1. Trang chủ
  2. » Luận Văn - Báo Cáo

Nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ trường tiểu học số 2 phước thắng trong tình hình hiện nay

27 5,4K 27

Đang tải... (xem toàn văn)

Tài liệu hạn chế xem trước, để xem đầy đủ mời bạn chọn Tải xuống

THÔNG TIN TÀI LIỆU

Thông tin cơ bản

Định dạng
Số trang 27
Dung lượng 244,5 KB

Nội dung

Trong mọi thời kỳ, các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) luôn đóng vai trò là hạt nhân chính trị lãnh đạo đơn vị cơ sở, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành mọi hoạt động xây dựng nội bộ Đảng. Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước gần 30 năm qua cho thấy những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đều có sự đóng góp quan trọng của các chi bộ, đảng bộ cơ sở. Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở đảng. Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng”.Chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, là đơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trường học giáo dục, rèn luyện, kết nạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tra công tác và sàng lọc đảng viên. Mọi hoạt động của chi bộ đều nhằm vào việc đảm bảo cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện một cách có hiệu quả ở cơ sở; đồng thời bằng những kinh nghiệm từ phong trào cách mạng của quần chúng góp phần vào việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng.Trong nhà trường, chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động của nhà trường. Chi bộ là người lãnh đạo chính trị, lãnh đạo việc thực hiện đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong trường học. Đảm bảo các hoạt động giáo dục trong nhà trường theo đúng mục tiêu đào tạo của Đảng của Nhà nước và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường.Những năm vừa qua ở Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng, việc nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng nói chung, sinh hoạt chi bộ nói riêng đã được cấp ủy, bí thư chi bộ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát nên năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của chi bộ nhà trường luôn được giữ vững. Tuy nhiên, chi bộ vẫn còn không ít khuyết điểm và hạn chế, trong đó đáng chú ý là chất lượng sinh hoạt chi bộ của một số đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chỉnh đốn Đảng và sự nghiệp phát triển Giáo dục Đào tạo trong giai đoạn hiện nay. Do đó, để chăm lo xây dựng Chi bộ nhà trường, việc thường xuyên đổi mới, cải tiến nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ là khâu đột phá có tầm quan trọng to lớn.Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng trong tình hình hiện nay” làm đề tài tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn góp thêm ý kiến cho việc nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ nhà trường trong tình hình hiện nay.Trọng tâm của đề tài này là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sinh hoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng, trên cơ sở đó đề xuất những giải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ nhà trường trong tình hình hiện nay.

Trang 1

MỤC LỤC

Trang

I SINH HOẠT CHI BỘ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN 5

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác-Lênin về sinh hoạt đảng, sinh

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ 6

3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về về sinh hoạt đảng,

4 Tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ 9

II THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHI BỘ CỦA CHI BỘ

TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHƯỚCTHẮNG TỪ NĂM 2010

ĐẾN NAY

11

1 Khái quát đặc điểm, tình hình của Chi bộ Trường Tiểu học số 2

2 Thực trạng sinh hoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước

3 Một số kinh nghiệm qua việc tổ chức sinh hoạt chi bộ của Chi bộ

Trang 2

A MỞ ĐẦU

Trong mọi thời kỳ, các tổ chức cơ sở đảng (TCCSĐ) luôn đóng vai trò là hạtnhân chính trị lãnh đạo đơn vị cơ sở, đồng thời là cấp trực tiếp tiến hành mọi hoạtđộng xây dựng nội bộ Đảng Thực tiễn công cuộc đổi mới đất nước gần 30 nămqua cho thấy những thành tựu to lớn trên tất cả các lĩnh vực đều có sự đóng gópquan trọng của các chi bộ, đảng bộ cơ sở Đại hội lần thứ VI của Đảng đã khẳngđịnh: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinhnghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở màhạt nhân là tổ chức cơ sở đảng Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ

sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng”.

Chi bộ là tổ chức tế bào cơ bản của Đảng, là hạt nhân lãnh đạo chính trị, làđơn vị chiến đấu ở cơ sở, là cầu nối trực tiếp giữa Đảng với quần chúng, là trườnghọc giáo dục, rèn luyện, kết nạp đảng viên, là nơi quản lý, phân công, kiểm tracông tác và sàng lọc đảng viên Mọi hoạt động của chi bộ đều nhằm vào việc đảmbảo cho đường lối, chính sách của Đảng được quán triệt và thực hiện một cách cóhiệu quả ở cơ sở; đồng thời bằng những kinh nghiệm từ phong trào cách mạng củaquần chúng góp phần vào việc bổ sung, hoàn chỉnh đường lối, chủ trương, chínhsách của Đảng

Trong nhà trường, chi bộ là hạt nhân lãnh đạo toàn diện các hoạt động củanhà trường Chi bộ là người lãnh đạo chính trị, lãnh đạo việc thực hiện đường lốichính sách của Đảng, pháp luật của nhà nước trong trường học Đảm bảo các hoạtđộng giáo dục trong nhà trường theo đúng mục tiêu đào tạo của Đảng của Nhànước và hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ chính trị của nhà trường

Những năm vừa qua ở Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng, việc

nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng nói chung, sinh hoạt chi bộ nói riêng đã đượccấp ủy, bí thư chi bộ thường xuyên quan tâm, chỉ đạo sâu sát nên năng lực lãnhđạo, sức chiến đấu của chi bộ nhà trường luôn được giữ vững Tuy nhiên, chi bộvẫn còn không ít khuyết điểm và hạn chế, trong đó đáng chú ý là chất lượng sinhhoạt chi bộ của một số đảng viên chưa đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ xây dựng chỉnhđốn Đảng và sự nghiệp phát triển Giáo dục - Đào tạo trong giai đoạn hiện nay Do

đó, để chăm lo xây dựng Chi bộ nhà trường, việc thường xuyên đổi mới, cải tiếnnâng cao chất lượng sinh hoạt của chi bộ là khâu đột phá có tầm quan trọng to lớn

Từ những lý do trên, tôi chọn vấn đề “Nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng trong tình hình hiện nay” làm đề tài

tiểu luận tốt nghiệp với mong muốn góp thêm ý kiến cho việc nâng cao chất lượng

sinh hoạt của chi bộ nhà trường trong tình hình hiện nay.

Trọng tâm của đề tài này là nghiên cứu làm rõ cơ sở lý luận và thực tiễn sinhhoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng, trên cơ sở đó đề xuất nhữnggiải pháp cơ bản nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của Chi bộ nhà trường trong

tình hình hiện nay

Kết cấu của đề tài, ngoài phần mở đầu, kết luận, gồm có các nội dung sau:

Trang 3

I Sinh hoạt chi bộ - cơ sở lý luận và thực tiễn.

II Thực trạng sinh hoạt chi bộ của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 PhướcThắng từ năm 2010 đến nay

III Giải pháp và kiến nghị

Để hoàn thành đề tài này, tôi xin trân trọng cảm ơn Ban giám hiệu, tập thểcác thầy, cô giáo trường Chính trị tỉnh Bình Định đã tận tình giúp đỡ tôi thực hiện

đề tài này Xin chân thành cảm ơn Đảng ủy xã Phước Thắng, Chi ủy Trường Tiểuhọc số 2 Phước Thắng đã cung cấp tài liệu để tôi hoàn thành đề tài

Do thời gian nghiên cứu có hạn, với vốn kiến thức của bản thân còn hạn chếnên nội dung đề tài không tránh khỏi những thiếu sót Rất mong được sự góp ýkiến của quý thầy, cô giáo để đề tài được tốt hơn

Xin trân trọng cảm ơn !

Trang 4

B NỘI DUNG

I SINH HOẠT CHI BỘ - CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN.

Sinh hoạt chi bộ là hoạt động tập thể của các đảng viên trong một chi bộ,phản ánh quá trình quán triệt và vận dụng đường lối, chính sách của Đảng, phápluật của Nhà nước, chỉ thị, nghị quyết của cấp trên vào việc xác định nhiệm vụchính trị và các biện pháp tổ chức thực hiện nhiệm vụ chính trị của chi bộ; là hoạtđộng tập hợp trí tuệ, sức mạnh của tập thể các thành viên của chi bộ nhằm thựchiện lý tưởng, mục tiêu của Đảng; là sự phản ánh quá trình hoạt động xây dựngĐảng về chính trị, tư tưởng và tổ chức; xây dựng đội ngũ cán bộ và tổ chức đảngtrong sạch, vững mạnh, đủ sức gánh vác trọng trách đối với giai cấp, đối với dântộc; là sự phản ánh mối quan hệ gắn bó mật thiết với nhân dân thông qua các hoạtđộng vì dân, tìm sức mạnh của tổ chức đảng, đảng viên từ nhân dân

Như vậy, sinh hoạt chi bộ là nội dung rất cơ bản trong hoạt động của tổ chứcđảng, thể hiện những nội dung cốt lõi trong hoạt động của Đảng

1 Quan điểm của chủ nghĩa Mác - Lênin về sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ

Mác - Ăngghen là những người đầu tiên nêu lên những quan điểm, tư tưởng

về Đảng của giai cấp công nhân Hai ông tham gia sáng lập ra “Liên đoàn nhữngngười cộng sản” và các chi bộ của liên đoàn, Quốc tế I và các Đảng Cộng sảntrong Quốc tế II Trong quá trình hoạt động cách mạng, hai ông đã nhấn mạnh:phải biến mỗi chi bộ thành trung tâm và hạt nhân của các Hội Liên hiệp công nhân.Các chi bộ đảng trong các giai đoạn phát triển là một trong những khâu quan trọngtrong hệ thống tổ chức và trong việc thực hiện sự lãnh đạo của Đảng Chính vai trò

đó nói lên vị trí nền tảng của các chi bộ đảng

Trong Học thuyết về đảng kiểu mới, Lênin đã chỉ ra rằng: muốn tăng cườngvai trò lãnh đạo của Đảng Cộng sản thì phải xem sinh hoạt đảng nói chung, sinhhoạt chi bộ nói riêng là một yêu cầu có tính nguyên tắc và là hình thức, biện pháptốt nhất để thực hiện và phát huy dân chủ trong Đảng Lý luận chủ nghĩa Mác -Lênin còn chỉ rõ, dân chủ vô sản trở thành nguyên tắc cơ bản trong hoạt động củagiai cấp công nhân, trong đó Đảng Cộng sản là thành viên Phương thức thực hiện

và phát huy dân chủ trong nội bộ đảng là phát huy cao độ trí tuệ tập thể đảng viêntrong quá trình sinh hoạt đảng Đảng viên cộng sản tham gia sinh hoạt đảng vừa làyêu cầu bắt buộc, vừa thể hiện ý thức, trách nhiệm và còn là kỷ luật của đảng,Ngay từ giữa đầu thế kỷ XIX trong “Điều lệ Liên đoàn những người cộng sản”,C.Mác và Ph.Ăngghen đã viết: “Các chi bộ và ban chấp hành khu cũng như banchấp hành Trung ương họp ít nhất hai tuần một lần”

Trung thành với quan điểm, tư tưởng của C.Mác và Ph.Ăngghen, trong quátrình xây dựng đảng kiểu mới của giai cấp công nhân ở nước Nga, Lênin đặc biệtquan tâm đến vấn đề tổ chức, kỷ luật của Đảng Bôn-sê-vích Người viết: “ Đảng

là đội tiên phong của giai cấp công nhân thì hết sức phải có tổ chức, Đảng chỉ thunhận những phần tử ít nhất cũng phải chấp nhận một tính tổ chức tối thiểu” Từ đóLênin yêu cầu các đảng viên của Đảng phải tham gia sinh hoạt và chịu sự quản lýcủa một tổ chức của Đảng Để chống lại chủ nghĩa cơ hội lúc bấy giờ, Lênin đưa ra

Trang 5

quan điểm: “Bất kỳ người nào thừa nhận cương lĩnh của Đảng và ủng hộ Đảngbằng những phương tiện vật chất, cũng như bằng cách tự mình tham gia vào mộttrong các tổ chức của Đảng, đều có thể được công nhận là đảng viên”.

Như vậy sinh hoạt đảng và nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng không xuấtphát từ ý muốn chủ quan nào đó mà là một đòi hỏi khách quan, xuất phát từ yêucầu xây dựng Đảng vững mạnh cả về chính trị, tư tưởng và tổ chức, để Đảng luônlàm tròn vai trò là đội tiên phong, lãnh tụ chính trị của giai cấp vô sản

2 Tư tưởng Hồ Chí Minh về sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ

Hồ Chí Minh, lãnh tụ vĩ đại của Đảng Cộng sản Việt Nam, của dân tộc ViệtNam đã vận dụng một cách sáng tạo lý luận Mác - Lênin về xây dựng Đảng kiểumới vào việc sáng lập và xây dựng Đảng ta

Kế thừa quan điểm của C.Mác, Ph.Ăngghen và V.I.Lênin, Hồ Chí Minh chỉ

rõ chi bộ là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Người đã chỉ ra rằnghạt nhân của các đơn vị cơ sở là chi bộ, nơi quán triệt và tổ chức thực hiện các nghịquyết của Đảng; nơi đấu tranh về quan điểm và rèn luyện đảng viên; nơi vận độngquần chúng thực hiện tốt chính sách của Đảng Hồ Chí Minh cũng đã chỉ rõ: “Chi

bộ là gốc rễ của Đảng Chi bộ tốt thì mọi việc tốt”1; “Chi bộ là đồn lũy của Đảngchiến đấu ở trong quần chúng, là sợi dây chuyền để liên hệ Đảng với quần chúng.Chi bộ mạnh tức là Đảng mạnh”2; “Mỗi chi bộ của Đảng phải là một hạt nhân lãnhđạo quần chúng ở cơ sở Mỗi cấp bộ của Đảng phải là một cơ quan lãnh đạo vữngchắc ở địa phương theo đúng đường lối, chính sách của Trung ương”3 Với vai tròquan trọng đó, các đơn vị cơ sở muốn thực hiện tốt kế hoạch của Đảng thì phảichăm lo củng cố chi bộ Chi bộ tốt thì mọi chính sách của Đảng đều được thi hànhtốt, mọi công việc đều tiến bộ không ngừng Người viết: “Để lãnh đạo cách mạngthì Đảng phải mạnh, Đảng mạnh là do chi bộ tốt”, “Muốn làm nhà cho tốt thì phảixây nền móng cho vững, muốn thực hiện kế hoạch tốt phải chăm lo củng cố chibộ”

Theo Chủ tịch Hồ Chí Minh: để cách mạng giành thắng lợi thì phải có đảngcách mạng Trong quá trình lãnh đạo cách mạng, Hồ Chí Minh và Đảng ta đặc biệtquan tâm xây dựng Đảng vững mạnh về chính trị, tư tưởng và tổ chức Người yêucầu: “Để hoạt động cách mạng, thực hiện nhiệm vụ, đường lối của Đảng mỗi đảngviên phải hoạt động trong một tổ chức đảng Phải hiểu rõ vai trò, nhiệm vụ củachi bộ, cố gắng góp phần của mình vào việc xây dựng chi bộ” Chủ tịch Hồ ChíMinh luôn chăm lo đến vấn đề sinh hoạt đảng nói chung, sinh hoạt lãnh đạo củachi bộ đảng nói riêng; bản thân Người là một tấm gương mẫu mực về sự phụctùng, thực hành dân chủ và quy tụ đoàn kết trong Đảng Không những thế, Ngườicòn yêu cầu các tổ chức đảng phải thực hiện nghiêm ngặt các nguyên tắc tổ chức

và sinh hoạt đảng

Hồ Chí Minh thường nhấn mạnh: cùng với giác ngộ lý tưởng, trong sinhhoạt phải lấy việc tu dưỡng đạo đức cách mạng, rèn luyện phẩm chất làm nền tảng.Người nói rằng, sức có mạnh mới gánh được nặng và đi được xa Người cách

1 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Nxb CTQG, Hà Nội 2011, tr 286

2 Hồ Chí Minh, Toàn tập, tập 8, Sđd, tr 286.

Trang 6

mạng phải có đạo đức cách mạng làm nền tảng mới hoàn thành được nhiệm vụcách mạng vẻ vang Người nói: không ai bắt buộc ai vào Đảng làm chiến sĩ xungphong cả, đó là do lòng hăng hái và tự nguyện của mỗi người Mọi sinh hoạt, hoạtđộng của tổ chức đảng, cán bộ, đảng viên đều quan hệ đến thành, bại của sự nghiệpcách mạng và ảnh hưởng lớn đến quần chúng nhân dân Bởi vì sinh hoạt của tổchức đảng, của đảng viên thể hiện tư cách của Đảng Do đó, thông qua sinh hoạtchi bộ mọi công tác, nghị quyết, chính sách của Đảng luôn luôn phải đứng về phíaquần chúng nhân dân.

3 Quan điểm của Đảng Cộng sản Việt Nam về sinh hoạt đảng, sinh hoạt chi bộ

Từ khi thành lập đến nay, Đảng cộng sản Việt Nam luôn coi các tổ chức cơ

sở đảng là nền tảng, là những đơn vị chiến đấu cơ bản, những tế bào của Đảng, lànơi trực tiếp thể hiện uy tín của Đảng đối với quần chúng nhân dân Từ bài họcthành công và chưa thành công trong thực tiễn xây dựng Đảng, Đại hội lần thứ VI

của Đảng đã khẳng định: “Những thành tựu đã đạt được, những tiềm năng được khai thác, những kinh nghiệm có giá trị đều bắt nguồn từ sự nỗ lực phấn đấu của quần chúng ở cơ sở mà hạt nhân là tổ chức cơ sở đảng Nhưng mặt khác, sự yếu kém của nhiều tổ chức cơ sở đảng đã hạn chế những thành tựu của cách mạng”.

Trong điều kiện mới của đất nước, để đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đổimới và đẩy mạnh toàn diện sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, Đại

hội Đảng lần thứ X nhấn mạnh: “Tất cả các đảng bộ, chi bộ cơ sở đều phải nắm vững và thực hiện đúng chức năng là hạt nhân chính trị lãnh đạo chính quyền, đoàn thể, các tổ chức kinh tế - xã hội, các mặt công tác và các tầng lớp nhân dân

ở cơ sở, nâng cao tính chiến đấu, khắc phục tình trạng thụ động, ỷ lại, buông lỏng vai trò lãnh đạo”.

Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam được Đại hội lần thứ XI thông qua xác định:

“Tổ chức cơ sở đảng được lập tại đơn vị cơ sở hành chính, sự nghiệp, kinh tế hoặc công tác, đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy huyện, quận, thị xã, thành phố trực thuộc tỉnh” Tổ chức cơ sở đảng (chi bộ cơ sở, đảng bộ cơ sở) là nền tảng của Đảng, là hạt nhân chính trị ở cơ sở Trên cơ sở đó, Đảng cũng đã xác định:

Chức năng của tổ chức cơ sở đảng: Dù được tổ chức với quy mô, hình thức

nào, dù hoạt động ở đơn vị hành chính, kinh tế hoặc sự nghiệp, các tổ chức cơ sởđảng đều thực hiện các chức năng chủ yếu là hạt nhân chính trị lãnh đạo đơn vị cơ

sở và là cấp trực tiếp tiến hành các hoạt động xây dựng nội bộ Đảng

Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở đảng:

1 Chấp hành đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; đề

ra chủ trương, nhiệm vụ chính trị của đảng bộ, chi bộ và lãnh đạo thực hiện có hiệu quả.

2 Xây dựng đảng bộ, chi bộ trong sạch, vững mạnh về chính trị, tư tưởng và

tổ chức; thực hiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ; nâng cao chất lượng sinh hoạt đảng, thực hiện tự phê bình và phê bình, giữ gìn kỷ luật và tăng cường đoàn kết thống nhất trong Đảng; thường xuyên giáo dục, rèn luyện và quản lý cán bộ,

Trang 7

đảng viên, nâng cao phẩm chất đạo đức cách mạng, tính chiến đấu, trình độ kiến thức, năng lực công tác; làm công tác phát triển đảng viên.

3 Lãnh đạo xây dựng chính quyền, các tổ chức kinh tế, hành chính, sự nghiệp, quốc phòng, an ninh và các đoàn thể chính trị - xã hội trong sạch, vững mạnh; chấp hành đúng pháp luật và phát huy quyền làm chủ của nhân dân.

4 Liên hệ mật thiết với nhân dân, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần và bảo

vệ lợi ích chính đáng của nhân dân; lãnh đạo nhân dân tham gia xây dựng và thực hiện đường lối, chính sách của Đảng và pháp luật của Nhà nước.

5 Kiểm tra việc thực hiện, bảo đảm các nghị quyết, chỉ thị của Đảng và pháp luật của Nhà nước được chấp hành nghiêm chỉnh; kiểm tra tổ chức đảng và đảng viên chấp hành Điều lệ Đảng.

Đảng ủy cơ sở nếu được cấp ủy cấp trên trực tiếp ủy quyền thì được quyết định kết nạp và khai trừ đảng viên.

Vai trò của chi bộ và ý nghĩa, tầm quan trọng của sinh hoạt chi bộ:

Đảng ta xác định sinh hoạt chi bộ là hoạt động quan trọng của tổ chức cơ sởđảng, có tác dụng to lớn trong việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấucủa tổ chức cơ sở đảng và xây dựng đội ngũ đảng viên Các chi bộ được tổ chứctheo nơi làm việc và nơi cư trú của đảng viên Chi bộ là tổ chức đảng trực tiếp gắn

bó với quần chúng nhân dân, có trách nhiệm lãnh đạo thực hiện những nhiệm vụchính trị của đơn vị, đồng thời tiếp thu những ý kiến, kinh nghiệm, nguyện vọngcủa đảng viên và quần chúng phản ảnh lên cấp trên, đóng góp vào việc hoàn chỉnhcác chủ trương chính sách, các Chỉ thị, Nghị quyết của Đảng và pháp luật của Nhànước Chi bộ là nơi trực tiếp giáo dục, quản lý và phân công công tác cho đảngviên và làm công tác phát triển đảng viên, kiểm tra thi hành kỷ luật đảng, thu nộpđảng phí và tiến hành công tác vận động quần chúng ở đơn vị

Sinh hoạt chi bộ thường kỳ mỗi tháng một lần đó là hoạt động chủ yếu củachi bộ, là khâu tạo ra sự nhất trí về nhận thức (quan điểm, nội dụng, kế hoạch…),đồng thời là khâu cuối cùng để đánh giá kết quả cũng như tìm ra những hạn chế,thiếu sót trong hoạt động của chi bộ trong quá trình thực hiện công việc của mộtthời kỳ Do vậy, chất lượng sinh hoạt chi bộ quyết định sức sống, sự tồn tại của chi

bộ với tư cách là những “tế bào” của Đảng Thực tiễn chứng minh, những chi bộtrong sạch vững mạnh, có đội ngũ cán bộ, đảng viên luôn giữ đúng tính đảng, thựchiện đúng nguyên tắc tập trung dân chủ và luôn luôn đoàn kết,… là những chi bộ

đã đảm bảo nền nếp sinh hoạt, sinh hoạt có nội dung, hình thức phong phú, có chấtlượng, hiệu quả

Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ chính là chăm lo, củng cố, kiện toànchi bộ, góp phần xây dựng, chỉnh đốn Đảng ở khâu nền tảng của hệ thống tổ chứccủa Đảng Sinh hoạt chi bộ và chất lượng sinh hoạt chi bộ là yếu tố quyết định vaitrò lãnh đạo, sức chiến đấu của tổ chức đảng Do đó, nâng cao chất lượng sinh hoạtchi bộ là một trong những biện pháp quan trọng trực tiếp nâng cao chất lượng của

tổ chức cơ sở đảng, không ngừng củng cố đội ngũ đảng viên

4 Tính cấp thiết phải nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

Trang 8

Trong những năm qua, Ban chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư

đã có nhiều chủ trương giải pháp về xây dựng, củng cố, nâng cao năng lực lãnhđạo sức chiến đấu của tổ chức cơ sở đảng và đội ngũ cán bộ đảng viên, nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, các cấp ủy, tổchức đảng đã tập trung lãnh đạo, tạo được một số chuyển biến tích cực về công tácxây dựng tổ chức cơ sở đảng, nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ và nâng caochất lượng đội ngũ cán bộ, đảng viên Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30 tháng 3 năm

2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng chỉ rõ tầm quan trọng của việc nâng caochất lượng sinh hoạt chi bộ, cấp ủy phải thường xuyên quan tâm, đổi mới nội dung,hình thức để nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ theo hướng sát thực tế, hiệu quả

Thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương, hoạt động của các tổ chức đảng đã cónhiều chuyển biến tích cực Các chi bộ đã tổ chức tương đối tốt sinh hoạt thường kỳtheo quy định của Điều lệ Đảng Nhiều nơi đã tích cực nâng cao chất lượng sinh hoạtchi ủy, chi bộ, duy trì nền nếp sinh hoạt cấp ủy, chi bộ; nhiều chi bộ đã chú trọng sinhhoạt chuyên đề, quan tâm đổi mới nội dung, hình thức và quy trình sinh hoạt

Bên cạnh những kết quả nêu trên, chất lượng sinh hoạt của nhiều chi bộ vẫncòn thấp Tình trạng khá phổ biến là sinh hoạt thất thường, nội dung sinh hoạt cònnghèo nàn, hình thức sinh hoạt chi bộ còn đơn điệu Sinh hoạt chi bộ chưa thực sựtrở thành công cụ, biện pháp phát huy trí tuệ của đội ngũ cán bộ, đảng viên nhằmtìm chủ trương, giải pháp thực hiện nhiệm vụ chính trị, giải quyết những vấn đềbức thiết nảy sinh trong đơn vị Tình hình đó làm suy giảm lòng tin của nhân dânđối với Đảng, giảm năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu của Đảng ngay từ chi bộ.Biểu hiện cụ thể của tình trạng đó là:

Nhiều cấp ủy chi bộ chưa thực hiện nghiêm túc chế độ sinh hoạt đảng,buông lỏng công tác quản lý, giáo dục đảng viên; nội dung sinh hoạt chi bộ còn

nghèo nàn thiếu nội dung chính trị, tư tưởng cụ thể; tính lãnh đạo, tính giáo dục,

tính chiến đấu, tinh thần tự phê bình và phê bình yếu, ý thức tổ chức kỷ luật chưacao; tinh thần đoàn kết và tình thương yêu đồng chí bị giảm sút; chi bộ chưa thực

sự là nơi sinh hoạt tư tưởng để cấp ủy nắm và hiểu tâm tư nguyện vọng của đảngviên; chi bộ chưa thể hiện tốt vai trò là nơi lãnh đạo, giáo dục, quản lý, giám sát vàrèn luyện đội ngũ đảng viên

Có những cuộc sinh hoạt chất lượng chưa cao, nội dung sinh hoạt vẫn cònnặng bàn về công tác lãnh đạo chuyên môn, hình thức sinh hoạt còn đơn điệu, ítđược đổi mới Ở một số đảng bộ, các chi bộ đã được hướng dẫn, chỉ đạo sinh hoạttheo chuyên đề, nhưng trên thực tế, hình thức này chưa được nhân rộng một cáchphổ biến Việc ghi chép biên bản đôi khi thiếu cẩn thận, chưa phản ánh được đúngtinh thần và nội dung của cuộc họp…

Một số nơi còn hiện tượng vi phạm nguyên tắc tập trung dân chủ, đảng viênkhông dám nói lên chính kiến của mình, né tránh các vấn đề phức tạp, ngại đấutranh, nhất là góp ý kiến với cấp trên Ở một số nơi, lãnh đạo không muốn hoặc

“không có thói quen” nghe những ý kiến trái chiều

Vì vậy việc tìm kiếm giải pháp nhằm nâng cao chất lượng sinh hoạt của chi

bộ thực sự là một trong những vấn đề cấp bách hiện nay của Đảng nói chung vàcủa các tổ chức cơ sở đảng nói riêng

Trang 9

Từ những vấn đề nêu trên cho thấy việc nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ

là một trong những nội dung quan trọng của công tác xây dựng Đảng, là vấn đềquan trọng và cấp bách của việc nâng cao năng lực lãnh đạo và sức chiến đấu củacác tổ chức cơ sở đảng hiện nay

II THỰC TRẠNG SINH HOẠT CHI BỘ CỦA CHI BỘ TRƯỜNG TIỂU HỌC SỐ 2 PHƯỚC THẮNG TỪ 2010 ĐẾN NAY.

1 Khái quát đặc điểm, tình hình của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng

Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng đóng trên địa bàn xã Phước Thắng huyện Tuy Phước - tỉnh Bình Định Hiện nay, toàn trường có 25 cán bộ giáo viên,nhân viên và người lao động, trong đó có 17 nữ, có 3 tổ chuyên môn và 1 tổ Vănphòng Độ tuổi: thấp nhất là 22 tuổi, cao nhất là 53 tuổi

-Về chuyên môn nghiệp vụ: Đại học 17, Cao đẳng 05, Trung cấp 02 Có 02cán bộ tốt nghiệp Trung cấp quản lý giáo dục

Toàn trường có 01 GVDG cấp tỉnh, 10 GVDG cấp huyện, 07 chiến sĩ thi đuacấp cơ sở

Về trình độ học vấn, chuyên môn và lý luận chính trị của Chi bộ nhà trường

Chi bộ trường là một trong những chi bộ trực thuộc sự lãnh đạo của Đảng ủy

xã Phước Thắng có nhiệm vụ lãnh đạo, chỉ đạo, quán triệt đường lối, chủ trương,Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước, phát huy trí tuệ tập thể cán bộ, giáoviên, đảng viên nhà trường trong sự nghiệp “trồng người”

Vào đầu nhiệm kỳ (2010 - 2012) Chi bộ nhà trường có 9 đảng viên, sau đókết nạp mới 2 đồng chí và tiếp nhận 1 đồng chí chuyển về từ chi bộ trường khác

chuyển về, nâng số lượng đảng viên của chi bộ đến nay là 12 đồng chí Mỗi đảng

viên luôn nêu cao tinh thần trách nhiệm đi đầu gương mẫu trong mọi công tác, cólập trường kiên định vững vàng, thực hiện đầy đủ các chủ trương chính sách củaĐảng, pháp luật của Nhà nước Thực hiện tốt các nghĩa vụ công dân nơi cư trú,tham gia các phong trào do địa phương tổ chức Trong các năm từ 2010 đến 2013Chi bộ trường luôn đạt danh hiệu Chi bộ trong sạch vững mạnh

Đặc điểm của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng là lãnh đạo nhàtrường thực hiện giảng dạy, giáo dục trẻ từ 6 - 11 tuổi theo chương trình giáo dụcTiểu học mới, luôn lấy “ học sinh” làm trung tâm trong mọi hoạt động nhằm pháttriển toàn diện cho trẻ; huy động trẻ em đúng trong độ tuổi đến trường, tổ chứcgiáo dục hòa nhập cho trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em khuyết tật; quản lýcán bộ, giáo viên, nhân viên để thực hiện nhiệm vụ giảng dạy, giáo dục; xây dựng

cơ sở vật chất theo yêu cầu của chương trình giáo dục Tiểu học mới; phối hợp với

Trang 10

gia đình và các tổ chức để thực hiện hoạt động giảng dạy - giáo dục; hàng năm cóđánh giá chất lượng giảng dạy, giáo dục trẻ Đây là điểm khác biệt cơ bản nhất củacác chi bộ trường Tiểu học nói chung và Chi bộ Trường Tiểu học số 2 PhướcThắng nói riêng so với chi bộ các trường còn lại trong hệ thống giáo dục quốc dân.

Ngoài ra Nhà trường còn có các tổ chức như: Công đoàn với 24 đoàn viên,Chi đoàn thanh niên với 07 đoàn viên, Chi hội khuyến học có 24 hội viên

Hiện nay đội ngũ đảng viên của chi bộ nhà trường ngày càng được trẻ hóa,tính đoàn kết, thống nhất và phục tùng kỉ luật trong nội bộ cao Bên cạnh nhữngthuận lợi cơ bản thì cũng có những khó khăn, thử thách Đó là, đồng chí bí thư còntrẻ nên kinh nghiệm làm bí thư, lãnh đạo chi bộ chưa nhiều, số lượng đảng viênchưa đông, một số đảng viên lớn tuổi, năng lực còn hạn chế, một số đồng chí đảngviên trẻ còn thiếu kinh nghiệm trong mọi hoạt động,… Do vậy, nền nếp sinh hoạtcủa chi bộ đôi lúc tiến hành chưa thường xuyên, làm ảnh hưởng không ít đến sự ổnđịnh trong hoạt động của chi bộ, trong đó có chất lượng sinh hoạt chi bộ

2 Thực trạng sinh hoạt của Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng trong thời gian qua (2010 - 2013).

2.1 Ưu điểm và nguyên nhân.

Chi bộ đã xây dựng quy chế hoạt động, thực hiện đúng chức năng lãnh đạo,quán triệt và triển khai đầy đủ các Nghị quyết của Đảng, của tỉnh và huyện Vậndụng một cách đúng đắn Nghị quyết của Đảng ủy xã, chỉ đạo của Phòng Giáo dục

và Đào tạo Tuy Phước vào đặc điểm thực tế của Chi bộ, đề ra Nghị quyết sát đúng

Để tránh sự trùng lặp, hàng tháng chi bộ đã tìm ra những nội dung trọng tâm, trọngđiểm cần lãnh đạo, tập trung vào những nhiệm vụ cụ thể, lãnh đạo dứt điểm từngkhâu, từng nhiệm vụ Những vấn đề còn tồn đọng của tháng trước được chỉ rõnguyên nhân và biện pháp thực hiện trong tháng tới Chính vì vậy mà tính lãnh đạotrong sinh hoạt lãnh đạo của chi bộ ngày càng đi vào chiều sâu với chất lượng cao

Về tính chất giáo dục trong sinh hoạt của chi bộ đã có bước chuyển biến tốt,nhất là từ khi có Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI, Nghị quyết XVIIIcủa Đảng bộ Tỉnh, Nghị quyết XX của Đảng bộ Huyện và Nghị quyết XII của

Đảng bộ xã Thông qua sinh hoạt đã giáo dục cho đảng viên nhận thức ngày càng

sâu sắc hơn về chủ nghĩa Mác - Lênin, tư tưởng Hồ Chí Minh, đường lối, quanđiểm, Nghị quyết của Đảng, pháp luật của Nhà nước; phẩm chất đạo đức cáchmạng, nhất là trong thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo

Trang 11

đức Hồ Chí Minh”; nhận thức ngày càng đầy đủ hơn tình hình mọi mặt của đấtnước, của nhà trường, xây dựng động cơ thái độ học tập đúng đắn, từ đó mà tráchnhiệm chính trị của người đảng viên được nâng cao Chi ủy đã thường xuyên quantâm, tạo mọi điều kiện thuận lợi để đảng viên học tập, nghiên cứu về Đảng Nhờ đótrình độ năng lực, ý thức trách nhiệm đội ngũ đảng viên không ngừng được nânglên

Xác định việc tham gia sinh hoạt chi bộ cũng là một trong những tiêu chí đểxem xét đánh giá phân loại đảng viên cho nên chi bộ đã quán triệt về vai trò, tầmquan trọng của sinh hoạt chi bộ để mọi đảng viên nắm vững, tự giác thực hiện tốttheo tinh thần Chỉ thị số 10-CT/TW của Ban Bí thư, ngày 30/03/2007 về “Nângcao chất lượng sinh hoạt chi bộ” Trong việc nâng cao chất lượng sinh hoạt, Chi bộ

đã tập trung vào các vấn đề sau:

 Duy trì nền nếp sinh hoạt chi bộ: sinh hoạt của chi bộ được tiến hànhthường xuyên mỗi tháng một lần vào ngày 20 hàng tháng Việc bố trí sinh hoạt chi

bộ vào ngày cố định đã tạo được sự chủ động của đảng viên khi tham gia sinh hoạt,bảo đảm số lượng đảng viên tham dự theo quy định, đảng viên có sự chuẩn bị ýkiến tham gia xây dựng nghị quyết của Chi bộ Trường hợp đảng viên vắng mặtkhông có lý do, chi bộ kiểm điểm nghiêm túc Vì vậy, các đảng viên đều tham giađầy đủ các kỳ sinh hoạt

Qua sinh hoạt giúp cho đảng viên củng cố thêm nhận thức về vai trò, chứcnăng, nhiệm vụ của mình trong việc phấn đấu vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ.Đồng thời qua đó còn giúp cho đảng viên thấy được những hạn chế, yếu kém củabản thân mình mà có kế hoạch khắc phục, tu dưỡng rèn luyện Do vậy, việc duy trìnền nếp sinh hoạt trong chi bộ là vô cùng quan trọng và nó đã trở thành công việcthường xuyên như “đánh răng, rửa mặt hằng ngày” của từng cán bộ đảng viêntrong chi bộ Từ đó hoạt động các chi bộ ngày càng được nâng cao, có chất lượng

 Lựa chọn và chẩn bị nội dung sinh hoạt:

Để nâng cao chất lượng trong sinh hoạt, chi bộ đã làm tốt việc lựa chọn vàchuẩn bị nội dung, chương trình, thời gian, phương tiện, tài liệu phục vụ sinh hoạt

Để lựa chọn tốt nội dung sinh hoạt chi bộ, cấp ủy và bí thư chi bộ đã dựavào những căn cứ sau:

- Căn cứ chức năng, nhiệm vụ của chi bộ (theo quy định của Trung ương)

- Bám sát nhiệm vụ chính trị của Nhà trường

- Nắm chắc các hoạt động của chi bộ để lựa chọn vấn đề cụ thể, đưa vào nộidung sinh hoạt cho phù hợp, đáp ứng được đòi hỏi của thực tế cũng như tâm tư,nguyện vọng của đảng viên và cán bộ giáo viên

- Căn cứ vào sự chỉ đạo của đảng ủy xã về nội dung sinh hoạt, học tập cácchỉ thị, nghị quyết, các đợt sinh hoạt chính trị, thông tin, thông báo, thời sự v.v

- Căn cứ kế hoạch công tác của cấp ủy trong nhiệm kỳ đại hội của chi bộ…Trên cơ sở đó, đồng chí bí thư và phó bí thư hội ý lựa chọn nội dung cho kỳsinh hoạt Nội dung của mỗi cuộc sinh hoạt chi bộ có thể do yêu cầu thực tế đặt ra

Trang 12

phải giải quyết hoặc do cấp ủy cấp trên chỉ đạo Song dù yêu cầu nào thì đồng chí

bí thư (hoặc phó bí thư) chi bộ cũng vẫn phải chuẩn bị chu đáo nội dung Trước khichuẩn bị nội dung sinh hoạt, Bí thư chi bộ thường trao đổi với đồng chí phụ tráchcông tác chuyên môn để có sự thống nhất về nội dung sinh hoạt Sau khi chuẩn bịxong nội dung Chi ủy xem xét lại nội dung, chuẩn bị các tình huống có thể xảy ra

 Về thực hiện quy trình sinh hoạt chi bộ

Tổ chức sinh hoạt theo quy trình một cách khoa học là một yếu tố rất quantrọng bảo đảm sinh hoạt chi bộ đạt chất lượng cao Trong thời gian qua Chi ủy chi

bộ đã quán triệt và thực hiện khá tốt quy trình sinh hoạt của chi bộ đã được Chỉ thị

số 10-CT/TW ngày 30-3-2007 của Ban Bí thư Trung ương Đảng (khóa X) về

“Nâng cao chất lượng sinh hoạt chi bộ”; Hướng dẫn số 09 - HD/BTCTW ngày02/03/2012 của Ban Tổ chức Trung ương về hướng dẫn nội dung, quy trình sinhhoạt chi bộ

- Mở đầu buổi sinh hoạt Chi bộ đã thực hiện tốt việc thu nộp đảng phí; điểmdanh đảng viên tham dự, không tham dự lý do vắng…; cử chủ trì và thư ký

- Chủ trì điều hành hội nghị có năng lực, kiên trì, bình tĩnh, lắng nghe hết ýkiến của đảng viên kể cả ý kiến trái chiều, tránh nóng vội gây không khí căngthẳng không cần thiết Chủ trì hội nghị có kiến thức xây dựng Đảng, nắm vữngdiễn biến hội nghị chi bộ, có khả năng tổng hợp ý kiến thảo luận, biết kết luậnđúng nội dung hội nghị đã thảo luận

- Thư ký hội nghị ghi chép đầy đủ, chính xác diễn biến hội nghị và kết luậncủa chủ trì, ý kiến tán thành, không tán thành chiếm tỷ lệ bao nhiêu phần trăm.Những vấn đề thuộc về kết luận, chủ trương hay ra Nghị quyết chi bộ được ghi rõtừng việc một, ngắn gọn để đảng viên dễ nhớ, dễ thực hiện, tránh tình trạng kếtluận và ghi biên bản một cách chung chung

Trong sinh hoạt, chi bộ đã thực hiện tốt nguyên tắc tập trung dân chủ, pháthuy được trí tuệ của tập thể; nêu cao tinh thần tự phê bình và phê bình của đảngviên, thể hiện tốt tính lãnh đạo, tính giáo dục, tính chiến đấu Đại bộ phận đảngviên đã mạnh dạn, trung thực, thẳng thắn đánh giá công tác lãnh đạo, quản lý củacấp ủy chi bộ và cán bộ chủ chốt, đồng thời trình bày những tâm tư, nguyện vọngchính đáng, những khó khăn, vướng mắc trong công tác, đời sống của bản thân.Trên cơ sở đó chi bộ kịp thời bổ sung, hoàn chỉnh chủ trương, kế hoạch, làm tốtcác khâu trong công tác cán bộ, công tác phát triển đảng viên và lắng nghe để đưa

ra những biện pháp hữu hiệu nhằm động viên, khuyến khích, giúp đỡ đảng viênvượt qua những khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm vụ đuợc giao

Trang 13

Đa số đảng viên trong chi bộ luôn nêu cao tinh thần, vai trò tiên phonggương mẫu, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao, không ngừng nâng cao trình độchính trị, giữ được phẩm chất đạo đức cách mạng, có lối sống giản dị, lành mạnh,trung thực, có tinh thần cầu thị, phấn đấu tiến bộ, có ý thức hoàn thành tốt nhiệmvụ…

 Tổ chức thực hiện Nghị quyết chi bộ

Tổ chức thực hiện thắng lợi Nghị quyết chi bộ là bước quyết định trong hoạtđộng của chi bộ, thể hiện cụ thể vai trò và hiệu quả lãnh đạo của chi bộ là cơ sởthực tiễn để rút kinh nghiệm cho kỳ họp tiếp theo Vì vậy, sau khi có nghị quyết bíthư chi bộ thay mặt cấp ủy tiến hành phân công nhiệm vụ cụ thể cho từng đảngviên, quá trình thực hiện Nghị quyết Chi ủy có những hình thức thích hợp để kiểmtra nhắc nhở, đôn đốc đảng viên thực hiện

 Riêng về sinh hoạt chuyên đề

Thực hiện quy định của Trung ương về tổ chức sinh hoạt chuyên đề chođảng viên trong chi bộ, trong những năm qua, Chi bộ Trường Tiểu học số 2 PhướcThắng đã tăng cường hình thức sinh hoạt chuyên đề phù hợp với nhiệm vụ côngtác chuyên môn được giao và tránh sự nhàm chán, khô cứng trong sinh hoạt Mỗinăm, chi bộ có ít nhất hai đến ba kỳ sinh hoạt chuyên đề Nội dung tập trung vàocác vấn đề như: “Nâng cao chất lượng quản lý, giảng dạy và giáo dục học sinh”,

“xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”, “Mỗi thầy cô giáo là một tấmgương đạo đức, tự học và sáng tạo”, đặc biệt có những chuyên đề gắn liền với việc

“Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” như “Nêu cao tinh thầntrách nhiệm trong công tác chuyên môn”, “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức

Hồ Chí Minh đối với công tác giáo dục”, “Tự phê bình và phê bình theo tư tưởng,tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”, triển khai quy định số 181-QĐ/TW về xử lý kỷluật đảng viên gắn với học tập về pháp luật của Nhà nước…

Để có nội dung sinh hoạt chuyên đề phong phú, hiệu quả cao, cấp ủy và bíthư chi bộ đã trao đổi với bộ phận chuyên môn, các đoàn thể để chọn ra nội dungcần thiết đưa vào sinh hoạt Sau đó phân công người chuẩn bị nội dung, trong đónói rõ mục đích yêu cầu, ý kiến chỉ đạo và cung cấp những tài liệu thông tin cầnthiết cho người được phân công chuẩn bị nội dung sinh hoạt, thông báo trước nộidung sinh hoạt từ một đến hai ngày cho đảng viên trong chi bộ biết để chuẩn bị ýkiến thảo luận nghiêm túc, có chất lượng cao

Qua sinh hoạt chuyên đề, ý thức trách nhiệm của đảng viên đối với công tácđảng và công tác chuyên môn được nâng cao Nhờ đó kết quả lãnh đạo của chi bộđối với nhiệm vụ chính trị của nhà trường được giữ vững và ngày càng phát triển

Từ năm 2010 đến nay, hàng năm huy động học sinh vào lớp 1 luôn đạt chỉ tiêu đề

ra, có nhiều giáo viên đạt GVDG cấp huyện, một giáo viên đạt GVDG cấp tỉnh,nhiều chiến sĩ thi đua cấp cơ sở, học sinh tham gia các hội thi đạt giải cấp huyện,tỉnh Nhà trường nhiều năm liền đạt “Tập thể lao động tiên tiến” và được UBNDhuyện tặng giấy khen Trường được UBND huyện Tuy Phước công nhận “Trườngđạt chuẩn văn hóa”, chi bộ nhà trường nhiều năm đạt trong sạch vững mạnh, côngđoàn vững mạnh xuất sắc

Ngày đăng: 09/02/2015, 14:04

Nguồn tham khảo

Tài liệu tham khảo Loại Chi tiết
1. Ban Tổ chức Trung ương (2003), Một số văn kiện xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ và đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương, quyển III, Hà Nội, 2003 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Một số văn kiện xây dựng Đảng về tổ chức, cán bộ và đảng viên, Ban Tổ chức Trung ương
Tác giả: Ban Tổ chức Trung ương
Năm: 2003
2. Đảng Cộng sản Việt Nam (1986), Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ của Đảng, Nxb Sự thật, Hà Nội, 1986 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Nâng cao chất lượng sinh hoạt Chi bộ của Đảng
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb Sự thật
Năm: 1986
3. Đảng Cộng sản Việt Nam (1999), Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII, Nxb CTQG, Hà Nội, 1999 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Văn kiện Hội nghị Trung ương 6 (lần 2) khoá VIII
Tác giả: Đảng Cộng sản Việt Nam
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1999
9. Hồ Chí Minh (1963), “Những Chi bộ tốt”, Hồ Chí Minh toàn tập, Tập 10, Nxb CTQG, Hà Nội, 1996 Sách, tạp chí
Tiêu đề: Những Chi bộ tốt”, "Hồ Chí Minh toàn tập
Tác giả: Hồ Chí Minh
Nhà XB: Nxb CTQG
Năm: 1963
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI (2011) Khác
5. Điều lệ Đảng Cộng sản Việt Nam (2011), Nxb CTQG, Hà Nội, 2011 Khác
6. Nghị quyết Đại hội Đảng bộ xã Phước Thắng lần thứ XII năm 2010.7 - Chỉ thị số 10-CT/TW, ngày 30 tháng 3 năm 2007 Khác
8. Nghị quyết Đại hội Chi bộ Trường Tiểu học số 2 Phước Thắng NK: 2012 - 2015 Khác
10. Giáo trình Trung cấp LLCT - HC, môn Kỹ năng lãnh đạo, quản lý và nghiệp vụ công tác đảng, đoàn thể, Tập 1, Nxb CT - HC, 2011 Khác
11. Tài liệu hướng dẫn công tác Đảng cho bí thư Chi bộ và cấp ủy viên cơ sở của Ban tư tưởng - văn hóa Trung ương Khác

TÀI LIỆU CÙNG NGƯỜI DÙNG

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

w