Yêu cầu đối với sinh viên � Kiến thức � Nội dung khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính; � Đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính ảnh
Trang 1TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG
Khoa Kế toán -Tài chính
Bộ môn Kiểm toán
BÀI GIẢNG KIỂM TOÁN NÂNG CAO
(ADVANCE AUDITING)
Biên soạn: Bộ môn Kiểm toán
Trang 2Khoa: Kế toán-Tài chính Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
Bộ môn: Kiểm toán
ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN
Đào tạo trình độ: Đại học
Giảng dạy cho ngành: Kế toán
Cho sinh viên năm thứ: 4
Học phần tiên quyết: Sau khi học xong Kế toán tài chính 1,2,3,4 và Kiểm toán căn bản
Phân bổ tiết giảng của học phần:
- Nghe giảng lý thuyết: 20 tiết
- Làm bài tập trên lớp: 10 tiết
- Thảo luận: 0 tiết
- Thực hành, thực tập: 0 tiết
- Tự nghiên cứu: 60 giờ
2 Tóm tắt nội dung học phần
Học phần cung cấp cho người học lý thuyết và vận dụng thực hành kiểm toán tại
doanh nghiệp sản xuất kinh doanh như kiểm toán tiền, hàng tồn kho, tài sản cố định,
nguồn vốn, thu nhập và chi phí
Học phần cung cấp các kiến thức chuyên sâu về một số quy trình cụ thể trong toàn
bộ quy trình kiểm toán như:
- Tìm hiểu nội dung và đặc điểm khoản mục;
- Tìm hiểu các quy trình nghiệp vụ liên quan đến khoản mục;
- Tìm hiểu các mục tiêu kiểm toán liên quan đến khỏa mục;
- Tìm hiểu kiểm soát nội bộ cho từng quy trình nghiệp vụ trọng yếu;
- Đánh giá rủi ro kết hợp (IRxCR) và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát;
- Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm cơ bản
Trang 33 Nội dung chi tiết học phần
3.1 Danh mục vấn đề của học phần
1 Quy trình thực hiện kiểm toán vốn bằng tiền
2 Quy trình thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng
3 Quy trình thực hiện kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
4 Quy trình thực hiện kiểm toán tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định
5 Quy trình thực hiện kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
6 Quy trình thực hiện kiểm toán thu nhập và chi phí
3.2 Xây dựng chuẩn đầu ra của quá trình dạy - học từng vấn đề của học phần
Vấn đề 1: Quy trình thực hiện kiểm toán vốn bằng tiền
Kiến thức
1 Nội dung khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính
2 Đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính
ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền
4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tiền
5 Chương trình kiểm toán vốn bằng tiền
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán vốn bằng tiền
2 Đề xuất quy trình kiểm soát đối với vốn bằng tiền tại doanh nghiệp
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán vốn
bằng tiền trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán
2
2
1
Trang 4Vấn đề 2: Quy trình thực hiện kiểm toán nợ phải thu khách hàng
Kiến thức
1 Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng trình bày trên BCTC
2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng trình bày trên Báo
cáo tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng
4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng
5 Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán khoản phải thu khách hàng
2 Đề xuất quy trình kiểm soát khoản phải thu tại doanh nghiệp
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán
khoản phải thu trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán
1 Nội dung khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trình bày trên BCTC
2 Đặc điểm của khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán trình bày
trên Báo cáo tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
5 Chương trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán hàng tồn kho và giá vốn hàng bán
2 Đề xuất quy trình kiểm soát hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại DN
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán
hàng tồn kho và giá vốn hàng bán tại công ty kiểm toán
2 Đặc điểm của khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao TSCĐ trình
bày trên Báo cáo tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục tài sản cố định và chi phí khấu hao TSCĐ
4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao TSCĐ
5 Chương trình kiểm toán tài sản cố định hữu hình
6 Chương trình kiểm toán chi phí khấu hao TSCĐ
7 Chương trình kiểm toán tài sản cố định thuê tài chính
8 Chương trình kiểm toán tài sản cố định vô hình
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán Tài sản cố định và chi phí khấu hao
2 Đề xuất quy trình kiểm soát tài sản cố định và chi phí khấu hao tại DN
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán
Tài sản cố định và chi phí khấu hao tại công ty kiểm toán
2
2
1
Trang 5Vấn đề 5: Quy trình thực hiện kiểm toán nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu
Kiến thức
1 Nội dung khoản mục nợ phải trả trình bày trên BCTC
2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải trả trình bày trên Báo cáo tài chính
ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải trả
4 Thiết kế các thử nghiệm cơ bản dự kiến đối với nợ phải trả
5 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả
6 Chương trình kiểm toán nợ phải trả
7 Nội dung khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu trình bày trên BCTC
8 Đặc điểm của khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu bày trên Báo cáo tài
chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
9 Mục tiêu kiểm toán khoản mục nguồn vốn chủ sở hữu
10 Chương trình kiểm toán nguồn vốn chủ sở hữu
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán nợ phải trả và nguồn VCSH
2 Đề xuất quy trình kiểm soát nguồn vốn tại doanh nghiệp
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán
nguồn vốn tại công ty kiểm toán
1 Nội dung khoản mục thu nhập và chi phí trình bày trên BCTC
2 Đặc điểm của khoản mục thu nhập và chi phí trình bày trên Báo cáo
tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục
3 Mục tiêu kiểm toán khoản mục thu nhập và chi phí
4 Chương trình kiểm toán doanh thu và thu nhập khác
5 Chương trình kiểm toán chi phí
1 Nắm vững Quy trình kiểm toán thu nhập và chi phí
2 Đề xuất quy trình kiểm soát thu nhập và chi phí tại doanh nghiệp
3 Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán
thu nhập và chi phí tại công ty kiểm toán
2
2
1
Trang 6Tự nghiên cứu
4.2 Điều kiện hỗ trợ để dạy - học học phần
Để thực hiên được các vấn đề của học phần đạt chuẩn, yêu cầu khoa, bộ môn đảm
bảo điều kiện sau:
- Có bài giảng và bài giảng điện tử
- Sinh viên phải có đủ bài giảng môn học, tài liệu học và một số tài liệu tham khảo
- Phòng học không quá lớn, có bảng đen, có hệ thống đèn chiếu và có Internet
- Thư viện cung cấp đủ tài liệu học và một số tài liệu tham khảo
5 Tài liệu
Mục đích
sử dụng T
T Tên tác giả Tên tài liệu
Năm xuất bản
Nhà xuất bản
Địa chỉ khai thác tài liệu Học Tham khảo
1 Ths Nguyễn Tuấn
Ths Nguyễn Thành Cường Bài giảng Kiểm toán nâng cao 2011 Lưu hành nội bộ Trang bộ môn kế toán web x
2 Tập thể tác giả Bộ môn
Kiểm toán Khoa Kế toán –
Kiểm toán ĐH Kinh tế TP HCM
Lao Động – Xã Hội Thư viện
x
3 Tập thể tác giả Bộ môn kiểm
toán Khoa Kế toán –
Kiểm toán ĐH Kinh tế TP HCM
Lao Động – Xã Hội Thư viện
of Texas
cung cấp 1 số nội dung
x
Trang 76 Chính sách/Quy định đối với học phần và yêu cầu khác của giảng viên
Người học phải đọc tài liệu trước khi lên lớp, chuẩn bị đầy đủ các bài tập, báo cáo do giáo viên yêu cầu Tham gia đầy đủ các giờ làm bài tập trên lớp
Danh mục các nội dung thuyết trình
1 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tiền, cho ví dụ thực tế
2 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng, cho ví dụ thực tế
3 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán, cho ví dụ thực tế
4 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tài sản cố định và chi phí khấu hao tài sản cố định, cho ví dụ thực tế
5 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nợ phải trả và nguồn vốn chủ sở hữu, cho ví dụ thực tế
6 Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với thu nhập và chi phí, cho ví dụ thực tế
Trang 8VẤN ĐỀ 1: “QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN
VỐN BẰNG TIỀN”
A Thời gian dạy và học
- Lý thuyết: 5 tiết
- Bài tập: 2 tiết
- Sinh viên tự nghiên cứu: 17 tiết
- Nội dung từng tiết cụ thể như sau:
� Tiết 1: Giảng mục 1.1 “Nội dung và đặc điểm của khoản mục tiền”; mục 1.2.1
“Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền”; mục 1.2.2 “Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền”
� Tiết 2: Giảng mục 1.2.3 “Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền”; mục 1.2.4 “Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền”
� Tiết 3: Giảng mục 1.3.1 “Đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục tiền”; mục 1.3.2 “Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát”
� Tiết 4 và tiết 5: Giảng mục 1.3.3 “Thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán khoản mục tiền”
B Yêu cầu đối với sinh viên
� Kiến thức
� Nội dung khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính;
� Đặc điểm của khoản mục vốn bằng tiền trình bày trên Báo cáo tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục;
� Mục tiêu kiểm toán khoản mục vốn bằng tiền;
� Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với tiền;
� Chương trình kiểm toán vốn bằng tiền;
� Vận dụng
� Có khả năng tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình chi tiền và thu tiền
� Đưa ra các đề xuất cho quy trình kiểm soát đối với vốn bằng tiền tại doanh nghiệp;
� Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán tiền trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán
Trang 9� Tiền mặt: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, kim khí quý, đá quý Số liệu
được trình bày của khoản mục này trên BCTC là số dư vào thời điểm khóa sổ sau khi
đã được đối chiếu với số thực tế và tiến hành các điều chỉnh cần thiết
� Tiền gửi ngân hàng: bao gồm tiền Việt Nam, ngoại tệ và vàng bạc, đá quý, kim khí
quý được gửi tại ngân hàng Số dư của tài khoản này trên Bảng Cân đối kế toán phải được đối chiếu và điều chỉnh theo sổ phụ ngân hàng vào thời điểm khóa sổ
� Tiền đang chuyển: bao gồm các khoản tiền Việt Nam và ngoại tệ mà doanh nghiệp
đã nộp vào ngân hàng, kho bạc Nhà nước hoặc đã gửi qua bưu điện để chuyển cho ngân hàng, hay tuy đã làm thủ tục chuyển tiền từ tài khoản ngân hàng để trả cho các đơn vị khác nhưng đến ngày khóa sổ thì doanh nghiệp vẫn chưa nhận được giấy báo hay bảng sao kê của ngân hàng, hoặc giấy báo của kho bạc
vụ phát sinh trong kỳ của tiền;
� Số phát sinh của các tài khoản Tiền thường lớn hơn số phát sinh của hầu hết tài khoản khác;
� Là tài sản rất “nhạy cảm” nên khả năng xảy ra gian lận, biển thủ thường cao hơn các tài sản khác;
Trang 10� Có thể xảy ra trường hợp tuy số dư tiền trên BCTC vẫn đúng nhưng sai lệch diễn ra trong các nghiệp vụ phát sinh và làm ảnh hưởng đến các khoản mục khác (như chi phí hay nợ phải trả…);
� Rủi ro tiềm tàng của khoản mục thường được đánh giá là cao
Đặc điểm của ngành nghề và của doanh nghiệp góp phần làm gia tăng IR
� Số lượng các giao dịch bằng tiền cao; bán hàng chủ yếu thu bằng tiền mặt;
� Số lượng các giao dịch bằng ngoại tệ nhiều, tỷ giá ngoại tệ bất ổn;
� Các chức năng liên quan đến tiền không được tập trung hóa (ví dụ: doanh nghiệp có nhiều chi nhánh, ở các địa điểm khác nhau)
Trang 11Doanh thu bán hàng Phải thu KH Chi phí tài chính
Phải trả NCC Hàng tồn kho, Mua hàng
Tài sản cố định
Chu trình mua hàng và trả tiền Chu trình tiền lương
Trang 121.1.3 Mục tiêu kiểm toán
� Hiện hữu: Số dư các khoản tiền trên BCTC thì tồn tại trong thực tế
� Đầy đủ: Các khoản tiền tồn tại trong thực tế đều được ghi nhận trên BCTC
� Quyền sở hữu: Doanh nghiệp có quyền sở hữu về mặt pháp lý đối với các khoản tiền
� Đánh giá: Số dư tài khoản Tiền được ghi phù hợp với giá được xác định theo chuẩn
mực và chế độ kế toán hiện hành
� Ghi chép chính xác: Số liệu trên sổ chi tiết tiền được tổng cộng đúng và phù hợp với
tài khoản tổng hợp trên sổ cái
� Trình bày và công bố: Số dư tiền được phân loại và trình bày thích hợp trên báo cáo
tài chính Các trường hợp tiền bị hạn chế quyền sử dụng đều được khai báo đầy đủ
1.2 Kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
1.2.1 Yêu cầu của kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
� Thu đủ: mọi khoản tiền đều được thu đầy đủ, gửi vào ngân hàng hay nộp vào quỹ
trong thời gian sớm nhất
� Chi đúng: mọi khoản chi đều phải đúng mục đích, được xét duyệt bởi người có thẩm
quyền và được ghi chép đúng đắn
� Duy trì số dư tồn quỹ hợp lý: để đảm bảo chi trả các nhu cầu về kinh doanh cũng
như thanh toán nợ đến hạn Tránh tồn quỹ quá mức cần thiết vì không tạo khả năng sinh lợi và tăng rủi ro
1.2.2 Các nguyên tắc kiểm soát nội bộ đối với khoản mục tiền
� Nhân viên phải có đủ khả năng và liêm chính;
� Nguyên tắc bất kiêm nhiệm (phân chia trách nhiệm): không cho phép bất cứ cá nhân nào thực hiện các chức năng từ khi bắt đầu cho đến khi kết thúc nghiệp vụ Tách biệt các chức năng: xét duyệt, ghi chép sổ sách kế toán, bảo quản tài sản, kiểm kê, đối chiếu các số liệu ghi trên sổ sách kế toán với số liệu thực tế;
Trang 13� Tập trung đầu mối thu: hạn chế tối đa số lượng người nắm giữ tiền nhằm hạn chế khả năng thất thoát;
� Ghi chép kịp thời và đầy đủ số thu: hạn chế khả năng chiếm dụng số tiền thu được;
� Nộp ngay số tiền thu được trong ngày vào quỹ hay ngân hàng: ngăn chặn việc nhân viên biển thủ tiền thu từ khách hàng;
� Có biện pháp khuyến khích người nộp tiền yêu cầu cung cấp biên lai hoặc phiếu thu tiền nhằm làm cơ sở đối chiếu với số tiền thực thu;
� Thực hiện tối đa những khoản chi qua ngân hàng, hạn chế chi bằng tiền mặt nhằm làm giảm khả năng xảy ra gian lận từ các khoản chi bằng tiền mặt;
� Định kỳ đối chiếu giữa số liệu trên sổ sách và thực tế;
1.2.3 Kiểm soát nội bộ đối với thu tiền
Thiết kế thay đổi theo từng loại hình đơn vị, nguồn thu… Một số thủ tục kiểm soát nội bộ điển hình đối với thu tiền
1.2.3.1 Thu trực tiếp từ bán hàng và cung cấp dịch vụ
� Tách rời giữa chức năng bán hàng và thu tiền;
� Chứng từ như phiếu thu, hóa đơn… được đánh số thứ tự liên tục;
� Thu ngân cần độc lập với bộ phận cung cấp dịch vụ; lập phiếu tính tiền và hóa đơn
� Dùng hình thức bán vé; thu tiền thuộc bộ phận bán vé tách biệt chức năng cung cấp dịch vụ
� Đối với các doanh nghiệp bán lẻ, một nhân viên thường đảm nhận nhiều chức năng như bán hàng, nhận tiền, ghi sổ:
� Sử dụng hệ thống máy tính tiền
� In phiếu tính tiền và đưa kèm hàng hóa, lập thành nhiều liên, có chữ ký của người mua
� Đối chiếu giữa số tiền thu theo dõi trên máy tính và số tiền thực tế được nộp bởi nhân viên bán hàng
� Lập báo cáo bán hàng hằng ngày
1.2.3.2 Thu nợ của khách hàng
� Cung cấp phiếu thu, biên lai đã được đánh số thứ tự liên tục cho khách hàng đến nộp tiền
� Quản lý giấy giới thiệu, đối chiếu công nợ thường xuyên để chống thủ thuật gối đầu trong trường hợp thu tiền tại cơ sở của khách hàng
Trang 14� Phân nhiệm giữa các nhân viên: Lập hóa đơn bán hàng – Theo dõi công nợ - Đối chiếu sổ tổng hợp và chi tiết công nợ - Mở thu và liệt kê các sec nhận được – Nộp séc vào ngân hàng – Thu tiền
� Lưu đồ về một quy trình thu tiền mặt đơn giản
� Lưu đồ về một quy trình thu tiền ngân hàng đơn giản
Trang 151.2.4 Kiểm soát nội bộ đối với chi tiền
Một số thủ tục kiểm soát nội bộ thường được sử dụng đối với chi quỹ
� Vận dụng đúng nguyên tắc ủy quyền và phê chuẩn Ban hành văn bản chính thức về
� Định kỳ đối chiếu với sổ phụ của ngân hàng, sổ quỹ và kịp thời xử lý các chênh lệch;
� Sử dụng các hình thức thanh toán qua ngân hàng, hạn chế tối đa việc sử dụng tiền mặt trong thanh toán;
� Lưu đồ về một quy trình chi tiền mặt đơn giản
Trang 16� Lưu đồ về một quy trình chi tiền qua ngân hàng đơn giản
1.3 Kiểm toán khoản mục tiền
1.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng (lập kế hoạch kiểm toán)
1.3.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
Trang 17� Bảng câu hỏi khi tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với tiền
Trả lời
Mức độ Câu hỏi
Có Không Quan
trọng
Thứ yếu
Ghi chú
1 DN có đảm bảo nguyên tắc bất kiêm nhiệm không? (phân chia
trách nhiệm giữa người xét duyệt, thủ quỹ và kế toán không?)
2 Các phiếu thu, phiếu chi có được đánh số liên tục trước
khi sử dụng không?
3 DN có quy định cụ thể về các cấp xét duyệt chi hay không?
4 Các phiếu chi có được xét duyệt bởi người có đủ thẩm
quyền hay không?
5 Thủ quỹ có kiểm tra tính hợp lệ của phiếu thu, phiếu chi
trước khi thu hay chi tiền không?
6 Thủ quỹ có đảm bảo rằng luôn ký hoặc đóng dấu xác nhận
lên chứng từ không?
7 Định kỳ có tiến hành kiểm kê quỹ không?
8 Định kỳ có đối chiếu giữa nhật ký quỹ và sổ quỹ không?
9 Định kỳ có đối chiếu giữa sổ TGNH và sổ phụ ngân hàng
hay không?
10 Các chênh lệch (nếu có) giữa biên bản kiểm quỹ và sổ
quỹ; giữa sổ phụ ngân hàng và sổ TGNH có được điều tra và
chỉnh hợp kịp thời hay không?
…
� Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Rủi ro kiểm soát đối với một cơ sở dẫn liệu nào đó chỉ có thể được đánh giá là thấp hơn mức tối đa khi kiểm toán viên cho rằng các thủ tục kiểm soát có liên quan được thiết kế và thực hiện hữu hiệu
Nếu mức rủi ro kiểm soát được đánh giá là tối đa và xét thấy không có khả năng giảm được trong thực tế, kiểm toán viên không được thực hiện các thử nghiệm kiểm soát, mà chỉ thực hiện các thử nghiệm cơ bản ở mức độ phù hợp
� Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát để thu thập đầy đủ bằng chứng về tính hiệu quả của hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ trên các phương diện:
� Thiết kế: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ của đơn vị được thiết kế sao cho có đủ khả năng ngăn ngừa, phát hiện và sửa chữa các sai sót trọng yếu;
� Thực hiện: Hệ thống kế toán và hệ thống kiểm soát nội bộ tồn tại và hoạt động một cách hữu hiệu trong suốt thời kỳ xem xét
Trang 18Một số thử nghiệm kiểm soát thông dụng đối với khoản mục tiền:
� Tổng cộng nhật ký quỹ (thu, chi) và lần theo sổ tổng cộng đến sổ cái: đánh giá khả năng tự kiểm tra về độ chính xác đối với các phép tính cộng trên nhật ký và sổ cái, cũng như việc chuyển sổ từ nhật ký vào sổ cái
� Chọn mẫu để so sánh giữa khoản chi đã ghi trong nhật ký chi tiền với tài khoản Phải trả, và với các chứng từ có liên quan (đơn đặt hàng, báo cáo nhận hàng, hóa đơn, séc chi trả…); đặc biệt lưu ý đến sự xét duyệt trên các tài liệu và sự phù hợp giữa các tài liệu trong cùng nghiệp vụ chi tiền
Ghi chú:
Thủ thuật lapping (gối đầu): thực hiện bằng cách ghi nhận trễ khoản tiền đã thu và bù đắp bằng những khoản thu sau đó
Một số ví dụ cho các thử nghiệm kiểm soát đối với quy trình thu, chi tiền
Khoản chi trả không
được xét duyệt bởi bộ
phận có thẩm quyền
DN có quy định cụ thể về thẩm quyền xét duyệt chi tiền
Chỉ thực hiện chi tiền khi giấy
đề nghị thanh toán và phiếu chi đã được xét duyệt
Chọn mẫu các nghiệp vụ chi tiền từ nhật ký chi tiền Kiểm tra việc xét duyệt chi tiền, đối chiếu với Bảng phân cấp xét duyệt của DN
Chọn mẫu các nghiệp vụ chi tiền từ nhật ký chi tiền Đối chiếu các chứng từ có liên quan, kiểm tra xác nhận của người nhận tiền
Hiện hữu Đầy đủ
Khoản tiền (thu) chi
được ghi nhận khác với
khoản tiền thực chi trả
Nghiệp vụ (thu) chi tiền
không được ghi nhận
Định kỳ đối chiếu giữa sổ nhật ký (thu) chi tiền, sổ phụ ngân hàng và sổ cái
Định kỳ kiểm kê quỹ Bảng chỉnh hợp TGNH được kiểm tra bởi kế toán trưởng
Chọn một số tháng trong niên độ, thực hiện cộng nhật ký (thu) chi tiền
và lần theo số tổng cộng đối chiếu với sổ cái; kiểm tra tính hợp lý của Bảng chỉnh hợp TGNH
Hiện hữu, Đầy đủ, Ghi chép chính xác
Nghiệp vụ (thu) chi
tiền được ghi nhận
không đúng niên độ
DN có nhân viên chịu trách nhiệm kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ (thu) chi tiền
Lập và kiểm tra bảng chỉnh hợp TGNH vào cuối tháng
Chọn một số tháng để kiểm tra tính hợp lý của Bảng chỉnh hợp TGNH, chú ý đến bản chất của các nghiệp
vụ được chỉnh hợp và chữ ký của nhân viên kiểm tra
Hiện hữu, Đầy đủ
� Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Nhận diện các điểm mạnh và điểm yếu của hệ thống kiểm soát nội bộ nhằm điều chỉnh chương trình kiểm toán cho phù hợp, cụ thể:
Trang 19� Đánh giá rủi ro kiểm soát là thấp: có thể hạn chế các thử nghiệm cơ bản ở mức đối chiếu với sổ phụ ngân hàng và so sánh số dư này với thư xác nhận của ngân hàng;
� Đánh giá rủi ro kiểm soát là trung bình: áp dụng các thủ tục như trên và bổ sung thêm một số thủ tục nhằm phát hiện gian lận;
� Đánh giá rủi ro kiểm soát là đáng kể hay tối đa: cần mở rộng phạm vi thực hiện thử nghiệm chi tiết các khoản mục
Lưu ý: Hệ thống kiểm soát nội bộ có thể vẫn được đánh giá là có hiệu quả ngay cả khi
thực hiện chưa đầy đủ các qui định do có sự thay đổi nhân sự chủ chốt; do hoạt động mang tính thời vụ hoặc do sai sót của con người Trường hợp có những biến động như nêu trên, kiểm toán viên phải xem xét riêng từng trường hợp, đặc biệt là khi có thay đổi nhân sự phụ trách kiểm soát nội bộ thì kiểm toán viên phải thực hiện các thử nghiệm kiểm soát trong thời gian có sự thay đổi đó
phân tích - So sánh số dư TK Tiền với số liệu kế hoạch (dự toán), số dư năm trước
- So sánh tỷ lệ giữa Tiền với TSNH năm nay và năm trước
Thử
nghiệm
chi tiết
- Đối chiếu số dư đầu kỳ với số dư trên hồ sơ kiểm toán năm trước
- Phân tích bảng kê chi tiết TK Tiền đối chiếu với số dư trên sổ cái
- Kiểm kê tiền mặt tồn quỹ
- Gởi thư xác nhận Tiền gởi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ
- Kiểm tra việc khoá sổ các nghiệp vụ thu chi tiền
- Kiểm tra các nghiệp vụ thu chi tiền bất thường
- Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ và hạch toán ngoại tệ
Ghi chép ch.xác Ghi chép ch.xác Hiện hữu, đầy đủ Hiện hữu, QSH, Phát sinh, đầy đủ Phát sinh
Sự đánh giá
Trang 20Chương trình kiểm toán đối với khoản mục tiền
Số tham chiếu C01
PHẦN HÀNH: TIỀN VÀ TƯƠNG ĐƯƠNG TIỀN Người thực hiện
Cơ sở
dẫn liệu
Đánh dấu
nếu thực hiện
CHƯƠNG TRÌNH KIỂM TOÁN
Ký hiệu trên giấy làm việc
KTV
ký tên
E, C, V 1 Thu thập danh sách các tài khoản tiền So sánh số dư tài khoản
Tiền năm hiện hành với số liệu kế hoạch (dự toán), số dư của năm trước Tìm hiểu cho những thay đổi bất thường (ví dụ: số dư bên Có, số dư lớn bất thường, các tài khoản mới, các tài khoản bị đóng) hay sự thiếu sót các thay đổi kỳ vọng
2 Tính toán tỷ lệ giữa tiền với tổng tài sản ngắn hạn, so sánh với số liệu dự kiến
E, C 3 Quan sát kiểm kê quỹ tiền mặt (nếu trọng yếu)
V 4 Đối chiếu số dư đầu kỳ trên sổ kế toán với số dư trên hồ sơ kiểm toán năm trước
V 5 Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền và đối chiếu với số dư trên sổ cái
E, R&O 6 Gửi thư xác nhận đến TẤT CẢ các ngân hàng và DN giao dịch Xem xét các biên bản kiểm kê tiền mặt
C 7 Thu thập sổ quỹ, sổ phụ ngân hàng trong thời điểm khóa sổ (cut-off) để kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu chi tiền (ví dụ: để xác định liệu các khoản thu, chi có được ghi nhận đúng thời kỳ hay để xác định tính thích hợp của các khoản mục trong bảng chỉnh hợp)
E, C, V 8 Thu thập hay chuẩn bị Bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng
a Đối chiếu từ số dư tiền gửi ngân hàng đến các thư xác nhận
b Đối chiếu từ số dư trên sổ quỹ đến sổ cái
c Kiểm tra tính chính xác của việc chỉnh hợp
d Xem xét tính hợp lý, bản chất và phạm vi của các khoản mục chỉnh hợp và tìm hiểu cho các khoản lớn (thông thường là lớn hơn 10% TE) hay các khoản mục bất thường
E, V 9 Xem xét các tài khoản Tiền trong Sổ cái và các Nhật ký thu, chi tiền; tìm hiểu các khoản mục bất thường
V 10 Kiểm tra tính chính xác trong tính toán của các Nhật ký thu, chi tiền, đối chiếu ngược với số tổng cộng đã được chuyển lên Sổ cái
R&O, P&D 11 Xem xét các thư xác nhận ngân hàng, các biên bản, các khế ước vay và các chứng từ khác để cung cấp bằng chứng cho các khoản tiền bị cấm sử dụng, các khoản thế chấp hay bảo đảm cho chứng khoán
V 12 Thu thập các tài khoản Tiền có số dư gốc ngoại tệ Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam hay đồng tiền được chọn để hạch toán
Cơ sở dẫn liệu (Assertions):
Hiện hữu (Existence) hay Phát sinh ( Occurrence); Đầy đủ ( Completeness);
Quyền và Nghĩa vụ ( Rights and Obligations); Đánh giá (Valuation) hay Đo lường
( Measurement); Trình bày và Công bố ( Presentation and Disclosure)
Trang 211.3.3.1 Thực hiện thủ tục phân tích
Tỷ lệ giữa số dư tài khoản Tiền với các tài sản ngắn hạn, so sánh với số dự toán hay với
tỷ lệ của năm trước Tìm hiểu các biến động bất thường và giải thích nguyên nhân
1.3.3.2 Thử nghiệm chi tiết
a Phân tích bảng kê chi tiết của tài khoản Tiền, đối chiếu với số dư trên sổ cái
� Mục tiêu kiểm toán: bảo đảm các nghiệp vụ thu, chi tiền được ghi nhận chính xác từ
sổ chi tiết lên sổ cái
� Cơ sở dẫn liệu: ghi chép chính xác
� Thực hiện: Yêu cầu cung cấp hay tự lập Bảng kê chi tiết các loại Tiền mặt, Tiền gửi ngân hàng, Tiền đang chuyển theo từng loại là tiền Việt Nam, ngoại tệ, vàng bạc, đá quý của DN hay của từng chi nhánh, đối chiếu với số liệu trên sổ cái
b Thu thập hay tự lập Bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng, đối chiếu Biên bản kiểm
kê quỹ (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: bảo đảm số dư trên sổ sách khớp với số dư trên Sổ phụ ngân hàng và Biên bản kiểm kê quỹ
� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu (E), đầy đủ (C)
� Thực hiện: Yêu cầu cung cấp hay tự lập Bảng chỉnh hợp tiền gửi ngân hàng Đối chiếu số dư trên sổ sách với số dư trên Sổ phụ ngân hàng và Biên bản kiểm kê quỹ Điều tra cho các khoản chênh lệch bất thường
c Gửi thư xác nhận mọi số dư của tài khoản Tiền gửi ngân hàng vào thời điểm khóa sổ (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: bảo đảm số dư tài khoản TGNH là có thực tại thời điểm báo cáo
� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu, đầy đủ, quyền sở hữu
� Thực hiện:
� Thư xác nhận do kiểm toán viên soạn thảo, chữ ký của đơn vị Sau khi đơn vị ký, kiểm toán viên trực tiếp gửi thư và yêu cầu thư phúc đáp gửi trực tiếp về văn phòng của mình
� Thư xác nhận cần gửi cho tất cả các ngân hàng, ngay cả đối với những ngân hàng
có số dư trên tài khoản bằng 0
� Trường hợp không nhận được thư trả lời: kiểm toán viên tiến hành gửi thư lần hai hay đề nghị khách hàng gọi điện cho ngân hàng
Trang 22� Ngoài các số dư thì trên thư xác nhận phải yêu cầu xác nhận thêm các thông tin khác như giới hạn trong sử dụng tiền, mức lãi suất của các tài khoản tiền gửi có lãi, các khoản vay, cầm cố, thế chấp, thỏa thuận khác với ngân hàng (như mở thư tín dụng)…
� Lần theo số dư của tài khoản trên bảng cân đối với số trên thư xác nhận Làm rõ nguyên nhân của những chênh lệch nếu có
d Quan sát kiểm kê tiền mặt tồn quỹ (nếu trọng yếu)
� Mục tiêu: bảo đảm số dư tiền mặt tồn quỹ là có thực tại thời điểm báo cáo
� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu, đầy đủ
� Yêu cầu khi quan sát kiểm kê tiền mặt tồn quỹ:
� Đề nghị kiểm kê tất cả các quỹ trong cùng thời gian, với sự hiện diện của thủ quỹ, nhân viên kế toán và nhân viên độc lập khác của đơn vị (giám sát…) và thời điểm tốt nhất là ngay tại ngày kết thúc niên độ
� Quan sát cách thức nhân viên thực hiện kiểm kê quỹ (tiền có được sắp xếp theo loại hay không…)
� Kiểm kê mọi tài sản có giá trị như tiền, đó là ngân phiếu, ngoại tệ, vàng bạc, kim khí quý, đá quý…
� Kết thúc, thủ quỹ sẽ ký vào biên bản kiểm kê để xác nhận số thực tế (có thể có thêm chữ ký người chịu trách nhiệm giám sát kiểm kê trong đơn vị)
� Kiểm toán viên thu thập biên bản hay bản sao kiểm kê, đối chiếu với sổ chi tiết và tổng hợp của tài khoản Tiền mặt
e Kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ thu chi tiền (PSP)
� Mục tiêu: bảo đảm tất cả các nghiệp vụ thu, chi tiền được ghi nhận đúng niên độ
� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu, đầy đủ
� Thực hiện:
� Kiểm tra việc khóa sổ của tài khoản Tiền mặt
Xem xét thời điểm phát sinh của các chứng từ thu chi được ghi nhận vào sổ kế toán vào những ngày trước và sau khi kết thúc niên độ để đảm bảo mọi khoản thu chi đều được ghi nhận đúng niên độ Chú ý đặc biệt đến số thứ tự của các phiếu thu và chi cuối cùng được ghi sổ trong năm
� Kiểm tra việc khóa sổ của tài khoản Tiền gửi ngân hàng
Yêu cầu khách hàng trực tiếp cung cấp sổ phụ trong khoảng thời gian một tuần trước và sau khi kết thúc niên độ
Trang 23Đối chiếu ngày ghi nhận vào tài khoản Tiền gửi ngân hàng trên sổ sách của đơn vị với ngày ghi nhận trên sổ phụ của ngân hàng Tìm hiểu nguyên nhân khác biệt (nếu có) để xác định đúng đắn số thực
� Kiểm tra việc khóa sổ của tài khoản Tiền đang chuyển
Lập bảng tổng hợp các sec đã chi hay đã nộp nhưng chưa nhận được giấy báo của ngân hàng (hay kho bạc) và những séc chưa nộp tại thời điểm khóa sổ
Xem xét các bảng tổng hợp, đối chiếu với sổ phụ ngân hàng (hay kho bạc) và các chứng
từ có liên quan để xác nhận các khoản Tiền đang chuyển được ghi chép đúng niên độ
f Kiểm tra các nghiệp vụ thu, chi bất thường
� Mục tiêu kiểm toán: bảo đảm tất cả các nghiệp vụ thu, chi tiền được ghi nhận hợp lý, tuân thủ theo các chuẩn mực kế toán và quy định hiện hành
� Cơ sở dẫn liệu: trình bày và công bố
� Thực hiện: Từ các nghiệp vụ đã được ghi chép trên sổ, chọn ra một số nghiệp vụ lớn,
bất thường và kiểm tra xem các nghiệp vụ này có được cho phép và được ghi chép đúng hay không (căn cứ trên chứng từ gốc và đã được xét duyệt) Xem xét có cần công bố trên BCTC hay không (vd: nghiệp vụ với các bên có liên quan)
g Kiểm tra việc quy đổi ngoại tệ ra tiền Việt Nam, hoặc đồng tiền được chọn để hạch toán (PSP)
� Mục tiêu: bảo đảm số dư tiền có gốc ngoại tệ được đánh giá hợp lý tại thời điểm báo cáo
� Cơ sở dẫn liệu: đánh giá
� Thực hiện:
� Xem xét tính hợp lý trong việc lựa chọn tỷ giá quy đổi của đơn vị;
� Thu thập các số dư của tài khoản Tiền có gốc ngoại tệ, tiến hành đánh giá lại dựa trên tỷ giá được quy định trong chế độ kế toán hiện hành So sánh với số liệu đã được ghi nhận bởi khách hàng và tìm hiểu nguyên nhân của các chênh lệch trọng yếu (nếu có)
Trang 24VẤN ĐỀ 2: “QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN NỢ
PHẢI THU KHÁCH HÀNG”
A Thời gian dạy và học
- Lý thuyết: 3 tiết
- Bài tập: 2 tiết
- Sinh viên tự nghiên cứu: 15 tiết
- Nội dung từng tiết cụ thể như sau:
� Tiết 1: Giảng mục 2.1 “Nội dung và đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng”; mục 2.2 “Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng” (từ 2.2.1 đến 2.2.2)
� Tiết 2: Giảng mục 2.2 “Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng” (từ 2.2.3 đến 2.2.7); mục 2.3.1 “Đánh giá rủi ro tiềm tàng đối với khoản mục nợ phải thu”; mục 2.3.2 “Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát”
� Tiết 3: Giảng mục 2.3.3 “Thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán khoản mục nợ phải thu”
B Yêu cầu đối với sinh viên
� Kiến thức
� Nội dung khoản mục nợ phải thu khách hàng trình bày trên Báo cáo tài chính;
� Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng trình bày trên Báo cáo tài chính ảnh hưởng đến rủi ro tiềm tàng của khoản mục;
� Mục tiêu kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng;
� Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu khách hàng;
� Chương trình kiểm toán nợ phải thu khách hàng;
� Vận dụng
� Có khả năng tìm hiểu và đánh giá hệ thống kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng, ghi nhận và theo dõi nợ phải thu;
� Đưa ra các đề xuất cho quy trình kiểm soát đối với nợ phải thu tại doanh nghiệp;
� Có kỹ năng vận dụng chương trình và thực hiện công việc kiểm toán nợ phải thu khách hàng trong quy trình kiểm toán BCTC tại công ty kiểm toán
Trang 25Trình bày trên Bảng Cân đối kế toán:
� Tại phần A “Tài sản ngắn hạn” gồm 2 phần: Số phải thu gộp và Dự phòng phải thu khó đòi (số âm)
� Tại phần B “Tài sản dài hạn” đối với nợ phải thu dài hạn
� Ngoài ra, còn được trình bày Phần Nợ phải trả “Người mua trả tiền trước”
� Giá trị Phải thu khách hàng thuần có thể thực hiện được là hiệu số giữa nợ phải thu khách hàng và dự phòng phải thu khó đòi
2.1.2 Đặc điểm của khoản mục nợ phải thu khách hàng
� Là một loại tài sản khá nhạy cảm với những gian lận như bị chiếm dụng, tham ô;
� Khoản mục có liên quan trực tiếp đến KQKD (doanh thu) � là đối tượng để sử dụng
Trang 26� Trình bày theo giá trị thuần có thể thực hiện được
� Khả năng sai sót và khó kiểm tra việc ước tính dự phòng phải thu khó đòi của nhà quản lý
Đặc điểm của ngành nghề và của doanh nghiệp làm gia tăng IR
� Biến động xấu của tình hình kinh tế trong năm tài chính;
� Số vòng quay nợ phải thu thấp;
� Số lượng các khách hàng quy mô nhỏ, khách hàng cá nhân lớn;
� Giá cả sản phẩm, dịch vụ phải thay đổi thường xuyên;
� Các yếu tố cấu thành giá sản phẩm phức tạp: thuế doanh thu, vận chuyển, chiết khấu,
tỷ giá quy đổi
� Thời điểm ghi nhận doanh thu và nợ phải thu khó xác định rõ ràng (ví dụ: doanh thu hợp đồng xây dựng theo phần trăm hoàn thành cho các hợp đồng dài hạn hay bán hàng có điều kiện dùng thử, thuê thử…)
2.1.3 Mục tiêu kiểm toán
� Hiện hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng đã ghi chép có thực tại thời điểm lập
báo cáo
� Đầy đủ: Các khoản nợ phải thu có thực đều được ghi nhận đầy đủ
� Quyền sở hữu: Các khoản nợ phải thu khách hàng thuộc về đơn vị vào ngày lập báo
cáo
� Ghi chép chính xác: Những khoản nợ phải thu khách hàng phải được ghi chép đúng
số tiền gộp trên báo cáo tài chính và phù hợp giữa chi tiết của nợ phải thu khách hàng
và sổ cái
� Đánh giá: Các khoản nợ phải thu phản ánh đúng giá trị thuần có thể thực hiện được
(các khoản dự phòng được tính toán hợp lý)
� Trình bày và công bố: Các khoản nợ phải thu được trình bày một cách hợp lý trên
Bảng cân đối kế toán đồng thời công bố đầy đủ các vấn đề có liên quan như cầm cố, thế chấp…
Trang 272.2 Kiểm soát nội bộ đối với các khoản nợ phải thu khách hàng
Kiểm toán viên tiến hành tìm hiểu và đánh giá rủi ro kiểm soát của khoản mục nợ phải thu khách hàng thông qua việc khảo sát về hệ thống kiểm soát nội bộ đối với toàn bộ chu trình bán hàng
Ghi chú:
I – Initial: Khởi đầu
A – Authorize: Xét duyệt
P – Process: Xử lý
R – Report: Báo cáo
Các bước công việc trong kiểm soát nội bộ đối với quy trình bán hàng và theo dõi nợ phải thu:
2.2.1 Phân chia chức năng hoạt động trên nguyên tắc bất kiêm nhiệm
� Tách biệt giữa bộ phận lập lệnh bán hàng và bộ phận xét duyệt lệnh bán hàng, xét duyệt hạn mức tín dụng
� Tách biệt giữa thủ kho và kế toán kho
� Tách biệt giữa bộ phận lập hóa đơn và bộ phận kiểm tra hóa đơn
� Tách biệt giữa kế toán theo dõi công nợ phải thu và bộ phận xét duyệt xóa sổ phải thu khó đòi
Trang 282.2.2 Xét duyệt đơn đặt hàng và lập lệnh bán hàng
� Xét duyệt khách hàng trong trường hợp khách hàng mới
� Xét duyệt hàng tồn kho: số lượng hàng, chủng loại hàng hóa…
� Xét duyệt bán chịu: thời hạn nợ và hạn mức tín dụng được cấp (thông thường căn cứ vào chính sách bán chịu cho từng khách hàng)
� Xét duyệt giá bán và các chính sách bán hàng (chiết khấu…)
Doanh nghiệp cần có quy định cụ thể về các cấp thẩm quyền xét duyệt (có thể theo nhóm khách hàng, theo giá trị đơn hàng…) Lệnh bán hàng được lập phải có chữ ký của tất cả các bộ phận xét duyệt (trường hợp xét duyệt không được thực hiện online trên hệ thống)
2.2.3 Xuất kho hàng hóa, lập phiếu xuất kho (PXK)
� Từ lệnh bán hàng được chuyển đến, thủ kho tiến hành sắp xếp hàng hóa để chuẩn bị xuất kho Khi xuất kho, thủ kho lập phiếu xuất kho Phiếu xuất kho phải đánh số thứ
tự liên tục trước khi sử dụng
� Thông tin trên phiếu xuất kho được đối chiếu với lệnh bán hàng và số lượng hàng hóa thực tế
� Phiếu xuất kho được ký bởi thủ kho và nhân viên giao hàng Nếu phiếu xuất kho kiêm luôn chứng từ gửi hàng thì phải có chữ ký của bên nhận hàng
2.2.4 Lập và kiểm tra hóa đơn
� Hóa đơn phải được đánh số thứ tự liên tục trước khi sử dụng
� Đối chiếu thông tin trên hóa đơn với thông tin trên lệnh bán hàng, phiếu xuất kho hay chứng từ chuyển hàng (“nguyên tắc three way matching”)
� Bộ phận độc lập tiến hành kiểm tra thông tin trên hóa đơn: thông tin hàng hóa, giá cả, thông tin khách hàng
2.2.5 Theo dõi khoản nợ phải thu
� Liệt kê các khoản nợ phải thu theo nhóm tuổi để phân công đòi nợ và lập dự phòng hợp lý
� Thường xuyên thực hiện thủ tục gửi thông báo nợ cho khách hàng
� Định kỳ đối chiếu số dư phải thu với khách hàng (qua mail, điện thoại hay gửi thư xác nhận)
� Định kỳ đối chiếu giữa kế toán chi tiết công nợ và kế toán tổng hợp
Trang 292.2.6 Xét duyệt Hàng bán bị trả lại và Giảm giá hàng bán
� Có bộ phận độc lập chịu trách nhiệm tiếp nhận, xét duyệt hàng bán trả lại
� Thiết kế chứng từ riêng đối với hàng bán trả lại hay giảm giá hàng bán Chứng từ này được sử dụng làm căn cứ ghi sổ các nghiệp vụ nói trên
2.2.7 Cho phép xóa sổ các khoản nợ phải thu không thu hồi được
Quy định chặt chẽ về thủ tục và thẩm quyền xét duyệt cho xóa sổ các khoản nợ phải thu không thể thu hồi
2.3 Kiểm toán khoản mục nợ phải thu khách hàng
2.3.1 Đánh giá rủi ro tiềm tàng (lập kế hoạch kiểm toán)
2.3.2 Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát
2.3.2.1 Tìm hiểu về kiểm soát nội bộ
Kiểm toán viên thực hiện tìm hiểu về kiểm soát nội bộ của khoản mục nợ phải thu khách hàng thông qua việc tìm hiểu và thực hiện walkthrough cho chu trình bán hàng và ghi nhận
nợ phải thu, quy trình theo dõi nợ phải thu khách hàng và xóa sổ nợ phải thu khó đòi
Một số câu hỏi gợi ý khi tiến hành tìm hiểu về kiểm soát nội bộ đối với nợ phải thu
Trả lời
Mức độ
Quan trọng
Thứ yếu
Ghi chú
1 Đơn đặt hàng từ khách hàng có được xét duyệt bởi các
bộ phận có thẩm quyền trước khi xử lý không?, bao gồm:
- Có xét duyệt hàng tồn kho không?
- Có xét duyệt bán chịu không?
- Có xét duyệt giá bán không?
2 Phiếu xuất kho hay chứng từ gửi hàng có được đánh số
thứ tự liên tục trước khi sử dụng hay không?
3 Hóa đơn bán hàng có được đánh số thứ tự liên tục
trước khi sử dụng hay không?
4 Có quy định bắt buộc kiểm tra để đảm bảo rằng mọi
hàng hóa gửi đi đều đã được lập hoá đơn hay không?
5 Bảng giá có được xem xét, điều chỉnh và xét duyệt
định kỳ hay không?
6 Có tiến hành đối chiếu giữa lệnh bán hàng, phiếu xuất
kho, hàng thực tế trước khi xuất hàng không?
7 Có bộ phận độc lập kiểm tra tính chính xác của hóa
đơn trước khi gửi đi hay không?
8 Có ai chịu trách nhiệm kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp
vụ bán hàng và ghi nhận nợ phải thu định kỳ hay không?
9 Có gửi bảng đối chiếu công nợ hàng tháng cho khách
Trang 3010 Hàng bán bị trả lại có được xét duyệt bởi bộ phận có
thẩm quyền hay không?
11 Việc xóa sổ khoản nợ phải thu khó đòi có được xét duyệt
bởi bộ phận có thẩm quyền hay không?
…
2.3.2.2 Đánh giá sơ bộ rủi ro kiểm soát
Khi đánh giá rủi ro kiểm soát thấp hơn mức tối đa, kiểm toán viên phải chứng minh điều này bằng các thử nghiệm kiểm soát
2.3.2.3 Thiết kế và thực hiện các thử nghiệm kiểm soát
Một số thử nghiệm kiểm soát đối với quy trình bán hàng và ghi nhận nợ phải thu
Chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng trong kỳ Kiểm tra chữ ký xét duyệt, đối chiếu với quy định về thẩm quyền xét duyệt của DN
Tất cả
Hóa đơn được lập phản
ánh chưa chính xác các
thông tin về hàng hóa,
giá bán, thông tin
khách hàng
Đối chiếu hóa đơn được lập với lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ gửi hàng
Hóa đơn được kiểm tra bởi
bộ phận độc lập
Chọn mẫu các nghiệp vụ bán hàng trong kỳ Kiểm tra:
- Thông tin về hàng hóa (số lượng, chủng loại…) với thông tin trên lệnh bán hàng, phiếu xuất kho
- Thông tin về giá bán trên lệnh bán hàng, bảng giá đã được xét duyệt
- Thông tin về khách hàng với tập tin theo dõi khách hàng
Hiện hữu, Đầy đủ
Hóa đơn được ghi nhận
trước khi hàng hóa
được gửi đi
Bán hàng nhưng chưa
ghi nhận doanh thu, nợ
phải thu
Có bộ phận chịu trách nhiệm kiểm tra việc khóa sổ các nghiệp vụ bán hàng và ghi nhận nợ phải thu
Định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng
Chọn mẫu nghiệp vụ bán hàng (kể
cả nghiệp vụ sau niên độ nhưng trong thời điểm cut-off), đối chiếu giữa ngày trên chứng từ giao hàng, ngày lập hóa đơn, ngày ghi nhận vào sổ kế toán
Chọn một số tháng, kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng
Hiện hữu, đầy đủ
Ghi nhận các khoản nợ
phải thu không có thực Tất cả các nghiệp vụ bán hàng đều có đầy đủ chứng từ
kèm theo như lệnh bán hàng, phiếu xuất kho, chứng từ giao hàng, hóa đơn
Định kỳ đối chiếu công nợ với khách hàng
Chọn mẫu nghiệp vụ bán hàng, kiểm tra, đối chiếu các chứng từ kèm theo
Chọn một số tháng, kiểm tra biên bản đối chiếu công nợ với khách hàng
Hiện hữu, quyền
Chọn mẫu nghiệp vụ hàng bán trả lại, kiểm tra việc xét duyệt và chứng
từ có liên quan (biên bản trả hàng, phiếu nhập kho hàng trả lại…)
Đầy đủ
…
Trang 312.3.2.4 Đánh giá lại rủi ro kiểm soát và thiết kế lại các thử nghiệm cơ bản
Kiểm toán viên tiến hành đánh giá mức rủi ro kiểm soát cho mỗi cơ sở dẫn liệu liên quan đến khoản nợ phải thu khách hàng và nghiệp vụ bán hàng, từ đó có thể mở rộng hay thu hẹp các thử nghiệm cơ bản
-Thu thập bảng số dư chi tiết phân tích theo tuổi nợ để:
+ Kiểm tra số dư tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái của TK Nợ phải thu
+ Đối chiếu số dư chi tiết của bảng với sổ chi tiết của khách hàng
có liên quan
- Gởi thư xác nhận đến khách hàng
- Kiểm tra việc lập dự phòng nợ khó đòi
- Kiểm tra mẫu một số nghiệp vụ bán hàng đã ghi trên sổ xem có chứng từ hay không
- Kiểm tra việc khoá sổ đối với nghiệp vụ bán hàng
- Xem xét khoản nợ phải thu khách hàng có được phân loại đúng đắn không
- Đánh giá chung về sự trình bày và công bố khoản nợ phải thu khách hàng.
Ghi chép chính xác Ghi chép chính xác
Hiện hữu, QSH Đánh giá Phát sinh Phát sinh, Đầy đủ Trình bày Trình bày
và khai báo
Trang 32Chương trình kiểm toán đối với khoản mục nợ phải thu khách hàng
Số tham chiếu E01
PHẦN HÀNH: NỢ PHẢI THU KHÁCH HÀNG Người thực hiện
- Số vòng quay nợ phải thu, ngày thu tiền bình quân
- Tỷ số Nợ phải thu/ Doanh thu
- Tỷ số Nợ phải thu/ Tổng tài sản ngắn hạn
- Tỷ số Chi phí dự phòng nợ khó đòi/ Doanh thu bán chịu
- Tỷ số Dự phòng nợ phải thu khó đòi/ Nợ phải thu
hàng và Dự phòng phải thu khó đòi với số dư cuối kỳ năm trước (số đã kiểm toán)
E, C,
P&D
3 Thu thập bảng số dư chi tiết của tài khoản Nợ phải thu, tìm hiểu các số dư bất thường, số dư bên Có, số dư không có bản chất là nợ phải thu khách hàng (ví dụ: phải thu bên liên quan, phải thu công nhân viên, thu hộ tiền hàng ký gửi…)
E, V 4 Thu thập bảng số dư chi tiết nợ phải thu khách hàng theo tuổi nợ
a) Kiểm tra số tổng cộng trên bảng và đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái của tài khoản Nợ phải thu khách hàng
b) Kiểm tra tính hợp lý của bảng chi tiết Nợ phải thu khách
hàng theo tuổi nợ bằng cách kiểm tra các chứng từ gốc như hóa đơn bán hàng, chứng từ giao hàng
chưa được hồi đáp
c) Thực hiện thủ tục thay thế như kiểm tra việc thu tiền sau
niên độ, chứng từ giao hàng, hợp đồng mua bán … trong trường hợp không nhận được thư hồi đáp
- Xem xét mức độ các nghiệp vụ bán hàng trong thời gian khóa sổ so với các thời gian bình thường
V, P&D 8 Đánh giá tính đầy đủ và hợp lý của tài khoản Dự phòng nợ
phải thu khách hàng khó đòi
a) Từ bảng chi tiết nợ phải thu khách hàng theo tuổi nợ, lựa
chọn các khoản mục quá hạn … ngày và các khoản nợ phải thu khác (dựa trên kinh nghiệm về thu hồi nợ trong quá khứ, tình hình kinh tế)
Trang 33
b) Xem xét và kiểm tra việc thu tiền sau niên độ cho các
c) Thảo luận về khả năng thu hồi với giám đốc tín dụng, xem xét các tài liệu hỗ trợ khác
E/O,V/M 9 Xem xét sổ cái tài khoản nợ phải thu khách hàng và tài khoản
doanh thu, nhật ký thu tiền và tìm hiểu cho các khoản mục bất thường (nếu có)
R&O,
P&D 10. Xem xét các thư xác nhận hồi đáp của ngân hàng, các khế ước vay nợ và các tài liệu khác để cung cấp bằng chứng về
các khoản nợ phải thu bị cầm cố, thế chấp…
Cơ sở dẫn liệu (Assertions):
Hiện hữu (Existence) hay Phát sinh ( Occurrence), Đầy đủ ( Completeness), Quyền và
Nghĩa vụ ( Rights and Obligations), Đánh giá (Valuation) hay Đo lường ( Measurement), Trình bày và Công bố ( Presentation and Disclosure)
2.3.3.1 Thủ tục phân tích
a Tính tỷ lệ lãi gộp trên doanh thu
So sánh tỷ lệ lãi gộp năm nay với số liệu năm trước, số liệu kế hoạch Biến động trong tỷ
lệ lãi gộp có thể do:
� Biến động trong hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp: thay đổi chính sách giá của đơn vị, biến động giá mua, thay đổi cơ cấu mặt hàng
� Sai sót trong số liệu kế toán: ghi chép thiếu doanh thu…
b Tính số vòng quay nợ phải thu, kỳ thu tiền bình quân
So sánh số vòng quay nợ phải thu năm nay với số liệu năm trước, số bình quân của ngành, đối chiếu với chính sách tín dụng cung cấp cho khách hàng Biến động trong số vòng quay nợ phải thu có thể do:
Trang 34� Thay đổi chính sách bán chịu của đơn vị
� Khả năng tồn đọng nợ phải thu khó đòi
� Sai lệch trong số liệu kế toán: ghi chép trùng lắp hay ghi thiếu khoản phải thu khách hàng…
c So sánh số dư nợ quá hạn năm nay so với năm trước
Ghi nhận những biến động trong khả năng thu hồi nợ Có thể mở rộng thủ tục này bằng cách so sánh bảng phân tích số dư theo tuổi nợ của cuối kỳ và đầu kỳ để ghi nhận những biến động của các khoản phải thu quá hạn theo những mức thời gian khác nhau
d Tính tỷ số chi phí dự phòng trên số dư nợ phải thu
So sánh tỷ số này với tỷ số của năm trước để đánh giá mức độ hợp lý của việc lập dự phòng nợ phải thu khó đòi
Có thể kết hợp so sánh chi phí dự phòng và xóa sổ nợ phải thu khó đòi năm nay với năm trước
2.3.3.2 Thử nghiệm chi tiết
a Thu thập hay tự lập bảng số dư chi tiết nợ phải thu theo tuổi nợ của từng khách hàng, đối chiếu với sổ chi tiết và sổ cái (Review aging report) (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu được ghi nhận chính xác từ sổ chi tiết lên sổ cái
� Cơ sở dẫn liệu: ghi chép chính xác
� Thực hiện:
� Thu thập bảng số dư chi tiết nợ phải thu theo tuổi nợ; kiểm tra lại việc cộng dồn hàng ngang, hàng dọc, đối chiếu số tổng cộng với số trên sổ chi tiết, sổ cái;
� Xem xét cách thức doanh nghiệp lập bảng, tính hợp lý của sự phân loại công nợ;
� Chọn mẫu một số khách hàng để tính lại tuổi nợ dựa vào các chứng từ liên quan (hóa đơn, chứng từ giao hàng ) và thời hạn tín dụng được cấp - credit term;
b Gửi thư xác nhận đến khách hàng (PSP)
� VSA 501 “Bằng chứng kiểm toán – Các chỉ dẫn bổ sung cho một số khoản mục đặc biệt” quy định: “Trường hợp các khoản phải thu được xác định là trọng yếu trong báo cáo tài chính và có khả năng khách nợ sẽ phúc đáp thư yêu cầu xác nhận các khoản
nợ thì kiểm toán viên phải lập kế hoạch yêu cầu khách nợ xác nhận trực tiếp các khoản phải thu hoặc các số liệu tạo thành số dư của khoản phải thu.”
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu được ghi nhận là có thực, được ghi nhận đầy đủ vào thời điểm lập báo cáo
Trang 35� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu (E), đầy đủ (C), quyền sở hữu (R&O)
sẽ quan tâm đến việc trả lời
� Đoạn 25 của VSA 501 “Thư yêu cầu xác nhận nợ phải thu bằng Đồng Việt Nam và bằng ngoại tệ (nếu có) của kiểm toán viên có 2 dạng: (i) Dạng A: ghi rõ số nợ phải thu và yêu cầu khách nợ xác nhận đúng hoặc bằng bao nhiêu…; (ii) Dạng B: không ghi rõ số nợ phải thu mà yêu cầu khách nợ ghi rõ số nợ phải thu hoặc có ý kiến khác Xác nhận Dạng A thích hợp hơn khi rủi ro tiềm tàng và rủi ro kiểm soát được đánh giá là cao
� Chú ý: Thư xác nhận phải do đơn vị được kiểm toán đứng tên và đề nghị khách
hàng gửi thư trả lời trực tiếp cho kiểm toán viên Cần đảm bảo rằng số tiền, tên và địa chỉ trên thư xác nhận phù hợp với tài liệu có liên quan với tài khoản Phải thu khách hàng của đơn vị
� Nhận thư xác nhận gửi về
� Giải quyết số chênh lệch giữa thư xác nhận với số liệu của đơn vị;
� Tóm tắt và đánh giá kết quả (số lượng, số tiền của thư hồi âm; tỷ lệ mẫu chọn so với tổng thể, tổng chênh lệch kiểm toán và sổ sách);
� Đánh giá lại rủi ro của khoản nợ phải thu khách hàng;
� Nếu không nhận được thư trả lời
� Kiểm tra lại thông tin trên thư gửi đi, xác nhận lại với khách hàng về việc gửi thư xác nhận, gửi lại thư xác nhận…
Trang 36� Sử dụng thủ tục kiểm toán thay thế: kiểm tra việc thu tiền sau niên độ (subsequent test), kiểm tra các chứng từ liên quan như hợp đồng, đơn đặt hàng, hóa đơn, chứng
từ vận chuyển…
c Kiểm tra việc lập dự phòng phải thu khó đòi (Provision review) (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu được ghi nhận đúng giá trị thuần
có thể thực hiện được
� Cơ sở dẫn liệu: đánh giá (V)
� Thực hiện:
� Tìm hiểu chính sách lập dự phòng đồng thời xem xét tính hợp lý trong chính sách lập
dự phòng của doanh nghiệp; đối chiếu chính sách dự phòng năm nay và năm trước;
� Lập bảng phân tích dự phòng phải thu khó đòi dựa trên bảng tuổi nợ chi tiết theo khách hàng;
� Rà soát bảng tuổi nợ, tập trung vào các số dư thuộc các đặc điểm:
� Số dư quá hạn lớn bất thường;
� Số dư nợ của các khách hàng trước đây đã từng có vấn đề về khả năng thu hồi
nợ, các khách hàng đang gặp vấn đề về tài chính hay pháp lý…
� Các khoản nợ đang tranh chấp (kết hợp rà soát lại thư xác nhận)
� Ước tính tổng số nợ phải thu có khả năng không thu hồi được và mức dự phòng cần lập Đối chiếu với số liệu của khách hàng, tìm hiểu và giải thích cho những khoản chênh lệch trọng yếu;
� Kết hợp xem xét số ngày bán chịu thực tế với chính sách bán chịu của doanh nghiệp;
� Xem xét kỹ việc xét duyệt đối với các khoản nợ phải thu khách hàng bị xóa sổ;
Ghi chú: Quy định lập dự phòng theo THUẾ - Thông tư số 228/2009/TT-BTC
+ 30% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 6 tháng đến dưới 1 năm
+ 50% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 1 năm đến dưới 2 năm
+ 70% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ trên 2 năm đến dưới 3 năm
+ 100% giá trị đối với khoản nợ phải thu quá hạn từ 3 năm trở lên
Kiểm toán viên tính toán nợ phải thu cần lập dự phòng theo thuế và so sánh với số đã lập theo kế toán để xem xét việc ghi nhận tài sản thuế thu nhập hoãn lại hay thuế thu nhập hoãn lại phải trả
Trang 37d Kiểm tra việc đánh giá lại các khoản phải thu có gốc ngoại tệ (Revaluation) (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu có gốc ngoại tệ được đánh giá đúng tại ngày báo cáo tài chính
� Cơ sở dẫn liệu: đánh giá (V)
� Đối chiếu với số dư trên sổ sách của khách hàng, tìm hiểu và giải thích cho các khoản chênh lệch trọng yếu
e Kiểm tra việc khóa sổ đối với nghiệp vụ bán hàng (Test Cut-off) (PSP)
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu được ghi nhận đúng niên độ
� Cơ sở dẫn liệu: hiện hữu (E), đầy đủ (C)
� Thông thường, kiểm toán viên thực hiện đối chiếu ngày trên hóa đơn, ngày xuất kho, ngày trên vận tải đơn… với ngày ghi sổ kế toán;
� Xem xét các khoản trả hàng sau niên độ có liên quan đến số hàng bán trong niên độ trước
f Xem xét về các khoản nợ phải thu khách hàng bị cầm cố, thế chấp Đánh giá việc trình bày công bố khoản nợ phải thu khách hàng
� Mục tiêu kiểm toán: Bảo đảm các khoản nợ phải thu thực sự thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp tại ngày báo cáo tài chính Các khoản phải thu được trình bày và công
bố hợp lý
� Cơ sở dẫn liệu: quyền và nghĩa vụ (R&D), trình bày và công bố (P&D)
Trang 38� Thực hiện:
� Thu thập bằng chứng về sự cầm cố, thế chấp của các khoản phải thu khách hàng thông qua thư xác nhận và các văn bản khác như thư xác nhận ngân hàng, thư xác nhận khoản vay, các hợp đồng vay, hợp đồng cầm cố, thế chấp…
� Phân tích tài khoản chi phí lãi vay, qua đó phát hiện các chi phí phải trả cho việc cầm cố, thế chấp cũng như các nghiệp vụ cầm cố thế chấp;
� Đọc các biên bản họp quan trọng trong năm, phỏng vấn nhân viên có liên quan
� Đánh giá việc trình bày công bố:
� Dựa vào bảng số dư chi tiết, xem xét việc phân loại khoản nợ phải thu Điều tra các số dư bất thường, số dư âm và các số dư không mang bản chất của khoản
nợ phải thu khách hàng (vd: các khoản đặc cọc, ký quỹ, khoản ứng trước của nhân viên, khoản phải thu khác…);
� Trình bày các nợ phải thu bị cầm cố, thế chấp…
Trang 39VẤN ĐỀ 3: “QUY TRÌNH THỰC HIỆN KIỂM TOÁN HÀNG TỒN KHO VÀ GIÁ VỐN HÀNG BÁN”
A Thời gian dạy và học
- Lý thuyết: 5 tiết
- Bài tập: 2 tiết
- Sinh viên tự nghiên cứu: 17 tiết
- Nội dung từng tiết cụ thể như sau:
� Tiết 1: Giảng mục 3.1 “Nội dung và đặc điểm của khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán”
� Tiết 2: Giảng mục 3.2 “Kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho”
� Tiết 3: Giảng mục 3.3.1 “Đánh giá rủi ro tiềm tàng của khoản mục hàng tồn kho”, 3.3.2 “Nghiên cứu và đánh giá kiểm soát nội bộ và rủi ro kiểm soát”
� Tiết 4 và tiết 5: Giảng mục 3.3.3 “Thử nghiệm cơ bản trong kiểm toán khoản mục hàng tồn kho”
B Yêu cầu đối với sinh viên
� Mục tiêu kiểm toán khoản mục hàng tồn kho và giá vốn hàng bán;
� Thủ tục kiểm soát nội bộ đối với hàng tồn kho và giá vốn hàng bán;
� Chương trình kiểm toán nợ hàng tồn kho và giá vốn hàng bán;
Trang 40� Theo VAS 02 “Hàng tồn kho”, hàng tồn kho là những tài sản:
� Được giữ để bán trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường;
� Đang trong quá trình sản xuất, kinh doanh dở dang;
� Nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ để sử dụng trong quá trình sản xuất, kinh doanh hoặc cung cấp dịch vụ
� Hàng tồn kho được tính theo giá gốc Trường hợp giá trị thuần có thể thực hiện được thấp hơn giá gốc thì phải tính theo giá trị thuần có thể thực hiện được:
� Giá gốc hàng tồn kho bao gồm: chi phí mua, chi phí chế biến và các chi phí liên quan trực tiếp khác phát sinh để có được hàng tồn kho ở địa điểm và trạng thái hiện tại
� Giá trị thuần có thể thực hiện được: là giá bán ước tính của hàng tồn kho trong kỳ sản xuất, kinh doanh bình thường trừ (-) đi chi phí ước tính để hoàn thành sản phẩm
và chi phí ước tính cần thiết cho việc tiêu thụ chúng
� Nội dung chi tiết các loại hàng tồn kho được công bố trong bảng thuyết minh báo cáo tài chính bao gồm:
� Hàng mua đang đi đường: là những hàng hóa, vật tư (nguyên liệu, vật liệu; công
cụ, dụng cụ; hàng hóa) mua ngoài đã thuộc quyền sở hữu của doanh nghiệp nhưng tại thời điểm khóa sổ còn đang trên đường vận chuyển, ở bến cảng, bến bãi hoặc đã
về đến doanh nghiệp nhưng đang chờ kiểm nhận nhập kho
� Nguyên liệu, vật liệu tồn kho: là những đối tượng lao động mua ngoài hoặc tự chế
biến dùng cho mục đích sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp, gồm nguyên liệu, vật liệu chính; vật liệu phụ; nhiên liệu; phụ tùng thay thế; vật liệu và thiết bị xây dựng cơ bản
� Công cụ, dụng cụ trong kho: là những tư liệu lao động không có đủ các tiêu chuẩn
về giá trị và thời gian sử dụng quy định đối với tài sản cố định Theo quy định hiện hành, những tư liệu lao động sau đây nếu không đủ tiêu chuẩn ghi nhận TSCĐ thì được ghi nhận là công cụ, dụng cụ: