8. Hướng phát triển của đề tài:
3.2 Xây dựng quy trình ra quyết định chính sách cổ tức cho các doanh
Trước tiên khi đưa ra quy trình quyết định chính sách cổ tức, doanh nghiệp phải xác định các dòng tiền từ hoạt động kinh doanh sẽ đi vào đâu trước khi dùng để chi trả cổ tức. Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty sẽ được đi theo những hướng khác nhau với những thứ tự ưu tiên như sau:
Đầu tiên: Dòng tiền từ hoạt động kinh doanh của công ty trước hết ưu tiên trả các khoản nợ đến hạn và lãi vay (nếu có) căn cứ theo hợp đồng. Phần dòng tiền còn lại sẽ là dòng tiền dành cho chủ sở hữu do chủ sở hữu quyết định phương thức sử dụng.
Thứ hai: Dòng tiền sau đó sẽ được phân chia làm hai phần, trong đó, một phần để tái đầu tư vào các hoạt động kinh doanh. Mức độ giữ lại lợi nhuận phụ thuộc vào các cơ hội đầu tư hiệu quả và khả năng huy động các nguồn vốn khác của doanh nghiệp.
Thứ ba: Phần còn lại trước hết phục vụ cho mục đích quản trị số dư tiền mặt hợp lý phục vụ vốn lưu động trong doanh nghiệp.
Cuối cùng: Dòng tiền sẽ được chi trả cho cổ đông. Doanh nghiệp cần phải xác định ưu tiên của các cổ đông để có phương thức chi trả bằng tiền mặt hay bằng cách mua lại cổ phần một cách hợp lý.
Đây là những bước đi của dòng tiền để chi trả cổ tức cho các cổ đông. Dựa vào các bước đi này chúng ta thấy rằng chính sách cổ tức phải được đặt trong tương quan mật thiết với các quyết định đầu tư, quyết định tài trợ của doanh nghiệp và đồng thời nó cũng chịu sự kiểm soát của cổ đông.
Dựa vào đó, tôi đưa ra quy trình của các quyết định trong chính sách cổ tức.
Hình 3.1: Quy trình thực hiện quyết định chính sách cổ tức được phân tích theo nhiệm vụ của các bộ phận trong doanh nghiệp.
Quy trình ra quyết định chính sách cổ tức cho doanh nghiệp phải xem xét đến các yếu tố tác động bao gồm các yếu tố bên trong và bên ngoài, các ưu tiên của các cổ đông.
Xem xét các ảnh hưởng của các yếu tố tác động, các doanh nghiệp cần chú trọng đến các yếu tố bên trong đó là các yếu tố liên quan trực tiếp đến các quyết định đầu tư và quyết định tài trợ, chẳng hạn các cơ hội đầu tư tăng trưởng trong
tương lai, cấu trúc vốn mục tiêu, khả năng vay nợ, dòng tiền,…Các doanh nghiệp cũng cần phải xem xét đến các yếu tố bên ngoài như lạm phát, xu hướng của nền kinh tế, thị trường vốn, lãi suất ngân hàng,…. Nhưng các nhân tố bên trong phải là các yếu tố quyết định, yếu tố nội tại tác động lên chính sách cổ tức, các nhân tố bên ngoài nếu có ảnh hưởng đến chính sách cổ tức cũng phải thông qua sự tác động lên các nhân tố bên trong. Như vậy, doanh nghiệp phải chú trọng các yếu tố bên trong có thể ảnh hưởng đến chính sách cổ tức của chính doanh nghiệp mình.
Quy trình trên đặc biệt nhấn mạnh đến vị thế của cổ đông trong quá trình ra quyết định cổ tức. Vì cổ đông là chủ doanh nghiệp, là mục tiêu hướng đến cuối cùng của chính sách cổ tức, họ là những người hưởng lợi trực tiếp từ chính sách này. Do vậy, họ biết rõ nhất chính sách chi trả cổ tức phải như thế nào để đạt được mục tiêu tối đa hoá giá trị tài sản của họ. Nhưng ở Việt Nam, lợi ích của cổ đông, đặc biệt là các cổ đông thiểu số thường bị bỏ ngỏ. Từ đó, bài nghiên cứu kiến nghị thành lập “bộ phận quan hệ nhà đầu tư” trong doanh nghiệp. Đây là bộ phận mà các doanh nghiệp lớn trên thế giới đều chú trọng phát triển, nhưng tại nước ta, phần lớn các doanh nghiệp còn chưa biết đến cũng như tầm quan trọng và cách thức tổ chức của bộ phận này. Nguyên nhân là các doanh nghiệp Việt Nam thiếu chú trọng trong công tác quan hệ với nhà đầu tư. Nhiệm vụ chủ yếu của bộ phận này là thông tin và chăm sóc, những nhiệm vụ này phải mang tính hai chiều giữa ban quản trị và nhà đầu tư. Bộ phận quan hệ nhà đầu tư phải thông tin đầy đủ cho các nhà đầu tư biết về tình hình hoạt động sản xuất kinh doanh nói chung, về mục tiêu của chính sách cổ tức nói riêng,…, đồng thời thông tin ngược lại cho ban quản trị doanh nghiệp về các yêu cầu, các ý kiến đề xuất của cổ đông. Bộ phận này giúp nhà đầu tư nắm rõ được tình hình hoạt động cũng như chiến lược của công ty trong tương lai, như vậy họ có thể đưa ra quyết định tốt hơn cho chính sách cổ tức của chính công ty mình. Bộ phần này còn phải chăm sóc, tạo mối quan hệ thân thiết với các nhà cổ đông chiến lược, cũng như các cổ đông mới tiềm năng có chính sách đầu tư phù hợp với doanh nghiệp mình. Từ hai nhiệm vụ trong tâm này, bộ phận quan hệ nhà đầu tư sẽ góp phần làm giảm chi phí đại diện giữa các cổ đông và ban quản trị doanh nghiệp trong
chính sách cổ tức nói riêng, đồng thời tạo điều kiện để đồng nhất lợi ích của các cổ đông và doanh nghiệp trong chính sách cổ tức nói chung.