Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống
1
/ 28 trang
THÔNG TIN TÀI LIỆU
Thông tin cơ bản
Định dạng
Số trang
28
Dung lượng
641,43 KB
Nội dung
1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG KHOA KINH TẾ TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TS. ĐỖ THỊ THANH VINH 2 2011 3 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG I/ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ 1. Khái niệm Định mức lao động là lượng lao động sống cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) theo tiêu chuẩn, chất lượng qui định, trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Định mức lao động được biểu hiện dưới các hình thức: - Định mức thời gian là lượng thời gian cần thiết để sản xuất một đơn vị sản phẩm (hoặc hoàn thành một khối lượng công việc) theo đúng tiêu chuẩn chất lượng qui định, trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Đơn vị tính định mức thời gian là: phút (giờ, ngày công) / sản phẩm (công việc). - Định mức sản lượng là số lượng sản phẩm (hoặc công việc) phải hoàn thành trong một đơn vị thời gian theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng quy định, trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Đơn vị tính định mức sản lượng là: cái, chiếc / giờ (công): m 2 (m 3 ) / giờ (công). - Định mức phục vụ là số lượng máy móc, thiết bị, diện tích sản xuất…qui định phục vụ trong một đơn vị thời gian theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng qui định, trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Đơn vị tính định mức phục vụ là: chiếc (m 2 …) người. - Định mức quản lý là số lượng công nhân viên mà một cán bộ lãnh đạo, quản lý hoặc kỹ thuật phải phụ trách. Đơn vị tính định mức quản lý là: người / một cán bộ quản lý. - Định mức lao động tổng hợp là lượng lao động sống của những người lao động tham gia để sản xuất một đơn vị sản phẩm (lao động chính, lao động phụ trợ, lao động quản lý) theo đúng tiêu chuẩn, chất lượng qui định, trong những điều kiện cụ thể của kỳ kế hoạch. Thông thường, đơn vị tính định mức lao động tổng hợp là: giờ (công) / đơn vị sản phẩm. 2. Vai trò của công tác định mức lao động Công tác định mức lao động đóng vai trò hết sức to lớn trong công tác quản lý lao động trong các doanh nghiệp. Có thể nói, định mức là thước đo không thể thiếu của mọi hoạt động kinh tế của con người. Thông qua định mức lao động, doanh nghiệp có thể xác định được cụ thể nhu cầu số lượng lao động trong kỳ kế hoạch từ đó mà có kế hoạch bố trí lao động một cách hợp lý và khoa học. Định mức lao động sẽ được dùng trong việc tính toán tỷ mỷ và chính xác các hao phí đầu vào, là cơ sở chi việc hạch toán chi phí sản xuất của doanh nghiệp, theo đó nhà quản lý có thể 4 chấp nhận hoặc từ chối đơn đặt hàng. Định mức lao động là yêu cầu bắt buộc đối với hình thức trả lương theo sản phẩm, trả lương khoán. II/ PHƯƠNG PHÁP ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG Chất lượng của các mức lao động (nghĩa là trinh độ có căn cứ của mức lao động) phụ thuộc rất lớn vào phương pháp định mức lao động được sử dụng. Có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau tuỳ thuộc vào đặc điểm điều kiện sản xuất kinh doanh; vào yêu cầu và trình độ quản lý kinh tế; vào thời gian; vào chất lượng cán bộ và các tài liệu ban đầu hiện có của các ngành, các cấp. Có 2 phương pháp định mức lao động chủ yếu: 1. Phương pháp tổng hợp Là phương pháp xây dựng mức không dựa trên cơ sở nghiên cứu các bộ ngành của công việc, không nghiên cứu kỹ kết cấu thời gian hao phí, điều kiện kinh tế kỹ thuật, những kinh nghiệm sản xuất tiên tiến mà xác định thời gian hao phí nói chung theo thống kê – kinh nghiệm. Thuộc loại này có các phương pháp sau: a) Phương pháp thống kê Là phương pháp xây dựng mức dựa vào các tài liệu thu thập về thời gian hao phí (hoặc sản lượng thực tế) để hoàn thành bước công việc ở các thời kỳ trước. Thường người ta lấy mức theo giá trung bình. b) Phương pháp kinh nghiệm Là phương pháp xây dựng mức dựa vào kinh nghiệm của đốc công, của các nhân viên kỹ thuật. c) Phương pháp dân chủ bình nghi Là phương pháp xây dựng mức bằng cách dự tính mức thống kê kinh nghiệm chủ quan của cán bộ định mức rồi đưa ra hội nghị công nhân để thảo luận, bình nghị, quyết định. Ưu điểm của các phương pháp trên là dễ tính, nhanh, tốn ít công sức. Nhược điểm của chúng là thiếu chính xác; không phản ảnh được khả năng và yêu cầu hoàn thiện những điều kiện tổ chức kỹ thuật trong sản xuất; không tính đến kinh nghiệm sản xuất không tiên tiến. Do đó, việc sử dụng rộng rãi các mức thống kê kinh nghiệm dẫn đến tính toán sai lệch các chỉ tiêu sản xuất quan trọng như: lượng lao động; vi phạm các quan hệ tỉ lệ cần thiết giữa số lượng công nhân cho từng bước công việc, theo từng nhóm có trình độ lành nghề khác nhau; cản trở việc tổ chức lao động… 2. Phương pháp phân tích Là phương pháp xây dựng mức trên dựa trên việc phân chia và nghiên cứu tỉ mỉ các yếu tố cấu thành nên bước công việc có ảnh hưởng đến thời gian tiêu chuẩn để hoàn thành mỗi yếu tố. 5 Thuộc loại này có các phương pháp: a) Phương pháp phân tích tính toán: Là phương pháp xây dựng mức dựa trên các bảng chứng từ kỹ thuật, bảng tiêu chuẩn. Phương pháp này được thực hiện theo tiến trình sau: - Phân tích và nghiên cứu kết cấu bước công việc, xác định các nhân tố ảnh hưởng đến thời gian hoàn thành các bộ phận bước công việc. - Dự kiến điều kiện tổ chức kỹ thuật hợp lý, nội dung và trình tự thực hiện các bộ phận bước công việc. - Dựa vào các bảng tiêu chuẩn, xác định thời gian hoàn thành từng bộ phận bước công việc. - Xây dựng mức thời gian. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tốn ít công sức, tương đối chính xác. a) Phương pháp phân tích khảo sát: Phương pháp nghiên cứu tài liệu khảo sát qua bấm giờ và chụp ảnh để phát hiện thời gian lãng phí từ đó xác định kết cấu thời gian hao phí trong ca, hoàn thiện nội dung và trình tự thực hiện bước công việc từ đó xây dựng các mức. Phướng pháp này dựa vào tài liệu khảo sát trực tiếp, có đúc kết các kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Ưu điểm của phương pháp này là độ chính xác cao. Nhược điểm của nó là phức tạp, tốn nhiều công sức và thời gian, lai đòi hỏi trình độ nghiệp vụ cao của nhân viên định mức. a) Phương pháp phân tích so sánh điển hình: Là phương pháp xây dựng mức bằng cách so sánh với các mức của bước công việc điển hình. Nó được áp dụng thích hợp trong điều kiện sản xuất đơn chiếc. Phương pháp này được thực hiện theo trình tự sau: - Phân tích công việc theo những đặc trưng nhất định và chia ra từng nhóm, mỗi nhóm chọn một số bước công việc tiêu biểu điển hình của nhóm đó. - Xây dựng qui trình công nghệ hợp lý cho các bước công việc điển hình và xem đây là qui trình công nghệ cho cả nhóm. - Áp dụng phương pháp tính toán và phân tích khảo sát để xây dựng mức cho các bước công việc điển hình đó. - Dùng hệ số điều chỉnh để tính mức cho các bước công việc khác. Ưu điểm của phương pháp này là nhanh, tốn ít công sức. Nhược điểm của nó là độ chính xác chưa cao vì sử dụng hệ số điều chỉnh để tính mức. III/ KẾT CẤU MỨC THỜI GIAN CÓ CĂN CỨ KỸ THUẬT A. Kết cấu hao phí thời gian lao động trong ca 6 Thời gian lao động là thời gian mà người công nhân dùng để hoàn thành một khối lượng công việc nào đó. Độ dài của thời gian lao động được qui định theo chế độ chung. Thời gian lao động bao gồm: - Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất - Thời gian lãng phí 1. Thời gian cần thiết để hoàn thành nhiệm vụ sản xuất Là thời gian tiêu hao có ích để hoàn thành nhiệm vụ được giao, bao gồm: a) Thời gian chuẩn kết (T ck ) Là thời gian mà người công nhân dùng để chuẩn bị nơi làm việc, các phương tiện cá nhân cũng như hoàn thành công việc trước khi kết thúc ca. Nó bao gồm: - Thời gian nhận nhiệm vụ, bảng vẽ, nhận nguyên vật liệu. - Thời gian tìm hiểu nhiệm vụ sản xuất, bảng vẽ, chứng từ kỹ thuật… - Thời gian kiểm tra nguyên vật liệu, dụng cụ, điều chỉnh thiết bị đầu ca. - Thời gian tháo lắp dụng cụ, đồ gá lúc đầu và cuối ca. - Thời gian giao thành phẩm, dụng cụ, đồ gá, nguyên vật liệu còn lại… Thời gian này chỉ hao phí một lần cho cả ca hoặc cả loạt sản phẩm, không phụ thuộc vào số lượng sản phẩm mà phụ thuộc vào số loại sản phẩm, vào hình thức tổ chức sản xuất, vào đặc điểm thiết bị và công nghệ sản xuất, vào loại hình sản xuất… b) Thời gian tác nghiệp (T tn ) Là thời gian hao phí để hoàn thành trực tiếp các bước công việc sản xuất được lặp đi lặp lại qua từng sản phẩm. Thời gian tác nghiệp được chia ra: thời gian chính và thời gian phụ. Thời gian chính (T c ) là thời gian tác động lên đối tượng sản xuất và làm thay đổi đối tượng về hình dáng, trạng thái, vị trí, thành phần, chất lượng… Th ờ i gian lao đ ộ ng Th ờ i gian c ầ n thi ế t Th ờ i gian lãng phí T/gian chu ẩ n k ế t T/ gian tác nghi ệ p T/ gian ph ụ c v ụ T/ gian ngh ỉ ngơi T/ gian lãng phí trông th ấ y T/ gian lãng phí 7 Thời gian phụ (T p ) là thời gian công nhân làm các động tác, thao tác phụ cần thiết để hòan thành công việc chính. Ví dụ: - Thời gian tháo lắp vật gia công trên máy, kiểm tra, đóng, mở máy. - Thời gian cầm con tôm lên thả con tôm xuống khi xử lý… c) Thời gian phục vụ nơi làm việc (T pv ) Là thời gian hao phí để phụ vụ công cụ, máy móc thiết bị và vệ sinh nơi làm việc. Nó được chia ra: thời gian phục vụ tổ chức và thời gian phục vụ kỹ thuật. Thời gian phục vụ kỹ thuật (T pvkt ) là thời gian tiêu hao theo yêu cầu kỹ thuật của công cụ lao động. Ví dụ: - Thời gian điều chỉnh thiết bị trong quá trình làm việc - Thời gian thay dụng cụ, điều chỉnh lại công cụ, mài dao, dọn phoi. - Thời gian xem lại bảng vẽ trong quá trình làm việc. Thời gian phục vụ tổ chức (T pvtc ) là thời gian tiêu hao do chế độ, nội qui qui định. Ví dụ: - Thời gian giao nhận ca làm việc. - Thời gian kiểm tra thử máy, lâu chùi, chi dầu mỡ vào máy. - Thời gian thu dọn công cụ, quét dọn nơi làm việc, d) Thời gian nghỉ ngơi cần thiết (T nn ) Là thời gian nghỉ cần thiết để duy trì khả năng lao động bình thường của công nhân trong suốt thời gian làm việc. Ví dụ: - Thời gian nghỉ giải lao, đại tiểu tiện, uống nước, tập thể dục… 2. Thời gian lãng phí Là tất cả các loại thời gian tiêu hao vô ích trong quá trình làm việc, bao gồm: a) Thời gian lãng phí trông thấy: bao gồm: Thời gian lãng phí công nhân (T lpcn ) công nhân tự ý gây ra như hút thuốc, nói chuyện riêng, tai nạn lao động… Thời gian lãng phí do tổ chức kỹ thuật (T tckt ) ngừng việc vì thiếu nhiên liệu, thiếu điện, thiếu các tài liệu cần thiết…Đôi khi còn do tính chất của qui trình sản xuất qui định như thời gian chờ đợi lẫn nhau do trình tự thực hiện công việc riêng biệt qui định. Thời gian lãng phí không sản xuất (T lpksx ) như thời gian sản xuất ra phế phẩm. b) Thời gian lãng phí không trông thấy: Bao gồm các loại thời gian lãng phí chứa đựng trong quá trình làm việc do trình độ thành thạo thấp, công nhân thực hiện các thao tác thừa; hoặc do chế độ làm việc của máy móc lạc hậu chưa tận dụng hết công xuất của máy móc thiết bị, tổ chức nơi làm việc chưa hợp lý… 8 B. Kết cấu mức thời gian có căn cứ kỹ thuật Khi định mức lao động, người ta chỉ tính những hao phí thời gian có ích, loai trừ các loại thời gian lãng phí. Đối với loại hình sản xuất hàng khối, hàng loại lớn: Số lượng sản phẩm quá lớn nên M tck = T ck / n quá nhỏ, có thể bỏ qua. Ta có: Trong đó: a pv là % thời gian phục vụ so với thời gian tác nghiệp. a nn là % thời gian nghỉ ngơi so với thời gian tác nghiệp. Đối với loại hình sản xuất hàng loạt nhỏ, đơn chiếc: Trong đó: K ck là hệ số thời gian chuẩn kết. Mức sản lượng ca được tính: Thông thường, ở cơ sở sản xuất, mức thời gian đựợc tính cho từng đơn vị sản phẩm còn gọi là định mức tổng hợp cho đơn vị sản phẩm. Như vây, nó tổng hao phí lao động của tất cả các nhân viên được qui định để sản xuất ra một đơn vị sản phẩm trong những điều kiện tổ chức kỹ thuật xác định. Công thức chung là: tnntpvtckttnT MMMMM tnntpvttnT MMMM ) 100 1( nnpv ttn aa M tnntpvttntckT MMMMM ck nnpv ttn nnpvck tnn K aa M aaa M ) 100 1() 100 1( ttn nnpvckca T ca s M TTTT M T M )( qlpvcnT MMMM 9 Trong đó: - M cn là mức công nghệ chính. Nếu doanh nghiệp đã có mức cho từng nguyên công thì cần theo qui trình công nghệ để cộng tất cả các mức nguyên công lại. - M pv là mức thời gian phụ trợ. Việc tính mức này gặp nhiều khó khăn nếu doanh nghiệp sản xuất nhiều loại sản phẩm, công nhân phụ trợ phải phục vụ cho đồng thời nhiều loại mặt hàng. Khi đó, phải phân bổ thích hợp công phục vụ cho từng loại mặt hàng. - M pl là mức lao động quản lý. c. Một số yêu cầu về định mức lao động - Mức lao động phải được tính từ các nguyên công (bước công việc) nên các mức nguyên công phải là các mức hợp lý. - Chỉ tính những hao phí lao động từ bản thân doanh nghiệp, không tính các lao động do thuê hoặc mua của bên ngoài. - Ở từng bước công việc phải xác định theo đúng mức độ phức tạp công việc phù hợp với tiêu chuẩn cấp bậc kỹ thuật, không tính theo cấp bậc công nhân thực tế đang làm việc đó. - Hiện nay, do tình hình sản xuất chưa ổn định nên trong quá trình tính toán mức cho đơn vị sản phẩm, cho phép sử dụng một hệ số bổ sung bên cạnh mức để bù vào những mất mát không do lỗi của doanh nghiệp gây ra, coi đó là phần không ổn định của mức. Khi xác định hệ số này, cần lưu ý rằng mất mát ở khâu nào thì chỉ tính ở khâu ấy. Trị số của hệ số này được xác định cần căn cứ vào số liệu thống kê những mất mát thường xảy ra trong một số năm gần nhất, đồng thời căn cứ vào những dự báo về những điều kiện kỹ thuật mới trong kỳ kế hoạch. - Trong quá trình sản xuất sản phẩm, có những trường hợp không tránh khỏi hàng hỏng do tính chất công nghệ thì trong mức nguyên công đựợc tính bổ sung hệ số hàng hỏng cho phép, mức cao nhất của hệ số này chỉ đựơc tính bằng tỷ lệ hàng hỏng cho phép. IV/ ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG THEO PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH KHẢO SÁT Có hai phương pháp khảo sát: - Chụp ảnh - Bấm giờ A. CHỤP ẢNH Là phương pháp nguyên cứu tình hình sử dụng thơi gian làm việc thực tế của công nhân trong một khoảng thời gian nhất định. Mục đích của phương pháp này là: - Phân tích tình hình sử dụng thời gian làm việc, phát hiện các loại thời gian lãng phí, tìm nguyên nhân phát sinh của chúng và đề ra các biện pháp loại bỏ hoặc khắc phục chúng. - Lấy tài liệu xây dựng mức và tiêu chuẩn. - Lấy tài liệu để cải tiến tổ chức sản xuất và tổ chức lao động. - Nghiên cứu và phổ biến kinh nghiệm sản xuất tiên tiến. Tùy theo đối tượng nghiên cứu, người ta chia ra 5 phương pháp chụp ảnh: 10 Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc. Chụp ảnh tổ (nhóm) ngày làm việc. Chụp ảnh bằng đồ thị. Chụp ảnh theo thời điểm. Tự chụp ảnh. 1. Chụp ảnh cá nhân ngày làm việc Trình tự chụp ảnh như sau: a) Bước I: Chuẩn bị khảo sát - Xác định mục đích khảo sát. Nhân viên định mức cần ghi vào phiếu chụp ảnh: Tên công nhân, nghề nghiệp, cấp bậc, thâm niên, khả năng làm việc. Tên công việc Đặc điểm của thiết bị. Việc tổ chức và phục vụ nơi làm việc (địa điểm nơi làm việc, chế độ giao nhận việc, chế độ cung cấp vật liệu dụng cụ, tổ chức và điều chỉnh máy, chế độ bảo dưỡng máy…). - Chọn đối tượng khảo sát và chuẩn bị tư tưởng cho họ. Tuỳ theo mục đích chụp ảnh mà lựa chọn đối tượng chụp ảnh cho phù hợp. Nếu mục đích chụp ảnh là xây dựng mức thì chọn công nhân tiên tiến làm đối tượng. Công nhân là đối tượng quan sát phải tự nguyện để nhân viên định mức quan sát tìm hiểu, lao động một cách tự nhiên, không có các thao tác biểu diễn làm sai lệch kết quả nghiên cứu. Muốn vậy, phải giải thích rõ cho họ biết ích lợi của việc chụp ảnh. b) Bước II: Tiến hành khảo sát Phiếu chụp ảnh được trình bày thành 8 cột: Cột 1: Ghi thứ tự các loại thời gian hao phí trong ca. Cột 2: Ghi toàn bộ các hoạt động của công nhân trong ca. Cột 3: Ghi thời điểm kết thúc của mỗi công việc. Cột 4: Ghi độ dài hoàn thành của mỗi công việc. Cột 5: Ghi các hoạt động của công nhân tiến hành đồng thời với thời gian máy chạy. Cột 6: Ghi số sản phẩm làm ra trong mỗi thời gian tác nghiệp của công nhân. Cột 7: Ghi ký hiệu các loại thời gian hao phí. Cột 8: Ghi những điều cần ghi chú sau khi quan sát để tiện cho việc phân tích sau này. Ví dụ: Phiếu chụp ảnh ngày làm việc của một công nhân tiện. [...]... nhỏ Xác định thời hạn trung bình tiên tiến hoàn thành yếu tố bước công việc Đây chính là mức thời gian tác nghiệp hoàn thành yếu tố bước công việc d) Bước 4: Kết luận Sau khi so sánh và phân tích các tài liệu khảo sát toàn nhóm công nhân, cần qui định những thao tác hợp lý và những điều kiện hoàn thành bước công việc tốt nhất Từ đó đề ra các biện pháp tổ chức kỹ thuật cần thiết nhằm giảm các thời... xác định mức thời gian cho bước công việc bao gói, biết rằng thời gian nghỉ ngơi và thời gian phục vụ chiếm 5% và 7% thời gian ca công tác, hệ số thời gian chuẩn kết là 1,1 5 Xác định số công nhân ở một phân xưởng may gia công áo sơ mi với quy trình công nghệ 6 bước công việc nêu ở bảng sau: Chú thích: Biết số sản phẩm định mức cho cả ca trên dây chuyền là 223 sản phẩm Thời gian tổn thất trong ca do tổ. .. thời gian phục vụ được qui định trên cơ sở phân tích tình hình thực tế và có các biện pháp kinh tế kỹ thuật bảo đảm Phải tìm cách nâng cao tỷ trong thời gian tác nghiệp trong ca Bảng tổng hợp thời gian công tác hao phí Loại thời gian hao phí Ký hiệu Hao phí thời gian (phút) Tỷ trọng (%) Thời gian chuẩn kết Tck 27 5,63 Thời gian tác nghiệp Ttn 363 75,62 Thời gian phục vụ tổ chức Tpvtc 5 1,04 Thời gian... Hãy xác địnhh mức sản lượng ca công tác, trên cơ sở đó tính toán mức tăng năng suất lao động sau khi áp dụng các biện pháp Chú thích: Công thức tính định mức thời gian gia công chính là: Tc L h x n s t 8 Phân tích tài liệu khảo sát dưới đây để xây dựng phương trình đường tiêu chuẩn thời gian hao phí khi nhận nhiệm vụ đầu ca của công nhân Biêt rằng thời gian này phụ thuộc chủ yếu vào khoảng cách L... nghị sản xuất của phân xưởng để thảo luận, tìm cách khắc phục các hiện tượng lãng phí thời gian của mình Ưu điểm: - Tạo điều kiện cho công nhân tham gia vào công tác định mức lao động, từ đó có ý thức tự hoàn thiện phương pháp lao động của mình nhằm hạn chế hiện tượng lãng phí thời gian - Có thể tiến hành khảo sát cho nhiều công nhân cùng một lúc Nhược: - Công nhân vừa khảo sát vừa ghi chép nên không... sẽ lần lượt ghi chép các hao phí thời gian bằng ký hiệu của công nhân trong tổ trong thời gian đã được qui định cho đến hết ca làm việc Ký hiệu thời gian hao phí được quy theo từng nhóm điển hình Vì vậy trước lúc quan sát, nhân viên định mức phải thuộc các ký hiệu để ghi chép nhanh và không nhầm lẫn Ví dụ: Phiếu chụp ảnh một tổ gồm 4 công nhân Thời gian hiện tại Giờ phút 7 Tên công nhân A B 00 14 C... pháp tổ chức kỹ thuật cần thiết nhằm giảm các thời gian lãng phí (hoàn thiện phương pháp lao động, cải tiến tổ chức và phục vụ nơi làm việc,…) Ngoài ra, còn có thể dựa vào số liệu bấm giờ để sửa đổi bảng tiêu chuẩn và mức lao động phù hợp với các điều kiện tổ chức kỹ thuật Chú ý: Trong trường hợp thời hạn của bước công việc quá nhỏ, việc bấm giời theo thời gian hiện tại gặp nhiều khó khăn Người ta thường... các bước - Chỉ nghiên cứu các động tác, thao tác được công việc không cần lặp lại lặp đi lặp lại trong ca - Có thể nghiên cứu 1 hoặc vài công nhân - Khảo sát trên 1 công nhân - Nghiên cứu cả thời gian có ích và thời gian - Chỉ nghiên cứu thời gian có ích lãng phí - Bước công việc được chia tỉ mỉ thành thao - Bước công việc được chia thành các nhóm tác, động tác lớn - Nhằm nghiên cứu phương pháp làm việc... trong ca do tổ chức kỹ thuật qui định là 16,7phút Bước công việc Mức thời gian (phút/1 áo) 25 Đo, cắt 0,03 Vắt sổ 2,00 Ráp cổ áo 5,20 Ráp thân áo 10,20 Làm khuy tra nút 7,20 Bao gói sản phẩm 1,20 6 Bước công việc A gồm 5 thao tác và thời gian thực hiện mỗi thao tác quá ngắn Do đó, người ta sử dụng phương pháp bấm giờ theo chu trình bằng cách nhóm 4 thao tác thành một nhóm Kết quả định mức như sau: -... sau: Hiện đại hóa các chi tiết và cơ cấu máy nhằm nâng cao gấp đôi số vòng quay trục chính của máy tiện Cơ giới hóa khâu gia công phụ, nhằm giảm 50% thời gian gia công phụ so với hiện nay Áp dụng phương pháp tổ chức lao động khoa học nhằm giảm tỷ lệ thời gian phục vụ kỹ thuật xuống 6,6% so với thời gian gia công chính; thời gian phục vụ tổ chức giảm xuống 4% so với thời gian gia công; thời gian nghỉ . TỔ CHỨC CÔNG TÁC ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG TRONG CÁC DOANH NGHIỆP TS. ĐỖ THỊ THANH VINH 2 2011 3 ĐỊNH MỨC LAO ĐỘNG I/ KHÁI NIỆM VÀ VAI TRÒ 1. Khái niệm Định mức. - M pl là mức lao động quản lý. c. Một số yêu cầu về định mức lao động - Mức lao động phải được tính từ các nguyên công (bước công việc) nên các mức nguyên công phải là các mức hợp lý qua định mức lao động, doanh nghiệp có thể xác định được cụ thể nhu cầu số lượng lao động trong kỳ kế hoạch từ đó mà có kế hoạch bố trí lao động một cách hợp lý và khoa học. Định mức lao động