Ngày 26/06/1980, hội đồng Chính phủ ra quyết định số 94 về giao thông vận tải biển, nội dung quan trọng của quyết định này là ngành Thủy sản được giao quyền quản lý kỹ thuật đối với các
Trang 1MỤC LỤC
VẤN ĐỀ 1
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀU CÁ……….3
I.1 CÁC CÔNG ƯỚ C, QUI T Ắ C QU Ố C T Ế 3
I.1.1 Các công ước, qui tắc quốc tế áp dụng cho tàu cá chạy tuyến quốc tế 3
I.1.2 Tóm tắt và ý nghĩa các công ước 3
I.2 CÁC TIÊU CHU Ẩ N, V Ă N B Ả N PHÁP LU Ậ T TRONG N ƯỚ C 16
I.2.1 Những qui phạm được áp dụng vào việc giám sát kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, sữa chữa, cải hoán và khai thác bao gồm: 16
I.2.2 Luật thủy sản 2003 16
I.2.3 Văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành 16
I.2.4 Văn bản pháp luật do BNN & PTNN ban hành 17
VẤN ĐỀ 2 T Ổ CH Ứ C B Ộ MÁY QU Ả N LÝ TÀU CÁ……… 18
II.1 GI Ớ I THI Ệ U CHUNG 18
II.2 B Ộ MÁY T Ổ CH Ứ C QU Ả N LÝ TÀU CÁ 19
II.2.1 Bộ NN & PTNN 19
II.2.2 Tổng cục thủy sản 19
II.2.3 Cục Khai thác và bảo vệ NLTS 19
II.2.4 Chi cục khai thác và BVNL Thủy sản 20
VẤN ĐỀ 3 ĐĂ NG KI Ể M TÀU CÁ ……….22
III.1 KHÁI NI Ệ M V Ề CÔNG TÁC ĐĂ NG KI Ể M TÀU CÁ 22
III.2 L Ị CH S Ử PHÁT TRI Ể N C Ủ A C Ơ QUAN ĐĂ NG KI Ể M 22
III.2.1 Lịch sử phát triển của cơ quan đăng kiểm trên thế giới 22
III.2.2 Lịch sử phát triển của cơ quan đăng kiểm Việt Nam 24
III.2.3 Cơ quan đăng kiểm tàu cá 25
III.3 NGHI Ệ P V Ụ KI Ể M TRA AN TOÀN K Ỹ THU Ậ T TÀU CÁ 28
III.3.1 Một số quy định chung 28
III.3.2 Kiểm tra tàu 31
III.3.3 Kiểm tra trang thiết bị 36
III.3.4 Kiểm tra trang thiết bị khai thác 38
III.4 NGHI Ệ P V Ụ C Ấ P GI Ấ Y T Ờ ĐĂ NG KI Ể M 41
III.4.1 Thủ tục đăng kiểm 41
III.4.2 Các loại biên bản kiểm tra 44
III.4.3 Sổ đăng kiểm tàu cá 45
Trang 2III.5 TH Ự C TR Ạ NG CÔNG TÁC ĐĂ NG KI Ể M 49
III.6 CÔNG TÁC ĐĂ NG KI Ể M TÀU CÁ M Ộ T S Ố ĐỊ A PH ƯƠ NG 51
III.6.1 Quảng Ninh 51
III.6.2 Quảng Ngãi 53
VẤN ĐỀ 4 NGHI Ệ P V Ụ ĐĂ NG KÝ TÀU CÁ VÀ THUY Ề N VIÊN……….…54
IV.1 NH Ữ NG V Ấ N ĐỀ CHUNG V Ề ĐĂ NG KÝ TÀU VÀ THUY Ề N VIÊN 54
IV.1.1 Khái quát chung 54
IV.1.2 Các đối tượng đăng ký hành chính 55
IV.1.3 Quy định tên tàu 56
IV.1.4 Quy định vùng hoạt động của tàu 59
IV.1.5 Quy trình thực hiện đăng ký tàu cá và thuyền viên 60
IV.1.6 Sự cần thiết của công tác đăng ký hành chính 62
IV 2 TH Ủ T Ụ C ĐĂ NG KÝ TÀU THUY Ề N 64
IV 2.1 Thủ tục đăng ký tạm thời 64
IV.2.2 Thủ tục đăng ký chính thức 64
IV.2.3 Thủ tục chuyển đăng ký – tái đăng ký – đổi tên tàu 66
IV.2.4 Thủ tục xóa đăng ký 67
IV.2.5 Thủ tục đăng ký cầm cố - thế chấp – cầm giữ hàng hải 68
IV.3 NGHI Ệ P V Ụ LÀM GI Ấ Y T Ờ - S Ổ SÁCH ĐĂ NG KÝ ĐỐ I V Ớ I TÀU CÁ 69
IV.3.1 Các loại sổ đăng ký 69
IV.3.2 Các loại giấy chứng nhận 80
VẤN ĐỀ 5 QU Ả N LÝ HO Ạ T ĐỘ NG TÀU CÁ……… 85
V.1 QU Ả N LÝ VÙNG HO Ạ T ĐỘ NG C Ủ A TÀU CÁ VI Ệ T NAM 85
V.1.1 Văn bản pháp luật liên quan đến quản lý vùng hoạt động tàu cá Việt Nam 85
V.1.2 Văn bản pháp lý về quản lý hoạt động tàu cá nước ngoài trên vùng biển Việt Nam 89
V.2 TH Ự C TR Ạ NG VÀ CÔNG TÁC QU Ả N LÝ TÀU CÁ TRÊN BI Ể N 90
V.2.1 Thực trạng quản lý tàu cá trên biển 90
V.2.2 Công tác quản lý tàu cá trên biển ở một số địa phương 96
Trang 3I.1 CÁC CÔNG ƯỚC, QUI TẮC QUỐC TẾ
I.1.1 Các công ước, qui tắc quốc tế áp dụng cho tàu cá chạy tuyến quốc tế
Ngoài việc áp dụng các qui phạm của Việt
Nam, nếu tàu cá chạy tuyến quốc tế phải áp
dụng các công ước Quốc tế mà Chính phủ
Việt Nam đã tham gia sau đây:
1 Công ước quốc tế về an toàn sinh mạng
con người trên biển, 1974 (SOLAS
74)
2 Công ước quốc tế về mạn khô tàu biển,
1966 (LOAD LINES 66)
3 Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiễm biển do tàu gây ra 73/78
I.1.2 Tóm tắt và ý nghĩa các công ước
A CÔNG ƯỚC SOLAS
Giới thiệu chung
Công ước SOLAS được đánh giá là một trong nhưng công ước thành công nhất trong việc góp phần bảo đảm an toàn tính mạng cho con người và tàu thuyền trên biển
Sự ra đời của công ước SOLAS được lí giải xuất phát từ vụ tai nạn thảm khốc của tàu thuỷ chở khách mang tên TITANIC của hãng White Star vào 14/04/1912 Nguyên nhân của vụ tai nạn là do tàu va chạm vào tảng băng trôi trên biển Đại Tây Dương, hậu quả là tàu đã bị đắm và hơn 1500 hành khách đã thiệt mạng Khi tai nạn xảy ra người
ta đã đặt nhiều câu hỏi liên quan đến vụ tai nạn như:
+ Nếu tàu có phân khoang thì tai nạn đắm tàu có xảy ra không?
+ Nếu tàu có sự chuẩn bị về phương tiện thông tin liên lạc và cứu hộ khi cần thì hậu quả tai nạn sẽ giảm thiểu được như thế nào?
+ Nếu tàu có trang bị đầy đủ các phương tiện cứu sinh cần thiết cho khách thì hậu quả có thảm khốc như vậy không?
VẤN ĐỀ 1
HỆ THỐNG PHÁP LUẬT LIÊN QUAN ĐẾN QUẢN LÝ TÀU CÁ
Tìm hiểu thông tin về công ước và qui tắc quốc tế, sinh viên cần trả lời những câu hỏi sau:
1 Cơ sở ra đời 6 công ước, qui tắc quốc tế
2 Ý nghĩa các công ước, qui tắc
3 Vì sao tàu cá Việt Nam chạy tuyến quốc
tế phải áp dụng các công ước quốc tế này?
Trang 4Đây là cơ sở cho cuộc hội nghị quốc tế được tổ chức tại London gồm 13 nước tham gia, và công ước quốc tế đầu tiên về an toàn sinh mạng trên biển lần đầu tiên được ký kết ra đời vào ngày 20/01/1914, gọi là công ước SOLAS-1914 (SAFETY OF LIFE AT SEA -1914)
Nội dung chính của công ước SOLAS-1914 bao gồm:
- Quy định về an toàn hàng hải cho tàu buôn
- Quy định về các vách kín nước và chịu lửa
- Quy định về thiết bị cứu sinh
- Quy định về phòng và chống cháy trên tàu
- Quy định về thiết bị chữa cháy trên tàu khách
- Quy định về trang thiết bị vô tuyến điện báo cho tàu chở khách trên 50 khách Công ước dự định sẽ có hiệu lực vào tháng 7/1915 nhưng do đại chiến thế giới lần thứ nhất (1914-1918) nên phải ngừng lại
Công ước SOLAS-1929:
Ngày càng có nhiều nước muốn tham gia vào công ước và do nhu cầu của ngành hàng hải quốc tế sau chiến tranh nên cuộc hội nghị quốc tế về an toàn tính mạng người trên biển lần thứ hai đã được họp vào năm 1929 Hội nghị này gồm 18 nước tham gia nhằm phê chuẩn công ước SOLAS-1929 với nội dung:
+ Kế thừa công ước SOLAS-1914
+ Đưa thêm quy tắc quốc tế về tránh va trên biển
+ Công ước SOLAS-1929 có hiệu lực vào năm 1933
Tuy nhiên, do sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật nên những quy định trong công ước SOLAS 1929 không còn phù hợp với điều kiện thực tại
Công ước SOLAS-1948:
Năm 1948, dưới sự bảo trợ của Liên Hợp Quốc, Anh quốc đã đứng ra tổ chức hội nghị quốc tế để phê chuẩn công ước SOLAS lần thứ 3 tại Geneva với sự tham gia của
34 nước với những nội dung chủ yếu là: Kế thừa công ước SOLAS-1929 và mở rộng thêm các lĩnh vực sau:
- Chia khoang đối với tàu khách
- Tiêu chuẩn ổn định
- Duy trì những dịch vụ thiết yếu trong trường hợp nguy cấp
- Kết cấu chống cháy bao gồm 3 phương pháp lựa chọn việc chia khoang bằng vách chịu lửa và đóng cầu thàng chính
- Quy định cấp giấy chứng nhận an toàn trang thiết bị cho những tàu chở hàng trên
500 GRT Điều này có ý nghĩa là tàu khách đang cạnh tranh với máy báy mà tàu hàng được quan tâm hơn
- Sửa đổi các quy tắc tránh va
- Các quy định liên quan đến an toàn Hàng hải, khí tượng và đi băng cũng được sửa đổi, bổi sung
- Bổ sung thêm chương hàng hạt và hàng nguy hiểm kể cả chất nổ
- Cật nhật được thành tựu về thông tin vô tuyến điện
Công ước SOLAS 1960:
Năm 1960, hội nghị quốc tế về công ước SOLAS 1960 đầu tiên được tổ chức bởi IMO với sự tham gia của 55 quốc gia Đã thống nhất phê chuẩn một văn kiện mới đó
Trang 5là công ước SOLAS-1960 (bắt đầu có hiệu lực từ ngày 26/05/1965 ), công ước bổ sung nhiều quy tắc về đảm bảo an toàn trước đây chỉ áp dụng cho tàu khách nay được mở rộng cho tàu chở hàng, đặc biệt trong những tình huống khẩn cấp, dấu hiệu và chống cháy Sau nhiều lần sửa đổi bổ sung vào các năm 1966, 1967, 1968, 1969, 1971 và 1973, công ước SOLAS-60 trở nên không còn phù hợp với tốc độ phát triển của ngành hàng hải lúc bấy giờ vì thế một cuộc Hội nghị quốc tế về an toàn tính mạng người trên biển được tổ chức tại London từ ngày 21/10/1974 – 1/11/1974 với sự tham gia của 71 quốc gia đã phê chuẩn công ước SOLAS-1974
Công ước SOLAS-1974 được coi là bộ tiêu chuẩn khá hoàn hảo được đúc kết nhiều kinh nghiệm khai thác tàu của nhiều quốc gia xuyên suốt các quy định từ kỹ thuật đến khai thác tàu Công ước bắt đầu có hiệu lực vào ngày 25/5/1980
* Việt Nam tham gia công ước vào ngày 18/03/1991
Nội dung cơ bản của SOLAS 74
Quy định chung
Kết cấu – Phân khoang và ổn định, thiết bị động lực và thiết bị điện
Chống cháy bằng kết cấu phát hiện cháy và dập cháy
Trang thiết bị cứu sinh ; Vô tuyến điện báo và vô tuyến điện thoại
An toàn hàng hải; An toàn chở hàng hạt
Chuyên chở hàng nguy hiểm
Tàu hạt nhân
Sự quản lý cho hoạt động an toàn của tàu
Những tiêu chuẩn đánh giá an toàn cho tàu cao tốc
Những tiêu chuẩn đặc biệt nhằm nâng cao an toàn hàng hải
Những tiêu chuẩn đặc biệt để bảo đảm an ninh hàng hải
Bổ sung những tiêu chuẩn cho tàu chở hàng rời
Những sửa đổi và bổ sung của công ước SOLAS 74
Bổ sung hàng hàng năm: Công ước SOLAS-74 được bổ sung liên tục từ năm 1978 cho tới nay (trên 30 lần) và lần bổ sung sửa đổi gần đây nhất là tháng 12 năm 2006 với nội dung an toàn cho tàu khở khách
* Tính đến 31/07/2007 có 158 quốc gia tham gia công ước SOLAS-74, 111 quốc gia tham gia nghị định thư SOLAS-1978 và 87 quốc gia tham gia nghị định thư SOLAS-1988
B CÔNG ƯỚC LOADLINE 66
Lịch sử hình thành và phát triển
Hội nghị quốc tế đầu tiên về công ước đường mớn nước được vạch ra vào năm
1913 nhưng do đại chiến thế giới lần thứ nhất xảy ra nên kế hoạch này đã bị đình lại Tuy nhiên vào năm 1922 hiệp hội tàu thuyền ở Anh đã chấp nhận những quy tắc được rút ra từ những nghiên cứu về mạn khô và xem đó như là những quy tắc quốc tế Cho đến năm 1930 một hội nghị quốc tế được tổ chức tại London và kết quả là công ước
Trang 6quốc tế về mạn khô đầu tiên được ra đời (tên quốc
tế là: International convention on Load
Lines-1930)
Công ước đường mớn nước 1930 được coi là
quy tắc quốc tế đầu tiên được áp dụng cho tàu biển
trong giao thương quốc tế về mạn khô và công ước
này dựa trên nguyên tắc về duy trì sức nổi và tính
ổn định cho tàu đồng thời tránh việc quá tải trong
chuyên chở của tàu biển
Tuy nhiên, trong những thập kỷ tiếp theo do sự
phát triển mạnh mẽ của ngành công nghiệp tàu thuỷ
đặc biệt trong thiết kế và cấu trúc tàu điều đó khiến
cho công ước Load Lines trở nên lạc hậu, và kết
quả là một hội nghị quốc tế về đường mớn nước
được tổ chức tại trụ sở của IMO (International
Maritime Organization), London từ 03/03/1966 –
05/04/1966, với sự tham gia của 52 quốc gia và 8
nước cử quan sát viên tham dự Kết quả là công
ước Load Lines đã được thông qua vào tháng
04/1966 và bắt đầu có hiệu lực thi hành vào
21/07/1968
Nội dung cơ bản của công ước
Công ước Loadlines-66 được chia thành 3 phụ lục bao gồm:
- Phụ lục 1: Các quy định về xác định mạn khô
+ Chương 1: Quy định chung (9 quy định)
+ Chương 2: Những điều kiện quy định mạn khô (17 quy định)
+ Chương 3: Mạn khô (14 quy định)
+ Chương 4: Những yêu cầu đặc biệt đối với tàu chở gỗ trên boong (5 quy định)
- Phụ lục 2: Những vùng, khu vực và thời kỳ theo mùa (7 quy định)
- Phụ lục 3: Giấy chứng nhận mạn khô quốc tế
Công ước Loadlines-66 được xem xét bổ sung hàng năm bởi Đại hồi đồng của IMO hoặc bởi hội nghị chính phủ của các quốc gia thành viên và những sửa đổi bổ sung có hiệu lực sau 12 tháng sau khi được sự chấp thuận của 2/3 thành viên trong đại hội đồng
Những sửa đối bổ sung của công ước Loadlines-66:
+ Sửa đổi bổ sung vào năm 1971: Đưa ra những cải tiến về tiêu đề, hải đồ khu vực hoạt động hàng hải và khu vực theo mùa (to make certain improvements to the text and to the chart of zones and seasonal areas;)
+ Sửa đổi bổ sung vào năm 1975: Giới thiệu những nguyên tắc được hiểu ngầm trong công ước.(the 1975 amendments - to introduce the principle of 'tacit acceptance' into the Convention)
www.denizcilik.gov.tr/mevzuat/dos yam/LL%2066%20Eng._1.doc
Trang 7+ Sửa đổi bổ sung vào năm 1979: Đưa ra những quy định thay đổi về khu vực đường bờ của bờ biển Australia (to make some alterations to zone boundaries off the coast of Australia)
+ Sửa đổi bổ sung vào năm 1983: Mở rộng khu vực mùa hè và khu vực nhiệt đới phía Nam của bờ biển Chile (to extend the summer and tropical zones southward off the coast of Chile)
+ Nghị định thư 1988 được thông qua 11/11/1988 và có hiệu lực 03/02/2000 + Sửa đổi vào năm 1995, thông qua ngày 23/11/1995, có hiệu lực 12 tháng sau khi 2/3 hội đồng thông qua nhưng hiện nay bị thay thế bởi sửa đổi năm 2003
+ Sửa đổi vào năm 2003, thông qua tháng 06/2003, có hiệu lực 01/01/2005
* Công ước Loadlines, ngày bắt đầu có hiệu lực đối với Việt Nam 18/12/1990
* Nghị định thư sửa đổi, bổ sung năm 1988 (Load
line Protoycol 88), ngày có hiệu lực đối với Việt Nam:
27/05/2002
* Tính đến thời điểm hiện tại có 158 quốc gia tham
gia công ước và nghị định thư 1988 có 83 quốc gia
thành viên
C CÔNG ƯỚC MARPOL 73/78
Lịch sử hình thành và phát triển
Công ước Marpol (International Convention for
the prevention of pollution from ships) hay còn gọi là
công ước về ngăn ngừa ô nhiễm dầu do tàu biển gây ra
được bắt nguồn từ đầu thế kỷ 20 khi các quốc gia trên
thế giới nhận thấy rằng ô nhiễm dầu do tàu thuỷ gây ra
là một vấn đề lớn của toàn thế giới, chính vì thế vào
năm 1954 tại Anh đã diễn ra hội nghị quốc tế về ô nhiễm dầu trên biển và kết quả là
công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm biển bởi dầu được ban hành International Convention for the Prevention of Pollution of the Sea by Oil (OILPOL), 1954
Công ước OILPOL-1954 có hiệu lực thi hành vào 26/07/1958 Công ước đưa ra những qui định nhằm ngăn chặn ô nhiễm gây ra do tai nạn hoặc do vận chuyển hàng hóa là dầu mỏ, hàng nguy hiểm, độc hại bằng tàu, cũng như do nước, rác và khí thải ra
từ hoạt động của tàu
Công ước OIlPOL-1954 được bổ sung vào các năm 1967, 1969, 1971 và cuối cùng hội nghị quốc tế năm 1973 đã chấp thuận thông qua công ước quốc tế về ngăn ngừa ô
nhiêm dầu trên biển (International Convention for the Prevention of Pollution from Ships) hay còn gọi là công ước MARPOL-73 Năm 1978, Công ước 1973 được
sửa đổi, bổ sung bằng Nghị định thư 1978 kèm thêm 5 phụ lục mới, chính thức được
gọi tắt là MARPOL 73/78 Tiếp đến năm 1997 Marpol 73/78 được bổ sung bằng Nghị định thư 1997 có thêm phụ lục thứ 6 Như vậy, đến nay Marpol 73/78 đang được thực thi nghiêm ngặt trong ngành hàng hải thế giới Các quốc gia có thể đăng ký tham gia công ước theo từng chương và các chương có thời gian hiệu lực khác nhau
Trang 8- Chương 5 có hiệu lực thi hành vào 31/12/1988 (có 133 quốc gia thành viên)
- Chương 3 có hiệu lực thi hành vào 01/07/1992 (có 127 quốc gia thành viên)
- Chương 4 bắt đầu có hiệu lực vào 27/09/2003 (có 117 quốc gia thành viên)
- Nghị định thư 1977 (Chương 6) được thông qua 11/1997 và bắt đầu có hiệu lực vào 19/05/2005 (có 44 quốc gia thành viên)
* Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18 – 03 - 1991 (chỉ tham gia Phụ lục I&II, đang đề xuất tham gia các phụ lục III, IV, V, VI)
Nội dung cơ bản của công ước MARPOL-73 và nghị định thư 78
Nội dung công ước gồm 20 điều Nghị định thư có 9 điều, các biên bản và 5 phụ lục và 26 nghị quyết bao gồm các vấn đề:
- Những nguyên tắc để ngăn chặn ô nhiễm biển từ dầu
- Những nguyên tắc để hạn chế ô nhiễm bởi chất chất lỏng độc hại trong vận chuyển hàng rời Regulations for the Control of Pollution by Noxious Liquid Substances in Bulk) Phần này đưa ra khoảng 250 chất độc hại được xác minh và được
bổ sung trong công ước và trong bất cứ trường hợp nào không cho chấp nhận cho tàu vào cách đất liền ít nhất 12 dặm
- Ngăn chặn ô nhiễm bởi hợp chất độc hại từ chuyên chở hàng đóng gói (Prevention of Pollution by Harmful Substances Carried by Sea in Packaged Form) Phần này đưa ra những yêu cầu chung về tiêu chuẩn đóng gói, đánh dấu, dán nhãn, kho bãi …, chấp nhận và loại trừ những hợp chấp trong ngăn chặn ô nhiễm
- Ngăn chặn ô nhiễm bởi nước thải từ tàu biển (Prevention of Pollution by Sewage from Ships) Phần này đưa ra những yêu cầu để hạn chế ô nhiễm biển gây ra bởi nước thải từ tàu thuyền
- Ngăn chặn ô nhiễm bởi rác thải từ tàu biển (Prevention of Pollution by Garbage from Ships) Phần này phân chia các loại rác thải khác nhau từ tàu biển, và khoảng cách tối thiểu tính từ đất liền không được xả rác thải Phần này cũng đưa ra những yêu cầu nghiêm ngặt không cho xả rác trong một số vùng đặc biệt, nhưng quan trọng nhất trong chương này là không cho thải ra biển bất kỳ hình thức nào của rác thải từ plastic
- Ngăn chặn ô nhiễm không khí từ tàu thủy (Prevention of Air Pollution from Ships) Phần này đưa ra những quy định tối thiểu về lượng khí thải chứa hợp chất khí sulphur oxide and nitrogen oxide được phép thải
ra không khí
Những sửa đổi bổ sung của công ước: Công
ước được sửa đổi liên tục từ năm 1984, 1985,
1987… cho đến nay, lần gần đây nhất là vào
năm 2006
D CÔNG ƯỚC TONNAGE 69
Giới thiệu chung
Công ước TONNAGE (International
Convention on tonnage measurement on ships)
hay còn gọi là công ước quốc vế về đo dung tích
tàu biển Hội nghị triệu tập ngày 27/05/1969 tại
Nội dung chi tiết:
http://www.admiraltylawguide.c om/conven/tonnage1969.html
Trang 9London kết thúc ngày 23/06/1969 Gồm 48 nước tham gia và 7 nước cử quan sát viên Ngôn ngữ: 1 bản tiếng Anh và 1 bản tiếng Pháp có giá trị ngang nhau, được dịch sang tiếng Nga và Tây Ban Nha
Ngày có hiệu lực: 01/01/1972
Việt Nam tham gia công ước ngày: 18/03/1991
Nội dung công ước gồm có:
- Văn bản cuối cùng của hội nghị quốc tế về đo dung tích tàu biển 1969
- Phụ lục 1: Công ước quốc tế về đo dung tích tàu biển (22 điều)
- Phụ chương 1: Các quy định về xác định tổng dung tích và dung tích có ích (7 quy định)
Công ước COLREG-72 (Convention on the
International Regulations for Preventing Collisions at
Sea, 1972 (COLREGs)) được ký kết vào ngày 20 tháng
10 năm 1972 tại London và bắt đầu có hiệu lực từ ngày:
15-7-1977 Công ước COLREG-72 được sửa đổi bổ
sung trên cơ sở quy tắc tránh va có hiệu lực từ năm
1965 Cho đến nay công ước COLREG-72 đã được bổ
sung sửa đổi vào các năm sau:
- Sửa đổi, bổ sung vào năm 1981, các sửa đổi có hiệu
- Lần cuối cùng có hiệu lực vào 14/11/1995
Chính phủ Việt Nam đã công nhận và cho áp dụng công ước COLREG-72 từ ngày 01/05/1988 theo quyết định của Bộ Giao thông vận tải số 771/QĐ-CP ngày 08/04/1988 cho tất cả các phương tiện đi biển Việt NAM (bao gồm cả tàu cá) Ngày có hiệu lực đối với Việt Nam: 18/12/1990
Năm 2005 sau khi Bộ luật hàng hải được Quốc hội phê chuẩn, ngày 04/10/2005 Bộ trưởng Bộ Giao thông vận tải đã ra quyết định số 49/2005/QĐ-BGTVT về việc áp dụng quy tắc phòng tránh tàu thuyền đâm va trên biển năm 1972 (COLREG-72) đã
Nội dung chi tiết:
http://www.admiraltyla wguide.com/conven/coll isions1972.html
Trang 10được bổ sung sửa đổi vào các năm 1981, 1987, 1989, 1993, 2001 trong vùng cảng và trên biển cho các phương tiện đi biển Việt Nam
Nội dung công ước COLREG-72
Nội dung công ước:Công ước gồm 38 điều và 4 phụ lục Các phần cụ thể như sau: Phần 1: Quy tắc chung (điều 1-3)
Phần 2: Quy tắc hành trình và điều động (điều 4-9)
Phần3: Đèn và dấu hiệu (điều 20-31)
Phần 4: Tín hiệu âm thanh và ánh sáng (điều 32-37)
Phần 5: Miễn trừ (điều 38)
Các phụ lục là :
Phụ lục 1: Vị trí và những đặc tính kỹ thuật của các đèn và dấu hiệu
Phụ lục 2: Những tín hiệu bổ sung cho tàu thuyền đang đánh cá gần nhau Phụ lục 3: Đặc tính kỹ thuật của các thiết bị phát âm hiệu
Phụ lục 4: Những tín hiệu cấp cứu
Ý nghĩa của công ước
Công ước nhằm mục đích giữ an toàn ở mức độ cao trên biển, làm cơ sở cho các tàu thuyền khi đến gần nhau trên biển có thể phối hợp hành động theo quy tắc để tránh hoặc giảm đến mức tổi thiểu sự cố đâm va xảy ra
Là căn cứ pháp luật chủ yếu để xem xét, xử lý tranh chấp các sự cố đâm va trên biển khi có tàu thuyền đâm va nhau, dựa trên những điều khoản của quy tắc để phân tích, tìm nguyên nhân của sự cố, phán quyết trách nhiệm của đôi bên
F NGHỊ QUYẾT CỦA TỔ CHỨC LAO ĐỘNG QUỐC TẾ (ILO)
2 Thành viên của ILO:
Khi thành lập năm 1919, ILO chỉ có 45 nước tham gia Đến nay, ILO đã có 180 quốc gia thành viên trong đó Brunây là thành viên trẻ nhất - vừa gia nhập ILO đầu năm 2007 Nguồn kinh phí cho các hoạt động của ILO bao gồm: nguồn ngân sách thường xuyên do các nước thành viên ILO đóng góp niên liễm theo tỷ lệ của Liên hợp quốc,
và các nguồn tài chính do các nhà tài trợ song phương và đa phương hỗ trợ
3 Mục tiêu và hoạt động:
ILO được thành lập trên cơ sở ba mục tiêu cơ bản là mục tiêu nhân đạo (cải thiện điều kiện làm việc của người lao động); mục tiêu chính trị (đảm bảo công bằng xã hội
Trang 11và bảo vệ các quyền lao động và quyền con người sẽ tạo bình ổn xã hội); và mục tiêu kinh tế Để thực hiện các mục tiêu trên, ILO xây dựng các tiêu chuẩn lao động quốc tế thông qua hình thức các Công ước (CW) và Nghị quyết trong đó qui định các tiêu
chuẩn tối thiểu về quyền của người lao động (ví dụ quyền tự do thương hội, quyền
được tổ chức và đàm phán tập thể, quyền xoá bỏ lao động cưỡng bức, không bị phân biệt đối xử tại nơi làm việc và trong việc làm vv…) Đến nay (2/2007), ILO đã thông qua tổng cộng 187 Công ước và 197 Khuyến nghị Trong số 187 CW trên, có 8 CW được coi là các Công ước cơ bản tập trung vào 4 lĩnh vực: Tự do lập hội và tổ chức; Chống lao động cưỡng bức; Xóa bỏ lao động trẻ em; Chống phân biệt đối xử Các Công ước và Khuyến nghị của ILO được coi là cơ sở của Bộ luật lao động quốc tế
4 Cơ cấu tổ chức:
ILO là một tổ chức quốc tế chuyên môn của LHQ Đứng đầu ILO là 1 Tổng Giám đốc (TGĐ) với nhiệm kỳ 5 năm TGĐ/ILO hiện nay là ông Juan Somavia (quốc tịch Chi Lê) Giúp việc TGĐ là các Phó TGĐ và Ban thư ký Các cơ quan chính của ILO gồm: Hội nghị lao động quốc tế; Hội đồng quản trị; Văn phòng lao động quốc tế (Ban Thư ký); Các văn phòng khu vực; Các uỷ ban công nghiệp và các nhóm chuyên gia; Hai cơ quan hỗ trợ là Trung tâm Đào tạo Quốc tế và Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Lao động
- Hội nghị lao động quốc tế (International Labour Conference-ILC):
Hội nghị Lao động Quốc tế (ILC) là sự kiện hàng năm quan trọng nhất của ILO,
vì thế còn có tên gọi khác là Đại hội đồng ILO Các nội dung của ILC sẽ được lựa chọn luân phiên theo chủ đề của 4 cặp CW ILO cơ bản nêu trên Do tính chất đặc thù, các nước thành viên cử đại biểu dự ILC bắt buộc phải gồm ba thành phần là chính phủ, đại diện giới lao động (giới thợ) và đại diện giới sử dụng lao động (giới chủ) Cả ba thành phần này có tiếng nói và quyền bầu cử bình đẳng như nhau tại ILC và tất cả các diễn đàn của ILO Tại Đại hội đồng ILO, các đại biểu ba bên sẽ đánh giá các hoạt động của ILO trong năm trước; thảo luận và bổ sung các chính sách lao động; theo dõi việc các nước thực hiện các Công ước ILO; xem xét hủy bỏ các CW đã lỗi thời; thông qua ngân sách hoạt động của ILO (hai năm /lần) và quyết định mức niên liễm của các nước thành viên
- Hội đồng Quản trị (Governing Body):
Hội đồng Quản trị (HĐQT) quản lý các hoạt động và quyết định chính sách của ILO trong thời gian giữa hai Hội nghị ILC HĐQT họp 3 lần/ năm, gồm 2 khoá bàn về nội dung (vào tháng 3 và tháng 11) và 1 khoá bàn về tổ chức - họp ngay sau khi kết thúc khoá ILC thường niên để bàn về việc triển khai thực hiện các quyết định của khoá họp này và chỉ kéo dài 1 ngày HĐQT có các nhiệm vụ: xây dựng chương trình
và ngân sách của ILO để trình ILC thông qua; bổ nhiệm Tổng Giám đốc với nhiệm kỳ
5 năm Về cơ cấu, HĐQT có nhiệm kỳ 3 năm và gồm 56 thành viên chính thức và 66 phó thành viên - các Phó thành viên không có quyền bỏ phiếu tại HĐQT
- Văn phòng Lao động Quốc tế (International Labour Office):
Văn phòng Lao động Quốc tế là Ban Thư ký của ILO, đồng thời là trung tâm nghiên cứu và xuất bản ấn phẩm của ILO Ngoài Văn phòng Lao động Quốc tế tại Giơ-ne-vơ, Thuỵ Sỹ, hiện nay ILO có các Văn phòng chi nhánh và khu vực tại hơn 40 quốc gia trên thế giới
- Trung tâm Đào tạo Quốc tế (International Training Centre) đóng tại Turin (Ý):
Trang 12Bắt đầu hoạt động năm 1965, Trung tâm tập trung giảng dạy các chương trình liên quan chủ yếu đến các vấn đề cơ bản nhất của ILO nhằm mục đích hỗ trợ giới lao động
và giới sử dụng lao động của các quốc gia thành viên về các vấn đề chính sách lao động, việc làm vv… Đến nay đã có khoảng 70,000 lượt người đến từ 172 quốc gia và vùng lãnh thổ được đào tạo tại Trung tâm
- Học viện Quốc tế về Nghiên cứu Lao động (International Institute on Labour Studies) đóng tại Giơ-ne-vơ, Thụy Sĩ:
Các hoạt động chính của Học viện gồm: nghiên cứu quan hệ giữa các thể chế lao động, tăng trưởng kinh tế và công bằng xã hội, tạo ra các diễn đàn về chính sách xã hội, giảng bài/tổ chức các khoá học và hội thảo, các chương trình thực tập liên quan đến nghiên cứu lao động
5 Hình thức hỗ trợ của ILO:
Các quốc gia thành viên được ILO hỗ trợ dưới hình thức các chương trình, dự án
do ILO điều hành Các hoạt động trợ giúp khác là: tư vấn; nghiên cứu kỹ thuật; tăng cường năng lực, thể chế; đào tạo, thăm quan khảo sát, hội nghị/hội thảo về các chuyên
đề liên quan đến chiến lược và chính sách lao động, việc làm Mọi hoạt động trợ giúp của ILO đều phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản trong Điều Lệ ILO, đó là tôn trọng quyền cơ bản tại nơi làm việc; tạo thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ cũng như nam giới có được việc làm đàng hoàng với thu nhập phù hợp và được bảo vệ về nhân phẩm
6 Chính sách chung của ILO:
Chính sách chung, xuyên suốt mọi hoạt động của ILO được qui định cụ thể trong Hiến Chương (ILO Constitution) Bộ Hiến Chương ILO được 9 thành viên Ủy Ban Lao động (Labour Commission) viết trong khoảng từ tháng Giêng đến tháng Tư năm
1919 Điểm nổi bật nhất trong Hiến chương là qui chế làm việc ba bên (Tripartie Organization) bao gồm đại diện của Chính phủ, Giới chủ và Giới thợ với tiếng nói bình đẳng tại tất cả các diễn đàn ILO Đây là tổ chức quốc tế duy nhất trên thế giới làm việc theo cơ chế này
Hiến Chương qui định cụ thể các lĩnh vực hoạt động chính của ILO bao gồm: Tăng cường cơ hội cho phụ nữ cũng như nam giới có được việc làm phù hợp trong điều kiện được đảm bảo tự do, bình đẳng, an ninh và phẩm giá; Khuyến khích các nguyên tắc và quyền cơ bản ở nơi làm việc; Ủng hộ việc tạo thêm nhiều cơ hội cho phụ nữ cũng như nam giới có được việc làm và thu nhập hợp lý; Hỗ trợ việc mở rộng phạm vi hỗ trợ và nâng cao hiệu quả của công tác bảo trợ xã hội và đảm bảo việc tăng cường cơ chế ba bên và đối thoại Toàn bộ các chính sách và hoạt động hỗ trợ của ILO đều được xây dựng dựa trên nền tảng của Bộ Hiến Chương này Hiến chương cũng được các nước thành viên ILO bổ sung và sửa đổi cho phù hợp với điều kiện tình hình mới
7 Phương hướng hoạt động hiện nay của ILO:
Năm 1998, Tổng Giám đốc ILO, Ông Juan Somavia đưa ra sáng kiến “Chương trình Nghị sự về Việc làm Bền vững ” (Decent Work Agenda) nhằm khẳng định mạnh
mẽ hơn nữa cam kết tôn trọng, xúc tiến và công nhận các quyền tự do nghiệp đoàn và thỏa ước tập thể của cả 3 bên Chính phủ, người sử dụng lao động và người lao động Chương trình cũng yêu cầu các nước thành viên ILO cam kết hành động nhằm xóa bỏ hoàn toàn các hình thức lao động cưỡng bức, lao động bắt buộc, và xóa bỏ sự phân biệt đối xử trong việc làm và nghề nghiệp
Trang 13Chương trình Nghị sự về Việc làm Bền vững được coi là tiêu chí và nền tảng cho mọi hoạt động của ILO hiện nay Chương trình được tập trung hỗ trợ 6 lĩnh vực chính
là (1) Cơ hội việc làm dành cho mọi đối tượng lao động; (2) Tự do lựa chọn việc làm; (3) Việc làm hiệu quả; (4) Công bằng trong việc làm; (5) An toàn và an sinh xã hội trong công việc; (6) Tôn trọng nhân phẩm người lao động Các chiến lược, chính sách
và phương hướng giúp đỡ của ILO hiện nay và thời gian tới đều phải đựơc xây dựng trên cơ sở các lĩnh vực nêu trên
8 Các hình thức hỗ trợ hiện nay của ILO:
Trên cơ sở chính sách chung qui định trong Điều lệ ILO và 6 nội dung cơ bản nêu trong Chương trình Nghị sự về Việc làm Bền vững, ILO hỗ trợ các quốc gia thành viên thông qua các chương trình, dự án liên quan đến quan đến hỗ trợ hoạch định chiến lược, xây dựng chính sách lao động và việc làm đảm bảo phù hợp với ưu tiên của cả ILO và của quốc gia thành viên Trên cơ sở các nguyên tắc trên, các lĩnh vực cụ thể được ILO ưu tiên trợ giúp là: (1) hỗ trợ đào tạo và tái đào tạo nghề; (2) xây dựng các chính sách việc làm; (3) quản lý lao động; (4) xây dựng luật lao động và quan hệ lao động; (5) cải thiện điều kiện làm việc; (6) phát triển quản lý; (7) xây dựng hôi, nghiệp đoàn; (8) bảo đảm an sinh xã hội; (9) tập hợp tư liệu về lao động, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp
Nhìn chung, định hướng chiến lược các hoạt động của ILO thể hiện trong Chương trình Nghị sự về Việc làm Bền vững của Tổng Giám đốc ILO được các nước thành viên tích cực hưởng ứng Hội đồng kinh tế xã hội của LHQ họp tháng 7/2006 đã dành thời gian Phiên Thảo luận Cấp cao để thảo luận và ủng hộ Chương trình này Cho tới nay, các hoạt động hỗ trợ của ILO được đánh giá là hiệu quả, kịp thời và góp phần hỗ trợ tích cực các quốc gia trong lĩnh vực xây dưng chính sách lao động, cải thiện quan
hệ lao động và điều kiện làm việc cho người lao động
9 Thông tin chung về quá trình hợp tác:
a Sơ lược các mốc quan trọng trong quá trình hợp tác:
- Năm 1982: Việt Nam rút khỏi ILO vì một số lý do kỹ thuật;
- Năm 1993: Việt Nam tái gia nhập ILO và hàng năm đóng niên niễm mức 0,021 tổng ngân sách ILO hàng năm (tương đương 62,125 Franc Suisse năm 2002; 72.368
FS năm 2003 và 67.368 FS năm 2004);
- Năm 2000: Việt Nam phê chuẩn Công ước 182 “Cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất” (Quyết định số 169/QĐ/CTN ngày17/11/2000);
- Năm 2002: Việt Nam và ILO đã ký Hiệp định thiết lập Văn phòng ILO tại Hà Nội (04/02/2002);
- Năm 2003: Việt Nam gia nhập Công ước số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc (09/06/2003);
- Năm 2006: Chính phủ VN chấp thuận Văn kiện sửa đổi Điều lệ ILO bãi bỏ các Công ước đã lỗi thời (15/03/2006)
- Tháng 7/2006: Việt N và ILO ký Văn kiện Khuôn khổ hợp tác quốc gia Xúc tiến Việc làm Bền vững giai đoạn 2006-2010
b Về phía Việt Nam:
Trang 14Chính phủ Việt Nam luôn giữ vững các cam kết với ILO Trong nước, Chính phủ
đã xây dựng các Bộ luật quan trọng như Bộ Luật Lao động, Dân sự, Hình sự nhằm tạo mọi điều kiện thuận lợi và bảo vệ quyền lợi cho người lao động Các chính sách và các Bộ Luật được Chính phủ sửa đổi, bổ sung cho phù hợp với tình hình mới, đồng thời cũng là để tương thích với các tiêu chuẩn lao động qui định trong các Công ước (CW) của ILO mà Việt Nam là thành viên Đến nay Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước của ILO, trong đó có 5/8 CW cơ bản gồm: CW số 100 về trả công bình đẳng giữa lao động nam và nữ cho loại công việc có giá trị ngang nhau; CW số 111 về chống phân biệt đối xử tại nơi làm việc; CW số 138 qui định tuổi tối thiểu được đi làm việc và CW số 182 về cấm và hành động ngay lập tức loại bỏ các hình thức lao động trẻ em tồi tệ nhất, và CW 29 về chống lao động cưỡng bức
Hiện nay Việt Nam và ILO tiếp tục xây dựng Chương trình Tạo việc làm cho Thanh niên Việt Nam đến năm 2010 Bộ lao đông Thương binh và Xã hội cũng đang cùng các cơ quan liên quan đang xem xét khả năng trình Chính phủ việc ta tham gia hai CW cơ bản về chống lao động cưỡng bức (CW số 29 và 105)
Hàng năm Chính phủ Việt Nam đều cử đoàn cấp cao dự Đại hội đồng ILO với đủ
ba thành phần là Chính phủ, Phòng Thương Mại và công nghiệp Việt Nam, Liên minh HTX Việt Nam và Tổng Liên đoàn lao động Việt Nam Việt Nam cũng có nhiều đóng góp tích cực vào Hội đồng Quản trị ILO, do vậy, năm 2002, Việt Nam được các nước thành viên ILO nhất trí bầu vào vị trí Phó thành viên 3 Hội đồng Quản trị ILO giai đoạn 2002-2005 Năm 2005, ta được bầu vào vị trí Phó thành viên 3 (2005-2008) Việc Việt Nam được bầu làm Phó thành viên HĐQT-cơ quan đầu não của ILO - có ý nghĩa quan trọng và hiện nay, Chính phủ đã quyết định tiếp tục lộ trình vận động Ứng
cử vị trí Phó thành viên 1 giai đoạn 2008-2011 và tiến tới ứng cử vị trí Phó thành viên chính thức (Titular Member) giai đoạn 2011-2014
c Về phía ILO:
Hoạt động của ILO tại Việt Nam đã tăng lên đáng kể đặc biệt từ giữa những năm
1990 trở lại đây Các hỗ trợ của ILO tập trung giúp Chính phủ hoạch định chiến lược
và chính sách về lao động, việc làm nhằm giúp cải thiện điều kiện sống và điều kiện làm việc của người lao động Theo tinh thần “Chương trình nghị sự việc làm bền vững” (Decent Work Agenda), trong thời gian tới ILO sẽ tập trung hỗ trợ cho công tác ngăn chặn và xoá bỏ tình trạng lao động trẻ em, tăng cường bình đẳng nam nữ, phát triển các doanh nghiệp, bảo trợ xã hội, an toàn và sức khoẻ nghề nghiệp, thúc đẩy các mối quan hệ lao động và đối thoại xã hội Nhìn chúng, các hoạt động hợp tác đều gắn với các mục tiêu phát triển kinh tế xã hội của Chính phủ và phù hợp với bốn mục tiêu chiến lược về chương trình việc làm của ILO
10 Các lĩnh vực và hình thức hợp tác chủ yếu:
ILO giúp Việt Nam chủ yếu thông qua các chương trình, dự án và các hoạt động tăng cường thể chế nhằm nâng cao năng lực trong lĩnh vực quản lý lao động và việc làm Nguồn ngân sách ILO hỗ trợ cho Việt Nam khoảng 2,5 triệu USD giai đoạn 1999-2002 Đến cuối năm 2003, tổng số vốn tài trợ tăng lên khoảng 5,7 triệu USD Tại Hội nghị Tư vấn các Nhà tài trợ cuối năm 2003 tại Hà Nội, ILO đã cam kết tài trợ thêm cho Việt Nam 2,7 triệu đô la Kể từ năm 2006 trở đi, các hoạt động hợp tác Việt Nam-ILO sẽ tập trung vào các nội dung cơ bản của Chương trình nghị sự việc làm bền vững hai bên ký kết 7/2006 Dưới đây là một số chương trình, dự án đang được ILO phối hợp với các cơ quan trong và ngoài nước thực hiện từ năm 2000 đến nay:
Trang 15- Dự án "Xây dựng năng lực Tư vấn kinh tế, xã hội cho phụ nữ", tổng ngân sách 500.000 USD, kết thúc năm 2002;
- Dự án "Khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh", tổng ngân sách 1.048.499 USD kết thúc năm 2004;
- Dự án "An toàn lao động và hệ thống thanh tra lao động hợp nhất", tổng ngân sách 440.000 USD, kết thúc năm 2004;
- “Chương trình khởi sự và tăng cường khả năng kinh doanh (SIYB)” giai đoạn 1 (11/1998-12/2004);
- Dự án an toàn lao động và thanh tra lao động hợp nhất 2001-2005;
- Dự án “Mở rộng chương trình tài chính và bảo hiểm vi mô cho lao động nữ khu vực phi chính thức” kết thúc năm 2006;
- Dự án ILO/Chính phủ Pháp về mở rộng chương trình tài chính và bảo hiểm vi mô cho lao động nữ trong khu vực kinh tế phi chính thức (5/2003-12/2006) với Ngân sách
Dự án khoảng 415.743 đôla Mỹ;
- Chương trình quốc gia phòng ngừa và xóa bỏ lao động trẻ em tại Việt Nam (IPEC) :2001-2006;
- Dưn án tăng cường quan hệ lao động ILO-Việt Nam: 1/2003-6/2006;
- Dự án ngăn ngừa buôn bán phụ nữ và trẻ em ở cấp cộng đồng tại Việt Nam (TICW): 4/2005-10/2006;
- Dự án tăng cường năng lực an toàn và vệ sinh lao động trong nông nghiệp tại Việt Nam (5/2004-4/2007);
- “Chương trình cải tiến doanh nghiệp Việt Nam-FIP”: Giai đoạn 1 đã kết thúc 7/2006 và giai đoạn 2 được tiến hành từ 8/2006-12/2007 ;
- Chương trình phòng chống AIDs tại nơi làm việc: 2006-2007;
- Dự án ILO/Bộ phát triển quốc tế Anh về “Hỗ trợ phòng chống buôn bán phụ nữ
và trẻ em tại Việt Nam” (5/2005-5/2008);
- Dự án ILO/Luých-Xăm-Bua về nâng cao năng lực huấn luyện an toàn vệ sinh lao động tại Việt Nam (7/2006-12/2008);
- Dự án giảm nghèo thông qua trợ giúp tổng thể phát triển doanh nghiệp nhỏ (PRISED) 2005-2009;
- Dự án “Khuôn khổ hợp tác quốc gia xúc tiến việc làm bền vững tại Việt Nam giai đoạn 2006-2010;”
- Hiện nay ILO và Chính phủ Việt Nam đang tích cực hoàn chỉnh Dự án tạo việc làm cho Thanh niên Việt Nam đến năm 2010
11 Việt Nam tham gia các Công ước ILO:
Đến nay (2/2007), Việt Nam đã phê chuẩn 16/187 Công ước (CW) của ILO, trong
đó có 5/8 Công ước cơ bản (Công ước số 100 và Công ước số 111 về quyền bình đẳng nam nữ trong công việc và trả công lao động; Công ước số 182 và Công ước 138 về lao động trẻ em; CW số 29 về chống lao động cưỡng bức) Trong thời gian tới, Chính phủ Việt Nam đang xem xét việc phê chuẩn thêm hai Công ước là CW số 105 về chống lao động cưỡng bức và CW số 184 về an toàn sức khỏe lao động nông nghiệp
Trang 16I.2 CÁC TIÊU CHUẨN, VĂN BẢN PHÁP LUẬT TRONG NƯỚC
I.2.1 Những qui phạm được áp dụng vào việc giám sát kỹ thuật tàu cá trong đóng mới, sữa chữa, cải hoán và khai thác bao gồm:
1 TCVN 6295-1÷11: 1997-Qui phạm phân cấp và đóng tàu biển vỏ thép
2 TCVN 6272: 1997-Qui phạm thiết bị nâng hàng tàu biển
3 TCVN 6275: 1997-Qui phạm thiết bị làm lạnh hàng
4 TCVN 6276: 1997-Qui phạm các hệ thống ngăn ngừa ô nhiễm biển của tau
5 TCVN 6277:1997-Qui phạm hệ thống điều khiển tự động và từ xa
6 TCVN 6278: 1997-Qui phạm trang bị an toàn tàu biển
7 TCVN 6282: 1997-Qui phạm kiểm tra và chế tạo các tàu chất dẻo cốt sợi thủy tinh
8 Qui phạm đo dung tích tàu biển
9 TCVN 6718: 2000-Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển (tàu dài trên 20m)
10.TCVN 7111: 2002-Qui phạm phân cấp và đóng tàu cá biển cỡ nhỏ (tàu dài dưới 20m)
I.2.2 Luật thủy sản 2003
Luật Thủy sản được ban hành ở cuộc họp quốc hội khóa XI, kỳ hợp thứ 4 từ ngày
21 tháng 10 đến ngày 26 tháng 11 năm 2003 và có hiệu lực từ ngày 1/7/2004
Luật đã nêu ra các vấn đề chung về quản lý tàu cá, chẳng hạn như quản lý vùng hoạt động của tàu cá, công tác đăng kiểm tàu cá … Đây là tiền đề cho việc ban hành các quy định, chỉ thị của các bộ ngành đề quản lý tàu cá ngày một tốt hơn
I.2.3 Văn bản pháp luật do Chính phủ ban hành
quản lý hoạt động khai thác thủy
sản của tổ chức, cá nhân Việt Nam
trên các vùng biển
- Nghị định 32/2010/NĐ-CP của
Thủ tướng chính phủ 30/03/2010, về
quản lý hoạt động thủy sản của tàu
cá nước ngoài trong vùng biển Việt Nam
- Nghị định 31/2010/NĐ-CP của Thủ tướng chính phủ 29/03/2010, về xử phạt quy
phạm hành chính trong lĩnh vực thủy sản
- Quyết định 1041/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 22/07/2009, phê duyệt đề án
đả m bảo mạng lưới thông tin biển đảo
- Quyết định 965/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 21/07/2008, về việc sửa đổi,
bổ sung các Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành một số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hộ thuộc diện chính
Tìm hiểu tiêu chuẩn và văn bản pháp luật trong nước, sinh viên trả lời các câu hỏi sau:
1 Những tồn tại của Luật thủy sản 2003 trong
điều kiện quản lý tàu cá hiện nay
2 Quản lý và an toàn tàu cá hoạt động trên biển cần áp dụng những văn bản pháp luật nào
Trang 17sách, hộ nghèo, hộ cận nghèo và ngư dân, Quyết định số 602/QĐ-TTg ngày 22/5/2008
về sửa đổi, bổ sung Quyết định số 201/QĐ-TTg ngày 19/2/2008 và Quyết định số 289/QĐ-TTg ngày 18/3/2008 của Thủ tướng Chính phủ
- Quyết định 289/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 18/03/2008, về ban hành một
số chính sách hỗ trợ đồng bào dân tộc thiểu số, hô thuộc diện chính sách, hộ nghèo,
hộ cận nghèo và ngư dân
- Chỉ thị 08/2008/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ 26/02/2008, về công tác
phòng, chống thiên tai, lụt, bão và tìm kiếm cứu nạn năm 2008
- Quyết định 172/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 16/11/2007, phê duyệt
Chiến lược quốc gia phòng, chống và giảm nhẹ thiên tai đến năm 2020
- Quyết định 37/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 21/08/2007, phê duyệt Đề
án tổ chức thông tin phục vụ công tác phòng, chống thiên tai trên biển
- Quyết định 118/2007/QĐ-TTg của Thủ tướng chính phủ 25/07/2007, về chính
sách hỗ trợ ngư dân khắc phục rủi ro do thiên tai trên biển
- Chỉ thị 08/2007/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ 03/04/2007, về việc tăng
cường công tác phòng, chống lụt, bão và tìm kiếm, cứu nạn, giảm nhẹ thiệt hại do thiên tai gây ra năm 2007
- Chỉ thị 22/CT-TTg của Thủ tướng chính phủ 30/06/2006, tăng cường công tác
bảo đảm an toàn cho hoạt động đánh bắt hải sản trên các vùng biển, đặc biệt là
đ ánh bắt xa bờ
I.2.4 Văn bản pháp luật do BNN & PTNN ban hành
- Quyết định 96/2007/QĐ-BNN của Bộ NN&PTNT 28/11/2007, về việc ban hành
Quy chế Đăng kiểm tàu cá
- Chí thị 05/CT-BTS của Bộ Thủy sản 31/07/2007, về tăng cường công tác tổ
chức và hoạt động của Thanh tra Thuỷ sản
- Thông tư 02/2007/TT-BTS của Bộ Thủy sản 13/07/2007, hướng dẫn thực hiện
Nghị định số 66/2005/NĐ-CP ngày 19/5/2005 của Chính phủ về đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản
- Quyết định 493/QĐ-BTS của Bộ Thủy sản 16/04/2007, về việc thành lập Ban
chỉ huy phòng, chống lụt, bão và phối hợp tìm kiếm cứu nạn của Bộ Thuỷ sản
- Chỉ thị 01/CT-BTS của Bộ Thủy sản 23/03/2007, về công tác phòng, chống lụt,
bão, tìm kiếm cứu nạn, đảm bảo an toàn cho người và tàu cá hoạt động thuỷ sản năm 2007
Trang 18II.1 GIỚI THIỆU CHUNG
Ngày 19/11/1962 Chính phủ ra nghị định số 203/CP quy định về quản lý và kiểm tra an toàn kỹ thuật cho tất cả phương tiện thủy Việt Nam là thuộc trách nhiệm của Cục Vận tải Thủy Việt Nam
Năm 1978 Bộ thủy sản nhận thấy rằng tàu thuyền nghề cá có những đặc điểm riêng như sau:
- Số lượng tàu thuyền nghề cá lớn
- Hầu hết là cỡ nhỏ, trang bị thô sơ
- Phân tán ở khắp nơi dọc theo bờ biển, ven biển hải đảo, kênh rạch v.v…
- Trình độ dân trí của cán bộ thuyền viên thấp
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghề cá đã đủ mạnh có thể đảm nhận công việc đăng kiểm
Từ đó, Bộ thủy sản đã có công văn số 989-HS/VP ngày 18/04/1979 và công văn số 3974-LB/HS/GTVT ngày 03/12/1979 đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị định 203/CP ngày 19/11/1962 của hội đồng Chính phủ nhằm giao quyền quản lý kỹ thuật tàu thuyền nghề cá cho ngành thủy sản Ngày 26/06/1980, hội đồng Chính phủ ra quyết định số 94 về giao thông vận tải biển, nội dung quan trọng của quyết định này là ngành Thủy sản được giao quyền quản lý kỹ thuật đối với các tàu đánh cá có chiều dài thiết
- Chi cục đăng kiểm tàu cá
- Bộ phận nguồn lợi của vụ quản lý nghề cá
Sự ra đời của Cục Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là nhằm đáp ứng yêu cầu của pháp lệnh bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản của Hội đồng Nhà nước ngày 25/04/1989
nhiệm vụ chính là: quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và đăng
kiểm tàu cá đối với các tổ chức trong nước theo quy định của Bộ Thủy sản
Ngày 15 tháng 01 năm 2004 Bộ Thuỷ sản ban hành thông tư số: 01/2004/TT-BTS
Hà Nội về thi hành Nghị định số 80/2002/NÐ-CP ngày 15/10/2002 hướng dẫn một số điểm cụ thể sau: Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản có trách nhiệm phối hợp với Cục Ðăng kiểm Việt Nam, Bộ Giao thông vận tải làm các thủ tục bàn giao các tàu
cá có chiều dài thiết kế trên 20 mét sang ngành Thuỷ sản quản lý Đồng thời giao cho Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản quản lý toàn bộ khối tàu có đường nước thiết kế trên 20 mét
VẤN ĐỀ 2
TỔ CHỨC BỘ MÁY QUẢN LÝ TÀU CÁ
Trang 19II.2 BỘ MÁY TỔ CHỨC QUẢN LÝ TÀU CÁ
II.2.1 Bộ NN & PTNN
Ngày 31 tháng 7 năm
2007, Quốc hội khoá XII đã
thông qua Nghị quyết về cơ
cấu Chính phủ nhiệm kỳ
khoá XII, trong đó Quốc hội
đã thông qua việc hợp nhất
Bộ Thuỷ sản vào Bộ Nông
nghiệp và Phát triển nông
thôn thành Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn
Ngày 03 tháng 01 năm
2008 Chính phủ ban hành Nghị định số: 01/2008/NĐ-CP về việc Quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Nghị định số: 01/2008/NĐ-CP quy định vị trí, chức năng của Bộ Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn: "Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn là cơ quan của Chính
phủ, thực hiện chức năng quản lý nhà nước các ngành, lĩnh vực: nông nghiệp, lâm
nghiệp, diêm nghiệp, thuỷ sản, thuỷ lợi và phát triển nông thôn trong phạm vi cả
nước; quản lý nhà nước các dịch vụ công trong các ngành, lĩnh vực thuộc phạm vi quản lý của Bộ”
II.2.2 Tổng cục thủy sản
Nghị định số 75/2009/NĐ-CP ngày 10 tháng 9 năm 2009 của Chính phủ về việc sửa đổi Điều 3 Nghị định số 01/2008/NĐ-CP ngày 03 tháng 01 năm 2008 của Chính phủ quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Bộ Nông nghiệp
và Phát triển nông thôn Tại nghị định 75/2009/NĐ-CP thì tổng cục thủy sản được thành lập
Cũng theo quyết định 05/2010/QĐ-TTg, Tổng cục Thuỷ sản là cơ quan trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, thực hiện chức năng tham mưu, giúp Bộ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn quản lý nhà nước và thực thi nhiệm vụ
quản lý nhà nước về thuỷ sản; quản lý, chỉ đạo các hoạt động dịch vụ công thuộc
phạm vi quản lý của Tổng cục
II.2.3 Cục Khai thác và bảo vệ NLTS
Cũng theo quyết định 05/2010/QĐ-TTg, cục khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản được thành lập
Theo quyết định số: 97/QĐ-TCTS-VP ngày 9/7/2010 của Tổng cục thủy sản thì chức năng nhiệm vụ của cục khai thác như sau:
1 Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản là đơn vị trực thuộc Tổng cục Thủy sản, thực hiện chức năng tham mưu giúp Tổng cục trưởng quản lý nhà nước, thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước và dịch vụ công trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
1 Vẽ sơ đồ bộ máy tổ chức quản lý tàu cá nước ta
2 Trình bày chức năng, nhiệm vụ các chủ thể trong bộ máy tổ chức quản lý tàu cá nước ta
Sinh viên trả lời các câu hỏi sau:
Trang 202 Chủ trì hoặc tham gia xây dựng văn bản quy phạm pháp luật; chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn, ngắn hạn; chương trình, dự án, đề án và các văn bản khác thuộc lĩnh vực khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo chương trình, kế hoạch của Tổng cục
3 Tổ chức, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các văn bản quy phạm pháp luật, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch, chương trình, đề án, dự án, tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật, quy trình, quy phạm, định mức kinh tế- kỹ thuật về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản
4 Tham mưu hoặc Ban hành các văn bản cá biệt và hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành khai thác bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo phân công và phân cấp của Tổng cục
5 Quản lý khai thác thuỷ sản
6 Bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
7 Quản lý tàu cá
8 Quản lý cơ sở hậu cần dịch vụ nghề cá
9 Công tác bảo đảm an toàn cho người và tàu cá khai thác thủy sản
10 Thực hiện nhiệm vụ quản lý các chương trình, dự án đầu tư theo phân cấp và phân công của Tổng cục trưởng
11 Tham mưu và tổ chức thực hiện giải quyết tranh chấp về khai thác và bảo vệ nguồn lợi thủy sản theo thẩm quyền; phối hợp xử lý tàu nước ngoài hoạt động nghề cá trái phép trên các vùng biển Việt Nam
12 Triển khai các hoạt động về Khoa học công nghệ và khuyến ngư trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản
13 Thực hiện cải cách hành chính theo chương trình, kế hoạch cải cách hành chính của Tổng cục
14 Tham gia quản lý nhà nước đối với hoạt động của Hội, Hiệp hội và các tổ chức
xã hội nghề nghiệp trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thủy sản
15 Quản lý nhân lực, tài chính, tài sản và các nguồn lực khác được giao
16 Thực hiện nhiệm vụ khác do Tổng cục trưởng phân công
II.2.4 Chi cục khai thác và BVNL Thủy sản
1 Chức năng:
- Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản là cơ quan trực thuộc Sở NN & PTNT, thực hiện chức năng tham mưu giúp Sở NN & PTNT quản lý Nhà nước thuộc ngành và thực thi nhiệm vụ quản lý trong lĩnh vực khai thác, bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, Đăng
ký, đăng kiểm tàu cá và cơ sở dịch vụ hoạt động khai thác thuỷ sản
- Chi cục Bảo vệ Nguồn lợi Thuỷ sản có trách nhiệm chấp hành sự quản lý, lãnh đạo, chỉ đạo về các hoạt động, tổ chức của Sở NN & PTNT, sự hướng dẫn, kiểm tra về chuyên môn, nghiệp vụ của Cục Khai thác & Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản
2 Nhiệm vụ và quyền hạn:
Trang 21- Tham mưu ban hành các văn bản quy phạm pháp luật hàng năm của Sở và các dự
án, đề án theo sự phân công của giám đốc Sở, trong các lĩnh vực quản lý khai thác, bảo
vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản, các giải pháp đảm bảo an toàn cho người và tàu cá khi hoạt động, đăng ký, đăng kiểm tàu cá
- Tham mưu xây dựng quy hoạch, kế hoạch phát triển dài hạn hàng năm; quy hoạch vùng trọng điểm trong tỉnh về quản lý Khai thác & Phát triển nguồn lợi thủy sản, phòng chống thiên tai
- Ban hành các văn bản hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ về chuyên ngành, lĩnh vực được giao
- Chỉ đạo, hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện các chủ trương, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật, tiêu chuẩn, quy chuẩn, kỹ thuật chuyên ngành, chương trình phát triển thuỷ sản đã được phê duyệt Tổ chức phổ biến, tuyên truyền, giáo dục pháp luật về thuỷ sản Hướng dẫn các cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện các biện pháp chấp hành các quy định về bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản
- Tham mưu cho Sở NN & PTNT các chính sách phát triển khai thác thuỷ sản, dịch
vụ, hậu cần nghề cá, mô hình tổ chức các hình thức sản xuất phù hợp và chuyển đổi nghề nghiệp khai thác ven bờ sang khai thác xa bờ hoặc các ngành nghề khác; khuyến khích phát triển khai thác thuỷ sản ở các vùng biển xa bờ; giải pháp nâng cao hiệu quả khai thác thuỷ sản; quản lý khai thác, ngư trường khai thác dựa vào cộng đồng đối với vùng biển ven bờ
- Giám sát, kiểm tra và bảo vệ các loại thuỷ sản cấm khai thác, cấm khai thác có thời hạn; các loài thuỷ sản cần được bảo tồn, tái tạo và phát triển; tỷ lệ, chủng loại, kích cỡ tối thiểu các loài thuỷ sản được phép khai thác; các phương pháp, loại nghề, kích thước mắt lưới và mùa vụ khai thác thuỷ sản;
Kiểm tra, giám sát kỹ thuật các cơ sở đóng mới, cải hoán, sửa chữa tàu cá, các thiết bị hàng hải, cơ khí, các thiết bị lạnh, các thiết bị an toàn và cơ khí khai thác thuỷ sản lắp đặt, sử dụng trên tàu cá;
- Tổ chức cung ứng các dịch vụ liên quan đến công tác quản lý, khai thác, tái tạo
và Bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản, các hoạt động nghề cá; nghiên cứu, ứng dụng các tiến
bộ khoa học công nghệ vào công tác quản lý, khai thác và bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản Thực hiện các nhiệm vụ khác do Uỷ ban nhân dân tỉnh và Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn giao
Trang 22III.1 KHÁI NIỆM VỀ CÔNG TÁC ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
1 Đăng kiểm tàu cá là hoạt động quản lý về kỹ thuật, thực hiện kiểm tra an toàn
kỹ thuật từ khi thiết kế, đóng lắp và trong suốt
quá trình sử dụng nhằm đảm bảo tàu cá hoạt
độ ng an toàn trong các điều kiện nhất định
Trong đó kiểm tra kỹ thuật nhằm đánh giá đúng
tình trạng kỹ thuật của mỗi con tàu về vỏ, máy,
điện, thiết bị tàu, trang bị an toàn, đo dung tích, đo
trọng tải, mạn khô, sức kéo và xác định cấp tàu,
quy định vùng hoạt động của mỗi con tàu trên cơ
sở các quy định của luật lệ quốc tế và quốc gia Cụ
thể là xác định được:
- Chất lượng vỏ, máy tốt hay xấu
- Hệ thống điện hoạt động bình thường hay cần sửa chữa
- Thiết bị tàu: neo, lái, dây chằng, v.v… có đảm bảo hoạt động tốt không?
- Trang bị an toàn hàng hải: cứu sinh, cứu thủng, cứu hoả, trang bị hàng hải, thông tin, tín hiệu có đáp ứng yêu cầu của các quy phạm quốc gia và công ước quốc tế không?
- Xác định trọng tải của tàu là bao nhiêu, để xác định lượng hàng hoá cho phù hợp
- Tàu được nhận cấp nào và được phép hoạt động ở vùng nào?
2 Kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá bao gồm: thân tàu, máy và các trang thiết bị hàng hải, khai thác thuỷ sản và các trang thiết bị đòi hỏi nghiêm ngặt về an toàn lắp
đặ t trên tàu cá
Đăng ký kỹ thuật là cấp giấy chứng nhận cho tàu đã qua kiểm tra an toàn kỹ thuật
và thoả mãn các quy phạm pháp lý kỹ thuật
Theo quy định của Chính phủ Việt Nam thì: Hoạt động đăng kiểm tàu cá là hoạt động giám sát kỹ thuật – phân cấp – đo dung tích và cấp giấy chứng nhận có liên quan cho tàu cá Việt Nam
Đăng kiểm tàu cá là một tổ chức pháp chế kỹ thuật phục vụ sản xuất nhưng đồng thời cũng là một tổ chức quản lý nhà nước trong lĩnh vực thiết kế - đóng mới - sữa chữa Sử dụng các phương tiện nghề cá góp phần bảo vệ và phát triển nguồn lợi thuỷ sản Việt Nam
III.2 LỊCH SỬ PHÁT TRIỂN CỦA CƠ QUAN ĐĂNG KIỂM
III.2.1 Lịch sử phát triển của cơ quan đăng kiểm trên thế giới
Lịch sử phát triển của cơ quan đăng kiểm thế giới gắn liền với một chủ quán cafe mang tên ông Edward Lloyd, đây là quán cafe chuyên phục vụ cho những chủ tàu biển, chủ các hãng bảo hiểm hàng hải, môi giới hàng hải Đây là nơi tập trung, nhóm họp, trao đổi về các hoạt động kinh doanh vận tải, thương mại, bảo hiểm
VẤN ĐỀ 3 ĐĂNG KIỂM TÀU CÁ
Sinh viên nghiên cứu trả lời câu hỏi sau: Mục đích,
ý nghĩa công tác đăng kiểm tàu cá
Trang 23Ông chủ quán có cái tên là là Edward Lloyd này đã trở nên nổi tiếng trong giới kinh doanh hàng hải, ông đã tổ chức thành cơ sở mang tên mình “Lloyd’s” chuyên phục vụ các khánh hàng về mặt cung cấp tình hình hoạt động của tất cả tàu biển
Thông qua hoạt động của quán ông đã thu thập những thông tin, những mẩu chuyện, những sự kiện mà các thuỷ thủ và thuyền trưởng đã từng chứng kiến trong lĩnh vực hàng hải Sau đó ông biên tập lại, chắt lọc các chi tiết, phân loại tàu và phân tích tai nạn, sau đó ông đã đưa ra cách phân loại chất lượng của tàu thuyền dựa trên uy tín và trình độ tay nghề của các xưởng đóng tàu
Vd: Tàu đóng ở xưởng 1 thì ông xếp loại A
Tàu đóng ở xưởng 2 thì ông xếp loại B Tàu đóng ở xưởng 3 thì ông xếp loại C Tàu đóng ở xưởng 4 thì ông xếp loại D Tàu đóng ở xưởng 5 thì ông xếp loại E Theo nguyên tắc thì tàu A là tàu tốt nhất và giảm dần cho đến tàu loại E Sau 10 năm hoạt động thì chất lượng tàu bị giảm xuống 1 hạng, tức là tàu A bị giảm xuống tàu
B và tàu B xuống tàu C
Thời gian đầu ông LLoyd lưu hành các bản tin LLoyd’s về sau ông cho ra các tạp chí LLoyd’s List
Những thông tin của ông về phân loại tàu được cơ quan bảo hiểm sử dụng như một căn cứ quan trọng để định ra phí bảo hiểm và điều kiện quan trọng cho việc ký kết hợp đồng bảo hiểm
Về mốc lịch sử thì có sách viết thời gian thành lập cơ quan bảo hiểm mang tên ông LLoyd’s là năm 1727 nhưng cũng có sách viết năm thành lập là 1760 Nhưng chắc chắn rằng cơ quan đăng kiểm LLoyd là cơ quan đăng kiểm đầu tiên trên thế giới Khi khoa học kỹ thuật ngày đóng tàu phát triển, các tàu thuyền ngày càng lớn, các máy móc trang bị ngày càng hiện đại, số lượng tàu thuyền ngày càng nhiều thì ông Lloyd’s không thể tự mình quán xuyến nổi, ông phải huy động những người trong gia đình, họ hàng, thân thích cũng không đáp ứng được yêu cầu của công việc Cơ sở ông phải mở rộng về cả quy mô và nâng cao về trình độ vì vậy cơ quan đăng kiểm mang tên ông đã ra đời (LLoyd’s Register of shipping)
Ngày nay hầu hết các quốc gia có tàu biển đều đã thành lập cơ quan đăng kiểm tàu biển cho mình nhưng LLoyd’s Register of shipping vẫn là cơ quan đăng kiểm tàu biển lớn nhất và có uy tín nhất thế giới
Mỗi cơ quan đăng kiểm tàu biển đều có một tên giao dịch riêng và có ký hiệu riêng cũng như mẫu giấy tờ riêng của mình Cơ quan đăng kiểm LLoyd có mẫu giấy chứng sớm nhất được thế giới ưa chuộng nhất
Ký hiệu một số cơ quan đăng kiểm của các quốc gia trên thế giới (mà đăng kiểm
VN Hợp tác về thay thế giám sát kỹ thuật)
TT Tên cơ quan Tên viết tắt Năm ký
Trang 243 Đăng kiểm Nga MRS 2001
5 Ðăng kiểm Nhật Bản NK 1987, 1996 và 2001
6 Ðăng kiểm Triều Tiên JoSon 1992
7 Ðăng kiểm Trung Quốc CCS 1993
14 Ðăng kiểm Inđonêsia BKI 2001
III.2.2 Lịch sử phát triển của cơ quan đăng kiểm Việt Nam
Hoạt động đăng kiểm tàu thủy tại Việt Nam được hình thành từ năm 1884, khi lần đầu tiên ở Việt Nam có ụ khô để đóng tàu mới và sửa chữa tàu biển tại Ba Son, Sài Gòn Năm 1960, Phòng Ðăng ký hải sự trực thuộc Bộ Giao thông vận tải được thành lập
để thực hiện việc kiểm tra các loại phương tiện vận tải đường thủy Trụ sở của Phòng Ðăng ký hải sự đóng tại Hà Nội Cơ quan này là cơ sở tiền thân của Ðăng kiểm Việt Nam ngày nay
Ngày 25-4-1964, Ty Ðăng kiểm Việt Nam được thành lập theo quyết định của Bộ GTVT, có trụ sở đóng tại thành phố Hải Phòng Ngày này được lấy là ngày thành lập của Ðăng kiểm Việt Nam
Ngày 19/07/1979, Chính phủ đã quyết định chuyển “Ty Đăng kiểm Việt Nam” thành “Cục Đăng kiểm Việt Nam”, ký hiệu “VIRES” (Vietnam Register of shipping) Ngày nay Đăng kiểm Việt Nam có ký hiệu là VR (VIETNAM-REGISTER), Đăng kiểm Việt Nam là cơ quan quản lý Nhà nước có chức năng tổ chức và thực hiện giám sát kỹ thuật, chứng nhận chất lượng, an toàn cho các phương tiện và trang thiết bị giao thông vận tải bao gồm: tàu thuỷ, ô tô, xe lửa, các sản phẩm công nghiệp và công trình biển Ðồng thời VR là một tổ chức phân cấp tàu thủy Hoạt động của Ðăng kiểm Việt Nam vì mục đích đảm bảo an toàn sinh mạng con nguời, tài sản và ngăn ngừa ô nhiễm môi trường, không vì lợi nhuận Ðăng kiểm Việt Nam có trụ sở Văn phòng Trung ương đặt tại số 18 Phạm Hùng, Mỹ Đình, Từ Liêm, Hà Nội Ðăng kiểm Việt Nam có
26 chi cục, chi nhánh đăng kiểm tàu thuỷ, công trình biển và sản phẩm công nghiệp, có
17 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ, quản lý và chỉ đạo nghiệp vụ
Trang 25cho 60 trung tâm đăng kiểm phương tiện cơ giới đường bộ trực thuộc các sở giao thông vận tải
Sơ đồ hoạt động của bộ máy đăng kiểm Việt Nam
III.2.3 Cơ quan đăng kiểm tàu cá
A Sự hình thành và phát triển
Ngày 19/11/1962 Chính phủ ra nghị định số 203/CP quy định về quản lý và kiểm tra an toàn kỹ thuật cho tất cả phương tiện thủy Việt Nam là thuộc trách nhiệm của Cục Vận tải Thủy Việt Nam Năm 1978 Bộ thủy sản nhận thấy rằng tàu thuyền nghề
cá có những đặc điểm riêng như sau:
- Số lượng tàu thuyền nghề cá lớn
- Hầu hết là cỡ nhỏ, trang bị thô sơ
- Phân tán ở khắp nơi dọc theo bờ biển, ven biển hải đảo, kênh rạch v.v…
- Trình độ dân trí của cán bộ thuyền viên thấp
- Đội ngũ cán bộ kỹ thuật nghề cá đã đủ mạnh có thể đảm nhận công việc đăng kiểm
Từ đó, Bộ thủy sản đã có công văn số 989-HS/VP ngày 18/04/1979 và công văn số 3974-LB/HS/GTVT ngày 03/12/1979 đề nghị Chính phủ sửa đổi nghị định 203/CP ngày 19/11/1962 của hội đồng Chính phủ nhằm giao quyền quản lý kỹ thuật tàu thuyền nghề cá cho ngành thủy sản Ngày 26/06/1980, hội đồng Chính phủ ra quyết định số 94-CP về giao thông vận tải biển Nội dung quan trọng của quyết định này là nghành Thủy sản được giao quyền quản lý kỹ thuật đối với các tàu đánh cá có chiều dài thiết kế từ 20m trở xuống (LTK ≤ 20m)
Ngày 26/11/1983, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định 666/TS/QĐ thành lập chi cục đăng kiểm tàu cá
Ngày 05/05/1989 Chủ tịch Hội đồng Nhà nước đã ký ban hành pháp lệnh bảo vệ
và phát triển nguồn lợi thủy sản (6 chương và 26 điều) trong đó điều 11 quy định: Đối với các nghề và tàu thuyền BTS quy định khi hoạt động phải có giấy phép đăng ký của
cơ quan chức năng nhà nước có thẩm quyền
Trang 26Ngày 20/04/1991, Hội đồng bộ trưởng ra quyết định số 130-CT về việc thành lập Cục bảo vệ nguồn lợi thủy sản bằng cách ghép:
- Chi cục đăng kiểm tàu cá
- Bộ phận nguồn lợi của vụ quản lý nghề cá
Nhiệm vụ chính là quản lý và cấp các loại giấy phép về hoạt động nghề cá và Đăng kiểm tàu cá đối với các tàu cá trong nước theo quy định của BTS
Quyết định 187/TS-QĐ ngày 27/06/1991 của Bộ trưởng Bộ Thủy sản về việc ban hành quy định về tiêu chuẩn Bảo vệ nguồn lợi thủy sản Đây là văn bản làm cơ sở cho việc hình thành hệ thống tổ chức Bảo vệ nguồn lợi thủy sản, là cơ quan chức năng giúp
Bộ nghiên cứu xây dựng phương hướng, quy hoạch, kế hoặch các chính sách, chế độ, thể lệ, quy định… để trình Bộ ban hành để tổ chức chỉ đạo thực hiện thống nhất trong
cả nước
Nghị định 91/CP ngày 23/08/1997 của Chính phủ về việc ban hành Quy chế đăng
ký tàu biển và thuyền viên Trong đó có nội dung rất quan trọng đối với ngành thủy sản “BTS quy định về tính chất hoạt động của cơ quan đăng ký tàu biển và thuyền viên trực thuộc, chịu trách nhiệm thực hiện việc đăng ký đối với các tàu biển chuyên dùng
đánh bắt, chế biến thủy sản trong nước” Điều đó có nghĩa là BTS được giao toàn quyền đăng ký cho toàn bộ khối tàu cá
Ngày 15/09/1998 Chính phủ ban hành Nghị định 72/98/NĐ-CP về đảm bảo an toàn cho người và tàu thuyền hoạt động trên biển đã quy định cho Bộ Thủy sản đăng kiểm toàn bộ khối tàu cá có đường nước thiết kế từ 20m trở xuống Tuy nhiên đến ngày 15/10/2002 Chính phủ đã ban hành Nghị định số 80/02/NĐ-CP, sửa đổi và bổ sung một số điều của Nghị định 72/98/NĐ-CP đó là giao cho Bộ Thủy sản tổ chức thực hiện việc Đăng kiểm phương tiện nghề cá, đăng ký thuyền viên và cấp giấy chứng nhận khai thác thủy sản theo quyết định của Nhà nước và cấp giấy chứng nhận
an toàn kỹ thuật cho các phương tiện nghề cá Điều này có nghĩa là toàn bộ khối tàu cá giao cho Bộ Thủy sản quản lý Điều này đã được khẳng định bằng Bộ luật Thủy sản, đây là văn bản quy phạm cao nhất, điều chỉnh toàn diện các lĩnh vực thủy sản và là khung pháp lý cho công tác đăng kiểm tàu cá nói riêng cũng như công tác quản lý ngành và các hoạt động thủy sản khác nói chung
Tuy nhiên từ kỳ hợp Quốc hội Khóa XII, ngày 31/7/2007 thì Bộ Thuỷ sản sát nhập vào Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thành Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Cũng theo Nghị định số: 01/2008/NĐ-CP, ngày 31 tháng 01 năm 2008 thì chức năng quản lý toàn bộ hoạt động thủy sản thuộc về Bộ NN & PTNT
C Phân cấp quản lý và thẩm quyền
Cơ quan Đăng kiểm tàu cá Trung ương
Trang 271 Tổ chức, chỉ đạo thực hiện thống nhất công tác đăng kiểm tàu cá trong phạm vi
cả nước;
2 Thực hiện việc đăng kiểm đối với :
a) Tàu cá của các đơn vị trực thuộc
Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn
và của bộ, ngành khác; các đơn vị vũ
trang nhân dân làm kinh tế;
b) Tàu cá của Việt Nam khai thác
thủy sản ở ngoài vùng biển Việt Nam;
c) Tàu cá nước ngoài nhập khẩu vào
Việt Nam (kiểm tra lần đầu);
d) Tàu kiểm ngư;
đ) Tàu nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi thủy sản
3 Quản lý các tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên
4 Tổ chức đào tạo, hướng dẫn chuyên môn, nghiệp vụ và cấp thẻ đăng kiểm viên cho các cán bộ thuộc các Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trong toàn quốc
5 Xây dựng và hướng dẫn áp dụng các mẫu biểu giấy tờ dùng trong công tác đăng kiểm tàu cá thống nhất trên toàn quốc
6 Đề xuất xây dựng các tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật về tàu cá và hướng dẫn áp dụng thống nhất trên toàn quốc
Cơ quan Đăng kiểm tàu cá tỉnh
1 Thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế dưới 20 mét
2 Thực hiện việc đăng kiểm tàu cá có chiều dài đường nước thiết kế từ 20 mét trở lên theo sự phân công của Cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi thủy sản nếu có đủ điều kiện theo quy định tại Điều 10 của quyết định 96/2007/QĐ-BNN
3 Tàu cá thuộc quyền quản lý của tỉnh khác hết hạn đăng kiểm đến xin kiểm tra gia hạn
4 Tàu cá được đóng mới, cải hoán, sửa chữa ở tỉnh nào thì được đơn vị đăng kiểm
có thẩm quyền tại tỉnh đó kiểm tra, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá
D Nội dung công tác đăng kiểm tàu cá
1 Duyệt hồ sơ thiết kế có liên quan đến việc đóng mới, cải hoán, sửa chữa phục hồi tàu cá; các trang thiết bị thuộc diện phải đăng kiểm lắp đặt trên tàu cá
2 Kiểm tra an toàn kỹ thuật, cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật cho tàu cá trong đóng mới, cải hoán, sửa chữa lớn và trong qúa trình hoạt động
3 Kiểm tra an toàn kỹ thuật cấp chứng chỉ an toàn kỹ thuật cho các trang thiết bị lắp đặt trên tàu cá
4 Đo đạc xác định trọng tải toàn phần, mạn khô
Đố i tượng được đăng kiểm cấp Trung
ươ ng và cấp địa phương ?
Những công việc mà đăng kiểm viên phải thực hiện trong quá trình đăng kiểm tàu cá ?
Trang 28III.3 NGHIỆP VỤ KIỂM TRA AN TOÀN KỸ THUẬT TÀU CÁ
III.3.1 Một số quy định chung
III.3.1.1 Một số khái niệm dùng trong nghiệp vụ kiểm tra an toàn kỹ thuật tàu cá
1 Tàu cá: Tàu cá là tất cả các loại tàu, thuyền, canô, xà lan và các phương tiện
khác có động cơ, dùng vào mục đích: khai thác, chế biến, nuôi trồng, thu gom, vận chuyển thuỷ sản, hậu cần phục vụ nghề cá,
nghiên cứu, điều tra, thăm dò nguồn lợi
thuỷ sản và kiểm tra, kiểm soát bảo vệ
nguồn lợi thuỷ sản hoạt động trong các
vùng nước: biển, sông, hồ, kênh, rạch,
đàm, phá, v.v…của nước Cộng hoà xã hội
chủ nghĩa Việt Nam
2 Tàu đóng mới
Các phương tiện được coi là đóng mới
nếu như trong quá trình công nghệ được
thực hiện từ khâu dựng ky chính đến hoàn chỉnh công trình Khái niệm nay cần được phân biệt với khái niệm sửa chữa tàu
+ Các cơ cấu khung xương phải thay thế một khối lượng tối thiểu là ≥ 30% toàn
bộ cơ cấu thân tàu
+ Số ván vỏ phải thay thế tối thiểu một lượng ≥ 40% toàn bộ ván vỏ tàu
b) Hệ động lực
Hệ động lực của tàu được xem là sửa chữa lớn khi khắc phục (Sửa chữa, phục hồi,
thay thế) các khuyết tật được phát hiện trong quá trình bảo dưỡng
4 Cải hoán
Những phương tiện được coi là cải hoán nếu như những thay đổi làm ảnh hưởng đến tính năng kỹ thuật của tàu thuyền như: Thay đổi kích thước cơ bản của tàu, thay đổi công dụng, thay đổi máy chính
III.3.1.2 Đối tượng kiểm tra
Theo Quyết định số 96/2007/QĐ-BNN ngày 28/11/2007 của Bộ NN&PTNT về quy chế đăng kiểm tàu cá quy định về việc đăng kiểm tàu cá như sau:
1 Tàu cá lắp máy với tổng công suất máy chính từ 20 sức ngựa trở lên
2 Tàu cá không lắp máy hoặc có lắp máy có chiều dài đường nước thiết kế từ 15 trở lên
Sinh viên cần trả lời câu hỏi sau:
1 Cho biết sự giống hoặc khác nhau giữa tàu đóng mới, sửa chữa lớn và cải hoán ?
2 Đăng kiểm viên cần kiểm tra những bộ phân nào của tàu, vì sao?
Trang 29III.3.1.3 Những bộ phận chính của tàu được kiểm tra
Trong công tác đăng kiểm người ta tách con tàu ra thành từng bộ phận để đánh giá một cách chi tiết và thiết thực hơn Sau đó căn cứ vào từng nội dung đánh giá của từng
bộ phận cán bộ đăng kiểm sẽ đưa ra kết quả về tính an toàn kỹ thuật của tàu thuyền để quyết định cho con tàu có được phép hoạt động hay không Trong lĩnh vực đăng kiểm tàu cá nghiệp vụ kiểm tra được tiến hành với các phần như sau:
- Kiểm tra phần phần vỏ tàu và trang thiết bị
- Kiểm tra hệ động lực
- Kiểm tra thiết bị điện
A Kiểm tra phần vỏ tàu và trang thiết bị
1 Phần vỏ tàu
Bao gồm các bộ phận như: Ván bao, ván boong, sàn, đáy, các vách dọc và ngang, khung sườn dọc và ngang (đáy,boong, mạn), thượng tầng tham gia sức bền chung thân tàu, v.v… cụ thể như sau:
- Kết cấu thân tàu - Thượng tầng hoặc lầu lái
- Thành miệng hầm hàng, cửa ra vào - Mạn chắn sóng và lan can bảo vệ
Các bộ phận được kiểm tra:
- Bệ máy và các trang thiết bị
- Phương tiện tín hiệu
- Trang bị cứu sinh
- Trang bị vô tuyến và thông tin liên lạc
- Trang bị hàng hải
Tất cả trang thiết bị trên khi kiểm tra cán bộ đăng kiểm phải thấy được sự hoạt động tốt, an toàn phát huy được tác dụng trong mọi tình huống và đảm bảo quy phạm pháp luật thì mới cho phép tàu hoạt động
Trang 30B Kiểm tra hệ động lực
Hệ động lực của tàu bao gồm: Máy chính, máy phụ, hệ trục chân vịt, hệ thống đường ống, hệ thống làm lạnh v.v…
Trong kiểm tra giám sát kỹ thuật hệ động lực thường có các dạng sau:
- Hệ động lực mới: Là hệ động lực được chế tạo mới trong nước hoặc tại nước ngoài, được chủ tàu hoặc cơ sở sản xuất mua về lắp cho tàu cá, chúng chưa được Đăng kiểm kiểm tra giám sát
- Hệ động lực sửa chữa tổng thành: Là hệ động lực cũ đã qua sử dụng được các cơ
sở chuyên sửa chữa phục hồi hoàn chỉnh, chủ tàu hoặc cơ sở sản xuất mua về lắp cho tàu cá, chúng cũng chưa được Đăng kiểm kiểm tra giám sát
- Hệ động lực sửa chữa lớn (đại tu, phục hồi ): Là hệ động lực được chủ tàu hoặc
cơ sở sản xuất sửa chữa, phục hồi lại cùng với việc sửa chữa tàu có chịu sự giám sát của Đăng kiểm
Căn cứ vào đặc điểm của từng loại hệ động lực như vậy cán bộ đăng kiểm sẽ đề ra mức kiểm tra hợp lý
C Kiểm tra thiết bị điện
Thiết bị điện đóng một vai trò quan trọng trong hoạt động khai thác của tàu đồng thời hầu hết kết cấu thân tàu và các trang thiết bị trên tàu cá đều có nguồn gốc từ vật liệu rất dễ bắt cháy vì thế thiết bị điện trên tàu được cơ quan chức năng đăng kiểm đặc biệt chú ý và kiểm tra kỹ lưỡng
Các bộ phần cần kiểm tra bao gồm:
- Các nguồn điện (ắc quy, máy phát)
- Các bản điện
- Lưới cáp điện
- Các tải trọng tiêu thụ quan trọng
- Hệ thống đèn tín hiệu, đèn chiếu sáng
- Các dụng cụ kiểm tra, khởi động, điều chỉnh
- Thiết bị thu lôi và nối đất bảo vệ
- Các dụng đo lường, kiểm tra bằng điện
Trang 31III.3.2 Kiểm tra tàu
III.3.2.1 Các hình thức kiểm tra tàu
Kiểm tra tàu là một công tác phức tạp
tốn nhiều công sức và thời gian, đây là cơ
sở để đánh giá khả năng hoạt động an
toàn của tàu thuyền vì vậy cần phải kiểm
tra một cách cụ thể đến từng chi tiết, từng
bộ phận làm sao để đánh giá được tình
trạng kỹ thuật của tàu một cách chính xác nhất.
Có 5 hình thức kiểm tra tàu cá: Kiểm
tra lần đầu, kiểm tra hàng năm, kiểm tra
trung gian, kiểm tra định kỳ và kiểm tra
bất thường
1 Kiểm tra lần đầu
Được tiến hành với các trường hợp sau đây:
- Tàu đóng mới
- Tàu cá chưa được Cơ quan Đăng kiểm tàu cá kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
- Tàu cá nhập khẩu (mua, thuê – mua hoặc hợp tác) của nước ngoài
- Tàu cá hết hạn đăng kiểm quá 12 tháng
Mục đích của việc kiểm tra lần đầu nhằm xác nhận khả năng trao cấp tàu lần đầu tiên được đưa đến đăng kiểm tàu cá để phân cấp đồng thời giúp cho việc phân loại và thống kê tàu thuyền Đây là quy trình thể hiện sự quản lý về kỹ thuật nhằm kiểm tra sự
an toàn của mỗi con tàu trước khi đi vào hoạt động cũng như xuyên suốt quá trình hoạt động nhằm bắt buộc chủ tàu, thuyền trưởng luôn có nghĩa vụ chăm lo chất lượng an toàn của con tàu
2 Kiểm tra hàng năm
Là loại kiểm tra được tiến hành với chu kỳ 12 tháng cho những tàu đang hoạt động, tuy nhiên có thể tiến hành trước hoặc sau thời hạn ấn định kiểm tra 3 tháng nhưng bảo đảm chu kỳ kiểm tra không thay đổi Mục đích của kiểm tra hàng năm là nhằm đánh giá thực trạng kỹ thuật của tàu làm cơ sở cho việc gia hạn khả năng hoạt động hay buộc tàu vào sửa chữa mới tiếp tục cho phép hoạt động Việc kiểm tra hàng năm được tiến hành đối với:
- Tàu cá đã được Cơ quan Đăng kiểm tàu cá kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng
nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
3 Kiểm tra trung gian
Kiểm tra trung gian được tiến hành trong điều kiện tàu cá chưa đáp ứng được các yêu cầu kỹ thuật trong lần kiểm tra hàng năm, và được phụ thuộc vào tuổi tàu được quy định cụ thể trong Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111:2002, TCVN 6718:2000
4 Kiểm tra định kỳ
Trang 32Kiểm tra định kỳ là tổng kiểm tra tình trạng kỹ thuật tà cá theo chu kỳ Kiểm tra định kỳ thường được tiến hành với thời hạn 5 năm một lần nhằm trao lại cấp, duyệt cấp, phục hồi cấp hoặc thu hồi cấp cho tàu sau một chu kỳ hoạt động là 05 năm Cứ sau một khoảng thời gian nhất định chủ tàu phải làm thủ tục đăng kiểm lại cho con tàu
để kiểm tra lại tính ổn định của con tàu có còn đáp ứng được yêu cầu sản xuất không
và đây là cơ sở để cơ quan đăng kiểm gia hạn thời gian hoạt động một cách hợp pháp của con tàu nhằm đảm bảo đảm về an ninh trật tự, tính an toàn cho con người và phương tiện hoạt động trên con tàu đó
Theo chù kỳ 15 năm, quy định kiểm tra định kỳ như sau:
- Năm thứ 5 kiểm tra định kỳ lần 1
- Năm thứ 10 kiểm tra định kỳ lần 2
- Năm thứ 15 kiểm tra định kỳ lần 3
Nội dung kiểm tra định kỳ và thời hạn giữa 2 lần kiểm tra định kỳ được thực hiện theo quy định tại các quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật hiện hành tùy thuộc vào loại tàu cá
5 Kiểm tra bất thường
Là loại kiểm tra được tiến hành đột xuất bất cứ lúc nào khi xảy ra một trong các trường hợp sau:
- Tàu cá sửa chữa sau tai nạn
- Thử nghiệm một bộ phận nào đó trên tàu
- Theo yêu cầu của chủ tàu
- Theo yêu cầu của cơ quan quản lý Nhà nước có thẩm quyền
III.3.2.2 Nội dung kiểm tra
A Kiểm tra thân tàu gỗ trong đóng mới, sửa chữa lớn và cải hoán
Việc thực hiện công tác đăng kiểm tàu cá trong trường hợp tàu cá đóng mới được tiến hành theo các bước như sau:
1) Xét duyệt thiết kế
Là công việc so sánh, đối chiếu những tiêu chuẩn kỹ thuật của thiết kế với Quy phạm và các tiêu chuẩn Việt Nam hiện hành mà thiết kế chọn để tính toán nhằm khẳng định tính an toàn kỹ thuật của tàu
Hồ sơ thiết kế tàu cá được quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111 : 2002, TCVN 6718 : 2000
Bắt buộc áp dụng các hồ sơ thiết kế tàu cá trong đóng mới tàu cá quy định như sau: a) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 250 sức ngựa trở lên, các tàu
cá hoạt động ở vùng biển hạn chế cấp I hoặc không hạn chế, khi đóng mới bắt buộc phải có thiết kế kỹ thuật được Cơ quan Đăng kiểm phê duyệt
b) Các tàu cá lắp máy có tổng công suất máy chính từ 90 sức ngựa đến dưới 250 sức ngựa hoạt động tại vùng biển hạn chế cấp II, được miễn thiết kế kỹ thuật nếu đóng theo mẫu đã được cơ quan có thẩm quyền của địa phương thẩm định và được cơ quan Đăng kiểm tàu cá phê duyệt theo quy định tại Tiêu chuẩn Việt Nam TCVN 7111 :
2002, TCVN 6718 : 2000 Nếu tàu cá được đóng không có thay đổi theo mẫu đã được
Trang 33duyệt, thì sử dụng hồ sơ mẫu làm hồ sơ kỹ thuật tàu Nếu đóng sai khác với mẫu được duyệt, yêu cầu phải có hồ sơ hoàn công
c) Các tàu cá khác thuộc diện bắt buộc phải đăng kiểm không nói ở trên, cho phép được đóng theo mẫu truyền thống của địa phương, song chủ tàu phải có bản thuyết minh về tính năng, bố trí chung trang thiết bị của tàu trình Cơ quan Đăng kiểm tàu cá trước khi xuất xưởng
2) Kiểm tra vật liệu
- Vật liệu dùng để đóng tàu phải có giấy xác nhận nguồn gốc, chủng loại của cơ quan lâm nghiệp có thẩm quyền
- Vật liệu phải thoả mãn yêu cầu kỹ thuật của thiết kế và các tiêu chuẩn của qui phạm Nhà nước (kiểm tra sự phù hợp về chủng loại gỗ làm thân tàu, các khuyết tật của
gỗ tại các cơ cấu chính liên quan đến sức bền thân tàu…)
3 Kiểm tra khung xương
Yêu cầu: Đảm bảo hình dáng, độ bền nhằm thoả mãn những tính năng chủ yếu của tàu Các hạng mục kiểm tra:
- Kiểm tra việc dựng sống chính: vật liệu, kích thước, mối nối…
- Kiểm tra kết cấu và việc dựng độn trục chân vịt, sống mũi, sống lái: vật liệu, kết cấu, kích thước có phù hợp thiết kế không
- Kiểm tra việc dựng sườn đà: Từ khâu chọn vật liệu, xử lý tới khâu lắp ráp
- Kiểm tra các cơ cấu dọc: sống phụ, sống hông, sống mạn, đà máy…
- Kiểm tra việc dựng vách ngang (KCS cơ sở sản xuất thực hiện)
- Kiểm tra dựng khung cabin (KCS cơ sở sản xuất thực hiện)
- Kiểm tra tổng thể bước dựng khung xương
4 Kiểm tra lắp ráp ván vỏ
- Kiểm tra vật liệu: Chất lượng gỗ, gỗ ván lắp ráp đối xứng 2 bên mạn phải có sự đồng nhất về chủng loại
- Kiểm tra kích thước: đúng theo thiết kế và quy phạm quy định
- Kiểm tra lắp ráp: Đảm bảo độ kín khít giữa ván vỏ và đà, có biện pháp chống mục, kiểm tra kỹ các mối liên kết bằng buloong
- Kiểm tra lắp ráp ván boong: Yêu cầu tương tự như ván vỏ
5 Kiểm tra kín nước
Việc kiểm tra kín nước gồm 2 phần:
- Kiểm tra xảm: dụng cụ, vật liệu, cách pha chế, quy trình xảm…
- Thử kín nước: toàn bộ thân tàu, các khoang, bánh lái, két chứa dầu, nước…
6 Kiểm tra trước khi hạ thuỷ
Bao gồm:
- Phải đảm bảo độ kín nước
Trang 34- Kiểm tra xem xét độ ổn định của tàu
- Cố định những vật nặng (các vật nặng và lớn ở trong hầm, trên boong, máy chính, máy phụ phải được cố định trách di chuyển làm ảnh hưởng đến tính ổn định khi thử tàu)
- Chân vịt phải được cố định đề phòng quay khi hạ thuỷ
- Bánh lái phải cố định vị trí góc lái bằng không tránh lệch hướng tàu khi hạ thuỷ
- Các van thông thủy phải đóng chặt
- Tháo bỏ các dàn giáo, cầu lên xuống tàu…
+ Thử hoạt động của neo, lái, đèn hàng hải, cứu hỏa…
+ Thử độ nghiêng lệch, cân bằng tàu…
Ghi chú: Tàu cá lắp máy có tổng công suất từ 250 sức ngựa trở lên phải thử tàu
theo quy định trước khi xuất xưởng theo các chế độ thử tàu để xác định tính năng cơ bản của tàu: ổn định, hàng hải và trang thiết bị trên tàu của tàu và lập biên bản đưa vào
hồ sơ kỹ thuật đóng mới
B Kiểm tra tàu đang hoạt động
Kiểm tra lần đầu
1 Đối tượng kiểm tra
- Tàu cá chưa được Cơ quan Đăng kiểm tàu cá kiểm tra an toàn và cấp giấy chứng nhận an toàn kỹ thuật tàu cá
- Tàu cá nhập khẩu (mua, thuê – mua hoặc hợp tác) của nước ngoài
- Tàu cá hết hạn đăng kiểm quá 12 tháng
2 Nội dung kiểm tra
Nội dung kiểm tra bao gồm các bước như sau:
- Kiểm tra vật liệu
- Kiểm tra kín nước
Trang 35- Kiểm tra các liên kết và kết cấu của thân tàu
- Kiểm tra các kích thước chính
- Kiểm tra các trang thiết bị
- Cho chạy thử tàu
* Riêng với những tàu đang hoạt động mà giấy phép quá hạn một năm thì mức độ kiểm tra tuỳ thuộc vào trường hợp cụ thể
Kiểm tra hàng năm
1 Đối tượng kiểm tra
Tất cả các tàu đang hoạt động đã được cơ quan đăng kiểm kiểm tra và cấp Sổ chứng nhận khả năng hoạt động nghề cá phải được kiểm tra thường kỳ để đánh giá tình trạng kỹ thuật
2 Nội dung kiểm tra
- Kiểm tra thân tàu: vỏ bao, khung xương…
- Kiểm tra mặt boong: Kiểm tra sự ăn khớp giữa nắp khoang và miệng khoang, kiểm tra khả năng vào nước của các nắp miệng khoang và các lỗ khoét trên boong, kiểm tra ván boong với đường xảm
- Kiểm tra các cửa kín nước: Kiểm tra độ kín nước của các cửa cabin, cửa buồng máy, bể chứa nhiên liệu, két hầm mũi, két hầm đuôi v.v…
- Kiểm tra trang thiết bị
- Thử tàu (nếu xét thấy cần thiết)
* Nếu trong quá trình kiểm tra thấy thân tàu có sửa chữa lớn, đóng mới, cải hoán hoặc những thay đổi làm ảnh hưởng tính năng kỹ thuật của tàu thì tùy theo mức độ đăng kiểm có thể quyết định đề ra hình thức kiểm tra phù hợp
Kiểm tra định kỳ
Đối tượng: Các tàu tuân theo quy định về kiểm tra thường kỳ (hàng năm)
Nội dung kiểm tra:
- Đưa tàu lên đà:kiểm tra toàn bộ phần vỏ bao, phần ngâm nước, mạn khô
- Kiểm tra toàn bộ kết cấu thân tàu: Kiểm tra khung xương và cơ cấu chính trong quá trình hoạt động có bị mục, gãy, nứt v.v… làm ảnh hưởng đến độ bền thân tàu
Kiểm tra bất thường
1 Đối tượng kiểm tra
- Tàu vừa bị nạn: Cần phải kiểm tra để đánh giá mức độ tổn thất nhằm xác định mức độ bồi thường tổn thất giữa các tàu, bồi thường của bảo hiểm, dự trù sửa chữa…
- Sau khi sửa chữa xong do tàu bị tai nạn: Nhằm để xác định kết quả sửa chữa đã đạt yêu cầu an toàn kỹ thuật hay chưa Đánh giá khả năng hoạt động của tàu đối với cấp nào, vùng nào Để đăng kiểm cấp các giấy tờ chứng nhận khả năng đi biển, khả năng an toàn của tàu
Trang 36- Theo yêu cầu của chủ tàu: Do chủ tàu cảm thấy không yên tâm về chất lượng, tính năng của tàu hoặc phát hiện được những dấu hiệu của sự hư hỏng… thì yêu cầu cơ quan đăng kiểm kiểm tra tàu mà không chờ đến kỳ hạn
- Theo yêu cầu đặc biệt của Nhà nước hay Bộ Thủy sản
Tùy theo tình hình thực tế mà Nhà nước có những yêu cầu đột xuất kiểm tra tàu nhằm đánh giá chất lượng thực tế của các tàu thuộc quốc gia mình Với mục đích là nhằm đảm bảo an toàn cho tàu thuyền, ngăn ngừa tai nạn và giảm thiểu tổn thất
2 Nội dung kiểm tra
Tuỳ theo từng đối tượng và những hư hỏng cụ thể mà đăng kiểm định ra nội dung
và khối lượng kiểm tra cho phù hợp
Sau khi kiểm tra bất thường, thời hạn kiểm tra lần sau vẫn được giữ nguyên theo quy định từ trước, trừ những trường hợp thiếu sót phát hiện thêm khi kiểm tra thì đăng kiểm có thể rút ngắn thời hạn kiểm tra
III.3.3 Kiểm tra trang thiết bị
III.3.3.1 Đối tượng kiểm tra
- Thiết bị neo, lái, chằng buộc
- Trang bị cứu sinh, phòng và chống cháy, hút khô, chống chìm, thông tin liên lạc, tín hiệu hàng hải
III.3.3.2 Nội dung kiểm tra
A Kiểm tra lần đầu
1 Thời hạn kiểm tra
Việc kiểm tra lần đầu đối với trang thiết bị được tiến hành đồng thời với kiểm tra tàu
2 Cách thức tiến hành kiểm tra
- Kiểm tra hồ sơ kỹ thuật của thiết bị
- Kiểm tra xuất xứ của thiết bị
- Sự phù hợp của trang thiết bị với thiết kế và sử dụng
- Sự bố trí hợp lý trên tàu (sử dụng, an toàn, kỹ thuật)
- Phải có bảng hướng dẫn sử dụng
a Đối với thiết bị lái
Dựa vào quy định chung của chương 21: Bánh lái Phần 2-B: Kết cấu thân tàu và trang thiết bị tàu dài 20m đến 90m Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép của TCVN 6359-2:1997 và chương 15: Thiết bị lái Phần 3: Hệ thống máy tàu Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép TCVN 6259-3:1997
Kiểm tra: Máy lái, cáp lái, trục lái, bánh lái…
b Thiết bị neo: Dựa vào quy định của chương 2: Thiết bị neo Phần 7-B Trang
thiết bị (Chương 2:Neo; chương 3: xích) Quy phạm phân cấp và đóng tàu vỏ thép TCVN 6259:1997
Phương pháp kiểm tra:
Trang 37- Xem xét số lượng neo, trọng lượng neo, cáp neo, xích neo, kiểu neo, tời neo có phù hợp với thiết kế (nếu có) và công dụng của nó hay không
- Kiểm tra độ làm việc tin cậy của toàn bộ hệ thống neo (thử thu thả neo, cố định neo…)
- Việc cố định neo v.v
c Thiết bị chằng buộc: Dựa vào chương 3: Hệ cần cẩu dây giằng Quy phạm kiểm
tra và chế tạo thiết bị nâng hàng tàu biển TCNV 6272-1997
Kiểm tra đối chiếu sự phù hợp với thiết kế và quy phạm của thiết bị chằng buộc Vd: Dây cáp không được quá 15 tuổi, không được mòn quá 10% đường kính danh nghĩa, dây cáp không được vặn xoắn làm lộ thép…
d Các trang bị: Dựa vào quy phạm trang bị an toàn tàu cá cỡ nhỏ 28 TCN 91-90
của Bộ trưởng Bộ Thuỷ sản Nếu tàu các có chiều dài trên 20m thì dựa theo quy phạm trang bị an toàn tàu biển TCVN 6278:1997 Khi kiểm tra lần đầu các trang bị này trên tàu cá vỏ gỗ bao gồm:
- Kiểm tra hồ sơ lý lịch hoặc giấy chứng nhận của trang bị trên tàu
- Kiểm tra số lượng, định mức theo thiết thiết kế hoặc theo quy định của quy phạm
- Kiểm tra khả năng làm việc của từng thiết bị Nếu nghi ngờ thì tiến hành thử Vd: Đối với phao tròn yêu cầu đường kính ngoài nhỏ hơn hoặc bằng 800mm, đường kính trong lớn hơn hoặc bằng 400mm, không nóng chảy khi bị lửa bao trùm hoàng toàn trong 2 giây…
B Kiểm tra thường kỳ
1 Thời gian kiểm tra: Được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra tàu để đánh giá
trạng thái kỹ thuật và gia hạn thời gian hoạt động cho các trang thiết bị
b Đối với thiết bị neo
- Xem xét số lượng neo, trọng lượng neo, cáp neo, xích neo, kiểu neo…
- Kiểm tra sự làm việc tin cậy của toàn bộ hệ thống
- Kiểm tra sự hao mòn của các chi tiết: xích, cáp, cóc hãm…
- Kiểm tra việc thu thả neo, cố định neo
c Đối với thiết bị chằng buộc
Phải kiểm tra các cọc bíc buộc dây, bulông liên kết cọc bích với thân tàu, chất lượng dây chằng…
Trang 38d Đối với trang bị
- Kiểm tra số lượng
- Xem xét bên ngoài từng loại thiết bị
- Tình hình bố trí trên tàu có hợp lý hay không?
- Riêng đối với trang bị cứu sinh nếu nghi ngờ về chất lượng và số lượng thì phải thử tính nổi của phao với số lượng phao được thử phải thoả mãn điều kiện theo quy phạm
- Đối với trang bị thông tin và liên lạc phải đảm bảo số lượng phù hợp với cấp tàu
đã trao, kiểm tra mức độ hư hỏng và sự làm việc bình thường của các trang bị
C Kiểm tra định kỳ
Nội dung và phương pháp được áp dụng như kiểm tra lần đầu
D Kiểm tra bất thường
Được tiến hành đồng thời với việc kiểm tra tàu, khối lượng và phương pháp kiểm tra phụ thuộc vào mục đích kiểm tra
III.3.4 Kiểm tra trang thiết bị khai thác
III.3.4.1 Yêu cầu chung
Các trang thiết bị khai thác thuỷ sản phải kiểm tra trên tàu cá bao gồm:
1 Thiết bị cơ khí đánh bắt thuỷ sản:
- Máy thu, thả lưới (các loại tời kéo lưới)
- Hệ động lực dẫn động cho tời kéo
- Hệ thống tăng gông (Làm tăng độ mở ngang miệng lưới kéo)
- Hệ thống chằng buộc, thả lưới, dắt lưới, dẫn hướng cáp, tăng đơ, ma ní …
- Hệ thống cẩu cá
- Hệ thống lưới, dụng cụ đánh bắt hải sản khác
2 Trang bị máy móc hàng hải phục vụ cho đánh bắt thủy sản:
- Máy đo sâu, dò cá
- Ra đa, định vị
III.3.4.2 Yêu cầu chung trong kiểm tra giám sát
Thiết bị khai thác thủy sản được trang bị bố trí trên tàu phải đảm bảo các yêu
cầu sau:
- Bố trí lắp đặt và kết cấu phải phù hợp với thiết kế và yêu cầu sử dụng
- Đảm bảo an toàn kỹ thuật, an toàn lao động trong sử dụng thiết bị (đặc
biệt trong điều kiện sóng gió)
Dựa trên những tiêu chí trên Đăng kiểm viên sẽ đánh giá được tình trạng kỹ thuật của tàu, kết luận và lập biên bản kiểm tra
III.3.4.3 Nội dung kiểm tra thiết bị cơ khí khai thác thủy sản
Trang 39A Đối với tàu đóng mới, cải hoán
Bao gồm trình tự các bước như sau:
1 Xét duyệt thiết kế
- Yêu cầu chung:
+ Kết cấu phù hợp với nghề nghiệp và yêu cầu sử dụng, đảm bảo các yêu cầu
kỹ thuật của Quy phạm
+ Phù hợp với nhiệm vụ thiết kế đặt ra và yêu cầu khái thác sử dụng (sức kéo, vận tốc thả lưới, thu lưới…)
+ Bố trí lắp đặt bảo đảm hợp lý, hoạt động an toàn trong mọi tình huống
- Phương pháp:
+ Nghiên cứu tài liệu, bản vẽ
+ Đối chiếu, so sánh với Quy phạm nhằm phát hiện các khiếm khuyết
+ Yêu cầu người thiết kế giải trình những nghi vấn được phát hiện khi thẩm định
2 Kiểm tra giám sát
- Đối với tời kéo lưới:
+ Kiểm tra giám sát chế tạo: độ chính xác về hình dáng, kích thước, chủng loại vật liệu dùng trong chế tạo và các khuyết tật trong gia công chế tạo
+ Kiểm tra kỹ thuật lắp ráp: đối chiếu vị trí theo thiết kế và thực tế, xem xét độ đồng tâm, độ gãy khúc của các tâm trục truyền động
+ Xem xét độ nhanh, nhạy chính xác của cơ cặut hãm, cơ cấu tay gạp đóng mở
ly hợp…
+ Xem xét sự che chắn bảo vệ an toàn lao động và an toàn kỹ thuật trong hoạt động của hệ thống tời
- Đối với hệ động lực dẫn động cho tời kéo lưới
+ Đối với động cơ thủy lực, động cơ đốt trong hoặc động cơ điện: Xem xét cách
bố trí, sắp xếp có phù hợp với thiết kế và sử dụng không Đối chiếu công suất thực tế
và thiết kế
+ Đối với hệ động lực trích từ máy chính: Đối chiếu vị trí lắp đặt thực tế với thiết kế Xem xét độ nhanh,nhạy chính xác của cơ cấu bảo vệ quá tải, độ an toàn lao động và an toàn kỹ thuật của hệ thống khi hoạt động
- Đối với hệ thống cẩu cá cẩu lưới
+ Kiểm tra độ vững chắc của hệ thống (Cột cẩu, cần vươn…) có phù hợp với tải trọng thực tế và thiết kế không
+ Chủng loại vật liệu dùng để chế tạo (Chú ý kiểm tra các chi tiết quan trọng: móc cẩu, gót cần cẩu, dây cẩu…)
+ Vị trí lắp đặt có đúng theo thiết kế yêu cầu và đảm bảo không gian thuận tiện trong thao tác
+ Xem xét độ an toàn lao động và an toàn kỹ thuật của hệ thống cẩu khi hoạt động
Trang 40- Đối với hệ thống chằng buộc
+ Chú ý các chi tiết quan trọng như tăng đơ, ma ní chằng néo, cọc bích… các khuyết tật trong gia công chế tạo
+ Đối chiếu giữa thiết kếvà thực tế về chủng loại, kết cấu, vị trí lắp đặt
+ Mức độ chắc chắn của sự chằng néo, an toàn trong sản xuất…
- Đối với hệ thống tăng – gông
+ Kiểm tra giám sát chế tạo: chủng loại vật liệu, các khuyết tật trong gia công + Xem xét đối chiếu thực tế với thiết kế về vị trí lắp đặt, chủng loại thiết bị + Độ tin cậy của hệ thống (bảo đảm chắc chắn, an toàn khi hoạt động)
B Đối với tàu đang hoạt động
- Đối với tời kéo lưới
+ Tình trạng làm việc của toàn bộ tời
+ Phát hiện các hư hỏng, hao mòn các bộ phận chuyển động chính (trục chính, bạc lót, phanh hãm, cóc hãm, vấu li hợp…
+ Sự phát nhiệt của các gối đỡ, hộp số…
+ Độ tin cậy của các cơ cấu điều khiển (đóng mở tời, ly hợp…)
- Đối với hệ động lực dẫn động cho tời kéo lưới
+ Tình trạng làm việc của động cơ
+ Phát hiện các hư hỏng, hao mòn của các bộ phận chuyển động chính (trục chính, bạc lót, các khớp nối, vấu ly hợp…)
+ Sự phát nhiệt của các gối đỡ, hộp số…
+ Độ tin cậy của các cơ cấu điều khiển
- Đối với hệ thống cẩu
+ Tình trạng làm việc của hệ thống
+ Phát hiện các hư hỏng, hao mòn, của các bộ phần truyền động và chịu lực chính (chốt gót cẩu, cáp làm dây cẩu, ma ní, vòng xoay…)
+ Độ tin cậy của hệ thống
- Đối với hệ thống chằng buộc
+ Tình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống
+ Phát hiện các hư hỏng, hao mòn của các bộ phận chuyển động và chịu lực chính (các tai buộc, cáp làm dây cẩu, móc nối, ma ní, tăng đơ chằng, sự cố dịnh của chân đế cột cẩu và trụ ván với thân tàu…)
+ Độ tin cậy của hệ thống
- Đối với hệ thống tăng – gông
+ Tình trạng làm việc của toàn bộ hệ thống
+ Các hư hỏng, hao mòn của bộ phận chuyển động và chịu lực chính (các tai buộc, móc nối, ma ní, tăng đơ chằng…)