1. Trang chủ
  2. » Giáo án - Bài giảng

bài giảng công tác khuyến ngư

61 1,7K 8

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 61
Dung lượng 397,57 KB

Nội dung

1 BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC NHA TRANG TS. HOÀNG VĂN TÍNH BÀI GIẢNG CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ Nha Trang, tháng 9 năm 2008 2 CHƯƠNG I: KHÁI NIỆM - MỤC TIÊU - VAI TRÒ - CHỨC NĂNG - NHIỆM VỤ CỦA KHUYẾN NGƯ 1.1. Khái niệm về khuyến ngư Khuyến ngư là một thuật ngữ mở, là một khái niệm linh động thể hiện sự đa dạng trong việc giải nghĩa và luôn luôn thay đổi. Vì thế khuyến ngư không có định nghĩa chính xác, nó mô tả quá trình tiếp tục và thay đổi ở các vùng nông thôn (P.Oakley và C.Garforth, 1985). P.Oakley, C.Garforth (1985) và Geoge H.Axinn (1998) cho rằng khuyến ngư là quá trình đào tạo không chính qui hỗ trợ cho nông dân, ngư dân; là quá trình làm việc với nông, ngư dân để cải thiện sinh kế của họ. Geoge H.Axinn (1998) chú trọng tới chức năng, vai trò của khuyến ngư là tăng cường học tập của những người đang chăn nuôi (hoặc đánh bắt) học những điều họ cần biết để họ có thể nuôi sống họ và những người người khác. P.Oakley và C.Garforth (1985) cho rằng, mục tiêu của khuyến ngư là thay đổi cách nhìn của ngư dân để giải quyết các khó khăn. Tuy vậy, khuyến ngư không chỉ chú ý tới thành tựu vật chất hoặc kinh tế mà còn quan tâm tới phát triển chính bản thân nông (ngư) dân, nông thôn. Theo Trần Văn Vỹ (2001), thì khuyến ngư là quá trình truyền bá kiến thức, giảng dạy kỹ năng, trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết cho ngư dân để họ có đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình, tự tổ chức quản lý sản xuất kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống, phát triển nông thôn. Ông cho rằng, theo nghĩa hẹp thì khuyến ngư là một hoạt động giới thiệu cho ngư dân các kết quả do nhà khoa học đã nghiên cứu được bằng các phương pháp thích hợp để họ áp dụng nhằm có sản lượng thu hoạch cao hơn. Như vậy, theo định nghĩa hẹp thì khuyến ngư chỉ là chuyển giao kỹ thuật. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ 3 Theo Đỗ Đoàn Hiệp (2001), thì khuyến ngư là một hoạt động liên quan đến chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản cho ngư dân, hoàn thiện kỹ thuật sản xuất, nhằm tăng hiệu quả sản xuất, tăng thu nhập, nâng cao mức sống, văn hóa xã hội cho nông dân và cư dân khác trong cộng đồng. Khuyến ngư hiện đại không chỉ là chuyển giao kỹ thuật mà còn tạo ra kết quả cuối cùng bằng tổ chức, phân phối sản phẩm và tạo ra được nhiều hiệu quả cao nhất từ sản phẩm sản xuất của quá trình chuyển giao. Theo định nghĩa rộng thì khuyến ngư ngoài việc hướng dẫn kỹ thuật mới cho ngư dân (giảng dạy kỹ năng), còn phải chỉ cho họ cách tổ chức sản xuất, chống thiên tai , trợ giúp những điều kiện vật chất cần thiết để ngư dân đủ khả năng tự giải quyết được những công việc của chính mình, tự tổ chức quản lý sản xuất, kinh doanh có hiệu quả nhằm cải thiện đời sống, phát triển nông thôn. Khuyến ngư là công việc giúp đỡ, thuyết phục và chuyển đến ngư dân những kỹ thuật mới mà họ cần và có khả năng áp dụng để tăng hiệu quả sản xuất, sản lượng khai thác cá, nuôi cá, góp phần cải thiện đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội, phát triển nông thôn mới. Khuyến ngư là tạo ra những mô hình mẫu, những điển hình tiến tiến để ngư dân học hỏi, tham quan và áp dụng cho chính mình. Đồng thời thông qua các lớp tập huấn, huấn luyện, thông tin tuyên truyền để nâng sự hiểu biết, nhận thức kỹ năng, nghề nghiệp và cung cấp các thông tin thị trường, giá cả, chính sách Nhà nước cho ngư dân để họ thay đổi thay đổi suy nghĩ lạc hậu và áp dụng các tiến bộ khoa học kỹ thuật và hướng tới sự tiến bộ xã hội. Như vậy, thực chất của khuyến ngư là quá trình giáo dục, nhưng giáo dục không mang tính chính thống, giáo dục ngoài trường. Có thể so sánh những điểm khác nhau cơ bản giữa giáo dục chính thống (giáo dục trong nhà trường) với giáo dục không chính thống (giáo dục ngoài nhà trường) qua một số đặc điểm sau đây: Bảng 1.1: Những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa giáo dục chính thống và giáo dục không chính thống TT Giáo dục chính thống Giáo dục không chính thống 1 Phải thông qua trường, từ lớp thấp đến lớp cao Không thông qua trường lớp, chỉ đào tạo theo một nhu cầu xác định 4 2 Tổ chức theo lứa tuổi, có tổ chức thi tuyển Không theo lứa tuổi, không cần thi tuyển 3 Có chương trình đào tạo chính quy của Bộ Giáo dục và Đào tạo Đào tạo không chính quy, theo chuyên đề biên soạn đa dạng và luôn cải tiến 4 Việc học, nghe, giảng, đọc được tiến hành trên lớp Học bằng thảo luận, học theo nhóm, thông qua trình diễn 5 Giáo viên được đào tạo ở trường chuyên nghiệp Giáo viên có thể là cán bộ khuyến ngư, cán bộ chuyên môn và nông dân trình diễn 6 Người học bắt buộc phải tham dự học Người học không cần bắt buộc phải tham gia 7 Người học thường trẻ hơn giáo viên Người học nhiều tuổi hơn khuyến viên là chuyện bình thường 8 Học vì bằng cấp Học không vì bằng cấp mà để tăng chất lượng cuộc sống Những đặc điểm trên đây của giáo dục không chính thống cần được lưu ý trong quá trình thực hiện khuyến ngư để đạt hiệu quả cao trong công việc. Nguyên tắc của khuyến ngư là: - Phải xuất phát từ nhu cầu của người sản xuất và yêu cầu phát triển thủy sản. - Tạo sự liên kết chặt chẽ giữa nhà quản lý, nhà khoa học, nhà doanh nghiệp với người sản xuất và giữa người sản xuất với nhau. - Xã hội hóa hoạt động khuyến ngư. - Dân chủ, công khai và có sự tham gia tự nguyện của người sản xuất. - Các hoạt động khuyến ngư phải phù hợp và phục vụ chiến lược phát triển nông thôn, ưu tiên vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn, vùng sản xuất hàng hóa phục vụ cho nhu cầu xuất khẩu. 5 1.2. Mục tiêu, vai trò, chức năng, nhiệm vụ của khuyến ngư. 1.2.1. Mục tiêu của khuyến ngư Hoạt động khuyến ngư của địa phương hay một quốc gia nào cũng phải có mục tiêu cụ thể. Mục tiêu đó bao gồm: - Nâng cao nhận thức về chủ trương, chính sách, pháp luật, kiến thức, kỹ năng về khoa học kỹ thuật, quản lý và kinh doanh cho ngư dân. - Góp phần thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn, nâng cao năng suất theo hướng bền vững, tạo việc làm, tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, góp phần thúc đẩy quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. - Huy động nguồn lực từ các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước tham gia khuyến ngư. 1.2.2. Vai trò của khuyến ngư - Là cầu nối trực tiếp giữa các tầng lớp nhân dân với các cơ quan hành chính, cơ quan quản lý, cơ quan khoa học, các tổ chức xã hội, giúp họ nâng cao nhận thức về vai trò ngành thủy sản, về kỹ thuật, về môi trường trong lĩnh vực thủy sản hoặc liên quan tới lĩnh vực thủy sản. Để phát triển ngành thủy sản đòi hỏi sự đổi mới trong quan điểm, thái độ nhận thức và kỹ năng của ngư dân, từ bỏ những quan điểm, phương thức sản xuất lạc hậu để tiếp cận cái mới tiên tiến hơn. Muốn vậy, cần được khuyến cáo, giáo dục, đào tạo một cách hợp lý. Sự khác biệt giữa đào tạo cơ bản của hệ thống giáo dục đào tạo và khuyến ngư là: đào tạo khuyến ngư mang tính hiệu quả ngay cho sự phát triển, còn đào tạo cơ bản có tính lâu dài, chính quy và tính hiệu quả lâu dài. - Giúp đỡ, khuyên giải ngư dân trong quá trình sản xuất; - Cung cấp sự trợ giúp kỹ thuật trực tiếp cho ngư dân; - Cung cấp các tài liệu khoa học kỹ thuật cho ngư dân; - Tập huấn, huấn luyện và chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật công nghệ cho ngư dân; - Hướng dẫn thử nghiệm nghiên cứu khoa học; - Hỗ trợ thông tin thị trường, giá cả, thông tin khoa học kỹ thuật và các chủ trương chính sách của Đảng và Nhà nước; 6 - Hỗ trợ ngư dân hoạt động Hội, Nhóm - Tham mưu cho chính quyền đề ra những chính sách, kế hoạch phát triển ngành thủy sản. Tóm lại, vai trò của khuyến ngư là tạo nên sự chuyển đổi trong quan điểm thái độ của ngư dân để họ có sự lựa chọn những cái mới trong quá trình hoạt động nghề cá. 1.2.3. Chức năng của khuyến ngư: Gồm những chức năng cơ bản sau: - Chức năng giáo dục Chức năng giáo dục của công tác khuyến ngư thể hiện thông qua các hoạt động của khuyến ngư như mở lớp đào tạo, hội thảo, tham quan học tập, thông tin đại chúng, khuyến ngư viên có cơ hội tiếp xúc với ngư dân, bồi dưỡng cho họ kỹ năng và kiến thức, giúp họ nâng cao về pháp luật, kiến thức khoa học kỹ thuật, quản lý kinh doanh góp phần bồi dưỡng nguồn nhân lực phát triển thủy sản. - Cung cấp, dịch vụ phục vụ sản xuất Giúp người sản xuất phát triển sản xuất cá giống, chẩn đoán phòng trừ bệnh, khuyến cáo sử dụng thuốc chữa bệnh, thức ăn, phân bón, bảo vệ môi trường thủy sản, bảo vệ nguồn lợi thủy sản, đổi mới công nghệ chế biến sau thu hoạch nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm thủy sản góp phần tăng thu nhập, xóa đói giảm nghèo, thực hiện hiện đại hóa nghề cá. Qua hoạt động này khuyến ngư góp phần tạo thêm công ăn việc làm cho người lao động. - Là cầu nối giữa nghiên cứu khoa học, hoạch định chính sách với sản xuất. Cán bộ khuyến ngư một mặt chuyển giao kỹ thuật, công nghệ, thông tin mới từ các cơ quan nghiên cứu đến người sản xuất. Mặt khác khuyến ngư giúp các nhà quản lý, nhà khoa học nắm được nhu cầu, vướng mắc của người sản xuất để nghiên cứu giải quyết. Khuyến ngư phát hiện đánh giá các điển hình làm ăn có hiệu quả, cải tiến kỹ thuật công nghệ mà người sản xuất sáng tạo để phổ biến, nhân rộng ra cộng đồng, giúp cơ quan quản lý hoạch định chính sách tiếp tục hoàn thiện hoặc tìm ra các biện pháp hữu hiệu để giúp nông, ngư dân phát triển sản xuất. Khi trình độ dân trí đã lên cao, khả năng chủ động nhận thông tin trực tiếp từ các nhà hoạch định chính sách và các cơ quan nghiên cứu khoa học ngày một 7 cải thiện thì chức năng cầu nối sẽ dần bị xóa bỏ, khi đó vai trò cầu nối của khuyến ngư sẽ không còn. Tóm lại: có thể hiểu khuyến ngư theo sơ đồ sau: 1.2.4. Nhiệm vụ của khuyến ngư a. Thông tin, tuyên truyền - Tuyên truyền chủ trương đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, tiến bộ khoa học và công nghệ, thông tin thị trường, giá cả, phổ biến điển hình tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh, phát triển nông nghiệp, thủy sản. - Xuất bản, hướng dẫn và cung cấp thông tin đến người sản xuất bằng các phương tiện thông tin đại chúng, hội nghị, hội thảo, hội thi, hội chợ, triển lãm và các hình thức thông tin tuyên truyền khác. b. Bồi dưỡng, tập huấn và đào tạo - Bồi dưỡng, tập huấn và truyền nghề cho người sản xuất để nâng cao kiến thức, kỹ năng sản xuất, quản lý kinh tế trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. - Đào tạo nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ cho người hoạt động khuyến nông, khuyến ngư. - Tổ chức tham quan, khảo sát, học tập trong và ngoài nước. c. Xây dựng mô hình và chuyển giao khoa học công nghệ - Xây dựng các mô hình trình diễn về tiến bộ khoa học công nghệ phù hợp với từng địa phương, nhu cầu của người sản xuất. - Xây dựng các mô hình công nghệ cao trong lĩnh vực nông nghiệp, thủy sản. - Chuyển giao kết quả khoa học công nghệ từ các mô hình trình diễn ra diện rộng. d. Tư vấn và dịch vụ - Tư vấn, hỗ trợ chính sách, pháp luật về: đất đai, thủy sản, thị trường, khoa học công nghệ, áp dụng kinh nghiệm tiên tiến trong sản xuất, quản lý, kinh doanh về phát triển nông nghiệp, thủy sản. - Tư vấn, hỗ trợ việc khởi sự doanh nghiệp nhỏ và vừa lập dự án đầu tư phát triển nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn, tìm kiếm mặt bằng Nông (Ngư )dân Cán bộ nghiên cứu CB khuyến ngư ngư 8 sản xuất, tuyển dụng, đào tạo lao động, huy động vốn, xin ưu đãi đầu tư và các thủ tục hành chính khác theo quy định của pháp luật, phù hợp với quy hoạch phát triển nông nghiệp, thủy sản và ngành nghề nông thôn theo vùng, lãnh thổ và địa phương. - Tư vấn, hỗ trợ phát triển, ứng dụng công nghệ sau thu hoạch, chế biến nông lâm, thủy sản, nghề muối. - Tư vấn, hỗ trợ quản lý, sử dụng nước sạch nông thôn và vệ sinh môi trường nông thôn. - Tư vấn, hỗ trợ đổi mới tổ chức, cải tiến quản lý, hợp lý hoá sản xuất, hạ giá thành sản phẩm của doanh nghiệp, của tổ chức kinh tế tập thể trong lĩnh vực nông nghiệp, nông thôn. - Dịch vụ trong các lĩnh vực: pháp luật, tập huấn, đào tạo, cung cấp thông tin, chuyển giao khoa học công nghệ, xúc tiến thương mại, thị trường, giá cả, đầu tư, tín dụng, xây dựng dự án, cung ứng vật tư kỹ thuật, thiết bị và các hoạt động khác có liên quan đến nông nghiệp, thủy sản theo quy định của pháp luật. đ. Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư - Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. - Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với các tổ chức, cá nhân nước ngoài và các tổ chức quốc tế. - Thu hút và tổ chức lực lượng xã hội tham gia công tác khuyến ngư: Khuyến ngư Nhà nước chủ động xây dựng kế hoạch hợp tác giữa các lực lượng tham gia hoạt động khuyến ngư, bảo đảm cho các hoạt động này tuân thủ chính sách phát triển của Nhà nước và đạt hiệu cao vì sự phát triển cộng đồng nghề cá. - Xây dựng và giám sát việc thực hiện kế hoạch: Căn cứ vào nhu cầu thực tế của sản xuất ở các đia phương, khuyến ngư tiến hành xây dựng kế hoạch ở các lớp, đồng thời giám sát quá trình thực hiện kế hoạch này. e. Tham gia đánh giá kết quả các hoạt động khuyến ngư - Đánh giá kết quả thực hiện kế hoạch thường kỳ mỗi khi kết thúc một chương trình hay hạng mục công tác 9 - Bộ và Ủy ban nhân dân các địa phương tổ chức đánh giá kết quả công tác theo các chỉ tiêu đã vạch ra. Quá trình đánh giá phải có sự tham gia của cộng đồng ngư dân vầ của cán bộ khuyến ngư. Kết quả đánh giá là cơ sở cho việc xây dựng chính sách, kế hoạch khuyến ngư tiếp theo đạt hiệu quả hơn. g. Tham gia xây dựng chính sách Căn cứ vào kinh nghiệm thực tiễn của mình, cán bộ khuyến ngư cùng với các cơ quan hữu quan còn tư vấn cho các cấp chính quyền trong qua trình xây dựng chính sách, kế hoạch sản xuất liên quan đến hoạt động phát triển nghề cá tại các địa phương và trong cả nước. 1.3. Đặc điểm khuyến ngư Việt Nam Khuyến ngư Việt Nam trải qua các thời kỳ phát triển khác nhau theo sự phát triển của xã hội nước ta, đó là thời kỳ quản lý tập trung, thời kỳ chuyển tiếp cơ chế và thời kỳ khuyến ngư trong cơ chế mới. - Thời kỳ quản lý tập trung: Khuyến ngư là chuyển giao kỹ thuật, mang thông tin đến đối tượng tiếp nhận là hợp tác xã (HTX). Đặc điểm: Thực hiện theo đòi hỏi của phong trào, chưa cân nhắc tới nhu cầu. Hình thức chuyển giao: giới thiệu, thực địa cho đội sản xuất Người tham gia: Cán bộ HTX, đội kỹ thuật. Từ đầu thập kỷ 60 đến cuối thập kỷ 80 hệ thống khuyến nông, khuyến ngư đã hoạt động khá mạnh mẽ ở các HTX, mặc dù lúc đó chưa hình thành hệ thống khuyến nông, khuyến ngư từ trung ương đến địa phương như hiện nay và lúc đó cũng không dùng từ “khuyến nông”, “khuyến ngư”. Nhưng các HTX có các nhóm “Thanh niên kỹ thuật”, tiếp nhận các quy trình kỹ thuật từ cán bộ kỹ thuật cấp huyện, đã thực hiện có kết quả trong phạm vi nhỏ, để mở rộng trong phạm vi HTX. Ngoài ra, cán bộ nghiên cứu, thực nghiệm của các cơ quan nghiên cứu cũng thực hiện nhiệm vụ giúp đỡ kỹ thuật. Tuy vậy, không có cơ quan nào chịu trách nhiệm một cách rõ ràng về nhiệm vụ này. Chính vì vậy, thời kỳ này tiến bộ kỹ thuật được đưa vào khá dễ dàng và thuận lợi, bởi sự phục tùng tuyệt đối của HTX khi đã có chủ trương từ cấp trên. Sự bất lợi của hình thức này là thiếu tính năng động, chủ yếu do cơ chế quản lý, điều hành gây nên đã từng bước làm cho nền sản xuất bị đình trệ và tê liệt. - Thời kỳ chuyển tiếp cơ chế: Phòng thủy sản cấp huyện hoặc cán bộ khuyến ngư cấp huyện xuống tận các xã để hướng dẫn kỹ thuật trực tiếp cho 10 nông (ngư) dân. Như vậy, nông (ngư) dân là người trực tiếp nhận kiến thức và thực hiện công việc nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Đặc điểm: Đã mang thông tin đến cho đối tượng tiếp nhận là nông (ngư) dân, song việc tiếp nhận thông tin còn thụ động, người dân chưa tham gia như một đối tác mà chỉ mới xem là đối tượng tiếp nhận kiến thức. - Khuyến ngư trong cơ chế mới: Khuyến ngư trong thời kỳ này là quá trình hoạt động hai chiều nhằm hình thành, xử lý, chuyển tải và sử dụng các thông tin khoa học, kỹ thuật, kinh tế, môi trường…phát triển nuôi trồng và đánh bắt thủy sản. Có thể thấy rõ các giai đoạn phát triển của khuyến ngư Việt Nam qua một số mốc thời gian sau: + Thời kỳ năm 1961-1972, ngay từ ngày đầu được thành lập (năm 1961- 1962), Tổng cục Thủy sản đã tổ chức truyền bá kiến thức cho ngư dân qua các hội nghị đánh cá giỏi, thao diễn kỹ thuật các nghề lưới kéo đôi, vây rút chì, đánh cá kết hợp ánh sáng…ở nhiều tỉnh phía Bắc. Nghị quyết Sầm Sơn ở Thanh Hóa về cải tiến nghề lộng được phổ biến ở các tỉnh. Năm 1964 tổ chức “chiến dịch đánh cá vụ Bắc” đã tập trung điều hành hàng trăm thuyền của ngư dân thuộc nhiều tỉnh thực hiện khai thác theo ngư trường, nhất là từ Thanh Hóa đến Hà Tĩnh, tổ chức trao trổi kinh nghiệm: xác định ngư trường, cải tiến ngư cụ khai thác với phương châm: “Cải tiến nghề lộng, phát triển nghề khơi, sắm thêm nhiều nghề, đánh cá quanh năm, khai thác đi đôi với bảo vệ nguồn lợi…”. Hiện nay phương châm đó vẫn còn giá trị. + Thời kỳ 1972-1992, công tác khuyến ngư truyền bá kiến thức tiếp tục triển khai trong cả nước như: Tổng kết tập huấn về kỹ thuật lưới rê ba lớp, lưới kéo đôi sử dụng máy dò cá FURONO, lắp ráp máy khai thác…ở các tỉnh phía Bắc; cải tiến vây rút chì, mành chà, câu mực, tổ chức đánh cá tập trung, di chuyển ngư trường…ở các tỉnh miền Trung; các nghề khai thác và bảo quản tôm ở các tỉnh Nam Bộ. + Thời kỳ 1993-2000, Bộ Thuỷ sản đã đề ra kế hoạch triển khai cụ thể, phối hợp với các bộ, ngành ở Trung ương, các cơ quan nghiên cứu và đào tạo có liên quan, các hội, đoàn thể chỉ đạo các địa phương thực hiện việc phổ biến các chủ trương chính sách phát triển kinh tế thuỷ sản nói chung và chương trình khuyến ngư nói riêng, chuyển giao tiến bộ kỹ thuật, tổng kết các kinh [...]... trong công tác khuy n ngư Xây d ng nhóm làm vi c xu t phát t các nh n th c sau: 32 + Công tác khuy n ngư không ph i là công vi c c a m t ngư i duy nh t mà là công vi c c a nhi u ngư i + Nhóm làm vi c có hi u qu thì t t c thành viên trong nhóm đ u đư c phân công rõ ràng + Trong nhóm làm vi c ph i nêu cao trách nhi m t p th , thúc đ y m i thành viên t giác hoàn thành công vi c + Nhóm công tác khuy n ngư. .. n lý con ngư i và các k năng giao ti p khác C n ph i t o ra m i quan h làm vi c c a nhóm công tác khuy n ngư 2.9.1 Qu n lý ngu n nhân l c Qu n lý khuy n ngư là v n đ quan tr ng, b i vì con ngư i quy t đ nh đ n hi u qu s n xu t, công tác Ch c năng này c a khuy n ngư là phát tri n ngu n nhân l c Nghĩa là v n đ k thu t m i đ u thông qua đ i tác là con ngư i, nghĩa là t o ra m i quan h trong công vi c... là t o ra m i quan h trong công vi c c a cán b khuy n ngư trong nhóm công tác và cán b khuy n ngư các c p ph i có đư c các k năng t o s duy trì và phát tri n m i quan h khuy n ngư v i ngư i dân, v i lãnh đ o các c p Mu n v y, nhóm công tác khuy n ngư c n ph i ho t đ ng nghiêm túc và hoàn thành các m c tiêu chung c a khuy n ngư và nhi m v c a t ng ngư i Nghĩa là c n ph i có quan h trong qu n lý có hi... p khuy n ngư Khi th c hi n giao ti p khuyên ngư, cán b khuy n ngư c n ph i n m rõ các nguyên t c giao ti p như sau: ngư - Xác đ nh rõ m c tiêu c a mình và ngư i dân trong công tác khuy n đ a phương c th - Phát hi n rõ tâm tr ng c a ngư i dân, đó là s hi u bi t tư ng t n, s quy t tâm và d báo trong tương lai c a v n đ khuy n ngư - Xác đ nh rõ quan đi m c a mình và nh n đ nh quan đi m c a ngư i dân... quy đ nh 1.4.3 T ch c khuy n ngư cơ s - M i xã, phư ng, th tr n (sau đây g i chung là c p xã) có ít nh t 01 nhân viên làm công tác khuy n ngư - thôn, b n, phum, sóc (sau đây g i chung là c p thôn) có c ng tác viên khuy n ngư - U ban nhân dân c p t nh quy đ nh s lư ng và ch đ thù lao cho nhân viên khuy n ngư c p xã, c ng tác viên khuy n ngư c p thôn 1.4.4 T ch c khuy n ngư khác - Khuy n khích, t o đi... ngư t 3-4 ngư i là t t nh t - C n gây đư c lòng tin đ tăng hi u qu công vi c chung Ngư i lãnh đ o s n sàng nh n ý ki n đóng góp c a thành viên và ngư i ngoài - Nghiêm kh c ki m đi m nh ng công vi c c a nhóm và ngư i qu n lý t t ph i làm gương trư c - L ng l giúp đ nh ng công vi c c th c a các thành viên đ h làm đ n cùng và m i thành viên trong nhóm ph i coi thành công c a ngư i khác là thành công c a... v công tác khuy n nông, khuy n ngư, th hi n qua nh ng chính sách xóa đói gi m nghèo, xây d ng nông thôn m i… - Có h th ng l p pháp và hành pháp v công tác khuy n ngư t Trung ương xu ng t n cơ s s n xu t - Luôn nh n đư c s c ng tác tích c c c a các nhà nghiên c u khoa h c, qu n lý khoa h c, th c hi n nghiên c u tìm tòi nh ng k thu t m i và chuy n giao có hi u qu các k thu t m i đ n ngư i dân 14 - Ngư. .. c: Ph i hi u đư c quan h gi a ngư i v i ngư i là xuyên su t và tr ng tâm trong qu n lý có hi u qu Đây là m t y u t quan tr ng mà ngư i lãnh đ o khuy n ngư luôn đ c p t i - Nh ng thành t qu n lý nhân l c đ c bi t qu n lý năng l c lãnh đ o, k năng t ch c, xây d ng nhóm công tác, đánh giá và phát huy sáng ki n qu n lý m c tiêu là r t c n thi t trong công tác qu n lý khuy n ngư có k t qu Mu n v y c n ph... hành chính các c p coi công tác khuy n ngư là m t trong nh ng công c hành chính nh m phát tri n kinh t , xã h i, c i thi n 30 con ngư i Vì th nên qu n lý khuy n ngư là m t chú tâm c a nhà nư c và nhà nư c t o m i đi u ki n phương pháp khác nhau đ cho khuy n ngư ho t đ ng Quá trình phát tri n c a khuy n ngư thì vai trò phát tri n ngu n nhân l c là quan tr ng nh t và cán b khuy n ngư c n ph i hoàn thi... nh ng ngư i kinh t khá, làm ăn gi i, có k năng s n xu t, nhưng ít nghe theo ngay t khuy n ngư viên song l i r t tin c y vào nh ng l i khuyên và làm theo vi c làm c a ngư i đ i m i - Nhóm ngư i ti p thu mu n hơn (chi m 34%): đây là nh ng ngư i theo dõi công vi c c a 2 nhóm trên, khi th y h thu đư c k t qu ch c ch n thì làm ngay - Nhóm ngư i ti p thu mu n (chi m 34%): đây là nh ng ngư i th y m i ngư i . đ. Hợp tác quốc tế về khuyến nông, khuyến ngư - Tham gia các hoạt động về khuyến nông, khuyến ngư trong các chương trình hợp tác quốc tế. - Trao đổi kinh nghiệm khuyến nông, khuyến ngư với. dục của công tác khuyến ngư thể hiện thông qua các hoạt động của khuyến ngư như mở lớp đào tạo, hội thảo, tham quan học tập, thông tin đại chúng, khuyến ngư viên có cơ hội tiếp xúc với ngư dân,. thuật. BÀI GIẢNG CÔNG TÁC KHUYẾN NGƯ 3 Theo Đỗ Đoàn Hiệp (2001), thì khuyến ngư là một hoạt động liên quan đến chuyển giao kỹ thuật nuôi trồng thủy sản, đánh bắt thủy sản cho ngư dân,

Ngày đăng: 10/02/2015, 09:44

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w