1. Trang chủ
  2. » Trung học cơ sở - phổ thông

ÔN tập NGỮ văn lớp 11

23 610 0

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 23
Dung lượng 680,5 KB

Nội dung

TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG ĐỨC HÒA  \ (CÁC BÀI TẬP LÀM VĂN VÀ NGHỊ LUẬN XÃ HỘI) TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 1 + 2 Trình bày cảm nghó của anh chò về hình ảnh chuyến tàu đêm và tâm trạng của hai đứa trẻ Thạch Lam xuất hiện trên văn đàn Việt Nam 1930 - 1945 như một làn "gió đầu mùa" tinh khiết, êm nhẹ. Người đọc văn Thạch Lam cảm nhận được một tình người đằm thắm trong một giọng văn tha thiết. Cái đẹp tự lan toả, "tiềm tàng trong mọi vật bình thường" khiến cho "lòng người thêm trong sạch và phong phú hơn". Thạch Lam đã khơi gợi ánh sáng cho những tâm hồn từ ngay những mảng đời chìm trong bóng tối. Truyện ngắn Hai đứa trẻ - câu chuyện về hai chị em ở phố huyện nghèo - như một bài thơ thấm đẫm tình người. Thế giới trẻ thơ gợi lại cho mỗi chúng ta những rung động êm đềm mà sâu sắc, mở ra những suy tư về thân phận con người. Trong văn xi Việt Nam những năm 30 của thế kỉ XX, có lẽ khó ai tìm ra được những nét đẹp tiềm ẩn trong cái bình thường giỏi như Thạch Lam. Các nhà văn Tự lực Văn đồn, những anh em của Thạch Lam cũng hay nói về cảnh nhà q, người nhà q nhưng đã tước đi vẻ hồn nhiên tươi tắn chân thực của cuộc sống ấy, thay vào đó là những cái nhìn có phần xa lạ, kẻ cả, đơi chút khinh miệt. Có lẽ, trong số anh em họ Nguyễn Tường, Thạch Lam là người sống sâu nặng hơn cả với kí ức tuổi thơ của mình. Trong tâm tư của nhà văn, phố huyện Cẩm Giàng (Hưng n) và người chị tần tảo đã trở thành chuỗi kỉ niệm đẹp đẽ nhất, khiến cho ơng khi viết về hình ảnh phố huyện vẫn còn vẹn ngun những ấn tượng sâu đậm của tuổi thơ. Hai chị em Liên và An chính là những gì Thạch Lam u mến, gắn bó thuở thiếu thời. Người đọc khơng thể nào qn ấn tượng về một khơng gian phố huyện chuyển dần vào bóng đêm. Những âm thanh của một ngày sắp tắt cùng với một phương tây cháy rực gieo vào lòng người nỗi buồn mơ hồ. Một phiên chợ chiều tàn, dăm đứa trẻ nhặt nhạnh những thứ vương vãi xung quanh chợ khơng chỉ đánh động tình thương củacơ bé Liên đầy lòng trắc ẩn mà còn khiến chúng ta cũng bồi hồi vì những nét thân thuộc của q hương, một "mủi riêng của đất, của q hương này". Tài năng của Thạch Lam đã giúp chúng ta nhận ra cái hồn q hương dìu dịu thấm vào từng cảnh vật và những sinh hoạt ban đêm của những con người phố huyện. Tất cả những gì nhà văn mơ tả đều hết sức bình thường trong một câu chuyện khơng có cốt truyện. Khung cảnh và những con người đều như hướng vào một chủ đích của nhà văn: khắc hoạ những nét bình dị, lặng lẽ trong một khơng khí xã hội đang chìm trong bóng đêm dày đặc của cuộc sống quẩn quanh khơng lối thốt. Những nhân vật phố huyện: mẹ con chị Tý với hàng nước, bác Siêu bán phở, gia đình bác Xẩm từng ấy nhân vật đã làm nên cái đặc trưng của phố huyện. Đó là những con người đang lầm lũi trong cuộc mưu sinh, tâm trạng lúc nào cũng lo toan và nhẫn nhịn. Họ cùng chờ đợi, khơng phải là những người khách mà chính là đang mòn mỏi hy vọng . Những cuộc đời trong bóng tối ấy, cũng giống như khơng gian phố huyện kia, dày đặc tăm tối nhưng vẫn l lên ánh sáng của một thế giớ khác, một thứ ánh sáng mong manh nhưng khơng hề lịm tắt. Khơng phải ngẫu nhiên nhà văn đã miêu tả cuộc sống phố huyện gắn với ba thời điểm nối tiếp: hồng hơn - tối - khuya. Bóng tối càng dày đặc bao nhiêu thì khát vọng hướng về ánh sáng càng khắc khoải bấy nhiêu. Ánh đỏ rực của buổi hồng hơn dẫu đẹp nhưng lại gieo vào lòng cơ bé Liên nỗi buồn man mác vì cuộc sống của hai đứa trẻ trong một gia đình sa sút đã mang sẵn những dư vị của bóng tối. Đó là thời điểm bắt đầu những lo toan của thế giới người lớn nên "bóng tối ngập đầy dần" đơi mắt Liên. Liên đã chứng kiến những con người "đi lần vào bóng tối", "từ từ đi vào bóng đêm" và rồi từ bóng tối mênh mơng lại hiện lên những bóng đời chập ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 2 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 chờn ánh sáng ngọn đèn, bếp lửa. Ánh sáng của thực tại chỉ còn là "nguồn sáng" xa lạ của những vì sao trên trời. Là những "khe sáng", "quầng sáng", "hột sáng" mong manh của những con người cùng sống nơi phố huyện nghèo. Sự sống như ẩn mình trong ánh sáng nhưng vẫn không xua tan được những ám ảnh bóng tối. Nó chỉ đánh thức những hoài niệm tuổi thơ. Những ngày tháng êm đềm của chị em Liên khi cảnh nhà chưa sa sút. "Vùng sáng rực và lấp lánh" của quá khứ là một tương phản để cắt nghĩa cho tâm trạng của Liên: "Đêm tối đối với Liên quen lắm, chị không sợ nó nữa". Đó là sự chấp nhận, là thực tế đáng buồn mà Thạch Lam đã nhận ra từ cuộc sống của hai đứa trẻ. Hoàn cảnh không cho phép hai chị em Liên - An được sống bình thường như bao đứa trẻ khác, tuổi thơ của những đứa trẻ con nhà nghèo không có ánh sáng, đang cằn cỗi dần cùng bóng tối. Phải chăng vì vậy mà cô bé Liên dễ động lòng trắc ẩn trước "mấy đứa trẻ con nhà nghèo", còn An dù thèm nhập bọn cùng đám trẻ con chơi đùa, nhưng nhớ lời mẹ dặn nên đành ngồi im. Cảnh nghèo dễ khiến tạo ra mặc cảm, dù cho là những đứa trẻ. Thạch Lam dường như không muốn để cho những cảm giác bi kịch đè nặng lên số phận những con người nghèo khổ, bằng thái độ trân trọng, ông đã nâng đỡ cho các nhân vật của mình, vực dậy những khát khao đổi đời ngay trong những khoảnh khắc ánh sáng mong manh nhất: "Chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hàng ngày của họ" "Một cái gì tươi sáng hơn", bản thân họ cũng không hề biết trước, chỉ là những trông ngóng mơ hồ. Nhà văn không thể chỉ ra "con đường sáng" cho những con người nghèo khổ ấy. Có lẽ, ông cũng không mơ hồ, ảo tưởng như những cây bút Tự lực Văn đoàn khác như Khái Hưng, Nhất Linh, Hoàng Đạo để mong chờ một thay đổi theo khuynh hướng cải lương, một tình thương bố thí nửa vời. Ông cũng không trông chờ nhiều vào hoạt động của "Hội Ánh sáng" do các anh em của ông tổ chức sẽ cải thiện cuộc sống dân nghèo. Bằng trực giác và sự nhạy cảm của tâm hồn nghệ sĩ giàu yêu thương, Thạch Lam đã phát hiện những nội lực để vươn lên của con người từ chính nền cuộc sống nghèo khổ. Ông đã diễn giải sâu sắc bằng hình tượng chuyến tàu đêm ngang qua phố huyện. Chuyến tàu ấy là hoạt động cuối cùng về đêm của phố huyện, là dịp cuối cùng để cho những người bán hàng đêm như chị em Liên mong "may ra còn có một vài người mua". Nhưng vượt lên cuộc sống thường nhật mà nỗi thất vọng lớn hơn niềm hy vọng, là sự háo hức trông đợi chuyến tàu "mang ánh sáng của một thế giới khác đi qua" để con người không đánh mất niềm tin vào sự sống . Vì vậy Thạch Lam đã dành những câu văn thật tinh tế để diễn tả cảm giác đợichờ ở Liên và An. Đặc biệt, cô bé Liên đã chiếm được nhiều cảm tình ở người đọc. Không chỉ vì Liên là người chị lớn đảm đang, tay hòm chìa khoá của mẹ, vì dẫu cho cô bé Liên có tự hào về chiếc chìa khoá đeo vào chiếc dây xà tích bạc thì điều ấy chỉ làm người đọc buồn và thương cảm cho một cô bé sớm già trước tuổi. Điều mà Thạch Lam làm cho người đọc yêu mến nhân vật chính là khoảnh khắc ông giúp phát hiện vẻ đẹp giàu nữ tính của nhân vật: "Liên khẽ quạt cho em, vuốt lại mái tóc tơ ( ) Qua kẽ lá của cành bàng, ngàn sao vẫn lấp lánh; một con đom đóm bám vào dưới mặt lá, vùng sáng nhỏ xanh nhấp nháy rồi hoa bàng rụng xuống vai Liên khe khẽ, thỉnh thoảng từng loạt một. Tâm hồn Liên yên tĩnh hẳn, có những cvảm giác mơ hồ không hiểu". Đây là trang văn đậm chất thơ, đem đến sự ngọt ngào của tình cảm nhà văn dành cho Liên, tạo ra cảm xúc đồng điệu ở người đọc. Một cô bé giàu mộng mơ, ắt hẳng không thể để tâm hồn ngập dần trong bóng tối. Đó là tiền đề để Liên có thể cảm nhận ánh sáng chuyến tàu đêm khác hẳng mọi người: Liên lặng theo mơ tưởng. Hà Nội xa xăm, Hà Nội sáng rực,vui vẻ và huyên náo. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua". Ánh sáng rực rỡ của con ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 3 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 tàu mang hình ảnh chứa đựng khát vọng về tương lai, đánh thức sức sống mãnh liệt của tâm hồn Liên. Không phải một lần Liên đón nhận ánh sáng ấy mà đêm nào cô cũng được sống trong những giờ phút mơ tưởng này. Mơ ước lãng mạn bao giờ cũng là cơ sở của hành động. Thạch Lam đã đem đến một thông điệp giàu ý nghĩa về con người, tạo nên giá trị nhân văn của tác phẩm: hãy tin tưởng và trân trọng khát vọng của con người, dẫu thực tại còn đầy bóng tối như không gian phố huyện nghèo kia, nhưng con người dù trong hoàn cảnh nào cũng vẫn hướng về ánh sáng. Cảm quan lãng mạn không cho phép nhà văn đi xa hơn, nhưng cũng giúp cho người đọc thêm yêu mến những con người nghèo khổ đầy hy vọng. Từ tình cảm dành cho những con người bé nhỏ, Thạch Lam còn làm sống dậy những tình cảm gắn bó với quê hương, mảnh đất và con người bình dị mà thân thương. Có thể xem đó là một khía cạnh kháccủa tâm hồn nhân ái Thạch Lam. Ông nói về những cảm nhận của hai chị em cũng là phát hiện về mối quan hệ gắn kết giữa con người với mảnh đất. Dường như những hương vị bình thường, mùi đất, mùi chợ cũng là một phương diện của tâm hồn hai đứa trẻ, cũng là sự tha thiết trìu mến của nhà văn hướng về vùng đất Cẩm Giàng từng lưu dấu tuổi thơ. Những chi tiết bình thường nhất nơi phố huyện còn lan toả cảm giác ấm áp ân tình của Thạch Lam đến tận bây giờ. Bóng tối mênh mông là miền đời không thể lãng quên và không được phép lãng quên, bởi ở đó có những con người mà nhà văn thương mến nhất. Huyền Kiêu, một người bạn của Thạch Lam đã rất có lí khi cho rằng "Thạch Lam là một người Việt Nam thành thực nhất", có lẽ bởi nhà văn đã yêu cuộc sống và những con người nghèo khổ qua những trang văn thấm đượm tình người, những trang văn "rất nhiều Thạch Lam trong đó". Độ chân cảm từ những trang văn Thạch Lam sẽ còn làm cho nhiều thế hệ người đọc còn bồi hồi xúc động./. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 4 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 1 + 2 Phân tích tác phẩm Hai đứa trẻ của Thạch Lam Truyện của Thạch Lam khơng có chuyện. Truyện "Hai đứa trẻ" cũng vậy. Chỉ có hai đứa trẻ từ Hà Nội chuyển về một phố huyện nghèo, trơng coi một cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu. Chiều, hai chị em ngồi trên chiếc chõng tre ngắm cảnh phố xá lúc hồng hơn, rồi đêm đến, tuy đã buồn ngủ ríu cả mắt, hai chị em vẫn cố thức để đợi xem chuyến tàu đêm từ Hà Nội chạy qua rồi mới khép cửa hàng đi ngủ. Thạch Lam muốn tránh lối viết tầm thường là hấp dẫn người đọc bằng cốt truyện li kì, những tình tiết éo le, những cuộc tình mùi mẫn, hoặc là những xung đột gay cấn hồi hộp. "Hai đứa trẻ" hấp dẫn người đọc bằng chất liệu thật của đời sống. Cách lựa chọn chất liệu này gần với Nam Cao, Ngun Hồng, Tơ Hồi (các nhà văn hiện thực giàu tính nhân đạo), lại kích thích người đọc bằng những ước mơ, hồi bão tốt đẹp. Tinh thần lãng mạn ấy gắn với các nhà văn Nhất Linh, Khái Hưng, Hồng Đạo. Thạch Lam có một lối văn nhẹ như cánh bướm đậu trên hoa. Bức tranh bằng ngơn ngữ của ơng có thể ví với tranh lụa chứ khơng phải sơn dầu. Thạch Lam trước sau vẫn là một nhà văn lãng mạn. lãng mạn tích cực, đẹp. Trong "Hai đứa trẻ" chất lãng mạn và hiện thực hòa quyện với nhau hiện ra trong bức tranh thiên nhiên của một vùng q vào một buổi chiều ả. Rồi màn đêm dần dần bng xuống "Một đêm mùa hạ êm như nhung và thoảng qua gió mát " thiên nhiên thì cao rộng thì cao rộng và thơ mộng. "Phương Tây đỏ rực như lửa cháy và những đám mây ánh hồng như hòn than sắp tàn". Nhưng làng q thì đầy bóng tối, thảm hại. "Trong cửa hàng hơi tối, muỗi đã bắt đầu vo ve". "Đơi mắt Liên, bóng tối ngập đầy dần". "Chỉ thấy lòng buồn man mác trước giờ khắc của ngày tàn". Chính bức tranh đời sống rất mực chân thật vừa thấm đượm cảm xúc chữ tình này đã gây nên cảm giác buồn thương day cho người đọc. Ý nghĩa tư tưởng của truyện chủ yếu tốt ra từ bức tranh đời sống phố huyện nghèo. Dưới mắt của hai đứa trẻ, cảnh phố huyện hiện lên thật là cụ thể, sinh động, gợi cảm. Đó là cảnh bãi chợ trống trải, vắng vẻ khi buổi chợ đã vãn từ lâu. "Người về hết và tiếng ồn ào cũng mất". Cảnh chợ tàn phơi bày sự nghèo nàn, xơ xác của đời sống phố huyện. Ống kính cần mẫn của nhà văn lia qua phố huyện: trên đất chỉ còn "rác rưởi, bỏ bưởi, vỏ thị, lá nhãn và lá mía". Cảnh còn được miêu tả bởi khứu giác tinh tế của nhà văn "một mùi âm ẩm bốc lên, hơi nóng của ban ngày lẫn mùi cát bụi quen thuộc q, khiến chị em liên tưởng là mùi riêng của đất, của q hương này". Bức tranh phố huyện trong "Hai đứa trẻ" đầy sức ám ảnh là vì những màu sắc và hương vị như thế. Trong khung cảnh tiêu điều, buồn bã đó, hình ảnh những con người nghèo khổ, lam lũ, nhếch nhác của phố huyện hiện dần ra. Những đứa trẻ đi nhặt nhạnh những thứ rơi vãi ở bãi chợ. Mẹ con chị Tí lễ mễ đội chõng xách điếu đóm ra dọn hàng, "ngày, chị đi mò cua bắt tép; tối đến chị mới dọn cái hàng nước này ". Gia đình bác Xẩm ngồi trên manh chiếu, cái thau sắt trắng để ở trước mặt". Thằng con bò ra đất nghịch nhặt rác bẩn bên đường. Và hai chị em Liên với cửa hàng tạp hóa nhỏ xíu mẹ Liên dọn ngay từ khi cả nhà bỏ Hà Nội về q vì thầy Liên mất việc. Bà cụ Thi điên điên tàng tàng mua rượu uống và cười "khanh khách" lảo đảo đi vào bóng tối. Tất cả đều là những kiếp sống lầm than, cực khổ, tàn tạ. Qua con mắt của bé Liên, tất cả cuộc sống chìm trong đêm tối mênh mơng, chỉ còn ngọn đèn của chị Tí, cái bếp lửa của bác Xiêu, ngọn đèn Hoa Kỳ vặn nhỏ của Liên tức chỉ là mấy đốm sáng tù mù, những đốm lửa nhỏ nhoi ấy chẳng làm cho phố huyện sáng sủa mà chỉ càng khiến cho đêm tối mịt mù dầy đặc mà thơi. "Tất cả phố xá trong huyện bây giờ thu nhỏ lại nơi hàng nước của chị Tí". Hình ảnh ngọn ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 5 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 đèn con nơi hàng nước của chị Tí chỉ chiếu sáng một vùng đất nhỏ ấy trở đi trở lại tới bẩy lần trong huyện là hình ảnh đầy ám ảnh và có sức gợi rất nhiều về những kiếp sống nhỏ nhoi, lay lắt, mù tối trong đêm đen mênh mông của cuộc đời. Cảnh phố huyện lúc chiều tối như một khúc nhạc buồn mà điệp khúc cứ lặp lại. Chiều tối nào mẹ con chị Tí cũng lễ mễ dọn hàng, chị em Liên lại kiểm hàng rồi tính tiền, rồi ngồi trên chõng tre ngắm cảnh. Bác phở Siêu lại gánh hàng và thổi lửa, bác Xẩm lại trải chiếu, đặt thau. Điệp khúc ấy cứ lặp đi lặp lại đơn điệu, buồn tẻ. Họ cũng lóe lên một chút hi vọng. Hi vọng là liều thuốc an thần cho những con người khốn khổ ấy. Nhất Linh cũng từng nói những người dân quê rất nghèo khổ tiền bạc nhưng rất giàu hi vọng hão "chừng ấy người trong bóng tối mong đợi một cái gì tươi sáng cho sự sống nghèo khổ hằng ngày của họ". Hai đứa trẻ làm sao ý thức rõ rệt được cảnh tù đọng, buồn chán, bế tắc mà chúng đang sống cũng như về những khát vọng tinh thần mơ hồ của mình. Song với tâm hồn ngây thơ, nhạy cảm, cô bé Liên cảm nhận thấm thía tuy chỉ là vô thức hiện thực đó, khát vọng đó. Chính vì khao khát được thoát khỏi cảnh tù đọng mù tối ấy mà chị em Liên đêm đêm cố thức đợi chuyến tàu đi qua. Con tàu như đã đem một chút thế giới khác đi qua, một thế giới khác hẳn đối với Liên, khác hẳn cái vầng sáng của ngọn đèn chị Tí và ánh lửa bác Siêu. "Hai đứa trẻ" của Thạch Lam không đi sâu miêu tả những xung đột xã hội, xung đột giai cấp. Ông cũng không để tâm miêu tả những bộ mặt gớm ghiếc của những kẻ bóc lột và khuôn mặt bi thảm của những kẻ bị áp bức, vì nói cho cũng Thạch Lam là một nhà văn lãng mạn. Ông phác họa bức tranh phố huyện nghèo, chân thật trong từng chi tiết và trong chiều sâu tinh thần của nó. Bức tranh làng quê mù xám với những con người nhỏ nhoi đáng thương ấy thấm đẫm niềm cảm thương chân thành của tác giả đối với những người lao động nghèo khổ sống quẩn quanh bế tắc, tối tăm. Qua bức tranh ảm đạm của phố huyện và qua hình ảnh của những con người bé nhỏ với chút hi vọng le lói, ta thấy được mơ ước lớn của nhà văn là muốn thay đổi cuộc sống ngột ngạt đó cho những con người lao động nghèo khổ. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 6 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 3 Phân tích nhân vật Huấn Cao Nguyễn Tn, một nhà văn nổi tiếng của làng văn học Việt Nam; có những sang tác xoay quanh những nhân vật lí tưởng về tài năng xuất chúng, về cái đẹp tinh thần như "chiếc ấm đất", "chén trà sương"… và một lần nữa, chúng ta lại bắt gặp chân dung tài hoa trong thiên hạ, đó là Huấn Cao trong tác phầm Chữ người tử tù. Nhà văn Nguyễn Tn đã lấy ngun mẫu hình tượng của Cao Bá Qt vớI văn chương "vơ tiền Hán", còn nhân cách thì "một đời chỉ cúi đầu trước hoa mai" làm nguồn cảm hứng sang tạo nhân vật Huấn Cao. Họ Cao là một lãnh tụ nơng dân chống triều Nguyễn năm 1854. Huấn Cao được lấy từ hình tượng này với tài năng, nhân cách sang ngời và rất đỗI tài hoa. Huấn Cao là một con người đại diện cho cái đẹp, từ cái tài viết chữ của một nho sĩ đến cái cốt cách ngạo nghễ phi thường của một bậc trượng phu đến tấm long trong sang của một người biết q trọng cái tài, cái đẹp. Huấn Cao với tư cách là người nho sĩ viết chữ đẹp thể hiện ở cái tài viết chữ. Chữ viết khơng chỉ là kí hiệu ngơn ngữ mà còn thể hiện tính cách của con người. Chữ của Huấn Cao "vng lắm" cho thấy ơng có khí phách hiên ngang, tung hồnh bốn bể. Cái tài viết chữ của ơng được thể hiện qua đoạn đối thoại giữa viên quản ngục và thầy thơ lại. Chữ Huấn Cao đẹp và q đến nỗi viên quản ngục ao ước suốt đời. Viên quản ngục đến "mất ăn mất ngủ"; khơng nề hà tính mạng của mình để có được chữ của Huấn Cao, "một báu vật trên đời". Chữ là vật báu trên đời thì chắc chắn là chủ nhân của nó phải là một người tài năng xuất chúng có một khơng hai, là kết tinh mọi tinh hoa, khí thiêng của trời đất hun đúc lại mà thành. Chữ của Huấn Cao đẹp đến như vậy thì nhân cách của Huấn Cao cũng chẳng kém gì. Ơng là con người tài tâm vẹn tồn. Huấn Cao trong cốt cách ngạo nghễ, phi thường của một bậc trượng phu. Ơng theo học đạo nho thì đáng lẽ phải thể hiện lòng trung qn một cách mù qng. Nhưng ơng đã khơng trung qn mà còn chống lại triều đình để giờ đây khép vào tội "đại nghịch", chịu án tử hình. Bởi vì Huấn Cao có tấm lòng nhân ái bao la; ơng thương cho nhân dân vơ tội nghèo khổ, lầm than bị áp bức bóc lột bởi giai cấp thống trị tàn bạo thối nát. Huấn Cao rất căm ghét bọn thống trị và thấu hiểu nỗi thống khổ của người dân "thấp cổ bé họng". Nếu như Huấn Cao phục tùng cho bọn phong kiến kia thì ơng sẽ được hưởng vinh hoa phú q. Nhưng khơng, ơng Huấn đã lựa chọn con đường khác : con đường đấu tranh giành quyền sống cho người dân vơ tội. Cuộc đấu tranh khơng thành cơng ơng bị bọn chúng bắt. Giờ đây phải sống trong cảnh ngục tối chờ ngày xử chém. Trước khi bị bắt vào ngục, viên quản ngục đã nghe tiếng đồn Huấn Cao rất giỏi võ, ơng có tài "bẻ khố, vượt ngục" chứng tỏ Huấn Cao là một người văn võ tồn tài, quả là một con người hiếm có trên đời. Tác giả miêu tả sâu sắc trạng thái tâm lí của Huấn Cao trong những ngày chờ thi hành án. Trong lúc này đây, khi mà người anh hùng "sa cơ lỡ vận" nhưng Huấn Cao vẫn giữ được khí phách hiên ngang,kiên cường. Tuy bị giam cầm về thể xác nhưng ơng Huấn vẫn hồn tồn tự do bằng hành động "dỡ cái gơng nặng tám tạ xuống nền đá tảng đánh thuỵch một cái" và "lãnh đạm" khong thèm chấp sự đe doạ của tên lính áp giải. Dưới mắt ơng, bọn kia chỉ là "một lũ tiểu nhân thị oai". Cho nên, mặc dù chịu sự giam giữ của bọn chúng nhưng ơng vẫn tỏ ra "khinh bạc". Ơng đứng đầu goong, ơng vẫn mang hình dáng của một vị chủ sối, một vị lãnh đạo. ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 7 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 Người anh hùng ấy dùng cho thất thế nhưng vẫn giữ được thế lực, uy quyền của mình. Thật đáng khâm phục ! Mặc dù ở trong tù, ông vẫn thản nhiên "ăn thịt, uống rượu như một việc vẫn làm trong hứng bình sinh". Huấn Cao hoàn toàn tự do về tinh thần. Khi viên cai ngục hỏi Huấn Cao cần gì thì ông trả lời: "Người hỏi ta cần gì à? Ta chỉ muốn một điều là ngươi đừng bước chân vào đây nữa thôi" Cách trả lời ngang tàn, ngạo mạn đầy trịch thượng như vậy là bởi vì Huấn Cao vốn hiên ngang, kiên cường; "đến cái chết chém cũng còn chẳng sợ nữa là " Ông không thèm đếm xỉa đến sự trả thù của kẻ đã bị mình xúc phạm. Huấn Cao rất có ý thức được vị trí của mình trong xã hội, ông biết đặt vị trí của mình lên trên những loại dơ bẩn "cặn bã" của xã hội. "Bần tiện bất năng di, uy vũ bất năng khuất". Nhân cách của Huấn Cao quả là trong sáng như pha lê, không hề có một chút trầy xước nào. Theo ông, chỉ có "thiên lương" , bản chất tốt đẹp của con người mới là đáng quý. Thế nhưng khi biết được nỗi lòng viên quản ngục, Húan Cao không nhữg vui vẻ nhận lời cho chữ mà còn thốt ra rằng : "Ta cảm tấm lòng biệt nhãn liên tài của các ngươi. Ta biết đâu một người như thầy quản đây mà lại có sở thích cao quý đến như vậy. Thiếu chút nữa, ta đã phụ một tấm lòng trong thiên hạ". Huấn Cao cho chữ là một việc rất hiếm bởi vì "tính ông vốn khoảnh. Ta không vì vàng bạc hay quyền uy mà ép cho chữ bao giờ". Hành động cho chữ viên quản ngụ chứng tỏ Huấn Cao là một con người biết quý trọng cái tài, cái đẹp, biết nâng niu những kẻ tầm thường lên ngang tàng với mình. Quay cảnh "cho chữ" diễn ra thật lạ, quả là cảnh tượng "xưa nay chưa từng có". Kẻ tử từ "cổ đeo gông, chân vướng xích" đang "đậm tô từng nét chữ trên vuông lụa bạch trắng tinh" với tư thế ung dung tự tại, Huấn Cao đang dồn hết tinh hoa vào từng nét chữ. Đó là những nét chữ cuối cùng của con người tài hoa ấy. Những nét chữ chứa chan tấm lòng của Huấn Cao và thấm đẫm nước mắt thương cảm của người đọc. Con người tài hoa vô tội kia chỉ mới cho chữ ba lần trong đời đã vội vã ra đi, để lại biết bao tiếc nuối cho người đọc. Qua đó, tác giả Nguyễn Tuân cũng gián tiếp lên án xã hội đương thời đã vùi dập tài hoa của con người. Và người tù kia bỗng trở nên có quyền uy trước những người đang chịu trách nhiệm giam giữ mình. Ông Huấn đã khuyên viên quản ngục như một người ca khuyên bảo con: "Tôi bảo thực thầy quản nên về quê ở đã rồi hãy nghĩ đến chuyện chơi chữ. Ở đây khó giữ được thiên lương cho lành lắm rồi cũng có ngày nhem nhuốc mất cái đời lương thiện". Theo Huấn Cao, cái đẹp không thể nào ở chung với cái xấu được. Con người chỉ thưởng thức cái đẹp khi có bản chất trong sáng, nhân cách cao thượng mà thôi. Những nét chữ cuối cùng đã cho rồi, những lời nói cuối cùng đã nói rồi’ Huấn Cao , người anh hùng tài hoa kia dù đã ra đi mãi mãi nhưng để lại ấn tượng sâu sắc cho những ai đã thấy, đã nghe, đã từng được thưởng thức nét chữ của ông. Sống trên cõi đời này, Huấn Cao đã đứng lên đấu tranh vì lẽ phải; đã xoá tan bóng tối hắc ám của cuộc đời này. Chính vì vậy, hình tượng Huấn Cao đã trở nên bất tử. Huấn Cao sẽ không chết mà bước sang một cõi khác để xua tan bóng tối nơi đó, đem lại hạnh phúc cho mọi người ở mọi nơi. Ở Huấn Cao ánh lên vẻ đẹp của cái "tài" và cái "tâm". Trong cái "tài" có cái "tâm" và cái "tâm" ở đây chính là nhân cách cao thượng sáng ngời của một con người tài hoa. Cái đẹp luôn song song "tâm" và "tài" thì cái đẹp đó mới trở nên có ý nghĩa thực sự. Xây dựng hình tượng ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 8 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 nhân vật Huấn Cao, nhà văn Nguyễn Tuân đã thành công trong việc xây dựng nên chân dung nghệ thuật điển hình lí tưởng trong văn học thẩm mĩ. Dù cho Huấn Cao đã đi đến cõi nào chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 9 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 4 Vì sao nói cảnh cho chữ trong "Chữ người tử tù" là cảnh tượng xưa nay chưa từng có “Chữ người tử tù” là ánh sáng lung linh nhất, ngời chói nhất, đa màu sắc nhất để tơ điểm cho tuyệt tác “Vang bóng một thời”. "Chữ người tử tù” đã thể hiện một bút pháp thật sắc sảo với từng câu văn, nét chữ như chất chứa cả đai dương ý nghĩa cuồn cuộn dâng trào của nhà văn Ngun Tn. “Chữ người tử tù” thật sự đi vào lòng người khi Nguyễn Tn đã biết tạo dựng một nhân vật điển hình. Đặc biệt là ơng đã tạo dựng cảnh Huấn Cao cho chữ “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. Vì sao Nguyễn Tn lại nói cảnh Huấn Cao cho chữ là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”? Ngun do thật đơn giản, đó là các bậc nho sĩ ngày xưa “tao nhân mặc khách”, ”bụng đựng đầy chữ thánh hiền” khi viết chữ hoặc cho chữ phải ở những nơi trăng thanh gió mát, hoa hương ngào ngạt, ly rượu nồng nàn chếnh chống hơi men… Có như thế thì viết chữ mới hay, cho chữ mới đáng được thưởng thức và mới đạt đến trình độ thẩm mỹ tuyệt vời. Nhưng ở đây Huấn Cao cho chữ quản ngục lại vào một phòng giam tối mịt "tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Đúng là “một cảnh tượng xưa nay chưa từng có”. “Một cảnh tượng xưa nay chưa từng có” ấy đã diễn ra vào đêm hơm khuya khoắt, ngay tại nhà tù. Cảnh đêm bng xuống khơng gian bốn bề chỉ còn văng vẳng tiếng mõ trên vọng canh. Ngồi nhà tù đã tối thì bước chân vào nhà tù kín mít hẳn phải “sẫm đen hơn nữa”. Theo viên quản ngục và thầy thơ lại vào phòng gian có một bó đuốc sáng rực lan tỏa khắp bốn bề. Và khơng khí lúc đó mới “tỏa như đám cháy nhà, ánh sáng đỏ rực” , rồi “lửa đóm cháy rừng rực, lửa rụng xuống phòng giam, tàn lửa tắt nghe xèo xèo”. Khơng phải ngẫu nhiên nhà văn Ngun Tn lại nhắc đến bó đuốc “sáng rực” đó đến hai lần, rõ ràng đó là dụng ý nghệ thuật cũng như Bác Hồ viết “Phương đơng màu trắng chuyển sang hồng” vậy. Chính bởi vì thế mà sự đối lập giữa ánh sáng và bóng tối cứ giằng co nhau quyết liệt. Bóng tối qnh đặc như muốn nuốt tươi ánh sáng. Nhưng khơng, ánh sáng ở đây vẫn ngời chói vẫn ngời tỏ, sáng rực, chứ khơng như ánh sáng leo lét, buồn rầu của mẹ con chị Tý và ánh sáng rực tỏa, chói lọi như đồn tàu rồi lại chìm vào hư khơng của bóng đêm trong truyện ngắn “Hai đứa trẻ” của Thạch Lam. Song xét sau xa hơn thì ánh sáng đó khơng chỉ đơn thuần mang ý nghĩa sắc màu vật lý mà ánh sáng đó mang sắc màu ý nghĩa nhân sinh đậm nét: ánh sáng của sự lương tri, của nhân tâm, của thiên lương trong sáng đã chiến thắng bóng tối của cường quyền, bạo lực. Sự chiến thắng đó là điều tất yếu sẽ xảy ra, bởi vì mọi cái thiện, cái cao cả, chính nghĩa cuối cùng sẽ chiến thắng. Với ánh sáng ấy đã cảm hóa con người một cách mạnh mẽ, nâng đỡ những con người có đức, mến mộ cái tài, nhưng yếu ớt trở về cuộc sống lương thiện Sự chiến thắng đó là bản hùng ca, ca ngợi chữ tâm của con người thiên lương. Bản hùng ca chữ tâm đó sẽ ngời tỏ và sáng lạn hơn nữa khi nó đi liền với cái tài hoa, cái đẹp lại làm mờ nhạt đi sự nhơ bẩn, sự phàm tục. Ở đây, sự nhơ bẩn, phàm tục được hiện hữu rất rõ: ”một buồng tối chật hẹp, ẩm ướt,tường đầy mạng nhện, tổ rệp, đất bừa bãi phân chuột, phân gián”. Một cái buồng giam thật kinh sợ chẳng khác gì chi một chuồng trâu của nhà nơng! Phân gián, mạng nhện, tổ rệp lại cộng thêm ẩm ướt, chật hẹp thì đẩy sự nhem nhuốc, phàm tục lên đỉnh điểm. Sự nhem nhuốc, sự phàm tục này tưởng chừng như mãi mãi tồn tại. Song với sự xuất hiện của phiếm lụa, của lọ mực đã xua tan đi mùi ơ uế. Phiến lụa, mùi mực là biểu tượng cái đẹp, cái thơm tho. Cho nên, phân gián, ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 10 [...]... ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 14 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 khi thể hiện cái chết ấy, Nam Cao cũng bộc lộ phần hạn chế trong tư tưởng của mình Đó là hạn chế về thế giới quan của nhà văn, điều đó cũng có nghĩa bản thân nhà văn Nam Cao cũng tột cùng bế tắc trong thời kì trước Cách mạng tháng Tám Thơng qua số phận bi thảm của Chí Phèo, nhà văn Nam Cao... quản ngục lại một lần nữa khẳng định cái đẹp, cái thiên lương cảu con người: “Ở đây lẫn lộn ta khun thầy Quản nên thay chốn ở đi Chỗ này khơng ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 11 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vng vắn, tươi tắn nó nói lên cái hồi bão tung hồnh của một đời con người” Cái hồi bão tung hồnh của... người xung quanh nhưng cũng tồn tại những kẻ ích kỷ.Những người đó chỉ biết cuộc sống của mình, họ khơng quan tâm đến bất cứ ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 22 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 ai Họ khơng hề biết rằng cuộc đời là tập hợp của rất nhiều số phận may mắn, bất hạnh Vì vậy những số phận may mắn cần dang rộng vòng tay u thương để giúp đỡ những số phận... xứng đáng là những tia sáng cho mn đời soi vào mà noi theo Mọi người chúng ta hãy hướng về tia sáng đó thì nhất định bóng tối sẽ ngả về phía sau ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 12 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 5 Phân tích nhân vật Chí Phèo Bài 1 Trong đề tài viết về người nơng dân,Nam Cao là người đến muộn, trước đó đã sừng sững những Nguyễn Cơng Hoan,... kiện, hồn cảnh Ở những điều kiện lớn, hồn cảnh lớn,bản chất con người mới được bộc lộ bởi nói như H.Balzac: “Bản chất của con người thường bị ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 15 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 bánh xe của số phận che đậy, và khi lao vào bão tố, dù tốt hay xấu, tự nó bộc lộ.” Cuộc đời Chí Phèo tù lúc sinh ra đến lúc chết đi đươc chia làm hai... tay chạm trổ đầy những hình rồng phượng, có cả một ơng tướng cầm chuỳ.Trơng Chí Phèo đặc như một tên săng đá”.Hình ảnh này đã làm tái hiện một ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 16 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Chí Phèo khác hồn tồn, thay thế hắn nơng dân thuần hậu ngày xưa giờ đây là một Chí Phèo sinh ra làm người nhưng khơng được làm người, hiền lành chân... hót b/sáng, tiếng gõ mái chèo của người thuyền chày đuổi cá trên sơng, tiếng trò chuyện của những người đi chợ sớm Cái đẹp của tự nhiên, c/đẹp ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 17 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 của l/đ chứa chan tình người, tất cả thật đ/sơ nhưng cũng thật gần gủi thân thiết, những âm thhắn này ngày nào cũng có nhưng đây là l/đầu tiên chí cảm... trên ngưỡng cửa trở về cuộc sống Đây khong thể là hành động lưu mhắn mà là sự vùng lên tuyệt vọng của người nơng dân khi thức tỉnh cuộc sống ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 18 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Chí Phèo – một tấn bi kịch của một người nơng dân nghèo bị tha hóa trong xã hội cũ, một con người điển hình Ở cuối tác phẩm, “đột nhiên thị thống thấy... nơng thơn trước Cách mạng tháng Tám Mang đậm giá trị tố cáo rất cao, lên án giai cấp pk thống trị tha hố, những bị kịch như vậy sẽ còn tiếp diễn ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 19 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 NGHỊ LUẬN XÃ HỘI Đềâ 1 Tác dụng của việc đọc sách Bạn có bao giờ thấy ngại ngùng khi đứng trước đám đơng? Bạn có bao giờ run lẩy bẩy khơng biết diễn... nhiều tác dụng nữa các bạn ạ.Hãy cầm trên tay một cuốn sách và bắt đầu đọc nó mỗi ngày các bạn nha! Đềâ 2 Tiền mua được tất cả trừ hạnh phúc ĐỀ CƯƠNG ƠN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 20 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Tiền là mảnh giấy do người in ra,là phương tiện giúp người dung hòa,cân đối và tăng trưởng phát triển đời sống,nó đại diện cho quyền lực,và ngay cả ý . đi. Chỗ này không ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 11 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 phải là nơi để treo một bức lụa với những nét chữ vuông vắn, tươi. chăng nữa thì ông vẫn sẽ mãi trong lòng người đọc thế hệ hôm nay và mai sau. ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 9 TRƯỜNG THPT ĐỨC HỊA LỚP 11A1 Đềâ 4 Vì. sông, tiếng trò chuyện của những người đi chợ sớm. Cái đẹp của tự nhiên, c/đẹp ĐỀ CƯƠNG ÔN TẬP HỌC KỲ I – NGỮ VĂN 11 – CÁC BÀI TLV VÀ NLXH NĂM HỌC: 2013-2014 17 TRƯỜNG THPT ĐỨC HÒA LỚP 11A1 của

Ngày đăng: 06/07/2015, 10:21

TỪ KHÓA LIÊN QUAN

w