Trường ĐH Lạc Hồng Khoa QTKT – Quốc Tế Lớp 10NT112 Nhóm 4 BÀI TIỂU LUẬN: SỬ DỤNG BIỂU ĐỒ XƯƠNG CÁ PHÂN TÍCH CÁC NGUYÊN NHÂN ĐỂ GIẢI QUYẾT MỘT HẬU QUẢ ĐỀ TÀI: BỆNH “TO ĐẦU” Ở THÀNH PHỐ (Tình trạng di dân từ nông thôn ra thành thị) Di dân luôn diễn ra trong suốt tiến trình của loại người và lịch sử hình thành - phát triển của thành phố cũng gắn liền với di dân, dưới nhiều hình thức. Trong xã hội cũ người ta di chuyển nhiều để tồn tại, dù trải qua nhiều hình thái kinh tế khác nhau, song di dân vẫn tồn tại và tiếp diễn theo thời gian và không gian. Di dân từ nông thôn ra thành thị ở những nước đang phát triển như Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, gây nên hiện tượng bệnh “to đầu” ở các thành phố nước ta hiện nay. I. Biểu đồ xương cá về nguyên nhân dẫn đến bệnh “to đầu” ở thành phố ( Được đính kèm) II. Phân tích nguyên nhân của bệnh “to đầu” ở thành phố Theo các tài liệu tìm được, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh “to đầu” ở thành phố là kinh tế và phi kinh tế ( giáo dục, y tế, xã hội….). Trong quá trình tổng hợp và phân tích tài liệu, nhóm chúng em quyết định đưa ra 6 nguyên nhân chính dẫn đến căn bệnh “to đầu” trên 1. Giáo dục Như chúng ta đã biết, hằng năm có hàng triệu học sinh- sinh viên từ các tỉnh thành đổ xô về thành phố để nhập học làm cho các thành phố lớn phải chịu thêm áp lực về dân số. Tại sao tình trạng này lại xảy ra? - Thứ nhất: Ở thành phố, cơ sở hạ tầng của ngành giáo dục phát triển, nhiều loại trường học từ mẫu giáo đến đại học được xây dựng ( trường công lập, tư thục, quốc tế, trường chuyên, trường năng khiếu, trung cấp, trường dạy nghề….) hình thành nhiều lựa chọn cho bản thân các học sinh sinh viên và quý phụ huynh. Bên cạnh đó, trụ sở các bộ- ban- ngành của hệ thống giáo dục luôn được đặt ở các thành phố lớn, đây là 1 tiêu chí đảm bảo cho chất lượng giáo dục ở thành thị luôn cao. Ngoài ra, trang thiết bị của các trường rất hiện đại nhờ vào điều kiện vật chất và nguồn vốn đầu tư - Thứ hai là về môi trường học tập. Ở thành phố, môi trường học tập tốt hơn nông thôn về nhiều mặt, trong đó có sự đa dạng về các loại học bổng như khuyến học, nghèo vượt khó, học bổng của các doanh nghiệp, du học toàn phần, du học bán phần… là yếu tố thu hút sự quan tâm của các học sinh-sinh viên và phụ huynh cũng như các nhà đầu tư, doanh nghiệp. Môi trường học tập ở thành phố luôn tạo điều kiện cho người học theo đuổi và trau dồi kiến thức hiện đại một cách nhanh chóng và có hệ thống mà ở nông thôn khó thực hiện được. - Thứ ba, chất lượng giáo dục luôn là yếu tố đi đầu quyết định sự chênh lệch giữa giáo dục ở thành thị và nông thôn. Ở thành thị, tỷ lệ phổ cập giáo dục cao, nhiều hình thức dạy và học tiên tiến được áp dụng, đội ngũ giáo viên - giảng viên - trợ giảng giàu kinh nghiệm, đồng thời, quy mô trường học hiện đại phù hợp với số lượng học sinh, sinh viên là những nguyên nhân khiến chất lượng giáo dục ở thành phố cao hơn ở nông thôn và cũng là lí do chính của việc lựa chọn sinh sống, học tập ở thành phố của các sinh viên, học sinh. 2. Kinh tế Kinh tế là nguyên nhân chính chủ yếu trong 6 nguyên nhân gây nên bệnh “to đầu” ở thành phố, trong đó có 2 nguyên do chính như sau: a) Lực đẩy ( Các nhân tố thúc đẩy việc di dân từ nông thôn ra thành thị) - Sản xuất ở nông thôn chưa phát triển, lao động lành nghề có số lượng rất ít vì không có điều kiện được đào tạo, trình độ khoa học kĩ thuật – công nghệ áp dụng trong sản xuất rất thấp do người dân không có vốn đầu tư, chưa hiểu biết nhiều về tầm quan trọng của việc áp dụng máy móc vào sản xuất và quy mô sản xuất thường là dạng hộ gia đình nên nhỏ, khó thao tác sử dụng máy móc trong công việc. - Việc làm ít: Ở nông thôn, các nghề chủ yếu là làm nông, làm vườn, thủ công, ít ngành nghề khác, nhất là nghề cần lao động tri thức, lao động có tay nghề cao vì nơi đây, công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển nên số lượng lao động tay chân rất nhiều, cùng với hiện tượng bị thu hẹp đất canh tác và đất nông nghiệp nên tình trạng thừa lao động tay chân xảy ra gây nhiều khó khăn cho kinh tế địa phương. Bên cạnh đó, do tính đặc thù của từng vùng nôn thôn ( như điều kiện khí hậu, đất đai, nghề truyền thống, phong tục…) và sự phát triển chậm của nền kinh tế nơi đây khiến cho khả năng tạo việc làm rất hạn chế. - Đất nước ta đang trên đà phát triển, các ngành công nghiệp – dịch vụ ngày càng có tỷ trọng cao trong nền kinh tế và cùng với đó là việc ra đời nhiều ngành nghề mới. Ý thức được điều đó, người dân luôn hướng về tìm kiếm việc làm phù hợp với khả năng của bản than và thỏa mãn mức thu nhập. Nhưng ở nông thôn, việc không đa dạng ngành nghề, công việc không phù hợp và thu nhập thấp khiến họ không hài lòng, đây là 1 trong những lí do thúc đẩy họ di cư vào các thành phố lớn. b) Lực hút ( Các nhân tố thu hút người dân nhập cư vào thành phố) - Cơ hội việc làm: Ờ thành phố, nơi có nền kinh tế phát triển thu hút nguồn vốn đầu tư lớn trong và ngoài nước, dẫn đến kết quả là nhiều khu công nghiệp, khu chế xuất, nhiều ngành nghề mới ra đời (sự đa dạng ngành nghề) cùng với việc gia tăng các loại hình dịch vụ và loại hình kinh doanh tạo nên nhiều việc làm mang tính ổn định, có thu nhập cao. Đồng thời, các trường dạy nghề được xây dựng với quy mô lớn và chất lượng ngày càng tốt giúp người lao động nâng cao tay nghề, đáp ứng nhanh yêu cầu công việc từ đó dễ kiếm được việc làm phù hợp. - Sản xuất phát triển ở các thành phố lớn do người lao động có tay nghề cao, là nơi thu hút nhiều nguồn vốn đầu tư trong nước và ngoài nước, khoa học kĩ thuật tiên tiến và trang thiết bị hiện đại luôn được áp dụng trong công việc… - Môi trường làm việc năng động: nền kinh tế nước ta được đánh giá là nền kinh tế trẻ, nên ngày càng có nhiều ngành nghề mới ra đời và các đối tượng lao động cũng đa dạng thêm. Bên cạnh đó, sự phát triển về công nghệ thông tin và truyền thông giúp người lao động có thêm nhiều lựa chọn về nơi làm việc ( làm việc trực tiếp tại văn phòng, làm việc trực tuyến tại gia,…) 3. Con người - Quan niệm: Người dân ta luôn quan niệm rằng muốn làm giàu nhanh chóng, cải thiện đời sống,tìm việc làm giúp tăng thêm thu nhập, có điều kiện học tập tốt thì phải lên thành phố; vì thành phố là nơi dễ đầu tư làm ăn, dễ tìm kiếm việc làm, mức lương cao, chất lượng giáo dục tốt vì vậy việc nhập cư vào thành phố để nâng cao chất lượng cuộc sống đã ăn sâu vào ý thức của người dân. - Lý do cá nhân: Khám chữa bệnh (vì nền y tế ở thành phố hiện đại và phát triển), du lịch (các thành phố lớn là những đầu mối giao thông quan trọng của cả nước), học tập ( chất lượng giảng dạy và học tập ở thành phố cao hơn nông thôn) là những nguyên do cá nhân của người dân khi di cư lên thành phố. - Trình độ lao động thấp: Người dân ở nông thôn không biết đến nhiều ngành nghề mới, được tiếp cận rất ít với máy móc hiện đại, không được đào tạo chuyên môn và tay nghề thấp dẫn đến trình độ lao động không cao, điều này đòi hỏi người lao động phải tìm tòi học hỏi thêm bằng cách di cư vào các thành phố lớn. 4. Dịch vụ - Cơ sở hạ tầng phát triển vì ở thành phố có nhiều loại hình, khu vui chơi giải trí, khu thương mại, nhà hàng – khách sạn, dịch vụ ăn uống, và hệ thống giao thông hiện đại - Y tế ở thành phố hiện đại vì phương tiện vận chuyển được đầu tư ( hệ thống xe cứu thương được tăng thêm về cả số lượng lẫn chất lượng), các loại hình bảo hiểm - dịch vụ bảo hiểm y tế được đáp ứng rộng rãi ( ở thành phố, tỷ lệ áp dụng bảo hiểm trong các thành phố ở bệnh viện cao hơn ở nông thôn vì ở thành phố có nhiều bệnh viện ở nhiều địa điểm). Ở thành phố là nơi tập trung đông dân cư và các bệnh viện tuyến trên, cùng với sự mở rộng của bệnh viện tư nên các thiết bị y tế được trang bị tương đối hoàn chỉnh và hiện đại. Cùng với đó, đội ngũ y bác sĩ tay nghề cao cũng là nguyên do của sự di cư lên thành phố. - Truyền thông phát triển: Thành phố là nơi tập trung nhiều đài truyền hình, sân khấu biểu diễn, các tòa báo, tạp chí nên truyền thông được đầu tư cao. - Kinh tế phát triển kéo theo nhiều loại hình tài chính phát triển như ngân hàng, bảo hiểm, tín dụng, chứng khoán, các loại hình đầu tư đa dạng ( trái phiếu, cổ phiếu, đầu tư ngắn hạn, đầu tư dài hạn ) 5. Xã hội - Tình trạng thừa thầy thiếu thợ ngày càng gia tăng do ở thành phố, lực lượng lao động trí thức quá đông còn lao đông tay chân lại ít, cùng sự chênh lệch không thu nhập giữa các ngành nghề (thường thì những ngành tuyển dụng lao động trí thức có mức lương cao và ổn định hơn lao động tay chân). - Ở thành phố, chất lượng cuộc sống được nâng cao vì người dân có thu nhập cao, có nhiều cơ hội làm việc, học tập ở môi trường hiện đại, có điều kiện vui chơi giải trí… - Đời sống tinh thần được cải thiện vì ở thành phố, các hoạt động văn hóa nghệ thuật thường xuyên diễn ra và ngày càng phổ biến rộng rãi, nhiều tổ chức từ thiện, tình nguyện đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ cuộc sống của những người có hoàn cảnh khó khăn, nhiều tổ chức- hiệp hội bảo vệ quyền con người giúp đỡ trẻ em lang thang cơ nhỡ, người vô gia cư… 6. Chính sách của nhà nước - Chính sách bảo vệ quyền con người được chú trọng: Nhà Nước đưa ra những chính sách trợ cấp cho người có công, lương hưu, chính sách an sinh xã hội, bình đẳng giới nhằm bảo vệ con người và thực thi pháp luật nghiêm ngặt để ngăn ngừa tội phạm, bảo vệ người dân. Điều này khó lực hiện ở nông thôn vì lực lượng cán bộ địa phương mỏng, ngân sách eo hẹp - Chính sách phát triển kinh tế: Cân đối các nguồn lực, tăng cường hợp tác Quốc Tế, đầu tư hỗ trợ sản xuất là những chính sách được Nhà Nước đẩy mạnh ở thành phố vì ở thành phố, cơ sở vật chất cùng hệ thống giao thông rất phát triển. - Gia tăng đầu tư: Nhà Nước chú trọng gia tăng đầu tư ngân sách, dịch vụ, các ngành kinh tế - dịch vụ ở các thành phố lớn hơn vì đây là những vùng kinh tế trọng điểm của cả nước. - Chú trọng chính sách đảm bảo sức khỏe, tinh thần con người: ở thành phố, việc vệ sinh nơi công cộng, nơi ở, tăng tỷ lệ phổ cập giáo dục, mở rộng đối tượng bảo hiểm xã hội cao hơn rất nhiều so với ở nông thôn. => Trên đây là những nguyên nhân chính gây nên bệnh “to đầu” ở thành phố, vậy muốn giải quyết căn bệnh này, các nhà chức trách và mỗi người dân nên làm gì? III. Giải pháp 1. Số liệu về việc di dân ở nước ta qua các năm SỐ LIỆU THỐNG KÊ DÂN SỐ HÀ NỘI QUA CÁC NĂM Năm 2001 2002 2003 2004 2005 2006 2007 2008 2009 2010 Tỷ lệ tăng dân số cơ học % 0.59 0.66 0.68 0.73 0.81 1.08 1.36 1.31 1.43 1.55 Số người 16,985 19,570 20,76 8 22,96 4 26,24 5 35,218 46,24 0 44,54 0 48,62 0 52,588 Nguồn: Tổng cục thống kê Từ bảng số liệu ta có thể thấy, quy mô và tốc độ của lượng người di dân vào Hà Nội qua các năm ngày càng tăng, chẳng hạn năm 2001 số người di cư vào Hà Nội là 16,985 người thì đến năm 2007 là 46,240 người và con số đó đã là 52,588 người vào năm 2010. Như vậy, xu thế chung trong những năm tới là số lượng người lao động ngoại tỉnh vào Hà Nội vẫn tăng lên một cách nhanh chóng. Bảng : Tỷ suất nhập cư, tỷ suất di cư và tỷ suất di cư thuần theo khu vực theo số liệu mẫu điều tra của Tổng điều tra dân số năm 1999, 2009 Vùng Tỷ suất nhập cư * Tỷ suất di cư ** Tỷ suất di cư thuần*** 1999 2009 1999 2009 1999 2009 Đông Bắc 16,15 15,9 27,53 33,5 - 11,38 -17,5 Tây Bắc 13,24 14,57 - 1,32 ĐB Sông Hồng 23,28 35,0 32,61 36,7 - 9,33 - 1,7 Duyên hải Miền Trung phía Bắc 8,61 16,0 31,97 50,6 - 23,36 - 34,6 Duyên hải miền Trung phía Nam 17,02 29,74 - 12,71 Tây Nguyên 86,24 43,3 16,22 32,1 70,02 11,2 Đông Nam 68,33 135,4 26,80 27,7 41,53 107,7 Đồng bằng Sông Mêkông 14,71 16,3 24,59 56,7 - 9,88 - 40,4 * Tỷ suất nhập cư là tỷ số giữa số người nhập cư trên tống số dân địa phương (nghìn) ** Tỷ suất di cư là tỷ số giữa người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) *** Tỷ suất di cư thuần là tổng số người nhập cư trừ đi tổng số người di cư trên tổng số dân địa phương (nghìn) Nguồn: Cu, Chi Loi (2000), di cư nông thôn – thành thị Việt Nam Tóm lại, động cơ di cư phần lớn (70%) những người di cư trong nước là vì lí do kinh tế, bao gồm cả di cư tìm việc làm và cải thiện điều kiện sống[16]. Tuy nhiên, cũng cần chú ý rằng động cơ di cư của cá nhân và hộ gia đình không mang tính một chiều mà lồng ghép với nhiều yếu tố khác. Tiêu chí động cơ kinh tế có thể xác định yếu tố cụ thể, chẳng hạn tăng thu nhập với vai trò là một chiến lược đối phó, nhằm tăng khả năng an ninh kinh tế hoặc tích lũy những gì thực sự cần thiết[17]. Điều này có thể thấy rằng quỹ đạo kinh tế trong tương lai sẽ có những tác động tương tự đến mô hình di cư trong nước. 2. Giải pháp - Thứ nhất, là nhóm giải pháp nhằm phát huy những ảnh hưởng tích cực của di dân ngoại tỉnh vào các thành phố. Vấn đề này cần đặt ra một cách cơ bản và là trách nhiệm của cả các cấp chính quyền trung ương và địa phương, bao gồm những vấn đề sau: + Cần phải có chiến lược quy hoạch mở rộng các thành phố , phát triển các khu đô thị vệ tinh, thông qua đó để giảm áp lực cho sự gia tăng dân số quá mức ở khu vực nội thành, đồng thời tạo thế phát triển về kinh tế và xã hội cho các thành phố trong tương lai. + Chủ động thu hút và quản lý luồng di dân vào các ngành nghề phù hợp. Di dân ngoại tỉnh vào các đô thị lớn là một xu hướng tất yếu trong quá trình phát triển của đất nước. Do vậy cần có những biện pháp chủ động nhằm tổ chức thu hút lực lượng lao động theo nhu cầu của thị trường thay vì hạn chế bằng các rào cản hành chính. Bên cạnh khu vực công nghiệp hiện đại, thì các hoạt động dịch vụ đời sống như các công việc nội trợ, chăm sóc trẻ em, vận tải nhỏ, buôn bán nhỏ… là các hoạt động mang tính truyền thống. Do vậy, một trong những giải pháp vừa mang tính chất cấp bách, vừa mang tính chất lâu dài là phải hình thành và phát triển các loại hình dịch vụ để đáp ứng các nhu cầu kể trên. Việc phát triển các loại hình dịch vụ có tổ chức thông qua các trung tâm giới thiệu việc làm, các trung tâm tư vấn, các trung tâm môi giới việc làm, các loại hình doanh nghiệp… sẽ tạo điều kiện thu hút và quản lý có hiệu quả hơn tình trạng di dân ngoại tỉnh về các thành phố, tránh được tình trạng tự phát như hiện nay. + Hoàn thiện chính sách quản lý nhân khẩu, hộ khẩu - Thứ hai, là nhóm giải pháp nhằm hạn chế những mặt tiêu cực của tình trạng di dân ngoại tỉnh vào các thành phố. Ở đây có thể nêu lên những giải pháp cụ thể sau: + Cần phải có quy hoạch nơi ở và nơi giao dịch việc làm cho người di dân theo mùa vụ. Đối với người di cư mùa vụ làm việc ở các thành phố thì vấn đề thông tin việc làm đóng một vai trò quan trọng. Tuy nhiên vấn đề nhà ở là một vấn đê khó khăn đối với họ. Do vậy, việc hỗ trợ về chỗ ở cho người di cư, ví dụ như: dịch vụ cho thuê phòng trọ giá rẻ, quy hoạch khu trọ cho người di dân và nơi giao dịch việc làm là một việc làm thiết thực cho người di dân, đồng thời đem lại hiệu quả tốt hơn cho nhà quản lý. + Xây dựng và thực hiện các chính sách xã hội. Việc xây dựng các chính sách xã hội và đưa chúng vào thực tế đối với người lao động đang là một yêu cầu thiết yếu hiện nay. Các chính sách đó bao gồm một loạt các vấn đề như: hỗ trợ việc làm, trợ cấp thất nghiệp, xóa đói giảm nghèo, bảo hiểm y tế… Việc thực hiện các chính sách này cũng rất cần thiết đối với người di dân tự do, nó giúp cho người lao động có điều kiện thực hiện các quyền cơ bản của công dân, tạo điều kiện cho họ tham gia tốt hơn vào thị trường lao động. + Giáo dục, tuyên truyền nhằm nâng cao ý thức cộng đồng, xây dựng nếp sống văn minh đô thị cho người di cư. Một vấn đề bức xúc trong hoạt động của người dân di cư theo mùa vụ là ý thức cộng đồng cũng như những hành động tự phát của họ làm mất mỹ quan đô thị còn kém. Vì vậy, cần phải có các chương trình tuyên truyền nếp sống văn minh thông qua các phương tiện thông tin đại chúng. Bên cạnh đó cũng cần có những chế tài, những hình thức xử phạt hành chính để nhắc nhở họ, qua đó để xây dựng nếp sống văn minh đô thị ngày một tốt hơn. + Thành lập các trung tâm hỗ trợ việc làm cho người di dân. Đây là một giải pháp nhằm tạo điều kiện giúp người di dân tìm kiếm việc làm, đồng thời nhằm tăng cường quản lý người di dân vào làm việc tại các thành phố. Đây có thể là những tổ chức tư vẫn về việc làm nhằm hướng họ vào những ngành nghề phù hợp với năng lực của họ. Đồng thời, từng bước hình thành nên thị trường lao động có thể quản lý được, giúp cho nhà quản lý thực hiện tốt chức năng của mình. Tóm lại, tình trạng di dân các tỉnh ngoại thành vào các thành phố là một tất yếu khách quan. Phân tích thực trạng này chúng ta không chỉ thấy được nguyên nhân cơ bản của nó, những vấn đề cấp bách về mặt kinh tế xã hội mà vấn đề này đang đặt ra. Qua đó, chúng ta cần có những giải pháp hữu hiệu nhằm quản lý tình trạng trên để đảm bảo các thành phố phát triển một cách bền vững Danh sách nhóm 4 Họ và tên MSSV 1. Dương Thị Thùy Trang 310000437 2. Vũ Thị Thanh Xuân 110001636 3. Nguyễn Hoàng Thụy 110000498 4. Hàn Thùy Trang 110001334 5. Phạm Ngọc Yến Nhi 110002535 6. Diệp Thị Hiền 110000551 7. Nguyễn Văn Nhân 110001273 . đến bệnh to đầu ở thành phố ( Được đính kèm) II. Phân tích nguyên nhân của bệnh to đầu ở thành phố Theo các tài liệu tìm được, có 2 nguyên nhân chính dẫn đến bệnh to đầu ở thành phố là kinh. thành thị ở những nước đang phát triển như Việt Nam đang diễn ra mạnh mẽ, gây nên hiện tượng bệnh to đầu ở các thành phố nước ta hiện nay. I. Biểu đồ xương cá về nguyên nhân dẫn đến bệnh to. ( ở thành phố, tỷ lệ áp dụng bảo hiểm trong các thành phố ở bệnh viện cao hơn ở nông thôn vì ở thành phố có nhiều bệnh viện ở nhiều địa điểm). Ở thành phố là nơi tập trung đông dân cư và các bệnh