đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9

12 2.3K 2
đề cương ôn tập Ngữ văn lớp 9

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

Thông tin tài liệu

ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP NGỮ VĂN 9- HỌC KÌ I A/ VĂN HỌC : I/ Truyện trung đại : * NỘI DUNG ÔN TẬP : - Chuyện người con gái Nam Xương - Truyện Kiều và “ Cảnh ngày xuân”, “Chị em Thúy Kiều”, “ Kiều ở lầu Ngưng Bích” -> Tóm tắt, nêu tình huống truyện, nắm vững nội dung và nghệ thuật truyện “ Chuyện người con gái Nam Xương” -> Nắm được những nét chính về tác giả Nguyễn Du và sự nghiệp văn chương. -> Hiểu nội dun, ý nghĩa, nghệ thuật , học thuộc lòng các đoạn trích trong “ Truyện Kiều” Lập bảng thống kê các tác phẩm truyện trung đại : Tác phẩm- Tác giả Thề loại PTBĐ Ý nghĩa Nội dung Nghệ thuật Chuyện người con gái Nam Xương- Nguyễn Dữ - Truyện truyền kì. - Tự sự, biểu cảm Với quan niệm cho rằng hạnh phúc khi tan vỡ không thể hàn gắn được, truyện phê phán thói ghen tuông mù quáng và ca ngợi vẻ đẹp truyền thống của người phụ nữ Việt Nam. Khẳng định vẻ đẹp tâm hồn truyền thống của người phụ nữ Việt Nam, niềm cảm thương số phận bi kịch của họ dưới chế độ phong kiến. Khai thác vốn văn học dân gian, sáng tạo về nhân vật và cách kể chuyện. -Sử dụng yếu tố truyền kì, sáng tạo cách kết thúc truyện. Hoàng Lê nhất thống chí (hồi 14)- Ngô gia văn phái - Thể chí- Tiểu thuyết lịch sử - Tự sự, miêu tả Văn bản ghi lại hiện thực lịch sử hào hùng của dân tộc ta và hình ảnh người anh hùng Nguyễn Huệ trong chiến thắng mùa xuân năm Kỉ Dậu ( 1789). Hình ảnh người anh hùng dân tộc Nguyễn Huệ- Quang Trung với chiến công thần tốc đại phá quân Thanh; sự thất bại thảm hại của quân Thanh và số phận bi đát của vua tôi Lê Chiêu Thống phản nước hại dân. -Lựa chọn trình tự kể theo diễn biến các sự kiện lịch sử. -Khắc họa nhân vật lịch sử với ngôn ngữ kể, tả sinh động, giọng điệu trần thuật. Truyện Kiều- Nguyễn Du - Truyện thơ Nôm - Tự sự, miêu tả, biểu cảm. - Thời đại, gia đình và cuộc đời của Nguyễn Du. - Tóm tắt Truyện Kiều. - Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo. - Truyện thơ Nôm lục bát. - Ngôn ngữ có chức năng biểu đạt, biểu cảm và thẩm mĩ. - Nghệ thuật tự sự: dẫn chuyện, xây dựng nhân vật, miêu tả thiên nhiên… Chị em Thuý Kiều- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du -Tự sự, miêu tả, biểu cảm (nổi bật là miêu tả) “Chị em Thúy Kiều” thể hiện tài năng nghệ thuật và cảm hứng nhân văn ngợi ca vẻ đẹp và tài năng con người của tác giả Nguyễn - Trân trọng ngợi ca vẻ đẹp của chị em Thuý Kiều, dự cảm về số phận nhân vật. -> cảm hứng nhân văn sâu sắc. Sử dụng hình ảnh tượng trưng, ước lệ; nghệ thuật đòn bẩy, lựa chọn và sử dụng ngôn ngữ miêu tả tài tình. Du. Cảnh ngày xuân- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - Tự sự, miêu tả (nổi bật là miêu tả) “Cảnh ngày xuân” là đoạn trích tả bức tranh mùa xuân tươi đẹp qua ngôn ngữ và bút pháp nghệ thuật giàu chất tạo hình của Nguyễn Du. Bức tranh thiên nhiên, lễ hội mùa xuân tươi đẹp, trong sáng. - Sử dụng ngôn ngữ miêu tả giàu hình ảnh, giàu nhịp điệu. -Diễn tả tinh tế tâm trạng nhân vật, miêu tả theo trình tự thời gian cuộc du xuân của chị em Thúy Kiều. Kiều ở lầu Ngưng Bích- Trích Truyện Kiều của Nguyễn Du - Tự sự, biểu cảm, miêu tả (nổi bật là biểu cảm) Đoạn trích thể hiện tâm trạng cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thủy chung, hiếu thảo của Thúy Kiều. Cảnh ngộ cô đơn, buồn tủi và tấm lòng thuỷ chung, hiếu thảo của Thuý Kiều. - Nghệ thuật miêu tả nội tâm nhân vật: diễn biến tâm trạng được thể hiện qua ngôn ngữ độc thoại và tả cảnh ngụ tình đặc sắc. -Lựa chọn ngôn ngữ, sử dụng các biện pháp tu từ. II/ Thơ và truyện hiện đại : * NỘI DUNG ÔN TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ : - Nhận biết : + Học thuộc các bài thơ, nhận biết tên tác giả, tác phẩm. + Chỉ ra các biện pháp nghệ thuật trong văn bản. + Tóm tắt, nêu được tình huống truyện, nắm vững nội dung, nghệ thuật của truyện. - Thông hiểu : + Hiểu được ý nghĩa các văn bản. + Giải thích được ý nghĩa nhan đề, chi tiết, hình ảnh, biện pháp nghệ thuật các tác phẩm. 1/ Thơ hiện đại : Thống kê các tác phẩm thơ hiện đại : S T T Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh sáng tác Thể loại PTBĐ Ý nghĩa nhan đề Nội dung Ý nghĩa Nghệ thuật 1 Đồng chí Chính Hữu - Được viết đầu năm 1948, sau khi tác giả tham gia chiến dịch Việt Bắc (thu đông 1947). In trong tập “Đầu súng trăng treo” (1966) Tự do- biểu cảm, tự sự, miêu tả Đồng chí: Những người có cùng chí hướng, lí tưởng - đây được coi là tên gọi của một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. - Tình đồng chí là cốt lõi, là bản chất sâu xa của sự gắn bó giữa những người lính cách mạng. Tình đồng chí đã giúp người lính vượt lên trên mọi huỷ diệt của chiến tranh, bom đạn quân thù. Bài thơ ca ngợi tình đồng chí, đồng đội thiêng liêng của những người lính vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp. Bài thơ ca ngợi tình cảm đồng chí cao đẹp giữa những người chiến sĩ thời kì đần kháng chiến chống thực dân Pháp gian khổ. - Sử dụng ngôn ngữ bình dị, thấm đượm chất dân gian, thể hiện tình cảm chân thành. - Sử dụng bút pháp tả thực kết hợp với lãng mạn một cách hài hòa, tạo nên hình ảnh thơ đẹp, mang ý nghĩa biểu tượng. 2 Bài Phạm Viết năm Kết - Nhan đề dài tưởng như có chỗ Hình ảnh những chiến Bài thơ ca ngợi Lựa chọn chi tiết độc thơ về tiểu đội xe không kính Tiến Duật 1969 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ (1969) được đưa vào tập thơ “Vầng trăng quầng lửa” hợp thể thơ 7 chữ và thể tám chữ (tự do)- Biểu cảm, tự sự, miêu tả thừa, nhưng lại thu hút người đọc ở cái vẻ lạ, độc đáo của nó. Nhan đề bài thơ đã làm nổi bật một hình ảnh rất độc đáo của toàn bài và đó là hình ảnh hiếm gặp trong thơ - hình ảnh những chiếc xe không kính. - Vẻ khác lạ còn ở hai chữ “ Bài thơ” như sự khẳng định chất thơ của hiện thực, của tuổi trẻ hiên ngang, dũng cảm, vượt lên nhiều thiếu thốn, hiểm nguy của chiến tranh. Hai chữ bài thơ cho thấy rõ hơn cách nhìn, cách khai thác hiện thực của tác giả. sĩ lái xe trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm chống Mĩ với tư thế hiên ngang, tinh thần lạc quan, dũng cảm, bất chấp khó khăn nguy hiểm và ý chí chiến đấu giải phóng Miền Nam. người chiến sĩ lái xe Trường Sơn dũng cảm, hiên ngang tràn đầy niềm tin chiến thắng trong thời kì chống giặc Mĩ xâm lược. đáo, có tính chất phát hiện, hình ảnh đậm chất hiện thực. -Sử dụng ngôn ngữ của đời sống, tạo nhịp điệu linh hoạt thể hiện giọng điệu ngang tàng, trẻ trung, tinh nghịch. 3 Đoàn thuyền đánh cá Huy Cận Giữa năm 1958, Huy Cận có chuyến đi thực tế dài ngày ở vùng mỏ Quảng Ninh . Bài thơ được viết vào tháng 10/1958. In trong tập “Trời mỗi ngày lại sáng” (1958) Thất ngôn trường thiên (7 chữ)- Biểu cảm, miêu tả Nhan đề mang ý nghĩa hoán dụ, nhà thơ muốn ca ngợi hình ảnh những người lao động, thể hiện niềm vui, niềm tự hào trước đất nước và cuộc sống, sự hài hòa giữa thiên nhiên và con người, tinh thần lao động hăng say, nhiệt tình của những người ngư dân cống hiến hết mình cho Tổ quốc. Bài thơ là sự kết hợp hài hoà giữa cảm hứng về thiên nhiên vũ trụ và cảm hứng về lao động và cuộc sống mới. Qua đó, bộc lộ niềm vui, niềm tự hào của con người lao động được làm chủ thiên nhiên và làm chủ cuộc sống của mình. Bài thơ thể hiện nguồn cảm hứng lãng mạn ca ngợi biển cả lớn lao, giàu đẹp, ca ngợi nhiệt tình lao động vì sự giàu đẹp của đất nước của những người lao động mới. . Sử dụng bút pháp lãng mạn với các biện pháp đối lập, so sánh, nhân hóa, phóng đại, ngôn ngữ thơ giàu hình ảnh, nhạc điệu, gợi liên tưởng. 4 Bếp lửa Bằng Việt Được viết năm 1963, khi tác giả đang là sinh viên học ngành Luật ở nước ngoài (Liên Xô cũ). Bài thơ được đưa vào tập Kết hợp 7 chữ và 8 chữ- Biểu cảm, miêu tả, tự Hình ảnh quen thuộc gắn bó thân thiết trong mỗi gia đình người Việt nam . Hình ảnh xuất hiện làm nhân vật trữ tình đắm chìm vào dòng hồi tưởng gợi lại những kỉ niệm về tuổi thơ sống bên bà và suy ngẫm thấu hiểu về cuộc đời bà, lẽ sống giản dị mà cao quý của bà, người cháu gởi Gợi lại những kỉ niệm đầy xúc động về người bà và tình bà cháu, đồng thời thể hiện lòng kính yêu trân trọng và biết ơn của cháu đối với bà và cũng là đối với gia đình, quê hương, đất nước. Từ những kỉ niệm tuổi thơ ấm áp tình bà cháu, nhà thơ cho ta hiểu thêm về những người bà, những người mẹ, về Xây dựng hình ảnh thơ vừa cụ thể, gần gũi, vừa gợi nhiều liên tưởng, mang ý nghĩa biểu tượng. - Thể thơ tám chữ phù hợp với giọng điệu, cảm xúc hồi tưởng và suy ngẫm; -Kết hợp nhuần nhuyễn “Hương cây- Bếp lửa” (1968) tập thơ đầu tay của Bằng Việt- Lưu Quang Vũ. sự, nghị luận niềm nhớ mong về với bà. Hình ảnh người bà gắn liền với bếp lửa và bếp lửa gợi đến ngọn lửa với một ý nghĩa trừu tượng và khái quát. từ bếp lửa mà cháu thêm yêu bà , yêu quê hương đất nước con người Việt Nam nhân dân nghĩa tình. giữa miêu tả, tự sự, nghị luận và biểu cảm. 5 Ánh trăng - Nguyễ n Duy Viết năm 1978, khi đất nước hòa bình được ba năm. Thể thơ năm chữ - Biểu cảm kết hợp tự sự - Ánh trăng chỉ một thứ ánh sáng dịu hiền, ánh sáng ấy có thể len lỏi vào những nơi khuất lấp trong tâm hồn con người để thức tỉnh họ nhận ra những điều sai trái, hướng con người ta đến với những giá trị đích thực của cuộc sống. Nhan đề bài thơ mang ý nghĩa biểu tượng - ánh trăng như ánh sáng của hàng nghìn nến đã thắp sáng lên một góc tối của con người, thức tỉnh sự ngủ quên của con người về nghiã tình thuỷ chung với quá khứ, với những năm tháng gian lao nhưng rất hào hùng của cuộc đời người lính. Bài thơ như lời tự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước bình dị, hiền hậu. Bài thơ nhắc nhở người đọc thái độ “ uống nước nhớ nguồn” , ân nghĩa, thủy chung cùng quá khứ. Bài thơ khắc họa một khía cạnh trong vẻ đẹp của người lính sâu nặng nghĩa tình, thủy chung sau trước. Kết hợp tự sự và trữ tình, sáng tạo hình ảnh thơ có nhiều tầng ý nghĩa. . 2/ Truyện hiện đại : Thống kê các tác phẩm truyện hiện đại : S T T Tác phẩm Tác giả Hoàn cảnh Sáng tác Thể loại PTBĐ Tình huống truyện Nội dung Ý nghĩa Nghệ thuật 1 Làng Kim Lân Năm 1948. Thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả biểu cảm Tác giả đã khéo léo đặt nhân vật trong một tình huống thử thách đó là khi nhân vật ông Hai nghe tin làng theo giặc. Đây là một tình huống tạo ra nút thắt của câu chuyện gây ra sự giằng xé trong tâm trạng của ông Hai. Từ đó, bộc lộ ra được phẩm chất, tính cách của nhân vật góp phần giải quyết được chủ đề của truyện đó là lòng yêu làng quê, yêu đất nước của một người nông dân trong kháng chiến chống Pháp. Qua tâm trạng đau xót, tủi hổ của ông Hai ở nơi tản cư khi nghe tin đồn làng mình theo giặc, truyện thể hiện tình yêu làng quê sâu sắc thống nhất với lòng yêu nước và tinh thần kháng chiến của người nông dân. Đoạn trích thể hiện tình cảm yêu làng, tinh thần yêu nước của người nông dân trong thời kì kháng chiến chống Pháp. Tạo tình huống truyện gay cấn, miêu tả tâm lí nhân vật chân thực và sinh động qua suy nghĩ, hành động, qua lời nói. 2 Lặng lẽ Sa Pa Nguyễn Thành Long Được viết vào mùa hè năm 1970, là kết quả của chuyến thực tế ở Lào Cai của tác giả, khi miền Bắc tiến lên xây dựng CNXH, xây dựng cuộc sống mới. - Truyện ngắn - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận. Truyện ngắn Lặng lẽ Sa Pa có tình huống rất đơn giản. Câu chuyện chỉ xoay quanh cuộc gặp gỡ tình cờ của nhân vật anh Thanh niên với ông Hoạ sĩ già và cô Kỹ sư trẻ diễn ra trong vòng ba mươi phút trên đỉnh núi Yên Sơn cao hai nghìn sáu trăm mét. Cuộc gặp gỡ bất ngờ nhưng đã để lại trong lòng mỗi nhân vật những ấn tượng sâu sắc về lí tưởng và mục đích sống. Cách tạo tình huống như vậy nhà văn Nguyễn Thành Long muốn làm nổi bật hình ảnh những con người đang lao động âm thầm lặng lẽ, đầy trách nhiệm để cống hiến hết mình cho đất nước, cho công cuộc xây dựng chủ nghĩa xã hội ở Miền Bắc những năm 70 của thế kỷ XX. Cuộc gặp gỡ tình cờ của ông hoạ sĩ, cô kĩ sư mới ra trường với người thanh niên làm việc một mình tại trạm khí tượng trên núi cao Sa Pa. Qua đó, truyện ca ngợi những người lao động thầm lặng, có cách sống đẹp, cống hiến sức mình cho đất nước. “Lặng lẽ Sa Pa” là câu chuyện về cuộc gặp gỡ với những con người trong một chuyến đi thực tế của ông họa sĩ, qua đó tác giả thể hiện niềm yêu mến đối với những con người có lẽ sống cao đẹp đang lặng lẽ quên mình cống hiến cho Tổ Quốc. - Tạo tình huống truyện tự nhiên, tình cờ, hấp dẫn. - Xây dựng đối thoại, độc thoại nội tâm, nghệ thuật tả cảnh thiên nhiên đặc sắc. -Miêu tả nhân vật với nhiều điểm nhìn. - Kết hợp tả, kể, nghị luận, tạo tính chất trữ tình trong tác phẩm. 3 Chiếc lược ngà- Nguyễn Quang Sáng - Được viết năm 1966, trong thời kì chống Mĩ ,khi tác giả đang hoạt động ở chiến trường Nam Bộ, Truyện ngắn. - Tự sự, miêu tả, biểu cảm, nghị luận - Tình huống của truyện thật éo le. Anh Sáu sau tám năm xa nhà đi làm kháng chiến, chuyến nghỉ phếp thăm quê trước khi chuyển đơn vị này với anh thật ý nghĩa bởi anh sẽ được gặp con - đứa con gái duy nhất anh chưa từng gặp mặt. Nhưng bé Thu đã không nhận ra anh là cha. Ngày anh ra đi cũng là lúc bé Thu nhận ra anh là cha. - Ở chiến khu lúc nào anh cũng nhớ về con, anh dồn hết tâm lực vào việc tạo ra cây lược ngà để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ. - Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng của anh sáu và bé Thu trong hoàn cảnh éo le, vùa là lời lên án tố cáo tội ác của chiến tranh đã gây ra cho bao gia đình Việt Nam. Câu chuyện éo le và cảm động về hai cha con: ông Sáu và bé Thu trong lần ông về thăm nhà và ở khu căn cứ. Qua đó truyện ca ngợi tình cha con thắm thiết trong hoàn cảnh chiến tranh. “ Chiếc lược ngà” là câu chuyện cảm động về tình cha con sâu nặng. Truyện giúp ta hiểu thêm về những mất mát to lớn của chiến tranh mà nhân dân ta đã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước Tạo tình huống truyện éo le, cốt truyện mang yếu tố bất ngờ; lựa chọn người kể chuyện là bạn của ông Sáu Câu hỏi ôn tập : Câu 1 : Nêu tình huống của truyện « Chuyện người con gái Nam Xương » – Nguyễn Dữ Trương Sinh trở về: mẹ mất, con còn nhỏ không nhận cha. Nghe lời con trẻ, Trương Sinh nghi ngờ vợ thất tiết. Tình huống truyện bất ngờ, gay cấn làm cho nỗi oan của Vũ Nương không thể nào thanh minh được. Câu 2 : Tìm các chi tiết kì ảo trong truyện « Chuyện người con gái Nam Xương » và nêu ý nghĩa của các chi tiết kì ảo ấy ? Gợi ý : Phan Lang nằm mộng, thả rùa; lạc vào động rùa của Linh Phi, được đói yến tiệc, gặp Vũ Nương - người cùng làng đó chết, rồi được sứ giả của Linh Phi đưa về dương thế; Vũ Nương hiện ra với kiệu hoa, võng lọng lúc ẩn lúc hiện sau khi Trương Sinh lập đàn giải oan cho nàng ở bến Hoàng Giang. * Ý nghĩa : Là yếu tố nghệ thuật độc đáo, góp phần tạo nên sức hấp dẫn, lung linh của thiên truyện, đáp ứng được yêu cầu của thể loại truyền kỳ. - Góp phần thể hiện giá trị tư tưởng của tác phẩm, đặc biệt là giá trị nhân đạo: tô đậm thêm vẻ đẹp phẩm chất của Vũ Nương - vẫn khao khát trở về dương thế, phục hồi danh dự; khiến câu chuyện có màu sắc như cổ tích với kết thúc có hậu, nói lên khát vọng, ước mơ của tác giả cũng như của nhân dân về sự công bằng, tốt đẹp trong cuộc đời. ở một góc độ khác, chi tiết kỳ ảo ở cuối truyện cũng đồng thời cũng tô đậm bi kịch của Vũ Nương - hạnh phúc dương thế mà nàng khao khát chỉ là ảo ảnh, hiện ra trong thoáng chốc rồi biến mất, thể hiện niềm cảm thương của tác giả đối với số phận bi thảm của người phụ nữ dưới xã hội phong kiến. Câu 3 : Giới thiệu về cuộc đời và sự nghiệp văn chương của Nguyễn Du : - Tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên (1765- 1820), quê ở xã Tiên Điền, huyện Nghi Xuân, tỉnh Hà Tĩnh. - Ông sinh ra trong một gia đình quí tộc có nhiều đời làm quan và có truyền thống văn học, cha ông là Nguyễn Nghiễm làm đến chức tể tướng. Bản thân ông cũng thi đậu tam trường và làm quan dưới triều Lê và Nguyễn. Có cuộc đời từng trải, từng chạy vào Nam theo Nguyễn ánh, bị bắt giam rồi được thả. Khi làm quan dưới triều Nguyễn được cử làm chánh sứ đi Trung Quốc 2 lần, nhưng lần thứ 2 chưa kịp đi thì bị bệnh mất tại Huế. - Là người có kiến thức sâu rộng, am hiểu văn hoá dân tộc và văn chương Trung Quốc. Cuộc đời từng trải, đi nhiều, tiếp xúc nhiều đã tạo cho Nguyễn Du một vốn sống phong phú và niềm cảm thông sâu sắc với những đau khổ của nhân dân. Nguyễn Du là một thiên tài văn học, là đại thi hào dân tộc, là danh nhân văn hoá thế giới và là một nhà nhân đạo chủ nghĩa lớn. - Tác phẩm chữ Hán: Thanh Hiên thi tập, Bắc hành tạp lục, Nam trung tạp ngâm. - Tác phẩm chữ Nôm: Truyện Kiều, Văn chiêu hồn, Văn tế sống hai cô gái Trường Lưu… Câu 4 : Tóm tắt truyện : * Chuyện người con gái Nam Xương – Nguyễn Dữ Vũ Thị Thiết quê ở Nam Xương, thuỳ mị, nết na, xinh đẹp lấy chồng là Trương Sinh có tính đa nghi, hay ghen. chiến tranh xảy ra Trương Sinh đi lính, nàng ở nhà nuôi mẹ, sinh con đặt tên là Đản. chẳng bao lâu, mẹ mất, nàng lo toan cho mẹ mồ yên mả đẹp. Gần hai năm sau Trương Sinh trở về, trong câu chuyện vô tình với bé Đản về một ngời đàn ông đêm nào cũng đến nhà. Nổi tính ghen tuông cho là vợ hư Trương Sinh một mực đánh đuổi vợ đi. Uất nhục vũ Nương ra bến Hoàng Giang tự tận. Vào một đêm Trương Sinh nhận ra nỗi oan của vợ .Phan lang – người cùng làng chết đuối được Linh Phi cứu sống chàng gặp Vũ Nương ở thủy cung đã giúp Vũ Nương nhắn chồng minh oan. Trương Sinh lập đàn ở bờ sông thì nàng ngồi kiệu hoa nói vọng vào lời từ biệt rồi biến mất. * Làng – Kim Lân Trong kháng chiến, ông Hai- người làng Chợ Dầu, buộc phải rời làng. ở nơi tản cư, ông luôn nhớ và tự hào về làng mình, ông vui với những tin kháng chiến qua các bản thông tin. Ông lấy làm vui sướng và hãnh diện về tinh thần anh dũng kháng chiến của dân làng Gặp những người dưới xuôi lên, qua trò chuyện nghe tin làng mình theo Việt gian, ông Hai sững sờ vừa xấu hổ vừa căm. Chỉ khi tin này được cải chính, ông mới trở lại vui vẻ, phấn chấn và càng tự hào về làng của mình. * Lặng lẽ Sa Pa – Nguyễn Thành Long Truyện kể về một chuyến đi thực tế ở Lào Cai của người hoạ sĩ và cuộc sống, công việc của người thanh niên trẻ trên đỉnh Yên Sơn. Qua trò chuyện, người hoạ sĩ và cô gái biết anh thanh niên là “người cô độc nhất thế gian”, anh làm công tác khí tượng kiêm vật lí địa cầu. Với tình yêu cuộc sống, lòng say mê công việc anh thanh niên đã tạo cho mình một cuộc sống đẹp và không cô đơn Cuộc gặp gỡ và trò chuyện vui vẻ của bác lái xe, người hoạ sĩ, cô kĩ sư trẻ và anh thanh niên về cuộc sống, công việc Anh thanh niên biếu quà cho bác lái xe, tặng hoa cho cô gái trước căn nhà gọn gàng, ngăn nắp với bàn ghế, tủ sách, biểu đồ, thống kê đã làm cho những người khách thích thú và hẹn ngày sẽ trở lại Chia tay nhau, nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu * Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh chống Mĩ. Ông Sáu xa nhà đi kháng chiến, mãi cho đến khi con gái (bé Thu) lên 8 tuổi ông mới có dịp về thăm nhà và thăm con với tất cả lòng mong nhớ của mình Khi gặp ông Sáu, bé Thu không chịu nhận ông là cha của mình, vì vết sẹo trên mặt đã làm cho ông không giống với người cha trong bức ảnh mà em đã biết. Bé Thu đã cư xử với ông Sáu như một người xa lạ Đến lúc bé Thu nhận ông Sáu là người cha thân yêu của mình thì cũng là lúc ông phải chia tay con trở lại chiến khu, tình cảm cha con trogn bé Thu trỗi dậy một cách mãnh liệt, thiết tha. Trước lúc chia tay, bé Thu dặn ông Sáu làm cho mình một chiếc lược bằng ngà voi Nhớ lời dặn của con, ở chiến khu, ông Sáu đã dành tình cảm thương yêu của mìnhh để làm một chiếc lược ngà tặng con gái yêu của mình. Những trong một trận càn, ông đã hy sinh. Trước lúc nhắm mắt, ông đã trao cây lược cho một người đồng đội nhờ về trao tận tay cho bé Thu Câu 5 : Theo em, vì sao tác giả đặt tên cho bài thơ về tình đồng đội của những người lính là “đồng chí”? Đó là tên một tình cảm mới, đặc biệt xuất hiện và phổ biến trong những năm cách mạng và kháng chiến. đó là cách xưng hô phổ biến của những người lính, công nhân, cán bộ từ sau cách mạng. đó là biểu tượng của tình cảm cách mạng, của con người cách mạng trong thời đại mới. Câu 6 : Phân tích giá trị nghệ thuật của những câu thơ sau : a/ “Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính” b/ Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước Chỉ cần trong xe có một trái tim c/ Mặt trời xuống biển như hòn lửa Sóng đã cài then đêm sập cửa. d/ Vầng trăng đi qua ngõ Như người dưng qua đường. e/ Ánh trăng im phăng phắc Đủ cho ta giật mình. g / Làn thu thuỷ nét xuân sơn Hoa ghen thua thắm, liễu hờn kém xanh. i/ Mặt trời của bắp thì nằm trên đồi Mặt trời của mẹ, em nằm trên lưng. Câu 7 : “Không có kính rồi xe không có đèn” a. Chép tiếp câu thơ trên để hoàn chỉnh đoạn thơ gồm 4 dòng. b. Cho biết, đoạn thơ vừa chép trong bài thơ nào? của ai? Nêu hoàn cảnh sáng tác bài thơ. c. Từ “trái tim” trong câu thơ cuối cùng của đoạn vừa chép được dùng với nghĩa như thế nào? d. Viết một đoạn văn diễn dịch từ 6 đến 8 câu phân tích hình ảnh người lính lái xe trong đoạn thơ. Câu 8: Hãy chỉ ra và phân tích giá trị nghệ thuật trong câu thơ sau: Cá nhụ cá chim cùng cá đé Cá song lấp lánh đuốc đen hồng. Gợi ý : Hai câu thơ trên đã sử dụng biện pháp tu từ liệt kê, ẩn dụ. hình ảnh những con cá chim, cá đé, cá song là ẩn dụ cho thành quả lao động mà những người dân chài có được sau một ngày lao động trên biển. hình ảnh "lấp lánh đuốc đen hồng" là một hình ảnh đẹp, những chiếc vây cá dưới ánh trăng như lấp lánh. Câu 9 : Hãy nêu nhận xét về hình ảnh tượng trưng của hình tượng “bếp lửa”. Gợi ý:Hình ảnh bếp lửa vốn là hình ảnh thật của bếp lửa mà ngày ngày người bà nhen lửa nấu cơm. Nhưng bếp lửa lại trở thành hình ảnh tượng trưng, gợi lại tất cả những kỷ niệm ấm áp của hai bà cháu. Lửa thành ra ngọn lửa tình yêu, lửa niềm tin, ngọn lửa bất diệt của tình bà cháu, tình quê hương đất nước. Bếp lửa mà người bà ấp iu hay chính là tình yêu thương mà bà nâng niu dành tất cả cho cháu, từ việc dạy cháu làm, chăm cháu học, bảo cháu nghe. Bếp lửa cũng là nơi bà nhóm lên tình cảm, khát vọng cho người cháu. nhóm lửa do đó cũng vừa có nghĩa thực, vừa có ý nghĩa tượng trưng. Câu 10: phân tích giá trị nghệ thuật của điệp từ “nhóm” trong khổ thơ sau: “Nhóm bếp lửa ấp iu nồng đượm Nhóm niềm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạp mới xẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình cuổi nhỏ”. Gợi ý : - Điệp từ "nhóm" được nhắc lại 4 lần làm toả sáng hơn nét “kỳ lạ” và thiêng liêng bếp lửa. bếp lửa của tình bà đã nhóm lên trong lòng cháu bao điều thiêng liêng, kỳ lạ. từ: "Nhóm" đứng đầu mỗi dòng thơ mang nhiều ý nghĩa : từ bếp lửa của bà những gì được nhóm lên, khơi lên ? - Khơi dậy tình cảm nồng ấm. - Khơi dậy tình yêu thương, tình làng nghĩa xóm, quê hương. - Khơi dậy những kỷ niệm tuổi thơ, bà là cội nguồn của niềm vui, của ngọt bùi nồng đượm, là khởi nguồn của những tâm tình tuổi nhỏ. => Đó là bếp lửa của lòng nhân ái, chia sẻ niềm vui chung. B/ TIẾNG VIỆT NỘI DUNG ÔN TẬP THEO CÁC CẤP ĐỘ - Nhận biết : + Nhớ khái niệm các phương châm hội thoại. + Nhớ những cách phát triển của từ vựng. - Thông hiểu: + Hiểu và xác định được các phương châm hội thoại, chuyển nghĩa và phương thức chuyển nghĩa. + Hiểu và xác định được từ vựng trong văn cảnh. + Nắm được cách chuyển từ trực tiếp sang gián tiếp. - Vận dụng thấp : Phân tích được giá trị biểu cảm của phép tu từ từ vựng. I/ Kiến thức cần nhớ : 1. Lập bảng ôn tập các phương châm hội thoại: Các PCHT Khái niệm Ví dụ Phương châm về lượng - Khi giao tiếp cần nói có nội dung; nội dung của lời nói phải đáp ứng nhu cầu của cuộc giao tiếp, không thừa không thiếu. An: -Cậu có biét bơi không? Ba: -Biết chứ, thậm chí còn bơi giỏi nữa. An: -Cậu học bơi ở đâu vậy? Ba: -Dĩ nhiên là ở dưới nước chứ còn ở đâu. * Phân tích: Khi An hỏi câu “Học bơi ở đâu?” mà Ba trả lời “ở dưới nước” thì câu trả lời của Ba không mang đầy đủ nội dung mà An cần biết, vì vậy ngay trong nghĩa của “bơi” đã có “ở dưới nước”.Trả lời như thế là vừa thừa, vừa thiếu, nội dung lời nói không đúng yêu cầu giao tiếp. Phương châm về chất - Khi giao tiếp đừng nói điều mà mình không tin là đúng hay không - Ăn đơm, nói đặt: vu khống, đặt điều, bịa chuyện cho người khác. - Ăn ốc, nói mò: vu khống, bịa đặt. - Cãi chày, cãi cối: cố tranh cãi nhưng không có lí lẽ gì cả. - Khua môi múa mép: khoác lác, ba hoa, phô trương. có bằng chứng xác thực. - Nói dơi, nói chuột: nói lăng nhănng, linh tinh, không xác thực. - Hứa hươu, hứa vượn: hứa để được lòng rồi không thực hiện lời hứa, Phương châm quan hệ - Khi giao tiếp, cần nói đúng vào đề tài giao tiếp, tránh nói lạc đề. - Ông nói gà bà nói vịt: mỗi người nói một đằng không ăn khớp nhau, không hiểu nhau. - Khách: “ Nóng quá!” Chủ nhà: “Mất điện rồi”. Chủ nhà hiểu đó không phải một thông báo mà là một yêu cầu: “Làm ơn bật quạt lên!”. Nên mới đáp: “Mất điện rồi”. Phương châm cách thức - Khi giao tiếp cần chú ý nói ngắn gọn, rành mạch, tránh nói mơ hồ. Câu tục ngữ: + Ăn lên đọi, nói lên lời” Khuyên người ta nói năng phải rõ ràng, rành mạch. + Dây cà ra dây muống: Chỉ cách nói dai` dòng, rườm rà. + Luống buống như ngậm hạt thị: Chỉ cách nói ấp úng, không thành lời, không rành mạch. Phương châm lịch sự - Khi giao tiếp, cần chú ý đến sự tế nhị, khiêm tốn và tôn trọng người khác. - Dạo này mày lười lắm. Con dạo này không được chăm chỉ lắm! - Trong kho tàng tục ngữ ca dao VN có nhiều câu khẳng định vai trò của ngôn ngữ trong cuộc sống và khuyên người ta nên dùng những lời lẽ lịch sự, nhã nhặn trong giao tiếp. - Tiếng chào cao mâm cỗ. Hoặc: “Lời chào cao hơn mâm cỗ”. - Lời nói chẳng mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau. - Kim vàng ai nỡ uốn câu Người khôn ai nỡ nói nhau nặng lời. 2/ Sự phát triển của từ vựng : CÁC CÁCH PHÁT TRIỂN TỪ VỰNG Phát triển nghĩa của từ Phát triển số lượng từ ngữ Biến đổi nghĩa Phát triển nghĩa Tạo từ mới Mượn từ Ẩn dụ Hoán dụ Tiếng Hán Ngôn ngữ khác [...]... - Thêm “rằng” hoặc “là” 4/ Tổng kết từ vựng ( SGK Ngữ văn 9 tập I trang 158 -> 1 59) C/ TẬP LÀM VĂN : KIỂU VĂN BẢN TỰ SỰ Cần nắm vững các bước làm bài văn tự sự có sử dụng các yếu tố nghị luận, miêu tả, miêu tả nội tâm; đối thoại và độc thoại nội tâm Đề 1 : Câu chuyện đáng nhớ của bản thân Đề 2 : Kỉ niệm đáng nhớ của em với một thầy giáo ( cô giáo) Đề 3 : Hãy tưởng tượng mình gặp gỡ và trò chuyện với... lính lái xe trong tác phẩm “ Bài thơ về tiểu đội xe không kính” của Phạm Tiến Duật Viết bài văn kể lại cuộc gặp gỡ và trò chuyện đó Đề 4 : Người lính kể lại câu chuyện từ bài thơ “ Ánh trăng” của Nguyễn Duy Đề 5 : Trương Sinh kể lại chuyện “ Chuyện người con gái Nam xương” của Nguyễn Dữ Đề 6 : Ông Hai kể lại chuyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân Đề 7 : Bé Thu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha... của người hoặc nhân vật, có nhân vật; lời dẫn trực tiếp được đặt trong dấu ngoặc kép điều chỉnh cho thích hợp; lời dẫn gián tiếp không đặt trong dấu ngoặc kép VD : Cô giáo nói rằng chúng ta phải ôn tập thật tốt để đạt được kết quả cao VD : Cô giáo nói : “ Các em phải ôn tập thật tốt để đạt được kết quả trong kì thi học kì một cao trong kì thi học kì một ” * Cách chuyển từ lời dẫn trực tiếp sang lời... Đầu súng trăng treo + Hoán dụ : Áo anh rách vai - Phát triển số lượng từ ngữ : + Tạo từ mới : Điện thoại di động + Mượn từ : • Tiếng Hán : Phụ nữ • Ngôn ngữ khác : Ra-đi-ô BT : Tìm nghĩa gốc, nghĩa chuyển và phương thức chuyển nghĩa của các từ in đậm trong các câu thơ sau: a/- Cái chân thoăn thoắt Cái đầu nghênh nghênh b/ Buồn trông nội cỏ rầu rầu Chân mây mặt đất một màu xanh xanh c/ Ngang lưng thì... xanh c/ Ngang lưng thì thắt bao vàng Đầu đội nón đấu, vai mang súng dài d/ Đầu tường lửa lựu lập loè đâm bông e/-Đầu súng trăng treo 3/ Lời dẫn trực tiếp và lời dẫn gián tiếp : * Phân biệt lời dẫn trực tiếp, lời dẫn gián tiếp : Lời dẫn trực tiếp Lời dẫn gián tiếp Dẫn trực tiếp là nhắc lại nguyên văn lời nói và ý nghĩ của người hoăc Dẫn gián tiếp tức là thuật lại lời nói hay ý nghĩ của người hoặc... Nam xương” của Nguyễn Dữ Đề 6 : Ông Hai kể lại chuyện ngắn “ Làng” của nhà văn Kim Lân Đề 7 : Bé Thu kể lại câu chuyện cảm động về tình cha con trong truyện ngắn “ Chiếc lược ngà” của Nguyễn Quang Sáng Đề 8 : Người cháu kể lại câu chuyện từ bài thơ “ Bếp lửa” của Bằng Việt . không kính Tiến Duật 196 9 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang trong gian đoạn vô cùng ác liệt. Nằm trong chùm thơ được tặng giải Nhất cuộc thi thơ Báo Văn nghệ ( 196 9) được đưa vào tập. để tặng con. Nhưng anh chưa kịp trao chiếc lược cho con thì anh đã hy sinh trong một trận càn của giặc Mỹ. - Tạo tình huống như vậy Nguyễn Quang Sáng muốn ca ngợi tình cảm cha con sâu nặng. nhưng hình ảnh về con người, cuộc sống của anh thanh niên đã để lại trong họ niềm cảm phục và mến yêu * Chiếc lược ngà – Nguyễn Quang Sáng Truyện kể về tình cảm cha con ông Sáu trong chiến tranh

Ngày đăng: 09/02/2015, 15:54

Từ khóa liên quan

Tài liệu cùng người dùng

Tài liệu liên quan