Thực trạng quản lý tàu cá trên biển

Một phần của tài liệu quản lý tàu cá (Trang 90)

IV. 2.1 Thủ tục đăng ký tạm thời

V.2.1. Thực trạng quản lý tàu cá trên biển

V.2.1. Thc trng qun lý tàu cá trên bin lý tàu cá trên bin - Công tác kim tra, giám sát tàu cá hot động trên bin còn nhiu khó khăn do đó tình trng tàu cá Vit Nam quy phm vùng đánh bt các nước ngày càng tăng. Ngày 30/3/2010, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã báo

cáo thực trạng tàu cá Việt Nam bị tàu nước ngoài bắt giữ trước Hi ngh bàn v tình hình tàu cá Vit Nam b nước ngoài bt gi như sau: Từ năm 2006 đến nay đã có

1. Nêu thc trng qun lý tàu cá địa phương anh biết (ngoài nhng địa phương

đã nêu trong tài liu

2. Xu hướng qun lý tàu cá trong tương lai.

641 vụ với 1.186 tàu và 7.045 ngư dân của Việt Nam bị bắt giữ và xử phạt tại các nước, vùng lãnh thổ. Theo thống kê sơ bộ, hiện còn khoảng 751 ngư dân vẫn còn bị giữ ở nước ngoài.

Tỉnh có tàu cá bị bắt giữ và xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang: 58 tàu, Cà Mau 56 tàu. Tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu cũng bị vướng 46 tàu, Bình Định 43 tàu và Quảng Ngãi 47 tàu. Chỉ riêng 3 tháng đầu năm 2010, đã có 30 tàu cá của Việt Nam cùng 208 người bị các nền kinh tế khác bắt giữ.

Kiên Giang: Theo đại diện Sở Nông nghiệp phát triển nông thôn tỉnh Kiên Giang, từ năm 2009 đến hết tháng 3 năm 2010 có 277 ngư dân bị lực lượng chức năng các nước khác bắt giữ. 189 người được trả tự do qua đường ngoại giao, 57 ngư dân về nước sau thỏa thuận trên biển. Số lượng tàu cá thực tế bị bắt giữ còn cao hơn nhiều so với số liệu, nhưng do nhiều nguyên nhân khác nhau nên ngư dân đã không khai báo với các cơ quan chức năng trong tỉnh mà tự ý thoả thuận hoặc nộp phạt trên biển.

Qung Ngãi: Với tỉnh Quảng Ngãi, tình hình còn phức tạp hơn khi số tàu

thuyền và ngư dân bị nước ngoài bắt giữ ngày càng nhiều. Đặc biệt thời gian gần đây, Trung Quốc bắt giữ, tịch thu tàu cá, tài sản của ngư dân kể cả khi họ vào quần đảo Hoàng Sa để tránh bão. Thống kê từ năm 2005 đến hết ngày 16/12/2009, toàn tỉnh Quảng Ngãi có 111 tàu và 1.247 ngư dân bị nước ngoài, vùng lãnh thổ bắt giữ. Trong các nước, vùng lãnh thổ, thì Trung Quốc bắt nhiều nhất với 60 tàu và 732 ngư dân Việt Nam, tiếp theo đến Philippines, Malaysia, Indonesia, Campuchia, Đài Loan.

Đánh giá về việc ngày càng có nhiều ngư dân bị nước ngoài bắt giữ, Bộ Nông nghiệp phát triển nông thôn cho rằng, ngoài lý do vùng biển chồng lấn, tiếp giáp với các nước trong khu vực, ngư dân không xác định được đâu là vùng lãnh hải Việt Nam, thì còn có nhiều nguyên nhân khác.

Thời gian gần đây Trung Quốc tăng cường mở rộng phạm vi, tần suất kiểm tra, kiểm soát tại vùng biển thuộc quần đảo Hoàng Sa. Các nước Indonesia, Malaysia, Philippines phản đối việc Trung Quốc công bố bản đồ vùng biển "hình lưỡi bò" trên biển Đông nên cũng gia tăng tần suất kiểm tra, tuần tra và áp dụng những biện pháp cứng rắn đối với tàu cá các nước.

Trước tình hình này, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn đã chỉ đạo các địa phương tăng cường công tác quản lý tàu cá, theo dõi tổng hợp trường hợp tàu và ngư dân bị bắt giữ. Bên cạnh đó, Bộ khuyến cáo các tỉnh phải có biện pháp hỗ trợ ngư dân khi cần thiết.

UBND các tỉnh và địa phương phải chủ trì, phối hợp với bộ - ngành liên quan tổ chức tuyên truyền, hướng dẫn ngư dân hiểu biết các quy định quản lý khai thác hải sản, tuân thủ luật pháp Việt Nam.

Bộ cũng đề nghị các tỉnh phải yêu cầu ngư dân ký cam kết không vi phạm vùng biển các nước.

- Chế tài, x lý tàu cá nước ngoài vi phm vùng đánh bt ca Vit Nam chưa mnh m.

“Ngày 12/12/2010, Ðại Tá Nguyễn Quốc Bình – phó chỉ huy trưởng Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng, cho biết 5 năm qua, BÐBP Ðà Nẵng đã nhận được 2.732 nguồn tin có giá trị về bảo vệ chủ quyền vùng biển của ngư dân.”

Báo Dân Việt chỉ có một bản tin rất ngắn, thêm một câu nữa, nói rằng “Trong đó, ngư dân đã giúp phát hiện hơn 2.000 lượt tàu đánh cá nước ngoài xâm phạm chủ quyền vùng biển Việt Nam”.

Từ cuối năm 2009 sang đầu năm 2010, hàng trăm tàu đánh cá của Trung Quốc mà báo chí ở Việt Nam nêu đích danh, đã xâm phạm vùng biển của Việt Nam để đánh cá. “Nhiều khi các tàu thuyền này còn lấn sâu vào vùng biển Ðà Nẵng, chỉ còn cách bờ 35 hải lý về hướng Ðông Bắc.” Bản tin báo Tiền Phong và nhiều báo khác ngày 4 tháng 1 năm 2010 tường thuật sự việc đã xảy ra.

Ông Ðinh Tiến Dũng, trưởng ban tác chiến của Bộ Ðội Biên Phòng Ðà Nẵng nói với báo chí. “Hầu như ngày nào cũng có tàu cá Trung Quốc xâm nhập trái phép vùng biển Việt Nam, có khi số lượng tàu xâm nhập trái phép lên tới hàng chục chiếc chia thành 3-4 tốp. Tình trạng này vẫn tiếp diễn trong những ngày đầu năm 2010.”

Các nước khác trong khu vực thì bắt giữ tàu ngoại quốc, bỏ tù thuyền viên, bắt đóng tiền phạt rồi mới thả. Trong khi đó, tờ Tiền Phong kể lại rằng “Từ cuối tháng 12 năm 2009, BÐBP TP Ðà Nẵng đã 3 lần cho tàu ra đẩy đuổi các tàu cá trên ra khỏi vùng biển Việt Nam, tuy chưa có trường hợp nào phải dùng đến biện pháp lập biên bản tạm giữ phương tiện.”

Ðến ngày 6 tháng 2 năm 2010, người ta lại thấy báo VietNamNet đưa tin “Ngày 2 tháng 2, tiếp nhận nguồn tin do ngư dân phản ánh qua mạng thông tin biển, BÐBP Ðà Nẵng đã cử lực lượng xuất kích, phát hiện 30 tàu cá Trung Quốc đang xâm nhập sâu vào vùng biển miền Trung, chỉ còn cách bờ biển Ðà Nẵng-Thừa Thiên Huế khoảng 45 hải lý. Ðặc biệt, hôm 29 tháng 1, có đến 100 tàu cá Trung Quốc bị phát hiện đang đánh bắt hải sản trái phép ở vĩ độ 17, kinh độ 108030, sát bờ biển Quảng Trị-Thừa Thiên Huế.”

Nguồn tin vừa kể nói rằng “các lực lượng chức năng Việt Nam chưa lập biên bản xử lý hoặc tịch thu tang vật đối với một trường hợp nào mà chỉ hướng dẫn họ không được phép tái phạm.”

Chuyện từng đoàn tàu đánh cá Trung Quốc ngang nhiên xâm phạm vùng biển miền Trung Việt Nam bất chấp thời tiết không ngừng ở mấy tháng đầu năm.

Theo báo Người Lao Ðộng ngày 8 tháng 10/2010 “lợi dụng lúc thời tiết xấu (gió cấp 5-6), không có lực lượng tuần tra của Việt Nam, tàu thuyền Trung Quốc kéo đến từng đoàn, từ vài chục chiếc trở lên, ngang nhiên xâm phạm vùng biển Việt Nam. Tàu thuyền Trung Quốc lớn lại nhiều nên ngư dân Việt Nam thường tránh né, không thể khai thác được hải sản”.

Trước tình hình như thế “Hội Nghề Cá tỉnh Quảng Ngãi vừa báo cáo và đề nghị Hội Nghề Cá Việt Nam kiến nghị chính phủ cùng các bộ, ngành liên quan có biện pháp ngăn chặn tàu thuyền đánh cá của Trung Quốc xâm phạm vùng biển Việt Nam để khai thác hải sản trái phép”.

Trái ngược với cách cư xử của chúng ta, khi ngư dân Việt Nam đánh cá trên vịnh Bắc bộ gần khu vực đánh bắt chung hay gần quần đảo Hoàng Sa đều bị Trung Quốc bắt giữ đòi tiền chuộc hay đâm chìm tàu.

Ngoài những lần bắt giữ, ngày 19 tháng 5 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg- 95348-TS của ngư dân Quảng Ngãi bị “tàu lạ” đâm chìm, 26 ngư dân trên tàu đã may mắn được một tàu cá của ngư dân Việt Nam đang hoạt động ở cùng khu vực cứu sống.

Ngày 15 tháng 7 năm 2009, tàu đánh cá số hiệu QNg-2203-TS của ngư dân Quảng Ngãi đang hoạt động tại tọa độ 130 45′N-1100 32′E bị “tàu lạ” đâm chìm làm bị thương 9 người trong đó có 2 người bị thương rất nặng.

Báo chí ở Việt Nam được lệnh dùng từ “tàu lạ” thay vì chỉ đích danh tàu tuần Trung Quốc.

Hàng năm, Trung Quốc ngang nhiên cấm đánh cá trên biển Ðông từ giữa tháng 6 đến đầu tháng 8 lấy cớ bảo vệ thủy sản ở ngay các vùng biển mà Việt Nam xác định chủ quyền, thời gian chính vụ của ngư dân miền Trung Việt Nam. Chúng ta chỉ phản đối suông và cũng không đưa ra biện pháp cụ thể nào để bảo vệ ngư dân.

Cuối tháng 3 năm nay, thống kê ghi nhận trên báo chí trong nước cho thấy có 751 ngư dân Việt Nam còn đang bị bắt giữ ở nước ngoài vào thời điểm này. Ðây là con số do Bộ Nông Nghiệp và Phát Triển Nông Thôn mới đưa ra tại hội nghị khẩn cấp bàn về tình hình ngư dân và tàu đánh cá Việt Nam bị nước ngoài bắt giữ.

Nếu chỉ kể từ đầu năm đến cuối tháng 3 đã có 18 vụ bắt giữ tàu đánh cá với 208 ngư dân Việt Nam; do các nước Trung Quốc, Indonesia, Malaysia, và Philippines. Các biện pháp áp chế đối với ngư dân Việt Nam khi bị bắt giữ là tịch thu tàu, xử phạt hành chính và phạt tù đối với thuyền trưởng. Ðịa phương có số tàu cá bị bắt giữ, xử phạt nhiều nhất là Kiên Giang, với tổng cộng khoảng 277 ngư dân bị bắt giữ từ năm 2009 đến nay.

Trong khi đó, chúng ta chỉ áp dụng biện pháp “đẩy đuổi”.

Xu hướng qun lý tàu cá hot động trên bin bng công ngh v tinh

Theo ông Chu Tiến Vĩnh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Thủy sản, hiện nay việc theo dõi các tàu cá trên biển vẫn chỉ dựa vào hệ thống theo dõi trực canh đặt tại bờ biển, thông qua hình thức bộ đàm để liên lạc. Nhược điểm của mô hình này là không chủ động nắm bắt được vị trí của các tàu cá, phải hỏi ngư dân đang ở chỗ nào mới trả lời về tọa độ.

Tuy nhiên, xảy ra tình trạng ngư dân vì mục đích giấu ngư trường nên không khai báo về nơi đánh bắt hoặc cố tình khai báo sai, cho nên không rõ tàu đang nằm ở khu vực bão đi qua hay không, khi tàu gặp nạn, việc tìm kiếm cứu hộ nhiều khi như “mò kim đáy bể”.

Trước thực trạng trên, Bộ NN-PTNT và Bộ KH-CN đang triển khai một mô hình quản lý tàu cá bằng công nghệ vệ tinh, thông qua sản phẩm có tên gọi “movimar” của Pháp. “Đây là hệ thống rất hiện đại, sử dụng toàn bộ thiết bị cũng như dịch vụ vệ tinh

của Pháp” với kinh phí 14.500 Euro sẽ được triển khai vào đầu năm 2011 và kéo dài trong vòng ba năm.

Hiện nay, cả nước có khoảng 15.000 tàu cá hoạt động khai thác xa bờ, như vậy trung bình cứ năm tàu sẽ có một tàu được gắn thiết bị kết nối vệ tinh. Ngư dân sẽ không phải bỏ bất kỳ khoản kinh phí nào. Thiết bị chỉ được gắn khi đã xây dựng được mô hình tổ, đội. Mỗi tổ, đội sẽ cử ra một tàu, chủ tàu này sẽ được hướng dẫn cách sử dụng, cũng như có trách nhiệm với các thành viên trong tổ của mình. Hiện Cục KT&BVNLTS đang cùng đối tác thực hiện dự án phối hợp với các địa phương tổ chức các khóa đào tạo, hướng dẫn sử dụng các thiết bị lắp đặt trên tàu cho 3.000 ngư dân.

Theo đó, để điều hành và theo dõi toàn bộ hoạt động của 3.000 tàu cá trên biển, sẽ xây dựng 3 trung tâm điều hành đặt tại Hà Nội, Hải Phòng và TP Vũng Tàu và trong năm 2011, dự án sẽ bắt đầu được triển khai. Đây là sản phẩm do Trung tâm Thu phát và định vị vệ tinh (CLS) thuộc Cơ quan Hàng không vũ trụ quốc gia Pháp chế tạo. Ngoài chức năng trên, hệ thống movimar còn giúp phát hiện tràn dầu trên biển và đặc biệt giám sát, bảo vệ nguồn tài nguyên biển Việt Nam.

Ông Vĩnh cũng cho biết, theo Quyết định 48 của Chính phủ về hỗ trợ phương tiện thông tin liên lạc cho các tàu cá thì sẽ có thêm một hệ thống quản lý và theo dõi nữa là thông qua tín hiệu GPS và bộ đàm ICOM. Đây cũng sẽ là hệ thống gần tương tự như movimar của Pháp, có thể giúp liên lạc dễ dàng giữa các tàu cá và bờ, theo dõi chính xác tọa độ nhưng chỉ áp dụng cho các tàu cá hoạt động ở các khu vực như Hoàng Sa, Trường Sa.

Đưa công nghệ vệ tinh vào quản lý hoạt động nghề cá sẽ tạo ra sự tương tác hữu ích giữa ngư dân với cơ quan quản lý, gia đình, cơ quan dự báo khí tượng thủy văn, cơ quan tìm kiếm cứu hộ cứu nạn… Cụ thể, giúp cơ quan quản lý nghề cá giám sát chặt chẽ hoạt động đánh bắt của các tàu cá, đánh giá tốt hơn sản lượng đánh bắt trên các vùng biển. Là công cụ hữu hiệu trong việc bảo vệ nguồn lợi hải sản, ngăn chặn các hành vi khai thác bất hợp pháp. Giúp cơ quan tìm kiếm cứu nạn xử lý nhanh, chính xác các tai nạn, sự cố kỹ thuật đối với các tàu cá hoạt động trên các vùng biển. Góp phần bảo đảm an toàn cho người và tàu cá hoạt động trên các vùng biển, tăng cường công tác an ninh, quốc phòng biển đảo.

Qun lý tàu cá bng phn mm kim soát tàu ra - vào

Phần mềm “quản lý tàu cá trên địa bàn thành phố Đà Nẵng” của Bộ đội biên phòng (BĐBP) Đà Nẵng đã góp phần khắc phục việc quản lý tàu và người xuất- nhập ra vào cảng thủ công từ trước đến giờ. Chẳng hạn ở Đà Nẵng, trung bình mỗi ngày có khoảng 100 lượt phương tiện/500 lượt lao động xuất-nhập tại các trạm kiểm soát biên phòng (KSBP), với rất nhiều dữ liệu thông tin cho một tàu xuất bến nhưng công tác đăng ký xuất-nhập người, phương tiện nghề cá tại các trạm KSBP chủ yếu thông qua hệ thống sổ sách do Bộ Tham mưu BĐBP cấp phát. Việc quản lý mang tính thủ công như vậy gây rất nhiều khó khăn cho công tác thống kê, báo cáo. Ngư dân xuất bến từ đồn hoặc trạm này nhưng có thể quay về cập bến ở đồn, trạm khác. Ngay khi họ về tới trạm xuất phát nhưng do chuyến đi biển của họ có thể kéo dài hàng tháng trời, nên công tác tìm kiếm cũng rất khó khăn vì đã thay qua nhiều sổ mới. Thậm chí có những khi BĐBP tìm thấy tàu cá hỏng máy trôi dạt trên biển nhưng lại không biết chủ tàu là ai....

Sau một thời gian nghiên cứu, phần mềm “Quản lý tàu cá trên địa bàn TP Đà Nẵng” do Đinh Thanh Phú và nhóm tác giả cùng nghiên cứu đã được hoàn thiện với

H là ai và đang làm gì ?

các chức năng chính như: Quản lý hồ sơ tàu thuyền (lưu trữ, quản lý chặt chẽ các thông tin liên quan đến tàu cá); đăng ký xuất - nhập tàu cá khi qua các trạm KSBP; thống kê báo cáo (tàu thuyền chưa về bến, chưa xuất bến, số lượt xuất - nhập…)...

Phần mềm này được xây dựng trên nền web nên dễ triển khai một cách đồng bộ, nhanh chóng tại Bộ chỉ huy và các đồn, trạm. Với giao diện thân thiện, dễ sử dụng. Hệ thống bao gồm 1 máy chủ đặt tại Bộ chỉ huy và các máy trạm đặt tại các đồn, trạm BP, được kết nối thông qua

mạng Internet. Cơ sở dữ liệu được cập nhật chung cho toàn hệ thống, rất tiện ích. Chỉ cần một cú nhấp chuột, các chiến sỹ BĐBP có thể lưu trữ, tra cứu thông tin về tàu cá, danh sách thuyền viên, vi phạm và các vụ việc xảy ra liên quan đến tàu cá. Phần mềm hỗ trợ đắc lực cho công tác đăng ký, quản lý xuất-nhập tại các trạm KSBP; hỗ trợ công tác phân tích, tổng hợp, thống kê số liệu, thiết lập các báo cáo về hoạt động tàu cá; kết nối thông tin giữa phòng tham mưu với các đồn, trạm KSBP phục vụ cho công tác chỉ

Một phần của tài liệu quản lý tàu cá (Trang 90)