Xứ, tạo cho Tuyên Quang nguồn tài nguyên khá phong phú Rừng vàkhoáng sản là hai thế mạnh mà thiên nhiên tạo cho tỉnh này Trong lòng đấtchứa nhiều khoáng sản như vàng, thiếc, kẽm, pi sit, ăng ti moan, măng gan, caolanh cũng như các vật liệu xây dựng như cát, sỏi, đá vôi, đất chịu lửa Rừng

ở Tuyên Quang nhiều gỗ quý và dược liệu như: Đinh, lim, sến, táu, nghiến, lát,pơmu, tre, nứa, song mây, sa nhân, ba kích, thục sâm cùng nhiều loài thú quýhiếm, nhất là Voọc mũi hếch (loài thú có tên trong danh mục bảo vệ động vậtquý hiếm thế giới) Tuy nhiên, hiện nay số lượng gỗ quý cũng như một số loàiđộng vật quý hiếm còn ít do sự chặt phá rừng quá mức Vì vậy cần phải bảo vệ

và phát triển rừng nguyên sinh, rừng đầu nguồn và bảo tồn một số loài động vậtquý hiếm

Tuyên Quang nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởngkhí hậu lục địa bắc á Trung Hoa với 2 mùa rõ rệt: mùa đông lạnh, khô hạn; mùa

hè nóng ẩm mưa nhiều, lượng mưa trung bình năm khoảng 1500 - 1700mm.

Nhiệt độ trung bình hàng năm 22 - 240c, thấp nhất 120c - 130c, cao nhất 33

-350c Độ ẩm cao tạo điều kiện thuận lợi cho thực vật phát triển, nhất là rừng.Tuy nhiên, do ảnh hưởng gió mùa nên thường có lũ to, lốc mạnh, sương muối,gây khó khăn cho hoạt động sản xuất của các dân tộc trên địa bàn

Mạng lưới giao thông phát triển cả đường thủy và đường bộ, riêng đườngsắt thì Tuyên Quang chưa có Đường bộ có tuyến quốc lộ 2 là con đường huyếtmạch nối liền thủ đô Hà Nội, Phú Thọ với Tuyên Quang và tỉnh Hà Giang; quốc

lộ 37 từ Thái Nguyên qua huyện Sơn Dương, Yên Sơn đi Yên Bái; quốc lộ 2Cnối Vĩnh Yên với Sơn Dương và thành phố Tuyên Quang Chính mạng lướigiao thông đã và đang tạo điều kiện thuận lợi cho việc giao lưu tất cả các mặt vềkinh tế - văn hóa - xã hội của tỉnh

Huyện Yên Sơn

Yên Sơn là huyện nằm phía nam tỉnh Tuyên Quang Trước đây khi Hà

Giang sát nhập với Tuyên Quang, Yên Sơn là một huyện của tỉnh Hà Tuyên

Trang 15

Sau năm 1991 tách tỉnh thì Yên Sơn thành huyện của Tuyên Quang Huyện tiếpgiáp với các đơn vị hành chính của tỉnh và các tỉnh lân cận như sau:

+ Phía Bắc: giáp 2 huyện Hàm Yên và Chiêm Hóa;

+ Phía Đông: giáp huyện Định Hóa (Thái Nguyên);

+ Phía Tây: giáp huyện Yên Bình (Yên Bái);

+ Phía Nam: giáp Sơn Dương thuộc tỉnh; Đoan Hùng (Phú Thọ).Trước năm 2008, diện tích của huyện là 1.210km2, dân số 167.200 người,

36 đơn vị hành chính Đến ngày 3/9/2008, Chính phủ ban hành Nghị định số

99/2008/NĐ-CP đã cắt toàn bộ diện tích các xã An Khang, An Tường, Lưỡng

Vượng, Đội Cấn, Thái Long của huyện để mở rộng thị xã Tuyên Quang Hiện

nay, Yên Sơn chỉ còn 31 đơn vị hành chính, gồm 1 thị trấn và 30 xã: thị trấn

Tân Bình và các xã Tứ Quận, Kim Phú, Hùng Lợi, Xuân Vân, Tân Tiến, Kiến Thiết, Thắng Quân, Công Đa, Đội Bình, Trung Môn, Lang Quán, Chân Sơn, Chiêu Yên, Phúc Ninh, Lực Hành, Quý Quân, Thái Bình, Tiến Bộ, Trung Sơn, Đạo Viện, Kim Quan, Phú Thịnh, Trung Minh, Nhữ Hán, Nhữ Khê, Mỹ Bằng, Hoàng Khai, Trung Trực, Tân Long, Phú Lâm Trong đó, có 8 xã và 26 thôn

bản thuộc các xã khu vực II đặc biệt khó khăn (được hưởng chương trình 135).Toàn huyện có số dân là 154.610 người, gồm 23 dân tộc anh em, đông nhất làdân tộc Kinh, Tày, Dao, Cao Lan, sau đó mới tới các dân tộc khác (xem bảng1.1); (Phòng thống kê huyện Yên Sơn, 2009)

Bảng 1.1: Tình hình dân tộc huyện Yên Sơn

Trang 16

Do dân cư phân bố tập trung theo mỗi khu vực được phân cách về mặtđịa lí như sông, suối hay cánh đồng, đường xá mà xã Xuân Vân được chia thành

25 thôn bản: Xóm Sơn Hạ (Sơn Hạ 1, 2 ,3 ,4, vông Vàng 1, 2, Đèo Mủng), xóm

Đô Thượng( Đô Thượng 1, 2, 3, 4, 5, 6), Tân Sơn (Tân Sơn 1, 2), An Lạc (An Lạc 1, 2) Soi Đen, Vân Giang, Đồng Tầy, Khuôn Khán, Lương Trung, Soi Hà

và Soi Đát, Đồng Dài Các xóm cách trung tâm xã và chợ phiên Xuân Vân

trung bình khoảng 5-6km Trong đó, các xóm Tân Sơn, An Lạc và Vân Giangngăn cách với trung tâm xã và các xóm khác bởi dòng sông Gâm Tên gọi cácthôn xóm gắn với địa hình của thôn xóm đó, ví dụ xóm Sơn Hạ hay Đô Thượng

có cánh đồng rộng là cánh đồng Lịch và cánh đồng Quải; còn các xóm như SoiĐen, Soi Đát, Soi Hà, Tân Sơn, An Lạc là những xóm có diện tích soi bãi rộngchiếm phần lớn; còn Đồng Tầy, Khuôn Khán hay Lương Trung là những xóm

mà chủ yếu có diện tích đất đồi chiếm ưu thế

Dân cư hầu hết phân bố tập trung theo đơn vị xóm, khoảng cách giữa cácnhà không xa Các dân tộc cư trú xen kẽ, nhưng số lượng dân tộc ở các xóm

Trang 17

không đồng đều Cụ thể trong từng xóm, các dân tộc tập trung thành từng khuriêng Chẳng hạn xóm Sơn Hạ, tại khu chợ thuộc xóm chủ yếu tập trung ngườiKinh hoạt động buôn bán và kinh doanh; khu Sơn Hạ 1, 2, 3 và 4 người Tàychiếm đa số; còn khu Vông Vàng 1, 2 và Khu Đèo Mủng tập trung đông đúcngười Dao Thanh y Còn các xóm Tân Sơn, An Lạc, Soi Hà, Soi Đát, Soi Đenchủ yếu người Kinh từ các tỉnh như Nam Định, Thái Bình, Hà Đông Hà Tây cũ,Hưng Yên di chuyển lên chưa lâu.

Địa hình của xã chủ yếu là đồi núi thấp, nhiều khe suối nhỏ, địa thế

nghiêng dần theo hướng tây bắc - đông nam, độ cao trung bình từ 50-300m so

với mực nước biển Trên địa bàn xã có sông Gâm chảy qua cung cấp nước chosản xuất nông nghiệp và là tuyến đường thủy quan trọng cho tàu bè qua lại,cung cấp nguồn thủy sản cho người dân, chứa đựng tiềm năng thủy điện Tuyếnđường 185 chạy qua nên giao thông thuận tiện với trung tâm thành phố và tạo

điều kiện cho giao thương hàng hóa phát triển kinh tế - xã hội.

Về khí hậu nhân văn, Xuân Vân mang tính chất của khí hậu nhiệt đới gió

mùa, nhiệt độ trung bình hàng năm của xã là từ 22-240c, mùa đông nhiệt độtrung bình 160c, mùa hè trung bình 280c Trong những ngày rét đậm nhiệt độ tốithấp tuyệt đối là 60c, ngày nắng nóng có thể vượt ngưỡng 380c Lượng mưa

trung bình hằng năm 1600-1800mm, số ngày mưa trung bình 150 ngày/năm tập

trung nhiều vào mùa hè (tháng 7, tháng 8) có lúc mưa đạt trên 300mm/tháng

Mùa đông thời thiết khô hạn lượng mưa ít chỉ đạt 10-15mm/tháng.

Tổng số giờ nắng trung bình năm là 1500 giờ Mùa đông số giờ nắng chỉ

đạt 10-15h/tháng, mùa hè số giờ nắng cao 140-160h/tháng Độ ẩm không khí trung bình năm từ 80-82%, biến động độ ẩm không khí trong năm không lớn.

Ngoài ra, hiện tượng thời tiết khác cũng thường xuyên xảy ra như giông, mưaphùn, sương mù, sương muối nhưng nhìn chung không gây thiệt hại lớn cho sảnxuất, vì người dân hoàn toàn có thể chủ động phòng tránh và khắc phục

Tình hình kinh tế, văn hóa và xã hội xã Xuân Vân

Trang 18

Để thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế, Xuân Vân đã đẩy mạnh tập trung

phát triển nông - lâm nghiệp, công nghiệp và dịch vụ Trong đó phát triển nông

- lâm là thế mạnh và cũng là ngành kinh tế chủ đạo của xã Trong đó, trồng trọt

giữ vai trò quan trọng đảm bảo cung cấp đủ nhu cầu lương thực phục vụ đờisống của nhân dân trong xã Theo kết quả thống kê năm 2010 của xã, diện tíchđất sản xuất nông nghiệp toàn xã là 886,59ha (trong đó 585,38ha là đất trồnglúa; 301,21ha đất trồng màu và cây hàng năm khác (ngô, đậu tương, mía ).Hiện nay, xã Xuân Vân cũng đầu tư và mở rộng diện tích cây ăn quả theohướng sản xuất hàng hóa thành vùng chuyên canh tập trung như bưởi, lúa, mía,chè, ngô, đậu tương, lạc, sắn, khoai lang, cây rau, cây ăn quả, đạt năng suất cao.Tổng sản lượng lương thực năm 2010 của xã đạt 2.715,6 tấn

Do tính chất đất tơi xốp, cộng với diện tích 2 cánh đồng Lịch và Quải, diệntích soi bãi tương đối rộng mà lại nhiều suối khe nhỏ cung cấp nước cho đồngruộng nên hầu hết cây lúa được canh tác 2 vụ/năm Sự luân canh cây ngô, đậutương, lạc, khoai lang, rau và diện tích trồng cây ăn quả cũng tương đối nhiều,

đã hình thành các vùng chuyên canh như xóm Tân Sơn, An Lạc, Vân Giangchuyên canh mía, lạc; xóm Soi Hà chuyên canh bưởi, mía và na trên diện tíchsoi bãi và đất vườn đồi Tuy nhiên, hầu hết đều ở mức độ cấp hộ gia đình

Chăn nuôi tại xã Xuân Vân cũng khá phát triển Do đa dạng chủng loại vậtnuôi gia súc và gia cầm như: trâu, bò, dê, lợn, gà, vịt, ngan, ngỗng, nuôi thả cá nên không những phục vụ nhu cầu về thực phẩm cho gia đình mà còn là hànghóa tiêu thụ đi các nơi khác ngoài địa bàn xã

Trồng và khai thác, chế biến lâm thổ sản tại xã Xuân Vân hiện nay cũng đã

và đang được đẩy mạnh với các sản phẩm chủ yếu là tre, gỗ, nứa Theo số liệucủa xã, năm 2010, trồng được 125ha rừng mới, khai thác 378,3m3 gỗ, bảo vệ1,173ha rừng tự nhiên và rừng trồng Bên cạnh đó, việc thúc đẩy và khuyếnkhích mở các cơ sở sản xuất như chiếu tre, đũa xuất khẩu, thu mua lâm sản, chế

Trang 19

biến phụ phẩm lá tre, gỗ ván ép, rất nhiều cơ sở tư nhân thu mua lá tre, sấy vàđem xuất khẩu sang Trung Quốc.

Hệ thống giáo dục của xã đã có đầy đủ các cấp: 1 trường Trung học phổthông (THPT) và 1 trường Trung học cơ sở (THCS), 3 cụm trường Tiểu học,trường mầm non trung tâm xã và 25 lớp mầm non ở 25 thôn xóm tạo điều kiện

thuận lợi cho trẻ em tuổi mẫu giáo được sinh hoạt và vui chơi Năm học 2009

-2010 số lượng trẻ em mầm non là 484 cháu với 7 nhóm trẻ và 16 lớp mẫu giáo;khối Tiểu học 39 lớp với 617 học sinh; khối THCS có 14 lớp, 469 học sinh;khối THPT 20 lớp, 846 học sinh Sở dĩ số lượng học sinh khối THPT đông đúcbởi xã Xuân Vân là điểm trường cấp 3 của 8 xã vùng thượng huyện Tuy nhiên,

do giao thông trên địa bàn còn khó khăn, xa trường, hoàn cảnh gia đình đôngcon, kinh tế thấp, nên số lượng học sinh bỏ học vẫn còn khá nhiều Mặt khác,chất lượng dạy và học còn chưa thật đảm bảo, cơ sở vật chất thiếu thốn Mụcđích dạy và học còn chưa được quan tâm đúng mức, nên số học sinh đỗ tốtnghiệp THPT thấp, tỷ lệ thi đỗ Đại học và Cao đẳng chưa cao

Một trạm y tế xã khám chữa bệnh và điều trị nội trú, ngoại trú cho nhândân, không có cơ sở y tế thôn bản Theo lãnh đạo Y tế xã, riêng năm 2010,khám chữa bệnh cho 11.254 lượt người, điều trị nội trú 603 lượt người, điều trị6.445 bệnh nhân, chuyển tuyến 33 bệnh nhân Hầu hết 100% các dân tộc trênđịa bàn ốm đau đều tới trạm xã hoặc bệnh viện khám và điều trị, không có hiệntượng mê tín Tuy nhiên, vẫn có số lượng nhỏ chủ quan với bệnh tật, khâu vệsinh phòng bệnh chưa cao, nhất là hệ thống nhà vệ sinh chưa hợp phù hợp,nguồn nước uống còn kém chất lượng

Chợ phiên tại trung tâm xã Xuân Vân họp tuần 3 buổi vào các ngày thứ 3,

5 và chủ nhật Đây là chợ trung tâm xã với đầy đủ các mặt hàng thịt, cá, rau, củ,quả Mùa nào thức nấy, chợ này còn là nơi giao lưu buôn bán cố định Chợđược quy hoạch lại vào năm 2005, góp phần thúc đẩy giao thương đưa hàng hóađặc sản của xã Xuân Vân đến với địa phương khác

Trang 20

Bên cạnh đó, vấn đề xã hội và an ninh quốc phòng tại xã vẫn luôn đượcđảm bảo, đang từng bước hạn chế các tệ nạn xã hội, tai nạn giao thông, vi phạmluật giao thông Gần đây, lãnh đạo, các đoan thể ở xã Xuân Vân cũng thườngxuyên đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn nghệ, thể dục thể thao, tuyêntruyền pháp luật và đời sống văn hóa cho nhân dân trong xã, đã tạo nên sựchuyển biến tích cực và ngày càng củng cố phong trào toàn dân đoàn kết xâydựng đời sống văn hóa ở cộng đồng dân cư trong các xóm.

Hoạt động đầu tư xây dựng và thu hút đầu tư được đẩy mạnh như Dự ánRidp hay chương trình 135 giai đoạn 2 nhằm xây dựng cơ sở hạ tầng cho cácthôn xóm còn khó khăn Ngoài ra, các hộ nghèo còn được tạo điều kiện vay vốnphát triển kinh tế, xóa đói giảm nghèo từ nguồn vốn của ngân hàng chính sách

xã hội Tổ chức làm mới và nghiệm thu 56 nhà cho hộ nghèo năm 2010 (số hộnghèo theo tiêu chí mới là 712 hộ, chiếm 36%) Năm 2010, xã có 441 lao độnglàm việc trong nước, 6 lao động xuất khẩu nước ngoài, mở lớp đào tạo nghề hàncho 30 học viên Đặc biệt là đã thi công và đưa vào sử dụng đường giao thông

bê tông nông thôn Vông Vàng 2 và Đô Thượng 4, thi công đường giao thôngthôn Lương Trung từ nguồn vốn dự án 135 giai đoạn 2 Xã quản lí và sử dụng

có hiệu quả 56 công trình thủy lợi, nạo vét kênh mương tưới tiêu cho 89% diệntích lúa, 98% hộ dân sử dụng điện lưới quốc gia, hệ thống thông tin liên lạc kháphát triển, mật độ sử dụng điện thoại cố định đạt 11/100 dân, không kể di động(Ủy ban nhân dân xã Xuân Vân, 2010)

1.2 KHÁI QUÁT NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃ XUÂN VÂN

1.2.1 Đôi nét về người Dao ở Tuyên Quang

Vài đặc điểm về người Dao ở Việt Nam

Theo số liệu Tổng điều tra dân số và nhà ở ngày 1/4/2009, người Dao ởnước ta có 751.067 người, trong đó nam 377.185 người, nữ 373.882 người(Tổng cục thống kê, 2010) Ngoài tên gọi chung là Dao, họ còn có nhiều tên gọi

Trang 21

là Mán, Động, Trại, Dìu miền, Kiềm miền, Kìm mùn Cho đến nay, người Dao

phân bố cư trú ở hầu hết các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc, bao gồm cả 3vùng sinh thái cao, giữa và thấp, trong đó vùng giữa chiếm số đông hơn cả.Điều này cũng dễ hiểu bởi theo lời kể còn truyền lại của các dân tộc phản ánhkhông gian cư trú của họ thì người Tày, Thái có mặt rất sớm, các dân tộc khácđến sau Do đó, vùng thấp nơi nhiều đồng ruộng màu mỡ trong các thung lũng,chân núi có nhiều suối và nguồn nước dồi dào là địa bàn tụ cư của người Tày vàThái, người Dao di cư đến nước ta khoảng cuối thế kỉ XIII nên được cư trú ởvùng giữa, người Hmông đến muộn hơn buộc phải cư trú ở trên cao

Theo các công trình nghiên cứu đã công bố, người Dao ở Việt Nam đượcxác định có nguồn gốc từ Trung Quốc, di cư vào nước ta khoảng từ thế kỉ XII,XIII cho tới những năm 40 của thế kỉ XX, những đợt cuối cùng mới chỉ chấmdứt sau chiến tranh thế giới lần thứ II, họ đi bằng đường thủy và đường bộ (BếViết Đẳng và tập thể tác giả, 1971, tr 22) Cho đến nay, người Dao ở nước tacòn lưu truyền câu ca cổ: “Tổ xưa nghe thiên triều lánh xuống Quảng Đôngtrăm nỗi ưu phiền, khi đến Việt Nam thì Giao Chỉ trăm thứ tốt, ngàn năm vạntuổi chẳng lo sầu” - Bàn Hộ, (Đặng Nghiêm Vạn, 2003)

Căn cứ vào một số đặc điểm văn hóa, người Dao ở nước ta được chia

thành 7 nhóm khác nhau Cụ thể là: Dao Đỏ (hay còn gọi là Dao Coóc ngáng, Dao Sừng, Dao Dụ lạy, Dao Đại bản); Dao Quần chẹt (Dao Sơn đầu, Dao Tam đảo, Dao Nga hoàng, Dao Dụ cùn); Dao Tiền (Dao Đeo tiền, Dao Tiểu bản); Dao Lô gang (Dao thanh phán, Dao Coóc mùn); Dao Quần trắng (Dao họ); Dao Thanh Y; Dao Làn tiẻn (Dao Tuyển, Dao Áo dài)

Tuy được chia ra làm nhiều nhóm địa phương và cư trú ở nhiều địa bànkhác nhau, song họ đều coi Bàn Hồ (ông tổ huyền thoại) là thủy tổ của mình,coi Dương Châu đại điện là quê hương Qua truyện thơ “Bàn Hồ” đã phản ánhđược thế giới quan, nhân sinh quan của người Dao về nguồn gốc vũ trụ, nguồngốc muôn vật và nguồn gốc người Dao, cụ thể như sau:

Trang 22

Thái cực tiên sinh, sinh Bàn cổ

Khai bảo nguyên niên vua ra đời

Chưa có trời mà đã có đất

Trước có Ngọc Hoàng với Bàn cổ

Tôi ra cùng lứa với Ngọc Hoàng

Ngọc Hoàng ba trăm sáu hóa cách

Bàn cổ ba trăm sáu hóa thân

Mắt trái biến thành mặt trời đỏ

Mắt phải biến thành mặt trăng tròn

Cỏ tranh trên đồi là tóc biến

Cá nước dưới biến là tim ganRăng biến thành vàng thành bạcXương cốt biến thành đá thành troThịt biến thành đất trồng trọt lúaMáu hóa thành sông ra biển khơiGân cốt biến thành cây rừng núiMóng chân biến thành ngôi saoChín khúc minh chu với lục tạngRuộng đồng cày cấy là chân ông

(Nguồn : Trích Bàn Vương Xướng, do Triệu Hữu Lý sưu tầm và dịch)

Cho đến nay, người Dao ở Việt Nam, trong đó có nhóm Dao Thanh y vẫncòn duy trì được nhiều đặc điểm văn hóa tộc người trong nhiều lĩnh vực, nhất là các nghi lễ, lễ hội và dân ca dân vũ

Người Dao ở Tuyên Quang

Từ lâu, Tuyên Quang là nơi cư trú của nhiều dân tộc anh em như: Kinh,Tày, Dao, Cao Lan, Sán Chỉ, Sán Dìu, Hoa, Nùng, Hmông và nhiều dân tộckhác Đối với dân tộc Dao, tính đến ngày 1/4/2009, tỉnh Tuyên Quang có90.618 người, chiếm 12,5% dân số toàn tỉnh, chiếm 23,2% dân tộc thiểu số tỉnhTuyên Quang, đứng hàng thứ 3, chỉ sau hai dân tộc Kinh và Tày (Tổng cụcthống kê 2010) Với số lượng như vậy, dân tộc Dao ở Tuyên Quang khá đôngđúc, đặc biệt là tại đây có đủ đại diện các nhóm Dao ở Việt Nam, cụ thể như:

Dao đỏ, Dao Quần trắng, Dao Thanh Y, Dao Tiền, Dao Áo dài (Dao Tuyển,

Dao Làn tiẻn), Dao Quần chẹt, Dao Lô gang Bởi vậy, ở Tuyên Quang, người

Trang 23

Dao phân bố cư trú ở hầu hết các huyện thị trong tỉnh, đồng thời cũng là mộthình ảnh thu nhỏ của người Dao ở nước ta.

Trước đây, các dân tộc khác ở tỉnh Tuyên Quang hay gọi người Dao ởxung quanh họ là Mán và tên gọi này hiện nay vẫn đang tồn tại Qua một sốcông trình nghiên cứu cho thấy, có thể tên Mán bắt nguồn từ âm Man (âm HánViệt), có ý miệt thị dân tộc thời trước mà phong kiến Trung Quốc thường dùngchỉ các dân tộc nhỏ sống ngoài địa bàn cư trú của người Hán Ngoài ra, người

Dao còn tên gọi Kiềm Miền thì Kiềm nghĩa là rừng, Miền là người, tức là người

ở rừng - đây cũng là cách gọi không chính xác vì có rất nhiều tộc người kháccũng sống ở rừng (miền núi) và tự nhận là người ở rừng Đáng lưu ý, có một tên

tự gọi nữa đối với người Dao ở Tuyên Quang cũng như ở nước ta là Dìu Miền cũng âm Hán Việt, trong đó Dìu có nghĩa là Dao, Miền là người, bởi vậy Dìu

Miền có nghĩa là người Dao Bởi Dao là tên tự nhận của người Dao từ rất xa

xưa nên cũng là tên gọi hợp lí cho các nhóm người Dao ở Tuyên Quang

Từ khi di cư vào nước ta và tới Tuyên Quang, dân tộc Dao chung sống

hòa bình cùng với các dân tộc anh em, họ luôn đoàn kết với nhau cùng xây

dựng quê hương giàu đẹp Mặc dù được chia làm nhiều nhóm do dựa vào trangphục nữ của họ, nhưng tất cả các nhóm Dao ở Tuyên Quang đều có mối liên hệ

cố kết cộng đồng khá chặt chẽ, họ cùng ý thức được là cùng chung một nguồngốc nên văn hóa khá tương đồng về nhiều mặt

Về quá trình di cư của các nhóm Dao đến Tuyên Quang vẫn còn nhiềutranh cãi Song, nhìn chung tất cả các nhóm Dao ở Tuyên Quang nói riêng vàtrên cả nước nói chung đều di cư từ Trung Quốc sang Trước tiên họ tới một sốtỉnh ở miền Bắc như Quảng Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Cao Bằng, Lạng

Sơn, Vĩnh Phúc rồi sau đó mới tới Tuyên Quang Theo hai công trình “Các

dân tộc thiểu số ở Tuyên Quang” do Ban Dân tộc Tuyên Quang xuất bản năm

1972, “Người Dao ở Việt Nam” của Nhà xuất bản Khoa học xã hội năm 1971, người Dao đã cư trú ở Tuyên Quang từ thế kỉ XIII Trong đó, nhóm Dao Quần

Trang 24

Trắng có mặt sớm nhất, họ từ Phúc Kiến Trung Quốc theo đường biển đến

Quảng Yên (Quảng Ninh), ngược lên Lạng Sơn, Cao Bằng, Thái Nguyên rồi tới

Tuyên Quang; sau đó nhóm Dao Quần chẹt và Dao Đeo tiền từ Quảng Đông

(Trung Quốc) theo đường biển vào Quảng Yên tới Vĩnh Phúc, Phú Thọ, HàTây, Hòa Bình, Yên Bái rồi đến Tuyên Quang; khoảng thế kỉ XVII - dưới thời

Minh nhóm Dao Thanh Y từ Quảng Đông vào Móng Cái (Quảng Ninh), Lục Ngạn (Hà Bắc) sang sông Đuống ngược lên Tuyên Quang; nhóm Dao đỏ cũng đến Tuyên Quang vào khoảng thời gian đó; riêng nhóm Lô gang đến muộn hơn

khoảng cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX

Đối với đời sống kinh tế, trước đây hầu hết người Dao, trong đó có DaoThanh y đều sống du canh du cư nên họ di đến nhiều tỉnh và tới Tuyên Quang,bởi nơi đây có nhiều đồi núi có thể khai phá làm rẫy Họ phát rẫy trên các sườnđồi núi trồng lúa, ngô, khoai, rau, đậu Nương rẫy của họ phần lớn là đất dốc,

chóng bạc màu Mỗi đám nương chỉ canh tác được 2 - 3 năm, rồi họ lại chuyển

đi nơi khác, do đó cuộc sống rất khó khăn, no hoặc đói đều phụ thuộc vào sự ưuđãi của thiên nhiên Công cụ sản xuất ở họ cũng khá thô sơ, chỉ có dao, rìu, búa,cuốc, cào cỏ, gậy chọc lỗ Sau Cách mạng tháng Tám được Đảng, Nhà nước vànhiều dân tộc anh em giúp đỡ, nhiều hộ gia đình Dao đã khai phá ruộng, sốngđịnh canh định cư, có điều kiện phát triển kinh tế và văn hóa Bởi vậy, hầu hếtcác địa phương người Dao ở Tuyên Quang hiện nay đều làm ruộng nước, cócuộc sống khá ổn định Bên cạnh trồng trọt, chăn nuôi cũng được người DaoTuyên Quang phát huy có hiệu quả Các loại vật nuôi của họ rất phong phú nhưtrâu, bò, lợn, gà, dê, ngựa kể cả nuôi thả cá ao, cá ruộng Họ còn làm thêm thủcông như trồng bông, dệt vải, đan lát, khai thác lâm thổ sản gỗ, nứa, mây, song,thu hái mộc nhĩ, nấm, măng, dược liệu

Về văn hóa, trước kia do sống du canh du cư nên nhà ở của người DaoThanh y cũng như các nhóm Dao khác đều tạm bợ, chỉ là những ngôi nhà cột trehay cột gỗ dạng ngoẵm chôn sâu xuống đất, lợp mái tranh hay lá cọ Nay do

Trang 25

cuộc sống định cư ổn định nên nhà cửa được dựng kiên cố hơn, họ ở dạng nhàđất, một bộ phận ở nhà sàn như người Tày Hầu hết các nhóm Dao ở TuyênQuang sống xen kẽ với các dân tộc khác như Tày, Nùng, Hmông, Kinh, Caolan, Hoa và Pà Thẻn tạo thành làng bản quần tụ đông vui đầm ấm, tạo mối quan

hệ dân tộc từ sớm, xu thế giao lưu tiếp nhận yếu tố kinh tế - văn hóa của tộcngười khác ngày càng phát triển Đặc biệt, trong công cuộc đổi mới, côngnghiệp hóa hiện đại hóa đất nước, với chính sách đại đoàn kết dân tộc của Đảng,mối quan hệ của đồng bào Dao với các dân tộc khác ngày càng gắn bó hơn

Theo các tài liệu đã công bố, người Dao ở tỉnh Tuyên Quang có 13 dòng

họ chính: Bàn, Đặng, Triệu, Lý, Phùng, Dương, Chu, La, Tưởng, Vi, Bạch,Trần, Chúc, Tương (Trương) Đồng bào có tập quán thờ cúng tổ tiên, cúng BànVương Trong lễ cấp sắc, làm nhà cửa, ma chay, đám cưới hay có công việc gì

đó thì dòng họ cùng giúp đỡ nhau, cùng vượt qua khó khăn hoạn nạn Đối vớitín ngưỡng, người Dao ở Tuyên Quang theo nho giáo, thờ cúng tổ tiên, BànVương được coi là thủy tổ nên được cúng chung với tổ tiên từng gia đình Thờcúng tổ tiên được họ rất coi trọng, bàn thờ được đặt ở chỗ tôn nghiêm trong nhà,việc thờ cúng gia tiên do đàn ông chủ gia đình chủ trì hoặc trao cho người contrai trưởng Đàn ông Dao đến tuổi trưởng thành đều phải làm lễ cấp sắc, vì quanniệm nếu chưa cấp sắc thì chết hồn không về được với tổ tiên nên lúc còn sốngchưa cấp sắc thì khi chết con cháu vẫn phải làm

Trong cuộc sống hàng ngày, người Dao ở Tuyên Quang có tập quán đổicông, giúp đỡ nhau Họ có sở trường đi săn bắn, trước kia khi bắn được thúrừng thì họ mời nhau ăn uống, chia thịt cho những người đi săn và cả các hộ giađình trong bản nếu săn được thú lớn Họ sống giản dị thật thà, chất phác, thíchsống yên tĩnh, biết giữ lời hứa, ghét lừa đảo dối trá Họ có lòng thương ngườimến khách, dễ kết bạn với các dân tộc khác, đi đâu cũng có đôi, có đoàn, ít khi

đi một mình Cũng như các dân tộc khác, người Dao ăn tết Nguyên đán Vàodịp tết Thanh minh (3/3), họ làm lễ tảo mộ cho tổ tiên, trường hợp mồ mả ở xa

Trang 26

nơi cư trú họ làm lễ cúng tượng trưng tại gia đình Ngoài ra, các tết nhỏ như tếtđoan ngọ (mùng 5/5), tết tháng 7 cũng là dịp người Dao sum họp gia đình, bạn

bè, làng xóm tổ chức ăn uống, nghỉ ngơi, đi chơi thăm hỏi họ hàng

Hiện nay, những nét văn hóa truyền thống vẫn được người Dao ở nơi đâyduy trì trong sinh hoạt gia đình, dòng họ Đó là nơi mà các giá trị văn hóa củađồng bào còn được lưu giữ khá đậm nét Bên cạnh đó, do sống xen kẽ và ngàycàng tăng cường giao lưu gần gũi với các dân tộc láng giềng như Kinh, Tày,Nùng, Hmông, Pà Thẻn nên cũng có nhiều biến đổi về trang phục, ẩm thực,sinh hoạt văn hóa được thể hiện qua cách ăn mặc của thanh niên thời nay Cụthể là họ đều thích ăn mặc theo kiểu đô thị, nói ngôn ngữ phổ thông, tiếng Việt

đã trở thành ngôn ngữ giao tiếp phổ biến Nhiều nhu yếu phẩm cần thiết họ đều

ra chợ mua, món ăn chế biến cũng đơn giản và phổ thông Nhà cửa khá khangtrang với đủ các loại tiện nghi Nhà thường lợp ngói hay Prôximăng, bao gồmmột nhà to để ở và 1 nhà bếp riêng biệt, nếu là nhà sàn thì nhà bếp và nơi ở làchung, đôi khi có tách biệt riêng giữa nhà ở và nhà bếp Nếu là nhà nửa sàn, nửađất thì phần nhà để ở là sàn, còn bếp bố trí tại nền đất

Tóm lại, Tuyên Quang là tỉnh tập trung đại diện đông đủ các nhóm địaphương người Dao ở nước ta Mỗi nhóm tuy có những nét văn hóa khá độcđáo, song đều có những đặc điểm chung của tộc người Dao, cùng coi Bàn Hồ làthủy tổ Hiện nay do đã định canh định cư nên hầu hết các nhóm Dao ở TuyênQuang có kinh tế và nhà cửa ổn định hơn, dù còn nhiều hộ nghèo, song họkhông ngừng vươn lên làm giàu cho mình và cho xã hội

1.2.2 Người Dao Thanh Y ở xã Xuân Vân

Nguồn gốc

Qua nhiều tài liệu và thư tịch đã được công bố, có thể khẳng định rằng,người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân cũng như ở huyện Yên Sơn và tỉnh TuyênQuang là một trong các nhóm Dao từ Trung Quốc di cư vào Việt Nam từ cuối

Trang 27

thời Minh, tức khoảng thế kỉ XVII Trước tiên, họ đi từ Quảng Đông TrungQuốc vào Móng Cái (Quảng Ninh) nước ta, qua Lục Ngạn (Hà Bắc) ngược sôngĐuống lên tỉnh Tuyên Quang Rồi một bộ phận trong họ đi lên Yên Bái, LàoCai thành tổ tiên nhóm Dao Tuyển ngày nay (Nguyễn Chí Huyên và cộng sự,

2000, tr.91) Như vậy, Người Dao Thanh y ở Tuyên Quang và ở xã Xuân Vân là

từ Quảng Ninh di chuyển lên Theo sự phân chia các nhóm Dao ở tỉnh TuyênQuang cùng với báo cáo của Ban Dân tộc tỉnh cho thấy, người Dao Thanh ychiếm số lượng khá đông, đứng thứ 3 trong các nhóm Dao ở tỉnh Tuyên Quang,

mà đông nhất là ở huyện Yên Sơn, trong đó tập trung chủ yếu tại các xã Xuân

Vân 283 hộ (1.446 người) chiếm 30,4%; Phúc Ninh có 221 hộ (1.179 người) chiếm 24,4%; Lực Hành 106 hộ (495 người) chiếm 10,5%; Tân Tiến 232 hộ (1064 người) chiếm 23,1%; Tân Long 107 hộ (744 người) chiếm 11,6%

Người Dao Thanh y hiện nay tại các địa bàn trên không sống trên đồi núi cao

mà chủ yếu cư trú ven sông Gâm hoặc ven suối và sinh sống xen kẽ với các dântộc khác trong cùng địa Phương

Theo Phan Hữu Dật (1971) Thanh y có nghĩa là áo chàm, áo xanh, và

như vậy người Dao Thanh y là nhóm Dao mặc y phục màu chàm, tức ít thêu hoa

văn sặc sỡ Dao Thanh y còn có tên tự gọi là Pân ẩy Các nhóm Dao khác cùng sinh sống liền kề gọi họ là Pờ ây hoặc Pan ây, nếu dịch ra tiếng phổ thông thì

có nghĩa là Thanh y và như vậy, Thanh y đã trở thành tên gọi phổ biến chonhóm Dao này Hiện nay tên gọi Thanh y đã thành thông dụng trong xã XuânVân cũng như ở tỉnh Tuyên Quang Qua nghiên cứu còn cho thấy, Thanh y cónghĩa là áo chàm, áo xanh nhưng với các nhóm Dao khác, tên gọi Thanh y

không phải với nghĩa là người áo chàm, áo xanh (Guẩy mèng mân), mà là Pân

ẩy mân Và Pân ẩy nghĩa là Ban y, tức áo có màu sắc hoa văn sặc sỡ do gắn

nhiều đồ trang sức Nếu soi vào âm Hán Việt, có thể Ban y được gọi chệch ra là

Thanh y và Thanh y thành tên gọi đồng nhất chăng? Dù sao đây vẫn còn là

khoảng trống để ngỏ cho các nhà nghiên cứu tiếp tục tìm hiểu rõ hơn về nguồn

Trang 28

gốc, tên gọi của họ, chỉ biết rằng hiện nay Thanh y là tên gọi quen thuộc và

chính đồng bào ở nơi đây cũng tự nhận mình là người Dao Thanh y

Như đã trình bày, Xuân Vân là một trong những xã của huyện Yên Sơntập trung đông người Dao Thanh y, nhất là ở các xóm Vông Vàng, LươngTrung, Đèo Mủng Trong đó, Lương Trung là xóm khó khăn của xã, hiện vẫnthuộc diện đầu tư chương trình 135 giai đoạn II Đến năm 2010, Lương Trung

có 80 hộ người Dao Thanh y sống tập trung, và 4 hộ người Kinh sống xen kẽ.Theo các cụ già ở Lương Trung kể lại, do từ Quảng Ninh lên nên ban đầu mới

có 7 hộ Dao Thanh y du canh du cư tới đây tìm đất làm ăn, sau đó khoảng năm

1960 thì định canh định cư, lập xóm tại Lương Trung, và tới nay tăng lên 80 hộ.Qua đây không chỉ thấy được lịch sử của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân màcho thấy tỷ lệ tăng dân số của họ còn cao

Đặc điểm dòng họ và gia đình

Dao Thanh y ở xã Xuân Vân chủ yếu mang các họ Trần, Lý, Đặng, Triệu,Bàn và Tương (Trương) Mỗi dòng họ gồm một số gia đình trong cùng xómhoặc ở vài xóm khác nhau Các gia đình trong dòng họ có tính tương trợ nhaurất cao và luôn tự giác Họ thường giúp nhau theo hình thức đổi công hoặc chovay hiện vật không lấy lãi Khi gia đình có việc hệ trọng như làm nhà mới, cướixin, tang ma đều có thể ngỏ ý một số gia đình cùng dòng họ về việc cho vaylợn, gà hay gạo và họ đều sẵn sàng cho vay Đến khi gia đình cho vay có việctương tự mới yêu cầu gia đình đã vay của mình trả đúng số lượng tương tự.Ngoài ra, mỗi dòng họ Dao Thanh y còn cố kết nhau, bởi một số nghi lễ tínngưỡng như cúng ma dòng họ, làm lễ cấp sắc cho các thành viên nam

Gia đình người Dao Thanh y là gia đình phụ quyền; hiện nay phổ biến làgia đình hạt nhân do người đàn ông làm chủ Các công việc nặng nhọc, cày bừa,săn bắn, đốn cây và cúng bái thường do người chồng đảm nhiệm Người vợ phụtrách công việc cấy hái, may vá, sinh con và nuôi con, chăn nuôi Đôi khi nếungười chồng không làm hoặc ốm yếu thì người vợ cũng có thể đảm đương hết

Trang 29

mọi công việc trong nhà Người Dao Thanh y nơi đây rất coi trọng sinh con trai

để nối dõi tông đường Cho đến nay, các thành viên trong gia đình Dao Thanh yđều sống hòa thuận, con cháu kính trọng ông bà, cha mẹ, anh em thương yêu,

nhường nhịn, giúp đỡ nhau Phụ nữ sau sinh khoảng 15 - 30 ngày là họ có thể đi

làm nương, vì người Dao Thanh y biết lấy thuốc lá cây dùng để tắm cho trẻ sơsinh và bà đẻ, nên họ ít phải kiêng cữ Bởi vậy, người chồng trong gia đình cũng

đỡ vất vả so với gia đình một số tộc người khác

Văn hóa vật chất

Hầu hết người Dao Thanh y ở các xóm thuộc xã Xuân Vân hiện nay đều

ở nhà trệt, tức nền đất Cấu trúc ngôi nhà cũng giống như kiểu của người Kinhláng giềng, mái lợp ngói hoặc prôximăng, các nóc nhà bố trí san sát nhau Nhàlàm bằng gỗ xoan, chạm đẽo cẩn thận, thường được kết cấu dạng 3 gian, bànthờ tổ tiên là nơi linh thiêng đặt ở gian giữa nhìn ra hướng cửa chính Hai tráinhà dung để phơi quần áo, cất giữ dụng cụ lao động, nhà bếp dùng riêng nấunướng Ngoài không gian nhà ở, các công trình phụ như sân phơi, chuồng trâu,lợn, gà, giếng nước, nhà vệ sinh cũng nằm trong tổng thể đó Nhà nào cũng cóvườn rau, xung quanh có cây ăn quả và nhiều cây dược liệu

Cũng như các nhóm Dao khác, Dao Thanh y có bộ trang phục khá đặcsắc, nhất là trang phục nữ Theo các cụ già Dao Thanh y ở xã Xuân Vân kể lại,trước đây họ đều mặc trang phục dân tộc do cuộc sống tự cung tự cấp mà Nhànước lại không có vải dồi dào để bán Gần đây, dưới tác động của cơ chế thịtrường, hầu hết họ đã ăn mặc theo mốt phổ thông, do trang phục truyền thốngkhông thuận tiện trong canh tác ruộng nước, kém linh hoạt Trong khi, ngườiDao Thanh y ở đây lại cư trú vùng thấp gần sông suối, biết làm ruộng nước từlâu Tuy nhiên, hiện nay họ vẫn giữ bộ y phục truyền thống để mặc khi làm lễ

Về ẩm thực, từ lâu người Dao Thanh y ở đây rất thích uống rượu (hơp

tíu), trong đám hiếu, đám hỉ hay dịp tết cũng như lúc vào nhà mới, khi tiếp

khách đến thăm nhà đều phải có rượu Rượu của họ trước đây thường làm bằng

Trang 30

gạo nếp - lúa nếp nương, men tự làm bằng bột gạo nặn, uống không say Nay do

không còn trồng lúa nương nên được thay thế bằng các loại rượu sắn, ngô, gạo

mà gia đình tự nấu hoặc đi mua Các loại nước giải khát, tăng lực như bia,cocacola, trà xanh 00, và đồ hút thuốc lá, thuốc lào được họ dùng phổ biến Họcũng thường xuyên uống nước chè, nước lá vối đun sôi có tính mát, thanh lọc

cơ thể và giải nhiệt Người Dao Thanh y ăn cơm 2 bữa chính là trưa và tối, đặcbiệt họ rất hay ăn cháo Món cháo là món quen thuộc, nhất là trong mùa hènóng nực trước khi đi làm họ thường ăn đệm bằng cháo, vì ăn cháo sẽ chốngkhát, giúp không ra mồ hôi nhiều, giữ được sức, không hại dạ dày

Các sản phẩm tự nhiên như măng, rau rừng, chim, thú, chuột, cá cũngđược người Dao Thanh y nơi đây khai thác để chế biến thành các món ăn luộc,xào, nấu Chẳng hạn như rau tìm kiếm từ rừng có rau đắng, rau tàu bay, raubao, rau sam, rau ngót rừng, hoa chuối, măng vầu, măng nứa, măng tre gai khá phong phú Hiện nay, các nguồn thực phẩm từ tự nhiên ngày càng cạn kiệt

do dân số đông, rừng không còn là nơi cung cấp thức ăn chính nữa mà chuyểnsang các sản phẩm từ trồng trọt, chăn nuôi và hầu như mọi thứ đều được giaodịch mua bán ngoài chợ phiên họp tại xã Trong những ngày lễ tết, hay lúc thờigian rảnh rỗi họ rất thích làm các loại bánh: bánh trưng, bánh dày, bánh rợm,bánh cuốn, bánh rán, bánh sừng bò không cứ từ nguyên liệu là gạo mà từ cácloại củ như sắn, rong riềng hay củ mài họ cũng có thể chế biến thành bánh Việcchế biến bánh ở họ không chỉ để ăn, cúng lễ mà còn dung làm quà biếu mỗi khiviếng thăm anh em họ hàng hay người ốm

Một số nghi lễ

Người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đạogiáo, bên cạnh đó cũng có ảnh hưởng bởi đạo Phật và thờ cúng tổ tiên Do đó, lễcấp sắc vẫn đang được người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân duy trì và luôn được

tổ chức chu đáo, cẩn thận do đây là một trong những nghi lễ vòng đời rất quantrọng đối với đàn ông người Dao nói chung, của người Dao Thanh y nói riêng

Trang 31

Theo người Dao Thanh y, nếu chưa cấp sắc thì chưa được coi là người trưởngthành, khi chết hồn không được về với tổ tiên Tuổi làm lễ cấp sắc không cứ

thời gian, không cứ nhiều tuổi hay ít tuổi, miễn là con trai từ 9-10 năm tuổi trở

lên nếu gia đình có điều kiện và năm đó coi được tuổi thì tổ chức làm lễ luôn.Mỗi dịp cấp sắc có thể cấp cho rất nhiều người nếu chung dòng họ Chủ trì lễthường là ông thầy cúng biết chữ nho, có kinh nghiệm cúng bái thực hiện Thờigian cho mỗi lần cấp sắc kéo dài khoảng 3 ngày Lễ cấp sắc khá tốn kém, nhất

là các lễ vật để cúng và trả công cho thầy, mời họ hàng tới dự, thức ăn bày biệntrên lá chuối, ăn bốc bằng tay Bởi vậy, chỉ khi gia đình và dòng họ có đủ điềukiện về kinh tế mới có thể tổ chức lễ

Đám cưới của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân ngày nay đã cách tân,lược bớt một số thủ tục nghi lễ, xong vẫn mang đậm nét truyền thống Cụ thể là,

cô dâu vẫn phải mặc trang phục dân tộc, kể cả trong trường hợp cô dâu là ngườidân tộc khác lúc về tới nhà trai cho ông thầy làm lễ để được vào nhà thì vẫnphải mặc trang phục truyền thống Dao Thanh y, bởi nó ảnh hưởng tới việc saunày người chồng có được làm quan lang hay không Lễ cưới tiến hành trong 2ngày, thách cưới bằng đồng bạc trắng trước đây nay được thay thế bằng tiền mặtgiá trị 1,5 triệu đồng và 1 con lợn nặng khoảng 60kg, hôn nhân được dựa trên sự

tự nguyện phổ biến Tuy nhiên, vẫn tồn tại trường hợp bố mẹ đi hỏi vợ cho con,nhờ thầy xem tuổi thấy hợp mới cho làm lễ cưới Điều đó thể hiện rõ nhất trong

lễ ăn hỏi, nhà trai mang sang nhà gái một đôi gà gồm 1 sống thiến và 1 mái, rồithịt để xem chân, chân gà mà tốt sẽ đồng ý để đôi trai gái kết hôn, trường hợpxấu thì không tiến tới hôn nhân nữa Tình trạng kết hôn sớm vẫn xảy ra trongbối cảnh hiện nay Người Dao Thanh y không chỉ kết hôn với người cùng dântộc mà còn kết hôn với các dân tộc khác như người Tày, người Kinh trong xã

và các khu vực lân cận, do sống xen kẽ Nhìn chung, dù là kết hôn do bố mẹ sắpđặt hay tự nguyện thì tình cảm vợ chồng gia đình người Dao Thanh y hiện nayvẫn gắn bó rất keo sơn, hiếm thấy tình trạng ly hôn hay bạo lực gia đình Do

Trang 32

môi trường giáo dục của gia đình được chú trọng, nuôi dạy con cái tốt là tráchnhiệm của gia đình và dòng họ, nên ít thấy trường hợp thanh niên người DaoThanh y vướng vào các tệ nạn xã hội, đánh nhau

Đám tang hiện nay ở người Dao Thanh y nơi đây vẫn tổ chức theo nghi lễtruyền thống trước kia Khi trong nhà có người mất thì người chủ gia đình hoặccon trai cả có trách nhiệm thông báo cho anh em họ hàng, chính quyền thônxóm biết Sau đó, họ cắt cử người đi đón thầy cúng Dao về làm ma cùng với cácthủ tục xem ngày, giờ đưa người chết đi mai táng Nếu trường hợp người chếtkhi sống chưa được làm lễ cấp sắc thì gia đình phải làm lễ cấp sắc Người DaoThanh y nhìn chung rất sợ ma quỷ và các thế lực siêu nhiên, vì họ luôn tin rằng,người chết đi thì linh hồn vẫn quanh quẩn đâu đó trong nhà, có thể làm hại concháu Nhất là trong trường hợp người chết bất đắc kì tử không rõ nguyên nhân,chết do uống thuốc trừ sâu, thắt cổ tự tử, ăn lá ngón, người chết trẻ Người DaoThanh y cho đến nay vẫn đội tang bằng giấy, khi đưa người chết đi an táng họ

đi rất vội vã, công việc chôn cất diễn ra cũng nhanh chóng Đối với người già

mà sống thọ, sau khi an táng xong người ta bắn một phát súng kíp lên trời nhưtin vui báo cho mọi người cùng biết

Trình độ văn hóa hiện nay của đồng bào Dao Thanh y đã được cải thiệnnhiều Trước đây, tình trạng trẻ em Dao Thanh y vẫn luôn bỏ học bởi nhiều lý

do, nhất là phải giúp việc gia đình, nhưng đa số gia đình nhờ sự vận động vàgiúp đỡ của cộng đồng và ngành giáo dục ở địa phương nay đã ý thức được việccho con đi học nâng cao kiến thức Nhờ đó, hiện nay tất cả trẻ em Dao Thanh y

ở xã Xuân Vân đều đến trường, hệ mầm non có lớp học ngay tại xóm, còn họctiểu học các em phải đi cách nhà khoảng 1km, trong gia đình phổ biến giao tiếpbằng cả tiếng phổ thông và tiếng Dao

Trang 33

Tiểu kết chương 1

Tuyên Quang là tỉnh hội tụ nhiều dân tộc anh em, bởi các điều kiện tựnhiên, môi trường sinh thái, tài nguyên phong phú Cho đến nay, Tuyên Quang

có tới 22 dân tộc chung sống, đoàn kết lao động sản xuất, phát triển kinh tế xã

-hội Tất cả các dân tộc, trong đó có dân tộc Dao và người Dao Thanh y đang thiđua thực hiện mục tiêu mà Đại hội đại biểu Đảng bộ Tuyên Quang lần thứ XV

đề ra là phấn đấu tốc độ tăng trưởng GDP bình quân trên 14%/năm; cơ cấu kinh

tế công nghiệp - xây dựng 38%, các ngành dịch vụ 37%, nông - lâm nghiệp,

thủy sản 25% Với những mục tiêu này, Tuyên Quang không ngừng đầu tư pháttriển cơ sở hạ tầng, thu hút vốn đầu tư, phát huy thế mạnh của địa phương, đặcbiệt quan tâm, hỗ trợ các địa bàn huyện xã còn khó khăn có nhiều đồng bào dântộc thiểu số tạo bước phát triển đồng đều giữa các vùng

Hòa chung vào mục tiêu kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của Đảng bộtỉnh Tuyên Quang, xã Xuân Vân thuộc huyện Yên Sơn trong những năm vừa

qua đã không ngừng thúc đẩy sản xuất, nhất là sản xuất nông - lâm nghiệp, từng

bước hình thành các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa dựa trên điều kiệnthuận lợi mà tài nguyên nhân văn đem lại Đặc biệt, xã đã đầu tư xây dựng cơ sở

hạ tầng: điện - đường - trường - trạm, hệ thống thông tin liên lạc, mở rộng thị

trường tạo điều kiện cho 8 dân tộc anh em trên địa bàn cùng phát triển về mọimặt Việc nâng cao mức sống, giảm thiểu tối đa số hộ nghèo là mục tiêu luônđược đặt lên hàng đầu của lãnh đạo xã Xuân Vân hiện nay

Trên địa bàn xã Xuân Vân có 8 dân tộc anh em, trong đó số lượng ngườiDao Thanh y tương đối đông, có mặt ở 7/25 thôn xóm của xã Họ cư trú tậptrung thành xóm đông đúc

Dao Thanh y là tên gọi quen thuộc mà đồng bào tự nhận và cũng là têngọi dựa theo cách phân chia các nhóm Dao trên địa bàn tỉnh Tuyên Quang nói

Trang 34

riêng và lãnh thổ Việt Nam nói chung Người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân chủyếu là chuyển cư từ Quảng Ninh lên, bởi nhiều nguyên nhân, trong đó có cả yếu

tố lịch sử và tập quán Hiện nay, họ sống xen kẽ với các dân tộc Kinh, Tày vàmột số dân tộc khác rất ôn hòa, hiếm khi xảy ra xung đột hay tranh chấp

Mặc dù di chuyển cư qua nhiều nơi, từ khi tới Xuân Vân thì cuộc sốngcủa người Dao Thanh y được ổn định cho tới nay Đáng mừng là các giá trị vănhóa, phong tục tập quán vẫn được họ lưu giữ nhất là những yếu tố liên quan tớicác nghi lễ vòng đời người như cưới xin, ma chay, lễ cấp sắc Đặc biệt, đồngbào đã dần dần bỏ được những tính chất hủ tục trong các nghi lễ Đồng thời, dođịa vực cư trú xen kẽ nên không thể tránh khỏi việc giao lưu văn hóa Trong bốicảnh hiện nay, một số yếu tố văn hóa như trang phục, lối sống, cách làm ăn đãchịu ảnh hưởng nhiều bới các dân tộc cùng sinh sống và nền kinh tế thị trường.Tuy nhiên, sự chi phối và tác động đó hoàn toàn là tích cực, đồng bào luôn ýthức được rằng cái gì nên học hỏi, cái gì nên từ chối

Trang 35

Theo cuốn “Từ điển tiếng Việt” của Viện Ngôn ngữ học, xuất bản năm

2000 tại Nhà xuất bản Từ điển Bách khoa, ‘Sinh kế’ là “việc làm, là hoạt động

để mưu sinh kiếm sống (Chẳng hạn người ta thường nói tìm sinh kế hay vất vả

vì sinh kế)” (Viện Ngôn ngữ học, 2000, tr.859) Từ đó suy ra rằng, ‘sinhkế’chính là sự tác động vào tài nguyên thiên nhiên mà con người (hay nhómnăng lực xã hội) tiến hành nhằm đáp ứng nhu cầu mưu sinh tồn tại

Hay có thể hiểu một cách đơn giản là: sinh kế bao gồm hai yếu tố sinh(tức là sống) và kế (tính toán), và sinh kế chính là cách làm ăn mưu sự sống

Theo Bùi Đình Toái (2004) thì ‘sinh kế’ cũng có thể được hiểu theo khíacạnh: Sinh kế của hộ hay một cộng đồng là một tập hợp các nguồn lực và khảnăng của con người kết hợp với những quyết định và hoạt động mà họ sẽ thựchiện để không những kiếm sống mà còn đạt đến mục tiêu đa dạng hơn Hay nóicách khác sinh kế của một hộ gia đình hay một cộng đồng còn được gọi là kếsinh nhai của hộ gia đình hay cộng đồng đó

2.1.2 Sinh kế tộc người

Trên cơ sở khái niệm về sinh kế, sinh kế tộc người được hiểu là cách thứchoạt động mà tộc người đó lựa chọn cho phương kế sinh nhai, là năng lực tàisản và các hoạt động cần thiết để duy trì mức sống và chất lượng cuộc sống baogồm thu nhập bằng tiền mặt và các sản phẩm tự cung tự cấp Tuy nhiên, ở mỗi

Trang 36

tộc người, mỗi vùng địa lí, mỗi quốc gia khác nhau thì phương thức kiếm sốngkhông hoàn toàn tương đồng, cũng như không có mô hình sinh kế chung cho tất

cả các tộc người Bởi vì, sinh kế tộc người thường phụ thuộc vào nguồn lực vàkhả năng mà tộc người đó có được, chẳng hạn như vốn tự nhiên, vốn con người

và vốn xã hội, vốn tài chính, vốn vật chất

Mặt khác, thành phần dân tộc nước ta hết sức đa dạng, và cư trú ở khắpvùng miền từ miền núi, tới trung du, đồng bằng và ven biển Vì vậy mà bứctranh sinh kế tộc người cũng nhiều màu sắc, làm cho việc tiếp cận sinh kế tộcngười ở mỗi góc độ khác nhau lại đưa ra cái nhìn và đánh giá khác nhau Chẳnghạn như ở vùng biển, sinh kế các tộc người lại phụ thuộc chủ yếu vào nguồn tàinguyên biển, đánh bắt hải sản; ở miền núi, các dân tộc ít người chiếm số lượngđông, khoảng 1/3 trong số 54 dân tộc anh em là phụ thuộc vào tài nguyên rừng,rừng là nơi có vai trò quan trọng cung cấp lương thực thực phẩm nuôi sống họ.Như vậy, dù cùng chung mục đích là làm ra của cải vật chất mưu sự sống, songmỗi tộc người, mỗi hộ gia đình có cách thực hiện riêng, chịu tác động của cácyếu tố khác nhau, phù hợp hoàn cảnh, được tộc người lựa chọn làm kế sinhnhai, gắn với tộc người được gọi là sinh kế tộc người

Tóm lại, Sinh kế được sử dụng như một thuật ngữ khi tiếp cận các nhóm

xã hội và các cấp (hộ gia đình, cộng đồng vùng) đã sử dụng tới các nguồn lực,vốn nào để có cơ hội nâng cao mức sống, đồng thời có chiến lược phát triểnsinh kế bền vững (Trần Thị Mai An, 2005) Một sinh kế được gọi là bền vữngkhi nó có khả năng ứng phó và phục hồi khi bị tác động hay có thể thúc đẩy cáckhả năng và tài sản ở cả thời điểm hiện tại và trong tương lai trong khi khônglàm sói mòn nền tảng nguồn lực tự nhiên Như vậy, dù là bất kì cấp hộ gia đình

và cộng đồng vùng nào mà ta tiếp cận khía cạnh sinh kế cũng phải dựa trên 5loại nguồn lực (tài sản) cơ bản sau (mà tổ chức quốc tế Anh DFID’s SustainableLivelihoods Guidance Sheet, 2007) đã chỉ ra là:

Trang 37

+ Vốn vật chất, bao gồm cơ sở hạ tầng và các loại hàng hóa mà người sảnxuất cần để hậu thuẫn sinh kế.

+ Vốn tài chính, bao gồm các nguồn lực tài chính mà con người sử dụng

để đạt được mục tiêu sinh kế

+ Vốn xã hội là nguồn lực xã hội mà con người sử dụng để theo đuổi cácmục tiêu sinh kế của mình, bao gồm quan hệ mạng lưới, niềm tin, sự phụ thuộclẫn nhau và trao đổi cung cấp các mạng an ninh phi chính thống quan trọng

+ Vốn tự nhiên gồm các nguyên vật liệu tự nhiên tạo dựng sinh kế nhưrừng, đất đai, nước, tài nguyên khoáng sản chính là không gian, môi trườngdựa vào đó con người thể hiện chiến lược sinh kế phù hợp với mình

+ Vốn con người, tức là các kĩ năng, tri thức, khả năng làm việc và có sứckhỏe tốt, tạo điều kiện giúp con người theo đuổi chiến lược sinh kế khác nhau

và đạt được mục tiêu sinh kế Ở cấp độ hộ gia đình, vốn con người là yếu tố về

số lượng và chất lượng lao động của hộ; yếu tố này khác nhau về kích cỡ của

hộ, trình độ giáo dục và kĩ năng nghề nghiệp, khả năng quản lí, tình trạng sứckhỏe, tri thức về cấu trúc sở hữu chính thống và phi chính thống (như quyền,luật pháp, chuẩn mực, cấu trúc chính quyền, các thủ tục )

Nếu xem xét về yếu tố động, sinh kế tộc người bao gồm các hoạt độngtạo ra lương thực, thực phẩm nhằm đáp ứng các cầu về mức sống và chất lượngsống Đó là các hoạt động như trồng trọt, chăn nuôi, làm nghề thủ công, tìmkiếm các nguồn lợi từ tự nhiên, trao đổi mua bán để có được những thứ khôngthể tự làm ra được Với các hình thức hoạt động cơ bản đó, sinh kế tộc ngườicũng đã được các nhà dân tộc học/nhân học ở nước ta đề cập từ lâu Tuy nhiên,tùy theo mức độ phát triển của xã hội và sự biến đổi của môi trường sinh thái,các hình thức hoạt động sinh kế tộc người có thể thay đổi trên cơ sở tạo ra hoặctiếp thu một số hình thức hoạt động mới, làm giảm hoặc triệt tiêu đi một vàihoạt động mà trước đây đã từng phát triển do hiện nay không còn điều kiện để

Trang 38

tồn tại Như vậy, sinh kế tộc người nếu xem xét về không gian thì bao gồmnhiều hoạt động, trong đó chủ yếu là các hoạt động tạo ra lương thực thực phẩm

và các nhu cầu thiết yếu cho cuộc sống, còn xét theo thời gian thì nó luôn biếnđổi Vì thế, mới xuất hiện các thuật ngữ sinh kế truyền thống hay sinh kế cổtruyền, và sinh kế hiện nay hay sinh kế trong bối cảnh mới

2.2 SINH KẾ TRUYỀN THỐNG CỦA NGƯỜI DAO THANH Y Ở XÃXUÂN VÂN, HUYỆN YÊN SƠN

và làm ruộng bậc thang là nguồn thu nhập chủ yếu

- Vùng hạ huyện bao gồm các xã thuộc các huyện Yên Sơn, Sơn Dương,Hàm Yên Đây là địa bàn cư trú chủ yếu và đông đúc của các nhóm Dao Quần

trắng, Thanh y, Quần chẹt, Áo dài Làm ruộng nước và ruộng bậc thang là loại

hình canh tác phổ biến của họ, do đó có cuộc sống định cư, ổn định Việc trồnglúa, hoa màu, cây lương thực phụ và cây công nghiệp được phát triển Trong đó,canh tác ruộng nước được chú trọng, làm nương rẫy chỉ là phụ nhằm phục vụchăn nuôi Như vậy, người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân thuộc huyện Yên Sơn

cư trú ở vùng hạ huyện, tức nơi vùng thấp ven sông Gâm, ven suối, do đó họ lànhững nông dân sản xuất nông nghiệp thuần túy Hiện nay tuy canh tác ruộngnước là chính nhưng trước kia do cuộc sống du canh du cư nên làm nương rẫyvẫn chiếm vị trí chủ đạo

Trang 39

Canh tác nương rẫy

Nương rẫy là hoạt động kinh tế chủ đạo của người Dao Thanh y thời kìtrước năm 1960 Lúc đầu, tại Xóm Lương Trung xã Xuân Vân mới có 7 hộngười Dao Thanh y chuyển đến, mãi tới năm 1960 mới ổn định lập xóm làng.Cho đến nay xóm Lương Trung - xóm người Dao Thanh y lâu đời và đầu tiêntrong xã Xuân Vân, đã tăng lên 80 hộ Cuộc sống du canh, du cư là nguyênnhân chính làm cho họ gắn bó mật thiết với nông nghiệp nương rẫy Chỉ tới khiđịnh canh, định cư ổn định thì việc khai phá ruộng nước và canh tác ruộng nướcmới được chú trọng, đánh dấu bước chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp nươngrẫy sang nền kinh tế nông nghiệp ruộng nước

Trên nương rẫy người Dao Thanh y trồng các loại lúa nương, ngô, khoai,sắn và nhiều cây hoa màu khác Theo lời kể của nhiều cụ già ở xóm LươngTrung thuộc xã Xuân Vân, canh tác nương rẫy đã trở thành tập quán của đồngbào Dao Thanh y, mặc dù nó không bền vững, kéo theo nhiều hệ lụy như nhàcửa thì tạm bợ, mái lợp tranh hoặc lá cọ đồ đạc trong gia đình chỉ là các nông

cụ thô sơ như con dao quắm, cái gậy chọc lỗ, cào cỏ và cái hái nhắt Mùa màngnăm được mùa, năm mất mùa phụ thuộc hoàn toàn vào thiên nhiên, thu hoạchbấp bênh, cuộc sống du canh du cư nay đây mai đó Bởi vì đất đai dễ bạc màu,

bị mưa lũ bào mòn, cằn cỗi rất nhanh Mỗi đám nương chỉ trồng được 1 tới 2năm, sau đó phải bỏ hóa khoảng 3, 4 năm sau mới quay trở lại canh tác Trảiqua nhiều thế hệ với tập quán canh tác nương rẫy mà họ đã tích lũy được nhiềukinh nghiệm trong sản xuất Điều này thể hiện rõ nét trong nông lịch của ngườiDao Thanh y nơi đây được truyền lại như vốn tri thức dân gian, mặc dù hiện naycuộc sống đã có sự thay đổi do tác động của nhiều yếu tố Song, nhìn vào nônglịch của người Dao Thanh y vẫn thấy được kinh nghiệm làm nương rẫy, mùa vụhết sức hợp lí phù hợp với khí hậu, thời vụ và thời tiết (xem bảng 2.1):

Trang 40

Bảng 2.1: Lịch làm nương của người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân

Thời gian (tháng) Công việc

Tháng giêng (theo âm lịch Phát nương ngô

Tháng hai Trồng ngô, làm cỏ ngô

Tháng ba, tháng tư Phát nương lúa, tra lúa sớm, thu hoạch ngô

Tháng năm Đốt, tra lúa muộn, làm cỏ lúa sớm

Tháng sáu, tháng bảy Làm cỏ lúa muộn (lần 1, lần 2)

Tháng tám Thu lúa sớm

Tháng chín, tháng mười Thu lúa muộn

Tháng mười một, mười hai Phát nương ngô

(Nguồn: Tư liệu diền dã vào tháng 10 năm 2010 tại xóm Lương Trung, xãXuân Vân, huyện Yên Sơn)

Như vậy, việc trồng lúa nương và ngô là hai loại cây trồng góp phần quantrọng giải quyết nhu cầu lương thực cho người Dao Thanh y Điều này cho thấyđược vai trò của nương rẫy trong hoạt động sinh kế truyền thống mà người DaoThanh y từ lâu đời tác động vào môi trường tự nhiên Về mặt kinh nghiệm đốivới họ, trước đây việc chọn đất làm nương được chú trọng hơn cả, nhất là vềđặc điểm và tính chất của đất phải phù hợp với loại cây trồng đó Nếu là đấttrồng lúa thì nương rừng già là tốt nhất, ngoài ra rừng nứa và rừng vầu cũng tốt,bởi theo kinh nghiệm của người Dao Thanh y những mảnh đất đó ít cỏ dại, giữđược độ ẩm, màu mỡ nhiều chất dinh dưỡng, đốt được nhiều tro là nguồn phânduy nhất giúp cho cây lúa sinh trưởng và phát triển tốt

Sau khâu chọn đất, khâu phát đốt được tiến hành theo mùa vụ Khi đếnthời vụ, tất cả các thành viên trong gia đình có đủ sức lao động đều được huyđộng lên rừng phát nương Người Dao Thanh y ở xã Xuân Vân có tập quán làm

Ngày đăng: 10/02/2015, 21:17

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
3. Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn (1998), “Vấn đề xác minh tên gọi và phân loại ngành Dao ở Tuyên Quang”, Trong cuốn Một số vấn đề về Dân tộc học Việt Nam, Nhà xuất bản (Nxb) Khoa học xã hội (KHXH), Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Vấn đề xác minh tên gọi và phânloại ngành Dao ở Tuyên Quang”, Trong cuốn "Một số vấn đề về Dân tộc họcViệt Nam
Tác giả: Phan Hữu Dật, Hoàng Hoa Toàn
Nhà XB: Nhà xuất bản (Nxb) Khoa học xã hội (KHXH)
Năm: 1998
4. Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến (1971), Người Dao ở Việt Nam, Nxb Khoa học xã hội, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Người Dao ở Việt Nam
Tác giả: Bế Viết Đẳng, Nguyễn Khắc Tụng, Nông Trung, Nguyễn Nam Tiến
Nhà XB: Nxb Khoa học xã hội
Năm: 1971
5. Bế Viết Đẳng (1996), Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hội miền núi, Nxb Chính trị Quốc gia và Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Các dân tộc thiểu số trong sự phát triển kinh tế-xã hộimiền núi
Tác giả: Bế Viết Đẳng
Nhà XB: Nxb Chính trị Quốc gia và Văn hóa Dân tộc
Năm: 1996
6. Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng (2003), Văn hóa truyền thống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang, Nxb Văn hóa Dân tộc, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn hóa truyềnthống các dân tộc Tày, Dao, Sán Dìu ở Tuyên Quang
Tác giả: Nịnh Văn Độ, Nguyễn Phi Khanh, Hoàng Thế Hùng
Nhà XB: Nxb Văn hóa Dân tộc
Năm: 2003
7. Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng (1997), Dân tộc học đại cương, Nxb Giáo dục, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Dân tộchọc đại cương
Tác giả: Lê Sĩ Giáo, Hoàng Lương, Lâm Bá Nam, Lê Ngọc Thắng
Nhà XB: Nxb Giáo dục
Năm: 1997
8. G.condominas (2008), Phương pháp dân tộc học, Tài liệu lưu trữ tại ThưViện Viện Dân tộc học, Hà Nội Sách, tạp chí
Tiêu đề: Phương pháp dân tộc học
Tác giả: G.condominas
Năm: 2008

TRÍCH ĐOẠN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w