ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên với biểu hiện lâm sàng từ thể nhẹ sốt Dengue đến sốt xuất huyết Dengue không sốc và sốt xuất huyết Dengue có sốc có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Virus Dengue có 4 týp huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Ở Việt Nam cũng gặp cả 4 týp, nhưng chủ yếu týp 1 và 2 [4], [6], [10]. Virus truyền t ừ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu[19], [22]. Bệnh xẩy ra quanh năm nhưng dịch thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm vào mùa mưa (ở miền Bắc) những tháng khác bệnh ít gặp vì thời tiết lạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Aedes aegypti. Bệnh gặp nhiều ở những vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém hoặc dọc theo ở vùng dân cư các trục giao thông lớn, ít gặp vùng đồi núi [5], [6], [19]. Tại Việt Nam trường hợp mắc SD/SXHD lần đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào năm 1958 (ở miền Nam vào năm 1960) là vụ dịch rất lớn ở 29 tỉnh miền Bắc với 182.173 bệnh nhân, chỉ số mắc cao 900/100.000 dân (Bùi Đại và Nguyên Châu, YHVN - 2/1961) từ đó bệnh SD/SXHD xuất hiện đều đặn, có thể bùng nổ thành nhiều trận dịch theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 3 đến 5 năm. Hơn nữa nền kinh tế của đất nước ngày càng tăng trưởng, giao lưu, thông thường giữa các vùng từ nông thôn, thành thị, miền núi, cũng như phát triển ngành hàng không, làm tăng khả năng lan truyền virus Dengue cùng với khách du lịch bị bệnh đang trong thời kỳ ủ bệnh từ vùng này sang vùng khác, nơi mà có muỗi Aedes aegyti và nhiều người dân cảm thụ. Tại Hà Nội năm 2006 đã xảy ra vụ dịch với quy mô nhỏ hầu hết các quận, huyện và cao nhất tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, Đống Đa và Hoàng Kiếm. Số bệnh nhân phải nhập viện lên tới 2485 trường hợp số mắc cao nhất vào tháng 7 và đạt đỉnh vào tháng 10 và tháng 11 [15]. Bệnh cảnh lâm sàng của SD/SXHD rất đa dạng tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh lý có sẵn, theo chủng virus. Diễn biến lâm sàng phức tạp SD/SXHD và sốc SXHD ngày một gia tăng trong khi đó người ta vẫn chưa tìm được các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả như Vacxin Dengue vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, việc phòng chống muỗi Aedes truyền virus Dengue chưa có hiệu quả lâu dài. Hơn nữa các xét nghiệm để chẩn đoán như: phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, và nhiều cơ sở Y tế vẫn chưa thực hiện được. Điều trị SD/SXHD đã có cơ sở khoa học vững chắc, nhưng trong đ iều kiện ở Việt Nam, các cơ sở y tế không phải tuyến trung ương và tỉnh, vấn đề chỉ định loại dịch truyền, lượng dịch, tốc độ truyền, truyền máu, khối tiểu cầu còn hạn chế. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng phức tạp. Từ đầu năm 2009 đến nay, tại Hà Nội và các tỉnh lân cận số bệnh nhi mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue đặc biệt tăng cao so với những năm trở về trước và có nhiều bệnh nhi xuất hiện các biến chứng nặng, đã có trường hợp dẫn đến tử vong. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu sau: - Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học SD/SXHD -Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng của SD/SXHD Tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Để giúp các bác sỹ nâng cao công tác chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để có biện pháp theo dõi và giám sát bệnh nhân chặt chẽ hơn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong.
BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ******* KIM SENG LONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội - 2010 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BỘ Y TẾ TRƯỜNG ĐẠI HỌC Y HÀ NỘI ******* KIM SENG LONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: NHI Mã số: 62.72.16 LUẬN VĂN THẠC SỸ Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. PHẠM NHẬT AN Hà Nội – 2010 Lời cảm ơn Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn và cảm ơn rất sâu sắc tới: -Đảng và chính phủ Việt Nam đã tạo điều kiện và giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập tại Việt Nam. -Ban giám hiệu, khoa sau đại học, các thầy cô giáo bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội. -Ban giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương, các bác sỹ của các khoa đã giúp đỡ và tận tình giảng dậy tôi trong suốt quá trình học tập. Tôi xin cảm ơ n tới: -GS.TS Nguyễn Thanh Liêm, giám đốc Bệnh Viện Nhi Trung Ương đã cho phép và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập. -PGS.TS Phạm Nhật An, chủ nhiệm bộ môn Nhi trường đại học Y Hà Nội, phó giám đốc bệnh viện Nhi Trung Ương, chủ nhiệm khoa truyền nhiễm đã hướng dẫn và giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và làm luận văn. Tôi xin gửi lời cảm ơn tới: -Các cô chú và các chị phòng lưu trữ-phòng kế hoạch tổng hợ p -Các bác sỹ và nhân viên khoa truyền nhiễm bệnh viện Nhi Trung Ương -Các anh chị lớp cao học Nhi khóa 17, các bạn nội trú K32, 33 đã tạo điều kiện thuận lợi và nhiệt tình giúp đỡ tôi trong quá trình học tập và hoàn thành nhiệm vụ của mình. Cuối cùng tôi xin ghi tâm những công lao và sự cổ vũ động viên của đất nước, gia đình, người mẹ quý yêu, các em và các bạn bè tôi, là hậu phương vững vàng cho tôi trong quá trình sang học Việt Nam. Kính chúc tình hữu nghị Việt Nam và Cămpuchia mãi mãi xinh t ươi, đời đời bền vững. Xin chân trọng cảm ơn KIM SENG LONG Mục lục ĐẶT VẤN ĐỀ 1 CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN 3 1.1.Đại cương: 3 1.1.1: Dịch tễ: 3 1.1.2: Đặc điểm dịch tễ sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam: 4 1.1.3: Virus gây bệnh: 5 1.1.4: Trung gian truyền bệnh: 6 1.2. Đặc điểm sinh bệnh học và sinh lý bệnh: 8 1.2.1. Cơ chế bệnh sinh của Sốt dengue/Sốt xuất huyết Dengue: 8 1.2.2. Sinh lý bệnh của sốt Denge và sốt xuất huyết Dengue: 10 1.2.3. Giả i phẫu bệnh lý: 14 1.3. Lâm sàng sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue: 16 1.3.1. Sốt Dengue 16 1.3.2. Dengue xuất huyết 17 1.3.2.1. Dengue xuất huyết không sốc: 18 1.3.2.2. Dengue xuất huyết có sốc: 20 1.3.3. Phân độ nặng, nhẹ của bệnh nhân SXH Dengue: 20 1.3.4. Xét nghiệm: 21 1.3.4.1. Các xét nghiệm cơ bản: 21 1.3.4.2. Một số xét nghiệm khác 21 1.3.4.3. Các xét nghiệm chẩn đoán xác định: 22 1.3.4.4. Những bệnh nhân có nguy cơ cao: 25 1.4. Điều trị: 26 1.4.1. Sốt Dengue 26 1.4.2. Sốt xuất huy ết Dengue 27 1.4.3 Sốt xuất huyết Dengue có sốc độ III: 29 1.4.4. Sốt xuất huyết Dengue có sốc độ IV: 32 1.4.5. Điều trị những biểu hiện ít gặp: 34 CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 35 2.1. Đối tượng nghiên cứu: 35 2.2. Phương pháp nghiên cứu: 35 2.3. Vấn đề đạo đức trong nghiên cứu: 37 2.4. Xử lý số liệu: 37 CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 38 3.1. Một số đặc điểm chung về mặt dịch tễ học: 38 3.2. Đặ c điểm lâm sàng, cận lâm sàng SD/SHXD: 42 3.2.1. Các triệu chứng lâm sàng SD/SXHD: 45 3.2.3. Các thay đổi xét nghiệm SD/SXHD: 47 CHƯƠNG 4: BÀN LUẬN 52 4.1. Bàn luận về đặc điểm dịch tễ học 52 4.2. Bàn luận về đặc điểm lâm sàng 55 4.3. Bàn luận về xét nghiệm 59 CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN 63 Tài liệu tham khảo Các chữ viết tắt ALT : Alanin amino transferase AST : Aspartat amino transferase BN : Bệnh nhân CPT : Cao phân tử CF : Cố định bổ thể CRP : C-reactive protein CVP : Central vennous pressure (áp lực tĩnh mạch trung tâm) HA : Huyết áp HC : Hồng cầu Hct : Hematocrit (dung tích hồng cầu) HCSD : Hội chứng sốc Dengue HI : Hemagglutination inhibition (phản ứng ức chế ngưng kết hồng cầu) HT : Huyết thanh Ig : Imonoglobulin Mac-Elisa : IgM antibidies capture-enzime linked Immunosorbent assay (thử nghiệm miễn dịch enzime tóm bắt kháng thể IgM) RT-PCR : Phản ứng dây chuyền polymeraz-transcriptase ngược SD : Sốt Dengue SXH : Sốt xuất huyết SXHD : Sốt xuất huyết Dengue TC : Tiểu cầu WHO : World health organization YHVN : Y học Việt Nam 1 ĐẶT VẤN ĐỀ Sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue (SD/SXHD) là một bệnh truyền nhiễm cấp tính do virus Dengue gây nên với biểu hiện lâm sàng từ thể nhẹ sốt Dengue đến sốt xuất huyết Dengue không sốc và sốt xuất huyết Dengue có sốc có thể dẫn đến tử vong nếu không được phát hiện và điều trị kịp thời. Virus Dengue có 4 týp huyết thanh: D1, D2, D3, D4. Ở Việt Nam cũng gặp cả 4 týp, nhưng chủ yếu týp 1 và 2 [4], [6], [10]. Virus truyền t ừ người bệnh sang người lành do muỗi đốt. Muỗi Aedes aegypti là côn trùng trung gian truyền bệnh chủ yếu[19], [22]. Bệnh xẩy ra quanh năm nhưng dịch thường xẩy ra vào tháng 5 đến tháng 10 hàng năm vào mùa mưa (ở miền Bắc) những tháng khác bệnh ít gặp vì thời tiết lạnh không thích hợp cho sự sinh sản và phát triển của muỗi Aedes aegypti. Bệnh gặp nhiều ở những vùng đông dân cư, vệ sinh môi trường kém hoặc dọc theo ở vùng dân cư các trục giao thông lớn, ít gặp vùng đồi núi [5], [6], [19]. Tại Việt Nam trường hợp mắc SD/SXHD lần đầu tiên được phát hiện ở miền Bắc vào năm 1958 (ở miền Nam vào năm 1960) là vụ dịch rất lớn ở 29 tỉnh miền Bắc với 182.173 bệnh nhân, chỉ số mắc cao 900/100.000 dân (Bùi Đại và Nguyên Châu, YHVN - 2/1961) từ đó bệnh SD/SXHD xuất hiện đều đặn, có thể bùng nổ thành nhiều trận dịch theo chu kỳ với khoảng cách trung bình từ 3 đến 5 năm. Hơn nữa nền kinh tế của đất nước ngày càng tăng trưởng, giao lưu, thông thường giữa các vùng từ nông thôn, thành thị, miền núi, cũng như phát triển ngành hàng không, làm tăng khả năng lan truyền virus Dengue cùng với khách du lịch bị bệnh đang trong thời kỳ ủ bệnh từ vùng này sang vùng khác, nơi mà có muỗi Aedes aegyti và nhiều người dân cảm thụ. Tại Hà Nội năm 2006 đã xảy ra vụ dịch với quy mô nhỏ hầu hết các quận, huyện và cao nhất tại quận Hoàng Mai, Thanh Xuân, Hai Bà Trưng, 2 Đống Đa và Hoàng Kiếm. Số bệnh nhân phải nhập viện lên tới 2485 trường hợp số mắc cao nhất vào tháng 7 và đạt đỉnh vào tháng 10 và tháng 11 [15]. Bệnh cảnh lâm sàng của SD/SXHD rất đa dạng tuỳ theo tuổi, tình trạng bệnh lý có sẵn, theo chủng virus. Diễn biến lâm sàng phức tạp SD/SXHD và sốc SXHD ngày một gia tăng trong khi đó người ta vẫn chưa tìm được các biện pháp phòng bệnh có hiệu quả như Vacxin Dengue vẫn đang ở giai đoạn nghiên cứu, việc phòng chống muỗi Aedes truyền virus Dengue chưa có hiệu quả lâu dài. Hơn nữa các xét nghiệm để chẩn đoán như: phân lập virus, huyết thanh chẩn đoán tuy có nhiều tiến bộ nhưng vẫn còn nhiều khó khăn, và nhiều cơ sở Y tế vẫn chưa thực hiện được. Điều trị SD/SXHD đã có cơ sở khoa học vững chắc, nhưng trong đ iều kiện ở Việt Nam, các cơ sở y tế không phải tuyến trung ương và tỉnh, vấn đề chỉ định loại dịch truyền, lượng dịch, tốc độ truyền, truyền máu, khối tiểu cầu còn hạn chế. Việc chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời sẽ làm giảm tỷ lệ tử vong và các biến chứng phức tạp. Từ đầu năm 2009 đến nay, tại Hà Nội và các tỉnh lân cận số bệnh nhi mắc bệnh sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue đặc biệt tăng cao so với những năm trở về trước và có nhiều bệnh nhi xuất hiện các biến chứng nặng, đã có trường hợp dẫn đến tử vong. Do vậy chúng tôi thực hiện đề tài này với mục tiêu nghiên cứu sau: - Tìm hiểu một số đặc điểm dịch tễ học SD/SXHD -Nghiên cứu lâm sàng, cận lâm sàng của SD/SXHD Tại bệnh viện Nhi Trung Ương. Để giúp các bác sỹ nâng cao công tác chẩn đoán sớm và điều trị kịp thời để có biện pháp theo dõi và giám sát bệnh nhân chặt chẽ hơn góp phần làm giảm tỷ lệ tử vong. 3 Chương 1 Tổng quan 1.1.Đại cương Sốt Dengue là một bệnh nhiễm trùng cấp tính do virus Dengue gây ra. Bệnh lây lan qua trung gian của muỗi theo đường máu và có thể gây thành những trận dịch lớn. Diễn biến lâm sàng thường lành tính, không có hiện tượng thẩm thấu mao mạch quan trọng và không đưa đến tình trạng sốc [3], [4], [6], [10], [19]. Virus Dengue còn có thể gây ra bệnh cảnh sốt xuất huyết Dengue. Khác với sốt Dengue, sốt xuất huyết Dengue diễn biến với bệnh cảnh lâm sàng nặng hơn, xuất huyế t, bất thường trong đông cầm máu, thoát dịch và protein khỏi thành mạch, gan to, có thể có sốc, dẫn đến tử vong nếu không được điều trị thích hợp và kịp thời [3], [4], [6], [10], [19]. 1.1.1: Dịch tễ: Bệnh sốt Dengue được Spaniards mô tả lần đầu tiên vào năm 1764. Trận dịch đầu tiên được xác định do virus Dengue gây ra được Benjamin Rush mô tả vào năm 1780 ở Rhiladelphia Pennsylvania [5], [19]. Căn nguyên gây bệnh là các virus Dengue do Ashburn và Graig phát hiện năm 1907. Ở Philipin năm 1953 đã xẩy ra v ụ dịch sốt xuất huyết Dengue, đến năm 1856 có thêm một trận dịch và đã phát hiện thêm týp D3 và D4. Năm 1958 một vụ dịch tương tự xẩy ra ở Thái Lan, căn nguyên gây bệnh đã được xác định là virus Dengue. Từ đó vụ dịch ngày càng lan rộng ra các nước Đông Nam Á, như Việt Nam năm 1958-1960, Singapor, Lào, Cămpuchia…. và các nước Tây Thái Bình Dương trong những năm sau. Theo tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 1964 đã thống nh ất tên gọi của bệnh là sốt Dengue, đến năm 1967 thuật ngữ SXH Dengue và Sốc SXH Dengue đã được dùng thống nhất. Trong vòng 20 năm trở lại đây, bệnh 4 SD/SXHD đang trở nên trầm trọng, trong vòng 9 năm từ 1990 đến 1998, số trường hợp mắc SD/SXHD trung bình hàng năm khoảng 514.139.000 người. Hiện nay bệnh gặp ở hầu hết các nước trên thế giới và thường gây thành dịch ở các nước Đông Nam Á, SXH Dengue là một trong 10 nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em 1-14 tuổi [3], [10], [11], [6], [19]. 1.1.2: Đặc điểm dịch tễ sốt Dengue và sốt xuất huyết Dengue tại Việt Nam Ở Việt Nam, t ừ năm 1913 Gaide đã thông báo về bệnh Dengue cổ điển tại Miền Bắc và Miền Trung. Năm 1929, Boye có viết về một vụ dịch Dengue cổ điển ở Miền Nam. Bệnh sốt Dengue/sốt xuất huyết Dengue được biết từ những năm 60, năm 1959 lần đầu tiên Chu Văn Tường và cs căn cứ trên một số bệnh nhi ở bệnh viện Bạch Mai thông báo về một dị ch nhỏ sốt xuất huyết ở Hà Nội. Những trường hợp đầu tiên sau đó cũng đã được ghi nhận tại đồng bằng sông Cửu Long, lan ra nhanh thành nhiều vụ dịch, với chu kỳ gây bệnh trung bình 3 - 5 năm một lần. Thường xẩy ra quanh năm, lên cao điểm vào những tháng mùa mưa từ tháng 5-10 hàng năm [5], [10], [19]. Trong vòng 10 năm (1991 đến 2000) số bệnh nhân SD/SXHD dao động từ 40.000 đến hơn 200.000 người hàng năm, v ới 2 trận dịch cao điểm vào năm 1997 và 1998. Tỷ lệ tử vong thay đổi từ 0,3% đến 0,4%. Trong vòng 5 năm từ năm 2000-2004 số bệnh nhân tại các tỉnh thành cũng giảm từ 30.000 đến gần 80.000 bệnh nhân hàng năm với tỷ lệ tử vong giảm xuống thấp hơn 0,2% [10]. Gần đây, tại Hà Nôi hầu hết các quận và các tỉnh thành lân cận cũng xẩy ra vụ SD/SXHD [9], năm 2006 có tới 2485 trườ ng hợp phải nhập viện [15], [20]. Từ đầu năm 2007 đến tháng 6/2007 theo báo cáo của Cục y tế dự phòng bộ y tế (Phạm Huy Nga, Cục trưởng cục y tế dự phòng - Bộ y tế) dịch SD/SXHD bùng phát mạnh với tỷ lệ mắc cao chủ yếu ở các tỉnh đồng [...]... tủy xương, não, tim, gan, thận, phổi, hạch lympho, đường tiêu hóa 16 1.3 Lâm sàng sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue Nhi m virus Dengue có thể gây ra các bệnh cảnh: - Sốt Dengue hay Dengue cổ điển - Sốt xuất huyết Dengue - Sốt đơn thuần Nhi m virus Dengue Không triệu chứng Sốt đơn thuần Có triệu chứng lâm sàng Hội chứng sốt Dengue Sốt xuất huyết (Hội chứng nhi m Virus) Dengue Thoát huyết tương Không xuất. .. ra sốc 1.3.2 Dengue xuất huyết Tại Việt Nam trong những năm thập kỷ qua bệnh SXH Dengue đã gây ra nhi u trường hợp tử vong, nhi u lúc biến thành dịch nhất là khu vực phía Nam nên các nhà lâm sàng chú ý nhi u đến bệnh này với các triệu chứng gần như quen thuộc hơn sốt Dengue Tuy nhi n, các nhà lâm sàng cũng cần nhắc lại sơ đồ nhi m virus Dengue trong bệnh lý SXH Dengue 18 Hình 1.7: Sơ đồ bệnh lý SXHD... Không xuất huyết Đôi khi xuất huyết Không có sốc H/C sốc Dengue Sốt Dengue Dengue xuất huyết Hình 1.6: Sơ đồ nhi m virus Dengue [11], [19], [52] 1.3.1 Sốt Dengue 1.3.1.1 Thời kỳ ủ bệnh: 3-5 ngày, có thể kéo dài từ 3-15 ngày 1.3.1.2 Thời kỳ khởi phát: những biểu hiện lâm sàng phụ thuộc vào lứa tuổi: Ở trẻ nhũ nhi và trẻ nhỏ có thể có sốt không đặc hiệu và phát ban Ở trẻ lớn và người lớn: sốt cao đột... Trẻ < 1 tuổi • Sốt xuất huyết Dengue độ IV hoặc sốt kéo dài • Bệnh nhân béo phì • Bệnh nhân chảy máu nặng • Bệnh nhân có rối loạn ý thức (bệnh lý não) • Bệnh nhân có bệnh tiềm tàng như Thalassemia, thiếu men G6PD, bệnh tim bẩm sinh • Bệnh nhân được chuyển đến từ các trung tâm khác Vì vậy những nhóm bệnh nhân này phải được điều trị càng sớm càng tốt Những bệnh nhân này cần thăm dò cận lâm sàng đặc biệt... [51] Hình 1.3: Vector truyền bệnh trong SD/SXHD 8 1.2 Đặc điểm sinh bệnh học và sinh lý bệnh 1.2.1 Cơ chế bệnh sinh của Sốt Dengue /Sốt xuất huyết Dengue Như chúng ta đã biết bệnh SD/SXHD có thể gây ra bởi bất cứ týp nào trong 4 týp virus Dengue Nhưng đến nay vẫn chưa biết rõ vì sao khi virus vào cơ thể người ở cá thể này biểu hiện lâm sàng nhẹ còn ở cá thể kia biểu hiện lâm sàng lại ồ ạt, đôi khi rất... hố mắt • Trẻ nhỏ đôi khi sốt cao co giật, hốt hoảng • Không có biểu hiện màng não + Hội chứng xuất huyết: Thường xuất hiện vào ngày thứ 2 của bệnh với trường hợp không có 19 xuất huyết thì nghiệm pháp dây thắt dương tính hay xuất huyết tự nhi n, xuất huyết nơi tiêm truyền, bầm tím nơi tiêm -Da: Chấm xuất huyết ở mặt trước hai cẳng chân, mặt trong hai cẳng tay, gan bàn tay, lòng bàn chân, bầm tím, tử... tạo điều kiện cho nhau xuất hiện [5], [11], [30] 10 1.2.2 Sinh lý bệnh của sốt Denge và sốt xuất huyết Dengue Có 2 thay đổi chính về mặt sinh lý bệnh: 1.2.2.1 Tăng tính thấm thành mạch Hình 1.4: Vai trò của bạch cầu đơn nhân to nhi m virus [5] Tăng tính thấm thanh mạch dẫn tới thoát huyết tương, làm giảm thể tích máu và gây sốc, SD/SXHD xuất hiện khi có hiện tượng thoát huyết tương vào khoang gian bào,... Sơ đồ truyền dịch trong SXH Dengue độ I và II [3] 1.4.3 Sốt xuất huyết Dengue có sốc độ III Các loại dung dịch: loại dung dịch tinh thể Ringerlactat, huyết thanh mặn ngọt đẳng trương (NaCl 0.9% và Glucose 5% theo tỷ lệ 1/1) Dung dịch keo Dextran 40, Haesteril, Plasma… Cách thức truyền: thay thế nhanh chóng lượng Plasma mất đi bằng dung dịch Ringerlactat hay huyết thanh mặn ngọt đẳng trương, truyền... ở bệnh nhân SXH Dengue có sự lắng động các IgG, IgM hoặc C3 ở đa số các tiểu cầu thận có sự liên quan tần xuất hoặc nồng độ các phức hợp miễn dịch trong giai đoạn sốc, hạ sốt với mức độ nặng nhẹ của bệnh Chắc chắn kháng nguyên của virus Dengue tăng trong máu và nhi m trùng tế bào tương ứng sẽ tăng lên ở nhi m trùng Dengue nặng 1.2.3 Giải phẫu bệnh lý Khi mổ tử thi những trường hợp tử vong vì SXH Dengue. .. thấy nhi u mức độ xuất huyết theo thứ tự, xuất huyết ở da và dưới da, niêm mạc 15 đường tiêu hóa, tim và gan, xuất huyết não và màng nhện hiếm gặp Tràn dịch màng phổi, màng bụng với lượng albumin cao, tràn dịch màng tim hiếm gặp Dưới kính hiển vi quang học không thấy sự thay đổi ở thành mạch, mao mạch tĩnh mạch nhỏ ở cơ quan tổn thương, thấy xuất huyết ngoài mao mạch do thoát quản và quanh mạch, xâm nhi m . ******* KIM SENG LONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG Chuyên ngành: NHI Mã số: 62.72.16 LUẬN VĂN. HÀ NỘI ******* KIM SENG LONG NGHIÊN CỨU DỊCH TỄ HỌC, LÂM SÀNG CẬN LÂM SÀNG SỐT DENGUE/ SỐT XUẤT HUYẾT DENGUE TẠI BỆNH VIỆN NHI TRUNG ƯƠNG LUẬN VĂN THẠC SỸ Hà Nội. bệnh lý: 14 1.3. Lâm sàng sốt Dengue /sốt xuất huyết Dengue: 16 1.3.1. Sốt Dengue 16 1.3.2. Dengue xuất huyết 17 1.3.2.1. Dengue xuất huyết không sốc: 18 1.3.2.2. Dengue xuất huyết có sốc: 20