LỊCH SỬ 11 • NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? (Bài 21) - Nguyên nhân thất bại: + Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nhưng lẻ tẻ, không có sự liên kết, thống nhất. + Giai cấp lãnh đạo chưa phải giai cấp tiên tiến, đường lối lãnh đạo còn nhiều thiếu sót. + Chênh lệch lực lượng, vũ khí, trang bị kém hơn so với Pháp. - Ý nghĩa lịch sử: + Cho thấy tinh thần đấu tranh, tinh thần yêu nước, lòng đoàn kết của dân tộc. + Mở đường cho những cuộc cách mạng, kháng chiến sau này, để lại nhiều bài học kinh nghiệm. + Giáng đòn chí mạng, làm giảm tốc độ xâm lược của Pháp. + Thấy được tài năng của các thủ lĩnh, đặc biệt là quá trình tự chế tạo súng theo phương pháp thủ công trong khởi nghĩa Hương Khê. + Nhận thấy sự bế tắc trong con đường cứu nước của nhân dân ta, sự thất bại của hệ tư tưởng phong kiến, đòi hỏi một khuynh hướng mới do giai cấp tiên tiến lãnh đạo. • TẠI SAO KHỞI NGHĨA HƯƠNG KHÊ LÀ CUỘC KHỞI NGHĨA TIÊU BIỂU NHẤT PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? (Bài 21) - Đây là cuộc khởi nghĩa có quy mô lớn, địa bàn rộng (Các tỉnh Thanh- Nghệ- Tĩnh, Quảng Bình,…). - Thời gian kéo dài lâu nhất, tồn tại hơn 10 năm( 1885- 1896) cùng với các cuộc khởi nghĩa khác như Bãi Sậy( 1883- 1892), Ba Đình( 1996- 1887). - Lực lượng tham gia: Đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước. - Huy động được sự ủng hộ và tiềm năng to lớn của nhân dân. - Chế tạo được loại vũ khí tối tân: súng trường theo mẫu Pháp. - Có tổ chức tương đối chặt chẽ, hệ thống phòng tuyến liên hoàn, dày đặc. - Lập nhiều chiến công với các trận đánh quyết liệt từ 1888- 1896: trận Trường Lưu (5/ 1890), trận tập kích thị xã Hà Tĩnh (8/ 1892), trận phục kích ở vùng núi Vụ Quang(10/ 1894), gây cho địch nhiều tổn thất. - Về quân sự, lãnh đạo tài tình, biết sử dụng những phương pháp tác chiến linh hoạt (biết dựa vào địa hình hiểm chở ở vùng miền núi), chủ đông, sáng tạo trong quá trình chuẩn bị và giao chiến với quân địch. - Khởi nghĩa Hương Khê thất bại cũng là mốc đánh dấu kết thúc phong trào đấu tranh yêu nước chống Pháp dưới ngọn cờ Cần Vương. • ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? (Bài 21) - Đặc điểm nổi bật: + Giai đoạn 1 (1885- 1888): Phong trào phát triển theo chiều rộng. + Giai đoạn 2 (1888- 1896): Phong trào phát triển theo chiều sâu và quy tụ thành những trung tâm khởi nghĩa lớn với các cuộc khởi nghĩa kinh điển. - Căn cứ: Địa hình núi cao, rừng sâu, đầm lầy mang tính cố thủ, biệt lập. - Phạm vi hoạt động: diễn ra trên phạm vi cả nước, chủ yếu ở Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. - Quy mô: rộng lớn. - Mục đích: phò vua cứu nước, đánh Pháp, giành lại độc lập dân tộc, bảo vệ chủ quyền đất nước, lập lại chế độ phong kiến. - Lãnh đạo: Triều đình( Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết), các văn thân, sĩ phu yêu nước ( Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…). - Lực lượng tham gia: các văn thân, sĩ phu yêu nước và quần chúng nhân dân ( dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số). - Hình thức đấu tranh: khởi nghĩa vũ trang. - Kết quả: Phong trào kéo dài hơn 10 năm, cuối cùng đã thất bại nhưng cũng gây cho địch nhiều thiệt hại. - Tính chất: Là phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, diễn ra theo khuynh hướng và ý thức hệ phong kiến, thể hiện tính dân tộc sâu sắc. • SO SÁNH PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG VÀ KHỞI NGHĨA YÊN THẾ? (Bài 21) - Giống nhau: + Cả hai đều là khởi nghĩa vũ trang, chống lại thực dân Pháp, đều kéo dài nhưng vẫn thất bại. + Lực lượng: đông đảo quần chúng nhân dân yêu nước đặc biệt là nông dân. + Kết quả: Tuy thất bại nhưng cũng đã làn tổn hại đến địch. + Ý nghĩa: Thể hiên tinh thần yêu nước, ý thức dân tộc cao. + Phong trào Cần Vương là phong trào theo ý thức hệ phong kiến, khởi nghĩa Yên Thế là phong trào tự phát nhưng vẫn bị chi phối bởi ý thức hệ phong kiến. - Khác nhau: Nội dung Phong trào Cần Vương Khởi nghĩa Yên Thế Thời gian Từ 1885 đến 1896( 10 năm). Từ 1884 đến 1913(30 năm). Địa bàn Rộng lớn, trên trên phạm vi cả nước, chủ yếu ở Trung, Bắc Kì, về sau chuyển về vùng trung du, miền núi. Hẹp, chủ yếu ở Yên Thế( Bắc Giang) và một số tỉnh Bắc Kì( Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên). Lãnh đạo - Triều đình: Vua Hàm Nghi, Tôn Thất Thuyết. - Các văn thân, sĩ phu yêu nước ( Phan Đình Phùng, Cao Thắng,…). Giai cấp nông dân: Đề Nắm, Đề Thám. Lực lượng tham gia Các văn thân, sĩ phu yêu nước và quần chúng nhân dân ( dân tộc Kinh, dân tộc thiểu số). Giai cấp nông dân yêu nước. Mục đích Phò vua cứu nước, đánh Pháp giành lại độc lập, khôi phục lại chế độ phong kiến. Đánh Pháp, chống lại chính sách bình định của Pháp để tự vệ, bảo vệ quyền lợi thiết thân. Tính chất Phong trào yêu nước chống Pháp cuối thế kỉ XIX, mang khuynh hướng và hệ tư tưởng phong kiến, thể hiện tinh thần dân tộc sâu sắc. Phong trào tự phát, tự vệ, chống lại chính sách cướp bóc và bình định của Pháp. • VÌ SAO KHỞI NGHĨA YÊN THẾ KHÔNG ĐƯỢC XẾP VÀO PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? (Bài 21) - Phong trào Cần Vương là phong trào khởi nghĩa hưởng ứng chiếu Cần Vương của vua Hàm Nghi, do các sĩ phu yêu nước thực hiện nhằm khôi phục lại nhà nước phong kiến. - Yên Thế là khởi nghĩa nông dân đánh Pháp để tự vệ , bảo vệ cuộc sống bình yên của mình nên không được coi là thuộc phong trào Cần Vương. • TÁC ĐỘNG CỦA CUỘC KHAI THÁC THUỘC ĐỊA LẦN THỨ NHẤT CỦA THỰC DÂN PHÁP ĐẾN KINH TẾ, XÃ HỘI VIỆT NAM? (Bài 22) - Về kinh tế: + Tích cực: So với lúc trước nền kinh tế Việt Nam phát triển hơn. Yếu tố sản xuất tư bản chủ nghĩa được du nhập vào Việt Nam. + Tiêu cực: Tài nguyên bị cạn kiệt. Kinh tế Việt Nam phát triển mất cân đối, thiếu hẳn công nghiệp nhe, thủ công nghiệp bị mai một. Về cơ bản nền kinh tế Việt Nam vẫn lạc hậu và phụ thuộc vào Pháp. - Về Xã hội: + Hình thành các giai tầng mới( Tư sản, tiểu tư sản, công nhân). + Hình thành 2 mâu thuẫn chủ yếu trong xã hội: Dân tộc: nhân dân Việt Nam >< thực dân Pháp. (Quan trong nhất) Giai cấp: Địa chủ >< Nông dân. + Xã hội mang tính chất thuộc địa nửa phong kiến. + Tạo điều kiện bên trong cho cuộc vận động giải phóng dân tộc theo xu hướng mới ở đầu thế kỉ XX. • SỰ CHUYỂN BIẾN VỀ KINH TẾ VÀ XÃ HỘI Ở VIỆT NAM CÓ MỖI QUAN HỆ NHƯ THẾ NÀO? (Bài 22) Sự chuyển biến về kinh tế của Việt Nam dưới tác động của chính sách khai thác thuộc địa đã dẫn tới những chuyển biến về xã hội: - Trước khi Pháp tiến hành chính sách khai thác thuộc địa, Việt Nam là một quốc gia nông nghiệp mang tính chất phong kiến với 2 giai cấp cơ bản là địa chủ phong kiến và nông dân. - Khi Pháp tiến hành công cuộc khai thác thuộc địa, cơ cấu kinh tế có nhiều thay đổi, đặc biệt là sự phát triển các ngành kinh tế theo khuynh hướng tư bản chủ nghĩa, dẫn đến việc hình thành những lực lượng xã hội mới như công nhân, tư sản, tiểu tư sản. • SO SÁNH XU HƯỚNG BẠO ĐỘNG VÀ CẢI CÁCH ( SO SÁNH XU HƯỚNG CỨU NƯỚC CỦA PHAN CHÂU TRINH VÀ PHAN BỘI CHÂU)? (Bài 23) - Giống nhau: + Cả 2 ông đều là người yêu nước, thương dân, đều học hỏi kinh nghiệm của các nước để về làm cách mạng ở Việt Nam, tìm con đường giải phóng cho dân tộc. + Cả 2 xu hướng cách mạng này đều nằm trong khuynh hướng cách mạng dân chủ tư sản đầu thế kỉ XX. + Được sự ủng hộ nhiệt tình của đông đảo quần chúng nhân dân. Tuy nhiên cả 2 xu hướng cách mạng này đều chưa xây dựng được cơ sở vững chắc cho xã hội. + Đều dựa trên sự giúp đỡ từ bên ngoài. + Đều có hạn chế về tầm nhìn và tư tưởng: chưa xác định được kẻ thù, đều ảo tưởng về kẻ thù. - Khác nhau: Xu hướng bạo động Xu hướng cải cách Đại diện Phan Bội Châu( 1867- 1940), quê ở huyện Nam Đàn, tỉnh Nghệ An, xuất thân trong một gia đình nhà Nho nghèo yêu nước, sớm có hoài bão cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ. Phan Châu Trinh( 1872- 1926), người phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình theo nghề võ, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Chủ trương cứu nước Vận động quần chúng nhân dân và tranh thủ sự giúp đỡ của Nhật Bản để tiến hành bạo động chống Pháp, xây dựng chế độ chính trị mới ở Việt Nam. Dựa vào Pháp đánh đổ vua quan phong kiến, hô hào nhân dân cải cách kinh tế, văn hóa, xã hội, nâng cao dân trí, tiến tới cứu nước. Phương pháp Bạo động vũ trang. Cải cách ôn hòa. Mục tiêu Giải phóng dân tộc, cứu nước, cứu dân. Tiến hành cải cách xã hội, cứu nước, cứu dân. Hoạt động - Tháng 5/1904, PBC thành lập Duy Tân hội tại Quảng Nam với chủ trương đánh Pháp dành độc lập, thiết lập chế độ quân chủ lập hiến. - Từ 1904- 1908, tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. - Tháng 8/1908, Nhật Bản cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam, phong trào Đông Du thất bại, PBC đến Trung Quốc và sang Xiêm để lánh nạn. 1911, cách mạng Tân Hợi ở Trung Quốc bùng nổ, PBC quay lại Trung Quốc. - Tháng 6/1912, cùng các thanh nhiên yêu nước thành lập Việt Nam Quang phục hội tại Quảng Châu( Trung Quốc), chủ trương: đánh Pháp, thành lập nước Cộng hòa Dân quốc Việt Nam -> trừ khử, tiêu diệt tên đầu xỏ, tay sai của chúng nhưng thất bại. - 24/ 12/ 1913, PBC bị giới quân phiệt Trung Quốc bắt ở nhà tù Quảng Đông. - Năm 1906, Phan Châu Trinh cùng một số sĩ phu yêu nước tiến bộ khởi xướng cuộc vận động Duy Tân ở Trung Kì. + Kinh tế: cổ động việc chấn hưng thực nghiệp, lập hộ kinh doanh, phát triển các nghề thủ công nghiệp( mở lò rèn, xưởng mộc,…), làm vườn. + Giáo dục: Xây dựng trường học theo kiểu mới, dạy chữ Quốc ngữ, dạy các môn học mới. + Xã hội: vận động cải cách trang phục, lối sống, phê phán các hủ tục. - Năm 1908, diễn ra phong trào chống sưu thuế do ảnh hưởng của phong trài Duy Tân. - Pháp thẳng tay đàn áp phong trào, PCT bị bắt năm 1908 và bị đày ở Côn Đảo. - Năm 1911, PCT bị đưa sang Pháp. Ý nghĩa Cổ vũ tinh thần yêu nước, tinh thần dân tộc, tập hợp được lực lượng khánh Pháp hùng mạnh. Cổ vũ tinh thần yêu nước, phát động phong trào chống thuế, lập nhiều trường học,… giáo dục tư tưởng chống lại các thủ thục phong kiến. • ĐẶC ĐIỂM CỦA PHONG TRÀO YÊU NƯỚC ĐẦU THẾ KỈ XX? (Bài 23) - Lãnh đạo: Phan Bội Châu, Phan Châu Trinh. - Lực lượng tham gia: Trí thức yêu nước, các nhà tư tưởng tiến bộ và nhân dân. - Các phong trào nổi bật: Đông Kinh Nghĩa Thục, phong trào Đông Du, phong trào Duy Tân, phong trào hội kín Nam Kì,… - Kết quả: Thất bại nhưng cũng gây cho thực dân Pháp nhiều khó khăn. - Ý nghĩa: Để lại bài học, kinh nghiệm quý báu cho các phong trào yêu nước của dân tộc ta. . LỊCH SỬ 11 • NGUYÊN NHÂN THẤT BẠI, Ý NGHĨA LỊCH SỬ PHONG TRÀO CẦN VƯƠNG? (Bài 21 ) - Nguyên nhân thất bại: + Các cuộc khởi nghĩa nổ ra nhiều nhưng lẻ tẻ, không có sự liên kết,. cứu nước, cứu dân khỏi ách nô lệ. Phan Châu Trinh( 18 72- 1 926 ), người phủ Tam Kì, tỉnh Quảng Nam, xuất thân trong một gia đình theo nghề võ, từ nhỏ đã nổi tiếng thông minh, học giỏi. Chủ trương cứu. 1908, tổ chức phong trào Đông Du, đưa thanh niên Việt Nam sang học tập tại Nhật Bản. - Tháng 8/1908, Nhật Bản cấu kết với Pháp trục xuất lưu học sinh Việt Nam, phong trào Đông Du thất bại, PBC đến