GIÁO TRÌNH Công tác xã hội với người nghèo Mã số: MH 20 NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Năm 2013 Chương 1 CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM 1.1 NHẬN THỨC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Khái niệm về xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo là tổng thể các biện pháp chính sách của nhà nước và xã hội hay của chính các đối tượng thuộc điện nghèo đói nhằm tạo để họ có thể tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng được nhu cầu tối thiểu trên chuẩn nghèo của từ địa phương, khu vực, quốc gia. 1.2 Xóa đói giảm nghèo là một chiến lược của chính phủ Việt Nam nhằm giải quyết vấn đề đói nghèo và phát triển kinh tế tại Việt Nam Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường trong sản xuất nông nghiệp thực hiện giao khoán đến hộ đã nhảy vọt từ nước đang thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất khẩu gạo, và giữa vị trí trong ba nước xuất khẩu gạo lớn nhất thế giới từ đó đến nay, an ninh lương thực đã vững vàng. Tuy nhiên, đến nay vẫn còn tỷ lệ đói nghèo (bao gồm cả thiếu lương thực) mà đa số phân bố ở các xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo). chương trình xóa đói giảm nghèo ở Việt Nam do Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 19982010 Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy cơ đói nghèo đã được nhận rõ, mà trước hết là số liệu trẻ em suy dinh dưỡng đã ở mức báo động (gần 50%). Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đã đề ra trong các diễn đàn, các nghiên cứu, và triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo. Tổng bí thư Đỗ Mười khi đó rất quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng thế hệ con cháu mai sau bị ảnh hưởng do đói nghèo hôm nay. Nghị quyết Quốc hội Việt Nam về nhiệm vụ năm 1993 đã đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương ái trong nhân dân đã phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ nhau và phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa... Sáng kiến của Thủ tướng Chính phủ được Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 là Ngày vì người nghèo, đó cũng là ngày Liên hợp quốc chọn là ngày Thế giới chống đói nghèo. Ngày 21 tháng 5 năm 2002, Thủ tướng Chính phủ đã phê duyệt Chiến lược toàn diện về tăng trưởng và xoá đói giảm nghèo. Đây là chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) của Liên Hợp Quốc công bố. Trong quá trình xây dựng chiến lược có sự tham gia của chuyên gia các tổ chức quốc tế tại Việt Nam như IMF,UNDP, WB,.. tổng hợp thành các mục tiêu phát triển Việt Nam. Vấn đề là cụ thể hoá chiến lược bằng các chương trình, dự án được triển khai, được giám sát và đánh giá thường xuyên. Các nghiên cứu đã lập được bản đồ phân bố đói nghèo đến từng xã, từng hộ. Việt Nam đã ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với 8 mục tiêu: 1. Xóa bỏ tình trạng cùng cực và thiếu đói. 2. Đạt phổ cập giáo dục tiểu học. 3. Tăng cường bình đẳng giới và nâng cao vị thế phụ nữ. 4. Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh. 5. Tăng cường sức khỏe bà mẹ. 6. Phòng chống bệnh HIVAISD, sốt rét và các bệnh khác. 7. Đảm bảo bền vững môi trường. 8. Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu vì mục đích phát triển. Những mục tiêu này mang kết quả trực tiếp và gián tiếp xóa đói giảm nghèo một cách bền vững bởi nguy cơ đói nghèo, tái đói nghèo đều có thể xảy ra trong những biến cố của môi trường thiên nhiên, của quá trình hội nhập và phát triển. Một quốc gia khi không giải quyết dứt điểm xóa đói giảm nghèo thì luôn ẩn chứa nguy cơ phát triển không bền vững dẫn đến những hậu quả bất ổn định kinh tế xã hội. Những mục tiêu đó cũng gợi mở những phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo. 1.3 Xóa đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững Xóa đói giảm nghèo không chỉ là công việc trước mắt mà còn là nhiệm vụ lâu dài. Trước mắt là xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài là xóa sự nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng một xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Xóa đói giảm nghèo không đơn giản là việc phân phối lại thu nhập một cách thụ động mà phải tạo ra động lực tăng trưởng tại chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo. Xóa đói giảm nghèo không đơn thuần là sự trợ giúp một chiều của tăng trưởng kinh tế đối với các đối tượng xã hội có nhiều khó khăn mà còn là nhân tố quan trọng tạo ra một mặt bằng tương đối đồng đều cho phát triển, tạo thêm một lực lượng sản xuất dồi dào và bảo đảm sự ổn định cho giai đoạn “cất cánh”. Do đó, xóa đói giảm nghèo là một trong những mục tiêu của tăng trưởng (cả trên góc độ xã hội và kinh tế), đồng thời cũng là một điều kiện (tiền đề) cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Trên phương diện nào đó, xét về ngắn hạn, khi phân phối một phần đáng kể trong thu nhập xã hội cho chương trình xóa đói giảm nghèo thì nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế có thể bị ảnh hưởng, song xét một cách toàn diện về dài hạn thì kết quả xóa đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh và bền vững. Tình hình cũng giống như việc thực hiện người cày có ruộng ở một số nước đã tạo ra sự phát triển vượt bậc của nông nghiệp. Nhiều nông dân nhờ đó đã thoát khỏi đói nghèo và có điều kiện tham gia thực hiện cách mạng xanh, tạo sự phát triển mới cho ngành nông nghiệp. Xoá đói giảm nghèo là yếu tố cơ bản để đảm bảo công bằng xã hội và tăng trưởng bền vững, ngược lại chỉ có tăng trưởng cao, bền vững mới có sức mạnh vật chất để hỗ trợ và tạo cơ hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo. Do đó, xoá đói giảm nghèo được coi là một bộ phận cấu thành của chiến lược phát triển kinh tế xã hội hàng năm của cả nước, các ngành và các địa phương. Đói nghèo đang là vấn đề xã hội bức xúc và nóng bỏng của các quốc gia trên thế giới. Vì vậy, đây là vấn đề được các Chính phủ, các nhà lãnh đạo, các tổ chức quốc tế quan tâm để tìm các giải pháp hạn chế và tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo trên phạm vi toàn cầu. Chính phủ Việt Nam coi vấn đề xoá đói giảm nghèo là mục tiêu xuyên suốt trong quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, cũng như Việt Nam đã công bố cam kết thực hiện các mục tiêu phát triển quốc tế đã được nhất trí tại Hội nghị thượng đỉnh các quốc gia năm 2000. Công cuộc phát triển kinh tế và xoá đói giảm nghèo của Việt Nam đã đạt được những thành tựu đáng kể và được quốc tế đánh giá cao. Xóa đói giảm nghèo được đặt thành một bộ phận của Chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch 5 năm và hàng năm về phát triển kinh tế xã hội từ Trung ương đến cơ sở. Công tác xóa đói giảm nghèo phải được quan tâm ngay từ khi xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế xã hội dài hạn, trung hạn và hàng năm, coi đó là một nhiệm vụ trọng tâm của kế hoạch phát triển kinh tế xã hội của Nhà nước đối với công tác xóa đói giảm nghèo. Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý các nguồn lực của toàn xã hội vào mục tiêu và hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia. Nhà nước xây dựng các biện pháp thiết yếu như đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng cơ sở hạ tầng, lập các quỹ cứu trợ xã hội,.... để giúp đỡ, bảo vệ người nghèo. Duy trì liên tục sự trao đổi, phân phối mang tính thị trường, nhưng không loại người nghèo ra khỏi những nguồn lực và lợi ích của sự thịnh vượng chung về kinh tế. Kinh nghiệm thế giới cho thấy sự thiếu vắng vai trò của Nhà nước đặc biệt có hại đối với người nghèo, cộng đồng nghèo, vì người nghèo không tự bảo vệ được các quyền của mình, hơn nữa trong thành quả chung của tăng trưởng kinh tế, Nhà nước có vai trò nòng cốt và có trách nhiệm thu hút sự tham gia tích cực của cộng đồng, các tổ chức chính trị, kinh tế, xã hội. Xóa đói giảm nghèo không chỉ là nhiệm vụ của Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết là bổn phận của chính người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo. Trong khi trách nhiệm của Chính phủ là giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội và kinh tế để xóa đói giảm nghèo; thì hiệu quả xóa nghèo đạt thấp nếu bản thân người nghèo không tích cực và nỗ lực phấn đấu vươn lên với mức sống cao hơn. Xóa đói giảm nghèo phải được coi là sự nghiệp của bản thân người nghèo, cộng đồng nghèo, bởi vì sự nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo chính là động lực, là điều kiện cần cho sự thành công của mục tiêu chống đói nghèo ở các nước. Nhà nước sẽ trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo và tránh tái nghèo khi gặp rủi ro. Bên cạnh sự hỗ trợ về vật chất trực tiếp thì việc tạo việc làm cho người nghèo bằng cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể của họ chính là điều kiện xóa đói giảm nghèo thành công nhanh và bền vững. 2 QUAN NIỆM VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ NGHÈO ĐÓI 2.1 Quan niệm về nghèo đói Nghèo đói diễn tả sự thiếu cơ hội để có thể sống một cuộc sống tương ứng với các tiêu chuẩn tối thiểu nhất định. Thước đo các tiêu chuẩn này và các nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương và theo thời gian. Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập. Theo đó một người là nghèo khi thu nhập hàng năm ít hơn một nửa mức thu nhập bình quân trên đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) của quốc gia. Nghèo đói có hai khái niệm cơ bản là nghèo tuyệt đối và nghèo tương đối: a) Nghèo tuyệt đối Để có một cái nhìn tổng quan về các vấn đề của các nước đang phát triển, Robert Mc.Namara, khi là giám đốc của Ngân hàng Thế giới, đã đưa ra khái niệm nghèo tương đối. Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối như sau: Nghèo ở mức độ tuyệt đối... là sống ở ranh giới ngoài cùng của tồn tại. Những người nghèo tuyệt đối là những người phải đấu tranh để sinh tồn trong các thiếu thốn tồi tệ và trong tình trạng bỏ bê và mất phẩm cách vượt quá sức tưởng tượng mang dấu ấn của cảnh ngộ may mắn của giới trí thức chúng ta. b) Nghèo tương đối Trong những xã hội được gọi là thịnh vượng, nghèo được định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội của cá nhân. Nghèo tương đối có thể được xem như là việc cung cấp không đầy đủ các tiềm lực vật chất và phi vật chất cho những người thuộc về một số tầng lớp xã hội nhất định so với sự sung túc của xã hội đó.xa hoi my Nghèo tương đối có thể là khách quan, tức là sự hiện hữu không phụ thuộc vào cảm nhận của những người trong cuộc. Người ta gọi là nghèo tương đối chủ quan khi những người trong cuộc cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào sự xác định khách quan. Bên cạnh việc thiếu sự cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày càng có tầm quan trọng hơn. Việc nghèo đi về văn hóa xã hội, thiếu tham gia vào cuộc sống xã hội do thiếu hụt tài chính một phần được các nhà xã hội học xem như là một thách thức xã hội nghiêm trọng. c) Ranh giới nghèo tương đối Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác nhau cho một xã hội. Một con số cho ranh giới của nạn nghèo được dùng trong chính trị và công chúng là 50% hay 60% của thu nhập trung bình. Vì thế từ năm 2001 trong các nước thành viên của Liên minh châu Âu những người được coi là nghèo khi có ít hơn 60% trị trung bình của thu nhập ròng tương đương. Lý luận của những người phê bình cho rằng con số này trên thực tế cho biết rất ít về chuẩn mực cuộc sống của con người. Những ai hiện tại có ít hơn 50% của thu nhập trung bình thì cũng vẫn có ít hơn 50% của trung bình khi tất cả các thu nhập đều tăng gấp 10 lần. Vì thế những người đó vẫn còn là nghèo tương đối. Và khi những người giàu bỏ đi hay mất tiền của thì sẽ giảm trung bình của thu nhập đi và vì thế làm giảm thiểu nghèo tương đối trong một nước. Ngược lại nghèo tương đối sẽ tăng lên khi một người không nghèo có thể tăng được thu nhập ngay cả khi những người có thu nhập khác vẫn không có thay đổi. Người ta còn phê bình là ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập. Vì một sự phân chia rõ ràng giữa nghèo và giàu trên thực tế không có nên khái niệm ranh giới nguy cơ nghèo cũng hay được dùng cho ranh giới nghèo tương đối. Ngược với ranh giới nghèo tương đối, các phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đã đứng vững. Các ranh giới nghèo tuyệt đối được tính toán một cách phức tạp bằng cách lập ra những giỏ hàng cần phải có để có thể tham gia vào cuộc sống xã hội. Các ranh giới nghèo tương đối và nghèo tuyệt đối đều không có thể xác định được nếu như không có trị số tiêu chuẩn cho trước. Việc chọn lựa một con số phần trăm nhất định từ thu nhập trung bình và ngay cả việc xác định một giỏ hàng đều không thể nào có thể được giải thích bằng các giá trị tự do. Vì thế mà chúng được quyết định qua những quá trình chính trị. d) Nghèo khổ của con người (nghèo khổ tổng hợp) Sự nghèo khổ của con người là khái niệm đã được Liên Hợp Quốc đưa ra trong “Báo cáo về phát triển con người” năm 1997. Theo đó, nghèo khổ của con người là khái niệm biểu thị sự thiệt thòi (khốn cùng) theo cả ba khía cạnh cơ bản nhất của cuộc sống con người. Chẳng hạn đối với các nước đang phát triển thì sự thiệt thòi đó là: + Thiệt thòi trên khía cạnh cuộc sống lâu dài và khoẻ mạnh, được xác định bởi tỷ lệ người dự kiến có tuổi thọ không quá 40 tuổi. + Thiệt thòi về tri thức, được xác định bởi tỷ lệ người lớn mù chữ. + Thiệt thòi về đảm bảo kinh tế (nghèo khổ về thu nhập), được xác định bởi tỷ lệ người không tiếp cận được các dịch vụ y tế, nước sạch và tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi suy dinh dưỡng. Để đánh giá “nghèo khổ của con người”, Liên Hợp Quốc đã sử dụng chỉ số nghèo khổ của con người – HPI (Human Poor Index) hay còn gọi là chỉ số nghèo tổng hợp. Giá trị HPI của một nước nói lên rằng sự nghèo khổ của con người ảnh hưởng lên bao nhiêu phần dân số của nước đó. So sánh các giá trị HDI và HPI cho thấy sự phân phối thành tựu của tiến bộ con người. Các nước có thể có giá trị HDI như nhau nhưng giá trị HPI sẽ khác nhau. Ví dụ: Trường hợp của Trung Quốc và Gioócđani (1999). Chỉ số phát triển con người HDI của mỗi nước đều là 0,718 và 0,714; chỉ số nghèo khổ con người HPI của Trung Quốc là 15,1% và của Gioócđani là 8,5%. ở Việt Nam, HPI năm 1999 là 29,1% xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 trên 90 quốc gia được Liên Hợp Quốc nghiên cứu. 2.2 Chuẩn nghèo và phương pháp xác định a) Chuẩn nghèo Hiện nay, chuẩn nghèo của thế giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm là 735 USD. Thu nhập bình quân đầu người của Việt Nam năm 2013 là 1.960 USD ngườinăm. Theo mức thu nhập này, hiện nay Việt Nam đã thoát khỏi ngưỡng của một quốc gia nghèo và bước vào ngưỡng một quốc gia có thu nhập trung bình thấp của thế giới. Tuy nhiên, trong nước vẫn còn một bộ phận không nhỏ người dân đang sống trong mức nghèo. Ngân hàng Thế giới xem thu nhập 1 USDngày theo sức mua tương đương của địa phương so để thỏa mãn nhu cầu sống như là chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối. Trong những bước sau đó các trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho từng địa phương hay từng vùng được xác định, từ 2 USDngày cho châu Mỹ La tinh và Carribean đến 4 USDngày cho những nước Đông Âu cho đến 14,40 USDngày cho những nước công nghiệp…. Tính từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam đã có 3 lần nâng mức chuẩn nghèo. Đó là: Theo Quyết định số 1432001QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng 9 năm 2001, trong đó phê duyệt Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói và giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005, thì những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người ở khu vực nông thôn miền núi và hải đảo từ 80.000 đồngngườitháng (960.000 đồngngườinăm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực nông thôn đồng bằng những hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồngngườitháng (1.200.000 đồngngườinăm) trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồngngườitháng (1.800.000 đồngngườinăm) trở xuống là hộ nghèo. Theo Quyết định số 1702005QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 8 tháng 7 năm 2005 về việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 thì ở khu vực nông thôn những hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồngngườitháng (2.400.000 đồngngườinăm)trở xuống là hộ nghèo, ở khu vực thành thị những hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồngngườitháng (dưới 3.120.000 đồngngườinăm) trở xuống là hộ nghèo. Tiêu chuẩn nghèo tại thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 là thu nhập bình quân đầu người dưới 330.000 đồngtháng hoặc 4.000.000 đồngnăm (tương ứng 284USDnăm thấp hơn tiêu chuẩn 360 USDnăm của quốc tế). Theo Quyết định số 092011QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 01 năm 2011 về việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, thì hộ nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồngngườitháng (từ 4.800.000 đồngngườinăm) trở xuống; hộ nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồngngườitháng (từ 6.000.000 đồngngườinăm) trở xuống; hộ cận nghèo ở nông thôn là hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồngngườitháng; hộ cận nghèo ở thành thị là hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồngngườitháng. b) Phương pháp xác định chuẩn nghèo Phương pháp điều tra, tiêu chí rà soát Ngày 14102011, Bộ Lao động Thương binh và Xã hội đã ban hành văn bản số 3461LĐTBXH hướng dẫn quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011. Theo đó, phương pháp điều tra, rà soát được kết hợp các phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra định lượng, phương pháp đánh giá có sự tham gia của người dân. Sử dụng công cụ nhận dạng nhanh về tình trạng tài sản (sản xuất và sinh hoạt của hộ gia đình) để xác định chắc chắn hộ không nghèo, cận nghèo. Yếu tố đặc trưng của hộ nghèo là: Nhà ở kém chất lượng (nhà ở tạmđơn sơ); Hộ có 23 số thành viên hộ trở lên là người ăn theo; Hộ không có nhà vệ sinh; Hộ có trẻ em 615 tuổi không đến trường do không có tiền; Hộ dùng đèn dầu, nến do không có tiền sử dụng điện. Xem xét tình trạng tài sản của hộ gia đình thông qua số lượng và chấm điểm tài sản: Nếu có số điểm lớn hơn hoặc bằng số điểm quy định, thuộc diện hộ không nghèo, không cần điều tra thu nhập; Nếu tài sản hộ gia đình có số điểm nhỏ hơn điểm quy định, điều tra viên tiến hành điều tra thu nhập của hộ gia đình. Tiêu chí rà soát: thực hiện theo quy định tại Quyết định số 092011QĐTTg ngày 3012011 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 2015. Lưu ý: Chỉ tính thu nhập của hộ gia đình trong vòng 12 tháng qua; Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách Nhà nước vào thu nhập của hộ gia đình (như trợ cấp xã hội theo Nghị định số672007NĐCP; Nghị định 132010NĐCP; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất). Tổ chức bình xét ở thônấp, tổ dân cư Cũng theo hướng dẫn tại văn bản số 3461LĐTBXH thì việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có sự tham gia đánh giá, bình xét của người dân tại Hội nghị bình xét tổ chức ở thônấp, tổ dân cư. Chủ trì Hội nghị là Trưởng thônấp, tổ dân cư; tham dự hội nghị gồm đại diện Đảng ủy, UBND cấp xã, cán bộ giảm nghèo, bí thư chi bộ, chi hội trưởng các chi hội đoàn thể thônấp; các hộ có tên trong danh sách đưa ra bình xét; đại diện các hộ gia đình trong thônấp, tổ dân cư (hội nghị phải có trên 50% đại diện hộ gia đình tham dự). Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan và phải lấy ý kiến biểu quyết đối với từng hộ (theo hình thức giơ tay hoặc bỏ phiếu kín); kết quả biểu quyết phải có trên 50% số người tham dự đồng ý mới đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo mới. Việc chấm điểm theo phương pháp nhận dạng nhanh, dựa trên cơ sở giá trị tài sản thực tế, thu nhập thực tế, có sự tham gia bình xét của người dân, so sánh với tiêu chí, mức chuẩn tại Quyết định 092011QĐTTg, là phương pháp kết hợp giữa việc đánh giá định lượng và đánh giá định tính. Có thực hiện tốt phương pháp kết hợp này mới có được kết luận chính xác nhất. 2.3 Thực trạng nghèo đói a) Trên thế giới Theo số liệu của Ngân hàng Thế Giới thì trong năm 2001 trên toàn thế giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số thế giới) có ít hơn 1 đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương và vì thế được xem là rất nghèo. (Năm 1981 là 1,5 tỉ người, vào thời gian đó là 40% dân số thế giới, năm 1987 là 1,227 tỉ người tương ứng 30% và năm 1993 là 1,314 tỉ người tương đương với 29%). Phần lớn những người này sống tại châu Á, thế nhưng thành phần những người nghèo trong dân cư tại châu Phi lại còn cao hơn nữa. Các thành viên của Liên Hiệp Quốc trong cuộc họp thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000 đã nhất trí với mục tiêu cho đến năm 2015 giảm một nửa số những người có ít hơn 1 đô la Mỹ. (Điểm 1 của những mục đích phát triển thiên niên kỷ). Theo thông tin của Ngân hàng Thế Giới vào tháng 4 năm 2004 thì có thể đạt được mục đích này nhưng không phải ở tất cả các nước. Trong khi nhờ vào tăng trưởng kinh tế tại nhiều vùng của châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống còn 16% tại Đông Á) thì con số những người nghèo nhất lại tăng lên ở châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara). Tại Đông Âu và Trung Á con số những người nghèo nhất đã tăng lên đến 6% dân số. Nếu như đặt ranh giới nghèo là 2 đô la Mỹ mỗi ngày thì có tổng cộng là 2,7 tỉ người nghèo, gần một nửa dân số thế giới. Nếu xếp theo thu nhập bình quân đầu người thì các nước sau có tỉ lệ người nghèo cao nhất: Malawi, Tanzania, GuinéBissau, Burundi và Yemen. Nạn nghèo tại Áo Theo số liệu của Bộ Xã hội (Báo cáo về tình trạng xã hội 2003–2004) thì trong năm 2003 có hơn 1 triệu người ở Áo (13,2% dân cư) có nguy cơ nghèo. Trong năm 2002 là 900.000 hay 12%, năm 1999 là 11%. Ranh giới nguy cơ nghèo là 60% của thu nhập trung bình. Theo đó thì cứ mỗi 8 người thì có 1 người là có thu nhập ít hơn 785 Eurotháng. Phụ nữ có tỷ lệ nguy cơ nghèo cao hơn (14%). Bên cạnh nghèo về thu nhập như là chỉ số cho tình trạng tài chính của một gia đình, ở Áo còn có „nghèo nguy kịch“ khi ngoài việc thiệt thòi về tài chính còn có thiếu thốn hay hạn chế nhất định trong những lãnh vực sống cơ bản. Trong năm 2003 có 467.000 người (5,9% dân số) nghèo nguy kịch. Trong năm trước còn là 300.000 người hay 4%. Theo một bản báo cáo của hội nghị về nạn nghèo, lần đầu tiên có số liệu về cái gọi là working poor: tại Áo có 57.000 người nghèo mặc dầu là có việc làm. Ngoài ra mức độ nguy cơ nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm việc cho đến 20 tiếng hằng tuần có nguy cơ nghèo gấp 3 lần, những người làm việc từ 21 đến 30 tiếng có nguy cơ nghèo gấp đôi những người làm việc từ 31 đến 40 tiếng. Nạn nghèo tại Đức Thu nhập tương đương sau thuế hằng tháng do Cục Thống kê Liên bang tính toán vào năm 2002 là 1.217 Euro trong các tiểu bang cũ và 1.008 Euro trong các nước tiểu bang mới. Theo các tiêu chí của Liên minh châu Âu cho ranh giới nghèo (60%) thì như vậy ranh giới nghèo nằm vào khoảng 730,20 Euro cho phía Tây và 604,80 Euro cho phía Đông của nước Đức. Theo lệ thường thì mức sống xã hội văn hóa tối thiểu được định nghĩa bằng trợ cấp xã hội còn ở dưới ranh giới này. Theo số liệu từ Báo cáo giàu và nghèo lần thứ hai do chính phủ liên bang đưa ra trong tháng 3 năm 2005 thì trong năm 2003 có 13,5% dân số là nghèo. Năm 2002 cũng theo các số liệu này thì con số đó còn là 12,7%, năm 1998 là 12,1%. Hơn 13 những người nghèo là những người nuôi con một mình và con của họ. Vợ chồng có nhiều hơn 3 con chiếm 19%. Trẻ em và thanh niên ở Đức có nguy cơ nghèo cao. 15% trẻ em dưới 15 tuổi và 19,1% thanh niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc vào diện này. Số trẻ em sống nhờ vào trợ cấp xã hội ở Đức tăng thêm 64.000, lên đến 1,08 triệu trong năm 2003 và đạt đến 1,45 triệu trong thời gian 20042005. Theo UNICEF, trẻ em nghèo ở Đức tăng nhanh hơn so với phần lớn các nước công nghiệp. Thêm vào đó nghèo có ảnh hưởng lớn đến cơ hội giáo dục theo nghiên cứu của Hiệp hội Từ thiện Công nhân (Arbeiterwohlfahrt). Ngược lại thì nạn nghèo ở người già tại Đức giảm đi từ 13,3% năm 1998 xuống 11,4% trong năm 2003. Thế nhưng nạn nghèo ở đây được dự đoán là sẽ tăng vì những người thất nghiệp, làm việc nửa ngày và những người thu nhập ít hiện đang có nhiều sẽ có tiền hưu ít và thêm vào đó là mức tiền hưu của tất cả những người về hưu trong tương lai (tức là tất cả những người làm việc hiện nay) sẽ bị giảm đi theo các cải tổ. Theo một nghiên cứu của Deutsches Institut für Altersvorsorge thì 13 công dân liên bang có nguy cơ bị nghèo đi trong tuổi già. Nguyên nhân bên cạnh việc tăng tuổi thọ là các cải tổ về chế độ hưu của năm 2001 và 2004 giảm mức độ tiền hưu theo luật pháp xuống khoảng 18% và việc nhiều công dân liên bang không sẵn sàng tự lo trước cho tuổi già vì không muốn hay không có khả năng (khoảng 60%). Nạn nghèo ở Mỹ Theo số liệu từ bản báo cáo của Cục điều tra dân số tháng 8 năm 2005 thì ở Mỹ con số những người có thu nhập dưới ranh giới nghèo đã liên tiếp tăng đến lần thứ tư. Có 12,7% dân số hay 37 triệu người nghèo và đã tăng 0,2% so với năm trước đó. Một gia đình 4 người được coi là nghèo khi chỉ có thể chi tiêu ít hơn 19.310 đô la Mỹ trong một năm. Đối với những người độc thân thì ranh giới này ở vào khoảng 9.650 đô la. b) Tại Việt Nam Theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc ở Việt Nam, vào năm 2004 chỉ số phát triển con người của Việt Nam xếp hạng 112 trên 177 nước, chỉ số phát triển giới (tiếng Anh: Gender Development IndexGDI) xếp 87 trên 144 nước và chỉ số nghèo tổng hợp (tiếng Anh: Human Poverty IndexHPI) xếp hạng 41 trên 95 nước. Cũng theo số liệu của Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc, vào năm 2002 tỷ lệ nghèo theo chuẩn quốc gia của Việt Nam là 12.9%, theo chuẩn thế giới là 29% và tỷ lệ nghèo lương thực (%số hộ nghèo ước lượng năm 2002) là 10.87%. Vào đầu thập niên 1990, chính phủ Việt Nam đã phát động chương trình Xóa đói giảm nghèo cùng với lời kêu gọi của Ngân hàng thế giới. UNDP cho rằng mặc dù Việt Nam đã đạt được tăng trưởng kinh tế bền vững và kết quả rất ấn tượng giảm tỷ lệ nghèo, song vẫn còn tồn tại tình trạng nghèo cùng cực ở một số vùng. Để đạt được các Mục tiêu Phát triển Thiên niên kỷ (MDG), Việt Nam cần phải giải quyết tình trạng nghèo cùng cực. Cho đến năm 2009, theo chuẩn nghèo trên, cả nước Việt Nam hiện có khoảng 2 triệu hộ nghèo, đạt tỷ lệ 11% dân số. Tuy nhiên, trên diễn đàn Quốc hội Việt Nam, rất nhiều đại biểu cho rằng tỷ lệ hộ nghèo giảm không phản ánh thực chất vì số người nghèo trong xã hội không giảm, thậm chí còn tăng do tác động của lạm phát (khoảng 40% kể từ khi ban hành chuẩn nghèo đến nay) và do là suy giảm kinh tế. Chuẩn nghèo quốc gia của Việt Nam hiện nay là gồm những hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đến 650.000 đồngngườitháng (QĐ 092011QDTTg). Mặc dù vậy, nhiều hộ gia đình vừa thoát nghèo vẫn rất dễ rớt trở lại vào cảnh nghèo đói. Trong thập kỷ tới đây nỗ lực của Việt Nam trong việc hội nhập với nền kinh tế toàn cầu sẽ tạo ra nhiều cơ hội cho sự tăng trưởng, nhưng cũng đặt ra nhiều thách thức đối với sự nghiệp giảm nghèo. Nghèo đói phổ biến trong những hộ có thu nhập thấp và bấp bênh Mặc dù Việt Nam đã đạt được những thành công rất lớn trong việc giảm tỷ lệ nghèo, tuy nhiên cũng cần phải thấy rằng, những thành tựu này vẫn còn rất mong manh. Thu nhập của một bộ phận lớn dân cư vẫn nằm giáp ranh mức nghèo, do vậy chỉ cần những điều chỉnh nhỏ về chuẩn nghèo, cũng khiến họ rơi xuống ngưỡng nghèo và làm tăng tỷ lệ nghèo. Phần lớn thu nhập của người nghèo là từ nô ng nghiệp. Với điều kiện nguồn lực rất hạn chế (đất đai, lao độ ng, vốn), thu nhập của những người nghèo rất bấp bênh và dễ bị tổn thương trước những độ t biến của mỗi gia đình và của cộ ng đồ ng. Nhiều hộ gia đình tuy mức thu nhập ở trên ngưỡng nghèo, nhưng vẫn giáp ranh với ngưỡng nghèo đói nên khi có những dao động về thu nhập cũng có thể khiến họ trượt xuống ngưỡng nghèo. Tính mùa vụ trong sản xuất nông nghiệp cũng tạo nên khó khăn cho người nghèo. Mức độ cải thiện thu nhập của người nghèo chậm hơn nhiều so với mức sống chung và đặc biệt so với nhóm có mức sống cao. Sự gia tăng chênh lệch thu nhập giữa nhóm 20% giàu nhất và 20% nghèo nhất (từ 7,3 lần năm 1993 lên 8,9 lần năm 1998) cho thấy, tình trạng tụt hậu của người nghèo (trong mối tương quan với người giàu). Mặc dù chỉ số nghèo đói có cải thiện, nhưng mức cải thiện ở nhóm người nghèo chậm hơn so với mức chung và đặc biệt so với nhóm người có mức sống cao. H ệ số chênh lệch mức sống giữa thành thị và nông thôn còn rất cao. Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán....) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn. Đặc biệt, sự kém phát triển về hạ tầng cơ sở của các vùng nghèo đã làm cho các vùng này càng bị tách biệt với các vùng khác. Năm 2000, khoảng 2030% trong tổng số 1.870 xã đặc biệt khó khăn chưa có đ ường dân sinh đến trung tâm xã; 40% số xã chưa đủ phòng học; 5% số xã chưa có trạm y tế; 55% số xã chưa có nước sạch; 40% số xã chưa có đường điện đến trung tâm xã; 50% chưa đủ công trình thuỷ lợi nhỏ; 20% số xã chưa có chợ xã hoặc cụm xã. Bên cạnh đó, do điều kiện thiên nhiên không thuận lợi, số người trong diện cứu trợ đột xuất hàng năm khá cao, khoảng 11,5 triệu người. Hàng năm số hộ tái đ ói nghèo trong tổ ng số hộ vừa thoát khỏi nghèo vẫn còn lớn. Đói nghèo tập trung trong khu vực nông thôn Nghèo đói là một hiện tượng phổ biến ở nông thôn với trên 90% số người nghèo sinh sống ở nông thôn. Năm 1999, tỷ lệ nghèo đói về lương thực, thực phẩm của thành thị là 4,6%, trong khi đó của nông thôn là 15,9%. Trên 80% số người nghèo là nông d ân, trình độ tay nghề thấp, ít khả năng tiếp cận các nguồn lực trong sản xuất (vốn, kỹ thuật, công nghệ....), thị trường tiêu thụ sản phẩm gặp nhiều khó khăn do điều kiện địa lý và chất lượng sản phẩm kém, chủng lo ại sản phẩm nghèo nàn. Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thố ng thô ng tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp. Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất. Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đ ình và cộ ng đồng do đó có ít cơ hội tiếp cận các nguồn lực và lợi ích do chính sách mang lại. Nghèo đói trong khu vực thành thị Trong khu vực thành thị, tuy tỷ lệ nghèo đó i thấp hơn và m ức sống trung bình cao hơn so với mức chung cả nước, nhưng mức độ cải thiện điều kiện sống không đồng đều. Đa số người nghèo đô thị làm việc trong khu vực kinh tế phi chính thức, công việc không ổn đ ịnh, thu nhập thấp và bấp bênh. Việc chuyển đổi cơ cấu kinh tế và chủ sở hữu trong khu vực Nhà nước dẫn đến sự dôi dư lao động, mất việc làm của một bộ phận người lao động ở khu vực này, làm cho đ iều kiện sống của họ càng thêm khó khăn hơn. Số lao động này phải chuyển sang làm các công việc khác với mức lương thấp hơn, hoặc không tìm được việc làm và trở thành thất nghiệp. Người nghèo đô thị phần lớn sống ở những nơi có cơ sở hạ tầng thấp kém, khó có điều kiện tiếp cận tới các dịch vụ cơ bản (nước sạch, vệ sinh môi trường, thoát nước, ánh sáng và thu gom rác thải....). Họ thường dễ bị tổn thương do số ng phụ thuộc chủ yếu vào nguồn thu nhập bằng tiền và không có hoặc có ít khả năng tiết kiệm và gặp nhiều khó khăn trong việc vay vốn tạo việc làm. Quá trình công nghiệp hóa và đô thị hóa làm tăng số lượng người di cư tự do từ các vùng nông thô n đến các đô thị, chủ yếu là trẻ em và người trong độ tuổi lao động. Hiện tại chưa có số liệu thống kê về số lượng người di cư tự do này trong các b áo cáo về nghèo đói đô thị. Những người này gặp rất nhiều khó khăn trong việc đăng ký hộ khẩu hoặc tạm trú lâu dài, do đó họ khó có thể tìm kiếm được công ăn việc làm và thu nhập ổn đ ịnh. Họ có ít cơ hội tiếp cận các dịch vụ xã hội và phải chi trả cho các dịch vụ cơ bản như y tế, giáo dục ở mức cao hơn so với người dân đã có hộ khẩu. Ngoài ra, đói nghèo còn chiếm tỷ lệ cao trong các nhóm đối tượng xã hội khác như những người không nghề nghiệp, người thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, cờ bạc,...). Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vù ng rất rõ rệt. Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồ ng bào dân tộ c ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao. Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ, Tây Nguyên và duyên hải miền Trung. Đây là những vùng có điều kiện sống khó khăn, địa lý cách biệt, khả năng tiếp cận với các điều kiện sản xuất và dịch vụ còn nhiều hạn chế, hạ tầng cơ sở rất kém phát triển, điều kiện thiên nhiên khắc nghiệt và thiên tai xảy ra thường xuyên. Tỷ lệ hộ nghèo đói đặ c biệt cao trong các nhóm dân tộc ít người Trong thời gian qua, Chính phủ đã đầu tư và hỗ trợ tích cực, nhưng cuộc sống của cộng đồng dân tộc ít người vẫn gặp nhiều khó khăn và bất cập. Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo. Đa số người dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vù ng xa, bị cô lập về mặt đ ịa lý, văn ho á, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản. 2.4 Nguyên nhân a) Nguyên nhân của nghèo đói nói chung Những nguyên nhân chính dẫn đến nghèo được liệt kê ra là chiến tranh, cơ cấu chính trị (thí dụ như chế độ độc tài, các quy định thương mại quốc tế không công bằng), cơ cấu kinh tế (phân bố thu nhập không cân bằng, tham nhũng, nợ quá nhiều, nền kinh tế không có hiệu quả, thiếu những nguồn lực có thể trả tiền được), thất bại quốc gia, tụt hậu về công nghệ, tụt hậu về giáo dục, thiên tai, dịch bệnh, dân số phát triển quá nhanh và không có bình đẳng nam nữ. Yếu tố nguy hiểm chính cho sự nghèo tương đối là thất nghiệp và thiếu việc làm. Ngoài ra những yếu tố nguy hiểm khác là phân bố thu nhập quá mất cân bằng, thiếu giáo dục và bệnh tật mãn tính. Cho đến thế kỷ 19 sự nghèo nàn phần lớn không được xem như là có nguyên nhân từ xã hội mà là do lỗi lầm cá nhân hay trời muốn. Cùng với công nghiệp hóa và các tranh cãi chung quanh câu hỏi xã hội tại châu Âu, quan điểm cho rằng hiện tượng nghèo nàn phổ biến là kết quả của sự thất bại của thị trường và có thể được làm giảm thiểu bằng các biện pháp quốc gia. Thí dụ như ở Liên hiệp Anh, việc chống nghèo chính là khởi điểm của một chính sách xã hội hiện đại. Thế nhưng trong thời gian gần đây hiệu quả của việc chống nghèo bằng chính sách xã hội tại nhiều nước công nghiệp đã bị đặt câu hỏi vì nhiều hình thức nghèo mới xuất hiện. b) Nguyên nhân nghèo đói tại Việt Nam Có nhiều quan điểm về nguyên nhân gây ra nghèo đói ở Việt Nam nhưng nói chung nghèo đói ở Việt Nam có nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan như sau: Nguyên nhân lịch sử, khách quan Việt Nam là một nước nông nghiệp lạc hậu vừa trải qua một cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài. Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương nghiệp và chính sách giá lương tiền đã đem lại kết quả xấu cho nền kinh tế vốn đã ốm yếu của Việt Nam làm suy kiệt toàn bộ nguồn lực của đất nước và hộ gia đình ở nông thôn cũng như thành thị, lạm phát tăng cao có lúc lên đến 700% năm. Hình thức sở hữu: việc áp dụng chế độ sở hữu toàn dân, sở hữu nhà nước và tập thể của các tư liệu sản xuất chủ yếu trong một thời gian dài đã làm thui chột động lực sản xuất. Việc huy động nguồn lực nông dân quá mức, ngăn sông cấm chợ đã làm cắt rời sản xuất với thị trường, sản xuất nông nghiệp đơn điệu, công nghiệp thiếu hiệu quả, thương nghiệp tư nhân lụi tàn, thương nghiệp quốc doanh thiếu hàng hàng hóa làm thu nhập đa số bộ phận giảm sút trong khi dân số tăng cao. Lao động dư thừa ở nông thôn không được khuyến khích ra thành thị lao động, không được đào tạo để chuyển sang khu vực công nghiệp, chính sách quản lý bằng hộ khẩu đã dùng biện pháp hành chính để ngăn cản nông dân di cư, nhập cư vào thành phố. Thất nghiệp tăng cao trong một thời gian dài trước thời kỳ đổi mới do nguồn vốn đầu tư thấp và thiếu hệu quả vào các công trình thâm dụng vốn của Nhà nước. Nguyên nhân chủ quan Sau 20 năm đổi mới đến năm 2005 kinh tế đã đạt được một số thành tựu nhưng số lượng người nghèo vẫn còn đông, có thể lên đến 26% (4,6 triệu hộ) do các nguyên nhân khác như sau: Sai lệch thống kê: do điều chỉnh chuẩn nghèo của Chính phủ lên cho gần với chuẩn nghèo của thế giới (1USDngày) cho các nước đang phát triển làm tỷ lệ nghèo tăng lên. Việt Nam là nước nông nghiệp đến năm 2004 vẫn còn 74,1% dân sống ở nông thôn trong khi tỷ lệ đóng góp của nông nghiệp trong tổng sản phẩm quốc gia thấp. Hệ số Gini là 0,42 và hệ số chênh lệch là 8,1 nên bất bình đẳng cao trong khi thu nhập bình quân trên đầu người còn thấp. Người dân còn chịu nhiều rủi ro trong cuộc sống, sản xuất mà chưa có các thiết chế phòng ngừa hữu hiệu, dễ tái nghèo trở lại như: thiên tai, dịch bệnh, sâu hại, tai nạn lao động, tai nạn giao thông, thất nghiệp, rủi ro về giá sản phẩm đầu vào và đầu ra do biến động của thị trường thế giới và khu vực như khủng hoảng về dầu mỏ làm tăng giá đầu vào, rủi ro về chính sách thay đổi không lường trước được, rủi ro do hệ thống hành chính kém minh bạch, quan liêu, tham nhũng. Nền kinh tế phát triển không bền vững, tăng trưởng tuy khá nhưng chủ yếu là do nguồn vốn đầu tư trực tiếp, vốn ODA, kiều hối, thu nhập từ dầu mỏ trong khi nguồn vốn đầu tư trong nước còn thấp. Tín dụng chưa thay đổi kịp thời, vẫn còn ưu tiên cho vay các doanh nghiệp nhà nước có hiệu quả thấp, không thế chấp, môi trường sớm bị hủy hoại, đầu tư vào con người ở mức cao nhưng hiệu quả còn hạn chế, số lượng lao động được đào tạo đáp ứng nhu cầu thị trường còn thấp, nông dân khó tiếp cận tín dụng ngân hàng nhà nước, Ở Việt Nam, sự nghèo đói và HIVAIDS tiếp tục phá hủy từng kết cấu của tuổi thơ. Các em không được thừa hưởng quyền có một tuổi thơ được thương yêu, chăm sóc và bảo vệ trong mái ấm gia đình hoặc được khích lệ phát triển hết khả năng của mình. Khi trưởng thành và trở thành cha mẹ, đến lượt con cái các em có nguy cơ bị tước đoạt các quyền đó vì các hiểm họa đối với tuổi thơ lặp lại từ thế hệ này sang thế hệ khác. Sự chênh lệch lớn giữa các vùng miền, thành thị và nông thôn, giữa các dân tộc cao. Môi trường sớm bị hủy hoại trong khi đa số người nghèo lại sống nhờ vào nông nghiệp. 3 NỘI DUNG CƠ BẢN CỦA CHƯƠNG TRÌNH QUỐC GIA XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 3.1 Mục tiêu và phương hướng thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững giai đoạn 2012 – 2015 được Chính phủ phê duyệt ngày 08 tháng 10 năm 2012 với mục tiêu và phương hướng thực hiện như sau: a) Mục tiêu chung Cải thiện và từng bước nâng cao điều kiện sống của người nghèo, ưu tiên người nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số, người nghèo thuộc huyện nghèo, xã biên giới, xã an toàn khu, xã, thôn, bản đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển và hải đảo; tạo sự chuyển biến mạnh mẽ, toàn diện về công tác giảm nghèo ở các vùng nghèo; góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn, giữa các vùng, các dân tộc và các nhóm dân cư. b) Mục tiêu cụ thể Thu nhập bình quân đầu người của hộ nghèo cả nước tăng lên 1,6 lần so với cuối năm 2011 (riêng các hộ nghèo ở các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi tăng gấp 2,5 lần); tỷ lệ hộ nghèo cả nước giảm bình quân 2%năm (riêng các huyện, xã nghèo giảm 4%năm) theo chuẩn nghèo quốc gia giai đoạn 2011 2015. Thực hiện đồng bộ, có hiệu quả các chính sách giảm nghèo để cải thiện điều kiện sống của người nghèo, trước hết là về y tế, giáo dục, văn hoá, nước sinh hoạt, nhà ở; người nghèo tiếp cận ngày càng thuận lợi hơn với các dịch vụ xã hội cơ bản. Cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội ở các huyện, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn được tập trung đầu tư đồng bộ theo tiêu chí nông thôn mới, trước hết là hạ tầng thiết yếu như: giao thông, điện, nước sinh hoạt,… c) Các chỉ tiêu chủ yếu cần đạt được đến năm 2015 Phấn đấu 10% số huyện nghèo thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo Nghị quyết số 30a2008NQCP ngày 27 tháng 12 năm 2008 của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo (sau đây viết tắt là Nghị quyết 30a); 50% số xã đặc biệt khó khăn vùng bãi ngang ven biển và hải đảo và 30% số xã, thôn bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi thoát khỏi tình trạng đặc biệt khó khăn theo tiêu chí do Thủ tướng Chính phủ quy định. Đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ phát triển sản xuất, kinh doanh và dân sinh phù hợp quy hoạch dân cư và quy hoạch sản xuất, kinh doanh. Phấn đấu đến năm 2015: + 85% xã có đường ô tô đến trung tâm xã được nhựa hóa hoặc bê tông hóa theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; + 60% thôn, bản có đường trục giao thông được cứng hoá theo tiêu chuẩn kỹ thuật của Bộ Giao thông Vận tải; + 100% trung tâm xã có điện; trên 90% thôn, bản có điện phục vụ sinh hoạt và sản xuất, kinh doanh; + Các công trình thủy lợi nhỏ được đầu tư đáp ứng 80% nhu cầu tưới tiêu cho diện tích cây trồng hằng năm. Thu nhập của hộ nghèo tham gia mô hình tăng 15 20%năm; bình quân mỗi năm có 10% hộ tham gia mô hình thoát nghèo. 100% cán bộ, công chức xã, trưởng thôn, bản và cán bộ đoàn thể được tập huấn về: kiến thức, kỹ năng quản lý và tổ chức thực hiện các chương trình, chính sách, dự án; lập kế hoạch có sự tham gia của người dân; phát triển cộng đồng. 3.2 Chính sách đối với người nghèo a) Hàm ý của các chính sách đối với người nghèo Thứ nhất, Việt Nam cần hạn chế tình trạng bất ổn định vĩ mô, tiến hành thêm cải cách để đưa đất nước trở lại con đường với tỷ lệ tăng trưởng kinh tế cao và bền vững. Tuy nhiên, chất lượng tăng trưởng cũng có vai trò quan trọng ngang tỷ lệ tăng trưởng. Thứ hai, cần có các biện pháp để giúp tăng trưởng kinh tế của Việt Nam mang lại lợi ích cho mọi nhóm dân, chẳng hạn hỗ trợ năng suất và tăng trưởng ở khu vực nông thôn thông qua tăng tỷ lệ đầu tư công ở nông thôn, cung cấp tín dụng và các biện pháp khuyến khích khác để kích thích đầu tư tư nhân ở nông thôn, và cũng hướng các biện pháp hỗ trợ nông nghiệp (ví dụ, tín dụng, khuyến nông và thông tin thị trường) theo nhu cầu của nông dân nghèo và dân tộc thiểu số. Hỗ trợ các ngành sản xuất thâm lao động và các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng sẽ góp phần khiến tăng trưởng có lợi cho các nhóm dân, gồm tăng khả năng tiếp cận tín dụng và tập huấn, mở rộng dạy nghề cho thanh niên ở vùng nghèo và vùng dân tộc thiểu số, và các biện pháp khuyến khích phát triển doanh nghiệp địa phương để cung cấp các lựa chọn nghề đa dạng hơn tại địa phương. Cần tạo điều kiện tăng khả năng lưu động của lao động, cả về nghề nghiệp và địa lý: lao động nông thôn di cư đến các thành phố và thị xã đang phát triển ở Việt Nam cũng như tới các nước ngoài như Hàn Quốc, Nhật Bản và Malaixia từng là một động lực mạnh mẽ đối với tăng trưởng có lợi cho mọi nhóm dân và giảm nghèo trong quá khứ. Cần giảm bất bình đẳng về cơ hội, gồm cải thiện chất lượng giáo dục và thúc đẩy phát triển kỹ năng, đặc biệt ở nông thôn. Nâng cao quản trị công bằng cách tăng cường sự minh bạch và trách nhiệm giải trình sẽ góp phần làm tăng sự tham gia ở cấp địa phương và ngăn ngừa sự gia tăng của bất bình đẳng có tác dụng làm xói mòn sự tăng trưởng có tính công bằng. Thứ ba, các chính sách thúc đẩy tăng trưởng cao và có lợi cho mọi nhóm dân phải được bổ trợ bằng các chính sách bảo hiểm xã hội và trợ giúp xã hội hiệu quả. Việt Nam cần bảo vệ việc chi cho mục đích xã hội và trợ giúp xã hội trong quá trình tái cấu trúc kinh tế. Cần đưa vào hoạt động các công cụ có tính bình ổn tự động nhằm bảo vệ thực sự người nghèo trong những giai đoạn bất ổn kinh tế, trợ cấp xã hội và chuẩn nghèo chính thức cần được điều chỉnh theo chỉ số lạm phát, và cũng cần được điều chỉnh nhằm phản ánh khác biệt và chi phí sinh hoạt theo vùng, gồm khác giữa nông thôn và thành thị và đảm bảo đưa vào trong rổ hàng hóa một cách hợp lý các hàng hóa và dịch vụ có tính đặc thù của người người. Cần có các biện pháp hiệu quả hơn để bảo vệ hộ nghèo và hộ dễ tổn thương trước bối cảnh chi phí dịch vụ căn bản tăng, đặc biệt giá điện tăng trong bối cảnh dự kiến giảm dần trợ cấp năng lượng. Công nhân nhập cư chịu tác động nghiêm trọng của tình trạng chi phí sinh hoạt thành thị tăng; họ cần được tiếp cận bình đẳng các dịch vụ căn bản, hưởng chế độ trợ cấp lưu động (gồm bảo hiểm y tế) và có khả năng tiếp cận cao hơn với các chương trình bảo trợ xã hội. Cuối cùng, cần tiếp tục cải thiện hệ thống theo dõi nghèo của Việt Nam để hệ thống này có thể cung cấp một nguồn thông tin đáng tin cậy cho hoahcj định chính sách trong bối cảnh nền kinh tế thay đổi nhanh chóng. Để làm được điều này, cần sử dụng các chuẩn nghèo khách quan, độc lập với nguồn lực bên cạnh các chuẩn nghèo mục tiêu gắn với nguồn lực sẵn có, và cần thông tin rõ ràng tới các nhà hoạch định chính sách, những người thực hiện cũng như công chúng về nguyên nhân cũng như điều kiện ứng dụng phù hợp của hai loại chuẩn nghèo này. Hơn nữa, việc xây dựng hồ sơ nghèo và các ước tính nghèo trong tương lai cần được thực hiện một cách minh bạch nhằm giúp cho các chuyên gia độc lập và công chúng nói chung có thể giám sát được các kết quả. b) Một số chính sách đối với người nghèo ở Việt Nam Chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo, trong 02 năm (20112012), ngân sách nhà nước đã bố trí 22.303 tỷ đồng để hỗ trợ mua thẻ bảo hiểm y tế cho người nghèo, người dân tộc thiểu số, trẻ em dưới 6 tuổi, hỗ trợ người thuộc hộ cận nghèo, học sinh sinh viên; trong 02 năm đã có 29 triệu lượt người nghèo, dân tộc thiểu số được cấp thẻ bảo hiểm y tế miễn phí; trên 10% người thuộc hộ cận nghèo tham gia mua thẻ bảo hiểm y tế được ngân sách hỗ trợ bằng 70% mệnh giá; Chính sách hỗ trợ học sinh nghèo về giáo dục đào tạo, năm 20112012, ngân sách nhà nước đã hỗ trợ 11.844 tỷ đồng để thực hiện các chính sách giảm nghèo trong lĩnh vực giáo dục đào tạo như miễn giảm học phí cho con hộ nghèo, hộ chính sách, trợ cấp học bổng, hỗ trợ tiền ăn trưa cho trẻ em 5 tuổi (mỗi năm ngân sách trung ương bố trí khoảng 5.922 tỷ đồng); trong 02 năm đã có trên 04 triệu lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, hỗ trợ điều kiện học tập và trợ cấp tiền ăn, nhờ đó, tỷ lệ học sinh bỏ học giảm, tỷ lệ huy động trẻ em đến trường theo độ tuổi tăng; Chính sách hỗ trợ đất sản xuất, nước sinh hoạt cho hộ đồng bào dân tộc thiểu số: năm 20112012, ngân sách nhà nước đã bố trí để thực hiện Quyết định 1592QĐTTg ngày 12102009 của TTCP là 1.050 tỷ đồng. Tính đến cuối năm 2012, các địa phương đã hỗ trợ đất ở cho 71.713 hộ; hỗ trợ đất sản xuất cho 83.563 hộ; hỗ trợ nước sinh hoạt phân tán cho 214.466 hộ; xây dựng 5.573 công trình nước tập trung ở các xã, thôn bản đặc biệt khó khăn; Chính sách đào tạo nghề, giải quyết việc làm: Từ năm 2010 đến 2012, đã có 1,087 triệu người được hỗ trợ đào tạo nghề ngắn hạn, trong đó lao động thuộc hộ nghèo chiếm 10,7%, lao động thuộc hộ cận nghèo chiếm 5,2% và lao động người dân tộc thiểu số chiếm 20,5% năm; thông qua chương trình đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đã có 39.221 người thuộc hộ nghèo, sau học nghề có việc làm, thu nhập đã thoát nghèo (chiếm 33,7% số người thuộc hộ nghèo được học nghề); Chính sách chuyển giao tiến bộ khoa học kỹ thuật Sau 02 năm triển khai chương trình Hỗ trợ, ứng dụng và chuyển giao tiến bộ khoa học và kỹ thuật phục vụ phát triển kinh tế xã hội nông thôn miền núi 20112015, đã có 278 dự án được phê duyệt và đang triển khai. Nhiều dự án đã phát huy hiệu quả, giúp các địa phương phát triển các sản phẩm hàng hóa có lợi thế; hình thành các doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao ở địa phương; Chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số Trong 02 năm (20112012), đã bố trí từ ngân sách trên 52 tỷ đồng để triển khai các hoạt động trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; thông qua đó, các địa phương đã tư vấn pháp luật 89.612 vụ việc cho hơn 90.000 lượt người nghèo và đồng bào dân tộc thiểu số; phổ biến pháp luật cho 150.507 lượt người; Chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo: năm 20112012, ngân sách trung ương tiếp tục bố trí 2.741 tỷ đồng hỗ trợ nhà ở theo Quyết định 1672008QĐTTg của Thủ tướng Chính phủ. Tính đến cuối năm 2012, đã có trên 500 ngàn hộ nghèo được hỗ trợ. Do chính sách hợp lý, huy động được các nguồn hỗ trợ nên quy mô, chất lượng nhà ở được bảo đảm, giúp hộ nghèo có cuộc sống ổn định hơn; Chính sách hỗ trợ tiền điện cho hộ nghèo, trong 02 năm (20112012), ngân sách nhà nước đã bố trí 1.838 tỷ đồng để hỗ trợ tiền điện cho trên 5 triệu lượt hộ nghèo, trong đó năm 2011 là 910 tỷ đồng, năm 2012 là 928 tỷ đồng; Chính sách tín dụng ưu đãi: trong 02 năm đã có hơn 01 triệu lượt hộ nghèo được vay vốn tín dụng ưu đãi để phát triển sản xuất với mức vay bình quân 12 triệu độnglượt, tổng dư nợ cho vay hộ nghèo phát triển sản xuất đến 31122012 là 37.447 tỷ đồng; có 1,9 triệu hộ gia đình được vay vốn tín dụng học sinh, sinh viên để cho 2,3 triệu con em đi học, với dư nợ 35.558 tỷ đồng. c) Chính sách xóa đói giảm nghèo đói với nhóm dân tộc thiểu số Đồng bào dân tộc thiểu số ở nước ta có hơn 14 triệu người, cư trú trên 52 tỉnh, thành của cả nước. Tỷ lệ hộ nghèo ở các xã, thôn, bản miền núi, vùng cao, vùng sâu nếu áp dụng theo chuẩn nghèo năm 2011, là gần 50%. Các nhóm chương trình giảm nghèo Nhóm chính sách giảm nghèo toàn diện: Đó là các chính sách tổng hợp, nhằm mục tiêu cải thiện toàn diện các khía cạnh đời sống của các hộ nghèo, bao gồm các dự án tiếp cận dịch vụ, kết cấu hạ tầng; hỗ trợ sản xuất, thúc đẩy sản xuất hàng hóa và liên kết thị trường, đào tạo nghề, tạo điều kiện phát triển các mặt của đời sống kinh tế, văn hóa, xã hội cho đồng bào (Chương trình 135, Chương trình 30a; Chương trình mục tiêu quốc gia về giảm nghèo...) N
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH SÓC TRĂNG TRƯỜNG CAO ĐẲNG NGHỀ SÓC TRĂNG GIÁO TRÌNH Công tác xã hội với người nghèo Mã số: MH 20 NGHỀ CÔNG TÁC XÃ HỘI TRÌNH ĐỘ TRUNG CẤP NGHỀ Năm 2013 Chương CHƯƠNG TRÌNH MỤC TIÊU QUỐC GIA VÀ QUỐC TẾ VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO VÀ VIỆC LÀM 1.1 NHẬN THỨC VỀ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO 1.1 Khái niệm xóa đói giảm nghèo Xóa đói giảm nghèo tổng thể biện pháp sách nhà nước xã hội hay đối tượng thuộc điện nghèo đói nhằm tạo để họ tăng thu nhập, thoát khỏi tình trạng thu nhập không đáp ứng nhu cầu tối thiểu chuẩn nghèo từ địa phương, khu vực, quốc gia 1.2 Xóa đói giảm nghèo chiến lược phủ Việt Nam nhằm giải vấn đề đói nghèo phát triển kinh tế Việt Nam Năm 1989, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường sản xuất nông nghiệp thực giao khoán đến hộ nhảy vọt từ nước thiếu lương thực vươn lên thành nước xuất gạo, vị trí ba nước xuất gạo lớn giới từ đến nay, an ninh lương thực vững vàng Tuy nhiên, đến tỷ lệ đói nghèo (bao gồm thiếu lương thực) mà đa số phân bố xã thuộc chương trình 135 (xã nghèo) chương trình xóa đói giảm nghèo Việt Nam Nhà nước Việt Nam triển khai từ năm 1998-2010 Đầu thập niên 1990, Việt Nam chuyển sang kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa, nguy đói nghèo nhận rõ, mà trước hết số liệu trẻ em suy dinh dưỡng mức báo động (gần 50%) Ngay đầu năm 1991, vấn đề xoá đói giảm nghèo đề diễn đàn, nghiên cứu, triển khai thành phong trào xoá đói giảm nghèo Tổng bí thư Đỗ Mười quan tâm đến chương trình này, ông lo lắng hệ cháu mai sau bị ảnh hưởng đói nghèo hôm Nghị Quốc hội Việt Nam nhiệm vụ năm 1993 đánh giá cao tinh thần cộng đồng, tương thân tương "trong nhân dân phát triển nhiều hoạt động từ thiện giúp đỡ phong trào xoá đói giảm nghèo, đền ơn đáp nghĩa " Sáng kiến Thủ tướng Chính phủ Mặt trận Tổ quốc Việt Nam lấy ngày 17 tháng 10 "Ngày người nghèo", ngày Liên hợp quốc chọn ngày "Thế giới chống đói nghèo" Ngày 21 tháng năm 2002, Thủ tướng Chính phủ phê duyệt "Chiến lược toàn diện tăng trưởng xoá đói giảm nghèo" Đây chiến lược đầy đủ, chi tiết phù hợp với mục tiêu phát triển Thiên niên kỷ (MDG) Liên Hợp Quốc công bố Trong trình xây dựng chiến lược có tham gia chuyên gia tổ chức quốc tế Việt Nam IMF,UNDP, WB, tổng hợp thành mục tiêu phát triển Việt Nam Vấn đề cụ thể hoá chiến lược chương trình, dự án triển khai, giám sát đánh giá thường xuyên Các nghiên cứu lập đồ phân bố đói nghèo đến xã, hộ Việt Nam ký vào Tuyên bố Thiên niên kỷ với mục tiêu: Xóa bỏ tình trạng cực thiếu đói Đạt phổ cập giáo dục tiểu học Tăng cường bình đẳng giới nâng cao vị phụ nữ Giảm tỷ lệ tử vong trẻ sơ sinh Tăng cường sức khỏe bà mẹ Phòng chống bệnh HIV/AISD, sốt rét bệnh khác Đảm bảo bền vững môi trường Thiết lập quan hệ đối tác toàn cầu mục đích phát triển Những mục tiêu mang kết trực tiếp gián tiếp xóa đói giảm nghèo cách bền vững nguy đói nghèo, tái đói nghèo xảy biến cố môi trường thiên nhiên, trình hội nhập phát triển Một quốc gia không giải dứt điểm xóa đói giảm nghèo ẩn chứa nguy phát triển không bền vững dẫn đến hậu bất ổn định kinh tế - xã hội Những mục tiêu gợi mở phương thức tác động trực tiếp hay gián tiếp đến việc xóa đói giảm nghèo 1.3 Xóa đói giảm nghèo yếu tố đảm bảo công xã hội tăng trưởng bền vững Xóa đói giảm nghèo không công việc trước mắt mà nhiệm vụ lâu dài Trước mắt xóa hộ đói, giảm hộ nghèo; lâu dài xóa nghèo, giảm khoảng cách giàu nghèo, phấn đấu xây dựng xã hội giàu mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh Xóa đói giảm nghèo không đơn giản việc phân phối lại thu nhập cách thụ động mà phải tạo động lực tăng trưởng chỗ, chủ động tự vươn lên thoát nghèo Xóa đói giảm nghèo không đơn trợ giúp chiều tăng trưởng kinh tế đối tượng xã hội có nhiều khó khăn mà nhân tố quan trọng tạo mặt tương đối đồng cho phát triển, tạo thêm lực lượng sản xuất dồi bảo đảm ổn định cho giai đoạn “cất cánh” Do đó, xóa đói giảm nghèo mục tiêu tăng trưởng (cả góc độ xã hội kinh tế), đồng thời điều kiện (tiền đề) cho tăng trưởng nhanh bền vững Trên phương diện đó, xét ngắn hạn, phân phối phần đáng kể thu nhập xã hội cho chương trình xóa đói giảm nghèo nguồn lực dành cho tăng trưởng kinh tế bị ảnh hưởng, song xét cách toàn diện dài hạn kết xóa đói giảm nghèo lại tạo tiền đề cho tăng trưởng nhanh bền vững Tình hình giống việc thực người cày có ruộng số nước tạo phát triển vượt bậc nông nghiệp Nhiều nông dân nhờ thoát khỏi đói nghèo có điều kiện tham gia thực cách mạng xanh, tạo phát triển cho ngành nông nghiệp Xoá đói giảm nghèo yếu tố để đảm bảo công xã hội tăng trưởng bền vững, ngược lại có tăng trưởng cao, bền vững có sức mạnh vật chất để hỗ trợ tạo hội cho người nghèo vươn lên thoát khỏi đói nghèo Do đó, xoá đói giảm nghèo coi phận cấu thành chiến lược phát triển kinh tế - xã hội hàng năm nước, ngành địa phương Đói nghèo vấn đề xã hội xúc nóng bỏng quốc gia giới Vì vậy, vấn đề Chính phủ, nhà lãnh đạo, tổ chức quốc tế quan tâm để tìm giải pháp hạn chế tiến tới xoá bỏ nạn đói nghèo phạm vi toàn cầu Chính phủ Việt Nam coi vấn đề xoá đói giảm nghèo mục tiêu xuyên suốt trình phát triển kinh tế - xã hội đất nước, Việt Nam công bố cam kết thực mục tiêu phát triển quốc tế trí Hội nghị thượng đỉnh quốc gia năm 2000 Công phát triển kinh tế xoá đói giảm nghèo Việt Nam đạt thành tựu đáng kể quốc tế đánh giá cao Xóa đói giảm nghèo đặt thành phận Chiến lược phát triển dài hạn, kế hoạch năm hàng năm phát triển kinh tế - xã hội từ Trung ương đến sở Công tác xóa đói giảm nghèo phải quan tâm từ xây dựng chủ trương, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội dài hạn, trung hạn hàng năm, coi nhiệm vụ trọng tâm kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội Nhà nước công tác xóa đói giảm nghèo Thông qua kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội, Nhà nước chủ động điều tiết hợp lý nguồn lực toàn xã hội vào mục tiêu hoạt động xóa đói giảm nghèo quốc gia Nhà nước xây dựng biện pháp thiết yếu đầu tư hỗ trợ sản xuất, xây dựng sở hạ tầng, lập quỹ cứu trợ xã hội, để giúp đỡ, bảo vệ người nghèo Duy trì liên tục trao đổi, phân phối mang tính thị trường, không loại người nghèo khỏi nguồn lực lợi ích thịnh vượng chung kinh tế Kinh nghiệm giới cho thấy thiếu vắng vai trò Nhà nước đặc biệt có hại người nghèo, cộng đồng nghèo, người nghèo không tự bảo vệ quyền mình, thành chung tăng trưởng kinh tế, Nhà nước có vai trò nòng cốt có trách nhiệm thu hút tham gia tích cực cộng đồng, tổ chức trị, kinh tế, xã hội Xóa đói giảm nghèo không nhiệm vụ Nhà nước, toàn xã hội mà trước hết bổn phận người nghèo phải tự vươn lên để thoát nghèo Trong trách nhiệm Chính phủ giúp gỡ bỏ rào cản ngăn cách xã hội kinh tế để xóa đói giảm nghèo; hiệu xóa nghèo đạt thấp thân người nghèo không tích cực nỗ lực phấn đấu vươn lên với mức sống cao Xóa đói giảm nghèo phải coi nghiệp thân người nghèo, cộng đồng nghèo, nỗ lực tự vươn lên để thoát nghèo động lực, điều kiện cần cho thành công mục tiêu chống đói nghèo nước Nhà nước trợ giúp người nghèo biết cách tự thoát nghèo tránh tái nghèo gặp rủi ro Bên cạnh hỗ trợ vật chất trực tiếp việc tạo việc làm cho người nghèo cách hướng dẫn người nghèo sản xuất, kinh doanh phát triển kinh tế theo điều kiện cụ thể họ điều kiện xóa đói giảm nghèo thành công nhanh bền vững QUAN NIỆM VÀ NHẬN ĐỊNH VỀ NGHÈO ĐÓI 2.1 Quan niệm nghèo đói Nghèo đói diễn tả thiếu hội để sống sống tương ứng với tiêu chuẩn tối thiểu định Thước đo tiêu chuẩn nguyên nhân dẫn đến nghèo nàn thay đổi tùy theo địa phương theo thời gian Tổ chức Y tế Thế giới định nghĩa nghèo theo thu nhập Theo người nghèo thu nhập hàng năm nửa mức thu nhập bình quân đầu người hàng năm (Per Capita Incomme, PCI) quốc gia Nghèo đói có hai khái niệm nghèo tuyệt đối nghèo tương đối: a) Nghèo tuyệt đối Để có nhìn tổng quan vấn đề nước phát triển, Robert Mc.Namara, giám đốc Ngân hàng Thế giới, đưa khái niệm nghèo tương đối Ông định nghĩa khái niệm nghèo tuyệt đối sau: "Nghèo mức độ tuyệt đối sống ranh giới tồn Những người nghèo tuyệt đối người phải đấu tranh để sinh tồn thiếu thốn tồi tệ tình trạng bỏ bê phẩm cách vượt sức tưởng tượng mang dấu ấn cảnh ngộ may mắn giới trí thức chúng ta." b) Nghèo tương đối Trong xã hội gọi thịnh vượng, nghèo định nghĩa dựa vào hoàn cảnh xã hội cá nhân Nghèo tương đối xem việc cung cấp không đầy đủ tiềm lực vật chất phi vật chất cho người thuộc số tầng lớp xã hội định so với sung túc xã hội đó.xa hoi my Nghèo tương đối khách quan, tức hữu không phụ thuộc vào cảm nhận người Người ta gọi nghèo tương đối chủ quan người cảm thấy nghèo không phụ thuộc vào xác định khách quan Bên cạnh việc thiếu cung cấp vật chất (tương đối), việc thiếu thốn tài nguyên phi vật chất ngày có tầm quan trọng Việc nghèo văn hóa - xã hội, thiếu tham gia vào sống xã hội thiếu hụt tài phần nhà xã hội học xem thách thức xã hội nghiêm trọng c) Ranh giới nghèo tương đối Ranh giới cho nạn nghèo tương đối dựa vào nhiều số liệu thống kê khác cho xã hội Một số cho ranh giới nạn nghèo dùng trị công chúng 50% hay 60% thu nhập trung bình Vì từ năm 2001 nước thành viên Liên minh châu Âu người coi nghèo có 60% trị trung bình thu nhập ròng tương đương Lý luận người phê bình cho số thực tế cho biết chuẩn mực sống người Những có 50% thu nhập trung bình có 50% trung bình tất thu nhập tăng gấp 10 lần Vì người nghèo tương đối Và người giàu bỏ hay tiền giảm trung bình thu nhập làm giảm thiểu nghèo tương đối nước Ngược lại nghèo tương đối tăng lên người không nghèo tăng thu nhập người có thu nhập khác thay đổi Người ta phê bình ranh giới nghèo trộn lẫn vấn đề nghèo với vấn đề phân bố thu nhập Vì phân chia rõ ràng nghèo giàu thực tế nên khái niệm ranh giới nguy nghèo hay dùng cho ranh giới nghèo tương đối Ngược với ranh giới nghèo tương đối, phương án tính toán ranh giới nghèo tuyệt đối đứng vững Các ranh giới nghèo tuyệt đối tính toán cách phức tạp cách lập giỏ hàng cần phải có để tham gia vào sống xã hội Các ranh giới nghèo tương đối nghèo tuyệt đối không xác định trị số tiêu chuẩn cho trước Việc chọn lựa số phần trăm định từ thu nhập trung bình việc xác định giỏ hàng giải thích giá trị tự Vì mà chúng định qua trình trị d) Nghèo khổ người (nghèo khổ tổng hợp) Sự nghèo khổ người khái niệm Liên Hợp Quốc đưa “Báo cáo phát triển người” năm 1997 Theo đó, nghèo khổ người khái niệm biểu thị thiệt thòi (khốn cùng) theo ba khía cạnh sống người Chẳng hạn nước phát triển thiệt thòi là: + Thiệt thòi khía cạnh sống lâu dài khoẻ mạnh, xác định tỷ lệ người dự kiến có tuổi thọ không 40 tuổi + Thiệt thòi tri thức, xác định tỷ lệ người lớn mù chữ + Thiệt thòi đảm bảo kinh tế (nghèo khổ thu nhập), xác định tỷ lệ người không tiếp cận dịch vụ y tế, nước tỷ lệ trẻ em tuổi suy dinh dưỡng Để đánh giá “nghèo khổ người”, Liên Hợp Quốc sử dụng số nghèo khổ người – HPI (Human Poor Index) hay gọi số nghèo tổng hợp Giá trị HPI nước nói lên nghèo khổ người ảnh hưởng lên phần dân số nước So sánh giá trị HDI HPI cho thấy phân phối thành tựu tiến người Các nước có giá trị HDI giá trị HPI khác Ví dụ: Trường hợp Trung Quốc Gioócđani (1999) Chỉ số phát triển người HDI nước 0,718 0,714; số nghèo khổ người HPI Trung Quốc 15,1% Gioócđani 8,5% Việt Nam, HPI năm 1999 29,1% xếp hạng theo HPI nước ta đứng thứ 45 90 quốc gia Liên Hợp Quốc nghiên cứu 2.2 Chuẩn nghèo phương pháp xác định a) Chuẩn nghèo Hiện nay, chuẩn nghèo giới quy định quốc gia có thu nhập bình quân người hàng năm 735 USD Thu nhập bình quân đầu người Việt Nam năm 2013 1.960 USD người/năm Theo mức thu nhập này, Việt Nam thoát khỏi ngưỡng quốc gia nghèo bước vào ngưỡng quốc gia có thu nhập trung bình thấp giới Tuy nhiên, nước phận không nhỏ người dân sống mức nghèo Ngân hàng Thế giới xem thu nhập USD/ngày theo sức mua tương đương địa phương so để thỏa mãn nhu cầu sống chuẩn tổng quát cho nạn nghèo tuyệt đối Trong bước sau trị ranh giới nghèo tuyệt đối (chuẩn) cho địa phương hay vùng xác định, từ USD/ngày cho châu Mỹ La tinh Carribean đến USD/ngày cho nước Đông Âu 14,40 USD/ngày cho nước công nghiệp… Tính từ năm 2001 đến năm 2011, Việt Nam có lần nâng mức chuẩn nghèo Đó là: Theo Quyết định số 143/2001/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 27 tháng năm 2001, phê duyệt "Chương trình mục tiêu quốc gia xóa đói giảm nghèo giai đoạn 2001 – 2005", hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người khu vực nông thôn miền núi hải đảo từ 80.000 đồng/người/tháng (960.000 đồng/người/năm) trở xuống hộ nghèo, khu vực nông thôn đồng hộ gia đình có thu nhập bình quân đầu người từ 100.000 đồng/người/tháng (1.200.000 đồng/người/năm) trở xuống hộ nghèo, khu vực thành thị hộ có thu nhập bình quân đầu người từ 150.000 đồng/người/tháng (1.800.000 đồng/người/năm) trở xuống hộ nghèo Theo Quyết định số 170/2005/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày tháng năm 2005 việc ban hành chuẩn nghèo áp dụng cho giai đoạn 2006 – 2010 khu vực nông thôn hộ có mức thu nhập bình quân từ 200.000 đồng/người/tháng (2.400.000 đồng/người/năm)trở xuống hộ nghèo, khu vực thành thị hộ có thu nhập bình quân từ 260.000 đồng/người/tháng (dưới 3.120.000 đồng/người/năm) trở xuống hộ nghèo Tiêu chuẩn nghèo thành phố Hồ Chí Minh năm 2004 thu nhập bình quân đầu người 330.000 đồng/tháng 4.000.000 đồng/năm (tương ứng 284USD/năm thấp tiêu chuẩn 360 USD/năm quốc tế) Theo Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg Thủ tướng Chính phủ ngày 30 tháng 01 năm 2011 việc ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011 – 2015, hộ nghèo nông thôn hộ có mức thu nhập bình quân từ 400.000 đồng/người/tháng (từ 4.800.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ nghèo thành thị hộ có mức thu nhập bình quân từ 500.000 đồng/người/tháng (từ 6.000.000 đồng/người/năm) trở xuống; hộ cận nghèo nông thôn hộ có mức thu nhập bình quân từ 401.000 đồng đến 520.000 đồng/người/tháng; hộ cận nghèo thành thị hộ có mức thu nhập bình quân từ 501.000 đồng đến 650.000 đồng/người/tháng b) Phương pháp xác định chuẩn nghèo Phương pháp điều tra, tiêu chí rà soát Ngày 14/10/2011, Bộ Lao động - Thương binh Xã hội ban hành văn số 3461/LĐ-TBXH hướng dẫn quy trình tổ chức điều tra, rà soát hộ nghèo, cận nghèo năm 2011 Theo đó, phương pháp điều tra, rà soát kết hợp phương pháp nhận dạng nhanh, điều tra định lượng, phương pháp đánh giá có tham gia người dân - Sử dụng công cụ nhận dạng nhanh tình trạng tài sản (sản xuất sinh hoạt hộ gia đình) để xác định chắn hộ không nghèo, cận nghèo Yếu tố đặc trưng hộ nghèo là: Nhà chất lượng (nhà tạm-đơn sơ); Hộ có 2/3 số thành viên hộ trở lên người ăn theo; Hộ nhà vệ sinh; Hộ có trẻ em 6-15 tuổi không đến trường tiền; Hộ dùng đèn dầu, nến tiền sử dụng điện - Xem xét tình trạng tài sản hộ gia đình thông qua số lượng chấm điểm tài sản: Nếu có số điểm lớn số điểm quy định, thuộc diện hộ không nghèo, không cần điều tra thu nhập; Nếu tài sản hộ gia đình có số điểm nhỏ điểm quy định, điều tra viên tiến hành điều tra thu nhập hộ gia đình Tiêu chí rà soát: thực theo quy định Quyết định số 09/2011/QĐ-TTg ngày 30/1/2011 Thủ tướng Chính phủ ban hành chuẩn hộ nghèo, hộ cận nghèo áp dụng cho giai đoạn 2011- 2015 Lưu ý: Chỉ tính thu nhập hộ gia đình vòng 12 tháng qua; Không tính khoản trợ cấp an sinh xã hội từ ngân sách Nhà nước vào thu nhập hộ gia đình (như trợ cấp xã hội theo Nghị định số67/2007/NĐ-CP; Nghị định 13/2010/NĐ-CP; trợ cấp tiền điện; trợ cấp khó khăn đột xuất) Tổ chức bình xét thôn/ấp, tổ dân cư Cũng theo hướng dẫn văn số 3461/LĐ-TBXH việc xác định hộ nghèo, hộ cận nghèo phải có tham gia đánh giá, bình xét người dân Hội nghị bình xét tổ chức thôn/ấp, tổ dân cư Chủ trì Hội nghị Trưởng thôn/ấp, tổ dân cư; tham dự hội nghị gồm đại diện Đảng ủy, UBND cấp xã, cán giảm nghèo, bí thư chi bộ, chi hội trưởng chi hội đoàn thể thôn/ấp; hộ có tên danh sách đưa bình xét; đại diện hộ gia đình thôn/ấp, tổ dân cư (hội nghị phải có 50% đại diện hộ gia đình tham dự) Việc bình xét theo nguyên tắc dân chủ, công khai, khách quan phải lấy ý kiến biểu hộ (theo hình thức giơ tay bỏ phiếu kín); kết biểu phải có 50% số người tham dự đồng ý đưa vào danh sách đề nghị: hộ thoát nghèo, cận nghèo; hộ nghèo, cận nghèo Việc chấm điểm theo phương pháp nhận dạng nhanh, dựa sở giá trị tài sản thực tế, thu nhập thực tế, có tham gia bình xét người dân, so sánh với tiêu chí, mức chuẩn Quyết định 09/2011/QĐ-TTg, phương pháp kết hợp việc đánh giá định lượng đánh giá định tính Có thực tốt phương pháp kết hợp có kết luận xác 2.3 Thực trạng nghèo đói a) Trên giới Theo số liệu Ngân hàng Thế Giới năm 2001 toàn giới có 1,1 tỉ người (tương ứng với 21% dân số giới) có đô la Mỹ tính theo sức mua địa phương xem nghèo (Năm 1981 1,5 tỉ người, vào thời gian 40% dân số giới, năm 1987 1,227 tỉ người tương ứng 30% năm 1993 1,314 tỉ người tương đương với 29%) Phần lớn người sống châu Á, thành phần người nghèo dân cư châu Phi lại cao Các thành viên Liên Hiệp Quốc họp thượng đỉnh thiên niên kỷ năm 2000 trí với mục tiêu năm 2015 giảm nửa số người có đô la Mỹ (Điểm mục đích phát triển thiên niên kỷ) Theo thông tin Ngân hàng Thế Giới vào tháng năm 2004 đạt mục đích tất nước Trong nhờ vào tăng trưởng kinh tế nhiều vùng châu Á, tỷ lệ người nghèo giảm xuống rõ rệt (từ 58% xuống 16% Đông Á) số người nghèo lại tăng lên châu Phi (gần gấp đôi từ 1981 đến 2001 phía Nam sa mạc Sahara) Tại Đông Âu Trung Á số người nghèo tăng lên đến 6% dân số Nếu đặt ranh giới nghèo đô la Mỹ ngày có tổng cộng 2,7 tỉ người nghèo, gần nửa dân số giới Nếu xếp theo thu nhập bình quân đầu người nước sau có tỉ lệ người nghèo cao nhất: Malawi, Tanzania, Guiné-Bissau, Burundi Yemen Nạn nghèo Áo Theo số liệu Bộ Xã hội ("Báo cáo tình trạng xã hội 2003–2004") năm 2003 có triệu người Áo (13,2% dân cư) có nguy nghèo Trong năm 2002 900.000 hay 12%, năm 1999 11% Ranh giới nguy nghèo 60% thu nhập trung bình Theo người có người có thu nhập 785 Euro/tháng Phụ nữ có tỷ lệ nguy nghèo cao (14%) Bên cạnh nghèo thu nhập số cho tình trạng tài gia đình, Áo có „nghèo nguy kịch“ việc thiệt thòi tài có thiếu thốn hay hạn chế định lãnh vực sống Trong năm 2003 có 467.000 người (5,9% dân số) nghèo nguy kịch Trong năm trước 300.000 người hay 4% Theo báo cáo hội nghị nạn nghèo, lần có số liệu gọi "working poor": Áo có 57.000 người nghèo có việc làm Ngoài mức độ nguy nghèo phụ thuộc vào công việc làm: Những người làm việc 20 tiếng tuần có nguy nghèo gấp lần, người làm việc từ 21 đến 30 tiếng có nguy nghèo gấp đôi người làm việc từ 31 đến 40 tiếng Nạn nghèo Đức Thu nhập tương đương sau thuế tháng Cục Thống kê Liên bang tính toán vào năm 2002 1.217 Euro tiểu bang cũ 1.008 Euro nước tiểu bang Theo tiêu chí Liên minh châu Âu cho ranh giới nghèo (60%) ranh giới nghèo nằm vào khoảng 730,20 Euro cho phía Tây 604,80 Euro cho phía Đông nước Đức Theo lệ thường mức sống xã hội văn hóa tối thiểu định nghĩa trợ cấp xã hội ranh giới Theo số liệu từ "Báo cáo giàu nghèo lần thứ hai" phủ liên bang đưa tháng năm 2005 năm 2003 có 13,5% dân số nghèo Năm 2002 theo số liệu số 12,7%, năm 1998 12,1% Hơn 1/3 người nghèo người nuôi họ Vợ chồng có nhiều chiếm 19% Trẻ em niên Đức có nguy nghèo cao 15% trẻ em 15 tuổi 19,1% niên từ 16 đến 24 tuổi thuộc vào diện Số trẻ em sống nhờ vào trợ cấp xã hội Đức tăng thêm 64.000, lên đến 1,08 triệu năm 2003 đạt đến 1,45 triệu thời gian 2004/2005 Theo UNICEF, trẻ em nghèo Đức tăng nhanh so với phần lớn nước công nghiệp Thêm vào nghèo có ảnh hưởng lớn đến hội giáo dục theo nghiên cứu Hiệp hội Từ thiện Công nhân (Arbeiterwohlfahrt) Ngược lại nạn nghèo người già Đức giảm từ 13,3% năm 1998 xuống 11,4% năm 2003 Thế nạn nghèo dự đoán tăng người thất nghiệp, làm việc nửa ngày người thu nhập có nhiều có tiền hưu thêm vào mức tiền hưu tất người hưu tương lai (tức tất người làm việc nay) bị giảm theo cải tổ Theo nghiên cứu Deutsches Institut für Altersvorsorge 1/3 công dân liên bang có nguy bị nghèo tuổi già Nguyên nhân bên cạnh việc tăng tuổi thọ cải tổ chế độ hưu năm 2001 2004 giảm mức độ tiền hưu theo luật pháp xuống khoảng 18% việc nhiều công dân liên bang không sẵn sàng tự lo trước cho tuổi già không muốn hay khả (khoảng 60%) Nạn nghèo Mỹ 10 Hình 6.2: Ví dụ bảng xếp hạng “sử dụng thời gian sau ăn tối” Ví dụ chọn thôn xếp loại kinh tế xã: - Xếp tên thôn theo thứ tự cột dòng - Sau so sánh theo cặp - Kết thể số lần xuất 3.4 Xác định nguyên nhân nghèo đói a) Mục đích Mục đích xác định nguyên nhân nghèo đói nhằm xác định yếu tố, trở ngại đời sống người dân làm cho họ tình trạng nghèo đói Từ đó, có phương hướng, giải pháp giúp họ vươn lên, thoát nghèo b) Phương pháp tiến hành Có nhiều phương pháp để xác định nguyên nhân nghèo đói người dân như: vấn trực tiếp cá nhân, vấn nhóm, vấn chuyên gia, quan sát, khảo sát trực tiếp Phỏng vấn trực tiếp cá nhân sử dụng để tìm hiểu sâu vấn đề nguyên nhân nghèo đói, thuận lợi câu hỏi nhạy cảm thông thường nhiều người dân thường ngại chia sẻ vấn đề tế nhị trước đám đông Phỏng vấn nhóm sử dụng trường hợp cần có tương tác nhóm, xác định nguyên nhân gây nghèo đói mang tính chất tổng quát địa phương, đồng thời khắc phục tình trạng mang tính chất chủ quan vấn trực tiếp cá nhân 156 Phỏng vấn chuyên gia (những người am hiểu vấn đề nghèo đói địa phương nhất: cán địa phương, nhà nghiên cứu địa phương,…) sử dụng để phân tích góc độ nhìn nhận nhà quản lý, nghiên cứu, mang tính chất khách quan đánh giá nguyên nhân nghèo đói người dân Tuy nhiên, khó xác định nguyên nhân nghèo đói người dân xuất phát từ phía người quản lý Quan sát trực tiếp sử dụng trường hợp cần nắm bắt nhanh thông tin, có kết nhìn từ khía cạnh khác vấn đề nghèo đói người dân Do đó, để đánh giá xác nguyên nhân nghèo đói người dân cần sử dụng tổng hợp phương pháp đánh giá để có kết xác Các yếu tố thường xem xét để xác định nguyên nhân nghèo đói người dân bao gồm: - Do điều kiện tự nhiên không thuận lợi: đất đai, thỗ nhưỡng, thiên tai,… - Trình độ người dân thấp: trình độ nhận thức đánh giá vấn đề, trình độ kỹ thuật canh tác, thiếu kỹ sản xuất kinh doanh,… - Do điểm xuất phát kinh tế hộ gia đình thấp (gia đình sẵn tài sản) - Người dân gặp cố đời sống (bệnh tật, thất bại sản xuất kinh doanh, hỏa hoạn, thiên tai,…) - Gia đình đông con, điều kiện học hành - Không nhận hỗ trợ từ bên ngoài: quyền địa phương, người thân, bạn bè,… VAI TRÒ CỦA CÁN BỘ XÃ HỘI TRONG VIỆC CHIA SẺ CÁC MÔ HÌNH XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Vai trò cán xã hội việc chia sẻ mô hình xóa đói giảm nghèo ghi chép tài liệu trình bày kết cho quyền địa phương, tổ chức dân xã hội, đồng nghiệp tổ chức phi phủ Cán xã hội người phát mô hình xóa đói giảm nghèo có hiệu địa phương địa phương báo cáo đến quyền địa phương để nhân rộng mô hình; tìm tổ chức phi phủ để nhận tài trợ hộ mở rộng mô hình cho hộ nghèo địa phương Trong chương trình/dự án xóa đói giảm nghèo quyền địa phương, tổ chức dân xã hội tổ chức phi phủ triển khai, cán xã hội người ghi chép sổ sách, trình thực chương trình/dự án để làm tài liệu cho chương trình/dự án 157 Đồng thời hỗ trợ viết báo cáo trình bày kết thực mô hình xóa đói giảm nghèo cho quyền địa phương, tổ chức dân xã hội tổ chức phi phủ để nghiên cứu mở rộng mô hình xóa đói giảm nghèo 158 PHỤ LỤC ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ***** CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự - Hạnh phúc ******* Số: 140/2006/QĐ-UBND TP Hồ Chí Minh, ngày 22 tháng năm 2006 QUYẾT ĐỊNH VỀ BAN HÀNH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH ỦY BAN NHÂN DÂN THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH Căn Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003; Căn Quyết định số 1346/QĐ-UB ngày 29 tháng năm 2002 Ủy ban nhân dân thành phố hợp Ban Chỉ đạo thành phố đổi tên thành Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố; Căn Quyết định số 145/2004/QĐ-UB ngày 25 tháng năm 2004 Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Chương trình mục tiêu Xóa đói giảm nghèo việc làm thành phố giai đoạn (2004 - 2010); Xét đề nghị Sở Nội vụ - Sở Tài Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Tờ trình số 08/TTr-XĐGN-TC-NV ngày 17 tháng năm 2006, QUYẾT ĐỊNH Điều Nay ban hành kèm theo Quyết định Quy chế quản lý sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh Điều Quyết định có hiệu lực sau 10 ngày, kể từ ngày ký Bãi bỏ Quyết định số 94/2003/QĐ-UB ngày 10 tháng năm 2003 Ủy ban nhân dân thành phố việc ban hành Quy chế quản lý sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh Điều Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân Ủy ban nhân dân thành phố, Giám đốc Sở Nội vụ, Giám đốc Sở Lao động - Thương binh Xã hội, Giám đốc Sở Tài chính, Thủ trưởng Sở ngành thành phố có liên quan, Chủ tịch Ủy ban nhân dân quận, huyện Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố, quận, huyện, phường, xã chịu trách nhiệm thi hành Quyết định này./ 159 TM ỦY BAN NHÂN DÂN KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH QUY CHẾ QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH (Ban hành kèm theo Quyết định số 140/2006/QĐ-UBND ngày 22 tháng năm 2006 Ủy ban nhân dân thành phố Hồ chí Minh) Chương MỤC ĐÍCH - NGUYÊN TẮC LẬP QUỸ VÀ CÁCH TIẾP NHẬN NGUỒN TẠO QUỸ XÓA ĐÓI GIẢM NGHÈO Điều Mục đích Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp, lập nhằm mục đích trợ vốn cho hộ dân nghèo thuộc đối tượng Chương trình Xóa đói giảm nghèo thành phố (gọi tắt hộ nghèo) vay vốn để sản xuất, kinh doanh hoạt động dịch vụ giải sống; học nghề để có việc làm tạo điều kiện thiết thực thực hoàn thành mục tiêu giảm nghèo, không để tái nghèo; nâng dần mức sống hộ nghèo thành phố theo tinh thần Nghị Đại hội Đảng thành phố lần thứ VIII, bước tiếp cận với chuẩn nghèo giới, góp phần tích cực vào nghiệp dân giàu nước mạnh Không sử dụng quỹ vào mục đích khác Điều Nguyên tắc lập quỹ Quỹ Xóa đói giảm nghèo lập cấp: thành phố, quận, huyện phường, xã, thị trấn (gọi tắt phường, xã) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp quản lý trực tiếp, có hệ thống sổ sách, kế toán riêng, mở tài khoản chuyên mục Ngân hàng Trưởng Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm làm chủ tài khoản Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố chịu trách nhiệm trước Ủy ban nhân dân thành phố hoạt động quản lý chung Quỹ Xóa đói giảm nghèo toàn thành phố (ở cấp) Trong trường hợp phát sinh tình hình có nơi tồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo không sử dụng hết có nơi thiếu nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo hộ nghèo vay vốn, Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố chịu trách nhiệm trình Ủy ban nhân dân thành phố xem xét định việc luân chuyển nguồn vốn từ nơi thừa vốn sang nơi thiếu vốn theo nhu cầu hợp lý hình thức phù hợp Điều Nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo Nguồn vận động sở tự nguyện đóng góp hình thức cho không cho mượn không lấy lãi cá nhân, tổ chức kinh tế, trị - xã hội nước nước 160 Nguồn vốn ngân sách hàng năm thành phố quận, huyện, bổ sung nguồn cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo Nguồn tiền lãi Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp gửi ngân hàng Vốn khác, bao gồm nguồn vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo quận, huyện luân chuyển phạm vi thành phố Điều Cách tiếp nhận nguồn vốn tạo Quỹ Xóa đói giảm nghèo Nguồn vận động: a) Căn vào nhu cầu vốn cho mục tiêu giảm hộ nghèo hàng năm, Ủy ban nhân dân cấp giao tiêu nhiệm vụ cho Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố, quận, huyện, phường, xã tổ chức vận động, tiếp nhận tiền ủng hộ cho mượn không lấy lãi để bổ sung vốn cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo; thực đầy đủ thủ tục quản lý vốn, có chứng từ nhận vốn; mở sổ sách kế toán quản lý cấp; đồng thời có báo cáo công khai theo hệ thống tổ chức cấp, cho ngành Tài Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố để theo dõi quản lý chung - Số tiền vận động, huy động cấp quận, huyện, phường, xã để lại cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo địa phương sử dụng theo quy định thành phố b) Đối với trường hợp tổ chức cá nhân có yêu cầu hỗ trợ vốn trực tiếp cho hộ nhiều hộ nghèo; ấp, khu phố nhiều ấp, khu phố; phường, xã nhiều phường, xã, Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện, phường, xã phải đưa số tiền ủng hộ vào Quỹ Xóa đói giảm nghèo địa phương, đồng thời báo cáo cho ngành Tài Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố quản lý theo dõi chung Nguồn ngân sách cấp: hàng năm, vào tiêu giảm hộ nghèo giao, Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố quận, huyện lập kế hoạch nhu cầu vốn ngân sách bổ sung cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố quận, huyện xét duyệt Khi có định phân bổ vốn, Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố, quận, huyện làm thủ tục tiếp nhận vào Quỹ có kế hoạch sử dụng theo quy định Chương ĐỐI TƯỢNG, ĐIỀU KIỆN, NỘI DUNG SỬ DỤNG VỐN VAY VÀ THỦ TỤC VAY VỐN Điều Đối tượng, điều kiện vay vốn nội dung sử dụng vốn vay Đối tượng vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo: a) Hộ nghèo mức chuẩn nghèo thành phố, quy định theo giai đoạn phát triển Chương trình Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố (gọi tắt hộ nghèo chuẩn) b) Hộ vừa vượt chuẩn nghèo thành phố giai đoạn 2, có mức thu nhập cận chuẩn nghèo (dưới 10 triệu đồng/người/năm) (gọi tắt hộ nghèo cận chuẩn nghèo thành phố), tiếp tục vay vốn để sản xuất làm ăn giảm nghèo bền vững 161 c) Các chủ dự án bao gồm: sở sản xuất, tổ hợp, hợp tác xã doanh nghiệp có dự án xin vay vốn để sản xuất kinh doanh, tạo việc làm cho lao động xóa đói giảm nghèo phường, xã thành phố d) Các đoàn thể quần chúng nhận ủy thác vốn xóa đói giảm nghèo để lập tổ vượt nghèo thực chương trình dự án có mục tiêu giảm hộ nghèo làm chuyển biến mặt vùng nghèo thành phố Điều kiện để vay vốn: a) Đối với hộ nghèo vay vốn phải có 03 điều kiện sau: + Có tên danh sách hộ nghèo chuẩn nghèo hộ nghèo cận chuẩn nghèo thành phố phường, xã + Là thành viên Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo Tổ hợp tác sản xuất kinh doanh hộ nghèo vừa vượt chuẩn nghèo + Có sức lao động thiếu vốn sản xuất kinh doanh b) Đối với chủ dự án (cơ sở sản xuất, tổ hợp tác, hợp tác xã, doanh nghiệp): phải có dự án sản xuất kinh doanh tạo chỗ làm việc cho lao động nghèo thuộc diện hộ nghèo chuẩn nghèo hộ nghèo cận chuẩn nghèo, Ủy ban nhân dân quận, huyện thẩm định phê duyệt Nội dung sử dụng vốn vay: a) Đối với hộ nghèo, sử dụng vốn vay để: + Mua sắm vật tư, phương tiện, thiết bị, giống trồng, vật nuôi để tổ chức sản xuất kinh doanh, làm dịch vụ + Sửa chữa nhà ở, xây dựng giếng nước, hố xí tự hoại, mắc điện kế sinh hoạt cho gia đình + Đóng học phí văn hóa, học nghề; đóng phí làm việc có thời hạn nước b) Đối với chủ dự án: sử dụng vốn vay để chi phí cho hoạt động sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nghèo theo dự án cấp có thẩm quyền phê duyệt Điều Thủ tục vay vốn Đối với hộ nghèo xin vay vốn: a) Phải có đơn vay vốn theo mẫu quy định thống Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố; hộ viết đơn thành 03 bản: 01 hộ vay vốn giữ; 01 gửi cho đơn vị cho vay vốn; 01 gửi cho ngân hàng quản lý Quỹ Xóa đói giảm nghèo b) Đơn xin vay vốn hộ phải thông qua Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo Tổ hợp tác xem xét đề xuất Sau tập thể Tổ thống đề nghị, Tổ trưởng thay mặt Tổ lập danh sách hộ nghèo đề nghị vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo ký xác nhận vào danh sách vay vốn gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã xét duyệt Đối với chủ dự án vay vốn: a) Phải có đơn xin vay vốn, kèm theo dự án sản xuất kinh doanh tạo việc làm cho lao động nghèo địa phương; giấy phép kinh doanh; hồ sơ xác nhận tài sản có 162 b) Hồ sơ xin vay vốn lập thành 04 bộ, gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã nơi có sở hoạt động để xem xét giải theo quy trình hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Đối với đoàn thể quần chúng nhận ủy thác vốn Xóa đói giảm nghèo: phải thành lập Tổ vượt nghèo, có thành viên Tổ hội viên, đoàn viên nghèo chuẩn nghèo hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn, hội viên, đoàn viên nghèo khả điều hành hoạt động Tổ, vận động từ đến cán hội viên, đoàn viên danh sách hộ nghèo tham gia Tổ làm Tổ trưởng Tổ phó Tổ vượt nghèo (tự nguyện làm nòng cốt quản lý điều hành Tổ giúp đỡ, hỗ trợ cho hộ nghèo chuẩn thành viên Tổ) Từng thành viên Tổ phải lập dự án sản xuất kinh doanh vay vốn gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã xét duyệt theo quy trình hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Chương MỨC VỐN, THỜI HẠN CHO VAY, THẨM QUYỀN XÉT DUYỆT, KIỂM TRA, THU HỒI VỐN VÀ XỬ LÝ RỦI RO Điều Mức vốn cho vay Mức vốn cho vay phụ thuộc vào mục đích sử dụng vốn hộ nghèo dự án sản xuất kinh doanh chủ dự án Đối với hộ nghèo vay vốn: xét cho vay vốn đến thành viên hộ (nếu đảm bảo thủ tục vay vốn quy định Điều Chương II) tổng số tiền vay thành viên 01 hộ tối đa không 50 (năm mươi) triệu đồng Đối với dự án tạo việc làm thu hút lao động nghèo: mức vốn cho vay tính số lao động diện hộ nghèo chuẩn hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn nghèo, giải việc làm dự án; mức bình quân tính theo tỷ suất vay vốn cho lao động làm việc 10 (mười) triệu đồng; có dự án xem xét giải tối đa không 15 (mười lăm) triệu đồng cho lao động, tùy theo tính chất ngành nghề, quy mô hiệu sản xuất kinh doanh dự án Điều Thời hạn cho vay thẩm quyền cho vay vốn Thời hạn cho vay vốn: a) Thời hạn tối đa không 12 tháng, hoạt động: - Chăn nuôi gia súc, gia cầm; - Trồng lương thực, hoa màu có thời hạn sinh trưởng 12 tháng; - Dịch vụ, kinh doanh nhỏ b) Thời hạn 12 tháng đến tối đa không 36 tháng, tùy theo mục đích vốn vay khả trả nợ hộ nghèo chủ dự án, đối với: - Vốn vay để học văn hóa, chuyên môn, nghiệp vụ (chủ yếu học trường cao đẳng đại học) đóng phí lao động có thời hạn nước ngoài; - Sửa chữa nhà ở, xây dựng giếng nước (sinh hoạt sản xuất); xây dựng hố xí tự hoại; 163 - Mua sắm trang thiết bị sản xuất, kinh doanh; - Chăn nuôi thủy hải sản, gia súc sinh sản, đại gia súc lấy thịt, lấy sữa, lấy lông, lấy xương, lấy sừng c) Riêng vốn vay để học nghề, người vay hoàn trả sau có công ăn việc làm (có thể trả 01 lần nhiều lần tối đa không kéo dài 12 tháng) Thẩm quyền xét duyệt cho vay vốn: a) Đối với hình thức cho hộ nghèo vay vốn trực tiếp: Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã xét duyệt cho hộ nghèo vay vốn không 10 (mười) triệu đồng/01 lần vay; hộ có nhu cầu vay mức 10 (mười) triệu đồng/01 lần vay, phải có ý kiến Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện xét duyệt đồng ý cho vay b) Đối với hình thức cho vay gián tiếp: - Ủy ban nhân dân quận, huyện xét duyệt cho vay vốn dự án tạo việc làm cho lao động diện hộ nghèo chuẩn hộ vượt chuẩn nghèo có thu nhập cận chuẩn địa phương tối đa không 200 (hai trăm) triệu đồng/dự án Đối với dự án có mức vốn 200 (hai trăm) triệu đồng đến 500 (năm trăm) triệu đồng phải có ý kiến thống văn Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố; dự án có mức vay 500 (năm trăm) triệu đồng phải thông qua Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố để trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt - Các dự án có mức vốn vay 200 (hai trăm) triệu đồng phải thực theo hình thức vay chấp theo quy định hành Điều Kiểm tra hiệu sử dụng vốn vay Tổ tự quản, Tổ vượt nghèo, Tổ hợp tác tổ chức đơn vị nhận ủy thác vốn Xóa đói giảm nghèo, có trách nhiệm thường xuyên kiểm tra hiệu sử dụng vốn hộ vay vốn chủ dự án suốt thời hạn vay vốn: a) Kiểm tra việc giải ngân cho hộ nghèo dự án đảm bảo đối tượng b) Thường xuyên kiểm tra trình sử dụng vốn vay hộ nghèo, chủ dự án đảm bảo sử dụng mục đích; đồng thời đôn đốc hộ nghèo chủ dự án trả nợ, trả lãi kỳ hạn quy định Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã chịu trách nhiệm: a) Phân công cán kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo cán chuyên trách Xóa đói giảm nghèo phường, xã theo dõi kiểm tra chặt chẽ việc sử dụng vốn vay mục đích việc trả nợ, trả lãi người vay theo kỳ hạn quy định đơn vay hợp đồng vay b) Sáu tháng lần, Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã cán kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo (hoặc cán chuyên trách) Tổ trưởng Tổ tự quản, Tổ vượt nghèo, Tổ hợp tác trực tiếp đối chiếu xác nhận dư nợ (vốn lãi) hộ vay vốn hợp đồng vay chủ dự án Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện chịu trách nhiệm: 164 a) Định kỳ tổ chức kiểm tra việc giải ngân Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã cho hộ nghèo, chủ dự án đơn vị có nhận ủy thác vốn theo mục đích sử dụng vốn duyệt Nếu sử dụng sai mục đích có biện pháp thu hồi đề xuất xử lý vi phạm b) Hàng năm, tổ chức kiểm tra việc kết toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo, xác nhận số dư nợ dân phường, xã đơn vị nhận ủy thác vốn để báo cáo với ngành Tài Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra việc giải ngân sử dụng vốn vay hộ nghèo, chủ dự án đơn vị nhận ủy thác vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp; đảm bảo sử dụng nguồn vốn vay mục đích, có hiệu Điều 10 Thu hồi vốn vay, gia hạn nợ vay chuyển nợ hạn Thu hồi vốn vay: a) Đối với hộ nghèo vay vốn: đơn vị cho vay vốn phải thực nghiêm túc việc thu hồi vốn vay thời hạn kỳ hạn trả nợ ghi đơn vay xét duyệt (có thể phân kỳ hạn trả nợ thống hộ vay) Hộ nghèo xét vay vốn liên tục nhiều chu kỳ để tổ chức sản xuất, kinh doanh giảm nghèo, ổn định sống b) Đối với chủ dự án đơn vị nhận ủy thác vốn: đơn vị cho vay vốn phải thực thu hồi vốn theo hợp đồng vay ký kết lập thủ tục lý hợp đồng; đồng thời, hoàn trả vốn cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp (nếu vốn phân bổ theo dự án) Gia hạn nợ vay: a) Hộ nghèo vay vốn chủ dự án đến hạn trả nợ chưa trả lý khách quan (thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn ) chủ quan (làm ăn thua lỗ, sản phẩm làm chưa tiêu thụ ) phải làm thủ tục xin gia hạn nợ gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã trước thời hạn trả nợ 10 ngày, cụ thể sau: + Đối với hộ vay vốn, phải làm đơn xin gia hạn nợ (theo mẫu quy định) thông qua Tổ tự quản giảm nghèo, Tổ vượt nghèo Tổ hợp tác có Tổ trưởng Tổ xác nhận để gửi cho Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã xem xét + Đối với chủ dự án phải làm đơn xin gia hạn nợ có xác nhận kiểm tra thẩm định Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã đơn vị cho vay vốn b) Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã chịu trách nhiệm xem xét thủ tục xin gia hạn nợ hộ nghèo chủ dự án để đề xuất cho Ủy ban nhân dân phường, xã định cho gia hạn nợ thời gian không 03 (ba) tháng; thời gian xin gia hạn 03 (ba) tháng phải Ủy ban nhân dân quận, huyện định, tối đa không 12 (mười hai) tháng Chuyển nợ hạn: Khi kết thúc thời gian gia hạn nợ (kể trường hợp không gia hạn nợ) người vay không trả nợ Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã phải làm thủ tục chuyển sang nợ hạn tính lãi suất hạn 0,7%/tháng (kể từ ngày chuyển nợ hạn), đồng thời có biện pháp tập trung để thu hồi nợ hạn theo hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc 165 làm thành phố Đối với trường hợp nợ hạn hộ nghèo thuộc dạng xử lý rủi ro khả toán theo quy định Điều 11 Quy chế Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã xác nhận Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện xét duyệt đồng ý áp dụng lãi suất 0,5%/tháng Điều 11 Xử lý rủi ro Xử lý rủi ro: a) Trường hợp hộ nghèo vay vốn chủ dự án bị vốn thiên tai, dịch bệnh, hỏa hoạn, tai nạn bất ngờ, Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã phải kiểm tra, lập biên số tài sản có liên quan bị thiệt hại (ngay thời điểm bị thiệt hại) tiến hành thủ tục để ghi khoanh nợ xóa nợ theo hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Trong trình xử lý, hộ bị thiệt hại có yêu cầu vay vốn để khôi phục sản xuất xem xét giải b) Các trường hợp hộ nghèo vay vốn khả toán như: chết không người thừa kế (hoặc có người thừa kế khả hoàn trả); khỏi địa phương 01 năm (đã cắt hộ khẩu) nơi đến; bị sức lao động, bị bệnh kinh niên phải chuyển qua trợ cấp xã hội thường xuyên Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã tiến hành lập thủ tục xin khoanh xóa nợ theo hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố c) Định kỳ hàng năm (01) lần, Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp đơn vị cho vay vốn, phải tiến hành lập thủ tục xin khoanh nợ xóa nợ người vay vốn khả toán, có báo cáo gửi Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố để kiểm tra, xem xét trình Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố định Trường hợp hộ vay vốn giả cố ý dây dưa, kéo dài không trả vốn Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã đơn vị cho vay vốn phải tích cực thuyết phục vận động Nếu không đưa công khai, kiểm điểm trước dân địa phương tiếp tục chai lỳ không trả xử lý theo pháp luật Chương THU CHI VÀ QUẢN LÝ LÃI PHÁT SINH Điều 12 Lãi suất cho vay Quỹ Xóa đói giảm nghèo Lãi suất cho vay vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo 0,5%/tháng, thực thống toàn thành phố kể từ ngày 01 tháng 01 năm 2003 Cách thu lãi: thực thu 01 lần hay nhiều lần theo thỏa thuận với người vay vốn Lãi vay tính vốn vay thời gian vay thực tế; không nhập lãi vào vốn vay Đơn vị cho vay chịu trách nhiệm thu lãi hộ nghèo chủ dự án vay vốn địa bàn phường, xã; đảm bảo thu đủ, thu Nguồn lãi thu từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phường, xã giao nộp Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện để tự cân đối thu, chi cho hoạt động Chương trình Xóa đói giảm nghèo Việc làm địa bàn quận, huyện Điều 13 Sử dụng lãi suất phát sinh 166 Đối với lãi suất cho vay Quỹ Xóa đói giảm nghèo: a) Tiền lãi thu dùng để: + Chi trả lương, phụ cấp mua Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm xã hội cho đội ngũ cán chuyên trách Xóa đói giảm nghèo (không nằm biên chế định xuất Nhà nước) quận, huyện phường, xã + Chi cho hoạt động Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp + Bồi dưỡng cho cán có liên quan trực tiếp đến thực chương trình cho Tổ trưởng tổ, nhóm tự quản xóa đói giảm nghèo b) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố điều tiết tỷ lệ lãi cần thiết (không 20% tổng mức lãi cho vay hàng tháng Quỹ Xóa đói giảm nghèo) tính tổng vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp thành phố phân bổ ủy thác cho tổ chức đơn vị nhận vốn, để sử dụng theo nội dung chi Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt, góp phần giảm bớt phần nguồn chi ngân sách thành phố cho hoạt động Chương trình Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố hàng năm c) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp có trách nhiệm lập dự toán báo cáo toán thu chi từ nguồn lãi suất cho vay Quỹ Xóa đói giảm nghèo cho quan Tài cấp để kiểm tra duyệt toán hàng năm d) Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận huyện có thực việc luân chuyển Quỹ Xóa đói giảm nghèo (cho mượn vốn ủy thác vốn) điều tiết tỷ lệ lãi cần thiết không 20% tổng mức lãi cho vay hàng tháng Quỹ Xóa đói giảm nghèo tính tổng vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo quận, huyện cho mượn ủy thác cho quận, huyện nhận vốn, để sử dụng theo nội dung chi dự toán thu chi nguồn lãi cho vay theo hướng dẫn Liên Sở Tài Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố quan Tài quận, huyện xét duyệt hàng năm Đối với nguồn lãi phát sinh từ Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp gửi ngân hàng: phải nhập vào Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp để tăng vốn hỗ trợ cho đối tượng thuộc Chương trình Xóa đói giảm nghèo vay vốn theo quy chế Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt Không sử dụng cho mục đích khác Chương CHẾ ĐỘ KẾ TOÁN VÀ BÁO CÁO Điều 14 Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phường, xã quản lý chặt chẽ theo chế độ kế toán báo cáo sau: Chủ tài khoản Quỹ Xóa đói giảm nghèo phường, xã chịu trách nhiệm trước cấp ủy, Ủy ban nhân dân tập thể Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã, trực tiếp quản lý sử dụng có hiệu Quỹ Xóa đói giảm nghèo; ký chứng từ kế toán quỹ sổ sách Quỹ Xóa đói giảm nghèo phường, xã theo quy chế Ủy ban nhân dân thành phố phố ban hành Kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo phường, xã (gọi tắt kế toán XĐGN) Ủy ban nhân dân phường, xã định theo đề nghị Trưởng Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã 167 - Nhiệm vụ kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo: phải ghi chép cập nhật xác, đầy đủ nguồn tạo Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tình hình sử dụng vốn, việc thu nợ, thu phí (0,5%/tháng); đồng thời, phải lập gửi báo cáo hệ thống theo quy định Chứng từ kế toán: chứng từ kế toán cho vay vốn bao gồm: séc tiền mặt, séc chuyển khoản, ủy nhiệm chi, đơn vay vốn hợp đồng vay vốn, phiếu thu, phiếu chi Sổ sách kế toán: cán kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phải mở loại sổ sách sau: a) Sổ theo dõi thu chi Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Biểu A) b) Sổ theo dõi nguồn Quỹ Xóa đói giảm nghèo (Biểu B) c) Sổ theo dõi vốn vay hộ nghèo (Biểu C) (không dùng cho Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp thành phố quận, huyện) d) Sổ quỹ tiền mặt (Biểu D) e) Sổ theo dõi tiền gửi ngân hàng (Biểu E) f) Sổ theo dõi thu chi phí cho vay vốn (Biểu F) Các loại sổ quy định theo mẫu thống (có kèm theo Quy chế) có liên hệ chặt chẽ với dùng để ghi chép nghiệp vụ tài chánh Quỹ Xóa đói giảm nghèo theo phương pháp hướng dẫn Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố Quản lý sổ sách, chứng từ kế toán: a) Mọi thu chi phải có chứng từ ban đầu để lập phiếu thu, phiếu chi b) Mọi sổ sách, chứng từ phải tuân thủ quy định nguyên tắc kế toán tài Nhà nước Điều 15 Quản lý Quỹ Quỹ Xóa đói giảm nghèo cấp phải gửi vào tài khoản ngân hàng Kho bạc Nhà nước Tồn quỹ tiền mặt cấp quận, huyện, phường, xã đơn vị nhận vốn ủy thác Quỹ Xóa đói giảm nghèo phải tuân thủ theo định mức quy định ngân hàng Kho bạc Nhà nước Thủ quỹ Quỹ Xóa đói giảm nghèo đảm bảo thực chế độ nhập xuất quỹ theo quy định, kiểm kê quỹ cuối ngày, vượt mức tồn quỹ phải đem tiền gửi vào Ngân hàng Kho bạc Ở cấp phường, xã, bố trí thủ quỹ Ủy ban nhân dân phường, xã kiêm nhiệm thủ quỹ xóa đói giảm nghèo Các quận, huyện, quan đứng tên tài khoản Quỹ Xóa đói giảm nghèo bố trí thủ quỹ quan kiêm nhiệm Điều 16 Chế độ lập kế hoạch giải ngân, thu hồi vốn báo cáo Lập kế hoạch giải ngân thu hồi vốn: a) Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường xã chịu trách nhiệm lập kế hoạch giải ngân lập kế hoạch thu hồi vốn Quỹ Xóa đói giảm nghèo theo định kỳ hàng tháng, quý năm để thực gửi kế hoạch Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện kiểm tra tổng hợp b) Thường trực Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện dựa vào kế hoạch giải ngân, thu hồi vốn Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã, lập kế 168 hoạch giải ngân, thu hồi vốn quận, huyện quý, năm để theo dõi đạo kiểm tra việc thực kế hoạch phường, xã; đồng thời gửi kế hoạch quận, huyện Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố để theo dõi, kiểm tra tổng hợp chung Chế độ báo cáo: Thực chế độ báo cáo thống toàn hệ thống: a) Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm phường, xã tổ chức, đơn vị nhận ủy thác quận, huyện báo cáo quận, huyện vào ngày 15 - 20 tháng b) Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện tổ chức, đơn vị nhận vốn ủy thác thành phố báo cáo Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố vào ngày 20 - 25 tháng c) Hàng quý, tháng, năm Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm quận, huyện tổng hợp báo cáo cho Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố; Thường trực Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố tổng hợp báo cáo cho Ủy ban nhân dân thành phố Điều 17 Cán kế toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo giúp Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm theo dõi, kiểm tra việc thực quy chế quản lý sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo; thực nhiệm vụ kế toán theo quy định giúp Ban Chỉ đạo cấp báo cáo định kỳ Chương ĐIỀU KHOẢN THI HÀNH Điều 18 Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố chịu trách nhiệm hướng dẫn thực nội dung sửa đổi, bổ sung quy chế quản lý sử dụng Quỹ Quyết định hệ thống xóa đói giảm nghèo toàn thành phố; hướng dẫn Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp quy trình, thủ tục hồ sơ cho vay vốn; lập báo cáo kết toán Quỹ Xóa đói giảm nghèo, tổ chức tập huấn nhiệm vụ kế toán quản lý quỹ cho cán kế toán xóa đói giảm nghèo cấp, in ấn tài liệu, biểu mẫu để đơn vị tổ chức thực thống toàn thành phố; phối hợp Sở Tài hướng dẫn Ban Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp dự toán thu chi nguồn lãi cho vay hàng năm Điều 19 Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm cấp tổ chức, đơn vị nhận vốn ủy thác Quỹ Xóa đói giảm nghèo có trách nhiệm thực nghiêm chỉnh Quy chế quản lý, sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo này; thường xuyên tăng cường công tác kiểm tra nội để đảm bảo việc cho vay vốn theo quy định, có hiệu quả; đảm bảo nề nếp báo cáo đầy đủ, xác kịp thời Điều 20 Mọi sửa đổi, bổ sung Quy chế quản lý sử dụng Quỹ Xóa đói giảm nghèo thành phố Hồ Chí Minh Ban Chỉ đạo Xóa đói giảm nghèo Việc làm thành phố đề nghị Ủy ban nhân dân thành phố phê duyệt có giá trị thi hành./ 169 TM ỦY BAN NHÂN DÂN KT CHỦ TỊCH PHÓ CHỦ TỊCH 170 [...]... thất nghiệp, người lang thang và người bị ảnh hưởng bởi các tệ nạn xã hội (mại dâm, nghiện hút, cờ bạc, ) Tỷ lệ nghèo đói khá cao trong các vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vù ng rất rõ rệt Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồ ng bào dân tộ c ít người sinh sống, có tỷ lệ đói nghèo khá cao Có tới 64% số người nghèo tập trung tại các vùng miền núi phía Bắc, Bắc Trung bộ,... tra Dân số năm 2009) Tỷ lệ biết đọc biết viết ở người khuyết tật trong độ tuổi từ 15 - 24 là 69,1% Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng như trên bao gồm nghèo, tình trạng xa xôi hẻo lánh (như trường ở quá xa) , cơ sở hạ tầng yếu kém (như điều kiện đường xá không tốt gây lo ngại về sự an toàn cho trẻ, trường lớp kém chất lượng, nước không sạch và vệ sinh kém) và các thói quen tiêu cực (như... Nghèo đói tập trung ở các vùng có điều kiện sống khó khăn Đa số người nghèo sinh sống trong các vùng tài nguyên thiên nhiên rất nghèo nàn, điều kiện tự nhiên khắc nghiệt như ở vùng núi, vùng sâu, vùng xa hoặc ở các vùng Đồng bằng sông Cửu Long, miền Trung, do sự biến động của thời tiết (bão, lụt, hạn hán ) khiến cho các điều kiện sinh sống và sản xuất của người dân càng thêm khó khăn Đặc biệt, sự kém... khăn và bất cập Mặc dù dân số dân tộc ít người chỉ chiếm khoảng 14% tổng số dân cư, song lại chiếm khoảng 29% trong tổng số người nghèo Đa số người dân tộc ít người sinh sống trong các vùng sâu, vù ng xa, bị cô lập về mặt đ ịa lý, văn ho á, thiếu điều kiện phát triển về hạ tầng cơ sở và các dịch vụ xã hội cơ bản 2.4 Nguyên nhân a) Nguyên nhân của nghèo đói nói chung 13 Những nguyên nhân chính dẫn đến... cuộc chiến tranh lâu dài và gian khổ, cơ sở hạ tầng bị tàn phá, ruộng đồng bị bỏ hoang, bom mìn, nguồn nhân lực chính của các hộ gia đình bị sút giảm do mất mát trong chiến tranh, thương tật, hoặc phải xa gia đình để tham gia chiến tranh, học tập cải tạo trong một thời gian dài - Chính sách nhà nước thất bại: sau khi thống nhất đất nước việc áp dụng chính sách tập thể hóa nông nghiệp, cải tạo công thương... cơ bản là: "Bình đẳng, đoàn kết, tương trợ giúp nhau cùng phát triển" nhằm đẩy nhanh nhịp độ phát triển kinh tế xã hội và nâng cao đời sống cho đồng bào các dân tộc thiểu số, miền núi, vùng sâu, vùng xa Định hướng phát triển bền vững vùng dân tộc thiểu số và miền núi là: phát triển kinh tế gắn với giảm nghèo và bảo đảm an sinh xã hội Cơ chế, chính sách, kế hoạch hằng năm và những năm tiếp theo phải... sách trung ương: 2.000 tỷ đồng; + Ngân sách địa phương: 250 tỷ đồng; + Viện trợ nước ngoài và các nguồn vốn huy động hợp pháp khác: 600 tỷ đồng 27 - Phân công thực hiện: Bộ Lao động - Thương binh và Xa hội chủ trì, phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn, các Bộ liên quan hướng dẫn thực hiện d) Dự án 4: Hỗ trợ nâng cao năng lực giảm nghèo, truyền thông và giám sát đánh giá thực... phẩm nghèo nàn Những người nông dân nghèo thường không có điều kiện tiếp cận với hệ thố ng thô ng tin, khó có khả năng chuyển đổi việc làm sang các ngành phi nông nghiệp Phụ nữ nông dân ở vùng sâu, vùng xa, nhất là nữ chủ hộ độc thân, phụ nữ cao tuổi là những nhóm nghèo dễ bị tổn thương nhất Phụ nữ nghèo lao động nhiều thời gian hơn, nhưng thu nhập ít hơn, họ ít có quyền quyết định trong gia đ ình và... phụ nữ tham gia vào lực lượng lao động là 73% trong khi tỷ lệ của nam giới là 82% Hiện nay, tỷ lệ phụ nữ tham gia vào Quốc hội là 24,4% Giữ vững thành tựu đạt được Bất bình đẳng giới có nguyên nhân sâu xa đối với mỗi xã hội và Việt Nam cũng không phải là một ngoại lệ Bất bình đẳng giới tạo ra tác động tiêu cực tới những thành tựu đã đạt được từ trước đến nay Các gia đình vẫn tiếp tục thiên vị và đầu... thống chăm sóc sức khỏe y tế dự phòng để thu thập số liệu thường nhật Cuối cùng, độ bao phủ, chất lượng và tính thực tế của các dịch vụ y tế và xã hội cơ bản khác trên toàn quốc, đặc biệt là ở vùng núi xa xôi cũng rất quan trọng góp phần cải thiện tình trạng trẻ còi cọc e) Nâng cao sức khỏe bà mẹ Tiến độ thực hiện cho đến năm 2011 Tỷ suất tử vong mẹ đã giảm một cách đáng kể trong vòng hai thập kỷ qua, ... tiềm lực vật chất phi vật chất cho người thuộc số tầng lớp xã hội định so với sung túc xã hội đó .xa hoi my Nghèo tương đối khách quan, tức hữu không phụ thuộc vào cảm nhận người Người ta gọi nghèo... nghiện hút, cờ bạc, ) Tỷ lệ nghèo đói cao vùng sâu, vùng xa, vùng núi cao Đói nghèo mang tính chất vù ng rõ rệt Các vùng núi cao, vùng sâu, vùng xa, vùng đồ ng bào dân tộ c người sinh sống, có tỷ lệ... 69,1% Một số nguyên nhân dẫn đến tình trạng bất bình đẳng bao gồm nghèo, tình trạng xa xôi hẻo lánh (như trường xa) , sở hạ tầng yếu (như điều kiện đường xá không tốt gây lo ngại an toàn cho trẻ,