Chương trình môn học Nội dung 1 Tổng quan 2 Dân số và nguồn nhân lực 3 Cung và cầu trên thị trường lao động 4 Năng suất lao động và v ấn đề quản lý năng suất 5 Tạo việc làm và thu n
Trang 1Bài giảng dành cho Cao học chuyên ngành Kinh tế nông nghiệp
TS ĐỖ THỊ THANH VINH
KINH TẾ & QUẢN LÝ NGUỒN NHÂN LỰC
(Human resource Economics and Management)
Trang 2Mục tiêu môn học
• Giúp cho học viên hiểu được những nguyên tắc và qui
trình hoạch định nguồn nhân lực
• Có khả năng nghiên cứu vận dụng các lý thuyết về
kinh tế và quản lý nguồn nhân lực vào những vấn đề phân tích nguồn nhân lực cho các ngành nghề ở địa phương
• Rèn kỹ năng dự báo nguồn nhân lực, ra quyết định
đầu tư vào vốn nhân lực cho các nhà quản lý tương lai trong các ngành kinh tế
Trang 3Chương trình môn học
Nội dung
1 Tổng quan
2 Dân số và nguồn nhân lực
3 Cung và cầu trên thị trường lao động
4 Năng suất lao động và v ấn đề quản lý năng suất
5 Tạo việc làm và thu nhập cho dân cư
6 Quản trị nhân lực trong các doanh nghiệp
Trang 5Tài liệu tham khảo
1 PGS.TS Trần Xuân Cầu & PGS.TS Mai Quốc Chánh
(2008), Giáo trình Kinh tế nguồn nhân lực, NXB Đại học
Kinh tế quốc dân
2 PGS.TS Trần Kim Dung (2008), Giáo trình Quản trị nhân
lực, NXB Giáo dục, tái bản lần 3 cĩ bổ sung
3 Bộ Luật Lao động Việt nam
4 Bernard Martry & Daniel Crozet, Gestion des ressources
humaines, 3 ème édition, Nathan, 1988
5 Joë Cauden & Adérit Alain Sanches (1998), Gestion des
ressources humaines, Edition Berger-Levrault
6 William B Werther, Jr and Keith David (1995), Human
resource and personnel management, Mc GRAW HILL
International Editions
7 www.thuysanvietnam.com.vn
www.Laodong.com.vn
Trang 6Tổng quan
Trang 8Nhân lực Nguồn
nhân lực
Một số khái niệm
Nhân lực là nguồn
lực của mỗi con
người, gồm có trí
lực và thể lực mạnh tiềm ẩn của dân cư, Nguồn nhân lực là sức
khả năng huy động tham gia vào quá trình tạo ra của cải vật chất và tinh thần cho xã hội
Trang 9Phát triển
nguồn
nhân lực
Quản lý nguồn nhân lực
Một số khái niệm
Trang 11Thu hút nhân lực
Mục tiêu QLNNL
ĐT-PT- Duy trì
nhân lực
Giải quyết việc làm, nâng chất lượng cuộc sống
Mô hình quản lý nguồn nhân lực
Trang 12• Giai đoạn từ 1950 - 1960, sản xuất được xem là lợi
• Giai đoạn từ 1990 đến nay, quản trị nguồn nhân lực
được xem là yếu tố quyết định đem lại lợi thế cạnh tranh
Lịch sử phát triển các học thuyết về
lao động và TCLĐKH
Trang 13
Làm thế nào để giải quyết tình trạng
thừa / thiếu nhân lực ở môt địa
phương, một ngành ?
Trang 14
Làm thế nào để chuyển dịch cơ cấu
nhân lực ở môt địa phương ?
Trang 15Bối cảnh nhân lực Khánh Hòa
Bối cảnh nhân lực ngành nông
Trường hợp vận dụng
Trang 16Dân số và nguồn nhân lực
Chuyên đề 1
Trang 17Quan điểm về Nguồn nhân lực
Theo nghĩa rộng, NNL là nguồn cung cấp sức lao động cho sản xuất xã hội, cung cấp nguồn lực con người
cho sự phát triển
Theo nghĩa hẹp, NNL bao gồm các nhóm dân cư trong độ tuổi lao động, có khả năng tham gia vào lao động, sản xuất xã hội, tức là toàn bộ các cá nhân cụ thể tham gia vào quá trình lao động, là tổng thể các yếu tố về thể lực, trí lực của họ được huy động vào quá trình lao động
Trang 18Dân số và nguồn nhân lực
Nguồn nhân lực là tổng hợp tiềm năng lao động của con người trong một quốc gia, một vùng, một khu vực, một địa phương trong một thời điểm cụ thể nhất định Tiềm năng của nguồn nhân lực bao gồm thể lực, trí lực
và tâm lực (đạo đức, lối sống, nhân cách và truyền thống, lịch sử, văn hóa, dân tộc) của bộ phận dân số có
thể tham gia vào các hoạt động kinh tế xã hội
Trang 19Dân số
Dân số trên thế giới biến đổi do tỷ suất gia tăng tự nhiên (hiệu số sinh và tử)
Dân số ở một vùng, quốc gia luôn biến đổi
do yếu tố : sinh, tử và chuyển cư tạo nên
Trang 20Biến động dân số
Gia tăng tự nhiên
tử
Tỷ suất xuất
cƣ
Tỷ suất nhập
cƣ
Trang 21Cơ cấu dân số
• Cơ cấu dân số được hình thành dưới tác động
của sự thay đổi mức sinh, mức chết và di dân
• Phân loại : bao gồm cơ cấu tự nhiên (tuổi và giới tính), cơ cấu dân tộc và cơ cấu xã hội tình trạng hôn nhân, tôn giáo, trình độ học vấn
Trong đó cơ cấu tuổi và giới tính của dân số là quan trọng nhất bởi vì không những nó ảnh
hưởng tới mức sinh, mức chết và di dân mà còn ảnh hưởng tới quá trình phát triển kinh tế xã hội
Trang 22Cơ cấu dân số theo tuổi
• Cơ cấu dân số vàng hay còn gọi là dư lợi
dân số là thuật ngữ dùng để phản ảnh một dân số có tỷ lệ người lao động (15-59) đạt tối
đa và tỷ lệ người phụ thuộc đạt ở mức thấp nhất (người từ 0-14 và trên 60 tuổi); tỷ số
phụ thuộc chung nhỏ hơn 50 %
• Tỷ số phụ thuộc chung = ( P0-14+ P60) x 100
P15-59
Trang 23Cơ cấu dân số theo giới
• Tỷ số giới tính (sex ratio - SR)
• Tỷ số giới tính khi sinh: (SRB)
• Tỷ trọng nam (nữ) trong tổng số dân
• Tháp dân số (tháp tuổi - giới tính)
Trang 24Chất lượng dân số
• Từ thế kỷ XVIII, khái niệm chất lượng dân
số (CLDS) đã được sử dụng trong văn
học Khái niệm về chất lượng dân cư đã
được Ănghen sử dụng, Ănghen đã xem
xét chất lượng dân cư như là yếu tố vật
chất, có nghĩa là các điều kiện kinh tế, là một mặt của "yếu tố kỹ thuật", coi như một trình độ phát triển của tư liệu sản xuất
Trang 25Chất lượng dân số
Chất lượng dân số được phản ánh thông
qua các thuộc tính có thể liên quan đến tình trạng thể lực, trí lực, trình độ giáo dục, trình
độ khoa học kỹ thuật, cơ khí và kỹ năng
nghề nghiệp, xã hội và tính năng động của dân cư
Trang 26Hệ thống các chỉ số ảnh hưởng đến chất lượng dân số - nguồn nhân lực
Chỉ số phát triển con người HDI (Human Development Index)
Chỉ số phát triển liên quan đến giới GDI
(Gender development index)
Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI
(Human Poverty Index)
Trang 27- Thành tựu giáo dục, được tính bằng trình độ học
vấn của người dân và số năm đi học bình quân của mỗi người dân tính từ tuổi đi học (mặt bằng dân trí)
- Mức thu nhập bình quân đầu người
Trang 28Chỉ số GDI
Đây là chỉ số là thước đo sự chênh lệch về các thành tựu đạt được giữa 2 giới nam và nữ, đánh giá sự bình đẳng về cơ hội phát triển giữa phụ
nữ và nam giới Cũng như chỉ số HDI, GDI nhận giá trị trong khoảng 0 đến 1 Khi chỉ số GDI tính cho bất kỳ quốc gia nào càng tiến đến giá trị 0, thì mức độ chênh lệch giữa hai giới càng lớn và ngược lại
Trang 29Chỉ số HPI
Là chỉ số đo lường các kết quả về xóa đói giảm
nghèo, bảo đảm các nhu cầu cơ bản cho tất cả mọi người
Người ta đã chia chỉ số HPI thành 2 loại: HPI-1 để
đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia
đang phát triển và HPI-2 để đánh giá mức độ nghèo tổng hợp ở các quốc gia có thu nhập cao (OECD)
nhằm phản ánh tốt hơn sự khác biệt kinh tế - xã hội
Trang 30Chỉ số nghèo khổ tổng hợp HPI
Chỉ số HPI đo lường sự nghèo khổ của con người trên hai lĩnh vực chính là giáo dục và y tế Cụ thể, đo lường qua những khía cạnh sau:
• Thứ nhất là sự thiếu thốn liên quan đến sự tồn tại:
thể hiện qua khả năng không sống đến tuổi 40 (đối với HPI-1) và tuổi 60 (đối với HPI-2);
• Thứ hai là khía cạnh liên quan đến tri thức, được đo
lường bằng tỷ lệ người lớn mù chữ (đối với HPI-1) và
tỷ lệ người lớn trong độ tuổi 16 – 65 thiếu các kỹ năng biết chữ thiết thực, có thể dùng để làm việc (đối với
HPI-2);
• Thứ ba là liên quan đến chất lượng cuộc sống tốt
Trang 31Chỉ số nghèo khổ đa chiều MPI
Chỉ số nghèo khổ đa chiều đánh giá được một loạt các yếu tố quyết định hay những thiếu thốn, túng quẫn ở cấp độ gia đình: từ giáo dục đến những tác động về
sức khỏe, đến tài sản và các dịch vụ
Thang đo này biểu lộ quy mô của sự nghèo khổ ở các cấp độ khác nhau: từ cấp độ gia đình đến cấp độ khu vực, cấp độ quốc gia và cấp độ quốc tế
Trang 32Bản đồ phân loại về chỉ số phát triển con người trên thế giới (2011)
Trang 33
Châu Mỹ Châu Á Thái Bình Dương
Châu Âu và Trung Á
Châu Phi
Phân hạng HDI theo từng châu lục
Trang 34Đánh giá của Legatum về Việt Nam
• Tuổi thọ trung bình chỉ có 64 tuổi vào năm 2007
• Điểm số hài lòng về cuộc sống là 5.3/10 (năm 2010)
• Tỷ lệ biết chữ 93%
• 65.3% dân chúng cảm thấy an toàn cá nhân
• Chỉ có 26.9% dân chúng coi rằng những người khác là đáng tin tưởng
• 92.8% tin là xã hội là “meritocratic”
• Tỷ lệ tiết kiệm của các gia đình là 28% thu nhập, mức cao so với thế giới
• Thất nghiệp chỉ có 2.4%
• 55% nhân dân coi là họ có thu nhập đủ để trang trải cuộc sống
• Nợ xấu ngân hàng ở mức 2.5%, cao so với thế giới
• Đầu tư cho R&D chỉ đạt 0.7% GDP, mức quá thấp so với thế giới
• Đến 87% dân chúng coi các cuộc bầu cử là trung thực
• Chỉ có 7% dân chúng khiếu nại lên quan chức
• Việt Nam xếp thức hạng thấp về giáo dục, nhưng có đến 81% dân chúng hài lòng với chất lượng giáo dục
• 69% dân Việt Nam hài lòng về môi trường thiên nhiên
• Chỉ khoảng 75% dân số là có điều kiện vệ sinh đảm bảo, 68% hài lòng với chất lượng nước dùng
• 11% dân số có thông báo bị mất trộm vào năm 2010, 1% dân số bị tấn công (đây là các con số tương đối thấp so với thế giới)
• Đọ tự do cá nhân ở Việt Nam rất hạn chế, nhưng có đến 83% dân chúng hài lòng về mức độ lựa chọn mà họ
có
• Chỉ có khoảng 23% người Việt Nam có cho tiền từ thiện, và 31% người Việt có giúp đỡ người lạ, theo một cuộc điều tra năm 2009 Đây là các con số thấp so với thế giới
Trang 35Nội dung phát triển nguồn nhân
lực của một địa phương
Phát triển nhân lực là quá trình biến đổi nhân lực cả về
số lượng, chất lượng và cơ cấu nhằm phát triển toàn bộ nhân cách và từng bộ phận trong cấu trúc nhân cách, phát triển cả năng lực vật chất và năng lực tinh thần;
tạo dựng và ngày càng nâng cao, hoàn thiện cả về đạo đức và tay nghề, cả về tâm hồn và hành vi từ trình độ
chất lượng này lên trình độ chất lượng khác cao hơn, toàn diện hơn, đáp ứng ngày càng tốt hơn nhu cầu
nhân lực cho sự nghiệp phát triển đất nước
Trang 36Nội dung phát triển nguồn nhân
lực của một địa phương
1 Tuyển dụng nhân lực, thu hút nhân tài
2 Đào tạo nguồn nhân lực
3 Chính sách đãi ngộ đối với người lao động
4 Giải quyết việc làm và thất nghiệp
Trang 37Câu hỏi thảo luận
Trình bày các nhân tố có ảnh hưởng đến nguồn nhân lực Giải pháp vĩ mô của quốc gia để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực
Trang 38Cung - cầu trên thị trường lao động
Chuyên đề 2
Trang 39Thị trường sức lao động
• Theo Leo Maglen-ADB “Thị trường lao động là một hệ
thống trao đổi giữa những người có nhu cầu việc làm hoặc người đang tìm việc làm và những người đang
sử dụng lao động hoặc đang tìm kiếm lao động để sử
dụng
• Theo ILO “ Thị trường lao động là thị trường trong đó
các dịch vụ lao động được mua bán thông qua một quá trình thỏa thuận để xác định mức độ có việc làm của lao động cũng như mức độ tiền công”
Trang 40Thị trường sức lao động
• Thị trường sức lao động ra đời gắn liền với sự ra
đời và vận động của hàng hóa sức lao động
• Các yếu tố cơ bản trên thị trường sức lao động là
hàng hóa sức lao động, là cung cầu, giá cả sức lao động
Trang 41Đặc điểm của thị trường sức lao động
1 Hàng hóa sức lao động không đồng nhất do những đặc trưng riêng về : tuổi, giới tính, trình độ văn
hóa, thể lực, trí thông minh, kinh nghiệm, kỹ năng
2 Giá cả sức lao động trên thị trường lao động do
quan hệ cung cầu lao động xác định
3 Giá cả không phải là yếu tố duy nhất điều chỉnh
quan hệ cung-cầu
4 Thị trưòng lao động hoạt động đa dạng
Trang 42Thị trường sức lao động
• Nguồn cung về nhân lực được hình thành từ các cơ
sở đào tạo, từ những người đang tìm việc làm, từ các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nguồn lao động nhập khẩu Một nguồn cung khác được bổ sung thường xuyên từ những người đến độ tuổi lao động
• Nguồn cầu về lao động được hình thành từ các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức hoặc từ nhu cầu lao động nhập khẩu của nước ngoài
Trang 43Thị trường sức lao động
• Sự tác động qua lại của cung cầu hình thành nên giá
cả sức lao động
• Khoản thù lao mà người lao động nhận được phản
ánh trạng thái cân bằng trên thị trường sức lao động
Trang 44Lượng cầu về lao động sẽ giảm nếu mức giá lao động tăng Vì thế đường cầu về lao động là một đường dốc
xuống (Mệnh đề số 1 của kinh tế học cổ điển)
Trang 45KTH cổ điển cho rằng mức tiền công thực tế càng cao thì lượng cung về lao động càng tăng Đường cung về lao
động vì thế là một đường dốc lên (Mệnh đề số 2 của kinh
tế học cổ điển)
Trang 46Còn kinh tế học Keynes cho rằng trong ngắn hạn, người lao động ít điều kiện tìm được việc làm và do đó ít điều kiện mặc cả tiền công Do đó, trong ngắn hạn, lượng lao
dài hạn, đường cung sẽ dốc lên
Trang 47Kinh tế học tân cổ điển cho rằng đường cung lao động vi
mô là một đường uốn ngược Khi mức thu nhập thấp,
người ta phải lao động và hy sinh sự nghỉ ngơi Vì thế
khi tiền công thực tế ở một khoảng thấp nhất định,
đường cung dốc lên Tuy nhiên, khi thu nhập cao hơn,
Trang 48Các điều kiện hình thành
thị trường lao động
1 Có nền kinh tế hàng hóa
2 Sức lao động phải là hàng hóa
3 Người sử dụng được tự do mua
và người lao động được tự do
Trang 49Bài đọc thêm
Bình luận về những nhận định về thị trường
lao động Việt Nam
Phân tích nguyên nhân dẫn đến những bất cập trên thị
trường lao động xuất khẩu của Việt Nam
Trang 50Năng suất lao động và vấn đề
quản lý năng suất
Chuyên đề 3
Trang 51Khái niệm
Năng suất lao động theo khái niệm của OECD là tỷ lệ giữa lượng đầu ra trên đầu vào, trong đó đầu ra được tính bằng GDP (tổng sản phẩm quốc nội) hoặc GVA
(Tổng giá trị gia tăng - Gross Value Added), đầu vào thường được tính bằng: giờ công lao động, lực lượng lao động và số lượng lao động đang làm việc
Trang 53Cách tính toán
Tổng khối lượng sản phẩm SX Năng suất lao động =
Tổng thời gian hao phí lao động
Tổng sản lượng bằng giá trị Năng suất lao động =
Tổng thời gian hao phí lao động Bằng hiện vật
Bằng giá trị
Trang 54Phân biệt tăng năng suất và
cường độ lao động
• Tăng năng suất lao động dẫn đến giảm giá trị của
đơn vị hàng hóa còn tăng cường độ lao động không làm thay đổi giá trị của đơn vị hàng hóa
• Tăng năng suất lao động dẫn đến sự giảm nhẹ lao
động còn tăng cường độ lao động quá mức sẽ dẫn đến sự kiệt sức và bệnh nghề nghiệp
Trang 55Mối quan hệ giữa các yếu tố quản lý với
năng suất lao động
Các kết quả các nghiên cứu trước đây cho thấy, có 5 nhóm yếu tố về quản lý ảnh hưởng đến năng suất doanh nghiệp, đó là: Cam kết của quản lý cấp cao về năng suất, đào tạo nguồn nhân lực, tổ chức sản xuất, hướng đến khách hàng và mối quan hệ trong doanh nghiệp
Trang 56• APO : Tổ chức Năng suất Châu Á (Asian Productivity
• WEF : Diễn đàn Kinh tế thế giới (World Economic Forum)
• GCI : Chỉ số cạnh tranh quốc gia (Global Competitiveness Index)
• ISO : Tổ chức Tiêu chuẩn hóa quốc tế (International
Organization for Standardization
ác
Các tổ chức quản lý thông tin về năng suất
Trang 57Năng suất lao động của Việt Nam trong quan hệ
so sánh với một số nước châu Á
( Báo cáo Năng suất Việt nam 2010 )
Trang 58Tốc độ tăng NSLĐ của nền kinh tế và các khu vực ktế
Năm Tốc độ tăng NSLĐ (%)
Nền kinh Khu vực Khu vực Khu vực
tế NLN,TS CN -XD Dịch vụ
Trang 59Tốc độ tăng năng suất lao động của nền kinh tế và
các thành phần kinh tế
Năm Nền kinh tế TPKT TPKT TPKT có vốn nhà nước ngoài nhà nước ĐTNN
Trang 60Năng suất lao động của Việt Nam tính bằng USD theo tỷ giá hối đoái của năm 2011 đạt gần 2400
USD/người, cao hơn so với mức của các năm
trước (1990 đạt 265 USD, 1995 đạt 630 USD, 2000 đạt 842 USD, 2005 đạt 1237 USD, 2010 đạt 2067
USD), nhưng vẫn còn thấp xa so với nhiều nước ở Châu Á (như Ấn Độ, Philippines, Indonesia, Trung Quốc, Thái Lan, Malaysia, Hàn Quốc, Singapore, Nhật Bản)