8. Hướng phát triển của đề tài:
2.1.2. Thực trạng TTCK Việt Nam trong những năm qua:
Trong những năm 2006-2007, TTCK Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.
Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2011 bao gồm:
TTCK sụt giảm mạnh, thậm chí thiết lập mức đáy lịch sử mới. Tính chung cả năm 2011, chỉ số VnIndex và HnxIndex giảm lần lượt 27,6% (từ mức 485,97 điểm xuống còn 351,6 điểm) và 49,9% (từ mức 113,4 điểm xuống còn 56,8 điểm) so với đầu năm. Giá trị vốn hóa của TTCK chỉ còn tương đương hơn 20% GDP. Nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và thậm chí đã có một số công ty lâm vào tình trạng mất thanh khoản. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã hầu như không quan tâm đến TTCK Việt Nam.
Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2012 bao gồm:
Ngay từ những tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% so với cuối năm 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới.Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bất ổn kinh tế phát sinh, chứng khoán Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn. Đỉnh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc không phanh. Chỉ trong vòng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4%. Quy mô giao dịch bình
quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.
Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2013 bao gồm:
VN-Index duy trì trên 500 điểm; thanh khoản trên 2 sàn niêm yết đạt cao nhất 3 năm trở lại đây.VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm 2013 ở mức 504,63 điểm, tức tăng 21,97% so với hồi đầu năm 2012.Ngày 21/11/2013, thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam vọt lên gần 3.200 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm trở lại đây (kể từ 14/12/2010). Trong đó, tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 173,935 triệu đơn vị, trị giá lên tới 2.425,71 tỷ đồng. Còn tại sàn HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 100,271 triệu đơn vị, trị giá 755,81 tỷ đồng.
Đáng chú ý, đến ngày 20/12, thanh khoản 2 sàn tiếp tục đạt hơn 3.650 tỷ, tương đương tổng khối lượng giao dịch là 233,43 triệu đơn vị.
Trong năm 2013, cả hai Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đều thực hiện kéo dài thời gian giao dịch đến 15 giờ hàng ngày nhằm mục đích tiến gần hơn với thời gian giao dịch của các thị trường quốc tế và thúc đẩy giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HOSE đã áp dụng thời gian này từ ngày 22/7/2013 trong khi HNX cũng áp dụng thời gian giao dịch mới ngay sau đó một tuần, vào ngày 29/7/2013.
Ngoài việc kéo dài thời gian, HNX cũng bổ sung đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC) giống như sàn HOSE và 3 lệnh thị trường MTL, MOK và MAK.
Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012, VN-Index tăng trên 22%, HNX-Index tăng 13%. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới.
Mức vốn hoá thị trường năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP.
Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ, bình quân giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt 1.257 tỷ đồng/phiên (tăng 90%) và bình quân giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012.