nắm được quy luật vđ chung nhất của tg trang bị cho người học cái nhìn tg wanccu phương tiện xd pp luận kh PP nghiên cứu: Triết học trang bị Thế giới quan và PP luận khoa học để từ đó
Trang 1TỔNG HỢP CÁC CÂU HỎI CỤM 1 ( 1; 2; 3; 4; 5 ) CÂU 1: Triết học là gì? Vấn đề cơ bản của triết học là gì? Tại sao lại gọi đó là vấn đề cơ bản của triết học?
* Định nghĩa:
Định nghĩa:Triết học là hệ thống tri thức chung nhất của con người về thế giới và vai trò của con người trong
thế giới ấy
Đặc trưng:
- Mang tính hệ thống, liền mạch với nhau.
- Tính lý luận bằng nguyên lý, quy luật, các cặp phạm trù thì lý giải về thế giới, đời sống XH, làm cho Triết học khó chịu đến nhiều người , gây khó hiểu
- Mang tính chung nhất, khái quát nhất vì ti thức TH là Tri thức khái quát toàn bộ XH, tri thức KQ chung ây rất khó hiểu, mang tính trừu tượng
Đối tượng: Đối tượng nghiên cứu của triết học MÁc - Lê nin là giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức
trên lập tường duy vật triệt để và nghiên cứu những quy luật chung nhất của tự nhiên, xã hội và tư duy (Hay nói ngắn gọn là toàn bộ Thế giới)
+Thế giới vật chất là một thực tại tồn tại hoàn toàn khách quan độc lập với tư tưởng của con người , có con người hay không thế giới vật chất cũng tồn tại Không có gì sinh ra và bị diệt đi trong thế giới vật chất mà vậtchất chỉ thay đổi trạng thái từ dạng này sang dạng khác mà thôi, sự thay đổi trạng thái đó liên tục và mãi mãi gọi là trường vận động, và theo quy luật riêng của nó Con người cũng thuộc về thế giới vật chất, vì thân con người không hoạt động được nữa thì gọi là chết và theo quy luật tự nhiên thay đổi Tinh thần của con người
là một dạng vật chất vi tế, tinh thần đó mất đi khi não bộ ngưng hoạt động Sự hoạt động của bộ não thì gọi
là Tuần Hoàn Não Khi tuần hoàn não não ngưng thì con người không có ý thức nữa gọi là chết
nắm được quy luật vđ chung nhất của tg trang bị cho người học cái nhìn tg wanccu phương tiện xd pp luận kh
PP nghiên cứu: Triết học trang bị Thế giới quan và PP luận khoa học để từ đó xây dựng các pp định hướng
hành động.có 2 pp :siêu hình và biện chứng
+ppsh: nghiên cứu đ/t trong sự cô lập tách rời.No cứu đ/t trong sự tĩnh tại, ko vđ, ko phát triển
Vd:No 1 ng có 1 căn nhà và có trình độ thấp thì 20 năm sau họ vẫn chỉ có 1 căn nhà và trình độ vẫn thấp kém+ppbc:No cứu vđ,đ/t trong mlh hữu cơ , bc.No cứu đ/t trong sự vđ, phát triển của họ
THMLN “là 1 hình thái YTXH, là học thuyết về những nguyên tắc chung nhất của tồn tại và nhận thức tồn tại
ấy, của thai 1độ con người đối với TG ;là KH về những QL vận động và phát triển chung nhất của TN, XH vàTD
* Vấn đề cơ bản của triết học:
Là gì? là vấn đề về mối quan hệ giữa tồn tại và tư duy, giữa vật chất ( thế giới) và ý thức (con người) Hay nói
- Mặt 1: Giữa vật chất và ý thức, cái nào có trước, cái nào có sau, cái nào quyết định cái nào? > Giải quyết
bằng tường phái duy vật và duy tâm
- Mặt 2: Con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực không? Enghen gọi đó là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại theo ngôn ngữ triết học Có hai cách trảlời: a) Tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả các nhà duy vật lẫn các nhà duy tâm) đều khẳng định là có, song ởđây có sự khác nhau căn bản giữa các nhà duy vật và các nhà duy tâm, đó là: thế giới là thế giới nào? Thế giới vật chất, hiện thực hay thế giới tinh thần > theo thuyết khả tri b) Một số nhà triết học mà tiêu biểu là
Trang 2Hium (D Hume) và Kantơ (E Kant) không thừa nhận là có thể nhận thức được thế giới một cách đầy đủ Những người này được gọi là những người theo thuyết bất khả tri Sự phát triển của thực tiễn đã bác bỏ quan điểm sai lầm của họ.
+ Trên thực tế những hiện tượng chúng ta gặp hàng ngày hoặc là hiện tượng vật chất tồn tại bên ngoài ý thức củachúng ta, hoặc là hiện tượng tinh thần tồn tại trong ý thức của chúng ta, không có bất kỳ hiện tượng nào nằmngoài hai lĩnh vực ấy
+ Bất kỳ trường phái triết học nào cũng phải đề cập và giải quyết mối quan hệ giữa vật chất và ý thức, giữa tồn tại
và tư duy
+ Kết quả và thái độ của việc giải quyết vấn đề đó quyết định sự hình thành thế giới quan và
phương pháp luận của nhà nghiên cứu, xác định bản chất của các trường phái triết học đó, cụ thể:
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ nhất để chúng ta biết được hệ thống triết học này, nhà triết học này là duy vậthay là duy tâm, họ là triết học nhất nguyên hay nhị nguyên
- Căn cứ vào cách trả lời câu hỏi thứ hai để chúng ta biết được nhà triết học đó theo thuyết khả tri hay bất khả tri + Đây là vấn đề chung, nó mãi mãi tồn tại cùng con người và xã hội loài người
* CNDV-CNDT:
CNDV: Những người theo chủ nghĩa duy vật thì cho rằng vật chất có trước và vật chất quyết định ý thức Còn
ý thức là sự phản ánh VC vào trong bộ não con người, đồng thời khẳng định con người có khả năng nhận
thức được TG VC
Chủ nghĩa duy vật có ba hình thức cơ bản tương ứng với ba trình độ phát triển của nhận thức: một là, chủ nghĩa duy vật ngây thơ (hay tự phát) của các nhà triết học cổ Hi Lạp và La Mã; hai là, chủ nghĩa duy vật siêu hình thế kỉ 17 - 18:đó là quan điểm cho các SVHT trong TG không liên hệ, không vận động, không biến đổi, không phát triển ; ba là, chủ nghĩa duy vật biện chứng : Khoa học , cách mạng, sáng tạo, là cơ sở thế giớiquan và pp luận trong nhận thức và hoạt động thực tiễn do Mac, Enghen xây dựng nên và Lênin phát triển
CNDT: Những người theo chủ nghĩa duy tâm lại quả quyết rằng, ý thức có trước vật chất, quyết định vật chất,
suy đến cùng là thừa nhận sự sáng tạo ra thế giới bằng cách này hay cách khác
Chủ nghĩa duy tâm có hai phái:
- một là, chủ nghĩa duy tâm chủ quan: cũng cho ý thức có trước quyết định vật chất và ý thức ấy là ở trong đầu óc con người Nó quyết định TGVC : các SVHT trong TGVC chỉ tổng hợp của những cảm giác chủ quan của con người
- hai là, chủ nghĩa duy tâm khách quan cho YT có trước, quyết định VC, nhưng YT ấy tồn tại ở TG bên kia với tên là TG của ý nghiệm hay ý nghiệm tuyệt đối Chính sự tha hóa của ý nghiệm tuyệt đối hay cái bóng của TG ý nghiệm là TGVC này
Vd:thờ cúng ông bà, thờ anh hung là cndv thể hiện sự hiếu thảo, nhớ nguồn gd thế hệ sau
Đ ta chủ trương chủ wan duy ý chícndt chủ wan
Xem bói ,mê tín dị đoancndt
* Phái khả tri - bất khả tri: Trả lời cho câu hỏi : con người có khả năng nhận thức được thế giới không? Có
khả năng phản ánh đúng đắn hiện thực không? Enghen gọi đó là vấn đề tính đồng nhất giữa tư duy và tồn tại theo ngôn ngữ triết học Có hai cách trả lời: a) Tuyệt đại đa số các nhà triết học (cả các nhà duy vật lẫn các nhà duy tâm) đều khẳng định là có, gọi là quan điểm khả tri, song ở đây có sự khác nhau căn bản giữa các nhà duy vật và các nhà duy tâm, đó là: thế giới là thế giới nào? Thế giới vật chất, hiện thực hay thế giới tinh thần b) Một số nhà triết học mà tiêu biểu là Hium (D Hume) và Kantơ (E Kant) không thừa nhận là có thể nhận thức được thế giới một cách đầy đủ Những người này được gọi là những người theo thuyết bất khả tri
Sự phát triển của thực tiễn đã bác bỏ quan điểm sai lầm của họ
Câu 2: Trình bày nội dung và ý nghĩa định nghĩa vật chất của Lênin?
* Ý 1: Định nghĩa vật chất
Trang 3+ Theo các nhà triết học duy vật thời cổ đại quy vật chất về các vật thể cụ thể, do cảm tính của con người cảm nhận được ( họ cảm nhận từ giác quan) như: nước , lửa, không khí, ngũ hành…
+ Theo các nhà triết học duy vật siêu hình, máy móc thì quy vật chất về vật thể cụ thể ( là nguyên tử), đồng nhất với các vật thể ( không còn cảm tính nữa), mang tính siêu hình; vì vật chất là vô cùng vô tận , tồn tại vĩnh viễn, không được sinh ra và không bị mất đi Trong thế giới không có gì khác ngoài quá trình vật chất đang biến đổi và chuyển hoá lẫn nhau, là nguồn gốc, là nguyên nhân và kết quả của nhau Quy cái vô hạn thành cái có hạn nên là siêu hình Họ áp dụng một cách máy móc các phương pháp nghiên cứu của các ngànhkhoa học cụ thể vào triết học nên mang tính máy móc
+ Chủ nghĩa duy vật biện chứng, bằng sự phát triển lâu dài của bản thân triêt học và sự phát triển của khoa học đã chứng minh rằng bản chất của thế giới là vật chất
+ Theo định nghĩa V.I Lênin thì: Vật chất là 1 phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan, được đem lại cho con người trong cảm giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh và tồn tại ko lệ thuộc vào cảm giác
* Ý 2 : Nội dung định nghĩa của vật chất Lênin (phân tích trong tài liệu thảo luận)
+ Phạm trù triết học: là những khái niệm chung nhất, khái quát nhất, trừu tượng nhất, rộng nhất, phản ánh những thuộc tính chung, mối liên hệ chung, phổ biến của sự vật hiện tượng trong thế giới khách quan
+ Dùng để chỉ thực tại khách quan: những gì có thật tồn tại khách quan ở bên ngoài ý thức không phụ thuộc vào ý thức , nó là vật chất thuộc về vật chất và nằm trong phạm trù vật chất Thực tại khách quan là thuộc tính cơ bản của vật chất, nhờ đó mà phân biệt được với ý thức
+ Được đem lại cho con người trong cảm giác: vật chất có trước, cảm giác ý thức có sau, vật chất quyết định nội dung, cảm giác, ý thức của con người
+ Được cảm giác chép lại, chụp lại, phản ánh lại, con người có thể nhận thức được thế giới vật chất
+ Tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác: vật chất là tồn tại khách quan không phụ thuộc vào ý thức của con người vật chất tồn tại khách quan nhưng không phải là vô hình, trừu tượng mà tồn tại cụ thể, khi tác động đến giác quan con người thì tạo nên cảm giác ở con người và con người hoàn toàn có thể nhận thức được về vật chất
Như vậy, về nguyên tắc, đối với thế giới vật chất thì chỉ có cái con người chưa thể nhận thức được chứ không thể có cái con người không thể nhận thức được
* Ý 3: Ý nghĩa của định nghĩa vật chất (them trong vở)
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã khắc phục được hạn chế của thế giới duy vật; nó bác bỏ quan điểm duy tâm các loại cho rằng ý thức có trước, quyết định vật chất; bác bỏ thuyết bất khả tri, phủ nhận khả năng nhận thức của con người
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã chỉ ra được thuộc tính cơ bản và phổ biến của vật chất là thực tại kháchquan, đây chính là tiêu chuẩn để phân biệt giữa vật chất và ý thức, phân biệt được đâu là chủ nghĩa duy vật, đâu là chủ nghĩa duy tâm
+ Định nghĩa về vật chất của Lênin đã góp phần quyết định hình thành 1 thế giới quan duy vật cho các nhà khoa học, cho các ngành khoa học nói chung để đi vào khám phá thế giới vật chất cực kì đa dạng phong phú gồm cả TNXH
Câu 3 : Trình bày nguồn gốc , bản chất của ý thức ? Phân tích mối quan hệ biện chứng giữa vật chất và ý thức ? Ý nghĩa phương pháp luận ?
1.đn:“Vật chất là phạm trù triết học dùng để chỉ thực tại khách quan được đem lại cho con người trong cảm
giác, được cảm giác của chúng ta chép lại, chụp lại, phản ánh, và tồn tại không lệ thuộc vào cảm giác”1
Theo quan niệm của chủ nghĩa duy vật biện chứng, ý thức của con người là sản phẩm của quá trình phát triển tự
nhiên và lịch sử - xã hội Do đó, cần xem xét nguồn gốc của ý thức trên cả hai mặt tự nhiên và xã hội
2.NGUỒN GỐC
Theo quan niệm duy vật biện chứng cho rằng: ý thức có nguồn gốc từ vật chất Đó là quá trình phát triển của
tự nhiên gắn liền với thuộc tính phản ánh từ thấp đến cao theo những quy luật khách quan và làm xuất hiện ý thức , năng lực phản ánh của bộ não người Thế giới vật chất với tính cách là nguồn gốc và đối tượng của phản ánh , bộ não con người là cơ quan phản ánh của ý thức , một mặt gắn liền với sự phát triển của lịch sử
Trang 4tự nhiên , nhưng mặt khác nó gắn liền với sự phát triển của lịch sử xã hội Trong đó, yếu tố quyết định sự ra đời của ý thức chính là lao động Vì vậy , ý thức có nguồn gốc từ tự nhiên và nguồn gốc xã hội
*Nguồn gốc tự nhiên :(thêm đc
Sự phát triển của khoa học đã khẳng định : trái đất của chúng ta đã từng tồn tại rất lâu dài , không có con người do đó không có ý thức Nhờ quá trình vận động và biến đổi, phát triển của trái đất, các giống loài từ từxuất hiện đi từ thấp lên cao và đỉnh cao nhất của sự tiến hóa ấy là con người
Sự ra đời của ý thức phải có thuộc tính phản ánh của vật chất Phản ánh là năng lực tái hiện , lưu giữ những đặc điểm , những dấu vết của một kết cấu vật chất này ở trong một kết cấu vật chất khác sau khi có sự tương tác qua lại giữa chúng Thế giới vật chất luôn phát triển từ thấp lên cao , cho nên năng lực phản ánh của nó cũng đi từ thấp lên cao như ta thấy ở thế giới vô cơ (vật chất có tổ chức thấp) sự phản ánh của nó là hoàn toànthụ động như là gió thổi thì mây bay Nhưng ở thế giới thực vật, sự phản ánh diễn ra cao hơn , nó mang tính kích thích có sự chọn lọc như là lá cây thường hay hướng về ánh sáng mặt trời, rễ cây thường hay hướng về phía nơi có đất tốt Còn ở thế giới động vật , sự phản ánh còn cao hơn nữa Nó mang tính cảm ứng rồi phản
xạ, trong đó phản xạ từ không điều kiện đến có điều kiện , rồi cao nhất ở động vật là tâm lý động vật như conchó nó biết biểu hiện vui buồn thật sự
Sự phản ánh cao nhất chính là sự phản ánh của bộ óc con người Óc người cũng là một kết cấu vật chất nhưng
là kết cấu vật chất đặc biệt có tổ chức cao , vô cùng tinh vi và hoàn thiện và cũng là chức năng phản ánh thế giới khách quan Khi thế giới khách quan tác động vào các giác quan của con người Sự phản ánh của bộ óc
có thể hiện sự hiểu biết của con người về thế giới xung quanh Bộ óc bình thường thì ý thức bình thường , bộ
óc không bình thường thì ý thúc rối loạn , không có bộ óc thì không có ý thức
*Nguồn gốc xã hội :(thêm đc
Ở nguồn gốc xã hội , ý thức có nguồn gốc từ lao động và ngôn ngữ
Lao động là hoạt động cơ bản đầu tiên của con người Nhờ có con người , xã hội loài người xuất hiện hình thành nên hoạt động sản xuất ra của cải vật chất Qúa trình lao động là quá trình con người không ngừng tác động vào tự nhiên , tác động vào xã hội để tạo ra của cải vật chất Chính sự tác động này của con người đã làm cho tự nhiên và xã hội bộc lộ các thuộc tính , đặc điểm , mối liên hệ, tính chất Chúng được các giác quan con người thu nhận đưa vào trong bộ óc và nhào nặn trong đó , sau vô số lần lắp đi lắp lại con người thuđược những hiểu biết cả về tự nhiên và xã hội
Qúa trình lao động còn hoàn thiện các giác quan vào bộ óc của con người Nhờ đó mà năng lực phản ánh của
nó đầy đủ , đúng đắn và sâu sắc hơn Cũng giống như một người giáo viên , sau nhiều năm giảng dạy khi nhìn vào lớp sẽ biết được lớp học như thế nào Lao động còn là quá trình tạo ra các phương tiện , các công
cụ …nhờ đó mà nối dài các giác quan của con người để nhận thức thế giới sâu hơn , xa hơn đầy đủ hơn Cũng như khi con người lớn tuổi sẽ có những biểu hiện rõ hơn về cuộc sống , về thế giới xung quanh mình Lao động còn làm ra nguồn thực phẩm phục vụ cho cuộc sống của con người , nhờ đó mà bộ óc của các gíac quan này ngày càng hoàn thiện
Bên cạnh lao động thì ngôn ngữ cũng là vật chất Ngôn ngữ gồm có tiếng nói và chữ viết Từ trong lao động ,trong sinh hoạt giao tiếp một nhu cầu khách quan nảy sinh là con người phải nói chuyện với nhau Đáp ứng yêu cầu ấy , cái vòm miệng , cái thanh quản , bộ óc con người dần dần hoàn thiện và tiếng nói ra đời Đến đây, ý thức xuất hiện Cũng từ trong lao động , trong giao tiếp , trong cuộc sống một nhu cầu khách quan nảysinh là cần phải có những ký hiệu nào đó để ghi lại những sự hiểu biết của con người , nhờ đó mà giao tiếp lưu truyền những hiểu biết ấy Đáp ứng yêu cầu đó , chữ viết ra đời Đến đây, ý thức thật sự xuật hiện
nguồn gốc trực tiếp và wan trọng quyết định sự ra đời và phát triển của ý thức là lđ, la 2thu7c5 tiễn xh
Phản ánh ý thức là sáng tạo , do nhu cầu thực tiễn quy định , đòi hỏi chủ thể phải nhận thức được cái phản ánh
Trang 5Sự sáng tạo của ý thức là sự sáng tạo của phản ánh dựa trên cơ sở phản ánh Phản ánh bao giờ cũng dựa trên hoạt động thực tiễn xã hội và là sản phẩm của các quan hệ xã hội Ý thức chịu sự chi phối của các quy luật xã hội , do nhu cầu giao tiếp xã hội và các điều kiện sinh hoạt hiện thực của con người Vì vậy, ý thức mang bản chất xã hội
Ý thức có kết cấu phức tạp , bao gồm nhiều thành tố có quan hệ với nhau như tri thức , tình cảm , niềm tin , ý chí …của con người Để phát huy được vai trò trên , con người phải nâng cao trình độ , ý chí , niềm tin …
MỐI QUAN HỆ BIỆN CHỨNG GIỮA VẬT CHẤT VÀ Ý THỨC
Trước đây , chủ nghĩa duy tâm đã tuyệt đối hóa vai trò của ý thức , xem ý thức là cái có trước , cái sinh ra vật chất và quyết định vật chất Còn chủ nghĩa duy vật siêu hình đã thấy được vai trò quyết định của vật chất đốivới ý thức nhưng lại được hiểu theo nghĩa trực quan , máy móc , mặt khác không hiểu được vai trò của ý thức Cho đến khi chủ nghĩa duy vật biện chứng ra đời đã thấy được rằng vật chất có vai trò quyết định đối với ý thức , và vai trò đó đã được thể hiện ở 4 mặt sau :
-Vật chất là nguồn gốc của ý thức Có nghĩa là vật chất có trước , ý thức có sau Vật chất thì tồn tại khách quan , độc lập với ý thức Vật chất là tính thứ nhất , ý thức là tính thứ hai
-Vật chất là nội dung của ý thức Vì ý thức là hình ảnh của vật chất, vật chất sinh ra ý thức , ý thức là chức năng của óc người – dạng vật chất có tổ chức cao nhất của thế giới vật chất Ý thức tồn tại và phụ thuộc vào hoạt động thần kinh của bộ não trong quá trình phản ánh thế giới khách quan như biểu hiện : buồn , vui , mừng , giận , yêu , thương …được dựa trên cơ sở gắn liền với quan hệ vật chất nhất định như đời sống -Vật chất quyết định sự biến đổi của ý thức Vì khi điều kiện vật chất thay đổi thì đời sống tinh thần thay đổi theo , cũng như con người khi giàu sang , phú quý thì hay sinh ra lễ nghĩa
-Vật chất là điều kiện để biến tư tưởng , ý thức thành hiện thực vì vật chất là kết quả để thực hiện những đường lối , chủ trương Hay mọi đường lối , chính sách đều phải xuất phát từ vật chất chứ không phải trong đầu óc của con người
Bên cạnh đó , ý thức có tính độc lập tương đối , tác động trở lại vật chất Ý thức có tính độc lập tương đối so với vật chất, ý thức có tính năng động , sáng tạo nên có thể tác động trở lại vật chất Tác động này cực kỳ quan trọng góp phần cải biến thế giới khách quan thông qua hoạt động của con người Có thể thúc đẩy hoặc kìm hãm sự biến đổi của những điều kiện vật chất với một mức độ nào đó.Nếu ý thức phản ánh đúng hiện thực khách quan thì có tác dụng thúc đẩy hoạt động thực tiễn của con người , còn nếu phản ánh không đúng thì có thể kìm hãm hoạt động thực tiễn của con người Sự tác động của ý thức đối với vật chất phải thông qua hoạt động của con người Con người dựa trên tri thức của mình về thế giới khách quan , sự hiểu biết về quy luật khách quan mà đề ra mục tiêu , phương hướng thực hiện ; xác định các phương pháp và bằng ý chí thực hiện mục tiêu ấy
Mối quan hệ giữa vật chất và ý thức trong đời sống xã hội là mối quan hệ giữa tồn tại xã hội và ý thức xã hội ,trong đó tồn tại xã hội quyết định ý thức xã hội và ý thức xã hội có tính độc lập tương đối tác động trở lại tồn tại xã hội
Ngoài ra , mối quan hệ giữa vật chất và ý thức còn là cơ sở để xem xét các mối quan hệ khác như : chủ thể và khách thể , lý luận và thực tiễn , điều kiện khách quan và nhân tố chủ quan
Ý NGHĨA PHƯƠNG PHÁP LUẬN
Với những vấn đề nêu trên ta hiểu được rằng : vật chất quyết định ý thức , ý thức là sự phản ánh của vật chất Cho nên đây là cơ sở để xây dựng quan điểm khách quan trong nhận xét , trong đánh giá Không được đem nhận thức chủ quan gán cho sự vật, hiện tượng Trong hoạt động thực tiễn phải luôn luôn xuất phát từ thực tế, tôn trọng và hành động theo các quy luật khách quan
Quan điểm khách quan trong nhận thức và trong hành động là hệ quả tất yếu của quan điểm duy vật biện chứng về mối quan hệ giữa vật chất và ý thức Vì vật chất quyết định ý thức , ý thức là sự phản ánh thực tế khách quan cho nên trong nhận thức và trong hoạt động thực tiễn phải đảm bảo tính khách quan Nguyên tắc này đòi hỏi chúng ta trong nhận thức và hành động phải xuất phát từ bản thân sự vật, hiện tượng thực tế khách quan , không được xuất phát từ ý muốn chủ quan , không lấy ý muốn của mình định ra chính sách , áp đặt cho thực tế Cần nắm vững nguyên tắc khách quan , đòi hỏi phải trung thực , tôn trọng sự thật, cần phải chống bệnh chủ quan , duy ý chí , nóng vội , định kiến , không trung thực
Vì vậy , khi con người nếu muốn thực hiện được mong muốn của mình đều phải dựa trên những điều kiện vật
Trang 6chất quy định , mà vật chất là khách quan , nếu không dựa trên vật chất sẽ vi phạm quy luật khách quan , sẽ rơi vào chủ quan , duy ý chí Từ nhận thức và vận dụng vào đúng điều thực tiễn chúng ta sẽ tạo cho những khả năng thuận lợi phát triển , hạn chế những khả năng có hại
Như chúng ta đã biết , từ năm 1975 đế 1985, chúng ta đã duy ý chí , không tôn trọng quy luật khách quan , muốn xóa bỏ ngay nền kinh kế tư bản chủ nghĩa , áp đặt nền kinh tế xã hội chủ nghĩa đã xây dựng quan hệ sản xuất cao hơn lực lượng sản xuất - không tôn trọng quy luật là QHSX phải phù hợp với trình độ phát triển của LLSX - chúng ta đã nóng vội, muốn xóa bỏ ngay nền kinh tế nhiều thành phần đã làm cho đất nước rơi vào khủng hoảng kinh tế - xã hội trầm trọng Vì vậy , trong Đại hội lần thứ VII của Đảng đã rút ra bài học quan trọng là “Mọi đường lối , chủ trương của Đảng phải xuất phát từ thực tế, tôn trọng quy luật khách quan” Với bài học đó , Đảng và nhà nước đã đổi mới , tôn trọng các quy luật khách quan , đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng kinh tế xã hội , đã làm thay đổi bộ mặt của đất nước và đời sống của nhân dân , củng cố vững chắc độc lập và chế độ xã hội chủ nghĩa , nâng cao vị thế và uy tín của nước ta trên trường quốc tế
Với việc ý thức có tính độc lập tương đối , tác động trở lại vật chất thông qua hoạt động của con người Chúng ta cần phải phát huy tính tích cực của ý thức bằng cách nâng cao năng lực nhận thức các quy luật khách quan và vận dụng chúng trong hoạt động thực tiễn của con người Ta hiểu rằng , các sự vật , hiện tượng đều có quy luật riêng của nó ta cần phải nắm bắt đúng những quy luật thì mới thúc đẩy được sự vận động và phát triển của xã hội Điển hình là Bác Hồ đã nắm bắt đúng quy luật phát triển của xã hội , vận dụngchủ nghĩa Mác – Lênin vào tình hình cách mạng Việt Nam nên đã giành được chính quyền trong cả nước quacuộc cách mang tháng 8 /1945
Như vậy , nên cần phát huy tính sáng tạo của ý thức bằng cách nâng cao trình độ tri thức khoa học cho nhân dân và cán bộ , đảng viên …Nhất là trong điều kiện hiện nay , phải củng cố , bồi dưỡng ý chí cách mạng cho nhân dân , rèn luyện phẩm chất đạo đức cho cán bộ , đảng viên nhằm đảm bảo sự thống nhất giữa tri thức và khoa học Chống lại tư tưởng bảo thủ , trì trệ, thụ động , chủ quan, giáo điều, xa rời thực tiễn
Cần chống lại bệnh chủ quan , duy ý chí cũng như thái độ thụ động , chờ đợi vào điều kiện vật chất , hoàn cảnh khách quan quan Đây là một căn bênh gây tác hại khá nghiêm trọng dối với sự nghiệp xây dựng chủ nghĩa xã hội , điển hình là sự sụp đổ của Liên Xô và các nước Đông Âu trong thập kỷ 80 và đầu thập kỷ 90 Bệnh chủ quan , duy ý chí có nguồn gốc từ nhận thức , sự yếu kém về tri thức khoa học , tri thức lý luận , không đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn ngoài ra còn do cơ chế quan liêu , bao cấp cũng tạo diều kiện cho sự ra đời của bệnh quan liêu , duy ý chí Để khắc phục , chúng ta phải sử dụng đồng bộ nhiều biện pháp Trước hết
là phải đổi mới tư duy , lý luận , nâng cao năng lực trí tuệ và trình độ lý luận của Đảng Trong hoạt động thực tiễn phải tôn trọng và hành động theo quy luật khách quan , phải đổi mới cơ chế quản lý kinh tế , đổi mới tổ chức và phương thức hoạt động của hệ thống chính trị , chống bảo thủ, trì trệ, quan liêu
Câu 4: Trình bày cơ sở lý luận và nội dung của quan điểm toàn diện – lịch sử cụ thể ?
1cơ sở lý luậndựa trên mối liên hệ phổ biến (trong vở)
2.nội dung của nguyên lý (trong vờ)
3.ý nghĩa của nguyên lý (trong vở)
khi xem xét giải quyết vđcần có quan điểm toàn diện và lịch sử cụ thể
QĐTD là qđ khi xxet và nghiên cứu sv phải nghiên cứu tất cả các mặt,các y/t, kể các khâu trung gian, gián tiếp có liên wan đến sv
QĐLS cụ thể là qđ khi xxet sự vật phải nghiên cứu nó trong đk thời gian va không gian nhất định.Phải nghiên cứu qt vđ của nó trong quá khứ hiện tại và dự kiến tương lai
4 tại sao?phải có wan điểm toàn diện
Quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta nhận thức về sự vật trong mối liên hệ qua lại giữa các bộ phận, giữa cácyếu tố, giữa các mặt của chính sự vật và trong sự tác động qua lại giữa sự vật đó với các sự vật khác, kể cả mối liên hệ trực tiếp và mối liên hệ gián tiếp Chỉ trên cơ sở đó mới có thể nhận thức đúng về sự vật Chẳng hạn, muốn nhận thức đúng và đầy đủ tri thức của khoa học triết học, chúng ta còn phải tìm ra mối liên hệ của tri thức triết học với tri thức khoa học khác, với tri thức cuộc sống và ngược lại, vì tri thức triết học được kháiquát từ tri thức của các khoa học khác và hoạt động của con người, nhất là tri thức chuyên môn được chúng
ta lĩnh hội
Trang 7Đồng thời, quan điểm toàn diện đòi hỏi chúng ta phải biết phân biệt các mối liên hệ, phải biết chú ý đến cácmối liên hệ bên trong, mối liên hệ bản chất, mối liên hệ chủ yếu, mối liên hệ tất nhiên để hiểu rõ bản chất của sự vật và có phương pháp tác động phù hợp nhằm đem lại hiệu quả cao nhất trong sự phát triển của bản thân Đương nhiên, trong nhận thức và hành động, chúng ta cần lưu ý tới sự chuyển hoá lẫn nhau giữa các mối liên hệ ở những điều kiện xác định Trong quan hệ giữa con người với con người, chúng ta phải biết ứng
xử sao cho phù hợp với từng con người Ngay cả quan hệ với một con người nhất định ở những không gian khác nhau hoặc thời gian khác nhau, chúng ta cũng phải có cách giao tiếp, cách quan hệ phù hợp như ông cha
đã kết luận: “đối nhân xử thế”
Trong hoạt động thực tế, theo quan điểm toàn diện, khi tác động vào sự vật, chúng ta không những phải chú ý tới những mối liên hệ nội tại của nó mà còn phải chú ý tới những mối liên hệ của sự vật ấy với các sự vật khác Đồng thời chúng ta phải biết sử dụng đồng bộ các biện pháp, các phương tiện khác nhau để tác động nhằm đem lại hiệu quả cao nhất Để thực hiện mục tiêu : “dân giàu, nước mạnh, xã hội công bằng, dân chủ, văn minh”, một mặt chúng ta phải phát huy nội lực của đất nước ta; mặt khác phải biết tranh thủ thời cơ,vượt qua thử thách do xu hướng quốc tế hoá mọi lĩnh vực của đời sống xã hội và toàn cầu hoá kinh tế đưa lại Quan điểm lịch sử cụ thể đòi hỏi chúng ta khi nhận thức về sự vật và tác động vào sự vật phải chú ý điều kiện, hoàn cảnh lịch sử - cụ thể, môi trường cụ thể trong đó sự vật sinh ra tồn tại và phát triển Một luận điểmnào đó là luận điểm khoa học trong điều kiện này nhưng sẽ không phải là luận điểm khoa học trong điều kiệnkhác Chẳng hạn, thường thường trong các định luật của hoá học bao giờ cũng có hai điều kiện: nhiệt độ và
áp suất xác định Nếu vượt khỏi những điều kiện đó định luật sẽ không còn đúng nữa Trong lịch sử triết học khi xem xét các hệ thống triết học bao giờ chúng ta cũng xem xét hoàn cảnh ra đời và phát triển của các hệ thống đó
Tóm lại:
Với tư cách là những nguyên tắc phương pháp luận, quan điểm toàn diện, quan điểm lịch sử - cụ thể, quan điểm phát triển góp phần định hướng, chỉ đạo hoạt động nhận thức và hoạt động thực tiễn cải tạo hiện thực, cải tạo chính bản thân chúng ta Song để thực hiện được chúng, mỗi chúng ta cần nắm chắc cơ sở lý luận của chúng - nguyên lý về mối liên hệ phổ biến và nguyên lý về sự phát triển, biết vận dụng chúng một cách sáng tạo trong hoạt động của mình Đối với sinh viên, ngay từ khi còn ngồi trên ghế nhà trường, vẫn có thể sử dụng các nguyên tắc phương pháp luận đó vào việc thực hiện nhiệm vụ chính trị của mình góp phần xây dựng đất nước ngày càng phồn vinh, xã hội ta ngày càng tươi đẹp
Câu 5: Phân tích nội dung và ý nghĩa P 2 luận của quy luật mâu thuẫn?
A.NỘI DUNG CỦA QUY LUẬT MÂU THUẪN
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là hạt nhân của phép biện chứng
Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập là quy luật về nguồn gốc,động lực cơ bản,phổ biến của mọi quá trình vận động và phát triển.Theo quy luật này nguồn gốc và động lực cơ bản phổ biến của mọi quá trình vận động,phát triển chính là mâu thuẫn khách quan,vốn có của sự vật hiện tượng Quy luật thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập có các nội dung sau:
+ Khái niệm mâu thuẫn : dùng để chỉ mối lien hệ thống nhất,đấu tranh và chuyển hóa giữa các mặt đối
lập của mỗi sự vật,hiện tượng hoặc giữa các sự vật hiện tượng với nhau
Nhân tố tạo thành mâu thuẫn là mặt đối lập
+ Các tính chất chung của mâu thuẫn :
Mâu thuẫn có tính khách quan và phổ biến.như vậy sự sống cũng là mâu thuẫn tồn tại trong bản than các sựvật và các quá trình,mâu thuẫn thường xuyên nảy sinh và tự giải quyết, và khi mâu thuẫn chấm rứt thì sự sống sẽ không còn nữa
Mâu thuẫn không những có tính khách quan,phổ biến mà còn đa dạng,phong phú.Tính đa dạng của mâu thuẫn biểu hiện ở chỗ:mỗi sự vật hiện tượng,quá trình đều có thể bao hàm nhiều loại mâu thuẫn khác
nhau,biểu hiện khác nhau trong những điều kiện lịch sử cụ thể khác nhau,chúng giứ vị trí vai trò khác nhau đối với sự tồn tại,vận động và phát triển của sự vật.Đó là mâu thuẫn bên trong và bên ngoài cơ bản và không
cơ bản,chủ yếu và thứ yếu
Trang 8+Quá trình vận động của mâu thuẫn:Trong mâu thuẫn các mặt đối lập vừa thống nhất với nhau,vừa
đấu tranh với nhau
-Mỗi sự vật, hiện tượng đều tồn tại sự thống nhất của những mặt đối lập Các mặt đối lập quy định lẫnnhau hay nói cách khác, sự thống nhất của các mặt đối lập là sự nương tựa vào nhau, quy định lẫn nhau củacác mặt đối lập, mặt này lấy mặt kia làm điều kiện tồn tại của mình, có mặt này mới có mặt kia và ngược lại -Các mặt đối lập của sự vật còn luôn diễn ra sự đấu tranh với nhau Sự đấu tranh của các mặt đối lập là sựbày trừ nhau, gạt bỏ nhau, phủ định nhau của chúng Chính đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc , độnglực của quá trình vận động và phát triển của sự vật
-Phép biện chứng duy vật chỉ rõ : Các sự vật bao giờ cũng là thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đốilập Các mặt đối lập tồn tại bên trong của sự vật, chúng vừa liên hệ , ràng buộc , phụ thuộc vào nhau để tồntại, vừa tác động qua lại , bài trừ , gạt bỏ nhau, xâm nhập vào nhau để phát triển Trong cuộc sống có nhiềumâu thuẫn, nếu không giải quyết thì sẽ đứng im, không phát triển được
-Qúa trình đấu tranh của các mặt đối lập trải qua các thời kỳ, các giai đoạn khác nhau rất phức tạp Biểuhiện là lúc đầu đấu tranh giữa các mặt đối lập không gay gắt lắm và tiếp theo là ngày càng gay gắt, quyết liệthơn, cuối cùng là khi cuộc đấu tranh lên đến đỉnh cao nhất của nó, mâu thuẫn sẽ được giải quyết Khi ấy sựvật cũ mất đi, sự vật mới ra đời Sự vật mới là 1 thể thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập mới và quátrình trên lại diễn ra Đây là sự chuyển hóa của các mặt đối lập
- Trong sự thống nhất và đấu tranh giữa các mặt đối lập,sự đấu tranh giữa chúng là tuyệt đối,còn sự thống nhất giữa chúng là tương đối,có điều kiện tạm thời, trong sự thống nhất đã có sự đấu tranh,đấu tranh trong tính thống nhất của chúng
Phân tích mối quan hệ giữa thống nhất và đấu tranh của các mặt đối lập trên , ta thấy:
Thống nhất của các mặt đối lập cũng là khách quan, là tất yếu, thống nhất là điều kiện của đấu tranh , không
có thống nhất thì không có đấu tranh không có gì tồn tại Còn đấu tranh của các mặt đối lập sẽ phá vỡ sự thống nhất ấy, làm cho sự vật tăng trưởng, biến đổi , chuyển hóa thành sự vật khác Như vật đấu tranh của các mặt đối lập là nguồn gốc, động lực của sự phát triển
Một số loại ><
Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Mâu thuẫn đối kháng và mâu thuẫn không đối kháng
B.Ý nghĩa phương pháp luận
- Vì mâu thuẫn là nguồn gốc, động lực của sự vận động, phát triển của sự vật nên trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết tôn trọng mâu thuẫn, phát hiện ra mâu thuẫn của sự vật bằng cách phân tích
sự vật tìm ra những mặt, những khuynh hướng trái ngược nhau và mối liên hệ, tác động lẫn nhau giữa chúng
chứ không được che dấu mâu thuẫn.(>< là kh wan,phổ biến ở sv>< chi phối sự vđ,phát triển của svgiải quyết >< sẽ thúc đẩy phát triển sv
- Mâu thuẫn có tính đa dạng phong phú do vậy trong nhận thức và hoạt động thực tiễn chúng ta phải biết phânbiệt các loại mâu thuẫn để đánh giá đúng vai trò, vị trí của từng loại mâu thuẫn, không được coi chúng đồngloạt như nhau mới có thể giải quyết một cách đúng đắn mâu thuẫn.Nhận định không đúng về mâu thuẫn sẽ
a Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
b Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
c Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
a Mâu thuẫn bên trong và mâu thuẫn bên ngoài:
b Mâu thuẫn cơ bản và mâu thuẫn không cơ bản
c Mâu thuẫn chủ yếu và mâu thuẫn thứ yếu
Trang 9dẫn đến những quyết định và hành động sai lầm. > ko được coi chúng là đồng loạt
- Phải nắm vững nguyên tắc giải quyết mâu thuẫn (ko điều hòa ><)giải quyết >< mới làm cho sv vđ phát triểnko tạo ra nguồn gốc,động lực cho sv phát triển: Phù hợp với từng loại mâu thuẫn, trình độ phát triển của mâu thuẫn, không được điều hòa mâu thuẫn
-hiệu wa giải quyết >< (ko chủ wan nóng vội trong việc giải quyết >< Phải tìm ra nguồn lực tối ưu phương thức tối ưu, phương tiện và lực lượng để giải quyết mâu thuẫn khi điều kiện đã chín muồiphải tuân theo qđ toàn diện,lịch sử cụ thể (ko dc cào bằng) nhưng đợi đk chin muồi (ko dc nóng vội)
Vd:đảng có nhiều >< dc xđ trong dh 4:quan lieu, tham nhũnglàm giảm lòng tin
CỤM 2 ( 1;2;3;4;5 Câu 1 : Bản chất nhận thức là gì ?
Quan điểm trước triết học Mác : Có 2 giai đoạn khác nhau
a Quan điểm duy vật : cho v/chất có trước là tính thứ 1, là Q/định ý thức Trong l/sử Q/đ duy vật trải qua 3 hình thái :
+ Duy vật chất phát cổ đại : Với đặc trưng có khuynh hướng quy v/c vào một dạng cụ thể như v/chất là
nước,lửa,nguyên tử
+ Duy vật siêu hình thế kỳ 17,18: Quan điểm cho các sự vật và hiện tượng trong thế giới không liên hệ,không vận động,kh6ng biến đổi
+ Duy vật biện chứng của Mác:
b Quan điểm duy tâm: Cho ý thức có trước là tính thứ nhất.Duy tâm có 2 loại
+ Duy tâm khách quan:cho ý thức có trước quyết định vật chất nhưng ý thức ấy tồn tại ở thế giới bên kia với tên là thế giới của ý niệm hay ý niệm tuyệt đối
+ Duy tâm chủ quan: Cũng cho ý thức có trước quyết định vật chất và ý thức ấy là ở trong đầu óc con
người.Nó q/định thế giới vật chất ở chỗ.các sự vật, hiện tượng trong thế giới chỉ là tổng hợp,phức hợp của những cảm giác chủ quan của con người
- Quan điểm bất khả tri: Không nhận thức được
- Quan điểm khả tri: con người có thể nhận thức được thế giới,chỉ có cái chưa nhận thức được nhưng rồi
sẽ nhận thức được,không có cái con người chưa nhận thức được
* Quan điểm triết học Mác về nhận thức: (đề cương)
- Quan điểm Mác khẳng định: Nhận thức là quá trình phản ánh biện chứng HTKQ bởi chủ thể nhận thức là con người trên cơ sở thực tiễn cải tạo tự nhiên,XH
• Nguyên tắc 1: Triết học Mác thừa nhận sự tồn tại KQ cảu thế giới vật chất.Nhận thức chỉ là sự phản ánh thế giới vật chất vào đầu óc của con người
• Nguyên tắc 2: Triết học Mác thừa nhận năng lực nhận thức của con người không có gì tồn tại trong thế giới này mà con người lại không thể nhận thức được chỉ có những cái chưa biết chứ không
có cái không thể biết
• Nguyên tắc 3: Nhận thức là một qáu trình biện chứng vì:
+ Thứ nhất: Nhận thức là một quá trình.Đó là quá trình đi từ chưa biết đến biết,từ hiện tượng đến bản chất,từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện
Vd: GV mới ra trường khi lên lớp dạy những buổi đầu tiên rất run sợ.vì mới ra trường kiến thức còn hạn chế chưa sâu,nhưng qua một thời gian kiến thức sẽ có nhiều hơn và sâu hơn cũng như có được kinh nghiệm.Từ từ GV lên lớp sẽ không còn run sợ nữa
+ Thứ hai: Nhận thức là qúa trình biện chứng
- Nhận thức nằm trong mối liên hệ
- Nhận thức nằm trong sự vận động và phát triển
VD: Nhận thức của con người luôn luôn phát triển không ngừng
Nguyên tắc 3 này nó khắc phục của quan điểm chủ nghĩa duy vật siêu hình
VD: Trong thời kỳ đất nước ta chưa có gì cả(Công nghệ TT,các phương tiện nghe nhìn… )thì chúng ta chỉ
Trang 10nghiên cứu đọc sách là phương pháp tối ưu.còn bây giờ chúng ta có rất nhiều loại phương tiện.Vì vậy chúng
ta phải thay đổi phương pháp dạy cho phù hợp
• Nguyên tắc 4: Nhận thức trên cơ sở thực tiễn Thực tiễn chính là nguồn gốc động lực ,mục đích
và tiêu chuẩn của nhận thức
Tri thức luôn luôn phải thay đổi để bắt kịp được sự phát triển của xã hội
CÂU 2 Thực tiễn là gì? Phân tích vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức? ý nghĩa pp luận? ( thêm đề cương)
1/ Thực tiễn là toàn bộ hoạt động vật chất mang tính lịch sử xã hội của con người nhằm cải tạo tự nhiên và
xã hội
HĐTT của con người rất đa dạng, phong phú nhưng HĐTT có 3 hình thức cơ bản:
-HĐSX ra của cải vật chất, là HĐ sớm nhất của con người nhưng mang tính cơ bản vì HĐ này quyết định sựtồn tại và phát triển của XH vì con người trước hết phải sống và tồn tại mà muốn sống và tồn tại phải đảmbảo nhu cầu tối thiểu bản năng là ăn,ở Do vậy con người buộc phải lao động
- HĐ đấu tranh chính trị Đây là dạng HĐTT cao nhất của con người, thông qua HĐ này con người trực tiếpcải tiến vào các mối quan hệ xã hội từ đó thúc đẩy XH phát triển
- HĐ thực nghiệm khoa học là hoạt động thông qua môi trường nhân tạo, con người tiến hành hoạt động thựcnghiệm để kiểm chứng lại quá trình đúng đắn của nó.Đây là hoạt động đặc biệt giúp tìm hiểu quy luật
2/ Vai trò của thực tiễn đối với quá trình nhận thức
@ Thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhận thức:
- Là cơ sở vì thông qua hoạt động sản xuất ra của cải vật chất, hiện thức khách quan bộc lộ ranhững thuộc tính , bản chất, kết cấu, quy luật của nó Trải qua nhiều lần như vậy, các giác quan của conngười ghi nhận lại và hiểu biết ngày càng nhiều hơn
Vd: người nông dân, qua quá trình trồng trọt có thể có cách để nâng cao năng suất cây trồng
- Là nguồn gốc vì hoạt động thực tiễn thông qua lao động rèn luyện các giác quan của con người , nhờ đó cácnăng lực phản ánh của nó ngày càng hoàn thiện hơn
VD: Người thợ sửa xe có thể chỉ nghe tiếng máy xe nổ để xác định chiếc xe ấy bị hỏng ở chỗ nào
- Hoạt động thực tiễn còn chế tạo ra các công cụ để nối dài các giác quan với thế giới khách quan, làm tăngkhả năng nhận thức của con người
VD:kính viễn vọng để nhìn xa hơn, điện thoại để nghe xa hơn,…
Từ đó, con người có nhận thức sâu sắc hơn, đầy đủ, đúng đắn hơn, làm cho nhận thức hoàn thiện hơn nên nóirằng thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhận thức
@ Thực tiễn là động lực của quá trình nhận thức:
Vì hoạt động thực tiễn làm xuất hiện các mâu thuẫn giữa đúng và sai, biết và chưa biế…Giải quyết vấn đề nàychính là động lực thúc đẩy nhận thức phát triển
VD:Trong xã hội ta từ cơ chế tập trung quan liêu bao cấp,xảy ra khủng hoảng kinh tế, vì vậy trong thực tiễnđòi hỏi ta phải nhận thức đúng đắn để đi đến đổi mới thành công Từ đó cho thấy rằng thực tiễn là động lựccủa nhận thức
@ THực tiễn là mục đích của quá trình nhận thức
Nhận thức cuối cùng là để phục vụ cho hoạt động thực tiễn, kết quả là hướng dẫn hoạt động thực tiễn, nhằmmục đích là cải tạo thế giới quan Nhận thức chỉ có giá trị khi áp dụng được vào thực tiễn
VD: Học không chỉ dừng lại để biết mà thông qua việc học tập để thúc đẩy cộng việc được tốt làm cải tạo xãhội phát triển
@ Thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lý:
( chân lý là những tri thức phản ánh đúng sự vật và được thực tiễn kiểm nghiệm)
Thông qua hoạt động của thực tiễn sẽ khẳng định được nhận thức nào là đúng, là sai, đúng sai đến mức độnào Phải thông qua thực tiễn mới chứng minh được nhận thức đúng hay sai
VD: Trong khủng hoảng kinh tế xã hội của thực tiễn đất nước từ trước 1986, đòi hỏi ta phải nhận thức để điđến đổi mới, thực tế hiện nay chứng minh là nhận thức của Đảng và nhà nước ta đã đúng đắn, thành công Từ
đó cho thấy thực thực tiễn là tiêu chuẩn để kiểm tra chân lí
Trang 113/ Ý nghĩa phương pháp luận
Trong hoạt động nhận thức –lí luận nói chung, chúng ta phải có quan điểm thực tiễn
Quan điểm thực tiễn là phải luôn bám sát, gắn bó, không xa rời với thực tiễn Thường xuyên tổng kết, kháiquát từ thực tiễn nhằm bổ sung, sửa chữa những nhận thức cho phù hợp với thực tiễn mới, nâng nhận thứclên thành lí luận Cần tổ chức hoạt động thực tiễn có kết quả Tránh thái độ xem nhẹ thực tiễn sẽ dẫn đến cácbệnh chủ quan, giáo điều, lý luận suông…
Chúng ta phải bám sát, gắn bó,không xa rời với thực tiễn vì thực tiễn là cơ sở, nguồn gốc của quá trình nhậnthức và thực tiễn luôn luôn vận động và phát triển, nếu không bám sát thực tiễn thì chúng ta không thấy đượcnhững thay đổi mà trong quá trình hoạt động đã tác động lên nó
VD: mô hình HTX trong thời chiến đã phát huy tác dụng rất cao, nó tạo điều kiện cho việc tập trung được sứcngười, sức của đồng thời tiến hành hai cuộc CM trên hai miền của đất nườc đang tạm thời bị chia cắt:CMXHCN ở M Bắc và CMGPDT ở M Nam Tuy nhiên trong thời kì quá độ đi lên XHCN nó không còn phùhợp với thực tiễn nữa, từ đó chúng ta cần phải thay đổi cho phù hợp
Chúng ta cần thường xuyên tổng kết, rút kinh nghiệm thành bài học, từ đó nâng lên thành lí luận để quay lạiđịnh hướng cho thực tiễn phát triển Cần có phương hướng , đổi mới của đất nước hiện nay đã xác định:”Đảng và Nhà nước ta chủ trương thực hiện nhất quán và lâu dài chính sách phát triển kinh tế hàng hóa nhiềuthành phần vận động theo cơ chế thị trường có sự quản lí của nhà nước theo định hướng XHCN Đó là môhình K tế tổng quát của nước ta trong thời kì quá độ lên CNXH”( Văn kiện ĐHĐB toàn quốc lần thứ IX)
Vì mục đích cuối cùng của lí luận là thực tiễn, thực tiễn trong hoạt động sẽ xác định lý luận đúng hay sai Bêncạnh đó , chúng ta cần chống bệnh kinh nghiệm chủ quan, giáo điều, lý luận suông Bệnh kinh nghiệm là chỉdựa vào kinh nghiệm, dừng lại ở trình độ đó, thỏa mãn với vốn kinh nghiệm của bản thân, tuyệt đối hóa kinhnghiệm mà coi nhẹ lý luận, không chịu vươn lên để nắm lý luận, không tổng kết kinh nghiệm thành lý luận.Bác Hồ đã nói: “ có kinh nghiệm mà không có lý luận cũng như một mắt sáng, một mắt mờ”Cò bệnh giáođiều là tuyệt đối hóa lý luận, coi lý luận là bất di, bất dịch, nắm lý luận ở những nguyên lý chung, trừu tượng,không căn cứ vào hoàn cảnh lịch sử cụ thể
Câu 3: Phương thức sản xuất là gì?Vai trò của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển của XH?Ý nghĩa phương pháp luân của vấn đề này ( Dàn ý )
*LLSX bao gồm:
- Người LĐ: với những tri thức và kỹ năng LĐ,người LĐ là nhân cơ bản ,hàng đầu,quyết định củaLLSX bởi vì con người là chủ thể sử dung5TLSX tác động trực tiếp vào TLSX để làm ra sản phẩm
- Tư liệu SX bao gồm:tư liệu LĐ,đối tương LĐ
+Tư liệu LĐ:- công cụ LĐ:là yếu tố động ,cách mạng nhất ,quyết định trự tiếp năng xuất LĐ
-Phương tiện LĐ:hệ thống sân bay,bến cảng,kho hang
+Đối tựợng LĐ:-Lần 1:có sẳn trong tự nhiên
-Đối tượng LĐ mới(đã qua chế biến)iua1 gạo của người nông dân là đối tượng
Trang 12của người công nhân
*Tính chất của LLSX được biểu hiện ở 2 mức độ :cá nhân và xã hội(tập thể)
*Trình độ của LLSX: thể hiện ở trình độ của người lao động(người lao động có tay nghể
cao,được đào tạo),trình độ của công cụ LĐ,trình độ của tổ chức LĐ XH,trình độ ứng dụng khoa học vào sản xuất,phân phối LĐ
• QHSX:là quan hệ giữa người với người trong quan hệ SX,mối quan hệ này quyết định các mối quan hệ khác,nó quyết định bản chất của chế độ XHQHSX do con người tạo ra,song nó tuân theo quy luật tất yếu,khách quan của sự vận động trong đời sống XH,tương ứng với 1 loại QHSXgọi là thành phần KT
*QHSX gồm 3 mặt thống nhất với nhau:
+Quan hệ giữa người với người về TLSX,đây là mặt quan trọng nhất quyết định các mặt khác vì người nắm TLSX thì sẽ nắm quyền tổ chức,quyền phân phối sản phẩm
+Quan hệ giữa người với người về tổ chức quản lý sản xuất
+Quan hệ giữa người với người về phân phối sản phẩm làm ra
Vai trò của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển của XH:thêm đề cương
Trong 3 yếu tố cấu thành tồn tại XH(môi trương địa lý ,dân số, PTSX) thì PTSX là nhân tố quyết định sựtồn tại và phát triển XH.XH tồn tại và phát triển trước hết là nhờ sản suất vật chất,lịch sử của XH là lịch
Khuynh hướng của SX XH là không ngừng biến đổitheo chiều tiến bộ.Sự biến đổi đó bao giờ cũng bắt đầu từ sự biến đổi và phát triển của LLSX ,trước hết là công cụ lao động,LLSX là yếu tố có tác dụng quyết định đối với sự biến đổi của PTSX.PTSX sau bao giờ cũng cao hơn PTSX trước đó do trình độ của LLSX nói lên khả năng của con người qua việc sử dụng công cụ lao động.Trình độ văn minh của con người qua quá trình lịch su73trai3 qua 4 phương thức SX:: công xã nghuyên thuỷ ,chiếmhữu nô lệ,phong kiến,TBCN
Thông qua SX tạo ra của cải nuôi sống con người và XH,nếu ngừng SX vật chất thì XH không thểtồn tại được.Đó cũng chính là vấn đề của các nước trên thế giới cũng phải quan tâm đến vấn đề an ninh lương thực
PTSX còn taio5 ra nền tảng mà trên đó hình thành mọi mặt của đời sống XH.cho nên PTSX thay đởi thì mọi mặt của đời sống XH cũng thay đổi theo.Lịch sử loài người xét đến cùng là kế tiếp nhau của PTSX
Ý nghĩa phương pháp luận:
- Nghiên cứu vai tró quyết định của PTSX đối với sự tồn tại và phát triển XH là cơ sở khoa học để chúng ta xây dựng quan điểm duy vật lịch sử(Quan điểm lịch sử cho rằng: vật chất chính là nề tảng của XH.PTSX nó quyết định sự tồn tại và phát triển của XH.Do vậy muốn giải thích mọi mặt của đời sống XH phải căn cứ vào nền SX vật chất và PTSX của nó)- nghĩa là muốn hiểu các mặt XH lấy PTSX để giải thích ,là tiêu chuẩn thước đo trình độ văn minh
- Khi hiểu vai trò của 3 yếu tốn tại XH và tôn giáo khi giải thích đời sống XH có cơ sở lý luận để đấu tranh với quan điểm duy tâm (Quan điểm duy tâm cho rằng :ý thức quyết định vật chất ,phủ nhận quá trình LĐ Sx của on người) và những quan điểm sai lầm khác về lịch sử XH (như tôn giáo giải thích : mọi SV HT đều do thần thánh tạo nên).Từ đó có đánh giá đúng về sự phát triển và là chìa khoá để mở cánh cửa phức tạp của XH
- Vai trò của 3 yếu tố Xh có ý nghĩa là cơ sở cho các chính sách của Đảng và nhà nước :phát triển dân
số phù hợp ,cân đối,đào tạo nâng cao trình độ dân trí để phục vụ cho giai đoạn phát triển kinh tế hiện