- Các bài thi, tiểu luận, đồ án, luận án, luận văn,… - Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu… trong các hội nghị, hội thảo, thảo luận khoa học - Lời trình bày, thuyết minh các c
Trang 2Bài giảng THỰC HÀNH VĂN BẢN TIẾNG VIỆT
1 KHÁI NIỆM VĂN BẢN
Văn bản là sản phẩm và phương tiện của hoạt động giao tiếp ngôn ngữ ở dạng viết, thường là tập hợp của các câu có tính trọn vẹn về nội dung, tính hoàn chỉnh về hình thức, có tính liên kết chặt chẽ và hướng tới mục tiêu giao tiếp nhất định
(Theo Bùi Minh Toán, tiếng Việt thực hành, NXB Giáo dục)
Theo khái niệm trên, văn bản có các đặc trưng sau:
2 TIẾP NHẬN VĂN BẢN KHOA HỌC
Khái quát về văn bản khoa học (VBKH)
Khái niệm
Văn bản khoa học là lớp văn bản thể hiện vai của người giao tiếp trong lĩnh vực khoa học, là lĩnh vực giao tiếp lí trí của tất cả những ai (nhà khoa học, giáo viên, kĩ sư, sinh viên, học sinh…) tham gia vào việc nghiên cứu, giảng dạy, học tập, phổ biến khoa học… Một văn bản khoa học không chỉ thông báo, trình bày mà còn phải chứng minh, phân tích, suy luận, lý giải, đánh giá… những hiện tượng và quy luật của tự nhiên cũng như xã hội
Đặc trưng
Văn bản khoa học có 3 đặc tính sau:
- Trừu tượng – khái quát
- Logic nghiêm ngặt
- Chính xác – khách quan
Các văn bản khoa học phải đạt tính trừu tượng – khái quát bởi nhận thức khoa học là nhận thức thông qua khái quát và trừu tượng hóa; nhận thức khoa học là để phát hiện ra các quy luật tồn tại của các sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan, trong xã hội và phản ánh chúng
Các văn bản khoa học phải đạt tính logic nghiêm ngặt bởi văn bản khoa học là lời trình bày để thuyết phục và gợi mở trí tuệ Lời trình bày đó phải biểu hiện năng lực tổng hợp của trí tuệ, phải tuân theo quy tắc chặt chẽ của tư duy logic
Các văn bản khao học phải đạt tính chính xác – khách quan bởi khao học yêu cầu phản ánh chính xác, chân thực, khách quan các quy luật của tự nhiên và xã hội
Các dạng/thể loại
- Các công trình nghiên cứu khoa học
- Các tạp chí, tập san, báo cáo, thông báo khoa học
- Các sách giáo khoa, giáo trình, tài liệu tham khảo
Trang 3- Các bài thi, tiểu luận, đồ án, luận án, luận văn,…
- Lời bài giảng, lời thuyết trình, lời phát biểu… trong các hội nghị, hội thảo, thảo luận khoa học
- Lời trình bày, thuyết minh các công trình khoa học, báo cáo khoa học…
- Lời hỏi đáp về các vấn đề khoa học
Đặc điểm ngôn ngữ
Đặc điểm về từ ngữ
- từ đơn nghĩa
- dùng nhiều thuật ngữ khoa học
- không dung từ địa phương, cảm thán
- dùng nhiều kí hiệu, sơ đồ, biểu đồ
Đặc điểm về cú pháp
- chứa nhiều câu phức, câu ghép
- chủ yếu là các câu đầy đủ, không rút gọn
- nhiều câu vắng chủ ngữ hoặc chủ ngữ không xác định
Đặc điểm về cấu trúc
- cấu trúc các đoạn văn rõ ràng
- nhiều văn bản có khuôn mẫu nghiêm ngặt
Tiếp nhận văn bản khoa học
2.2.1 Đặt vấn đề
Mỗi văn bản hướng tới một mục tiêu nhất định Đó chính là mục đích giao tiếp của văn bản và trả lời cho các câu hỏi: văn bản viết ra nhằm mục đích gì? Để làm gì? Mục tiêu của văn bản quy định việc lựa chọn chất liệu của nội dung, việc tổ chức chất liệu nội dung, việc lựa chọn phương tiện ngôn ngữ và tổ chức văn bản theo một cách thức nhất định (phong cách chức năng)
Trong đời sống hàng ngày cũng như trong việc học tập và nghiên cứu khoa học của sinh viên, việc tiếp nhận đầy đủ, chính xác một văn bản là việc diễn ra thường xuyên, liên tục Muốn nắm bắt được những nội dung thông tin có trong văn bản, muốn hiểu văn bản một cách sâu sắc người đọc phải có kỹ năng tiếp nhận văn bản Nhưng kỹ năng tiếp nhận văn bản không phải tự nhiên có được mà phải qua một quá trình làm việc nghiêm túc, công phu và bền bỉ mới có thể đạt tới
Văn bản khoa học là lớp văn bản làm công cụ cho hoạt động giao tiếp lí trí, thể hiện vai của người giao tiếp trong lĩnh vực khoa học Vì vậy, tiếp nhận văn bản khoa học cần sử dụng một hệ thao tác riêng biệt
Trước khi đi đến với hệ thao tác để tiếp nhận VBKH chúng ta cần phải trả lời cho được một số câu hỏi sau:
(?) Tiếp nhận VBKH là gì? Tiếp nhận VBKH là việc đọc để hiểu và ghi nhớ được văn bản khoa học đó
(?) Hiểu VBKH là gì? Văn bản có các đặc trưng: tính trọn vẹn về nội dung; tính hoàn chỉnh về hình thức; tính mục đích do đó hiểu văn bản có nghĩa là chỉ ra được nội dung, hình thức và mục đích của văn bản
2.2.2 Hệ thao tác tiếp nhận VBKH
2.2.2.1.Phân tích VBKH
Phân tích VBKH là thao tác giúp hiểu văn bản Hiểu văn bản có nghĩa là chỉ ra được nội dung, hình thức và mục đích của văn bản Song mỗi một văn bản nói chung và VBKH nói riêng luôn có 01 nội trọn vẹn (01 nội dung lớn tổng hợp nên từ những nội dung nhỏ
Trang 4hơn); luôn có 01 hình thức hoàn chỉnh (01 hình thức chung được cấu thành từ những bộ phận nhỏ hơn); luôn hướng tới giải quyết/thực hiện 01 mục đích cuối cùng thông qua giải quyết/thực hiện được những mục đích nhỏ hơn trước đó Vì vậy khi đọc văn bản rồi chỉ ra được nội dung lớn, hình thức chung và mục đích cuối cùng của văn bản mới giúp ta hiểu
sơ bộ văn bản còn khi đọc mà chỉ ra được toàn bộ những nội dung nhỏ, hình thức bộ phận và mục đích cơ sở của văn bản sẽ giúp ta hiểu chi tiết văn bản
2.2.2.1.1 Phân tích sơ bộ
Phân tích sơ bộ 01 VBKH là việc chúng ta lần lượt trả lời 3 câu hỏi sau:
a Văn bản viết về cái gì?(nội dung văn bản/ đề tài văn bản)
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu về mảng hiện thực được nói tới trong văn bản
Đó là đề tài của văn bản
Mảng hiện thực này thường rất phong phú, đa dạng Đó có thể là một sự việc, một hiện tượng; đó có thể là một suy nghĩ, một tâm trạng; và đó có thể là một sự kiện, một vấn đề… được tác giả quan tâm Làm thế nào để phát hiện được mảng hiện thực được tác giả trình bày trong văn bản?
Để phát hiện mảng hiện thực được tác giả đưa vào trong văn bản, người ta dựa vào:
- Đầu đề văn bản: Nhìn chung, đầu đề của các văn bản (đặc biệt là văn bản khoa học) tự
nó đã chỉ ra hiện thực và nhiều khi cả giới hạn, phạm vi của hiện thực được phản ánh
Vì vậy, dựa vào đầu đề, chúng ta có thể xác định chính xác được nội dung của văn bản và đến thẳng được vấn đề mà văn bản đặt ra
- Các đề mục trong văn bản: Không phải văn bản nào cũng có đề mục, nhưng đối với các văn bản khoa học có chứa đề mục thì chính những đề mục sẽ góp phần làm sáng
rõ thêm cho đầu đề văn bản và giúp chúng ta xác định càng chính xác hơn nội dung của văn bản
- Các từ ngữ được lặp lại nhiều lần trong văn bản: Trong văn bản, những từ ngữ thể hiện đề tài thường được lặp đi lặp lại nhiều lần nhằm duy trì sự thống nhất nội dung văn bản
b Văn bản viết nhằm mục đích gì?(chủ đề văn bản)
Câu hỏi này hướng chúng ta tới việc tìm hiểu chủ đề chung của văn bản
Thông qua mảng hiện thực khách quan được đưa vào văn bản, bao giờ người viết cũng nhằm đạt tới một mục đích nhất định Nhưng cái đích đó có đạt được hay không lại tùy thuộc vào cách xử lý hiện thực được đưa vào văn bản của tác giả Có thể cùng một hiện thực nhưng cách xử lý khác nhau sẽ dẫn chúng ta tới cách nhìn nhận và đánh giá khác nhau đối với văn bản
Cách xử lý hiện thực và hướng người viết đạt đến chính là chủ đề chung của văn bản Cái đích đó, tùy từng văn bản cụ thể, sẽ có sự khác nhau Có thể đó là sự ca ngợi, sự đồng tình ủng hộ; cũng có thể là sự phê phán, chỉ trích hoặc đó có thể là sự bộc lộ tâm tình, bày tỏ thái độ… đối với hiện thực được nói tới trong văn bản Bởi vậy, việc xác định chủ đề của văn bản là cần thiết đối với việc phân tích tìm hiểu nội dung văn bản
Chủ đề của văn bản khoa học thường được nói rõ ở đầu đề của văn bản Để tìm hiểu chủ
đề chung của văn bản ngoài việc dựa vào đầu đề văn bản, các đề mục lớn nhỏ còn cần phải dựa vào hệ thống những câu chủ đề chứa đựng trong các đoạn văn và phần mở đầu và kết thúc văn bản
c Văn bản có bố cục như thế nào?
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu kĩ về kết cấu logic, cách lập luận của văn bản Nói cách khác, ta phải tìm hiểu những yếu tố thuộc hình thức tổ chức của văn bản
Cùng một nội dung, một mục đích nhưng tổ chức khác nhau sẽ đem lại những hiệu quả khác nhau, đặc biệt đối với văn bản khoa học Bố cục của văn bản KH thường dễ phát hiện nhờ một hệ thống đề mục từ lớn đến nhỏ theo lối diễn dịch
Trang 52.2.2.1.2 Phân tích chi tiết
Phân tích chi tiết 01 VBKH là việc chúng ta lần lượt trả lời 3 câu hỏi sau:
a Văn bản viết về những cái gì?(hệ thống đề tài văn bản)
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu chi tiết về mảng hiện thực được nói tới trong văn bản – mảng hiện thực đó được xây dựng nên bởi những mảng hiện thực nhỏ hơn nào Đó là
hệ thống đề tài của văn bản
Đối với các văn bản khoa học có chứa đề mục thì hệ thống đề mục của văn bản chính là
hệ thống đề tài của văn bản
Song không phải văn bản nào cũng có đề mục, nên để xác định được hệ thống đề tài văn bản chúng ta thực hiện các bước sau:
- Bước 1 Chia phần văn bản: văn bản trước hết được chia thành 3 phần: mở - thân -
kết Tiếp tục chia mở - thân - kết thành những phần nhỏ hơn, tiếp tục chia những phần nhỏ hơn đó thành những phần nhỏ hơn nữa đến khi không thể chia nhỏ hơn được nữa
- Bước 2 Xác định nội dung (đề tài) của mỗi phần văn bản: đọc kỹ mỗi phần văn bản
vừa được chia để xác định nội dung (đề tài) của mỗi phần văn bản đó Lưu ý: xác định nội dung của những phần nhỏ nhất trước rồi tiếp tục xác định nội dung của những phần văn bản lớn hơn trên cơ sở nội dung của các phần nhỏ hơn đó
b Văn bản viết nhằm những mục đích gì?(hệ thống chủ đề văn bản)
Câu hỏi này hướng chúng ta tới việc tìm hiểu toàn bộ những chủ đề nhỏ hơn trong văn bản để hướng tới thực hiện chủ đề chung của văn bản
Tiếp theo bước 1 ở trên (chia phần văn bản) và dựa vào những đề tài lớn nhỏ xác định được ở bước 2 đi xác định chủ đề của mỗi phần văn bản đó
c Văn bản có hệ thống phương tiện liên kết như thế nào?
Câu hỏi này buộc chúng ta phải tìm hiểu toàn bộ hệ thống phương tiện liên kết tạo nên kết cấu logic, cách lập luận của văn bản
Tóm lại, để tiếp nhận có hiệu quả một văn bản, ta cần thực hiện các thao tác phân tích sơ
bộ văn bản để tìm hiểu đề tài, chủ đề và hình thức tổ chức của văn bản; phân tích chi tiết văn bản để tìm hiểu hệ thống đề tài, hệ thống chủ đề, hệ thống phương tiện lien kết văn bản Chỉ khi chỉ rõ ra được những yếu tố này ta mới có thể nói rằng ta đã hiểu đúng, đầy đủ và sâu sắc văn bản
2.2.2.2.Tóm tắt văn bản khoa học
Sau khi phân tích văn bản khoa học, chúng ta thường có nhu cầu tóm tắt văn bản đó Tóm tắt văn bản chủ yếu là ghi lại những nội dung chính của văn bản gốc dưới dạng dồn nén các thông tin theo một mục đích nào đó đã được định trước Để tóm tắt văn bản khoa học cần thực hiện những thao tác chủ yếu sau:
a Mục đích của việc tóm tắt
Tóm tắt văn bản khoa học nhằm nhiều mục đích khác nhau Dưới đây là những mục đích
cơ bản nhất:
- Lưu giữ tài liệu ở dạng ngắn gọn nhất
- Ghi nhớ nhanh những nội dung cơ bản, những ý cốt lõi, những luận điểm chủ yếu của văn bản gốc
- Sử dụng bản tóm tắt làm trích dẫn hoặc làm căn cứ để khôi phục lại nội dung thông tin của văn bản gốc
- Giúp việc nhìn bao quát toàn bộ nội dung cũng như quá trình lập luận, dẫn dắt của văn bản gốc dễ dàng hơn
b Yêu cầu chung của việc tóm tắt
Việc tóm tắt văn bản cần đạt được các yêu cầu sau:
- Bản tóm tắt phải đảm bảo ngắn gọn, cô đọng
Trang 6- Bản tóm tắt đảm bảo phản ánh trung thành những nội dung cơ bản, những hướng đích
và cách thức lập luận, cách thức trình bầy của văn bản gốc
- Bản tóm tắt cần phải phù hợp với mục đích đặt ra
c Các bước tóm tắt văn bản
Bước 1 Định hướng tóm tắt Ở bước này chúng ta cần phải:
- Xác định rõ mục đích tóm tắt: đây là bước khởi đầu chi phối tất cả các quá trình tóm tắt sau này, từ việc chọn cách tóm tắt, lọc các chi tiết đến việc tính toán độ dài ngắn của văn bản Vì thế, chỉ khi chúng ta định rõ được mục đích thì việc tóm tắt mới nên bắt đầu
- Chọn cách tóm tắt: dựa vào mục đích đặt ra, chúng ta lựa chọn cách tóm tắt sao cho phù hợp Dưới đây là một vài cách tóm tắt thường hay sử dụng:
Khi tóm tắt văn bản thành đề cương ta cần chú ý:
- Dựa vào bố cục của văn bản gốc để hình thành bộ khung cho đề cương tóm tắt Đối với văn bản có sẵn các đề mục thì mỗi đề mục sẽ ứng với một ý lớn, một mục trong
đề cương Đối với văn bản không có đề mục ta cần dựa vào các luận điểm để lập thành từng mục ý cho đề cương
- Khi lập bộ khung đề cương, chúng ta nên sử dụng các ký hiệu I, II, …; 1,2,3…; A, B,
…để tách các bậc ý lớn nhỏ, ý chính phụ thật rõ ràng Đối với các văn bản gốc đã có sẵn ký hiệu, ta có thể dùng ngay các ký hiệu đó cho văn bản tóm tắt Đối với các văn bản không có sẵn ký hiệu, chúng ta dựa vào các bậc ý trong văn bản mà ghi ký hiệu cho phù hợp Điều quan trọng là nhất thiết phải dùng cùng loại ký hiệu cho những ý cùng bậc (Không nhất thiết văn bản nào cũng phải dùng ký hiệu song việc dùng ký hiệu sẽ giúp chúng ta hiểu sâu hơn về cách lập luận, cách dẫn dắt của người viết, đồng thời giúp chúng ta bao quát được các bậc ý một cách rõ ràng hơn)
Cách 2 Tóm tắt thành văn bản nhỏ
Tóm tắt thành văn bản nhỏ là việc rút gọn văn bản gốc về mặt dung lượng Văn bản tóm tắt vẫn phải có bố cục 3 phần tương tự văn bản gốc
Phần mở đầu và kết thúc của văn bản tóm tắt chính là câu chủ đề có trong phần mở đầu
và phần kết thúc của văn bản gốc Đối với văn bản gốc không có câu chủ đề ở phần mở đầu
và kết thúc, ta cần phải viết câu chủ đề để đưa vào bản tóm tắt
Phần khai triển có thể được tóm tắt lần lượt bằng cách bám theo hệ thống các luận điểm được trình bày trong văn bản gốc Các luận điểm này thường được thể hiện ngay trong các câu chủ đề của các đoạn văn, vì thế khi tóm tắt, ta có thể sử dụng ngay các câu chủ đề này Nếu các đoạn văn không có câu chủ đề hoặc ta không dùng câu chủ đề có sẵn thì ta phải tự khái quát ý của từng đoạn hoặc một vài đoạn thành một hai câu để đưa vào văn bản tóm tắt Khi sắp xếp các câu như vậy, ta cần sử dụng phương tiện ngôn ngữ thích hợp liên kết các câu lại sao cho văn bản tóm tắt trở thành một thể thống nhất, mạch lạc
Chú ý, khi tóm tắt cần lưu ý sử dụng hệ thống thuật ngữ của văn bản gốc
Trang 72.2.3.1.Khái niệm, hình thức tổ chức của một cuốn giáo trình (GT)
- Khái niệm: GT là hệ thống bài giảng về một môn khoa học, kỹ thuật dùng cho việc
giảng dạy ở bậc ĐH
- Hình thức tổ chức
a Về bố cục: GTlà một loại văn bản đã chia sẵn các chương mục, với các ký hiệu tương ứng, theo một logic chặt chẽ từ tổng quát đến bộ phận Các tiêu đề của các đề mục lớn nhỏ đã cho biết ngay chủ đề của chương cũng như các chủ đề bộ phận của văn bản
b Về cách lập luận: chỉ sử dụng cách suy luận diễn dịch Cụ thể là:
- Mở đầu chương bao giờ cũng là một hai đoạn văn, trong đó nêu ra một luận điểm cơ bản làm chủ đề chung của cả chương Các đề mục lớn (I, II, III…) viết sau đoạn mở đầu chương là các chủ đề bộ phận có nhiệm vụ giải thích rõ lần lượt các khía cạnh của luận điểm cơ bản đó Nắm chắc các đoạn mở đầu sẽ có định hướng để đọc hiểu các đề mục trong chương
- Mở đầu đề mục lớn(I hoặc II hoặc III…) thường là một đoạn chứa đựng luận điểm chủ yếu của đề mục đó, đóng vai trò là chủ đề bộ phận của chương Các đề mục nhỏ (1,2,3…) viết sau đoạn mở đầu là sự triển khai các nội dung của chủ đề bộ phận đó bằng những khái niệm, khái luận, những ý bộ phận
- Mở đầu đề mục nhỏ (1,2,3…) cũng thường là một khái niệm, một lập luận mà nội dung của nó được giải thích bằng các đoạn văn nhỏ sau đó
c Về tính sư phạm: tính sư phạm là một đặc trưng nổi bật phân biệt GT với các loại tài liệu khoa học khác Tính sư phạm được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
- Kết cấu logic chặt chẽ, văn phong trong sáng dễ hiểu
- Ở mỗi đề mục đều có đoạn mở đầu và tiểu kết
- Cuối chương có phần tóm tắt, có liệt kê các khái niệm chủ yếu cần nhớ, hệ thống câu hỏi và bài tập, có chỉ dẫn các tài liệu tham kháo cần đọc
- Các nội dung quan trọng trong chương được làm nổi bật bằng các kiểu chữ, phông chữ khác nhau như in nghiêng, đậm, in hoa…
- Sử dụng các biểu tượng, hình ảnh khác nhau để thu hút sự chú ý và ra các mệnh lệnh cho người học
2.2.3.2.Các thao tác đọc giáo trình
- Các mức độ đọc giáo trình
a Đọc biết: đọc nhanh để biết GT viết về cái gì hoặc để tìm vấn đề nào đó xem được viết ở phần nào của GT
b Đọc hiểu: đọc lại, chậm hơn để giải thích được các nội dung đã biết theo chiểu xuôi
c Đọc sâu: đọc lại, đặt ngược vấn đề hoặc đi sâu vào từng đoạn, những ý chính, những cụm từ cảm thấy có vấn đề, đặt câu hỏi tại sao và tự trả lời Hãy tra cứu các loại từ điển có liên quan khi gặp những thuật ngữ
d Đọc mở rộng: đọc thêm giáo trình của các tác giả khác, đọc tài liệu tham khảo
- Bẩy bước đọc biết, đọc hiểu và đọc sâu một chương (một bài) trong giáo trình
Bước Câu hỏi đặt ra Việc cần thực hiện để trả lời được câu hỏi bên
1 Chương (bài) này viết về cái
gì? Gồm bao nhiêu nội dung
lớn
- Phân tích tên chương (bài)
- Nghiên cứu đoạn mở đầu chương (bài) và đoạn kết (nếu có)
- Điểm nhanh các mục lớn (I, II,…) trong chương (bài) Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 1
Trang 8- Điểm qua các tiểu mục (1,2,…) trong mục lớn này Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 2
3 Tiểu mục thứ nhất viết về
cái gì?
Đặt câu hỏi với các tiểu mục
tiếp theo và làm việc tương
tựnhư với tiểu mục 1
- Phân tích tiêu đề đề mục
- Phân tích đoạn mở đầu đề tìm chủ đề của tiếu mục
- Xem tiểu mục gồm mấy đoạn văn
- Phát hiện ý/luận điểm cơ bản trong từng đoạn văn (lưu ý các cụm từ in nghiêng, in đậm)
- Tìm hiệu cách lập luận và các ví dụ minh họa
- Phân tích quan hệ logic giữa các đoạn văn
- Phân tích đoạn kết của tiểu mục (nếu có) Tổng hợp lại để viết trả lời cho câu 3
4 Nội dung thực chất của mục
lớn thứ nhất là gì? hoặc đề cương vắn tắt; hoặc 1 đoạn văn; hoặc 1 câu Tổng hợp kết quả của các bước 2, 3 đề viết một tóm tắt dưới hình thức:
5 Có gì chưa rõ hoặc cần thảo
luận trong nội dung mục lớn
thứ nhất?
Đặt câu hỏi với mục lớn tiếp
Đặt câu hỏi Viết ra câu hỏi để hỏi giáo viên
Làm việc tương tự như đã làm việc với mục lớn thứ nhất
6 Những luận điểm và khái
niệm quan trọng nhất thuộc
chương (bài) này là gì?
Tổng hợp kết quả của các bước trên để viết một tóm tắt dưới hình thức: hoặc đề cương; hoặc 1 văn bản nhỏ
7 Trong chương này có bao
nhiêu bài tập phải làm, bao
nhiêu câu hỏi phải trả lời?
- Hãy làm bài tập và viết câu trả lời vào vở Đó là biện pháp tự kiểm tra mức độ đọc hiểu và đọc sâu tốt nhất
- Hỏi giáo viên những gì chưa rõ, những bài tập chưa giải quyết được
2.2.3 Kỹ năng tổng thuật các văn bản khoa học
2.2.3.1.Mục đích của việc tổng thuật
Tổng thuật văn bản là việc giới thiệu, thuyết minh, tóm tắt lại những nội dung thông tin
cơ bản nhất rút ra được từ một vài công trình khoa học nhằm giới thiệu với người đọc, đặc
biệt là các nhà KH, một cách khái quát nhất những thành tựu KH, những vấn đề đang được
đặt ra, những khuynh hướng nghiên cứu… trong lĩnh vực KH bài tổng thuật đề cập Do đặc
điểm này, việc tổng thuật văn bản KH thường nhằm vào các công trình KH mới được công
bố (ở trong nước hay ở nước ngoài) hoặc những công trình đã được công bố trong nhiều thời
điểm hoặc cùng công bố tập trung trong một thời điểm của một hoặc nhiều tác giả mà người
đọc chưa có điều kiện trực tiếp nghiên cứu và tìm hiểu
Trong đời sống, có thể chúng ta phải tiến hành tổng thuật nhiều nội dung khác nhau và
tổng thuật theo nhiều kiểu khác nhau Có khi là tổng thuật các vấn đề KH, có khi lại là các
vấn đề chính trị, xã hội…; có khi dựa theo bài viết ; có khi lại tổng thuật dựa theo ý kiến, phát
biểu tại hội thảo…
Dưới đây xin giới thiệu việc viết tổng thuật các văn bản khoa học
2.2.3.2.Yêu cầu của việc tổng thuật
a Nêu được những nội dung cơ bản, những tư tưởng chính của các văn bản gốc
Tùy mục đích của việc tổng thuật mà có thể lựa chọn những cách tổng thuật khác nhau
- Tổng thuật theo vấn đề: đây là việc tổng thuật theo cách quy nội dung của các văn bản
thành những vấn đề tách biệt để trình bày Với cách này, có thể một văn bản sẽ được nhắc đi
nhắc lại nhiều lần trong các đề mục khác nhau của bài tổng thuật
Trang 9- Tổng thuật theo cách điểm lần lượt từng văn bản: theo cách này, việc tổng thuật sẽ được tiến hành theo cách lần lượt điểm lại từng văn bản gốc mà người tổng thuật có trong tay Với cách này mỗi văn bản gốc chỉ được nhắc một lần nhưng sâu hơn, kĩ hơn so với cách tổng thuật theo vấn đề
b Đảm bảo tính trung thực, khách quan khi trình bày lại các thông tin có trong văn bản gốc
Điều này đòi hỏi người viết tổng thuật tuyệt đối không được làm sai lạc nội dung thông tin của các văn bản gốc khiến người đọc hiểu sai tác giả và về công trình của họ
Tuy vậy, trong những trường hợp nhất định, chúng ta cần làm rõ hoặc cần có những nhận xét nào đó về các thông tin đưa ra trong văn bản gốc, để ta có thể nêu được ý kiến riêng
của cá nhân mình (điều quan trong là phải viết như thế nào để người đọc hiểu đó là ý kiến của người tổng thuật chứ không phải của tác giả văn bản gốc)
Dù tổng thuật theo vấn đề hay tổng thuật theo cách lần lượt điểm từng văn bản, người
viết tổng thuật cũng phải cho người đọc rõ tên tác giả, tên công trình khoa học, nơi xuất bản, năm xuất bản, trang trích dẫn Khi cần thiết, người viết tổng thuật có thể cung cấp thêm
những thông tin bổ sung về cuộc đời tác giả, hoàn cáchr ra đời của tác phẩm… giúp người đọc hiểu sâu hơn, đầy đủ hơn về nội dung tổng thuật
2.2.3.3.Các bước tổng thuật
Bước 1 Định hướng tổng thuật
Xác định mục đích và nội dung tổng thuật
Chọn cách tổng thuật: theo vấn đề hay điểm lần lượt từng công trình
Xác định các công trình bài viết khoa học sẽ tổng thuật
Dự kiến số trang định viết
Bước 2 Lập đề cương tổng thuật
Sắp xếp các ý lớn thành đề cương khái quát
Bổ sung, sắp xếp các ý nhỏ vòa mục trong đề cương khái quát để có được đề cương chi tiết
Bước 3 Viết văn bản tổng thuật
Đây là bước dùng từ ngữ, câu văn, đoạn văn để diễn đạt các ý, lấp đầy những đề mục có trong đề cương hoàn thành văn bản tổng thuật (Chú ý: dùng từ ngữ chính xác, đặc biệt là
hệ thống thuật ngữ, tách đoạn phù hợp)
Một văn bản tổng thuật thường được viết theo bố cục 3 phần:
Phần mở đầu: Giới thiệu chung về vấn đề tổng thuật
Phần triển khai:
Nêu lần lượt các vấn đề hoặc điểm lần lượt các công trình cần tổng thuật Vì phải bao quát một số lượng công trình tương đối lớn với nhiểu vấn đề đa dạng, phong phú nên khi tổng thuật ta chỉ chọn những gì đáng chú ý nhất, cốt lõi nhất trong tư tưởng của tác giả, trong nội dung các tác phẩm để đưa vào bản tổng thuật
Cùng việc nêu vấn đề, điểm côngtrình chúng ta có thể đưa ra những nhận định, ý kiến bàn bạc của riêng mình Để thực hiện được điều này người viết tổng thuật phải có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực đang tổng thuật và phải có năng lực đánh gia nhận xét khoa học khi đưa
ra những ý kiến riêng
Phần kết thúc: Tóm tắt lại những nội dung đã trình bầy, đưa ra đánh giá chung hoặc
những đề xuất, những lưu ý… cần thiết Cuối bản tổng thuật cần lập một bản danh mục tất cả các tài liệu đã được dùng để tổng thuật với đầy đủ: tên tác giả, tên tác phẩm, nơi xuất bản, trang trích dẫn…
Bước 4 Kiểm tra lại bài tổng thuật Kiểm tra xem bài tổng thuật
- Có phù hợp với mục đích đặt ra không? - Có bản danh mục tài liệu tham khảo không?
Trang 10- Có sai sót gì về nội dung không? - Có sơ suất gì trong cách diễn đạt không?
Nếu khâu nào sai sót thì cần điều chỉnh, sửa đổi lại cho phù hợp
3 TẠO LẬP VĂN BẢN
Tạo lập văn bản là một trong hai quá trình giao tiếp dưới dạng viết Nó không đơn thuận
là việc sử dụng các phương tiện ngôn ngữ để viết văn bản mà gồm nhiều giai đoạn: đinh hướng, lập chương trình biểu đạt, thực hiện chương trình và kiểm tra hiệu đính
3.1 Định hướng – xác định đề tài văn bản
Khi bắt tay vào viết một văn bản, cần định hướng – xác định rõ nội dung – mảng hiện thực muốn trình bày trong văn bản
Cơ sở cơ bản đề triển khai chủ đề chung thành các chủ đề bộ phận là phân tích hai loại quan hệ sau:
- Các quan hệ mang tính khách quan:
+ Quan hệ có tính chất nội tại giữa đối tượng và các thành tố tạo nên đối tượng + Quan hệ giữa đối tượng với môi trường xung quanh nó
- Các quan hệ mang tính chất chủ quan: là quan hệ giữa người viết với đối tượng được phản ánh, thể hiện nhận thức, phân loại đánh giá của người viết đối với các nội dung trình bầy về đối tượng
3.4 Xác định hệ thống đề tài văn bản
Mỗi chủ đề bộ
3.5 Xây dựng lập luận phục vụ chủ đề văn bản
Đối với văn bản có mục đích tác động vào nhận thức người đọc, thuyết phục họ tin vào những điều được trình bầy trong văn bản thì lập luận giữ một vai trò rất quan trọng
Lập luận là đưa ra các lý lẽ, bằng chứng nhằm hướng người đọc đến kết luận mà người viết cho là đúng đắn Như vậy, để có một lập luận, người viết phải biết tìm các lý lẽ, bằng chứng (các luận cứ) và phải biết cách trình bầy các luận cứ một cách thuyết phục đề đạt được mục đích của bài viết
b Số liệu thống kê là loại luận cứ có sức thuyết phục lớn nhất, đặc biệt trong các văn bản khoa học
Khi nêu số liệu, cần ghi rõ nguồn gốc (điều tra trực tiếp hay lấytừ nguồn tư liệu tin cậy nào)
c Các luận điểm đã được chứng minh là đúng hoặc đượcmọi người thừa nhận
Trang 11Trích dẫn các luận điểm thường được sử dụng có hiệu quả trong các vănbản khoa học Có
2 cách trích dẫn luận điểm: trích dẫn trực tiếp và trích dẫn gián tiếp
Trích dẫn trực tiếp: tư liệu được trích dẫn nguyên văn và đặt trong dấu ngoặc kép Người trích dẫn cần chú thích rõ xuất xứ trích dẫn để người đọc có thrr kiểm tra làm tăng sức tin cậy của luận chứng
Trích dẫn gián tiếp: tư liệu trích dẫn không cần phải đúng nguyên văn từng câu từng chữ
mà chỉ cốt truyền đạt được ý tưởng gốc Các thông tin xuất xứ cũng cần được chỉ ra rõ ràng Một số lưu ý khi trích dẫn ý kiến, quan điểm của người khác:
- Khi trích dẫn trực tiếp không được phép thêm bớt từ ngữ của câu được trích dẫn
- Khi cần thiết có thể lược bỏ một phần nào đó ý trích dẫn song không được làm sai lệch ý tưởng Đoạn lược bỏ được thay bằng ký hiệu […]
- Nếu có lý do xác đáng, người trích dẫn có thể thêm một số từ ngữ nào đó vào ý kiến trích dẫn (để nhấn mạnh, giải thích) Cần đặt từ ngữ được thêm vào đó trong ngoặc đơn và nói rõ đó là lời của ai
3.5.2 Tìm luận chứng
tính thuyết phục của lập luận còn phụ thuộc vào cách luận chứng, tức là biết vận dụng các phép suy luận logíc để đưa các lý lẽ và dẫn chứng cần thiết để chứng minh cho luận điểm được nêu
a Lập luận diễn dịch: là cách lập luận xuất phát từ các tri thức chung, đã được kiểm nghiệm… mà suy ra các tri thức riêng
b Lập luận quy nạp: là cách lập luận ngược chiều với diễn dịch Đó là suy luận đi từ những biểu hiện cụ thể riêng biệt đến những nhận định tổng quát
c Lập luận quy nạp kết hợp diễn dịch
d Lập luận bằng cách nêu phản đề (lập luận bác bỏ): là cách người lập luận đưa ra các ý kiến trái ngược với ý kiến của mình rồi lần lượt bác bỏ từng luận điểm đó bằng cách tìm ra tính vô lý của lập luận, bác bỏ từng luận cứ, nêu hậu quả tai hại của quan điểm cần bác bỏ
3.5.3 Sử dụng các phương tiện liên kết lập luận
Trong khi luận chứng, một mặt các luận điểm phải được trình bầy rõ ràng tách bạch nhưng mặt khác, chúng phải được liên kết chặt chẽ với nhau để tạo nên một chỉnh thể hướng tới mục đích của bài viết Vì vậy, các phương tiện liên kết lập luận giữ vai trò vô cùng quan trọng
a Ý nghĩa của các phương tiện liên kết:
- Ý nghĩa trình tự: trước tiên, thoạt tiên, thoạt đầu, trước hết, sau đó, tiếp theo, một là, hai là, cuối cùng…
- Ý nghĩa tương đồng: ngoià ra, bên cạnh đó, vả lại, hơn nữa, mặt khác…
- Ý nghĩa nhân quả: bởi thế, vì vậy, cho nên, do đó…
b Chức năng của các phương tiên liên kết:
- Chức năng dẫn nhập luận cứ: vì, bởi vì, do,…
- Chức năng dẫn nhập kết luận: nên, cho nên, vì vậy, như vây, do vậy, do đó, tóm lại, kết luận là…
- Chức năng nối kết giữa các luận cứ: ngoài ra, bên cạnh đó, vả lại, nhưng, hơn thế nữa, thêm vào đó, một mặt, mặt khác,…
3.4 Viết đoạn mở, đoạn kết và các đoạn thân
Bài viết nào cũng phải có mở đầu và kết thúc Song đây lại chính là hai phần viết khó khăn nhất, đặc biệt là phần mở đầu Mở bài thất bại thì sau đó người ta không muốn đọc tiếp nữa Một đoạn kết hay sẽ làm người ta nhớ mãi bài viết của bạn Vì vậy, hãy để hết tâm trí vào đoạn mở và đoạn kết
3.4.1 Viết đoạn mở