sáng kiến kinh nghiem lồng ghép trò chơi dân gian vào môn thể dục lớp 4

15 3.5K 59
sáng kiến kinh nghiem lồng ghép trò chơi dân gian vào môn thể dục lớp 4

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

SÁNG KIỀN KINH NGHIỆM I /Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO MÔN THỂ DỤC TIỂU HỌC LỚP 4. PHẦN II : ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết, hoạt động chủ đạo của học sinh tiểu học trong môn thể dục chính là hoạt động và vui chơi. Học sinh không chỉ cần được chăm sóc sức khoẻ, được học tập, mà quan trọng nhất học sinh cần phải được thoả mãn nhu cầu vui chơi. Xuất phát từ vai trò quan trọng của hoạt động vui chơi đối với học sinh và nhu cầu hưởng thụ hoạt động này, tôi thấy việc tổ chức xen kẻ cho các em chơi các trò chơi dân gian trong giờ học là một việc làm cần thiết và rất có ý nghĩa. Ngày nay, xã hội phát triển các em nhanh chóng tiếp cận được mọi thông tin.Do vậy mà sự lựa chọn trò chơi của các em cũng khá là phong phú.Từ trên phim ảnh, trên internet, trên báo đài, điện thoại Vô hình chung các em không nhận biết được đâu là xấu - tốt.Vì vậy mà có tình trạng học sinh bỏ học chơi game, đánh nhau vì xem phim bạo lực thậm chí có cả giết người chỉ vì vài chục ngàn chơi điện tử.Vậy thì làm thế nào để các em trách xa điều đó mà lựa chọn những trò chơi bổ ích hơn?Tôi nhận thấy rằng tuy trò chơi dân gian đã xưa cũ, nhưng dễ chơi, vui nhộn, phù hợp với lứa tuổi học sinh đồng thời giáo dục cho các em tình yêu quê hương gia đình, bản sắc dân tộc.Qua đó các em hiểu được ý nghĩa lời ru của mẹ, câu chuyện cổ tích của bà, những cuộc vui của các trò chơi dân gian ở quê nhà, sân trường, những ngày lễ tết cổ truyền đầm ấm, vui tươi và thành kính trong gia đình , họ hàng , xóm phố đều để lại dấu ấn sâu đậm trong tâm khảm tuổi thơ. Chính vì vậy, trò chơi dân gian rất cần thiết được lựa chọn, giới thiệu trong nhà trường tuỳ theo lứa tuổi của học sinh. Đúng như PGS. TS Nguyễn Văn Huy, giám đốc Bảo tàng Dân tộc học Việt Nam đã nói: “ Cuộc sống đối với trẻ em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không chỉ chắp cánh cho tâm hồn trẻ, giúp trẻ phát triển tư duy, sáng tạo, mà còn giúp các em hiểu về tình bạn, tình yêu gia đình, quê hương, đất nước. Ngày nay, các em ở một xã hội công nghiệp, chỉ quen với máy móc và không có khoảng thời gian chơi cũng là một thiệt thòi. Thiệt thòi hơn khi các em không được làm quen và chơi những trò chơi dân gian của thiếu nhi ngày trước – đang ngày càng bị mai một và quên lãng, không chỉ có ở các thành phố mà còn ở cả các vùng quê. Vì thế, giúp các em hiểu và quay về nguồn với các trò chơi dân gian là một việc làm cần thiết”. Vì vậy, giáo viên cần tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi nói chung và trò chơi dân gian nói riêng. Năm học 2008 – 2009, Bộ giáo dục và đào tạo phát động phong trào: “ Xây dựng trường học thân thiện – Học sinh tích cực” trong đó có nội dung đưa trò chơi dân gian vào trường học. Nhưng làm thế nào để tổ chức được các trò chơi dân gian thực sự có hiệu quả, lôi cuốn và hấp dẫn được trẻ là một bài toán khó với các giáo viên. Là một giáo viên thể dục, tôi luôn trăn trở và tìm các biện pháp để tổ chức giờ học một cách có hiệu quả nhất.Với những lí do trên tôi mạnh dạn chọn đề tài: “Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian vào môn thể dục tiểu học lớp 4” nghiêm cứu và tìm hiểu để áp dụng rộng rãi trong trường học. II. Đối tượng phạm vi nghiên cứu : Vì điều kiện hạn hẹp và cơ sở vật chất còn thiếu thốn nên đề tài áp dụng thử nghiệm ở phạm vi 29 học sinh lớp 4.1 của trường để thí điểm hoàn thành đề tài. PHẦN III: CƠ SỞ LÝ LUẬN: Dựa trên cơ sở sách giáo khoa thể dục ,chuẩn kiến thức kĩ năng tiểu học và trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam để đưa ra các thuật ngữ cần thiết : Giáo dục thể chất:là một quá trình giáo dục,quá trình truyền thụ và lĩnh hội những tri thức thuộc lĩnh vực thể dục thể thao mà đặc trưng của nó thể hiện ở việc giảng dạy các động tác nhằm hình thành và phát triển các tố chất thể lực,hình hành các kĩ năng,kĩ xảo vận động của con người. Thể dục :được hiểu theo hai nghĩa: + Thể dục được hiểu đồng nghĩa với giáo dục thể chất (GDTC).GDCT là một mặt của giáo dục toàn diện đó là một hình thức giáo dục mà đặc điểm nổi bật của nó được thể hiện ở quá trình dạy học vận động và phát triển các tố chất thể lực trên cơ sở sử dụng các bài tập thể chất và phương pháp GDTC. + Thể dục là một hệ thống phương tiện và phương pháp chuyên môn cơ bản và quan trọng nhất của GDTC đó là hệ thống các bài tập thể chất đa dạng được lựa chọn và sử dụng theo các phương pháp khoa học nhằm phát triển hoàn thiện thể chất và nâng cao năng lực vận động của con người. + Trò chơi dân gian ở Việt Nam, mãi cho tới thế kỉ XX mới được chú ý, sưu tầm, nghiên cứu. Trước, nay đã có nhiều công trình được xuất bản. Riêng ngành Giáo dục, trừ một số bài lẻ tẻ in trong các sách Mầm non, sách giáo khoa Tiểu học, sách của NXB Kim Đồng thì hãy đang còn ít.Vì vậy để định nghĩa được thế nào là trò chơi dân gian thì mỗi người đều có nhận định riêng.Nhưng điều hiểu một cách nôm na là trò chơi dân gian có từ xa xưa,nó mang một nét văn hóa truyền thống của quê hương ,đất nước con người Việt Nam. PHẦN IV:CƠ SỞ THỰC TIỄN 1.Thực trạng: Thể dục là một môn học không được coi trọng đối với học sinh vì các em nghĩ nó là môn phụ nên luôn luôn lơ là trong tập luyện.Nếu có tập luyện chỉ là những giờ học it ỏi trên trường tùy vào năng khiếu của bản thân mỗi học sinh.Có nhiều học sinh không thích hoạt động thì thể dục lại là môn cực hình đối với bản thân do vậy thành tích thể dục của các em chưa thể hoàn thành, may mắn lắm thì ráng được hoàn thành để khuyến khích.Qua điều tra ban đầu tôi nắm được một số em có tâm lý không thích học trong giờ thể dục vì nó không gây được hứng thú với các em mà lại gò bó các em trong khuôn khổ quản lý của giáo viên thể dục Điều này ảnh hưởng lớn đến chất lượng của môn thể dục trong tiểu học.Chất lượng đầu năm Tôi tiếp quản từ lớp dưới lên là: TSHS đầu năm HTT HT CHT 29 0 24 5 Điều này làm ảnh hưởng đến chất lượng chung của toàn trường.Do vậy, Tôi luôn suy nghĩ để tìm ra nguyên nhân giúp học sinh học yêu thích và có hứng thú trong giờ thể dục.Từ đó nâng cao kết quả học tập của các em. 2.Nguyên nhân: Qua điều tra tìm hiểu tôi nắm được một số nguyên nhân chính dẫn đến việc các em không ham thích giờ thể dục như sau: Thứ nhất: Cơ sở vật chất nhà trường. - Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu thốn nhiều như không đủ dụng cụ cho các em tập các môn như bóng, cầu, dây nhảy, bật xa, bật cao mà quan trọng nhất là không có sân dành riêng cho các em tập thể dục điều này gây cho các em sự chán nản và mệt mỏi vì nắng, mưa, và độ an toàn không cao (vì là sân bê tông nên dễ ngã, dễ trầy sướt, làm giảm thành tích trong tập luyện, ). - Bên cạnh đó, ở Tiểu học không giống như cấp II, cấp III là giờ thể dục học trái buổi với giờ học chính khóa mà là học xen kẻ vào các tiết toán, văn, chính tả, trong buổi học điều này gây bất tiện cho học sinh trong việc mặc đồ tập thể dục.Vừa bất tiện vừa làm cho học sinh ngại vận động (vì đồng phục Tiểu học là học sinh nữ mặc váy), mà sau khi tập xong đổ mồ hôi các em lại phải vào học tiếp các môn khác.Gây tâm lý thụ động của học sinh trong giờ thể dục. Thứ hai: Giáo viên - Giáo viên đều đã đạt chuẩn về kiến thức và bên cạnh đó lại là giáo viên trẻ, năng động và tâm huyết với nghề.Tuy nhiên, chưa có nhiều kinh nghiệm trong việc hướng cho học sinh tự mình tập luyện trong giờ học cũng như tạo được không khí vui nhộn, thi đua sôi nổi gây sự hứng thú và tò mò cho học sinh (là hôm nay cô sẽ xây dựng tiết học như thế nào, trò chơi ra sao )điều đó sẽ gây háo hức với mỗi học sinh và như thế tiết học sẽ đạt hiệu quả cao. - Chưa tạo được cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học. Thứ ba: Học sinh. - Trong lớp còn một số học sinh rụt rè, nhút nhát, thiếu tự tin và không thích tham gia vào các hoạt động tập thể.Khả năng chú ý có chủ định của học sinh còn kém. Học sinh dễ dàng nhập cuộc chơi nhưng cũng nhanh chóng tự rút ra khỏi trò chơi nếu nó không còn hứng thú nữa. - Học sinh cũng không chú trọng, quan tâm đến quần áo, giày dép trong giờ học thể dục ( nếu buổi học có tiết thể dục thì các em nữ có thể mặc quần đồng phục thây vì mặc váy,các em nam có thể mặc đồng phục rộng, thỏa mái hơn .Các em thay vì đi dép quai hậu có thể mang giày thể dục đi học trong buổi đó vì mỗi tuần lớp có 2 tiết thể dục ). - Học sinh cũng chưa nắm được kĩ thuật các bài tập thể dục tự chọn mà chỉ là mô phỏng , bắt chước theo giáo viên hoặc thói quen hằng ngày của các em. Thứ tư: Chưa chú trọng đổi mới các trò chơi trong giờ học. - Các trò chơi trong sách giáo khoa đã quen thuộc với các em học sinh lớp 4 vì các em đã được học ở các lớp dưới.Nếu có trò chơi mới thì tới tiết ôn tập lại lặp lại trò chơi đó,gây sự nhàm chán cho học sinh. - Việc tổ chức các trò chơi cho học sinh đòi hỏi phải có sự linh hoạt và tính sáng tạo cao. -Mức độ khó hay dễ của các trò chơi không giống nhau. Có những trò chơi vô cùng đơn giản nhưng cũng có những trò chơi phức tạp, đòi hỏi người chơi phải tư duy trong quá trình chơi. -Thời gian tổ chức cho học sinh chơi rất hạn hẹp vì một trò chơi không thể diễn ra trong suốt cả một hoạt động học của học sinh mà nó chủ yếu chỉ được lồng ghép và tích hợp vào các tiết học chính mà thôi. PHẦN V: NỘI DUNG NGHIÊN CỨU I. CÁC GIẢI PHÁP THỰC HIỆN. 1. Chuẩn bị cơ sở vật chất tốt cho học sinh tập luyện 2. Giáo viên phải tự tìm tòi và nâng cao kinh nghiệm bản thân. 3.Sử dụng phương pháp phù hợp để đảm bảo tính vừa sức đối với học sinh. 4.Giao nhiệm vụ cụ thể cho học sinh trong việc chuẩn bị dụng cụ và trang phục trong giờ học thể dục. 5.Sử dụng tốt việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các tiết học thể dục nhất là các tiết ôn tập cho học sinh. 6. Tạo ra một môi trường thi đua giữa các tổ trong lớp, giữa cá nhân với cá nhân. 7.Kết hợp giữa nhà trường, giáo viên, học sinh để giám sát, hướng dẫn, khuyến khích các em cùng tiến bộ. II. BIỆN PHÁP THỰC HIỆN 1.Chuẩn bị về cơ sở vật chất tốt cho học sinh tập luyện: - Các dụng cụ tập luyện: Bóng, dây nhảy, thảm, cầu đá, Đây là yếu tố quan trọng quyết định đến thành quả của các em.Vì để học tốt môn thể dục đòi hỏi bắt buộc phải có dụng cụ đi kèm với bài học. Ví dụ như: học sinh học nhảy dây mà không có dây nhảy thì học sinh không thể thực hiện được. Do đó, nhà trường cùng với giáo viên hàng năm cần phải kiểm tra, lựa chọn và loại bỏ những dụng cụ quá cũ, hư hỏng, để thây đổi cái mới phù hợp hơn. - Sân tập thể dục: Chúng ta chưa có sân riêng ( đặc thù ) dùng để tập thể dục. Tuy nhiên, không vì vậy mà chúng ta bỏ bê, không quan tâm đến việc học sinh học ở đâu cũng được.Mà là cần lựa chọn một địa điểm thích hợp, thuận lợi cho học sinh. Thường xuyên cải tạo sân tập thể dục cho các em, có bóng râm và luôn luôn sạch sẽ, an toàn trong quá trình tập luyện. 2. Giáo viên phải tự tìm tòi và luôn nâng cao kinh nghiệm của bản thân: Bên cạnh trình độ chuyên môn cao còn chưa đủ, đòi hỏi người giáo viên phải có kinh nghiệm đứng lớp tốt. Tạo cho các em sự say mê, hứng thú trong môn học. - Khi giáo viên thị phạm động tác cần phải chuẩn, chính xác, đúng, đẹp điều đó giúp cho học sinh muốn mình đạt được như vậy sẽ bắt chước theo và gây được sự hứng thú cho học sinh.Từ đó: + Giúp các em rèn luyện thân thể tốt, có sức khoẻ đảm bảo trong việc học tập. + Dần dà các em mong muốn được học thể dục hơn. - Sử dụng phương pháp phù hợp với lứa tuổi của các em đảm bảo tính vừa sức, sự hấp dẫn hiểu biết và vốn kiến thức phong phú không phải là một sớm một chiều mà ta có được điều đó cần phải tích lũy trong một quá trình dài. 3.Sử dụng tốt việc lồng ghép trò chơi dân gian vào các tiết học thể dục nhất là các tiết ôn tập cho học sinh: 1. Một số biện pháp lồng ghép trò chơi dân gian cho học sinh: Từ những điều trên, tôi đã đề ra một số biện pháp cụ thể như sau: 1.1: Lựa chọn các trò chơi dân gian phù hợp với lứa tuổi của học sinh. Kho tàng các trò chơi dân gian Việt Nam vô cùng phong phú và đa dạng nhưng không phải trò chơi nào cũng phù hợp với lứa tuổi học sinh. Vì thế, giáo viên nên có sự cân nhắc lựa chọn cho học sinh chơi các trò chơi có luật chơi và cách chơi đơn giản, dễ nhớ, dễ hiểu. Mang âm hưởng của địa phương, giúp cho các em có sự hiểu biết và thêm yêu nơi mình sinh sống. Ví dụ: Địa phương em chủ yếu làm ruộng lúa, ta có thể cho các em chơi trò chơi: “ Chuồn chuồn” Khi hát bài đồng dao học sinh đưa tay theo bài hát.Người chỉ huy đứng ở giữa cố tình đưa tay sai,học sinh nào nhìn chỉ huy đưa theo sai so với bài hát thì sẽ bị phạt. “Một con chuồn chuồn bay cao cao, hai con chuồn chuồn bay thấp thấp, ba con chuồn chuồn bay qua bay lại, bốn con chuồn chuồn bay tới bay lui, năm con chuồn chuồn ẻo qua ẻo lại, sáu con chuồn chuồn ngồi xuống mà chơi chuồn chuồn bay thấp thì mưa, bay cao thì nắng , bay vừa thì râm ” Lời ca vui nhộn ,nhí nhảnh hợp với lứa tuổi học sinh, đồng thời qua bài ca học sinh học hỏi được kinh nghiệm dân gian về thời tiết. Bên cạnh đó, trong lớp mỗi học sinh lại có cá tính ,độ mạnh dạn và có mức độ nhận thức và khả năng chú ý có chủ định khác nhau. Chính vì thế, các trò chơi cũng cần phải được lựa chọn cho phù hợp với tất cả các thành viên trong lớp. 1.2: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi, lời ca, địa điểm trước khi tổ chức cho học sinh tham gia vào các trò chơi dân gian. 2.2.1: Chuẩn bị đồ dùng đồ chơi cho các trò chơi dân gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một hoặc nhiều loại đồ dùng đồ chơi tương ứng mà thiếu nó thì trò chơi không thể tiến hành được. Ví dụ như trò: “ Chơi chuyền” đòi hỏi phải có 10 que chuyền và một đồ vật có dạng khối cầu như quả bóng, quả bưởi non…Trò chơi “ Ném còn” không thể diễn ra nếu thiếu quả còn – đồ chơi truyền thống của trò chơi đó. Hay đơn giản như trò chơi “ Bịt mắt bắt dê” cũng không thể được tổ chức nếu không có dải vải hoặc dải khăn bịt mắt… Chính vì vậy, trước khi tổ chức cho học sinh chơi một trò chơi dân gian nào đó, giáo viên cần tìm hiểu kỹ lưỡng về luật chơi, cách chơi cũng như việc có hay không có đồ dùng đồ chơi phục vụ cho trò chơi để từ đó có thể chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết cho trò chơi. 2.2.2: Dạy học sinh đọc thuộc lời ca ( đối với những trò chơi có lời đồng dao ): Một đặc điểm đặc trưng của trò chơi dân gian đó là khi chơi học sinh không bao giờ chỉ hùng hục thực hiện các vận động của mình mà chúng thường vừa chơi vừa hát hoặc đọc lời đồng dao nào đó. Các bài đồng dao đó khiến cho không khí chơi vui vẻ, nhộn nhịp hơn. Ví dụ như: chơi “ Chi chi chành chành”, học sịnh hát “ Chi chi chành chành – Cái đanh thổi lửa – Con ngựa đứt cương – ba vương ngũ đế…”. Hay như chơi “ Rải ranh” trẻ hát “ Rải ranh – Bẻ cành – Hái ngọn – Chọn đôi”. Cùng với lời hát trong trẻo là bàn tay rải những viên sỏi một cách khéo léo, tung viên cái lên, nhặt một hoặc hai viên con dưới đất, rồi lại giơ tay đỡ viên cái vừa rơi xuống. Trò chơi chỉ có thể được tổ chức khi học sinh đã thuộc lời đồng dao. Chính vì vậy, tôi thường cho học sinh làm quen với lời đồng dao của các trò chơi dân gian trước khi hướng dẫn học sinh chơi.Khi trẻ đã thuộc lời đồng dao, tôi tổ chức cho trẻ chơi các trò chơi tương ứng với lời đồng dao đó. Vì thế, học sinh chơi rất hứng thú và tích cực tham gia chơi. 2.2.3: Chuẩn bị địa điểm để tổ chức trò chơi: Mỗi trò chơi dân gian có một cách chơi và luật chơi khác nhau. Có những trò chơi vận động mang tính tập thể rất cao, thường có số lượng người tham gia chơi lớn và đòi hỏi địa điểm chơi phải có diện tích rộng như “ Kéo co”, “ Rồng rắn lên mây”, “ Thả đỉa ba ba”, “ Hoàng anh,hoàng yến”… Nhưng lại cũng có những trò chơi tĩnh, học sinh hay chơi theo các nhóm nhỏ như “ Chi chi chành chành”, “ Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “ Chuyền thẻ”, “ Ô ăn quan”… Chính vì vậy, giáo viên cần nắm vững cách chơi, luật chơi, đặc điểm của từng trò chơi để từ đó lựa chọn địa điểm cho phù hợp trước khi tổ chức cho trẻ chơi. 1.3: Tổ chức lồng ghép trò chơi phù hợp với tính chất của hoạt động bài tập thể dục trong tiết học. - Mỗi hoạt động của học sinh đều nhằm đạt được một mục đích nhất định. *Với tiết học ôn lại đội hình đội ngũ: thì học sinh không hoạt động nhiều,vì vậy chúng ta nên chọn các trò chơi mang tính vận động nhiều nhằm rèn luyện và phát triển thể lực cho trẻ như: “Rồng rắn lên mây” “con cóc là cậu ông trời”, “Bịt mắt bắt dê”, “ Nhảy dây”, “Nhảy lò cò”, “ Thả đỉa ba ba”, “nhảy lướt sóng”, “ù à ù ập” ,“trò chơi nhẩy ô”, “giung giăng giung dẻ”, “ giành cờ chiến thắng”…Chúng ta có thể lồng ghép vào đầu tiết học bằng trò chơi : “nhảy lò cò” để vừa gây hứng thú cho học sinh vừa giúp học sinh khởi động cơ thể trước khi vào học.Sau đó cuối tiết học tùy vào thời gian còn lại của tiết mà ta cho chơi các trò chơi còn lại. - Với tiết học nhẹ này thì lựa chọn các trò chơi vận động nhằm rèn luyện thân thể khoẻ mạnh, hoạt bát và năng động. Nhiều trò chơi đòi hỏi học sinh phải mạnh mẽ, nhanh chân, nhanh mắt, nhanh miệng. Sự vui chơi giúp cho học sinh thêm khỏe mạnh và năng động. Chẳng hạn: + Với trò chơi “ Rồng rắn lên mây”, khi học sinh hát xong câu cuối: “ Xin khúc đuôi – Tha hồ thày đuổi”, lập tức học sinh làm “ đuôi” ( đứng sau cùng ) phải chạy thật nhanh, nếu không sẽ bị “ thầy” tóm lấy, sau đó có thể bị thay người khác hoặc lại phải làm “ thầy” để đi đuổi những học sinh khác. *Với tiết học bài thể dục phát triển chung: Học sinh tập bài thể dục phát triển chung mang mức độ hoạt động tương đối,vậy nên chúng ta đưa những trò chơi mang mức độ vừa phải để cân bằng đủ độ hoạt động trong ngày không nên quá sức đối với học sinh,như: “tập tầm vông”, “chi chi chành chành”, “vuốt hạt nổ” , “chông đống chồng đe”, “xe lửa chui qua hầm”, “xỉa cá mè” …Những trò chơi này luyện cho các em khả năng phối hợp khéo léo các động tác tay, chân, đồng thời thông qua sự phối hợp giữa các động tác và phần tiết tấu của lời ca giúp các em phát triển những cảm nhận về tiết tấu trong âm nhạc - Với các tiết học mang tính hoạt động nhiều hơn một tí thì ta cho học sinh chơi các trò chơi mang tính tư duy như: + Lời đồng dao của trò chơi chuyền: “ Con ruồi có cánh – Đòn gánh có mấu – Châu chấu có chân…” đã giúp học sinh nhận biết được đặc điểm đặc trưng của một số con vật và đồ vật quen thuộc. *Với phần bài học vận động của học sinh(đây là phần học mang tính chất hoạt động nhiều): nên tổ chức cho học sinh chơi các trò chơi tĩnh nhằm cân bằng trạng thái hoạt động như: “Ô ăn quan”, “Tập tầm vông”, “Rải ranh”, “Chơi chuyền”, “Chơi cờ”, “Vấn đáp”, “Đếm sao”, “ chuồn chuồn” “nu na nu nống”, “chơi rải gianh”, “phụ đồng ếch”… Ví dụ: Bài 54 : Trong tiết học tự chọn : tâng cầu bằng đùi (ôn lại tiết học 53), học sinh hoạt động đôi chân liên tục. Điều này sẽ làm cho học sinh mỏi mệt mà ta lại cho trò chơi : “Dẫn bóng” vào sẽ làm học sinh nhàm chán mà lại tăng độ vận động trong ngày của học sinh lên rất nhiều.Do đó, thay vì trò chơi : “Dẫn bóng” ta đưa vào trò chơi “Đếm sao” .Trò chơi “Đếm sao” này ta cho học sinh ngồi xuống thành vòng tròn(giúp học sinh nghỉ ngơi).Một em nam và một em nữ ra nắm tay nhau đi vòng quanh vòng tròn hát bài đồng dao: Ngắm ánh sao đêm đêm ta hỏi người, hồng xanh hồng là hồng hồng xanh.Ngôi sao xanh chính là anh này (chỉ vào em học sinh nam) ngôi sao hồng chính là chị kia(chỉ vào em nữ). Không có ngôi sao nào là sao lẻ loi.Và hai học sinh vừa được chỉ tiếp tục trò chơi.Vừa tạo được sự vui nhộn, vừa giúp cho học sinh xích lại gần nhau hơn, tạo ra sự đoàn kết và có tính tập thể cao. - Với các tiết học vận động căng thẳng nên chọn các trò chơi có giai điệu và lời hát như các trò chơi: “ Tập tầm vông” , “ Hát chuyền sỏi”, “Đồng dao chăn trâu xứ Quảng”… - Đặc biệt khi tích hợp trò chơi dân gian trong hoạt động chung, giáo viên cần lựa chọn trò chơi phù hợp với đặc điểm của từng tiết học.Từ đó giúp học sinh hứng thú trong tiết học đồng thời lượng vận động cũng vừa phải đối với học sinh. Ngoài ra khi lựa chọn các trò chơi dân gian trong hoạt động chung, một điều cần đặc biệt lưu ý đó là: phải lựa chọn trò chơi phù hợp với đề tài và chủ điểm của bài dạy. 1.4: Tạo không khí vui vẻ và thi đua sôi nổi cho tất cả học sinh tham gia vào trò chơi để nâng cao tiết học.Đồng thời khuyến khích học sinh tập luyện ở nhà. - Trong tiết học thể dục có xen kẻ nhiều trò chơi mới lạ và hấp dẫn bao giờ học sinh cũng thích thú.Nắm được đặc điểm này tôi luôn luôn tạo ra không khí vui vẻ và thi đua trong lớp, giúp học sinh hoàn thành nhanh bài tập, đồng thời nâng cao kết quả học tập của từng học sinh. - Khuyến khích học sinh về nhà tập thể dục (không nhất thiết là các bài tập trên lớp).Điều đó giúp các em ham thích hoạt động và có sức khỏe hơn, không ể oải trong giờ học thể dục. Ví dụ như: Tôi khuyến khích các em về buổi sáng hoặc chiều có thể chơi đá cầu, đánh cầu lông, chạy bộ, hay tham gia học các lớp võ sinh có tại địa phương.Đó cũng chính là cách tập luyện ở nhà của mỗi học sinh. [...]... tốt: -100% em rất hứng thú và yêu thích học thể dục -100% em được mở rộng kiến thức và có thêm rất nhiều hiểu biết về các trò chơi dân gian, các phong tục truyền thống của dân tộc - Học sinh đã biết tự tổ chức chơi các trò chơi dân gian với các bạn trong lớp -Qua việc thường xuyên được tham gia vào các trò chơi dân gian, nhận thức và thể lực của các em trong lớp tôi được nâng cao rõ rệt Học sinh nhanh... 1.Sách thể dục khối tiểu học do nhà xuất bản giáo dục 2 .Trò chơi dân gian của trẻ em Việt Nam do nhà xuất bản văn hóa – dân tộc 3 .Trò chơi dân gian Việt Nam do Vũ Ngọc Khánh biên soạn của nhà xuất bản giáo dục 4. Một số phương pháp tổ chức trò chơi dân gian cho trẻ em do nhà xuất bản Kim Đồng thực hiện 5.Và các tài liệu tham khảo khác trên báo và internet PHẦN X.MỤC LỤC: I.Tên đề tài sáng kiến kinh nghiệm:... 0% 24 82% 5 18% HKI :29 6 20,6% 23 70,3% 0 0% -Trò chơi dân gian còn giúp các em trong lớp tôi thêm gắn bó với nhau, nâng cao tinh thần đoàn kết và ý thức tập thể của học sinh PHẦN VII.KẾT LUẬN: Qua việc nghiên cứu đề tài trên, tôi đã rút ra được một số bài học kinh nghiệm sau: -Trò chơi dân gian có tầm quan trọng rất lớn đối với sự phát triển ,sự ham thích học thể dục của học sinh Trò chơi dân gian. .. học sinh chơi các trò chơi dân gian để phát triển ở học sinh tinh thần tập thể, biết nhường nhịn bạn bè, biết giao lưu, chia sẻ kinh nghiệm của mình với bạn khác.Kéo các em lại gần hơn,biết giúp đỡ nhau cùng tiến bộ trong môn học -Khi tổ chức trò chơi dân gian cho học sinh giáo viên cần tìm hiểu kỹ cách chơi, luật chơi và chuẩn bị đầy đủ các yếu tố cần thiết để tiến hành trò chơi Sau thời gian áp dụng... và sưu tầm nhiều hơn nữa các trò chơi dân gian trong cả nước chứ không hạn hẹp trong một vùng.Để chọn lọc và đưa vào giảng dạy phù hợp với điều kiện của địa phương - Nhà trường thường xuyên tạo điều kiện cho giáo viên đi học các lớp bồi dưỡng nâng cao nghiệp vụ sư phạm giáo dục thể chất.Khuyến khích, động viên Giáo viên đưa trò chơi dân gian vào môn học, không những thể dục mà các tiết hoạt động ngoài... Kết hợp với nhà trường tổ chức thi các trò chơi dân gian trong các ngày đầu tuần của tháng và các ngày lễ của trường như các trò chơi : “kéo co”, “đổ nước vào chai” làm cho học sinh thêm yêu thích môn học hơn PHẦN VI KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: Qua việc áp dụng một số kinh nghiệm của bản thân vào việc tổ chức cho học sinh làm quen với các tiết học có lồng ghép trò chơi dân gian, tôi đã thu được nhiều kết quả... kế tiếp với bản lĩnh tự tin hơn, tiến xa hơn PHẦN VIII: ĐỀ NGHỊ *Giáo viên thể dục: - Giáo viên thể dục phải thường xuyên học tập, tự bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ để đáp ứng yêu cầu của tiến trình giảng dạy, nâng cao chất lượng dạy học của bộ môn, phải dự giờ trao đổi kinh nghiệm, tham khảo các bài giảng mẫu để rút kinh nghiệm nâng cao nghiệp vụ sư phạm.Giáo viên luôn tìm tòi những phương... có tiến bộ nhiều trong môn học, cụ thể là học sinh rất ham thích luyện tập, thường trông đến tiết học thể dục, chất lượng tăng lên rõ rệt qua từng giai đoạn, kể cả học sinh sức khoẻ yếu, khuyết tật, các em đã nắm kỹ nội dung chương trình, tuy không đòi hỏi mức độ cao ở các em song cũng đủ đảm bảo tốt về mặt sức khoẻ, tinh thần ý thức, tổ chức kỷ luật, là cơ sở để các em bước vào lớp kế tiếp với bản lĩnh... học thể dục của học sinh Trò chơi dân gian vừa giúp học sinh thỏa mãn nhu cầu vui chơi, vừa góp phần nâng cao nhận thức, phát triển các giác quan, tăng cường thể lực cho học sinh, giúp học sinh trở thành những người lao động tài giỏi trong tương lai -Những học sinh chơi một cách hăng hái, hoạt động nổi bật trong khi chơi thường cũng chính là những đứa trẻ thông minh, tháo vát và biết tổ chức trong... III.Cơ sở lý luận: 3 IV.Cơ sở thực tiễn: 4 1.Thực trạng: 4 2.Nguyên nhân: 5 V.Nội dung nghiên cứu: 5 1.Các giải pháp thực hiện: 6 2.Biện pháp thực hiện: 6 VI.Kết quả nghiên cứu: 11 VII.Kết luận: 11 VIII.Đề nghị: 12 IX.Tài liệu tham khảo: 14 . SÁNG KIỀN KINH NGHIỆM I /Tên đề tài: MỘT SỐ BIỆN PHÁP LỒNG GHÉP TRÒ CHƠI DÂN GIAN VÀO MÔN THỂ DỤC TIỂU HỌC LỚP 4. PHẦN II : ĐẶT VẤN ĐỀ I.Lý do chọn đề. em không thể thiếu những trò chơi. Trò chơi dân gian không đơn thuần là một trò chơi của trẻ con mà nó chứa đựng cả nền văn hoá dân tộc Việt Nam độc đáo và giàu bản sắc. Trò chơi dân gian không. gian: Đồ dùng đồ chơi của các trò chơi dân gian cũng vô cùng đa dạng và phong phú, mang tính đặc trưng và được thiết kế dựa vào cách chơi và luật chơi của từng trò chơi. Mỗi trò chơi dân gian có một

Ngày đăng: 10/02/2015, 04:00

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan