Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50)

8. Hướng phát triển của đề tài:

2.1. Giới thiệu sơ nét về thị trường chứng khoán Việt Nam

2.1.1. Quá trình ra đời

Sau nhiều năm chuẩn bị và chờ đợi, ngày 11/7/1998 Chính phủ đã ký Nghị định số 48/CP ban hành về chứng khoán và TTCK chính thức khai sinh cho thị trường chứng khoán Việt Nam ra đời.

Cùng ngày, Chính phủ cũng ký quyết định thành lập Trung tâm Giao dịch Chứng khoán đặt tại TP.HCM và Hà Nội. Việc chuẩn bị cho TTCKVN thực ra đã do Ủy Ban Chứng Khoán Việt Nam ra đời bằng Nghị định 75/CP ngày 28/11/1996.

Trung tâm Giao dịch Chứng khoán TP.HCM (TTGDCK TP.HCM) được thành lập theo quyết định số 127/1998/QĐ-TTg ngày 11/7/1998 và chính thức đi vào hoạt động phiên giao dịch đầu tiên vào ngày 28/7/2000 với hai chứng khoán đầu tiên là REE và SAM.

Trung tâm Giao dịch chứng khoán Hà Nội đã chính thức chào đời ngày 8/3/2005. Khác với TTGDCK TP.HCM (vốn là nơi niêm yết và giao dịch chứng khoán của các công ty lớn), TTGDCK Hà Nội sẽ là “sân chơi” cho các DN nhỏ và vừa (với vốn điều lệ từ 5 đến 30 tỷ đồng).

Sau 7 năm với sự tăng trưởng của thị trường và hội nhập với TTCK thế giới, TTGDCK TP.HCM đã chính thức được chính phủ ký Quyết định số 599/QĐTTg ngày 11/5/2007 chuyển đổi thành Sở giao dịch Chứng khoán (SGDCK) TP HCM và chính thức khai trương vào ngày 8/8/2007.

2.1.2. Thực trạng TTCK Việt Nam trong những năm qua:

Trong những năm 2006-2007, TTCK Việt Nam phát triển khá mạnh. Cả hai chỉ số VnIndex và HnxIndex đều đã đạt đỉnh vào đầu năm 2007 với các mức lần lượt là 1.158,3 điểm và 459,4 điểm. Giai đoạn tiếp theo, do chịu ảnh hưởng từ khủng hoảng kinh tế thế giới cũng như những bất ổn từ kinh tế vĩ mô trong nước, thị trường đi xuống mạnh trong năm 2008 và nửa đầu năm 2009. Những dấu hiệu phục hồi được xác lập vào nửa cuối của năm 2009 với mức tăng khá cả về chỉ số cũng như khối lượng giao dịch, nhưng sau đó thị trường trở lại với sự giằng co với xu thế giảm trong suốt năm 2010 và giảm mạnh trong 2011.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2011 bao gồm:

TTCK sụt giảm mạnh, thậm chí thiết lập mức đáy lịch sử mới. Tính chung cả năm 2011, chỉ số VnIndex và HnxIndex giảm lần lượt 27,6% (từ mức 485,97 điểm xuống còn 351,6 điểm) và 49,9% (từ mức 113,4 điểm xuống còn 56,8 điểm) so với đầu năm. Giá trị vốn hóa của TTCK chỉ còn tương đương hơn 20% GDP. Nhiều công ty chứng khoán thua lỗ và thậm chí đã có một số công ty lâm vào tình trạng mất thanh khoản. Nhà đầu tư nước ngoài trong thời gian gần đây đã hầu như không quan tâm đến TTCK Việt Nam.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2012 bao gồm:

Ngay từ những tháng đầu năm, VN-Index đã tăng gần 40%, HNX-Index tăng 44% so với cuối năm 2011, đưa thị trường chứng khoán Việt Nam trở thành một trong những thị trường có mức tăng ấn tượng trên thế giới.Tuy nhiên, sang đến tháng 6/2012, khi những bất ổn kinh tế phát sinh, chứng khoán Việt Nam rơi vào giai đoạn khó khăn. Đỉnh điểm là trong tháng 8/2012, sau biến cố liên quan đến ông Nguyễn Đức Kiên, cổ phiếu ngành ngân hàng liên tục ép sàn đẩy thị trường lao dốc không phanh. Chỉ trong vòng 6 ngày sau biến cố, chỉ số giá chứng khoán trên HOSE giảm tới 11,8% và trên sàn Hà Nội giảm tới 15,4%. Quy mô giao dịch bình

quân mỗi phiên trong năm 2012 đạt 1.316 tỷ đồng, tăng 28% so với năm 2011 nhờ kéo dài thời gian giao dịch buổi chiều.

Những điểm đáng chú ý của TTCK năm 2013 bao gồm:

VN-Index duy trì trên 500 điểm; thanh khoản trên 2 sàn niêm yết đạt cao nhất 3 năm trở lại đây.VN-Index đóng cửa phiên giao dịch cuối cùng năm 2013 ở mức 504,63 điểm, tức tăng 21,97% so với hồi đầu năm 2012.Ngày 21/11/2013, thanh khoản trên thị trường chứng khoán Việt Nam vọt lên gần 3.200 tỷ đồng, cao nhất trong 3 năm trở lại đây (kể từ 14/12/2010). Trong đó, tổng khối lượng giao dịch trên sàn HOSE đạt 173,935 triệu đơn vị, trị giá lên tới 2.425,71 tỷ đồng. Còn tại sàn HNX, tổng khối lượng giao dịch đạt 100,271 triệu đơn vị, trị giá 755,81 tỷ đồng.

Đáng chú ý, đến ngày 20/12, thanh khoản 2 sàn tiếp tục đạt hơn 3.650 tỷ, tương đương tổng khối lượng giao dịch là 233,43 triệu đơn vị.

Trong năm 2013, cả hai Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) và Sở Giao dịch chứng khoán Hà Nội (HNX) đều thực hiện kéo dài thời gian giao dịch đến 15 giờ hàng ngày nhằm mục đích tiến gần hơn với thời gian giao dịch của các thị trường quốc tế và thúc đẩy giao dịch trên thị trường chứng khoán Việt Nam. HOSE đã áp dụng thời gian này từ ngày 22/7/2013 trong khi HNX cũng áp dụng thời gian giao dịch mới ngay sau đó một tuần, vào ngày 29/7/2013.

Ngoài việc kéo dài thời gian, HNX cũng bổ sung đợt khớp lệnh định kỳ xác định giá đóng cửa (ATC) giống như sàn HOSE và 3 lệnh thị trường MTL, MOK và MAK.

Theo số liệu từ Ủy ban Chứng khoán Nhà nước, các chỉ số giá chứng khoán đều tăng so với cuối năm 2012, VN-Index tăng trên 22%, HNX-Index tăng 13%. Sự gia tăng của các chỉ số đã đưa Việt Nam trở thành 1 trong 10 nước có mức độ phục hồi mạnh nhất thế giới.

Mức vốn hoá thị trường năm 2013 cũng tăng so với năm 2012, đạt khoảng 964 nghìn tỷ đồng (tăng 199 nghìn tỷ đồng so với cuối năm 2012), tương đương mức 31% GDP.

Quy mô giao dịch bình quân mỗi phiên đạt 2.578 tỷ đồng, tăng 31% so với năm 2012, chủ yếu là nhờ giao dịch trái phiếu chính phủ, bình quân giao dịch trái phiếu Chính phủ đạt 1.257 tỷ đồng/phiên (tăng 90%) và bình quân giao dịch cổ phiếu, chứng chỉ quỹ đạt 1.322 tỷ đồng/phiên, tăng nhẹ 1,5% so với năm 2012.

2.1.3. Chính sách chi trả cổ tức ở Việt Nam hiện nay:

Thị trường chứng khoán Việt Nam hiện nay có tổng cộng 865 công ty. Tổng cộng là có 10 ngành nhưng do viễn thông chỉ có 1 công ty nên tôi cho nhập chung luôn với ngành công nghệ thông tin. Phân thành 9 ngành ( được lấy từ http://stockbiz.vn):

+ Dầu khí : 6 công ty

+ Vật liệu cơ bản : 101 công ty + Công nghiệp : 361 công ty + Hàng tiêu dùng : 117 công ty + Y tế : 24 công ty

+ Dịch vụ tiêu dùng : 61 công ty + Các dịch vụ hạ tầng : 46 công ty + Tài chính : 121 công ty

+ Công nghệ thông tin : 28 công ty

Quá trình chi trả cổ tức ở Việt Nam:

Từ năm 2011 đến năm 2013 thì các doanh nghiệp Việt Nam thường chỉ chi trả cổ tức 1 lần, thường là vào các tháng 3, 4, 5.

Cổ tức thường được đề xuất bởi Hội đồng quản trị và sau đó được thông qua bởi Đại hội đồng cổ đông. Có vài mốc thời gian chính sau:

Ngày công bố cổ tức : là ngày công ty công bố mức chi trả cổ tức. Đây là ngày quan trọng bởi vì thông qua việc công bố cổ tức, công ty thông tin đến cho cổ đông là mức cổ tức là tăng, giảm, hay vẫn ổn định. Vì vậy, nếu công ty thay đổi cổ tức đột ngột thì đây là ngày mà thường trên thị trường phản ứng sẽ xuất hiện rất rõ.

Ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền : là ngày cuối cùng được hưởng cổ tức, tức là ngày nếu nhà đầu tư mua cổ phiếu sẽ được hưởng cổ tức. Sau ngày này, nhà đầu tư mua cổ phiếu thì sẽ không được hưởng cổ tức. Giá tham chiếu của cổ phiếu sau ngày này thường được điều chỉnh xuống tương ứng với số cổ tức để đảm bảo bình đẳng giữa các cổ đông, tức là cổ đông được lợi về cổ tức thì bị thiệt về giá và ngược lại.

Giá tham chiếu của cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng cổ tức được tính bằng giá đóng cửa của cổ phiếu trong phiên trước đó trừ đi giá trị cổ tức.

P tc = P

t-1 – DPS Trong đó:

P

tc : là giá tham chiếu cổ phiếu trong ngày giao dịch không hưởng quyền P

t-1 : giá chứng khoán của phiên giao dịch trước DPS: giá trị cổ tức

Ngày chốt danh sách cổ đông hay ngày đăng ký cuối cùng : là ngày công ty khóa sổ, chốt danh sách những cổ đông được hưởng cổ tức. Ở Việt Nam, do qui chế giao dịch là T+3 nên ngày chốt danh sách cổ đông thường sau 3 ngày so với ngày giao dịch cuối cùng được hưởng quyền.

Ngày thanh toán cổ tức : là ngày mà các cổ đông sẽ nhận được cổ tức (thường là 2-3 tuần sau ngày chốt danh sách cổ đông)

Xét về nhiều mặt thị trường chứng khoán Việt Nam mang đặc trưng của các thị trường vốn mới nổi mà những đặc điểm này có thể gây ảnh hưởng đến chính

sách cổ tức của doanh nghiệp: bất cân xứng thông tin, tồn tại chi phí đại diện, tâm lý hành vi của nhà đầu tư nhỏ lẻ (đầu tư theo nhà đầu tư nước ngoài, tâm lý bầy đàn, thích lãi vốn hơn cổ tức .v.v…); ngoài ra ở các thị trường mới nổi khi mà các quy định về pháp luật chưa hoàn thiện thì rủi ro do thay đổi các chính sách, cũng có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức, ví dụ như thay đổi trong quy định về thuế suất có thể làm thay đổi quyết định chi trả của doanh nghiệp.

2.2 Thực trạng chi trả cổ tức của các doanh nghiệp trong thời gian qua:

2.2.1 Phân tích theo thời gian:

2.2.1.1 Tính ổn định của cổ tức chi trả qua các năm:

Trước tiên chúng ta đánh giá chung chính sách cổ tức bằng tiền mặt của các doanh nghiệp từ năm 2011 đến năm 2013 để có cái nhìn tổng quát về chính sách sách cổ tức mà các doanh nghiệp đã áp dụng. Sau đó chúng ta phân tích chi tiết chính sách cồ tức theo thời gian và theo ngành để có cái nhìn cụ thể hơn.

Cách thức tính: Xác định mức cổ tức của mỗi công ty của từng năm, so sánh các năm với nhau xem mức cổ tức đó có thay đổi không. Có 3 loại là mức cổ tức không đổi, mức cổ tức tăng hoặc mức cổ tức giảm. Sau khi xác định số lượng các công ty có mức cổ tức không đổi, tăng hoặc giảm thì tính ra theo phần trăm để tiện so sánh. Xét cho toàn bộ thị trường để qua đó có được đánh giá chung về sự thay đổi của cổ tức qua các năm.

Hình 2.1: Phần trăm số lượng các doanh nghiệp phân loại theo mức độ ổn định của cổ tức chi trả từ năm 2011 đến năm 2013.

Nguồn: tổng hợp từ http://cafef.vn, http://fpts.com.vn, http://cophieu68.com, http://stockbiz.vn ( số liệu xem phụ lục hình 2.1)

Từ năm 2011 đến năm 2013, các doanh nghiệp có mức độ chi trả cổ tức không ổn định. Số lượng các doanh nghiệp thay đổi cổ tức đã tăng lên và chiếm tỷ trọng lớn hơn số lượng các doanh nghiệp có cổ tức ổn định. Mặc dù một vài năm số lượng các doanh nghiệp gia tăng chi trả cổ tức có tỷ trọng cao hơn số lượng các doanh nghiệp cắt giảm cổ tức, nhưng nhìn chung mức chênh lệch này là không đáng kể từ năm 2011 đến năm 2013. Có thể nói trong giai đoạn này, do nhiều biến động của nền kinh tế, thị trường chứng khoán và hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp nên cổ tức chi trả cũng biến động theo.

Thu thập số liệu về thu nhập và cổ tức mỗi cổ phần của toàn bộ các doanh nghiệp được niêm yết trên sàn chứng khoán và lấy trung bình để có được thu nhập và cổ tức mỗi cổ phần trung bình của toàn bộ thị trường.

0 5 10 15 20 25 30 35 40 45 50 2011 2012 2013 P h n t m Năm Không đổi

Hình 2.2: Thu nhập và cổ tức mỗi cổ phần trung bình của thị trường từ năm 2011 đến năm 2013

Nguồn: tổng hợp từ http://cafef.vn, http://fpts.com.vn, http://cophieu68.com, http://stockbiz.vn ( số liệu xem phụ lục hình 2.2)

Nếu xem xét trên toàn bộ thời kỳ báo cáo từ năm 2011 đến năm 2013 thì cổ tức tiền mặt chi trả trên thị trường chứng khoán Việt Nam có khuynh hướng theo sau lợi nhuận (hình 2.2).

Khuynh hướng theo sau lợi nhuận: Bằng cách đánh giá mối quan hệ giữa thu nhập mỗi cổ phần và cổ tức chi trả mỗi cổ phần, chúng ta thấy rằng cổ tức chi trả có xu hướng đi theo lợi nhuận.

2.2.1.2 Mức chi trả cổ tức mỗi cổ phần qua các năm:

Trong thời gian qua, các công ty cổ phần đang niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam thường công bố chi trả cổ tức hàng năm theo một con số tỷ lệ nhất định tính trên mệnh giá. Và trong năm, các công ty thực hiện tạm ứng chi trả cổ tức theo hàng nửa năm, rồi sau khi kết thúc năm tài chính hoặc lâu hơn, sẽ ra quyết định chi trả cổ tức cuối cùng. Để tránh lẫn lộn với tỷ lệ chi trả cổ tức ở phần

0 2000 4000 6000 8000 2011 2012 2013 Đ n g EPS DPS

sau nên trong phần này, tôi gọi tỷ lệ chi trả cổ tức tính stheo mệnh giá một cổ phần là mức chi trả cổ tức mỗi cổ phần (đơn vị % trên mệnh giá).

Căn cứ theo số lượng các công ty với các mức trả cổ tức khác nhau ở hình 2.3, chúng ta thấy rằng số lượng các công ty có các mức chi trả cổ tức mỗi cổ phần tập trung ở mức 10% - 20% so với mệnh giá là chiếm đa số qua các năm.

Năm 2011, các công ty áp dụng mức chi trả cổ tức từ 10% đến 20% trên mệnh giá mỗi cổ phần chiếm số lượng đáng kể và các doanh nghiệp chi trả cổ tức tiền mặt ở mức từ 0% đến 5% trên mệnh giá mỗi cổ phần cũng nhiều. Cụ thể, trong năm 2011 chỉ riêng nhóm mức cổ tức này có hơn 10% các doanh nghiệp áp dụng. Nhiều doanh nghiệp đã không chia cổ tức trong suốt giai đoạn này chẳng hạn như Công ty cổ phần tập đoàn dầu khí An Pha ( ASP), Công ty cổ phần điện Thủ Đức ( EMC), Công ty cổ phần chế tạo máy Dĩ An (DZM), Tổng công ty khí Việt Nam_ CTCP( GAS), Công ty cổ phần Đại lý Liên hiệp vận chuyển ( GMD), Tổng công ty cổ phần kỹ thuật dịch vụ dầu khí Việt Nam ( PVS),...

0 50 100 150 200 250 2011 2012 2013 Năm S l ư n g 0%-5% 5%-10% 10%-15% 15%-20% 20%-25% 25%-30% >=30%

Hình 2.3: Số lượng các doanh nghiệp niêm yết phân loại theo các nhóm mức cổ tức khác nhau qua các năm

Nguồn: tổng hợp từ http://cafef.vn, http://fpts.com.vn, http://cophieu68.com,

http://stockbiz.vn( số liệu xem phụ lục hình 2.3)

Nhưng giai đoạn sau, từ năm 2012 đến năm 2013, xu hướng của mức chi trả cổ tức trên mệnh giá mỗi cổ phần đã tăng lên và đạt từ 10% đến 20%. Các doanh nghiệp áp dụng mức chi trả cổ tức này luôn luôn chiếm tỷ trong cao ( năm 2012: 47.87%). Riêng năm 2013, trong số các doanh nghiệp thống kê được có tới 420 doanh nghiệp, chiếm hơn 48.5%, đã áp dụng mức chi trả cổ tức từ 10% đến 20% trên mệnh giá mỗi cổ phần (hình 2.4). Cụ thể trong giai đoạn này có những doanh nghiệp tiêu biểu như Công ty cổ phần nhiệt điện Bà Rịa ( BTP), Công ty cổ phần cấp nước Chợ Lớn ( CLW), Công ty cổ phần CMC ( CVT), Công ty cổ phần điện nước lắp máy hải Phòng ( DNC), Công ty cổ phần nhựa Đồng Nai ( DNP), Tổng công ty cổ phần dung dịch khoan và hóa phẩm dầu khí ( PVC), Công ty cổ phần cấp nước Thủ Đức ( TDW), Công ty cổ phần thủy điện Ry Ninh II ( RHC), Công ty cổ phần Thương mại Xuất nhập khẩu Thủ Đức ( TMC),… đã duy trì mức cổ tức trong khoảng từ 10% đến 20% liên tục từ năm 2011 đến năm 2013 và đang có xu hướng tiếp tục sử dụng mức chi trả này trong năm 2014.

0% 20% 40% 60% 80% 100% 2011 2012 2013 Năm P h n t r ă m >=30% 25%-30% 20%-25% 15%-20% 10%-15% 5%-10% 0%-5%

Hình 2.4: Tỷ trọng số lượng các doanh nghiệp niêm yết phân loại theo các nhóm mức cổ tức khác nhau qua các năm

Nguồn: tổng hợp từ http://cafef.vn, http://fpts.com.vn, http://cophieu68.com,

Một phần của tài liệu Phân tích chính sách cổ tức và tác động của nó đến giá trị thị trường của doanh nghiệp được niêm yết trên thị trường chứng khoán Việt Nam (Trang 50)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(109 trang)